Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Quan ly THCS le thi binh THCS nguyet an ngoc lac (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.96 MB, 23 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài :
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Bộ
chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006
về “Tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuộc vận
động có một vai trò quan trọng trong việc chấn chỉnh, giáo dục đạo đức, tư tưởng
không chỉ cho riêng cán bộ Đảng viên, Giáo viên, mà nó còn có tác dụng to lớn
trong việc giáo dục đạo đức nhân cách cho các thế hệ học sinh trong nhà trường để
các em trưởng thành mang trong mình tư tưởng đạo đức của con người cách mạng,
sẵn sàng sống và làm việc “mình vì mọi người, mọi người vì mình” góp phần trong
công cuộc giữ gìn, bảo vệ, và xây dựng đất nước ta.
Từ đó đến giờ, cuộc vận động đã được triển khai sâu rộng đến tất cả các cấp,
các ngành. Đối với ngành giáo dục được giao nhiệm vụ phải làm tốt công tác giáo
dục lồng ghép tư tường đạo đức Hồ Chí Minh vào các môn học để giáo dục học
sinh học tập và làm theo tấm gương của Bác. Từ nhiều năm nay, mặc dù tập thể
giáo viên trường THCS Nguyệt Ấn dạy môn lịch sử (nói riêng) và các môn học có
nội dung giáo dục tích hợp (nói chung) đã nỗ lực học tập, nghiên cứu và đưa vào
bài học trong quá trình giảng dạy nhưng kết quả đạt chưa được như mong muốn và
được xem là vấn đề khó trong nhà trường.
Khó vì: Đây là nội dung có kiến thức sâu, rộng và uyên thâm mà tài liệu
tham khảo và thời gian trên lớp lại hạn hẹp trong 1 tiết học chỉ có 45 phút mà vừa
phải truyền tải kiến thức kỹ năng theo chuẩn kiến thức lại vừa phải dạy học nội
dung lồng ghép nên giáo viên còn gặp nhiều lúng túng. Có lúc, trong giờ dạy làm
tốt việc này lại hỏng việc kia, đôi lúc nội dung tích hợp được xem như một câu
chuyện mà chưa chỉ ra được tính giáo dục cần hướng tới.
Nội dung chương trình chưa xác định bài nào cụ thể và sẽ lồng ghép những
nội dung gì, thời lượng bao nhiêu; Cần giáo dục học sinh phẩm chất gì chưa rõ...
Hiểu được điều đó, là một hiệu trưởng nhà trường tôi đã luôn trăn trở chú trọng chỉ
đạo với chương trình dạy học lồng ghép ở các bộ môn. Đặc biệt là môn Lịch sử.
Tôi đã xác định rằng môn học lịch sử là môn học ghi lại những sự kiện trọng đại
của đất nước trong quá trình dựng nước, giữ nước, xây dựng và trưởng thành. Các


nội dung luôn gắn bó mật thiết với quá trình hoạt động của Bác Hồ. Vì vậy, tôi
quyết định chọn đề tài: “Giáo dục lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong
dạy học bộ môn Lịch sử ở lớp 8; 9” để thử nghiệm việc chỉ đạo dạy học lồng ghép
sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục đạo đức của các em thông qua môn
học.
Bên cạnh lý do về chương trình như trên, hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức
cho học sinh trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ảnh
hưởng nhiều tác động của xã hội như: phim ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi
1


điện tử mang nặng lối sống bạo lực… Một bộ phận phụ huynh chỉ lo làm ăn kiếm
tiền, ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường dạy dỗ. Một
khía cạnh khác nữa là theo xu thế xã hội hiện nay một số phụ huynh và học sinh
chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên. Xem nhẹ những môn học khác như Sử;
Địa; GDCD… và xem đó là “ môn phụ” không giúp ích trong việc thi chọn nghề
sau này. Từ những nguyên nhân trên, tôi xác định chọn bộ môn Lịch sử đóng vai
trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo dục học sinh lòng
yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi
xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Ngoài những
phương pháp dạy học truyền thống giáo viên dạy lịch sử cần phải lồng ghép giáo
dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy có nội dung tích hợp, để học
sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm giương đạo
đức của Người để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng,
có tinh thân yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Sống có mục đích có lý tưởng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao nhận thức về việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cho học sinh
học tập và làm theo tấm gương của Bác vì:
Trong quãng thời gian gắn với trường Trung học cở sở là thời kỳ tâm sinh lý của
học sinh có nhiều biến động nhạy cảm, song cũng là thời kỳ mà nhân cách được

hình thành khá rõ nét. Do vậy, môi trường giáo dục có văn hoá với những định
hướng tốt về giá trị đạo đức truyền thống sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
phát triển nhân cách của học sinh. Cuộc vận động và làm theo tấm gương của Bác
nhằm truyền thụ cho thế hệ trẻ thấy rõ được bản chất của Chủ tịch Hồ Chí Minh
người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Người là kết tinh
của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa, Đại dũng” Người để lại cho dân tộc ta một tư
tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả. Người đã làm “rạng rỡ non sông
ta đất nước ta”. Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng
giai cấp. Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập
kinh tế quốc tế, đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới.
Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc tế. Tiếp thu có
chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy, việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối
sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết.
Đó là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển
kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
3. Đối tượng nghiên cứu:
3.1. Học sinh lớp 8;9.
3.2. Bộ môn Lịch sử ở lớp 8,9.

2


4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nghiên cứu về cơ sở lý luận: Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn dạy học tích
hợp; Tài liệu về các chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức của bác hàng
năm; Sách giáo viên; SGK; Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức…
4.2. Nghiên cứu thực tiễn: Dùng phương pháp điều tra, thống kê; Phân tích tổng
hợp thử nghiệm ở học sinh lớp 8;9 ở trường THCS Nguyệt Ấn- Ngọc Lặc.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:

Như nhà giáo dục Liên Xô cũ Đai- Ri đã nói: “ Dạy học Lịch sử cũng như
dạy học bất cứ cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không
phải là bắt buộc cái trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi tả lại”. Như vậy, mục đích
của việc dạy học Lịch Sử ở trong nhà trường người giáo viên không chỉ giúp học
sinh hình dung được những hình ảnh của quá khứ, biết và ghi nhớ được các sự
kiện, hiện tượng của Lịch sử mà quan trọng hơn là phải hiểu được Lịch sử, thấm
nhuần được các giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó, dạy học Lịch sử có
thể giáo dục cho các em tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thông qua đó, các em tự
rèn luyện bản thân mình vừa có tài vừa có đức yêu đất nước quê hương, yêu hòa
bình và biết trân trọng gìn giữ những thành quả từ các thế hệ trước đã làm được.
Từ năm 2006 đến nay, Đảng ta đã tổ chức nhiều cuộc vận động nghiên
cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động ngày 07/11/2006
là một cuộc vận động nối tiếp các cuộc vận động trước theo một chủ đề cụ thể
hơn đó là chủ đề về đạo đức, nhằm khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; hình
thành, phát triển các giá trị đạo đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững
vàng, lối sống văn minh, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ.
Hiện nay đất nước ta đang đấy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước tiến
nhanh, tiến mạnh trên con đường XHCN. Từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước
ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, thực
hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc
nước Việt Nam XHCN” Học sinh khi ra trường phải là người vừa có tài, có đức “
vừa hồng, vừa chuyên”.
Cùng với các môn Ngữ văn, GDCD … Giáo dục đạo đức cho học sinh qua
tiết học Lịch sử là rất quan trọng. Vì môn Lịch sử xuyên suốt tiến trình lịch sử của
dân tộc, mỗi thời đại đều xuất hiện những anh hùng dân tộc có đầy đủ phẩm chất
3



đạo đức để giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc đưa đất nước ta phát triển. Tiêu biểu
trong các vị anh hùng dân tộc đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của
dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết
tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ
nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết
sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Người là “ Kim chỉ nam” cho mọi
hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang
thực hiện học tập và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh.
Là cán bộ quản lý trong nhà trường, tôi nhận thấy vai trò quan trọng của bộ
môn Lịch sử. Bởi vì, qua dạy học lịch sử, việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng
Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng
đạo đức cách mạng cho học sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã
đi suốt quá trình lịch sử cứu nước của dân tộc. Tư tưởng của Người còn định hướng
cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới và hội nhập
hiện nay.
Trước những biến động phức tạp của thế giới. Một bộ phận cán bộ, Đảng
viên với lối sống tha hóa, suy thoái về đạo đức, lối sống đã ảnh hưởng không nhỏ
đến uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân. Vì vậy, để giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH
sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy lịch sử góp
phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh.
2. Thực trạng chung dạy học giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh lồng
ghép trong dạy học Lịch sử lớp 8;9 ở trường THCS Nguyệt Ấn- Ngọc Lặc:
Qua nhiều năm tiếp thu sự chỉ đạo của ngành giáo dục. Mặc dù, giáo viên
được đi tham gia các lớp tập huấn về các chuyên đề dạy học lồng ghép về giáo dục
lồng ghép tư tưởng của Bác qua chương trình các môn học. Nhà trường đã thực
hiện nghiêm túc, giáo viên đã có sự cố gắng áp dụng phương pháp chung vào dạy
học nhưng tất cả còn hời hợt chung chung, kết quả đạt được chưa cao như mong

đợi được thể hiện ở bảng khảo sát đầu năm qua các bài kiểm tra như sau:
Khối

8

Tổng
số
HS
122

9
Tổng

145
267

Kết quả khảo sát đầu năm học 2015 - 2016.
Xếp loại học lực
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL %
SL
%
SL
% SL
%
10 8,1 15
12,3 38

31, 56 45,9
1
16 11
23 15,8
61
42 41 28,2
26 9,7
38
14,2
99
37 97 36,3

Kém
SL
%
3
2,6
4
7

3
2,8

4


*. Nguyên nhân hiệu qủa chưa cao:
- Nguyên nhân khách quan:
Trong thời gian làm quản lý nhiều năm tại trường THCS Nguyệt Ấn, tôi
nhận thấy việc giảng dạy bộ môn Lịch sử nói chung và Lịch sử 8,9 nói riêng giáo

viên gặp rất nhiều khó khăn:
+ Trong quan niệm của mọi người luôn nghĩ môn Lịch sử là môn học phụ,
không được coi trọng. Các bậc phụ huynh ít quan tâm về thái độ của học sinh đối
với môn học; Các em học sinh lười học, ngại dài, phải ghi nhớ sự kiện… ít lựa
chọn môn học để đi thi hoặc quan tâm điểm số, không quan tâm.
+ Địa bàn xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (Vùng 135) học sinh đa số là con
em dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo. Nên việc học không được chú trọng.
+ Thiết bị dạy học còn thiếu thốn, đặc trưng bộ môn Lịch sử là kiến thức
mang tính sự kiện khô khan, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch
sử còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chưa gây hứng thú học tập được cho học sinh. Như
kết quả học tập bộ môn như trên đã phản ánh rõ thực tế.
+ Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan của cuộc sống hiện đại như: Bi a, trò
chơi điện tử... cám dỗ cá em học sinh, làm cho các em không chăm lo học tập, tu
dưỡng và rèn luyện đạo đức đó là điều đáng lo ngại. Tình trạng học sinh học chiếu
lệ ngày càng nhiều là do đạo đức của các em không được rèn dũa thường xuyên.
Hầu hết là do các em không có ước mơ, sống không có lý tưởng.
- Nguyên nhân chủ quan:
Việc giáo viên tự trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học, tiếp thu các
chuyên đề của phòng giáo dục chưa tự giác, kết quả giảng dạy chưa cao, việc
nghiên cứu tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong học tập lịch sử để giáo dục đạo
đức cách mạng cho học sinh còn gặp nhiều lúng túng trong từng bài giảng, chưa
cặn kẽ, chưa sâu. Nguyên nhân là do chưa có những hướng dẫn cụ thể ở bộ môn
trong phân phối chương trình ... nên việc soạn giảng của giáo viên gặp nhiều khó
khăn, còn phụ thuộc nhiều vào trình độ và sự tâm huyết của giáo viên.
Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy gây hứng thú học tập cho học sinh và
việc lông ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào các tiết học nhất là
môn Lịch sử còn nhiều hạn chế.
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
3.1. Giải pháp chỉ đạo về công tác tư tưởng, chuẩn bị các trang thiết bị dạy học;
* Đối với công tác quản lý:

- Tạo điều kiện để cho tất cả Giáo viên được tham gia các lớp tập huấn do ngành
tổ chức. Tổ chức soạn thảo các bài học có nội dung tích hợp.
- Quán triệt sâu rộng đến tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên biết, được học tập các
chuyên đề theo từng năm mà Đảng ta quán triệt.

5


- Mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học hiện đại để giáo viên sử dụng trong dạy
học.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động
bằng các hình thức như hoạt động ngoại khóa; môn học tự chọn cho; Tổ chức câu
lạc bộ em yêu môn học Lịch sử để học sinh tham gia môn học và yêu môn học.
- Tổ chức hội thảo trong sinh hoạt tổ, nhóm, chỉ đạo nội dung tích hợp cụ thể
đến từng bài cụ thể theo các nhóm chủ đề như sau:
+ Chủ đề 1: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh quyết tâm chống giặc
ngoại xâm và ý thức trách nhiệm đối với đất nước gồm các bài:

Chủ đề, địa chỉ tích
Lớp
Tên bài
hợp
Lớp Bài 30:
Giáo dục lòng yêu nước,
8 Phong trào quyết tâm ra đi tìm
yêu nước
đường cứu nước giải
chống Pháp phóng dân tộc Việt Nam
từ đầu thế
của Hồ Chí Minh.

kỉ XX đến
năm 1918.
Lớp Bài 15:
9 Phong trào
cách mạng
Việt Nam
sau chiến
tranh thế
giới thứ
nhất.

Bài 17:
Cách mạng
Việt Nam
trước khi
Đảng Cộng
sản ra đời

Phần liên
hệ
Từng phần:
Những
hoạt động
của
Nguyễn
Tất Thành
từ năm
1911 đến
năm 1917.


Giáo dục tinh thần đấu
tranh, ý thức trách nhiệm
đối với đất nước.
Liên hệ

Ý thức trách nhiệm đối
với đất nước

Từng phần,
mục: Đảng
Cộng sản
Việt Nam
ra đời

Nội dung tích hợp
Hoạt động của
Nguyễn Tất Thành
sau khi ra đi tìm
đường cứu nước.

- Ảnh hưởng của
cách mạng tháng
Mười Nga và cách
mạng thế giới đến
cách mạng Việt
Nam.
-Phong trào yêu
nước và phong trào
công nhân (19191925).
-Vai trò công lao của

Nguyễn Ái Quốc đối
với việc thống nhất 3
tổ chức cộng sản
thành Đảng Cộng
sản Việt Nam.
6


Bài 19:
Phong trào
cách mạng
Việt Nam
trong
những năm
(19301935)

Giáo dục tinh thần đấu
tranh của giai cấp công
nhân và nông dân chống
đế quốc, phong kiến
giành độc lập dân tộc.

Bài 21:
Việt Nam
trong
những năm
(19391945)

Liên hệ thấy được tinh
thần và quyết tâm đấu

tranh của Hồ Chí Minh.

Bài 22: Cao Ý thức trách nhiệm đối
trào cách
với đất nước.
mạng tiến
tới Tổng
khởi nghĩa
cách mạng
tháng Tám
1945

Liên hệ

Liên hệ

Liên hệ

-Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo Chính
cương vắn tắt, sách
lược vắn tắt đề ra
đường lối cơ bản của
cách mạng Việt
Nam.
Trong những năm
1930-1931, ở Việt
Nam diễn ra một
phong trào đấu tranh
của công-nông dưới

sự lãnh đạo của
Đảng
Chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ,
quân phiệt Nhật vào
Đông Dương, hàng
loạt các cuộc khởi
nghĩa vũ trang đã nổ
ra: Khởi nghĩa Bắc
Sơn, Nam Kì và
Binh biến Đô
Lương.
Ngày 28/1/1941,
Nguyễn Ái Quốc về
nước trực tiếp lãnh
đạo cách mạng Việt
Nam, triệu tập Hội
nghị TW8 tại Pác Pó
(Cao Bằng) từ ngày
10 đến 19/5/1941.
-Chủ trương mới của
Đảng:
+Đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên
hàng đầu.
7


Bài 25:
Những năm

đầu của
cuộc kháng
chiến toàn
quốc chống
thực dân
Pháp
(19461950)
Bài 26:
Bước phát
triển mới
của cuộc
kháng chiến
toàn quốc
chống thực
dân Pháp
(19501953)

Giáo dục tinh thần yêu
nước quyết tâm chống
Pháp của Người.
Liên hệ

Giáo dục tinh thần yêu
nước quyết tâm chống
Pháp của Người.

Liên hệ

+Tạm gác khẩu
hiệu “đánh đổ địa

chủ, chia ruộng đất
cho dân cày”.
+Thành lập Mặt
trận Việt Minh.
-Sự phát triển lực
lượng:
+Lực lượng chính
trị: Mặt trận Việt
Minh được thành lập
19/5/1941 bao gồm
các đoàn thể cứu
quốc tranh cả nước.
+Vai trò của Hồ
Chí Minh đối với sự
ra đời của mặt trận
Việt Minh.
Khi Pháp quyết tâm
cướp nước ta một lần
nữa, thì Người ra lời
kêu gọi toàn quốc
kháng chiến, thể hiện
quyết tâm và đường
lối kháng chiến của
dân tộc ta.
Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Chính phủ,
đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đưa
cuộc kháng chiến
chống Pháp phát

triển. Với các sự
kiện Hồ Chí Minh
trực tiếp ra trận ở
chiến dịch Biên giới
1950, Bác tham gia
chủ trì đại hội toàn
8


quốc lần thứ hai của
Đảng (1951) giáo
dục tinh thần không
sự hi sinh, gian khổ
trực tiếp tham gia
chiến dịch, xây dựng
đường lối cho cách
mạng Việt Nam
trong Đại hội Đảng
lần thứ hai.
+ Chủ đề 2: Giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, coi trọng sức
mạnh của nhân dân. Thấy được đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt
mọi công việc, đồng thời phải coi trọng sức mạnh của nhân dân, phải lấy dân làm
gốc. ý thức trách nhiệm, rèn luyện ý chí vượt qua mọi khó khăn gian khổ hy sinh
lợi ích riêng của cá nhân để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nhất
quyết không chịu làm nô lệ. Lối sống giản dị, sự quan tâm của Bác đối với mọi
người.
Chủ đề, địa chỉ tích
Lớp
Tên bài
hợp

Bài 22: Cao Tích hợp ở mục I.
trào cách
mạng tiến
tới Tổng
khởi nghĩa
cách mạng
tháng Tám
1945

Phần liên
hệ

Liên hệ

Nội dung tích hợp
-Sự phát triển lực
lượng:
+Lực lượng chính
trị: Mặt trận Việt
Minh được thành lập
19/5/1941 bao gồm
các đoàn thể cứu
quốc tranh cả nước.
+Vai trò của Hồ
Chí Minh đối với sự
ra đời của mặt trận
Việt Minh.

9



Bài 23:
Tổng khởi
nghĩa tháng
Tám 1945
và sự ra đời
nước Việt
Nam dân
chủ cộng
hoà

-Tinh thần đoàn kết của
nhân dân ta. Xuyên suốt
cả bài.
- Lối sống chân thành,
giản dị quan tâm mọi
người qua hình ảnh Bác
đọc bản tuyên ngôn độc
lập.

Bài 25:
Những năm
đầu của
cuộc kháng
chiến toàn
quốc chống
thực dân
Pháp
(19461950)
Bài 27:

Kháng
chiến chống
thực dân
Pháp kết
thúc thắng
lợi

Sự chân thành khôn
khéo của Bác trong lời
kêu gọi toàn quốc kháng
chiến.

Liên hệ

Liên hệ

Giáo dục tấm gương tận
tuỵ đối với cách mạng
Việt Nam của Người.

Liên hệ

Thấy được vai trò
của Bác trong việc
kêu gọi toàn dân
đoàn kết làm nên
sức mạnh thần kỳ,
làm nên cuộc cách
mạng tháng tám
thành công. Khai

sinh ra nước Việt
Nam

Sự đoàn kết của
nhân dân cùng nhau
vượt qua mọi khó
khăn thử thách để
bảo vệ thành quả
cách mạng trong
những năm đầu toàn
quốc kháng chiến
Cuộc kháng chiến
của nhân dân ta ngày
càng phát triển, quân
và dân đã mở các
cuộc tiến công chiến
lược trong ĐôngXuân 1953-1954,
đỉnh cao là chiến
dịch Điện Biên Phủ
góp phần kết thúc
cuộc kháng chiến
chống Pháp. Hồ Chí
Minh cùng Bộ Chính
trị bàn kế hoạch
đánh Điện Biên Phủ.

10


Bài 31:

Giáo dục tinh thần đoàn
Thông qua sự kiện
Việt Nam
kết của Hồ Chí Minh.
thống nhất đất nước
trong
về mặt Nhà nước.
Những năm
Liên hệ
đầu sau đại
thắng mùa
Xuân 1975
+ Chủ đề 3: Giáo dục tinh thần lao động sáng tạo, tinh thần chiến đấu cho học
sinh qua các bài:
Bài 28:
Liên hệ với tấm gương
Trong những năm
Xây dựng
Bác Hồ, giáo dục tinh
1954-1965, nhân dân
chủ nghĩa
thần lao động, chiến đấu
hai miền thực hiện
xã hội ở
cho học sinh.
hai nhiệm vụ chiến
miền Bắc,
lược khác nhau:
đấu tranh
Liên hệ

miền Bắc tiến hành
chống đế
công cuộc xây dựng
quốc Mĩ và
chủ nghĩa xã hội và
chính
đạt nhiều thành tựu;
quyền Sài
miền Nam chống Mĩ
Gòn ở miền
và tay sai giành
Nam (1954nhiều thắng lợi.
1965)
Bài 29:
Liên hệ với tấm gương
Trong những năm
Cả nước
Bác Hồ, giáo dục tinh
1965-1973, nhân dân
trực tiếp
thần lao động, chiến đấu
ta vừa trực tiếp chiến
chiến đấu
cho học sinh.
Liên hệ
đấu chống Mĩ ở
chống Mĩ,
miền Nam, đánh bại
cứu nước
chiến tranh cục bộ,

(1965-1973
Việt Nam hoá chiến
tranh vừa sản xuất ở
miền Bắc.
Bài 30:
Liên hệ với tấm gương
Cả nước tập trung
Hoàn thành Bác Hồ, giáo dục tinh
cho cuộc Tổng tiến
giải phóng thần chiến đấu thực
công và nổi dậy, giải
miền Nam, hiện Di chúc thiêng liêng
phóng hoàn toàn
thống nhất của Người.
Liên hệ
miền Nam, thống
đất nước
.
nhất đất nước.
(19731975)

11


Bài 32:
Xây dựng
đất nước,
đấu tranh
bảo vệ tổ
quốc (19761985)


Giáo dục tinh thần lao
động và bảo vệ nền độc
lập thiêng liêng của tổ
quốc.

Bài 33:
Việt Nam
trên đường
đổi mới đi
lên chủ
nghĩa xã
hội (19862000)

Giáo dục tinh thần lao
động sáng tạo.

Liên hệ

Liên hệ

Những thành tựu
trong công cuộc xây
dựng đất nước, đấu
tranh bảo vệ tổ quốc.

Tiến hành công cuộc
đổi mới của Đảng và
nhân dân ta trên con
đường xây dựng Chủ

nghĩa xã hội mà
Đảng, Bác đã lựa
chọn.

*. Quán triệt sự chuẩn bị của giáo viên:
- Về tư tưởng: Tư tưởng phải thông suốt, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết.
- Về nguyên tắc: Nắm được những nguyên tắc và yêu cầu của việc tích hợp
tư tưởng Hồ Chí Minh trong học tập lịch sử để giáo dục đạo đức cách mạng cho
học sinh.
Thứ nhất: Cần xác định rõ, đây là dạy học bộ môn Lịch sử chứ không phải
dạy
về tiểu sử Hồ Chí Minh cũng như không dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai: Việc giáo dục tư tưởng nói chung, giáo dục tư tưởng về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng phải dựa trên cơ sở sự kiện lịch sử cơ bản, chính
xác, điển hình. Phải dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” mà bộ
Giáo dục - Đào tạo ban hành.
Thứ ba: Phải biết trình bày, khai thác nội dung sự kiện; nêu kết luận khái
quát sự kiện; vận dụng sự kiện đó để tiếp nhận kiến thức mới.
Thứ tư: Bồi dưỡng kĩ năng và phát huy tính tích cực của học sinh khi học
tập tìm hiểu về Người.
Thứ năm: Đảm bảo nguyên tắc “Học đi đôi với hành”, “nói và làm”, “nêu
gương” phải cụ thể.
Thứ sáu: Chuẩn bị đầy đủ về thiết bị, đổi mới phương pháp giảng dạy…để
nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Về nội dung:
Trước hết phải có tài liệu chuyên đề và tổ chức tập huấn, giúp cho giáo viên
có thêm cơ sở tham khảo, nắm vững hơn về những giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
12



Minh. Xỏc nh ni dung, phng phỏp giỏo dc cho phự hp vi mụn hc. Nhng
ni dung cn liờn h trong tng bi hc do B Giỏo dc v o to xỏc nh (Ti
liu tp hun tớch hp ni dung Hc tp v lm theo tm gng o c H Chớ
Minh mụn Lch s - Biờn son: Thc s Nguyn Lng Bỡn - NXB H Ni
08/2010).
Bờn cnh ti liu chuyờn , cng rt cn tuyn la, a mt s sỏch tham kho,
t liu bng hỡnh nh, õm nhc vo quỏ trỡnh ging dy. Bi vỡ tớnh chõn xỏc ca t
liu lch s l mt yu t cú sc thuyt phc nht, phự hp vi c im tõm lý ca
hc sinh ph thụng (thiờn v trc quan sinh ng).
Son bi y , kp thi. La chn nhng bi hc v kin thc lng ghộp trong
chng trỡnh cú ni dung tớch hp t tng o c H Chớ Minh trong mụn Lch
s lp 8;9 chng trỡnh THCS.
- V phng phỏp:
+ S dng linh hot cỏc phng phỏp dy hc phự hp vi c trng b mụn:
Tho lun nhúm, thuyt trỡnh, k chuyn
+ Rốn luyn cỏc k nng cn tớch hp: T duy sỏng to, liờn h, hp tỏc, tỡm kim
v s lý thụng tin, kiờn nh.
*. i vi hc sinh: Cn phi cú:
- S thay i v nhn thc: Tt c hc sinh phi nhn thc rừ: õy l mụn hc
quan trng nh sinh thi Bỏc ó núi:
Dõn ta phi bit s ta
Cho tng gc tớch nc nh Vit Nam
- Sách giáo khoa lịch sử 8, 9.
- Trao đổi, su tầm tài liệu, cỏc cõu chuyn về Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học
sinh gn vi cỏc ni dung hc tp.
4. Hiu qu ỏp dng
4.1. i vi cụng tỏc qun lý chung:
- Sau mt thi gian di ỏp dng cỏch lm trờn, ban giỏm hiu ó lm tt cụng tỏc
giỏo dc chớnh tr t tng cho giỏo viờn v hc sinh. Bit khi dy lũng yờu ngh
mn tr giỏo viờn v ý thc yờu mụn hc hc sinh. Nm bt kp thi nhng ni

dung tớch hp theo ch ch im cú s ch o kp thi.
- Nm ni dung tớch hp tng tn, c th n tng chng bi, phn trong bi
hc. Kim tra, ỏnh giỏ gi dy, phõn loi giỏo viờn nghiờm tỳc, hiu qu.
- Cp nht kin thc kp thi. Ni dung kin thc tớch hp phự hp vi khi lng
kin thc, vi thi lng thi gian v phự hp vi i tng ca hc sinh.
- ó son tho rừ nhng bi cú ni dung dy hc tớch hp, ch ra tng phn cn
k. Ch ra phng phỏp tớch hp. Cỏch vn dng v rốn luyn k nng cho hc
sinh.

13


4.2. Kiểm nghiệm giờ dạy trên lớp của giáo viên trong giờ dạy chính khóa:
Được thể hiện qua tiết dạy giáo án minh hoạ cho một tiết dạy của giáo viên
như sau:
Tiết 27. Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà ( Lịch sử lớp 9)
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước thuận lợi đã dẫn đến
thời cơ chín muồi - thời cơ “ngàn năm có một” cho cách mạng Việt Nam. Đảng ta
đứng đầu là CT Hồ Chí Minh đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn
quốc.
- Nắm được những nét diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước.
- Nắm được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng
Tám.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện HS kỹ năng: sử dụng tranh ảnh, lược đồ, tường thuật diễn biến

của cách mạng tháng Tám trên lược đồ, tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch
sử.
3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Giáo dục HS lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh và niềm tin vào sự
thắng lợi của cách mạng và niềm tự hào dân tộc.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học:
- Lược đồ Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945.
- Ảnh về cuộc mít tinh tại nhà hát lớn Hà Nội và về sự kiện khởi nghĩa cách
mạng tháng Tám tại địa phương.
- Tranh ảnh, băng hình về Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Đảng cộng sản Đông Dương đã có chủ trương và khẩu hiệu đấu tranh
gì để tiến tới Tổng khởi nghĩa?
2. Giới thiệu bài mới:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhân dân ta đã nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi
trong cả nước, lập ra nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cuộc
khởi nghĩa tháng Tám diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến cuộc Tổng
khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Ý nghĩa Lịch sử và nguyên nhân thắng lợi được thể
hiện ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để trả lời các câu
hỏi nêu trên.
14


3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:Tìm hiểu thời cơ Tổng khởi
nghĩa:
Trước hết, GV gợi ý cho HS nhớ lại về tình

hình cuộc chiến tranh thế giới đã bước vào giai
đoạn cuối: Phát xít Đức(5-1945), Nhật (8-1945)
đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Sau đó GV tổ chức cho Hs trả lời câu hỏi:
“Trước tình hình thuận lợi Đảng ta có chủ
trương gì:”
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện nội
dung trả lời. Đồng thời GV nhấn mạnh: Thời cơ
cách mạng đã chín muồi, thời cơ cách mạng
tháng Tám là thời cơ “ngàn năm có một” vì:
phát xít Nhật kẻ thù của nhân daan ta bị ngã
gục, quân Anh, Tưởng chưa kịp vào nước ta,
Đảng phải lãnh đạo nhân dân giành chính
quyền trước khi quân Anh, Tưởng kéo vào
đửng ở tư thế người chủ đón quân Đồng minh,
nếu để quân Anh, Tưởng vào thì thời cơ không
còn nữa.
Tiếp đó, GV giới thiệu cho HS biết: Tiếp
theo, Đại hội quốc dân được triệu tập tại Tân
Trào (16-8) gồm đại biểu ba xứ thuộc đủ các
giới, các đoàn thể, các dân tộc tiêu biểu cho ý
chí và nguyện vọng của toàn dân. Lần đầu tiên
lãnh tụ Hồ Chí Minh ra mắt trước đại biểu quốc
dân.
Đến đây GV có thể giới thiệu bức tranh: Đình
làng Hồng Thái và cây đa Tân Trào nơi diễn ra
Đại hội.
GV nêu câu hỏi: “Đại hội quốc dân đã quyết
định những vấn đề gì?”

HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, GV kết luận.
Qua đó thấy được vai trò của Bác Hồ đối với
Đại hội, giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến khởi nghĩa
giành chính quyền ở Hà Nội:

Nội dung kiến thứic cần đạt
I. Lệnh Tổng khởi nghĩa
được ban bố.
- Tình hình thế giới: Ở Châu
Âu chủ nghĩa phát xít bị đánh
bại. Ở Châu Á phát xít Nhật
đầu hàng Đồng minh không
điều kiện.
- Trong nước: Quân Nhật
hoang mang, giao động cực độ.
Đảng và nhân dân ta chuẩn bị
chu đáo sẵn sàng nổi dậy - thời
cơ cách mạng đã chín muồi.
- Đảng ta họp Hội nghị toàn
quốc(13-15/8/1945) quyết định
phát động Tổng khởi nghĩa
trong cả nước.
- Đại hội quốc dân Tân Trào
họp nhất trí tán thành quyết
định khởi nghĩa của Đảng.
Thành lập Uỷ ban giải phóng
dân tộc, quyết định quốc kỳ,
quốc ca.


II. Giành chính quyền ở Hà
Nội.
15


Trước hết, GV giới thiệu không khí cách
mạng sôi sục trong cả nước, điều đó khẳng định
nhân dân ta đã chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng nổi
dậy giành chính quyền khi thời cở đến. Tiếp đó,
GV sử dụng tài liệu để miêu tả, tường thuật kết
hợp với tranh ảnh, băng hình về diễn biến cuộc
khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
Cuối cùng, Gv hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi:
“Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở Hà Nội?”

Hoạt động 3: Tìm hiểu diễn biến giành chính
quyền trong cả nước:
GV nêu câu hỏi: “Hãy cho biết những tỉnh đã
giành chính quyền sớm nhất trong cả nước?”
HS dưa vào SGK để trả lời câu hỏi. GV nhận
xét, bổ sung và hoàn thiện.
Sau đó, GV giới thiệu ngắn gọn về cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước với
những thắng lợi quyết định ở Huế (23-8), Sài
Gòn (25-8), đến ngày 28-8 những tỉnh cuối
cùng đã giành chính quyền. GV có thể giới
thiệu tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa tháng Tám
tại địa phương mình.
GV kết hợp đọc nội dung Bản tuyên ngôn

độc lập và giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Tiếp đó, GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét
về lực lượng tham gia, hình thức giành chính
quyền. Sau khi HS trả lời GV nhận xét bổ sung
và kết luận: Lực lượng tham gia khởi nghĩa là
đông đảo quần chúng nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng với hình thức đấu tranh chính trị
thị uy của quần chúng, có lực lượng vũ trang hỗ

- Sau khi Nhật đảo chính Pháp
không khí cách mạng đã sôi
sục trong cả nưqớc.
- Ngày 15-8 Việt Minh tổ chức
diễn thuyết ở các rạp hát trong
thành phố.
- Ngày 16-8 truyền đơn, biểu
ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất
hiện khắp mọi nơi. Chính phủ
bù nhìn lung lay đến tận gốc.
- Ngày 19-8 mít tinh tại nhà
hát lớn biến thành cuộc biểu
tình đánh chiếm các công sở
chính quyền địch - khởi nghĩa
thắng lợi.
- Thắng lợi ở Hà Nội có tác
động đến khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước.
III. Giành chính quyền trong
cả nước.

- Từ 14 - 18/9 bốn tỉnh giành
chính quyền sớm nhất là: Bắc
Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và
Quảng Nam.
- Khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi ở Huế (23-8),
Sài Gòn (25-8). Đến 28-8 cả
nước giành chính quyền.
- Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà.

16


trợ và bảo vệ. Giành chính quyền trong cả nước
có 15 ngày với những thắng lợi quyết định ở Hà
Nội, Huế, Sài Gòn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử,
nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng
Tám.
Trước hết, GV hướng dẫn HS phân tích ý
nghĩa Lịch sử của cách mạng tháng Tám đối
với trong nước và quốc tế.
HS dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức
của mình để trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV tiếp tục tổ chức cho HS tìm hiểu nguyên
nhân dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng

Tám. Sau khi Hs trả lời GV gọi HS jhác nhận
xét, bổ sung, cuối cùng GV kết luận.
Khi phân tích về nguyên nhân tháng lợi có sự
lãnh đạo của Đảng, GV hướng dẫn HS trả lời
câu hỏi: “Sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách
mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào?

IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên
nhân thành công của cách
mạng tháng Tám.
- Ý nghĩa:
+ Đối với dân tộc:
+ Đối với quốc tế:
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Chủ quan:
Truyền thống dân tộc.
Sự lãnh đạo của Đảng.
Nhân dân ta chuẩn bị chu
đáo, toàn diện.
+ Khách quan:
Điều kiện quốc tế thuận lợi.
Sự ủng hộ của các lực lượng
tiến bộ, yêu chuộng hoà bình,
nhân dân thế giới.

Qua đó giáo dục HS lòng biết ơn công lao to
lớn của Bác Hồ đối với sự thắng lợi của cách
mạng tháng Tám.
4. Sơ kết bài học:

- Thời cơ và những quyết định của Đảng ta trong việc khởi nghĩa giành chính
quyền.
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi.
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà.
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc và chuẩn bị trước bài mới.
*. Hiệu quả khi dạy giáo án tích hợp giáo dục lồng ghép:
- Về kiến thức:
Học sinh nắm vững, hiểu, nhớ lâu kiến thức lịch sử trong chương trình học.
Việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết dạy làm cho

17


tiết dạy sinh động, học sinh hứng thú học tập hiểu thêm về cuộc đời hoạt động gian
khổ và phẩm chất cao đẹp của Bác.
- Về kỹ năng:
Học sinh nắm được kỹ năng cần tích hợp: kỹ năng hợp tác, hoạt động nhóm,
nhận định và giải quyết vấn đề, thuyết trình, giao tiếp…
- Thái độ, tinh thần học tập của học sinh:
Học sinh hứng thú, say mê học tập, nắm vững kiến thức, hiểu thêm về cuộc
đời hoạt động gian khổ và phẩm chất cao đẹp của Bác. Từ đó, giáo dục học sinh
kính yêu Bác và ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức làm theo lời
Bác dạy.
4.3. Hoạt động ngoại khoá:
- Tổ chức cho học sinh khối 8,9 đi thăm quan các di tích Lịch sử trong tỉnh như:
Đền Tép, Lam kinh, thành nhà Hồ, bảo tàng Lịch sử Thanh Hoá, một số địa danh
Bác Hồ về thăm và nói chuyện với nhân dân Thanh Hoá (Sầm Sơn, Yên Định,
Thành phố Thanh Hoá...).
- Qua đợt thăm quan trên học sinh làm bàì thu hoạch lịch sử địa phương, tổ chức

cuộc thi “Bác Hồ với Thanh Hoá. Thanh Hoá Làm theo lời Bác”. Kết quả đạt được
rất khả quan.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng học sinh làm tốt việc thực
hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
Sau nhiều năm mạnh dạn áp dụng đề tài vào thực tiễn của trường THCS
Nguyệt Ấn nhất là năm học 2015 – 2016 đạt kết quả khả quan được thể hiện qua
bảng tổng hợp sau:
Kết quả năm học 2015 – 2016 đã đạt được.
Khối

Số
HS

Xếp loại học lực
Giỏi

Khá

TB

SL

%

SL

%

SL


%

8

122

49

40,1

55

45

18

14,9

9

145

56

38,6

73

50,3


16

11,1

Tổng 267

105

39,3

128

47,9

34

12,8

Yếu
SL %

Kém
SL
%

0

0

18



III. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài:
Lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử
lớp 8, 9 là việc làm thiết thực. Xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội đã được đổi
mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa điều đó đã phát huy được tầm quan
trọng của bộ môn lịch sử. Thực tế cho thấy một số giáo viên trong quá trình dạy
cũng có giáo dục đạo đức Hồ CHí Minh cho học sinh thông qua các câu chuyện
nhưng không nói rõ câu chuyện đó giáo dục cho các em tư tưởng, đạo đức gì của
Bác để từ đó các em học tập và làm theo tấm gương của Người. Hiện nay đất nước
ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước ta trở
thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới,
thực hiện mục tiêu “xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội”. Học sinh khi ra trường phải là người vừa có tài,
có đức “ vừa hồng, vừa chuyên” nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết
học Lịch sử là rất quan trọng. Vì môn Lịch sử xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân
tộc, mỗi thời đại đều xuất hiện những anh hùng dân tộc có đầy đủ phẩm chất đạo
đức để giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc đưa đất nước ta phát triển. Tiêu biểu trong
các vị anh hùng dân tộc đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các
phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to
lớn trên mọi lĩnh vực để thế hệ trẻ chúng ta học tập và noi theo. Đây là việc làm thể
hiện rõ tinh thần trách nhiệm của nhà giáo dục đối với Đảng Bác và các tầng lớp
nhân dân hằng mong mỏi.
2. Bài học kinh nghiệm
2.1. Đối với người làm công tác quản lý:
- Phải hội tụ đủ các yếu tố: có tâm, có tầm, có tài mới cùng tập thể tháo gỡ

được những khó khăn thử thách trong việc của nhà trường.
- Phải tường tận từng công việc, phải chịu khó tìm tòi, học hỏi để tự rèn
luyện tu dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ở từng môn học. Nắm vững tình
hình nhà trường để có phương án khắc phục khó khăn giúp đỡ giáo viên hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ.
- Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phải kiên trì, bền bỉ, không nôn nóng
đốt cháy giai đoạn mới tạo được sự bền vững trong cách nghĩ và cách làm của giáo
viên.

19


- Thân tình, gần gũi với các đối tượng: Giáo viên; Học sinh; Phụ huynh;
Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể ở địa phương và khu dân cư để họ cùng vào cuộc
giúp đỡ mới đem lại thành công trong công việc.
- Giao nhiệm vụ cho giáo viên đúng người, đúng việc, chỉ bảo tận tình, tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện nhiệm vụ.
2.2. Đối với giáo viên:
Phải làm cho họ xác định được dạy học là xứ mệnh thiêng liêng, là việc làm
sáng tạo. Người Giáo viên được mệnh danh là “Kĩ sư tâm hồn, là chiến sĩ trên mặt
trận văn hóa”. Vì vậy, để dạy tốt gây hứng thú cho học sinh, góp phần giáo dục
đạo đức cho học sinh qua tiết học Lịch sử thì mỗi giáo viên cần phải sử dụng các
phương pháp dạy học, tùy theo nội dung bài học, tùy theo đối tượng học của từng
khối, lớp. Đối với việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc
lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết học Lịch sử, thì giáo
viên phải biết linh hoạt, phân bố thời gian, kiến thức cho phù hợp với từng bài.
Tránh tình trạng giáo viên quá sa đà dẫn đến việc biến tiết học Lịch sử thành tiết kể
chuyện đạo đức Hồ Chí Minh. Không truyền thụ hết nội dung trong bài học.
Tư tưởng của Bác vô cùng rộng lớn, trải dài trên nhiều lĩnh vực là “Kim chỉ
Nam” cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp công nghiệp

hóa-hiện đại hóa, trong công cuộc đổi mới hiện nay.
2.3. Đối với học sinh:
Xác định được tâm thế học tập. Thể hiện tinh thần học tập tốt, đạt kết quả
cao, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, rèn đức, luyện tài từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường và sau này trở thành người công dân có ích cho quê hương, đất nước là
việc làm các em luôn hướng tới.
3. Những đề xuất và kiến nghị:
3.1. Đối với các nhà trường: Cần thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của ngành bằng
những việc làm thiết thực.
- Nhà trường mỗi năm học phải phát động học sinh sưu tầm ảnh tư liệu lịch
sử về Bác lịch sử cách mạng…
- Phải tăng cường mua sắm các thiết bị dạy học như: Phòng truyền thống
cách mạng, ảnh tư liệu, băng hình... về Bác và các chiến sĩ cách mạng, những nhà
yêu nước để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh.
- Trong các ngày lễ lớn, hoặc chương trình ngoại khóa Lịch sử tổ chuyên
môn kết hợp với Đoàn Thanh niên- Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cho học
sinh thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
- Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách về cuộc đời hoạt
động của chủ tịch Hồ Chí Minh.
3.2. Đối với tổ chuyên môn:
-Tổ chuyên môn: Cần phải tổ chức nhiều cuộc hội thảo theo các chuyên đề
nhỏ, xác định nội dung tích hợp cụ thể tỷ mỉ; phát động các cuộc thi tìm hiểu về
20


cuộc đời hoạt động của Bác theo từng chủ đề, chủ điểm đi sâu từng bài học để tất
cả giáo viên cùng hiểu và cùng làm.
- Để nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện mục tiêu của Đảng là giáo dục,
đào tạo thế hệ trẻ vừa có trí thức giỏi, vừa có đạo đức tốt mỗi giáo viên phải không
ngừng nâng cao tri thức, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, thực hiện linh hoạt các

phương pháp dạy học trong thực tiễn. Đưa những sáng kiến hay áp dụng vào bài
học để học tập lẫn nhau nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
3. 3. Đối với giáo viên:
Phải thật sự tâm huyết, chuyên cần chịu khó học hỏi để tự rèn luyện học tập
để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Làm tốt công tác phối hợp
giao lưu học hỏi, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
3. 4. Đối với học sinh:
Cần được sự giúp đỡ của phụ huynh, của thầy cô và các tổ chức chính trị xã
hội để các em có cái nhìn thiện cảm đối với môn lịch sử. Để các em xác định được
tâm thế học nghiêm túc mới đạt hiệu quả cao.
Trên đây, là một vài kinh nghiệm trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện
việc giáo dục lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử ở lớp
8;9 cho học sinh trường THCS Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc. Hy vọng những kinh
nghiệm nhỏ bé này có thể giúp đồng nghiệp có chung hướng đi tốt hơn trong việc
giáo dục lồng ghép ở môn học. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để
việc giáo dục lồng ghép trong môn Lịch Sử lớp 8;9 (nói riêng) và các môn học khác
(nói chung) đạt hiệu quả cao. Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2016
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Tác giả

Lê Thị Bình

21


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU VỀ VIỆC THỰC HIỆN DẠY HỌC TÍCH
HỢP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

TRONG MÔN LỊCH SỬ TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỆT ẤN
1. Triển khai
việc học tập
và làm theo
tấm gương
đạo đức Hồ
Chí Minh tại
trường THCS
Nguyệt Ấn.
Chuyên đề “
Nêu cao tinh
thần trách
nhiệm, chống
chủ nghĩa cá
nhân, nói đi
đôi với làm”

2. Hình ảnh
về cuộc hội
thảo chuyên
đề dạy học
lồng ghép tư
tưởng đạo
đức Hồ Chí
Minh trong
môn Lịch sử
của trường
THCS
Nguyệt Ấn
tại các tổ

chuyên môn.

22


3. Giờ dạy thực nghiệm tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh tại trường THCS Nguyệt Ấn

4. Tuyên
dương
khen
thưởng
cho các
HS có
thành tích
xuất sắc
trong việc
học tập và
làm theo
tấm
gương đạo
đức Hồ
Chí Minh
tại trường
THCS
Nguyệt Ấn

23




×