Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Ảnh hưởng của nacl đến sinh trưởng và hàm lượng prolin của một số giống rau cải ngọt trong môi trường thủy canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
--------------------------

LẠI THỊ THU HOÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA NACl ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG PROLIN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG RAU CẢI NGỌT
TRONG MÔI TRƯỜNG THỦY CANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. NGUYỄN VĂN MÃ

HÀ NỘI - 2016


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Nhà
trường, thầy cô và các bạn.
Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới thầy
giáo, PGS. TS Nguyễn Văn Mã là người trực tiếp hướng dẫn và đã tận tình
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.


Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Phòng thí nghiệm Sinh lý thực
vật, Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn
thành khóa luận.
Em xin cảm ơn sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của gia đình, bạn bè.
Sự giúp đỡ của tất cả mọi người là động lực cho em trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình làm đề tài do bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa
học, máy móc, trang thiết bị nên em không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lại Thị Thu Hoài

Lại Thị Thu Hoài


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu: “Ảnh hưởng của NaCl đến sinh
trưởng và hàm lượng prolin của một số giống rau cải ngọt trong môi
trường thủy canh” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và không trùng lặp với
kết quả của các tác giả.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Lại Thị Thu Hoài

Lại Thị Thu Hoài


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
5.Ý nghĩa lí luận và thực tiễn ......................................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
1.1. Đặc điểm sinh học và giá trị của cây cải ngọt ........................................ 5
1.1.1. Đặc điểm sinh học của cải ngọt ........................................................ 5
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cải ngọt ............................ 5
1.2. Gieo trồng cây cải ngọt ........................................................................... 6
1.2.1. Thời vụ .............................................................................................. 6
1.2.2. Gieo trồng và chăm sóc .................................................................... 6
1.3. Ảnh hưởng của muối đối với quá trình sinh trưởng và hàm lượng prolin
của thực vật .................................................................................................... 8
1.3.1.Ảnh hưởng của NaCl đến sinh trưởng của thực vật .......................... 8
1.3.2.Ảnh hưởng của NaCl đến hàm lượng prolin ..................................... 9

1.4. Kĩ thuật thủy canh ................................................................................. 11
1.5. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của NaCl đến cây trồng nói chung và
cải ngọt nói riêng.......................................................................................... 13
1.5.1.Trên thế giới ..................................................................................... 13
1.5.2. Ở Việt Nam...................................................................................... 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 17

Lại Thị Thu Hoài


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 17
2.2.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh lí ............................................ 19
2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu thống kê ................................................ 20
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 21
3.1. Ảnh hưởng của NaCl đến sinh trưởng của cải ngọt.............................. 21
3.1.1. Ảnh hưởng của NaCl đến sự nảy mầm và sinh trưởng của mầm
cải ngọt...................................................................................................... 21
3.1.2. Ảnh hưởng của NaCl đến sinh trưởng của cây cải ngọt ................ 31
3.2. Ảnh hưởng của NaCl đến hàm lượng prolin của cải ngọt .................... 38
3.2.1. Ảnh hưởng của NaCl đến hàm lượng prolin của mầm cải ngọt ..... 38
3.2.2. Ảnh hưởng của NaCl đến hàm lượng prolin của lá cải ngọt ......... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45
PHỤ LỤC


Lại Thị Thu Hoài


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của NaCl tới tỉ lệ nảy mầm của 2 giống cải ngọt ........ 21
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của NaCl tới thời gian sinh trưởng của hạt 2 giống
cải ngọt ............................................................................................ 24
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của NaCl đến chiều dài mầm của 2 giống cải ngọt ..... 27
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của NaCl tới khối lượng tươi của mầm hai giống cải
ngọt SV-100, TLP-198 sau khi xử lý mặn NaCl ............................ 30
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của NaCl đến chiều cao cây của 2 giống cải ngọt
SV-100, TLP-198 ............................................................................ 32
Bảng 3.6. Sự thay đổi diện tích lá của 2 giống cải ngọt SV-100 và TLP-198
khi nhiễm mặn................................................................................. 34
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của NaCl tới khối lượng tươi của hai giống cải ngọt .. 36
Bảng 3.8. Hàm lượng prolin của mầm cải ngọt khi xử lí NaCl ...................... 38
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của NaCl đến hàm lượng prolin của lá cải ngọt .......... 41

Lại Thị Thu Hoài


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sinh trưởng mầm của 2 giống cải ngọt sau 2 ngày xử lý mặn
NaCl .................................................................................................. 25
Hình 3.2. Chiều dài mầm của giống cải ngọt SV-100 và TLP-198 sau khi
nhiễm mặn 2 ngày ............................................................................. 29
Hình 3.3. Sự thay đổi hàm lượng prolin của mầm hai giống cải ngọt
SV-100 và TLP-198 sau khi nhiễm mặn .......................................... 39
Hình 3.4. Sự thay đổi hàm lượng prolin ở lá hai giống cải ngọt SV-100
và TLP-198 sau khi nhiễm mặn ........................................................ 42

Lại Thị Thu Hoài


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cải ngọt có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Rau cải ngọt được xem là siêu
thực phẩm có hàm lượng calo và chất béo thấp song lại chứa nhiều chất bổ
dưỡng cho cơ thể (canxi, sắt, photpho…). Hấp thụ hàm lượng cao rau cải ngọt
có thể giảm nguy cơ ung thư kết tràng, phổi, bàng quang, vú, tuyến tiền liệt và
các loại ung thư khác. Ngoài ra, rau họ cải còn giúp tăng cường sức khỏe cho
đôi mắt, cung cấp canxi và vitamin K cho xương chắc khỏe. Thậm chí, rau họ
cải chứa hàm lượng vitamin C cao hơn cả trái cam, có tác dụng bảo vệ tim
mạch và ngăn ngừa khuẩn H. Pylori. Trong tất cả các loại rau, cải ngọt là thực
phẩm gắn tốt nhất với axit mật, giúp giảm lượng cholesterol và bảo vệ chống
lại một số bệnh ung thư. Cải ngọt chứa một nhóm hóa chất thực vật đặc biệt
để tăng cường hệ thống giải độc tự nhiên của cơ thể.

Năm 2011, Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong Top sản xuất rau trên thế
giới sau Trung quốc, tiếp đến là Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc [30]. Hiện
nay sản xuất rau ở Việt Nam, tạo nhiều việc làm và thu nhập cao cho người
sản xuất so với một số cây trồng hàng năm khác. Cùng với nhu cầu tiêu dùng
về các sản phẩm rau ngày càng cao đã kéo theo sản xuất rau trong những năm
vừa qua tăng lên cả về số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việt Nam có khả năng sản xuất rau quanh năm với số lượng, chủng loại rau
rất phong phú đa dạng 60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong
vụ hè thu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu trong đó có các
giống rau cải.
Cải ngọt không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn đem lại giá trị kinh tế,
do vậy ở Việt Nam cải ngọt đang được trồng khắp nơi, các tỉnh miền Bắc,
miền Nam và cả các tỉnh duyên hải miền Trung có nhiều vùng đối tượng đang
chịu tác động mạnh mẽ của đất mặn.

Lại Thị Thu Hoài

1


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra, sự nóng lên của trái đất gây ra
hiện tượng băng tan làm nước biển dâng lên ăn sâu vào đất liền khiến cho
diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn khá nặng và trên một diện tích rộng.
Việt Nam với đường bờ biển trải dài (3.444km), hiện trạng đất mặn
chiếm gần 6% tổng diện tích đất tự nhiên trên cả nước (xấp xỉ 2 triệu ha) tập
trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng thấp, ven biển như Hải Phòng, Nam

Định, Huế,…và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long - các vùng Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, ảnh hưởng xấu đến các việc canh tác, năng suất
cây trồng của nhân dân. Theo nguồn thông tin năm 2015, mặn xâm nhập bất
thường lần đầu tiên trong 20 năm qua tại Hậu Giang với độ mặn dao động từ
1,1‰ đến hơn 6‰ gây hậu quả nghiêm trọng làm lúa, gia súc chết và người
dân mất mùa.
Đất nhiễm mặn đang ngày càng ảnh hưởng xấu đến hàng ngàn hecta đất
nông nghiệp và đe dọa lớn đến sản xuất nông nghiệp bởi đất mặn có thành
phần cơ giới nặng, khả năng thấm nước kém, chứa nhiều muối tan dưới dạng
NaCl, Na2S04 ảnh hưởng đến quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây, hoạt
động của vi sinh vật yếu… làm cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất
nông sản giảm. Nhiễm mặn nặng có thể gây chết cho cây, gây thiệt hại lớn
cho người trồng.
Trước tình hình thực tế này đòi hỏi phải tìm ra được các giống cải ngọt
có khả năng chịu mặn cũng như nghiên cứu các đặc điểm sinh lý và sinh
trưởng liên quan đến khả năng chống chịu mặn để đảm bảo canh tác hiệu quả
trên vùng đất bị nhiễm mặn.
Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của
mặn đến năng suất, chất lượng cũng như các chỉ tiêu sinh hóa ở thực vật như:
nghiên cứu ảnh hưởng và giải pháp khắc phục của sự xâm nhiễm mặn đến
năng suất, chất lượng của một số cây trồng chính (lúa, khoai, lạc) ở vùng

Lại Thị Thu Hoài

2


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ [9], khả năng chịu mặn của một số
nguồn gen lúa lưu giữ tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia [7] hay nghiên
cứu ảnh hưởng của nồng độ NaCl tới sự tích lũy prolin, glyxin betain và axit
ascobic ở mầm đậu tương [8]… Tuy nhiên, việc nghiên cứu này chủ yếu trên
các đối tượng cây trồng chính ở Việt Nam như: lúa, ngô, cà chua, cây họ Đậu
[9], [14] ,[5], [6]… Còn đối với rau cải ngọt mới chỉ được quan tâm khía cạnh
khác, đó là tình hình sản xuất cải ngọt [16] hay ảnh hưởng của giá thể đến năng
suất, chất lượng [17] … Tóm lại, các kết quả nghiên cứu về mặn trên thế giới
và ở Việt Nam rất phong phú nhưng mới chỉ tập trung vào nhóm đối tượng cây
trồng chính còn chưa có đề tài nào nghiên cứu ảnh hưởng của mặn trên đối
tượng cải ngọt ở Việt Nam.
Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh
hưởng của NaCl đến sinh trưởng và hàm lượng prolin của một số giống
cải ngọt trong môi trường thủy canh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hàm lượng prolin của hai giống cải
ngọt SV-100 và TLP-198 trong môi trường mặn NaCl.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của NaCl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
cải ngọt
Ảnh hưởng của NaCl đến sinh trưởng mầm cải ngọt
 Tỉ lệ nảy mầm
 Thời gian sinh trưởng mầm
 Chiều dài mầm
 Khối lượng tươi
Ảnh hưởng của NaCl đến sinh trưởng cây con
 Chiều cao cây

Lại Thị Thu Hoài


3


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

 Diện tích lá
 Khối lượng tươi
Xác định ảnh hưởng của NaCl đến hàm lượng prolin của cải ngọt
Ảnh hưởng của NaCl đến hàm lượng prolin của mầm cải ngọt.
Ảnh hưởng của NaCl đến hàm lượng prolin của lá cải ngọt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chúng tôi sử dụng là 2 giống cải ngọt: SV-100 và TLP-198
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của NaCl đến sinh trưởng
và hàm lượng prolin của 2 giống cải ngọt ở 2 giai đoạn nảy mầm và giai đoạn
cây con.
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu khoa học và Chuyển
giao công nghệ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
5.Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Ý nghĩa lí luận: Bổ sung một số dữ liệu về ảnh hưởng của NaCl đến sinh
trưởng và hàm lượng prolin đến cải ngọt nói riêng và thực vật nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu góp phần xác định nồng độ NaCl thích
hợp cho sinh trưởng và đánh giá khả năng chịu mặn của hai giống cải ngọt để
lựa chọn giống trồng ở nơi nhiễm mặn.

Lại Thị Thu Hoài

4



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học và giá trị của cây cải ngọt
1.1.1. Đặc điểm sinh học của cải ngọt
Cải ngọt có tên khoa học là Brassica integrifolia, thuộc Họ Cải
(Brassicaceae), còn gọi là họ Thập tự (Cruciferae), là một họ thực vật có
hoa. Các cây trồng trong họ này gần như đều có chứa chữ cải trong tên gọi.
Cây thảo, cao tới 50 - 100 cm, thân tròn, không lông, lá có phiến xoan
ngược tròn dài, đầu tròn hay tù, gốc từ từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập,
trắng trắng, gân bên 5 - 6 đôi, cuống dài, tròn. Chùm hoa ở ngọn, cuống hoa dài
3 – 5 cm, hoa vàng tươi, quả cải dài 4 – 11 cm, có mỏ, hạt tròn.
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cải ngọt
Rau cải ngọt được xem là siêu thực phẩm có hàm lượng calo và chất
béo thấp song lại chứa nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể: đường, vitamin
B1,C,K ; coban, iot… Rễ và lá có nhiều chất kiềm thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc
đẩy cơ thể tiếp thu albumin bảo vệ gan, chống mỡ trong gan. Hấp thụ hàm
lượng cao rau cải ngọt có thể giảm nguy cơ ung thư kết tràng, phổi, bàng
quang, vú, tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác.
Trong 100 g cải, phần ăn được có thành phần hóa học như sau:
Muối khoáng (mg%)

Vitamin (mg%)

Nước: 93,8


Ca: 89

B1: 0,07

Protein: 1,7

K: 221

B2: 0,10

Gluxit: 1.9

Fe: 1,90

C: 51

Xenlulozo: 1,8

Mg: 23

PP: 0,8

Tro: 0,6

P: 14

(Nguồn: Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học
năm 2007)


Lại Thị Thu Hoài

5


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Do thành phần dinh dưỡng phong phú và giá trị y học cao nên cải ngọt
trở thành món ăn thông dụng của nhiều nước và được trồng rộng rãi. Rau cải
dễ ăn và cũng dễ chế biến thành các món: salat trộn, luộc, xào với lòng, xào
thịt hay ăn lẩu…
Cải ngọt là giống ngắn ngày, có thể trồng nhiều vụ trên một năm do đó
đem lại giá trị kinh tế cao so với các giống cây trồng khác và được nhiều
người lựa chọn để trồng.
1.2. Gieo trồng cây cải ngọt
1.2.1. Thời vụ
Cải ngọt là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ
từ 25 đến 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do đó sản lượng thu
hoạch trên một đơn vị diện tích rất lớn, chi phí đầu tư rất thấp mà lợi nhuận
lại rất cao, việc tiêu thụ khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên
đây là loại rau được bà con nông dân trồng nhiều.
Cải ngọt có thể trồng quanh năm, nhưng trong mùa khô cho năng suất
cao hơn, đặc biệt là trong vụ đông xuân. Vụ đông xuân: gieo từ tháng 8 đến
tháng 11, vụ hè thu: gieo từ tháng 2 đến tháng 6 [16].
Nếu trồng trong tháng 12, tháng 1 cần theo dõi chặt chẽ sâu hại để phòng
trừ kịp thời. Mùa mưa phải làm giàn che để bảo vệ cây để tránh giập lá.
1.2.2. Gieo trồng và chăm sóc
Chọn đất và làm đất: Chọn vùng đất cao ráo, loại đất cát pha hoặc thịt

nhẹ có cấu tượng tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước để trồng. Đất được cày bừa
kỹ, nhặt sạch cỏ, để khô và đập nhỏ rồi lên luống. Tránh để đất to khi gieo hạt
sẽ khó nảy mầm và cây phát triển kém. Luống trồng cải thích hợp có chiều
rộng khoảng 1 m, lên luống cao 20 cm, mùa mưa có thể cao 25 cm, rãnh
luống rộng 30 cm để dễ thoát nước, tránh úng ngập.

Lại Thị Thu Hoài

6


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Bón phân: Cần phối hợp một tỷ lệ và khối lượng hợp lý giữa phân hữu
cơ và phân vô cơ (N, P, K), là điều kiện quan trọng để đảm bảo năng suất và
chất lượng rau. Mỗi sào Bắc bộ (360 m2) cần bón lót khoảng 300-500 kg phân
chuồng hoai mục, nếu không có phân chuồng có thể dùng 15-20 kg phân vi
sinh loại đảm bảo chất lượng. Sau khi đã bón lót phân chuồng đều khắp trên
mặt luống, ta dùng đất bột lấp lại một lớp mỏng để đến khi gieo hạt giống
không bị tiếp xúc trực tiếp với phân dễ ảnh hưởng đến sự nảy mầm và sinh
trưởng của cây sau này.
Phòng trừ sâu bệnh: Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như:
các loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các
loại thuốc sau để phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để
diệt trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh
thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất.
Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân
canh cây trồng, bón phân cân đối...

Gieo hạt và chăm sóc: Khi gieo hạt cần gieo thành từng nắm nhỏ và gieo
đi, gieo lại vài lần cho đều. Lượng hạt giống cần gieo cho mỗi sào Bắc bộ là từ
200 - 250 g. Sau khi gieo xong cần phủ lên mặt luống một lớp tro bếp vừa giữ
ẩm, vừa tránh kiến tha hạt. Tiếp theo ta phủ một lớp rơm rạ đã được phơi khô,
cắt dài khoảng 5 cm để giữ ẩm cho hạt, tránh xô hạt khi ta tưới sau này và
nhằm hạn chế cỏ dại phát triển. Tưới nhẹ và giữ cho mặt luống luôn đủ ẩm
thường xuyên cho hạt nhanh nảy mầm và cây nhanh phát triển. Sau khi gieo hạt
khoảng 10 ngày cây có chiều cao từ 10 - 15 cm. Nếu dày quá hoặc xuất hiện
những cây bị sâu bệnh thì tỉa bớt. Nếu có sâu cuốn lá xuất hiện thì có thể phun
thuốc trừ sâu vi sinh. Nếu thời tiết hanh khô nên tưới nước 2 lần/ngày, còn trời
mưa thì 4 ngày tưới/lần. Việc bón thúc giai đoạn này cũng nên dùng phân vi
sinh hòa loãng và tưới vào gốc, không nên tưới lên lá. Ba ngày tưới phân loãng
một lần và ngừng tưới phân, phun thuốc trước khi thu hoạch 1 tuần [1],[2].

Lại Thị Thu Hoài

7


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.3. Ảnh hưởng của muối đối với quá trình sinh trưởng và hàm lượng
prolin của thực vật
1.3.1. Ảnh hưởng của NaCl đến sinh trưởng của thực vật
Sinh trưởng là quá trình thể hiện kết quả hoạt động của các quá trình
sinh lý và trao đổi chất dưới tác động của môi trường [10].
Ngay từ đầu tiên của sinh trưởng: hạt nảy mầm đã thấy rõ hiện tượng
muối ức chế nảy mầm, làm cho mầm mảnh hơn. Nguyên nhân hiện tượng này

thường gắn với stress thẩm thấu. Sự trương hạt có thể diễn ra ở nồng độ muối
khá cao, đến mức mà sinh trưởng mầm không thể diễn ra được còn để mầm
sinh trưởng cần ở nồng độ muối thấp [10].
Khi bị mặn, hoạt động của các enzim phân hủy ở nội nhũ bị giảm sút, do
đó ức chế sinh trưởng dẫn đến sự tích tụ quá mức sản phẩm thủy phân của nội
nhũ và ở mầm đang sinh trưởng. Quá trình tổng hợp mới chất hữu cơ xảy ra
yếu ớt.
Sự hình thành cơ quan mới khi bị mặn chậm hơn đối chứng, đồng thời
kích thước của chúng cũng nhỏ hơn. Điều này xảy ra ở cả cơ quan sinh trưởng
và cơ quan sinh sản. Sự thay đổi trong việc tạo cơ quan sinh sản liên quan tới
sự phá vỡ chức năng của mô phân sinh của đỉnh sinh trưởng khi bị mặn. Muối
gây ra sự giảm kích thước đỉnh sinh trưởng và kìm hãm việc chuyển sang giai
đoạn tạo cơ quan của chúng [10].
Muối thường ức chế sinh trưởng rễ nhiều hơn vì rễ là phần tiếp xúc với
muối nhiều hơn chồi và các cơ quan trên mặt đất. Sự tổn thương vùng kéo dài
và vùng lông hút của rễ, gây ra sự thiếu nước và đói dinh dưỡng cho cây. Ở
lá, do muối tích tụ nên chỉ sau vài giờ các tế bào lá cũng như các tế bào rễ
giảm sinh trưởng. Sau một số ngày thấy rõ sự giảm tốc độ xuất hiện lá mới
đồng thời giảm kích thước tối đa của lá, lúc này sinh trưởng của lá bị ức chế
nhiều hơn rễ, những lá già xuất hiện tổn thương. Qua một số tuần có một số lá
bị chết, đồng thời nhận thấy ức chế sinh trưởng chồi [10].

Lại Thị Thu Hoài

8


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


Nghiên cứu sâu về nguyên nhân bên trong gây ra sự kìm hãm sinh
trưởng do muối thấy sự sinh trưởng phụ thuộc vào hai yếu tố: sự tăng số
lượng tế bào và sự tăng trưởng của các tế bào.
Trong điều kiện mặn, thực vật thường sử dụng muối trước tiên để làm cơ
sở điều hòa thẩm thấu, chúng chuyển ion muối dự trữ ở không bào. Còn việc
cân bằng thẩm thấu giữa không bào với xytosol được đảm bảo bởi các chất
tan: đường sacaroza, sorbitol, prolin, glyxin betain…, trong đó prolin, GB còn
có thêm vai trò bảo vệ enzyme [10].
Để thích nghi với điều kiện stress muối trong môi trường, thực vật có
những phản ứng chống chịu mặn như: điều chỉnh áp suất thẩm thấu và cân
bằng ion trong tế bào, kiểm soát hút ion ở rễ, kiểm soát vận chuyển muối
trong cây, chống chịu stress oxi hóa, tổng hợp protein stress,…
Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của mặn đến
sinh trưởng ở thực vật, các kết quả nghiên cứu đều cho rằng nồng độ muối
cao tác động xấu đến sinh trưởng của cây. Tác giả Farsiani và cộng sự trong
nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng có sự suy giảm về sinh trưởng: tỉ lệ nảy
mầm, chiều dài rễ mầm, thân mầm, khối lượng tươi khô của rễ mầm và thân
mầm khi cây ngô được thực nghiệm trên môi trường NaCl [27]. Một nghiên
cứu của tác giả Kulkarni và cộng sự trên đối tượng cà chua ở giai đoạn nảy
mầm và cây con cũng thông báo kết quả tương tự [25].
1.3.2.Ảnh hưởng của NaCl đến hàm lượng prolin
Ngoài những thay đổi về chỉ tiêu sinh lý nói trên thì trong điều kiện hạn,
mặn… cơ thể thực vật còn có những biến đổi đáp ứng về sinh hóa trong đó sự
tăng hàm lượng prolin là có ý nghĩa nhất.
Prolin hay α-pirolidin cacboxylic là một α-iminoaxit ưa nước có công
thức phân tử C5H9NO2, có mạch bên là hidrocacbua khác với các axit amin
khác ở chỗ nhóm amin bậc 1 ở Cα liên kết với cacbon của mạch bên tạo thành
vòng pirolidin.


Lại Thị Thu Hoài

9


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Cấu trúc không gian của prolin

Công thức cấu tạo

Prolin là một axit amin có khả năng hòa tan mạnh trong nước, giữ nước
và lấy nước cho tế bào. Prolin được tích lũy ở lá cây của nhiều loài thực vật,
mô lá, mô phân sinh chóp rễ của thực vật, tích lũy trong hạt phấn bị làm khô,
tích lũy ở vùng chóp rễ đang sinh trưởng và những tế bào thực vật nuôi cấy
trong môi trường huyền phù đã thích nghi với điều kiện stress nước. Prolin
bảo vệ màng tế bào và protein chống lại ảnh hưởng bất lợi của sự tập trung
cao các ion vô cơ và nhiệt độ.
Quá trình tổng hợp prolin nằm ở trung tâm của sự chuyển hóa cacbon và
đồng hóa nitơ. Bất kỳ sự thay đổi về nồng độ prolin (có thể là liên quan stress
hoặc không) sẽ đi kèm với những thay đổi trong quá trình chuyển hóa tổng
hợp nitơ, cũng ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các phân tử khác, như protein và
polyamine.
Phân tử prolin có cấu trúc vòng (pirolidin), cấu trúc này tạo nên cho
prolin một hình dáng vững chắc hơn so với các axit amin khác. Như vậy, vai
trò của prolin trong chống chịu stress nước ở thực vật thể hiện: prolin tham
gia điều chỉnh áp suất thẩm thấu của nội bào và tham gia vào cấu trúc bảo vệ
màng và protein, chống oxy hóa, điều hòa pH tế bào chất, lưu trữ cacbon và

nitơ, bảo vệ trao đổi chất chống lại điều kiện stress. Sự tích lũy prolin là một
phản ứng chuyển hóa thông thường ở thực vật trong điều kiện thiếu hụt nước
và stress muối, đây là chủ đề được các nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều
năm qua.

Lại Thị Thu Hoài

10


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trong điều kiện mặn, thực vật thường sử dụng muối trước tiên để làm cơ
sở điều hòa thẩm thấu, chúng chuyển ion muối dự trữ ở không bào. Còn việc
cân bằng thẩm thấu giữa không bào với xytosol được đảm bảo bởi các chất
tan: đường sacaroza, sorbitol, prolin, glyxin betain…, trong đó prolin, GB còn
có thêm vai trò bảo vệ enzyme do đó tăng cường tổng hợp prolin trong tế
bào[10].
Đã có nhiều công trình ở nước ngoài nghiên cứu trên các đối tượng thực
vật và cây trồng khác nhau, để tìm hiểu về cơ chế tổng hợp, chuyển hoá
prolin… liên quan đến vai trò của prolin đối với tính chịu hạn, chịu mặn của
thực vật.
Tác giả Kishor và CS (1995) [18] nghiên cứu cây thuốc lá được chuyển
gen (gen liên quan đến sinh tổng hợp prolin – P5CS) trong điều kiện hạn
nước, hạn muối, kết quả cho thấy hàm lượng prolin gấp khoảng từ 10-18 lần
so với đối chứng. Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về vai trò của
prolin đối với khả năng chịu hạn của nhiều loại cây trồng cũng cho kết quả có
mối tương quan thuận giữa tính chống chịu của cây với hàm lượng prolin gia

tăng của các đối tượng nghiên cứu. Trên các đối tượng cà chua, đậu xanh, đậu
tương, ngô … khi nghiên cứu cũng cho thấy có sự tích lũy prolin trong cây
sống trong điều kiện thiếu nước hay stress muối rất đáng kể [6], [14,] [27].
1.4. Kĩ thuật thủy canh
Thủy canh là hình thức canh tác không dùng đất. Cây được trồng trên
hoặc trong dung dịch dinh dưỡng, sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước
dưới dạng dung dịch thủy canh và tùy theo từng kĩ thuật mà toàn bộ hoặc một
phần rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng.
Một số dung dịch dinh dưỡng đầy đủ thường dùng cho một số cây trồng
phù hợp [11]:
- Dung dịch Knop: dùng cho lúa mì, đậu, cà chua, khoai tây…
- Dung dịch Wrangell: dùng cho ngô

Lại Thị Thu Hoài

11


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Dung dịch Detmer: dùng cho ngô, đậu…
Phân loại hệ thống thủy canh: Căn cứ vào đặc điểm dung dịch dinh
dưỡng có thể chia hệ thống thủy canh làm 2 loại (FAO, 1992):
Hệ thống thủy canh tĩnh: dung dịch dinh dưỡng không chuyển động
trong quá trình trồng cây. Rễ cây được nhúng một phần hay hoàn toàn trong
dung dịch dinh dưỡng. Hệ thống này có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp vì
không cần hệ thống làm chuyển động dung dịch nhưng hạn chế là thường
thiếu oxy và pH thường giảm gây hại cho cây.

Hệ thống thủy canh động: Dung dịch có chuyển động trong quá trình
trồng cây. Hệ thống này chi phí cao hơn nhưng rễ cây không bị thiếu oxy. Các
hệ thống thủy canh được hoạt động trên nguyên lý thủy triều, sục khí và tưới
nhỏ giọt.
Theo Lê Đình Lương (1995), trồng cây bằng phương pháp thủy canh có
nhiều ưu điểm:
- Có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây, các loại dinh dưỡng
được cung cấp theo yêu cầu của từng loại rau, có thể loại bỏ các chất gây hại
cho cây và không có các chất tồn dư từ vụ trước.
- Tiết kiệm nước do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ đựng dung
dịch nên nước không bị thất thoát do ngấm vào đất hoặc bốc hơi.
- Giảm chi phí công lao động do không phải làm một số khâu như làm
đất, làm cỏ, vun xới và tưới.
- Dễ thanh trùng vì chỉ cần rửa bằng formaldehyt loãng và nước lã sạch.
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo thực vật và điều chỉnh được hàm lượng
dinh dưỡng nên tạo ra sản phẩm rau an toàn đối với người sử dụng.
- Trồng được rau trái vụ do điều khiển được các yếu tố môi trường.
- Nâng cao năng suất và chất lượng rau: năng suất rau có thể tăng từ 25 –
500%.

Lại Thị Thu Hoài

12


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.5. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của NaCl đến cây trồng nói chung

và cải ngọt nói riêng
1.5.1.Trên thế giới
Trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học kĩ thuật đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính chống chịu của cây trồng
như: Bates (1996), Bamet N. M, Naylor A.W (1996),Thomashow MI (1998),
Xiao B.,Yhuang, NTang (2007) , Volcova A.M (1984) ,… nghiên cứu về tính
chịu mặn, chịu hạn và chịu lạnh ở lúa, lúa mì, đậu trương và thực vật khác.
Eduardo Blumwald, ĐH California, Mỹ đã nghiên cứu tạo ra giống cà chua
biến đổi gen có khả năng chống chịu tốt khi sống trên vùng đất nhiễm mặn mà
vẫn cho quả cà chua thơm ngon.
Trên đối tượng cây thuốc lá, tác giả Kishor P.B.K và cộng sự (1995) [21]
nghiên cứu cây thuốc lá được chuyển gen (gen liên quan đến sinh tổng hợp
prolin - P5CS) trong điều kiện hạn nước, hạn muối. Kết quả cho thấy hàm
lượng prolin gấp khoảng từ 10 - 18 lần so với đối chứng. Thực vật được
chuyển gen (gen P5CS) cũng được nghiên cứu trên đối tượng là cây đậu
tương (De Ronde J.A.; R.N. Laurie ; T.Caetano; M.M Greyling; I.Kerepesi
2004). Các tác giả tiến hành so sánh giữa dòng đậu tương chuyển gen P5CS
và dòng đậu tương không được chuyển gen cho thấy: dòng đậu tương chuyển
gen có khả năng chịu mặn tốt hơn [22].
Tác giả Farsiani và cộng sự trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng có
sự suy giảm về tỉ lệ nảy mầm, chiều dài rễ mầm, thân mầm, khối lượng tươi
khô của rễ mầm và thân mầm khi cây ngô được thực nghiệm trên môi trường
NaCl [27]. Một nghiên cứu của tác giả Kulkarni và cộng sự trên đối tượng cà
chua ở giai đoạn nảy mầm và cây con cũng thông báo kết quả tương tự [25].
Trước đây, khi nghiên cứu về phản ứng của nảy mầm của đậu xanh, tác
giả Al-Rawi IMT và cộng sự cũng cho biết: tỉ lệ nảy mầm, chiều dài rễ mầm,

Lại Thị Thu Hoài

13



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

chiều dài thân mầm, trọng lượng và trọng lượng khô của cây đều bị ảnh
hưởng khi áp suất của môi trường tăng lên [24].
Theo Basalah MO (2010) áp suất thẩm thấu được tạo ra bởi NaCl có ảnh
hưởng tới tỉ lệ nảy mầm, chiều dài rễ mầm, thân mầm, trọng lượng tươi và
trọng lượng khô (rễ mầm và thân mầm) [14].
Một nghiên cứu mới xác định giống rau chịu mặn để có thể canh tác ở
khu vực ven biển đó là nghiên cứu của nhóm tác giả Youping Sun, Joseph
Masabni, và Genhua Niu: nghiên cứu tìm hiểu cây con của 10 loại rau phổ
biến, gồm cà tím, bông cải xanh, cải xoăn, cải bắp Trung Quốc, cà chua, rau
bina, dưa chuột, củ cải, củ cải đỏ, và rau cải Trung Quốc. Kết quả cho thấy
rằng các loại rau khác đã có sự thiệt hại rõ ràng từ muối. Khi bị ngập trong
nước biển mô phỏng, thì bắp cải Trung Quốc bị giảm mạnh nhất, trong khi đó
rau bina, cà chua, cà tím giảm trọng lượng khô ít nhất so với các cây trong
nhóm đối chứng, các nhà khoa học cho biết: “Sau hai tuần bị ngập trong nước
biển mô phỏng, thì tỷ lệ quang hợp ròng của bông cải xanh, cải xoăn, rau
bina, và cà chua giảm từ 43% đến 67%, tốc độ thoát hơi nước giảm từ 35%
đến 66%, và độ dẫn khí khổng giảm từ 51% đến 82%” [16].

Cây con sau 2 ngày ngập trong nước biển mô phỏng đã bị thiệt hại thấy rõ. Ở
phía bên trái ảnh (từ trên xuống): rau bina, dưa chuột, củ cải đỏ, bông cải
xanh, và cà chua. Ở phía bên phải ảnh (từ trên xuống): cải xoăn, mướp, củ
cải, rau cải Trung Quốc và cà tím. Ảnh: Youping Sun [16].

Lại Thị Thu Hoài


14


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.5.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Tường Vân, Lê Trần Bình, Lê Thị Muội
(1994) tiến hành đánh giá khả năng chịu mặn (NaCl) của CR203, Lốc, C8, Co
ở mức độ mô sẹo, sau khi bổ sung NaCl 1% và 2%. Sau 12 tuần theo dõi khả
năng chịu muối của giống Co là cao nhất và giống CR203 có khả năng chịu
mặn thấp nhất [14].
Tăng Thị Hạnh, Dương Thị Hồng Mai, Trần Văn Luyện, Phạm Văn
Cường, Lê Khả Tường, Phan Thị Nga, nghiên cứu khả năng chịu mặn của
một số nguồn gen lúa lưu giữ tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia. Phân tích
tác động của các mức mặn khác nhau lên khả năng quang hợp, hàm lượng
chlorophyl và khối lượng chất khô của các giống lúa: Nước mặn dạng 1 (G1),
Lúa chăm (G2), Cườm dạng 1 (G3), Chiêm rong (G4), Lúa chăm biển (G5), 2
giống đối chứng mẫn cảm với mặn IR28 (Đối chứng 1) và kháng mặn A69-1
(Đối chứng 2) và đưa ra kết luận: 2 nguồn gen Cườm dạng 1 và Chiêm rong
có khối lượng chất khô tích lũy cao nhất, có tiềm năng cho năng suất cao
nhất, là 2 nguồn gen giống có khả năng chịu mặn tốt hơn các nguồn gen còn
lại [7].
Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang nghiên cứu khả năng chịu mặn của một
số giống lúa tại đồng bằng sông Cửu Long tiến hành tạo môi trường mặn bằng
cách hòa tan NaCl trong nước cất và xử lí mặn trong 3 tuần, sau đó theo dõi
các chỉ tiêu và thấy rằng các chỉ tiêu: khối lượng khô của thân mầm, rễ mầm
đều chịu ảnh hưởng của mặn [3].
Tác giả Đào Quang Thắng đã nghiên cứu khả năng chịu mặn ở giai đoạn

nảy mầm và cây non của hai giống ngô V98-1 và CP33 và đưa ra kết luận
giống ngô V98-1 có khả năng chịu mặn tốt hơn nhờ so sánh các chỉ tiêu: sinh
trưởng, hàm lượng đường tan, hoạt độ catalaza và một số enzim trong giai
đoạn nảy mầm và cây non [14].

Lại Thị Thu Hoài

15


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Huy Kiên, nghiên cứu ảnh hưởng và giải pháp khắc phục của sự
nhiễm mặn đến năng suất, chất lượng của một số cây trồng chính (lúa, khoai,
lạc) ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy:Chất lượng cả 3 loại cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng đều cao hơn
ở vùng Bắc Trung Bộ. Nhìn chung các chỉ tiêu đều đạt từ trung bình đến khá,
riêng đối với cây khoai lang chất lượng khá cao đồng nghĩa với việc cây khoai
lang ít chịu tác động của xâm nhập mặn hơn so với lạc và lúa. Cũng như về
yếu tố năng suất, yếu tố chất lượng sản phẩm cây lạc vẫn chịu ảnh hưởng của
mặn lớn nhất, sau đó đến cây lúa và thấp nhất là cây khoai lang [9].
Hà Thị Khuyên, nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NaCl tới sự tích lũy
prolin, glyxin betain và axit ascobic ở mầm đậu tương. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: NaCl có ảnh hưởng rõ rệt đến sự tích lũy prolin, glyxin betain và
axit ascobic ở mầm đậu tương, khi nồng độ muối càng tăng thì sự hình thành
và tích lũy prolin, glyxin betain cũng tăng lên [8].
Kim Thị Duyên đã tiến hành nghiên cứu phản ứng của đậu tương
DT2008 nảy mầm trong điều kiện dung dịch NaCl có áp suất thẩm thấu khác

nhau và kết luận rằng áp suất thẩm thấu có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh
trưởng và phát triển của đậu tương trong giai đoạn nảy mầm làm giảm tốc độ
và tỉ lệ nảy mầm, kìm hãm sự sinh trưởng của thân và rễ mầm, hạn chế sự gia
tăng khối lượng của thân và rễ mầm, ảnh hưởng tới sự tích lũy khối lượng
tươi, khô của mầm [5].
Khổng Thị Mai, Nguyễn Văn Mã đã nghiên cứu ảnh hưởng của NaCl
đến hàm lượng prolin, đường khử và glyxin betain ở hạt đậu côve, kết quả
nghiên cứu cho thấy môi trường NaCl ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành và
tích lũy prolin, đường khử và glyxin betain ở hạt đậu côve nảy mầm [12].
Như vậy hiện nay, nghiên cứu khả năng chịu mặn trên đối tượng rau ở
Việt Nam còn hạn chế, các nghiên cứu chủ yếu tiến hành trên các đối tượng:
ngô, khoai, lạc, cà chua … và chưa có nghiên cứu ảnh hưởng của NaCl đến
khả năng sinh trưởng và hàm lượng prolin của cải ngọt.

Lại Thị Thu Hoài

16


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 2 giống cải ngọt được lựa chọn là giống triển vọng.
Tên giống

Đặc điểm
- Có nguồn gốc từ New Zealand được nhập

khẩu bởi công ty TNHH hạt giống Sen Vàng.
- Trồng được quanh năm, cây sinh trưởng

Cao sản SV-100

nhanh, khỏe và đồng đều, phẩm chất ngon và
năng suất cao, kháng bệnh tốt.
- Độ sạch ≥ 98%, độ ẩm ≤ 10%, tỷ lệ nảy mầm
≥ 85%.
- Do công ty TNHH hạt giống Đồng tiền vàng
cung cấp.

TLP-198

- Có thể trồng quanh năm.
- Độ sạch ≥ 99%, độ ẩm ≤ 10%, tỷ lệ nảy mầm
≥ 85%.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Trước đây Kim Thị Duyên và cộng sự cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng
của nồng độ NaCl tới sự nảy mầm của đậu tương [5], kết quả này cũng được
chúng tôi tham khảo để tiến hành nghiên cứu này trên cây cải ngọt.
Chúng tôi chọn hạt giống đều, mẩy, có khả năng nảy mầm trên 85% rồi
đưa vào làm thí nghiệm thăm dò nồng độ từ 0,1%; 0,3%; 0,6%; 0,9%; 1,2%;
1,5%, 1,8% và đối chứng để xác định khoảng nồng độ NaCl nghiên cứu. Qua
thăm dò tôi quyết định chọn các nồng độ sau để nghiên cứu: 0,1%; 0,3%;

Lại Thị Thu Hoài


17


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

0,6%; 0,9%; 1,2% ; 1,5% do từ nồng độ 1,8% trở lên hạt không nảy mầm
được ở giống TLP-198.
2.2.1.1 Giai đoạn nảy mầm
Hạt được gieo trên các khay nhựa trên nền giấy thấm: chọn hạt giống
mẩy, không sâu mọt. Khử trùng khay đựng, bình tưới, tay… bằng cồn; hạt
được khử trùng bằng nước nóng (2 sôi, 3 lạnh) trong thời gian 10 phút. Sau đó
cho hạt vào các khay thí nghiệm dung dịch NaCl với các nồng độ 0,1%; 0,3%;
0,6%; 0,9%; 1,2%; 1,5%; trải đều mặt khay. Khay đối chứng cho nước cất.
Mỗi khay gieo 200 hạt với 3 lần nhắc lại. Các khay được để trong phòng thí
nghiệm, đảm bảo nhiệt độ ổn định ở 260C±1.
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng: tỷ lệ nảy mầm, chiều dài mầm, thời
gian sinh trưởng mầm, khối lượng tươi của mầm và hàm lượng prolin của
mầm ở các công thức thí nghiệm và đối chứng.
2.2.1.2 Giai đoạn cây con
Hạt được gieo trên nền đất cát pha, sau 10 ngày được sử dụng làm thí
nghiệm.
Cây con sẽ được chuyển vào trồng trong dung dịch dinh dưỡng Knop
thích hợp cho rau:
Công thức pha dung dịch Knop (g/l)
Ca(NO3)2

0,572


KNO3

0,143

K2SO4

0,071

KH2PO4

0,143

MgSO4

0,143

FeCl3.6H2O(dd 5%)

1 giọt

Nồng độ 1,072 o/oo

PH =5,72

Cây sẽ được trồng trong dung dịch Knop (không thêm NaCl hay 0%)

Lại Thị Thu Hoài

18



×