Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Toàn cầu hóa và vấn đề phát triển ngành du lịch của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.03 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC



PHẠM HỒNG MƠ

TOÀN CẦU HÓA VÀ VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
(NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA LÍ KT-XH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM)

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC



TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
(NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA LÍ KT-XH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM)

TOÀN CẦU HÓA VÀ VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ


Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. LÊ THÔNG
Học viên thực hiện: PHẠM HỒNG MƠ
Chuyên ngành: Địa lí học
Khóa học: 26 (2015 – 2017)

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa trong hợp tác và phát triển luôn giữ vai trò chủ
đạo trên thế giới. Toàn cầu hóa đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời
sống xã hội của mỗi quốc gia, từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến chính trị, môi
trường…Việc tìm hiểu nguồn gốc, bản chất, đặc điểm cũng như biểu hiện và đặc
biệt là tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, việc thấy được những thời cơ và thách thức mà toàn cầu hóa mang lại
đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, là vấn đề mang tính chiến lược để kịp
thời đề ra những chính sách phát triển kinh tế xã hội hợp lí, đưa đất nước hội nhập
sâu và hiệu quả hơn vào nền kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh kế quốc tế yêu cầu của mỗi quốc gia cần thực hiện chính sách
kinh tế thị trường, kinh tế mở, tham gia các chế định kinh tế quốc tế, thực hiện tự
do hóa và thuận lợi hóa trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Thực hiện hội nhập
kinh tế theo hướng bền vững là định hướng chung cho sự phát triển của các quốc
gia trên thế giới vì lợi ích chung của toàn nhân loại. Không nằm ngoài xu thế
chung, ngành du lịch Việt Nam cũng đã tham gia vào tiến trình hội nhập và phát
triển mạnh từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Trong quá trình đó, ngành du lịch
Việt Nam có được nhiều cơ hội phát triển tuy nhiên cũng đối mặt với không ít
những thách thức. Sau hơn 2 thập niên tham gia vào quá trình toàn cầu hóa du lịch,

ngành du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, bên cạnh đó cũng
còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Vì vậy, bằng việc thực hiện đề tài tiểu luận “Toàn cầu hóa và vấn đề phát triển
ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” tác giả muốn làm rõ
những đặc điểm, bản chất, những biểu hiện và tác động của quá trình toàn cầu hóa
đến sự phát triển ngành du lịch Việt Nam; đồng thời, đưa ra một cái nhìn tổng quan
về du lịch nước nhà sau hơn 20 năm hội nhập, những mặt làm được, những mặt hạn
chế, cũng như những thời cơ và thách thức toàn cầu hóa đem lại cho du lịch Việt
Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần đưa ngành du lịch Việt Nam
phát triển sâu hơn về chất và rộng về quy mô, phát triển du lịch bền vững và hướng
Việt Nam trở thành điểm đến của khu vực và thế giới.
Đề tài được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thu thập tài liệu, từ đó phân
tích và tổng hợp dựa trên quan điểm của tác giả về các vấn đề có liên quan. Nội
dung đề tài gồm 2 chương: cơ sở lí luận trong đó trình bài những lí thuyết về toàn
cầu hóa và du lịch, vấn đề phát triển ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội
4


nhập quốc tế trong đó tác giả trình bày các vấn đề về tiềm năng phát triển du lịch,
quá trình hội nhập quốc tế, những cơ hội và thách thức cũng như những thành tựu
và hạn chế mà ngành du lịch trong những năm qua đạt đươc; từ đó, nêu lên các vấn
đề mà ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt khi tham gia vào quá trình toàn
cầu hóa và đề xuất giải pháp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và mọi người để bài viết được
hoàn thiện hơn.

5



CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TOÀN CẦU HÓA
1.1.1. Khái niệm

Diễn ra từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, cho đến nay toàn cầu hóa
(Globalization) đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới. Về khái niệm
toàn cầu hóa, nhìn chung có nhiều quan niệm khác nhau.
- Quan niệm toàn cầu hóa là giai đoạn của quá trình phát triển lực lượng sản xuất thế giới, là kết
quả phát triển tất yếu của kinh tế thị trường, khoa học – công nghệ.
- Quan niệm toàn cầu hóa là xu thế bắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường, là hệ
thống mở không bị giới hạn bởi đường biên giới và ranh giới dân tộc, chủng tộc tôn giáo.
- Quan niệm nhiều người tán thành nhất xem toàn cầu hóa là biểu hiện và là kết quả của sự phát
triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia, tạo mối liên hệ gắn
kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự vận
động phát triển.

- Theo Ủy ban Châu Âu “Toàn cầu hóa có thể được định nghĩa như là một quá trình mà thông
qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có
sự năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như có sự lưu thông vốn tư bản và công
nghệ. Đây không phải là một hiện tượng mà là sự tiếp tục của một tiến trình đã được khơi mào từ
lâu”.

Có ý kiến cho rằng, toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi
trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày
càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,
v.v... trên quy mô toàn cầu.
Tóm lại, có thể hiểu Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối
liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các
khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
1.1.2. Nguồn gốc, bản chất và đặc điểm của toàn cầu hóa

1.1.2.1. Nguồn gốc của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là bước phát triển mới của quốc tế hóa, đã hình thành và phát triển qua một chặng
đường lịch sử khá dài, bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa sản
xuất trên phạm vi quốc tế. Trong các xã hội cổ xưa, từ chổ sống biệt lập, ít có quan hệ với nhau,
các quốc gia, dân tộc…đã dần hình thành các mối quan hệ vượt ra khỏi phạm vi ranh giới quốc gia,
hình thành các mối quan hệ quốc tế và đánh dấu sự bắt đầu của quá trình quốc tế hóa. Song, phải
đến thờ đại của các cuộc phát kiến địa lí vĩ đại vào thế kỉ XV-XVI thì quá trình này mới thực sự
biểu hiện rõ ràng. Đến thập niên 80 của thế kỉ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa
6


tư bản, sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và tốc độ của các dòng thương mại, hàng hóa, dịch vụ, tài
chính, công nghệ và nhân công…giữa các nước, sự bùng nổ của các thể chế hợp tác kinh tế trên
phạm vi toàn cầu…Quá trình quốc tế hóa đã chuyển sang một giai đoạn mới – Toàn cầu hóa với
phạm vi rộng hơn và mức độ liên kết ngày càng chặt chẽ hơn.
1.1.2.2. Bản chất của toàn cầu hóa
Về bản chất của toàn cầu hóa, cần xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị…bên cạnh đó, còn dựa trên quan điểm mácxit
về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Trên cơ sở đó, có thể thấy, bản chất toàn cầu hóa mang tính hai
mặt:
- Một mặt, toàn cầu hóa là xu thế khách quan gắn liền với xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội,
là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu
rộng. Bản chất khách quan của toàn cầu hóa được quy định bởi tính tất yếu khách quan từ quá trình
quốc tế hóa.
- Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay toàn cầu hóa gắn liền với chủ nghĩa tư bản và hiện đang bị
chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển và các tập đoàn xuyên quốc gia tư bản chi
phối, lợi dụng để phục vụ cho mục đích của họ.
1.1.2.3. Đặc điểm của toàn cầu hóa
Trong bối cảnh hiện nay, có thể khái quát một số đặc điểm chủ yếu của quá trình toàn cầu hóa
như sau:

- Toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ với nhiều tầng nấc khác nhau trong
sự đan xen của những nhân tố thuận và nghịch, là quá trình không phải đơn giản, trơn tru, bằng
phẳng.
- Các cường quốc tư bản là lực lượng chủ đạo, là lực lượng đang chi phối toàn cầu hóa, là động
cơ thúc đẩy và là người thu lợi chủ yếu từ quá trình toàn cầu hóa.
- Toàn cầu hóa hiện nay diễn ra trong sự bất công, bất bình đẳng do tính chất tư bản chủ nghĩa
của nó. Trong quá trình toàn cầu hóa, sự bất bình đẳng giữa các nước phát triển và đang phát triển
ngày càng tăng, hố ngăn cách giàu nghèo giữa các nước và trong từng nước ngày càng lớn.
- Toàn cầu hóa không chỉ toàn cầu hóa kinh tế mà nhiều mặt khác của đời sống xã hội, trong
chừng mực nhất định cũng đi vào xu hướng toàn cầu hóa. Song toàn cầu hóa về kinh tế là cơ bản
và thực chất nhất của xu thế toàn cầu.
- Xu thế tự do hóa kinh tế song song với xu hướng bảo hộ mậu dịch, toàn cầu háo đi đôi với khu
vực hóa, toàn cầu háo đi liền với phản toàn cầu hóa, phát triển gắn liền với những nhân tố phản
phát triển.
Nhìn chung, toàn cầu hóa là quá trình mang tính hai mặt vừa là thời cơ, vừa là thách thức. Hiểu
được đặc điểm của quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia cần xây dựng cho mình những chiến lược
phát triển hợp lí, để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy, tận dụng hiệu quả những cơ hội để
đưa đất nước phát triển một cách bền vững.
1.1.3. Biểu hiện của toàn cầu hóa
7


Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng
đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế
ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát
triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông
này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng.
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế: gia tăng luồng tư
bản quốc tế; du lịch; phát triển các hệ thống tài chính quốc tế...
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công

ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong
và ngoài nước.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu

vực: WTO, IMF, APEC, EU, ASEAN,... Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan
trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
- Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ

như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
- Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá

phẩm như phim ảnh hay sách báo.
- Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
- Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng

hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua
sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá
- Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn
đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng
bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo.
- Sự phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu, các hệ thống tài chính quốc tế và số
lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu, như luật bản quyền, tiêu chuẩn ISO…
1.1.4. Tác động của toàn cầu hóa đến sự phát triển kinh tế xã hội
1.1.4.1. Về mặt kinh tế

Quá trình toàn cầu hóa trên thế giới chủ yếu là toàn cầu hóa về kinh tế. Quá trình
này đã góp phần thúc đẩy rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản
xuất, mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao cho nền kinh tế thế giới, đặc biệt là vào

8


nửa đầu của thế kỷ XX, GDP thế giới tăng hơn 2,7 lần, đến cuối thế kỷ thì đã tăng
lên 5,5 lần.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế thế
giới, gia tăng các sản phẩm chế tác, chiếm khoảng 22% và các dịch vụ chiếm 63%
trong cơ cấu kinh tế. Mặt khác, toàn cầu hóa truyền bá và chuyển giao trên quy mô
ngày càng lớn những thành quả, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ,
về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến
với các dân tộc, đến từng hộ gia đình, từng con người và dọn đường cho công
nghiệp hóa và hiện đại hóa ở các nước. Chính toàn cầu hóa đã mang lại những
nguồn lực rất quan trọng, cần thiết cho các nước đang phát triển như vốn đầu tư,
khoa học công nghệ, kinh nghiệm trong tổ chức quản lí, chiến lược lâu dài…, ở tầm
vĩ mô của một quốc gia và cả ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp và cá thể. Các
nước đang phát triển có cơ hội phát triển mới nhờ sự đầu tư và viện trợ từ các nước
lớn.
Toàn cầu hóa tạo ra sức ép cạnh tranh gay gắt do dó đòi hỏi các quốc gia phải
những tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi
nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ yếu tố hàng đầu của yếu tố chất lượng, thời
gian, nâng cao năng suất và giá trị gia tăng, hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, toàn cầu hóa mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những
thị trường mới, những đối tác mới cho các quốc gia. Nền kinh tế các nước được sự
hỗ trợ tích cực từ các hiệp định, các tổ chức kinh tế, giảm thuế, tự do hóa thương
mại, thúc đẩy hoạt động thương mại trên quy mô toàn cầu.
Bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hóa cũng đem lại cho nền kinh tế các
nước không ít những thách thức. Do sự cạnh tranh gay gắt, nếu các nước không có
giải pháp phát triển phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nhất là các nước
đang phát triển. Các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ mất dần quyền lực và lợi
thế cạnh tranh do các doanh nghiệp mạnh từ nước ngoài. Gia tăng nợ công, dẫn đến

khủng hoảng là nguy cơ mà các nước phải đối mặt. Bên cạnh đó, nền kinh tế trong
nước bị phụ thuộc vào các nước khác và trở nên nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
1.1.4.2. Về mặt văn hóa, xã hội

Toàn cầu hóa là quá trình ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống, xã hội.
Góp phần thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia, dân tộc, tạo điều kiện để
các quốc gia giao lưu trao đổi, văn hóa, làm cho con người ở mọi châu lục ngày
9


càng hiểu biết nhau hơn, nắm bắt được mọi tình hình, cập nhật thông tin ở mọi nơi.
Toàn cầu hóa cũng góp phần vào sự nâng cao dân trí và sự tự khẳng định mình của
các dân tộc và của từng con người. Sự phát triển của công nghệ thông tin, nhất là
Internet và các trang mạng xã hội làm giảm đi khoảng cách địa lí giữa các quốc gia,
các châu lục. Không khó để nhận thấy, ngày này mạng xã hội tác động như thế nào
đến đời sống của người dân từ việc trao đổi, giao lưu đến cập nhật thông tin trên
toàn thế giới.
Toàn cầu hóa tạo điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, các tư tưởng tiến
bộ góp phần tạo ra sự đa dạng trong nền văn hóa của các quốc gia. Tạo ra sự đa
dạng trong ngôn ngữ, trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống của người dân ngày
càng được nâng cao.
Như đã trình bày, toàn cầu hóa là quá trình mang tính hai mặt. Ngoài những tác
động tích cực đối với văn hóa, xã hội, t oàn cầu hóa làm tăng thêm sự bất công xã hội, khoét
sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Trong 1 báo cáo mới đây của
UNDP đã khẳng định các thế lực của quá trình toàn cầu hóa đã mang lại sự giàu có vô độ cho
những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hóa, dịch vụ đang tràn qua các đường biên
giới quốc gia trong khi đa số dân chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Xét theo nhiều khía cạnh, dân
chúng ở gần 100 quốc gia trên thế giới đã có mức sống thấp hơn so với nhiều năm trước đây.
Khoảng cách giữa giàu và nghèo ngày càng lớn. Các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ

người chiếm 1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm tới 85% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu,
1/3 đầu tư trực tiếp của nước ngoài và 75% số máy điện thoại; trong khi đó các nước nghèo nhất
chiếm 1/5 dân số thế giới chỉ tạo ra 1%GDP toàn thế giới. Hiện nay vẫn còn hơn 1 tỷ người nghèo,
những người giàu thì chỉ chiếm 20% dân số nhưng lại chiếm hơn 86% chi phí dành cho tiêu dùng
trong khi sản xuất thực phẩm cơ bản toàn thế giới đã ở trên mức 110% nhu cầu thì hàng năm trên
30 triệu người vẫn tiếp tục chết đói, hàng triệu người vẫn thiếu ăn.
Mặt khác, về mặt xã hội, toàn cầu hóa cũng tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, làm cho
mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm kém an toàn, từ kinh tế, tài chính văn hóa xã
hội cho tới môi trường đến an toàn chính trị và an toàn của từng con người, từng gia đình đến an
toàn của quốc gia và an toàn của hệ thống kinh tế tài chính tiền tệ thế giới. Quá trình này cũng tạo
ra các khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực như buôn bán ma túy, mại dâm, du nhập lối
sống đồi trụy, chủ nghĩa khủng bố, lây truyền các bệnh dịch...Tạo nên sự bất ổn về an ninh trật tự
do quá trình nhập cư trái phép.
1.1.4.3. Về mặt chính trị
Quyền lực của các nước lớn bị suy giảm do sự can thiệp của các tổ chức khu vực và toàn cầu.
Các vấn đề về chính trị được các nước tôn trọng và giải quyết trên cơ sở pháp lí và đảm bảo quyền
lợi của các quốc gia.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng tạo nên nguy cơ đánh mất độc lập tự chủ quốc gia, thu hẹp quyền
lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các Nhà nước dân tộc, làm rung chuyển một nền tảng tích
10


cực quan trọng của đời sống các quốc gia, đặt ra những vấn đề nhạy cảm và gây nên những phản
ứng quyết liệt. Tạo nên những bất ổn về chính trị, tăng nguy cơ xung đột chiến tranh và sự can
thiệp quá sâu vào tình hình chính trị trong nước của các thế lực bên ngoài.
1.1.4.4. Về mặt môi trường

Về mặt môi trường toàn cầu, quá trình toàn cầu hóa làm gia tăng các vấn đề về
biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, nhất là ở các nước đang
phát triển. Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, đòi hỏi các quốc

gia phải chung tay để giải quyết.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng tạo thêm những tiền đề rất quý cho xã hội mới hiện
đại. Xét từ góc độ này, ngay cả những khiếm khuyết của toàn cầu hóa tuy có hại
nhưng nó đã góp phần vào việc đặt ra hoặc cảnh báo những vấn đề lớn của tương
lai và mở ra các giải pháp. Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội với sự tôn vinh con
người là nguồn lực chính, với mối quan tâm đặc biệt tới môi trường sinh thái cũng
xuất phát từ tiến trình toàn cầu hóa. Các vấn đề

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Du lịch

Ngày nay, du lịch là một hoạt động ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế
giới. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề nay, tuy nhiên cho đến nay
vẫn còn nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.
Theo I.I.Pirojnic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời
gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình
độ nhận thức, văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hóa.
Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Canada (1991): Du lịch là các hoạt động
của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên
của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian được các tổ chức du
lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là kiếm tiền trong phạm vi
vùng tới thăm.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization): Du lịch bao gồm
tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan,
khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
11



giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian
liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng
loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Dưới góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các
hoạt động: tổ chức, hướng dẫn du lịch; sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ
nhằm đáp ứng yêu cầu của khách du lịch.
Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa
được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa
biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...). Hiện nay ngành
du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhu cầu về du lịch
càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng. Có một dạng du
lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn, cũng
rất phổ biến tại Việt Nam.
Ngày nay, khái niệm du lịch thể hiện mối quan hệ tác động tổng hợp của các yếu
tố liên quan đến hoạt động du lịch: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những
mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh
doanh du lịch, chính quyên sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình
thu hút và lưu giữ khách du lịch.
1.2.1.2. Toàn cầu hóa du lịch

Toàn cầu hóa có sức ảnh hưởng lớn đối với chính trị, kinh tế, văn hóa thế giới,
khiến đời sống kinh tế thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, thị trường tài chính
quốc tế ngày càng nhiều rủi ro, cạnh tranh quốc tế trở nên khốc liệt, thay đổi cả
phương thức và quan niệm tư duy truyền thống. Sự phát triển của ngành du lịch thế
giới cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng mang tính toàn cầu đó. Cùng với xu thế
chung, ngành du lịch Việt Nam nói riêng đã và đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc
tế.


Hiện nay, chưa có một khái niệm nào về toàn cầu hóa du lịch, tuy nhiên, có thể
hiểu, toàn cầu hóa ngành du lịch chỉ quá trình nhất thể hóa ngành du lịch trên toàn
thế giới, chủ yếu biểu hiện ở sự lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn, kỹ
thuật và con người trên trường quốc tế ngày càng sôi nổi, các quốc gia phụ thuộc
lẫn nhau ở mức độ cao, cạnh tranh mở rộng trên phạm vi đa quốc gia, các công ty
hoặc tập đoàn du lịch đặt mục tiêu cạnh tranh là giành được dịch vụ trên thị
12


trường toàn cầu, du khách quốc tế không ngừng gia tăng, số lượng các doanh
nghiệp du lịch kinh doanh đa quốc gia và các hạng mục du lịch ngày một nhiều lên.
Toàn cầu hóa ngành du lịch là là một bộ phận không thể tách rời của tiến trình
toàn cầu hóa kinh tế, là xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Việt
Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng du lịch lớn trong khu vực Đông
Nam Á, từ đó cũng chứng tỏ được xu thế toàn cầu hóa của ngành du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế sẵn có, ngành du lịch nước ta vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề về khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch, mô hình quản lý
ngành du lịch, giáo dục du lịch, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch v.v.
Do đó, chúng ta cần lấy trọng tâm là sức cạnh tranh quốc tế để thực hiện việc quy
hoạch và khai thác tài nguyên du lịch cũng như các sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu
quả quản lý và kinh doanh du lịch, đưa Việt Nam nhanh chóng tiến vào quỹ đạo
chung của thế giới.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch
1.2.2.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và phân bố du
lịch.
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công
trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô

thị du lịch” (Theo Luật du lịch Việt Nam – 2005)
Có thể hiểu, Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do
con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ tôn tạo và sử dụng cho ngành
du lịch mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành sản phẩm du lịch, là cơ sở quan trọng để phát
triển các loại hình du lịch, góp phần tạo nên lãnh tổ du lịch và ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh
thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hóa của vùng du lịch.
Tài nguyên du lịch được chia thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1.2.2.2. Các nhân tố kinh tế, xã hội, chính trị
a. Khách du lịch
Khách du lịch là yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch. Theo đó, việc đi du lịch của
người dân bị chi phối bởi các yếu tố như thời gian nhàn rỗi, mức sống vật chất, trình độ học vấn,
lứa tuổi…
Khi năng suất lao động tăng, người lao động có nhiều thời gian nhàn rỗi, họ có nhu cầu giải trí
và nghỉ ngơi thì du lịch là lựa chọn của nhiều người. Trong đó, các khoảng thời gian nhàn rỗi của
người lao động thường rơi vào các dịp lễ, Tết, hè…Khi đó, nhu cầu du lịch của người dân thường
13


tăng cao. Các công ty du lịch cũng cần căn cứ vào “mùa du lịch” này để tổ chức tần suất và mật độ
tour hợp lí.
Mức sống của người dân cũng là yếu tố quan trọng, quyết định khả năng đi du lịch của họ. Cụ
thể, người dân có mức sống càng cao, thì nhu cầu đi du lịch càng lớn và khả năng chi trả càng cao
và ngược lại. Có thể thấy rõ ràng, tỉ lệ khách du lịch ở thành thị cao hơn rất nhiều so với khu vực
nông thôn, đặc biệt là du lịch nước ngoài.
Trình độ học vấn cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của người dân.
Theo đó, những có trình độ học vấn càng cao thì họ càng có nhu cầu du lịch, đặc biệt là du lịch gắn
với đi công tác, du lịch công dụ, hội nghị…
Ngoài ra, yếu tố lứa tuổi cũng ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như loại hình du lịch. Những người
trẻ tuổi có xu hướng đi du lịch nhiều hơn, các loại hình du lịch họ tham gia cũng đa dạng hơn, như

“phượt”, du lịch mạo hiểm, thám hiểm,…Trong khi người lớn tuổi lại có xu hướng thích các tour
nghỉ dưỡng…
Khi nghiên cứu về khách du lịch, các công ty, tổ chức du lịch cần quan tâm đến các yếu tố như:
thị trường du khách, chi tiêu khách du lịch, thời gian lưu trú của khách. Nghiên cứu thị trường du
khách giúp các công ty, tổ chức có cơ sở để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp, cũng như
tổ chức các tour phù hợp với từng đối tượng du khách cụ thể, góp phần đem lại hiệu quả kinh
doanh du lịch.
Thời gian lưu trú và chi tiêu khách du lịch là 2 yếu tố chính đem lại thu nhập cho ngành du lịch
sở tại. Những nơi có các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, casino…là nơi có lượng chi tiêu
khách du lịch lớn nhất.
b. Dân cư và lao động

Đây là một nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp lao động cho du
lịch, là thị trường để tiêu thụ sản phẩm du lịch. Đây chính là nhân tố con người,
nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi ngành kinh tế, trong đó có du lịch. Đội
ngũ nhân viên phục vụ du lịch chuyên nghiệp, hiếu khách, thân thiện cũng là yếu tố
ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh du lịch, sự hài lòng và khả năng
quay trở lại của du khách.
c. Tình hình chính trị, xã hội trong nước và thế giới
Sự ổn định của tình hình chính trị, an ninh trật tự trong nước ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa
chọn và tâm lý của khách du lịch. Những nơi có chính trị ổn định thường thu hút khách nhiều hơn
những nơi hay xảy ra những bất ổn, xung đột, khủng bố… Du khách sẽ không lựa chọn đi du lịch
đến những vùng đang xảy ra chiến tranh, xung đột. Ngoài ra, vấn đề an ninh trật tự, như nạn cướp
giật, hành hung du khách…cũng ảnh hưởng đến tâm lý và thời gian lưu trú của người đi du lịch.
Mặt khác, mọi diễn biến trên thế giới cũng có thể ảnh hưởng đến du lịch, trước hết là thị trường
khách du lịch. Ví dụ như chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thắt chặt chi tiêu, dịch bệnh…cũng gây
nên tâm lý e ngại đi du lịch cho người dân từ đó ảnh hưởng đến lượt khách và doanh thu du lịch.

14



d. Đường lối, chính sách phát triển du lịch

Đường lối, chính sách của nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch
định chiến lược và định hướng phát triển ngành du lịch. Đây là nguồn lực - điều
kiện tiên quyết để phát triển du lịch. Bởi lẽ một quốc gia dù có giàu có về tài
nguyên, nhân lực. .. nhưng thiếu đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn
thì du lịch vẫn không thể phát triển được. Đường lối, chính sách phát triển du lịch là
một bộ phận trong tổng thể đường lối - chính sách phát triển kinh tế xã hội. Các
đường lối, phương hướng, chính sách kế hoạch, biện pháp cần phải được cụ thể hóa
bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể. Do sự bùng nổ của du lịch cũng
như doanh thu từ nó nên du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.
Do vậy cần phải có các chiến lược phù hợp, và do đây là ngành kinh tế liên ngành
nên nó có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau vì vậy các chủ trương, kế
hoạch phải được xây dựng một cách đồng bộ, phải mang tính tổng hợp và được
phối hợp một cách nhịp nhàng.
Nước ta, cùng với sự đổi mới, Đảng và nhà nước đã hết sức quan tâm đến phát
triển du lịch. Đường lối, chính sách phát triển du lịch đã được đại hội VI, VII và
được cụ thể bằng nghị quyết 45/CP của chính phủ. Đã khẳng định vị trí và vai trò
của nghành du lịch và đi ra kế hoạch, phương hướng phát triển du lịch. Đó chính là
điều kiện và nguồn lực để phát triển du lịch.
1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Đây là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu được để phát triển du lịch.
Cơ sở kỹ thuật và hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
Ngược lại, sẽ gây khó khăn làm chậm bước phát triển. Cơ sở vật chất - kỹ thuật thiết bị hạ tầng bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải ( đường hàng không, đường
bộ, đường sắt, đường biển...), hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí.
Du lịch muốn phát triển, muốn khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có thì trước
hết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất, kĩ thuật.
Ngoài các nhân tố kể trên, một nền văn hoá đậm đà bản sắc, thể thao, khoa học,

giáo dục phát triển sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế. Các hội nghị, hội thảo, sự kiện
văn hoá, thể thao lớn cũng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát
triển.

1.3. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH

15


Trong quá trình phát triển, du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó,
toàn cầu hóa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành trên cả hai
phương diện tích cực và tiêu cực.
1.3.1. Tác động tích cực

Trước hết, toàn cầu hóa tạo điều kiện cho việc đi lại giữa các quốc gia dễ dàng
hơn, làm tăng số lượng du khách quốc tế đến các nước. Góp phần làm tăng nguồn
thu ngoại tệ cho đất nước.
Quá trình này tạo cơ hội cho các nước, nhất là nước đang phát triển thu hút đầu
tư, thu hút khoa học tiên tiến để quy hoạch, phát triển du lịch có kế hoạch và phát
triển bền vững.
Nhu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế trong du lịch là tăng cường quan hệ để phát
triển; tiếp thu kinh nghiệm; xác lập vị thế trên trường quốc tế để phát triển và góp
phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hội nhập quốc tế trong du lịch sẽ theo các
bước sau đây: tham gia các tổ chức quốc tế; thừa nhận và áp dụng các tiến bộ của
công nghệ thông tin; tăng cường toàn cầu hóa trong khai thác, bảo vệ và phát triển
tài nguyên du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động du lịch; đơn
phương tuyên bố tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và các nhà đầu tư du
lịch, ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về phát triển du lịch;
cam kết và mở cửa thị trường du lịch. Các công ty, doanh nghiệp có điều kiện, hợp

tác, mở rộng quy mô phát triển du lịch ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia.
Toàn cầu hóa cũng góp phần quảng bá hình ảnh du lịch của các quốc gia ra toàn
thế giới. Từ đó, ở mọi nơi trên thế giới, người dân đều có thể biết đến những điểm
du lịch nổi tiếng, độc đáo để tìm đến. Sự tăng cường hợp tác, các hội nghị, hội thảo
quốc tế, thế vận hội…cũng tạo nên cơ hội cho ngành du lịch sở tại phát triển.
Việc mở cửa thị trường, xu hướng thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các nước
tạo sự dịch chuyển nhân lực du lịch giữa các nước, nhất là nhân lực có kỹ năng, tay
nghề cao, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nhân lực, yếu tố quyết định nâng
cao năng lực cạnh tranh của du lịch mỗi quốc gia.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và sự hình thành nền kinh tế tri
thức làm cho “thế giới phẳng hơn”, sự cách trở về không gian địa lý từng bước thu
hẹp lại. Sự chuyển dịch của con người, vốn, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ từ nơi
này của trái đất qua những nơi khác trên trái đất nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng
hơn. Cuộc cách mạng 3T (Transport – Telecommucation – Tourism) đã thúc đẩy
hoạt động du lịch phát triển trên nhiều điểm hơn của trái đất. Công nghệ mới làm
16


thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt là công nghệ thông tin
truyền thông được ứng dụng mạnh trong du lịch.
Trong quá trình toàn cầu hóa, không chỉ đòi hỏi ngành du lịch mở rộng về quy
mô mà còn phải phát triển du lịch theo những tiêu chuẩn toàn cầu. Tiêu chuẩn toàn
cầu thể hiện ở cung cách phục vụ, tiêu chuẩn phòng ốc, thức ăn, nhưng quan trọng
nhất chính là ở chỗ phải tôn trọng những giá trị chung, trong đó thái độ với văn hóa
và môi trường sinh thái là quan trọng nhất. Vì vậy, toàn cầu hóa du lịch góp phần
nâng cao chất lượng ngành du lịch và bảo vệ môi trường du lịch.
1.3.2. Tác động tiêu cực
Toàn cầu hóa tạo ra nguy cơ đối với các doanh nghiệp du lịch trong nước, nếu không có những
đổi mới về chất lượng, nâng cao năng lực quản lí thì dễ bị thôn tín, lấn át bởi các doanh nghiệp lữ
hành nước ngoài.

Khi tham gia vào phân công lao động du lịch toàn cầu, ngành du lịch của mỗi quốc gia trở nên
“nhạy cảm” hơn với mọi biến động của nền kinh tế thế giới. Ví dụ, khủng hoảng kinh tế ở một số
quốc gia, khu vực cũng ảnh hưởng đến số lượng khách du lịch của các quốc gia, đặc biệt là những
nước đó là thị trường du lịch lớn của các quốc gia khác.
Đối với môi trường sinh thái , toàn cầu hóa du lịch tạo ra việc khám phá và thưởng

thức trên phạm vi toàn cầu các vùng sinh quyển, các sản vật địa phương khác nhau,
điều ấy rất dễ làm tổn thương các hệ sinh thái, và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc xây dựng các khu du lịch sẽ làm mất đi vẻ tự nhiên
của môi trường du lịch.

17


CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH TOÀN CẦU HÓA
2.1. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, với các
thế mạnh cả về tự nhiên lẫn nhân văn.
2.1.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên

Về tiềm năng du lịch tự nhiên, vị trí địa lí cũng đem lại những lợi thế nhất định
về mặt giao lưu, trao đổi với các nước trong khu vực và trên thế giới, đây là ưu thế
để Việt Nam có thể dễ dàng đón khách từ khắp nơi trên thế giới. Với vị trí này tạo
hóa cũng ưu đãi cho Việt Nam một thiên nhiên đặc sắc, đa dạng có đồi núi, đồng
bằng, miền biển với nhiều danh thắng và phong cảnh có sức hút cả du khách trong
và ngoài nước.
Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia trong đó phải kể đến là: Cúc Phương,
Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoàng Liên, Bái Tử Long, Bạch Mã, Ba Vì, Yok Đôn, Phú
Quốc, Mũi Cà Mau…

Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ. Nhiều suối có hạ tầng xây
dựng khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước
nóng Kim Bôi (Hòa Bình), suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu), suối
nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình), suối nước nóng Quang Hanh (Quảng Ninh).
Hang động Việt Nam chủ yếu nằm ở nửa phía bắc của đất nước này do tập trung
nhiều dãy núi đá vôi. Hệ thống hang động ở Việt Nam thường là các hang động
nằm trong các vùng núi đá vôi có kiểu địa hình karst rất phát triển. Ba di sản thiên
nhiên thế giới củaViệt Nam là vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng và quần thể danh thắng Tràng An đều là những danh thắng có những hang
động nổi tiếng. Cho tới năm 2010 chỉ riêng ở Quảng Bình đã thống kê được 300
hang động thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tỉnh Ninh Bình có 400
hang động trong đó hơn 100 hang động tập trung nhiều ở quần thể di sản thế giới
Tràng An -Tam Cốc - Bích Động. Hiện nay tổng số hang động ở Việt Nam được
phát hiện lên tới gần 1000 hang động. Các hang động ở Việt Nam tuy nhiều nhưng
số được khai thác sử dụng cho mục đích du lịch còn rất ít. Tiêu biểu nhất là: động
Phong Nha (Quảng Bình), động Hương Tích (Hà Nội), hang động Tràng An, Tam
Cốc - Bích Động, động Địch Lộng, động Vân Trình, động Thiên Hà (Ninh

18


Bình), hang Pác Bó (Cao Bằng), động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Sơn Mộc
Hương (Sơn La), các hang động ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)...
Với chiều dài đường bờ biển 3260 km, Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc
gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam
là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.
Ngoài ra, Việt Nam còn có tiềm năng du lịch hồ lớn. Tính đến năm 2003 Việt
Nam có khoảng 3500 hồ chứa có dung tích lớn hơn 0.2 triệu m 3. Chỉ có 1976 hồ có
dung tích lớn hơn 1 triệu m3, chiếm 55,9% với tổng dung tích 24.8 tỷ m 3. Trong số
hồ trên có 10 hồ do ngành điện quản lý với tổng dung tích 19 tỷ m 3. Ngoài giá trị là

trữ nước cho mùa khô và khai thác thủy điện, các hồ ở Việt Nam còn có giá trị du
lịch. Một số hồ nổi tiếng ở Việt Nam đã được khai thác du lịch như: Hồ Tây, hồ
Hoàn Kiếm, hồ Đại Lải, hồ Quan Sơn, hồ Suối Hai (Hà Nội); Hồ Ba Bể (Bắc
Kạn); Hồ Cấm Sơn (Bắc Giang);Hồ Đồng Chương, hồ Đồng Thái, hồ Yên
Thắng, hồ Mạc (Ninh Bình); hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở (Đà Lạt),...
2.1.2. Tiềm năng du lịch nhân văn

Về tiềm năng du lịch nhân văn, Việt Nam có các hệ thống các di tích lịch sử, di
sản văn hóa, lễ hội,…trải khắp cả nước, cùng với một nền văn hóa đa dạng, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Tính đến tháng 8 năm 2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó
có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp
hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông
Hồng với tỉ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
Qua 6 đợt xếp hạng, Việt Nam hiện có 72 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia
đặc biệt. Các di tích quốc gia đặc biệt có khă năng thu hút khách du lịch cao như:
Dinh Độc Lập, Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ,
Khu di tích Kim Liên, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Khu di tích Tân Trào, Nhà tù Côn
Đảo, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Thắng cảnh
Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Đô thị cổ Hội An và Đền Hùng…
Việt Nam có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương
quản lý 79. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử Quốc
gia. Tuy nhiên, hầu hết các bảo tàng đều vắng khách tham quan, đất công đôi khi bị
lạm dụng và sử dụng trái mục đích.
19


Việt Nam có 54 thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về

văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Ngành du lịch và các địa phương đã
nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa,
du lịch Bản Lát ở Mai Châu...
Sự ra đời và phát triển của sân khấu dân gian Việt Nam gắn liền với đời sống
nông nghiệp, múa rối nước là nghệ thuật dân gian của người nông dân làm ruộng
nước ở vùng châu thổ sông Hồng, thường được biểu diễn trong dịp hội hè, những
lúc nông nhàn, múa rối nước là một nghệ thuật tổng hoà giữa các nghệ thuật điêu
khắc, sơn mài, âm nhạc, hội hoạ và văn học. Cùng với múa rối nước là các môn
nghệ thuật hát chèo, tuồng, cải lương góp phần làm phong phú nền sân khấu cổ
truyền Việt Nam. Từ đầu thế kỷ 20, cùng với những ảnh hưởng của sân khấu
phương Tây, nghệ thuật sân khấu hiện đại Việt Nam được bổ sung thêm các môn
nghệ thuật kịch, hài kịch, xiếc, ảo thuật, múa, ballet, opera,... Hiện nay, một số đơn
vị nghệ thuật đã đưa vào phục vụ khách du lịch như rối nước Hà Nội, Đờn ca tài tử
Bạc Liêu, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Chèo Ninh Bình, Nhà hát Chèo Hà Nội.
Ngoài ra, cũng phải kể đến một bộ phận có truyền thống lâu đời trong văn hóa
dân gian chính là âm nhạc dân gian Việt Nam, bắt đầu với chầu văn, quan họ, ca
trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình,...của người Việt và bên cạnh đó là âm
nhạc dân gian của các dân tộc khác như hát lượn của người Tày, hát Sli của người
Nùng, hát Khan của người Ê Đê, hát dù kê của người Khmer...
Nói đến tài nguyên du lịch nhân văn, không thể không kể đến lễ hội, trên dải đất
hình chữ S, hầu như lễ hội diễn ra quanh năm. Theo thống kê 2009, hiện cả nước
Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ
hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ
nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có
nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú Thọ.
Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 27 lễ hội được đưa vào danh mục Di sản
văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có các lễ hội tiêu biểu như: Hội
Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội), Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng),
Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc (Tây Ninh), Lễ hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang
(Khánh Hòa), Lễ hội Lòng Tòng của người Tày (Tuyên Quang). Lễ hội Phủ Dầy

(Nam Định); Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Lễ hội Đền Trần (Nam Định)


20


Một trong những điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước, chính là các danh hiệu UNESCO. Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam gồm danh
sách các di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công
viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại... đã được UNESCO
công nhận tại Việt Nam. Các danh hiệu này có tác động rất lớn trong việc quảng bá
hình ảnh của du lịch Việt Nam ra toàn thế giới.
Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh
giá nhất và lâu đời nhất. Thủ đô Hà Nội hiện sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO trao
tặng nhất cho các đối tượng: Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng
Long, ca trù và Hội Gióng. Đến năm 2014, các tỉnh Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc
Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau mỗi tỉnh sở hữu từ 2 đến
3 danh hiệu UNESCO.
Tới năm 2015, có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt
Nam bao gồm: Quần thể danh thắng Tràng An, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng
Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ
Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Các di sản thế giới hiện đều là
những điểm du lịch hấp dẫn. Tính đến hết năm 2015 Việt Nam được UNESCO
công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây
Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang. Có 9 di
sản văn hóa phi vật thể trên thế giới tại Việt Nam như Nhã nhạc cung đình
Huế, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù, Hội
Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ), đờn ca tài tử...
Có thể thấy, tiềm năng du lịch của Việt Nam là rất lớn so với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, nước ta vẫn chỉ dựa trên việc khai

thác tiềm năng sẵn có, song vẫn chưa khai thác hiệu quả. Vấn đề đặt ra trong quá
trình hội nhập, Việt Nam phải tạo ra được những sản phẩm du lịch độc đáo, mang
những nét riêng, đặc sắc mới có thể đưa ngành du lịch nước nhà lên một tầm cao
mới.

2.2. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA DU LỊCH VIỆT NAM
Từ sau khi đất nước thống nhất, nước ta tiến hành phát triển kinh tế theo cơ chế bao cấp, nhà
nước quản lí chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, cùng với lệnh cấm vận của Mỹ, hầu như ngành du
lịch trong nước giai đoạn này không phát triển. Nhu càu du lịch của người dân trong nước gần như
chưa được hình thành.

21


Kể từ sau đổi mới năm 1986 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói
riêng đã có những bước dài trên con đường hội nhập quốc tế với những dấu mốc

quan trọng.
Năm 1995, đánh dấu bước đi đầu tiên quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Với tư cách là thành viên
của ASEAN, Việt Nam tham gia các tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế qua các hiệp
định kinh tế thương mại được ký giữa tổ chức này với các quốc gia và khu vực
khác. Cụ thể là Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc
(2002), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (2006), Hiệp định thương
mại tự do ASEAN - Nhật Bản (2008), ASEAN - Úc - NewZealand (2009), ASEAN
- Ấn Độ (2010). Nền kinh tế trong nước có nhiều khởi sắc, nhu cầu du lịch của
người dân ngày một tăng; theo đó, ngành du lịch cũng bắt đầu vươn ra tầm quốc tế.
Năm 2001, Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định thương mại song
phương. Trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Mỹ (BTA), Việt Nam đã
có những cam kết tương tự như cam kết với WTO. Tuy nhiên, do Hiệp định Thương

mại Việt Mỹ đã có hiệu lực từ năm 2001, một số cam kết theo BTA đã bắt đầu có
hiệu lực. Theo hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA), doanh nghiệp Mỹ hiện tại đã
có thể đầu tư dưới dạng 100% vốn nước ngoài. Đây cũng là cơ hội cho ngành du
lịch để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Năm 2007, Việt nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam đã chính thức hoàn tất thủ tục gia nhập tổ
chức WTO vào 7/11 năm 2006 và chính thức gia nhập tổ chức WTO sau khi Quốc
hội phê chuẩn vào đầu tháng 01 năm 2007. Riêng trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam
đã cam kết tất cả 11 ngành dịch vụ được phân loại theo Hiệp định chung về Thương
mại và Dịch vụ (GATS). Đối với dịch vụ du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các
phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch, dịch vụ sắp xếp
chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Những cam kết này sẽ
được áp dụng tự động cho các thành viên ASEAN. GATS quy định có 4 phương
thức cung cấp dịch vụ, bao gồm:
1) Cung cấp qua biên giới (dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một Thành
viên này sang lãnh thổ của một Thành viên khác,);
2) Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (người tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang
lãnh thổ của một Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ);

22


3) Hiện diện thương mại (nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên thiết lập các
hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi
nhánh v.v…trên lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ);
4) Hiện diện thể nhân (thể nhân cung cấp dịch vụ của một Thành viên di chuyển
sang lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ).
Trong các cam kết của mình với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với
phương thức 1 và 2. Đối với phương thức 3, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ hạn chế
vốn sở hữu nước ngoài đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh doanh lữ
hành du lịch. Tuy nhiên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch có vốn
đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam
(inbound) và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần
của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam. Các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài
không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Công ty nước ngoài
tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán
bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Đối với phương thức 4, Việt Nam
vẫn không cho phép hướng dẫn viên du lịch nước ngoài được hành nghề tại Việt
Nam.
Như vậy, có thể nói Việt Nam đã mở cửa thị trường du lịch tương đối mạnh mẽ
so với một số ngành dịch vụ khác như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm. Thực tế cho
thấy, sau khi chính thức công bố các cam kết với WTO về việc mở cửa thị trường
dịch vụ du lịch, hiện đang xuất hiện một số dư luận lo ngại các tập đoàn nước ngoài
hùng mạnh sẽ thôn tính doanh nghiệp Việt Nam, chiếm lĩnh các lĩnh vực dịch vụ du
lịch mang lại giá trị gia tăng cao và đẩy doanh nghiệp Việt nam vào số phận làm
thuê ngay trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, chắc
chắn cơ hội mang lại cho ngành Du lịch Việt Nam sau khi WTO sẽ nhiều hơn thách
thức nếu các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đánh giá lại năng lực, định
vị lại và xây dựng chiến lược rõ ràng nhằm tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng một
cách chủ động cùng với phát huy thế mạnh riêng vốn có của mình.
Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với
nhiều nước trong khu vực và thế giới; đã ký và thực hiện 41 Hiệp định hợp tác du
lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm. Đã quan hệ với
trên 1.000 hãng du lịch lữ hành, trong đó có nhiều hãng du lịch lớn của hơn 60
nước và vùng lãnh thổ; là thành viên của UNWTO từ năm 1981; Hiệp hội Du lịch
23


Châu Á-Thái Bình Dương từ 1989; Hiệp hội Du lịch ASEAN từ 1996. Đã ký Hiệp

định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; tham gia tích cực trong hợp tác
du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), khu vực (WEEC, Hai hành lang Một vành đai), liên khu vực và thế giới…Gần đây nhất, việc thành lập cộng đồng
ASEAN và Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) cũng đã tạo một “cú hích” mạnh đối với ngành du lịch. Ngoài ra, chính phủ
đã có những quy định thông thoáng hơn về thủ tục xuất, nhập cảnh cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịch cũng như người Việt
Nam du lịch ra nước ngoài.
Có thể nói, toàn cầu hóa đã mang lại cho ngành du lịch Việt Nam những bước
tiến đáng kể, với nhiều cơ hội phát triển, hứa hẹn mang lại nguồn lợi to lớn cho đất
nước. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, du lịch Việt Nam
cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, cần sự nỗ lực của cả nhà nước
và các doanh nghiệp hoạt động du lịch.

2.3. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DU LỊCH VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
Toàn cầu hóa du lịch đã mang lại cho ngành du lịch Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển, tuy
nhiên cũng tạo ra không ít thách thức.
2.3.1. Những cơ hội

- Tăng thị phần du lịch quốc tế: Dựa trên phương pháp tính tổng cầu du lịch của
tài khoản vệ tinh (Tourism Satellite Account - TSA), là tiêu chuẩn thống kê quốc tế
được chấp nhận để đánh giá ảnh hưởng kinh tế du lịch, thì hoạt động du lịch bao
gồm các hoạt động kinh tế của ngành và các ngành kinh tế khác liên quan có đóng
góp cho hoạt động du lịch như sản xuất và phân phối hàng hóa phục vụ khách du
lịch, ngân sách của chính phủ cho hoạt động du lịch (kể cả tiêu dùng đầu tư cho bảo
tàng, nhà hát, an ninh, hải quan, dịch vụ hàng không, v.v.), đầu tư cho hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch… Kết quả thống kê cho thấy tổng cầu du lịch của Việt
Nam năm 2006 lên tới 9,72 tỷ USD với mức độ tăng trưởng 9,7% - đứng đầu các
nước trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam là quốc gia mới gia nhập thị trường du lịch quốc tế, tuy nhiên nước ta

có rất nhiều cơ hội đối với việc phát triển điều kiện cầu cần thiết để thúc đẩy tăng
trưởng du lịch. Sau khi tổ chức thành công nhiều sự kiện mang tầm cỡ khu vực và
quốc tế như Hội nghị Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Tổ
chức Nghị viện Châu Á (AIPO), Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (VESAK), Diễn
24


đàn Du lịch Đông Nam Á (ATF), v.v. càng cho thây Việt Nam đang có nhiều cơ hội
mở rộng thị trường du lịch quốc tế bằng hình ảnh là một điểm đến an toàn, hấp dẫn,
thân thiện và cởi mở.
- Cơ hội mở rộng thị trường và phát triển những loại hình du lịch mới: Thông
qua việc cho phép phát triển các doanh nghiệp du lịch lữ hành có vốn đầu tư nước
ngoài tham gia cung cấp dịch vụ kinh doanh gửi khách tại thị trường Việt Nam sẽ
tăng thêm năng lực khai thác khách du lịch inbound nói chung và làm cho hoạt
động du lịch inbound trong những năm tới sẽ phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, lượng
khách du lịch công vụ, hội nghị (MICE) tăng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập
WTO và tổ chức thành công nhiều sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế. Đây là cơ
hội lớn nhất đối với doanh nghiệp du lịch khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Cơ hội cải cách trong công tác quản lí chung và tổ chức các hoạt đông du
lịch: Đối với doanh nghiệp du lịch khi hội nhập là sức ép buộc phải có sự cải cách
mạnh mẽ chính bản thân nếu muốn tồn tại trong cơ chế thị trường. Các doanh
nghiệp du lịch Việt Nam được tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của các
tập đoàn du lịch lớn trên thế giới. Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch nước ngoài
với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế sẽ hỗ trợ chuyển giao kinh
nghiệm khai thác thị trường và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quảng bá và
marketing du lịch tại Việt Nam.
- Cơ hội có được hệ thống chính sách hỗ trợ có hiệu quả: Chính phủ Việt
Nam cam kết về xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, đây là yếu tố quan
trọng trong việc điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống các quy định và chính sách về phát
triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng qua đó sẽ hỗ trợ có hiệu quả

sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch trong và
ngoài nước.
2.3.2. Những thách thức

- Cạnh tranh khốc liệt: Đó là vấn đề tất yếu diễn ra trong quá trình hội nhập
quốc tế. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì yếu
tố này sẽ là thách thức lớn cho ngành du lịch khi xuất phát điểm của du lịch còn
thấp, kinh nghiệm tổ chức quản lí và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du
lịch hạn chế.
- Gia tăng sự phụ thuộc: Quá trình hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh
tế Việt Nam nói chung và du lịch lịch nói riêng vào thị trường bên ngoài và, do vậy,
khiến ngành du lịch dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế.
25


×