Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn thạc sĩ Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu nghiên cứu tại các trung tâm dịch vụ việc làm khu vực miền đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

LÊ TIẾN SĨ
VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ
ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU. NGHIÊN CỨU TẠI CÁC
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai, Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

LÊ TIẾN SĨ
VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ
ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU. NGHIÊN CỨU TẠI CÁC
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH


Đồng Nai, Năm 2016



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và học tập cũng như để hoàn thành bài luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kế toán tại Trường Đại học Lạc Hồng cho phép tác giả
được gửi lời trân trọng cảm ơn đến:
Cô: PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tác
giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này.
Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô và Khoa Sau đại học.Tập thể anh, chị trong lớp
cao học khoá 5 chuyên ngành Kế toán Trường Đại học Lạc Hồng đã có những hướng
dẫn và giúp đỡ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Các anh, chị đang công tác tại các Sở, Ban, Ngành trong và ngoài tỉnh đã tạo điều
kiện cho tôi khảo sát trong thời gian làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Lê Tiến Sĩ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những nội dung được trình bày trong luận văn là do bản thân tự
nghiên cứu và từ sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Mai Thị
Hoàng Minh, những nội dung được trích dẫn lại từ các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận
án đều được ghi rỏ nguồn gốc.
Nếu có gian lận và đạo văn trong đề tài, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội
đồng và pháp luật.
Biên Hoà, ngày 10 tháng 11 năm 2015

Học viên

Lê Tiến Sĩ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ gốc

BCTC

Báo cáo tài chính

BTC

Bộ tài chính

GASB

Governmental Accounting Standard Board

HCSN

Hành chính sự nghiệp

IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế


IMF

Quỹ tiền tệ thế giới

IPSAS

Chuẩn mực kế toán công quốc tế

KBNN

Kho bạc nhà nước

KTC

Kế toán công

NSNN

Ngân sách nhà nước

TSCĐ

Tài sản cố định


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: So sánh Hệ thống BCTC quốc gia Thái và Liên Bang Mỹ ........................................ 32
Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn ................................................................................................. 59

Bảng 2.2: Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành .......................... 63
Bảng 2.3: Thực trạng báo cáo tài chính tại đơn vị...................................................................... 64
Bảng 2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC ...................................................... 66
Bảng 2.5: Nội dung báo cáo tài chí và quyết toán NSNN .......................................................... 67
Bảng 2.6: Trình tự và phương pháp lập BCTC và báo cáo quyết toán NSNN .......................... 68
Bảng 2.7: Kiểm soát đánh giá chất lượng thông tin trên BCTC từ bên trong ............................ 69
Bảng 2.8: Kiểm soát đánh giá chất lượng thông tin BCTC từ bên ngoài ................................... 70
Bảng 2.9: Quy trình công bố Thông tin đối với BCTC .............................................................. 71
Bảng 2.10: Giải pháp về hoàn thiện BCTC các Trung tâm Dịch vụ việc làm ........................... 72
Bảng 2.11: Đánh giá so sánh về đơn vị kế toán ......................................................................... 80
Bảng 2.12: Đánh giá so sánh về cơ sở kế toán ........................................................................... 81

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Trình độ của đối tượng được khảo sát ........................................................................ 62


1

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU: ..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ........................................................................2
2.1. Các công trình nước ngoài ..................................................................................2

2.2. Các công trình trong nước ...................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................................5
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài...................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................6
6. Kết cấu của đề tài........................................................................................................7
CHƯƠNG 1: Tổng quan về báo cáo tài chính và chuẩn mực kế toán công quốc tế 8
1.1. Cơ sở lý luận về chuẩn mực kế toán công quốc tế ..................................................8
1.1.1. Khái niệm .........................................................................................................8
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................8
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa ...........................................................................................10
1.1.4. Đặc điểm và nội dung: ..................................................................................11
1.2. Cơ sở lý luận về hệ thống BCTC theo chuẩn mực kế toán công quốc tế ..............12
1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................12
1.2.2. Mục đích của báo cáo tài chính khu vực công ...............................................13
1.2.3. Yêu cầu của báo cáo tài chính khu vực công .................................................13
1.2.4. Đặc điểm và nội dung ....................................................................................18
1.2.4.1 Đặc điểm ......................................................................................................18


2

1.2.4.2 Cơ sở xây dựng ...........................................................................................18
1.2.4.3. Hệ thống báo cáo tài chính .........................................................................18
1.3 Quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại một số quốc gia ............24
1.3.1. Giới thiệu chung .............................................................................................24
1.3.2. Giới thiệu hệ thống BCTC ở một số quốc gia................................................26
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...............................................................32
Kết luận Chương 1........................................................................................................41
CHƯƠNG 2 :Thực trạng về hệ thống báo cáo tài chính tại các Trung tâm Dịch vụ
việc làm khu vực miền Đông Nam bộ………………………………………………42

2.1. Giới thiệu chung về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Các Trung tâm Dịch vụ việc
làm khu vực miền Đông Nam bộ..................................................................................42
2.1.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ việc làm ..................42
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm vùng ..........................................43
2.2. Hệ thống báo cáo tài chính trong các đơn vị sự nghiệp và trong đơn vị sự nghiệp
có thu ............................................................................................................................44
2.2.1. Luật kế toán ....................................................................................................44
2.2.2. Chế độ kế toán HCSN ....................................................................................45
2.2.3. Các văn bản liên quan đến chế độ kế toán HCSN .........................................46
2.2.4. Thực trạng hệ thống kế toán công ..................................................................46
2.2.5. Thực trạng về hệ thống BCTC đơn vị hành chính sự nghiệp .......................50
2.2.6. Thực trạng những điểm khác biệt giữa hệ thống kế toán HCSN của Việt Nam
với chuẩn mực kế toán công quốc tế về việc lập và trình bày BCTC .........................53
2.3. Khảo sát về hệ thống BCTC tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm khu vực miền
Đông Nam bộ................................................................................................................58
2.3.1. Mục tiêu khảo sát ..........................................................................................59
2.3.2. Đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát .......................................................58
2.3.3. Phương pháp và nội dung của khảo sát .........................................................60
2.3.4. Kết quả khảo sát và phân tích .......................................................................61
2.3.5. Phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống BCTC thuộc khu vực công ...73


3

2.4. Nhận diện những hạn chế của BCTC hiện hành ..................................................74
Kết luận Chương 2 .......................................................................................................84
CHƯƠNG 3 :Các giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính tại các Trung tâm Dịch vụ
việc làm khu vực miền Đông Nam bộ………………………………………………86
3.1. Quan điểm định hướng chung ..............................................................................86
3.2. Các quan điểm định hướng cụ thể .........................................................................86

3.3. Các kiến nghị và giải pháp ....................................................................................88
3.3.1 Các kiến nghị...................................................................................................88
3.3.2 Các giải pháp cho việc định hướng xây dựng hệ thống BCTC .....................89
3.3.3 Giải pháp cho hệ thống BCTC và mục đích của BCTC ................................90
3.3.4 Giải pháp từ việc vận dụng IPSAS để lập BCTC hợp nhất ............................91
Kết luận Chương 3........................................................................................................95
Kết luận.........................................................................................................................96
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trên đường xây dựng một nhà nước hiện đại, công nghiệp hóa,
Chính phủ nhận thấy cần phải tiến hành đổi mới cả khu vực kinh tế nhà nước và tư
nhân nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập hơn với nền kinh
tế thế giới . Nếu Việt Nam muốn cạnh tranh một cách hiệu quả trong quá trình toàn
cầu hóa và trong Cộng đồng ASEAN thì ngày càng phải hài hòa hơn nữa với thế
giới và khu vực. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong
cả khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng
một nền kinh tế mở. Chuẩn mực kế toán sẽ giúp cải thiện chất lượng, độ tin cậy và
mức độ tương thích của thông tin tài chính qua các báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong công cụ quản lý, là bộ
phận cấu thành của Hệ thống kế toán Nhà nước với chức năng hệ thống thông tin
toàn diện, liên tục về tình hình tiếp nhận và kiểm soát chi các nguồn kinh phí, quỹ,
tài sản công ở các đơn vị sử dụng kinh phí Nhà nước. Báo cáo tài chính, báo cáo
quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng

kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị
hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu
cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ
quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị.
Việt Nam là một Quốc gia đang phát triển, để tận dụng sự giúp đỡ của các
Quốc gia và các tổ chức Quốc tế khác tài trợ cho Việt Nam cũng như đầu tư vào
việc nam thì báo cáo tài chính công của Việt Nam càng phải minh bạch, rỏ ràng,
tiếp cận với các chuẩn mực Quốc tế.
Tuy nhiên trong các đơn vị sự nghiệp công nói chung và các Trung tâm Dịch
vụ việc làm khu vực miền Đông Nam bộ nói riêng, thì việc lập báo cáo tài chính
nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa tiếp cận được với các chuẩn mực của kế


2

toán công Quốc tế. Để góp phần khắc phục tồn tại hiện nay và từng bước đáp ứng
tốt hơn yêu cầu quản lý, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vận dụng chuẩn mực kế toán
công quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có
thu. Nghiên cứu tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm khu vực miền Đông Nam bộ”
để thực hiện nghiên cứu.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến đề tài
2.1.

Các công trình nƣớc ngoài

Trong khuôn khổ đề tài tác giả xin được giới thiệu tóm tắt một vài những
nghiên cứu
(1) IPSASB (2005), “International Public Sector Accounting Standards and
statistical bases of financial reporting: an analysis of differences and
recommendations for convergenc”', Research report.

Qua nghiên cứu về các chuẩn mực kế toán công giúp giải quyết các vấn đề có
liên quan đến việc trình bày báo cáo tài chính theo mục đích chung của các đơn vị
thuộc khu vực công. Thông qua bài báo này sẽ giúp xác định các cơ sở thống kê để
lập báo cáo trong kế toán công, tìm hiểu những điểm khác nhau trong trình bày
thông tin, những tiêu chí khác nhau trong các hệ thống khác nhau nhằm hướng đến
việc cung cấp các giải pháp giảm sự khác biệt. Bài viết còn đưa ra một số giải pháp
cơ bản trong việc hội tụ với xu hướng chung thế giới với chuẩn mực quốc tế.
(2) James, C. L. (2005), “IPSAS and government accounting reform in
developing countries”, University Illinois at Chicago, Business Administration
College - Accounting Department.
Thông qua bài viết tác giả trên nhấn mạnh, để đạt được các mục tiêu về kinh
tế xã hội, các quốc gia đang phát triển yêu cầu các định chế trong khu vực công
phải thiết lập và thực hiện các chính sách công và thực hiện việc cải cách kế toán
công. Vì thế giá trị về phương diện xã hội của việc cải cách kế toán nhà nước sẽ
góp phần vào mục tiêu phát triển chung và bao gồm kể cả việc giảm nghèo của
quốc gia. Ngoài ra bài này còn nhấn mạnh đến việc đảm bảo sự trung thực tài chính
và quá trình vận dụng IPSAS để cải cách kế toán chính phủ hiệu quả hơn đối với


3

các quốc gia đang
2.2. Các công trình trong nước
Bên cạnh những nghiên cứu của nước ngoài tác giả cũng giới thiệu thêm một
số nghiên cứu trong trong nước bao gồm:
(1) Tài liệu Hội thảo: "Định hướng và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán
công quốc tế vào Việt Nam". Do Bộ Tài chính và Ngân hàng thế giới tổ chức Hà
Nội ngày 23.4.2007, và tài liệu Hội thảo "Về hệ thống chuẩn mực kế toán công
quốc tế và lộ trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam". Do Bộ
Tài chính tổ chức tại Hà Nội, ngày 6.2.2011. Với mục tiêu của 2 hội thảo này là

nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công áp
dụng tại Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế. Hệ thống chuẩn
mực kế toán công phải đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế của đất nước, đồng bộ
với việc cải cách, đổi mới chính sách quản lý kinh tế, chính sách quản lý tài chính
công Việt Nam. Là cơ sở để cung cấp thông tin tài chính kịp thời, trung thực
nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, tính công khai minh bạch trong quản lý các
nguồn lực của Chính phủ. Đến năm 2020, các chuẩn mực kế toán công chủ yếu
phải được nghiên cứu, xây dựng, ban hành và công bố áp dụng tại Việt Nam.
(2) Nguyễn Chí Hiếu (2010), “Thiết lập hệ thống tài khoản và báo cáo tài
chính trong điều kiện áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào đơn vị hành
chính sự nghiệp tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ . Trường Đại Học Kinh Tế thành
phố Hồ Chí Minh. Bằng việc vận dụng bộ chuẩn mực kế toán công quốc tế, đề tài
đã tiến hành thiết lập hệ thống tài khoản kế toán cũng như báo cáo tài chính trong
các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đề tài đã sử dụng các nền tảng chung nhất trong
chuẩn mực quốc tế để có những áp dụng cơ bản trong chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, xét về chi tiết, đề tài chỉ mới dừng lại ở việc giới
thiệu các báo cáo tài chính cơ bản có thể lập theo hướng vận dụng các hướng dẫn
của quốc tế mà chưa đi vào việc thiết lập biểu mẫu, quy cách, hình thức trình bày,
cách lập số liệu của các báo cáo.
(3). Hà Thị Ngọc Hà (2011), “Sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính


4

sự nghiệp mới ban hành theo Thông tư số 185”, Tạp chí Kiểm toán, Số 2, Tr. 54-58
năm 2011. Qua bài viết của tác giả tập trung làm rõ những quy định bổ sung thêm
vào chế độ kế toán hành chính sự nghiệp như bổ sung các tài khoản mới, nghiệp vụ
kinh tế phát sinh chủ yếu được đề cập trong Thông tư số 185 được ban hành năm
2010 của Bộ tài chính.
(4). Mai Thị Hoàng Minh (2008), "Cần thiết ban hành chuẩn mực Kế toán

công", Tạp chí Kế toán Việt Nam. Số 69. Tháng 12.2008. Qua Bài viết tác giả trên
đã khẳng định xu thế hội nhập, các quốc gia phải lập BCTC hợp nhất cho toàn bộ
lĩnh vực công theo khuôn mẫu thống nhất của chuẩn mực kế toán công quốc tế để
phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động và xác định thặng dư, thâm hụt
thuần theo từng năm để có sự so sánh trên phạm vi toàn cầu và có sự thừa nhận của
quốc tế đối với quốc gia.
(5 ). Phạm Quang Huy (2010), “Phân tích nội dung của khuôn mẫu lý thuyết
nền tảng và một số chuẩn mực áp dụng trong khu vực công trong hệ thống chuẩn
mực kế toán công quốc tế”, Tạp chí kiểm toán số 10, Tháng 10 năm 2010. Qua bài
viết tác giả trên đã tiếp cận để nghiên cứu bộ khung lý thuyết do Ủy ban chuẩn mực
kế toán quốc tế ban hành bộ chuẩn mực kế toán công. Trong bản này hướng dẫn chi
tiết lịch sử hình thành, quá trình phát triển và nội dung cơ bản trong chuẩn mực
quốc tế này.
Ngoài những nghiên cứu trên tác giả cũng tham khảo và nghiên cứu các quy
định hướng dẫn nằm trong các Bộ luật, Nghị định, Thông tư, văn bản pháp lý gồm:
- Luật kế toán số 03/2003/QH11
- Luật ngân sách 01/2002/QH11
- Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ
quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản
lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.


5

- Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế
tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài

chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
- Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính
về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết
định 19/2006/QĐ-BTC.
Có thể nói tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy hầu hết các công trình
khoa học đã có nghiên cứu đến hệ thống báo cáo tài chính khu vực công cũng như
chuẩn mực kế toán công quốc tế. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tập trung: “Vận
dụng chuẩn mực kế toán công Quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính cho
các đơn vị sự nghiệp có thu tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm khu vực miền Đông
Nam bộ”. Và đây chính là lỗ hổng mà đề tài cần nghiên cứu để đạt được.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài Phân tích hệ thống báo cáo tài chính theo hướng
dẫn của chuẩn mực kế toán công quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính
cho các đơn vị sự nghiệp có thu tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm khu vực miền
Đông Nam bộ. Từ đó, đề tài sẽ hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau:
- Khái quát hóa cơ sở lý luận về báo cáo tài chính và chuẩn mực kế toán
công quốc tế.
- Vận dụng những nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế và kinh
nghiệm áp dụng các nước vào việc lập báo cáo tài chính cho các đơn vị sự nghiệp
có thu tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm khu vực miền Đông Nam bộ.
- Phân tích thực trạng của hệ thống báo cáo tài chính tại các Trung tâm Dịch
vụ việc làm khu vực miền Đông Nam bộ cũng như xác định được các nhân tố ảnh
hưởng đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính tại những đơn vị này.
- Đưa ra các giải pháp xây dựng và lập hệ thống báo cáo tài chính áp dụng
cho khu vực công theo hướng tiếp cận và hòa hợp dần với chuẩn mực kế toán công
quốc tế.


6


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu: Bao gồm cơ sở lý luận về báo cáo tài chính và chuẩn
mực kế toán công quốc tế. Thực trạng của hệ thống báo cáo tài chính cho các đơn
vị hành chính sự nghiệp có thu áp dụng tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm khu
vực miền Đông Nam bộ hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu báo cáo tài
chính trong cho các đơn vị sự nghiệp có thu tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm
khu vực miền Đông Nam bộ, không tìm hiểu các đơn vị công khác. Địa bàn nghiên
cứu: một số tỉnh Đông Nam Bộ (gồm: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh
Hoà). Đồng thời cũng nghiên cứu về chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến việc
lập và trình bày báo cáo tài chính. Thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2015
5. Phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng
Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính vào các phần khác nhau
trong đề tài. Cụ thể sử dụng một số phương pháp sau đây:
* Phương pháp phân tích thống kê: tác giả sẽ thu thập các báo cáo tài chính
được lập bởi các cơ quan hành chính sự nghiệp. Tác giả nghiên cứu đánh giá thực
trạng về việc lập báo cáo tài chính hiện nay.
* Phương pháp phân tích để thấy điểm bất hợp lý trong các hệ thống báo cáo
tài chính của các Trung tâm Dịch vụ việc làm khu vực miền Đông Nam bộ hiện nay
* Phương pháp tổng hợp được sử dụng để nhằm thống nhất, bao quát và tổng
quát hóa toàn bộ các vấn đề đã rút ra trong quá trình nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết,
quá trình vận dụng và những bài học kinh nghiệm từ việc áp dụng trên thực tế.
Phương pháp này được thực hiện sau khi đã tiến hành điều tra, khảo sát và phân
tích.
* Phương pháp điều tra, khảo sát: phương pháp nghiên cứu này được sử dụng
để tiến hành điều tra một vấn đề nghiên cứu trên thực tế, bao gồm thực hiện công
tác điều tra tại những đối tượng hoặc tiến hành khảo sát cụ thể tại những khu vực,
đơn vị có thực hiện vấn đề đang nghiên cứu để giải quyết câu hỏi nghiên cứu được



7

đặt ra trong quá trình thực hiện một đề tài hay dự án nghiên cứu. Phương pháp điều
tra thường được thực hiện qua việc chọn mẫu để tiến hành khảo sát vì điều tra
thống kê là phương pháp thu thập thông tin cần thiết về hiện tượng nghiên cứu
nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp và phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, các danh mục, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài nghiên
cứu được thực hiện với kết cấu gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về báo cáo tài chính và chuẩn mực kế toán công
quốc tế
- Chương 2: Thực trạng về hệ thống báo cáo tài chính tại các Trung tâm Dịch
vụ việc làm khu vực miền Đông Nam bộ.
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính tại các Trung tâm
Dịch vụ việc làm khu vực miền Đông Nam bộ.


8

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
CÔNG QUỐC TẾ

1.1. Cơ sở lý luận về chuẩn mực kế toán công quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Theo khoản 1 điều 8, Luật kế toán số 03/2003/QH11thông qua ngày
17/06/2003 thì “Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và những phương pháp
kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính” Mục tiêu của chuẩn mực
kế toán là đưa ra những quy định có tính nguyên tắc làm cơ sở đo lường chất lượng

một công việc, nhằm hướng công việc chuyên môn đi vào những nguyên tắc chung.
Hay nói cách khác là quy định thống nhất nội dung, các trình bày và thuyết minh
báo cáo tài chính
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) là một nội dung chính trong quá
trình áp dụng đối với việc cải cách toàn cầu về chế độ kế toán nhà nước, nhằm đáp
ứng yêu cầu về trách nhiệm giải trình thông tin tài chính của chính phủ cũng như
tính minh bạch trong các số liệu đó. IPSAS là nội dung chủ yếu mà Ủy ban chuẩn
mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành dựa theo yêu cầu của Liên đoàn kế
toán quốc tế và IPSAS.
Hiện nay có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã vận dụng, chấp nhận
IPSAS vì những ưu điểm của hệ thống chuẩn mực này trong quá trình hỗ trợ thông
tin tài chính cho các nước đó. Mặc dù hệ thống kinh tế và chính trị có những điểm
khác biệt nhau thì các nước khác vẫn đang cố gắng tạo những điều kiện để có thể
hòa hợp giữa các chuẩn mực quốc gia hiện hành với hệ thống IPSAS. Vì vậy,
IPSAS được xem là một nhân tố hình thành mang tính khách quan và tất yếu nhằm
để đánh giá được quá trình thực hiện kế toán đối với các đơn vị thuộc khu vực công
tại các quốc gia trên thế giới hiện nay. Chính vì vậy nên IPSAS xứng đáng được
xem là một hệ thống chuẩn mực có độ tin cậy cao và là điểm đến của các nhà làm


9

luật, các nhà làm chính sách công cũng như các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh
vực kế toán hiện nay.
Trước đây, các quốc gia nói chung và các tổ chức công nói riêng đã áp dụng
những hướng dẫn, chuẩn mực khác nhau trong việc ghi chép trong hệ thống kế toán
của mình. Tuy nhiên, điều này đã tạo ra sự không nhất quán và việc ghi nhận
nghiệp vụ hay lập các báo cáo cũng có những điểm không đồng bộ. Được thiết kế
để sử dụng trong việc lập BCTC dựa theo mục đích thống nhất, IPSAS đã thiết lập

các hướng dẫn mang tính thống nhất về kế toán áp dụng tại các tổ chức công.
Các chuẩn mực này cho phép có thể so sánh dữ liệu giữa các tổ chức và cải
thiện tính minh bạch của thông tin về tài chính, kế toán. Nhiều quốc gia trên thế
giới đã công bố việc sử dụng IPSAS của quốc gia mình hoặc hệ thống chuẩn mực
có tính chất tương tự, đồng thời ngày càng có nhiều kế hoạch để áp dụng IPSAS ở
các quốc gia khác nhau trong thời gian sắp tới.
Dựa trên IPSAS thì nhiều chuẩn mực khác nhau trong khu vực công đã phát
triển. Một số chuẩn mực được thành lập ở cấp độ quốc gia, với các nước đang phát
triển thì thiết lập bộ tiêu chuẩn của riêng của họ. Chẳng hạn có ba Ủy ban sau đây
hoạt động tại Mỹ gồm: Ủy ban chuẩn mực kế toán chính phủ (GASB), Ủy ban tư
vấn chuẩn mực kế toán liên bang (FASAB) và văn phòng hội nhập hệ thống tài
chính (FSIO), tiền thân của chương trình cải tiến quản trị tài chính liên kết –
(JFMIP).
Một bộ chuẩn mực quốc gia khác bao gồm Ủy ban kế toán khu vực công
(PSAB) tại Canada và Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc. Ở các cấp độ khác, có các
chuẩn mực quốc tế gồm Cẩm nang thống kê tài chính chính phủ (GFSM), được ban
hành bởi IMF. Xét về tính chất lịch sử, IPSAS được ban hành bởi cơ quan IPSASB.
Tiền thân của tổ chức này là Ủy ban khu vực công (Public Sector Committee PSC) trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC). Sau khi tổ chức thành lập, đã
tiến hành dự án thành lập các IPSAS và được bắt đầu vào năm 1996. Mục tiêu của
dự án là thực hiện 4 công việc cơ bản, đó là (1) phát triển các quy tắc thực hành,
lập BCTC cho các đơn vị thuộc khu vực công (KVC); (2) thiết lập một bộ các


10

chuẩn mực chung cho KVC; (3) soạn thảo một chuẩn mực trên cơ sở kế toán tiền
mặt và (4) thành lập văn bản hướng dẫn cho các đơn vị chuyển đổi từ kế toán trên
cơ sở tiền sang kế toán trên cơ sở dồn tích. IPSASB là một tổ chức hội nghề nghiệp
thực hiện việc thiết lập chuẩn mực mang tính chất tách biệt, độc lập với cơ quan
nhà nước.

Tổ chức IPSASB là cơ quan độc lập, bao gồm 18 nhà khoa học tham gia từ
các nước khác nhau trên thế giới. Họ được tập hợp để cùng tham gia quá trình soạn
thảo và ban hành các chuẩn mực mang tính chất lượng cao và liên quan đến vấn đề
kế toán tài chính trong khu vực công.
Một số quốc gia cũng đã giới thiệu IPSAS hoặc các chuẩn mực tương đương
và nhiều quốc gia đã đưa vào chương trình hành động và đưa ra kế hoạch để áp
dụng IPSAS trong tương lai. Một vài tổ chức lớn như Ủy ban Châu Âu, khối
NATO, OECD và UN hiện đã và đang sử dụng hệ thống kế toán tài chính và chế độ
báo cáo được lập trên cơ sở IPSAS hoặc sẽ có ý định áp dụng bộ chuẩn mực này
trong tương lai gần.
1.1.3. Vai trò và ý nghĩa
Việc áp dụng hệ thống IPSAS được xem là một xu hướng tất yếu của hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Điều này sẽ mang lại sự minh bạch hơn trong chế độ tài
chính công của một nước thông qua ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế theo
đúng bản chất phát sinh hơn là thông qua hình thức giao dịch vì được ghi nhận theo
cơ sở dồn tích, qua đó có thể lập được toàn bộ báo cáo tài chính như các doanh
nghiệp trong khu vực tư nhân hiện nay.
Hơn thế nữa là việc áp dụng IPSAS cho quốc gia sẽ giúp gia tăng chất lượng
đối với thông tin tài chính mà các BCTC cung cấp cho người sử dụng vì tính đầy
đủ, tính so sánh được và tính thích hợp, đồng thời cũng tăng cường việc kiểm tra
chéo dữ liệu trên các báo cáo giữa các khu vực, các bang, các vùng miền khác nhau
trong cùng quốc gia hoặc giữa các nước với nhau, từ đó cải thiện sự minh bạch của
các chương trình mà nhà quản trị đang điều hành trong đơn vị.
Thông tin trình bày theo IPSAS sẽ tăng trách nhiệm và tính quản trị cho thủ


11

trưởng trong đơn vị. Đổi lại, khi áp dụng bộ chuẩn mực này sẽ giúp cho các tổ chức
đảm bảo rằng sẽ có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra, duy trì tốt quá trình thực

hiện kế toán hiện hành và sẽ hỗ trợ việc sử dụng tài chính, các nguồn lực khác cũng
như nhân lực một cách hữu hiệu, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi một quốc gia áp
dụng IPSAS này sẽ giúp báo cáo tài chính minh bạch về thông tin công bố, tạo ra
tính đáng tin cậy đối với báo cáo tài chính, qua đó giúp tăng cường sự chủ động của
các đơn vị công trong quá trình hoạt động của mình. Tóm lại, IPSAS được các
quốc gia sử dụng vì bộ chuẩn mực này mang lại một số lợi ích và tính hữu ích sau:
- Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và gia tăng sự hiểu biết hơn về tài sản,
nợ phải trả cũng như các nguồn lực sẵn có trong tổ chức.
- Thông tin tài chính tổng hợp hơn sẽ cung cấp sự đánh giá chính xác về tính
phù hợp của tài chính trong đơn vị, qua đó có các quyết định phù hợp hơn.
- Gia tăng sự minh bạch từ việc áp dụng IPSAS sẽ cho phép có các quyết định
tốt hơn và quản lý tài sản chắc chắn hơn và hỗ trợ cho quản trị theo kết quả công
việc.
- Tăng cường sự thống nhất và tính có thể so sánh của báo cáo tài chính, qua
đó hỗ trợ cho các tổ chức có thể tạo ra bức tranh tài chính rõ ràng, từ đó khách
hàng, nhà đầu tư hay người sử dụng có thể tin tưởng vào hệ thống chung của đơn
vị.
1.1.4. Đặc điểm và nội dung:
IPSAS là một bộ các chuẩn mực kế toán phát triển, chất lượng và mang tính
độc lập, nhằm mục tiêu đạt được những nhu cầu về lập báo cáo tài chính trong các
đơn vị thuộc khu vực công. Nội dung của IPSAS được Ủy ban soạn thảo này dựa
trên cơ sở nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực về lập báo
cáo tài chính quốc tế (IFRS). Khuôn mẫu lý thuyết đã được biên soạn và kết hợp
bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB).
Hai bộ chuẩn mực của IAS và IFRS là những văn bản có tính chất liên quan
gần nhất với công việc lập báo cáo tài chính của các công ty thuộc khu vực tư nhân.
Với tính chất tương tự như IAS và IFRS thì IPSAS là một khuôn mẫu về lý thuyết


12


đối với kế toán tài chính, định giá, báo cáo quy định về cơ chế tài chính. Một số
chuẩn mực trong hệ thống IPSAS thì không có đối ứng với hệ thống IAS hoặc
IFRS và có một số chuẩn mực khác thì mang tính chất đặc thù riêng trong khu vực
công. Cho đến thời điểm tháng 3 năm 2014, IPSASB đã ban hành tổng cộng 32
chuẩn mực kế toán trên cơ sở dồn tích, ngoài ra còn có 1 chuẩn mực hướng dẫn kế
toán theo cơ sở tiền. Sự nổi trội và ưu thế của bộ chuẩn mực này là dựa trên kế toán
cơ sở dồn tích, và được xem là có tầm quan trọng ảnh hưởng khá tích cực trên thế
giới.
Khi đã áp dụng IPSAS thì các đơn vị xem như đã tuân thủ các quy định cơ
bản của pháp luật áp dụng cho đơn vị công. Giống như khuôn mẫu lý thuyết khu
vực tư trong IAS thì việc tuân thủ cũng chứng nhận rằng hầu hết các bộ phận trong
tổ chức đã áp dụng được quy định trình bày báo cáo tài chính theo quy định chung.
Để đáp ứng được quy định của sự tuân thủ thì một tổ chức thống nhất trong quá
trình trình bày thông tin của các giao dịch, các sự kiện khác và các điều kiện theo
quy định phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong IPSAS. Trong quá trình kiểm toán
hàng năm, các kiểm toán viên phải xác định rằng kế toán và quy định thực hành về
báo cáo của tổ chức đã được thực hiện theo các yêu cầu nêu ra trong chuẩn mực của
IPSAS.
1.2. Cơ sở lý luận về hệ thống BCTC theo chuẩn mực kế toán công quốc tế
1.2.1. Khái niệm
“Báo cáo tài chính (BCTC) là một bộ phận trong hệ thống báo cáo kế toán của
đơn vị kế toán trong khu vực công, được thiết lập nhằm cung cấp thông tin kinh tế tài chính hữu ích cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin về đơn vị báo cáo
để đưa ra các quyết định kinh tế - tài chính thích hợp”. Một bộ báo cáo tài chính có
chất lượng phải thể hiện được các đặc điểm chất lượng như tính có thể hiểu được,
tính thích hợp, tính đáng tin cậy và tính có thể so sánh được.
1.2.2. Mục đích của báo cáo tài chính khu vực công
Báo cáo tài chính của đơn vị nhà nước được lập nhằm mục đích cung cấp
thông tin kinh tế - tài chính hữu ích cho việc ra quyết định phù hợp với từng đơn vị.



13

Để thực hiện điều này, BCTC cần cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả
hoạt động và sự thay đổi của dòng tiền bên trong đơn vị. Những thông tin này có
thể giúp người đọc đánh giá kết quả hoạt động trong quá khứ, xác nhận tình hình
tài chính hiện tại và dự báo được sự thay đổi của dòng tiền trong tương lai của đơn
vị. Ngoài ra, báo cáo tài chính cũng cho thấy kết quả của việc quản lý cũng như
việc thực hiện trách nhiệm giải trình của nhà quản lý đối với các nguồn lực được
nhà nước ủy thác. Đây là cơ sở cho việc quyết định tiếp tục bổ nhiệm nhà quản lý
của cơ quan có thẩm quyền.
1.2.3. Yêu cầu của báo cáo tài chính khu vực công
* Phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế
Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế vì hội
nhập kinh tế toàn cầu là một trong những động lực quan trọng để Việt Nam chuyển
sang nền kinh tế thị trường. Nó dẫn tới việc tăng khả năng cạnh tranh và đem lại
nguồn lực và công nghệ cho Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, việc hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập về phương
diện kế toán nói riêng đặt ra yêu cầu thông tin kế toán phải được xác lập và cung
cấp phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm có được sự chấp nhận rộng rãi. Nhằm đảm
bảo nền kinh tế thị trường thật sự cũng như thu hút được sự chú ý của những nhà
đầu tư trên thế giới thì bức tranh tài chính của Việt Nam cần phải rõ ràng, có sự
minh bạch và thông tin mang tính chất có thể so sánh ở mức độ toàn cầu, để qua đó
giúp những người đưa ra quyết định có cơ sở phù hợp.
Do đó, nền tài chính công của Việt Nam nói chung cũng như kế toán thu, chi
ngân sách nói riêng cũng cần có sự hội tụ theo những hướng dẫn về các chuẩn mực
quốc tế vì nó được đánh giá là có ưu điểm nổi bật và có những lợi ích nổi trội như:
- Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và tính minh bạch đối với các khoản
tài sản và nợ phải trả trong đơn vị - bám sát với những hoạt động trên thực tế về kế
toán thông qua quá trình ghi chép trên cơ sở dồn tích.

- Thông tin mang tính chất dễ hiểu hơn, đặc biệt là thông tin về chi phí của
đơn vị , vì nó phản ánh gần với những gì xảy ra tại tổ chức, đồng thời nó phản ánh


14

việc quản trị dựa trên kết quả hoạt động, chứ không theo dữ liệu đầu vào.
- Tăng cường được tính nhất quán và tính có thể so sánh được của báo cáo
tài chính
Với những lợi thế mà chuẩn mực IPSAS mang lại nên trên thế giới hiện nay
có khá nhiều đơn vị đã đang tiến hành lựa chọn áp dụng hoặc tiến đến áp dụng bộ
chuẩn mực này tại quốc gia hay đơn vị mình. Vì đây là bộ chuẩn mực đang được
hầu hết các quốc gia, khu vực lựa chọn áp dụng một cách rộng rãi vì tính ưu việt
của nó, do vậy nên để đáp ứng được sự hội nhập quốc tế hiện nay, song phương
cũng như đa phương thì việc hướng đến tiếp cận theo IPSAS này là việc được xem
là cần thiết và tất yếu.
* Phù hợp các tiêu chuẩn chất lƣợng đƣợc thừa nhận của các tổ chức
quốc tế
Chất lượng và độ tin cậy của các thông tin tài chính trên báo cáo tài chính sẽ
xác định tính hữu dụng của báo cáo tài chính đối với người sử dụng. Đặc biệt
những đối tượng sử dụng bên ngoài luôn cần những thông tin hữu ích có được từ
báo cáo tài chính, là cơ sở đáng tin cậy cho việc đưa ra các quyết định.
Theo IPSAS, căn cứ để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính là đánh giá
thông tin trên báo cáo tài chính thông qua các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng: tính
dễ hiểu, tính phù hợp, tính trọng yếu, tính trung thực, trình bày trung thực và hợp
lý, sự đúng đắn, tính trung lập, sự thận trọng, sự đầy đủ và tính có thể so sánh
được. Và bao gồm các đặc điểm chất lượng cơ bản sau:
- Tính dễ hiểu: thông tin đưa ra trong báo cáo tài chính phải dễ hiểu, để
người sử dụng có thể hiểu được ý nghĩa chung của báo cáo, đảm bảo cho người sử
dụng hiểu được các hoạt động của đơn vị và môi trường hoạt động của đơn vị.

- Tính phù hợp: các thông tin được xem là thích hợp khi giúp người sử dụng
đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai, hoặc trong trường hợp khẳng
định hoặc điều chỉnh các đánh giá trong quá khứ. Thông tin phải được phản ánh cụ
thể theo thời gian để đảm bảo được tính thích hợp.
- Tính trung thực: là những thông tin tài chính không có các lỗi cơ bản hay


15

bị bóp méo và còn phụ thuộc vào người sử dụng để trình bày một cách trung thực
và hợp lý tình hình của đơn vị.
- Tính so sánh được: sẽ giúp cho người sử dụng có thể nhận ra sự tương tự
hoặc khác biệt giữa các thông tin đó với thông tin trong các báo cáo khác. Sự so
sánh được áp dụng để so sánh báo cáo tài chính của các đơn vị khác nhau và so
sánh báo cáo tài chính của một đơn vị ở các thời điểm khác nhau.
- Để đảm bảo được đặc điểm chất lượng này thì người sử dụng phải biết
được chính sách áp dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính, sự thay đổi các
chính sách và những ảnh hưởng của việc thay đổi đó.
* Nâng cao tính công khai minh bạch trong quản lý nguồn lực chính phủ
Tất cả những nguồn lực của chính phủ cần thiết và có thể được cung cấp bởi
thông tin được trình bày trên các BCTC. Các nguồn lực chính phủ bao gồm chi tiêu
thường xuyên và chi tiêu ngân sách tài khóa của chính quyền trung ương và địa
phương nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các nguồn ngân sách chuyển giao cho
cộng đồng. Để có thể quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của quốc gia đòi
hỏi phải nâng cao tính công khai minh bạch.
Việc công khai và minh bạch được hiểu là một trong những điều kiện tiên
quyết, ngầm định của bất kỳ thị trường nào hiệu quả, tự do và cho cả bất kỳ tổ chức
nào trong một quốc gia. Tính chất minh bạch còn được thể hiện qua các nhu cầu
khác nhau của ban lãnh đạo của đơn vị cũng cần được nêu ra công khai và thực
hiện có được kiểm chứng trên thực tế. Điều này thể hiện thông qua việc yêu cầu

hầu hết các văn bản dự thảo, các quy định, các quyết định kinh tế, kết quả thực hiện
đều phải công khai và lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, tính
chất minh bạch này sẽ giúp gia tăng hơn trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức
trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trong nhiều năm qua tính minh bạch được xem là vô cùng quan trọng trong
lĩnh vực kế toán thuộc khu vực công tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Các nhà
nghiên cứu, các nhà làm luật hay các đối tượng thực hiện việc đưa ra các quyết
định trong các tổ chức thuộc khu vực công đều tập trung vào các vấn đề thuộc về


×