Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

đề cương nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.65 KB, 39 trang )

Môn: Nghiên cứu định tính

Đề tài nghiên cứu
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ – XÃ HỘI
ĐẾN TRẦM CẢM SAU SINH
Ở PHỤ NỮ CÓ CON TỪ 6-12 THÁNG TUỔI
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI, NĂM 2017
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS LÊ MINH THI
Nhóm 11 – Lớp S2

HÀ NỘI 2016


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

PHỤ LỤC

Page 2


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WHO

Tổ chức Y tế thế giới

TCSS

Trầm cảm sau sinh


PNSS

Phụ nữ sau sinh

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

Page 3


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000

mạng người mỗi năm, dự đoán đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong
số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Theo con số thống
kê của nhiều nước, rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ 3-4% dân số. Ở Australia, một số
công trình nghiên cứu cho thấy trầm cảm chiếm tới 20-30% dân số, trong đó 3-4% là
trầm cảm vừa và nặng, ở Mỹ khoảng 5-6%, ở nước ta khoảng 3-6% [60]. Nhiều thống
kê cho thấy nguy cơ trầm cảm gặp ở nữ cao gấp 2 lần nam. [60]. Tỷ lệ hiện mắc trầm
cảm là 2.3-3.2% nam giới, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới là 4.5-9.3%. Theo nghiên cứu
khảo sát kiến thức về trầm cảm sau sinh tỷ lệ các bà mẹ bị tâm trạng buồn chán sau

sinh (baby blues) chiếm 80%, trong đó có khoảng 10% bị bệnh trầm cảm sau khi sinh
ở thể nặng trong năm đầu (Roberstson, Celasun và Stewaard, 2003).
Tại Việt Nam, theo một nghiên một nghiên cứu nhỏ tại Bệnh viện Từ Dũ , tỷ lệ
trầm cảm sau sinh là 12,5% trong đó 5,3 % là trầm cảm thực sự [61]. Số liệu về các
vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng là chưa nhiều, tuy nhiên,
một vài nghiên cứu gần đây cũng đã cung cấp những con số đáng quan tâm. Theo
nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh tại hai phường
của quận Hà Đông năm 2013 của Nguyễn Bích Thủy, tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
là 28.3%.
Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có nhiều nét đặc thù riêng khác hẳn so với các đối
tượng khác vì quá trình mang thai và sinh con là một giai đoạn quan trọng trong cuộc
đời của phụ nữ. Thời kì này xảy ra nhiều thay đổi về giải phẫu, sinh lý và tâm lý trong
đời sống của họ, đòi hỏi người phụ nữ phải thích nghi cả về mặt cơ thể và tâm thần. Ở
một số phụ nữ các diễn biến trên là một quá trình liên tục, thích ứng dần nên không có
những phản ứng nặng nề về cơ thể và tâm lý. Tuy nhiên, ở không ít số phụ nữ khác
những thay đổi này có thể quá ngưỡng làm xuất hiện một số rối loạn tâm thần ở các
mức độ khác nhau trong đó có trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể là nguy cơ
Page 4


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

đến sức khỏe tâm thần của người mẹ cũng như mối quan hệ giữa mẹ và các thành viên
khác trong gia đình đặc biệt là những đứa con mới sinh, nó có thể ảnh hưởng đến sự
phát triển về cảm xúc tâm lý, nhân cách và trí tuệ của đứa trẻ sau này. Một trong
những hậu quả trầm trọng nhất là người mẹ có thể xuất hiện những ý nghĩ hay hành vi
tự sát và nguy hiểm hơn là mẹ có thể giết chết chính đứa con của mình. Theo nghiên
cứu của Brockington và Cox- Roper 1998 , con có nguy cơ bị giết 1-3 trường hợp/
50.000 lần sinh, trong số những bà mẹ thực hiện giết con có 62% tự tử (theo nghiên
cứu của Gibson 1982).

Có rất nhiều nguyên nhân cũng như giả thuyết về việc dẫn tới trầm cảm sau
sinh. Bệnh có thể do một nguyên nhân, hoặc là sự tổng hợp từ nhiều nguyên nhân như
các yếu tố tâm lý, xã hội và sinh học [62]. Đặc biệt trầm cảm ở phụ nữ sau sinh không
thể tách rời các yếu tố tâm lý-xã hội, hơn nữa những liệu pháp hỗ trợ tâm lý đã được
chứng minh là rất hữu ích đối với chứng trầm cảm sau sinh, đạt hiệu quả rất cao với
trầm cảm ở mức độ nhẹ. Khi người phụ nữ hiểu rõ được ảnh hưởng của các yếu tố tâm
lý-xã hội đến chứng trầm cảm sau sinh, họ sẽ có thể tự giúp bản thân có được những
biênh pháp phòng ngừa hợp lý và giảm thiểu mức độ trầm cảm một cách hiệu quả[63].
Quận Hai Bà Trưng là một quận nội thành của thủ đô Hà Nội, với tốc độ tăng
trưởng và phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng, bên cạnh đó vấn đề y tế, CSSK cũng
đang được quan tâm và đặc biệt là sức khỏe bà mẹ trong đó bao gồm cả trầm cảm sau
sinh. Từ những lý do trên đây, chúng tôi quyết định thực hiên nghiên cứu: “ ẢNH
HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ-XÃ HỘI ĐẾN TRẦM CẢM SAU SINH Ở
PHỤ NỮ CÓ CON TỪ 6-12 THÁNG TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ
TRƯNG, HÀ NỘI, NĂM 2017 ”. Để trả lời cho những câu hỏi sau:
1. Quan niệm về trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ có con từ 6 - 12 tháng tuổi tại quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, năm 2017 như thế nào?
2. Các yếu tố tâm lý-xã hội ảnh hưởng như thế nào đến chứng trầm cảm sau sinh ở phụ
nữ có con từ 6 - 12 tháng tuổi trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội năm
2017.

Page 5


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

II.

TỔNG QUAN


1. Khái niệm
1.1 Trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh rối loạn cảm xúc thường gặp, biểu hiện ở khí sắc trầm
tức là có trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán nản, u uất kéo dài ít nhất một tuần lễ hay
lâu hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như cuộc sống thường ngày.
Người bị trầm cảm còn cảm thấy mất hứng thú đối với những công việc đã từng mang
lại niềm vui thích thú cho bản thân, cảm thấy tuyệt vọng, tội lỗi, bi quan, vô tích sự,
thiếu tự chủ và đặc biệt làm cho cảm thấy cuộc sống như không đáng sống… Trầm
cảm có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, ở mỗi đối tượng khác nhau sẽ có
những biểu hiện khác nhau [2, 3].
Trầm cảm điển hình được biểu hiện bằng sự ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần,
bao gồm: cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế, vận động bị ức chế [1].
Quan điểm mới về trầm cảm theo phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD) về
các rối loạn tâm thần và hành vi, trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của cảm xúc. Rối
loạn trầm cảm là sự kết hợp, tương tác của ba nhóm yếu tố: sinh học, tâm lý và xã hội.
hầu hết các trường hợp bị trầm cảm sẽ được điều trị khỏi bằng thuốc và các liệu pháp
tâm lý [4]
1.2 Các triệu chứng chính
-

Khí sắc trầm
Mất mối quan tâm thích thú
Giảm năng lượng dẫn tới sựu gia tăng mệt mỏi và giảm hoạt động
Giảm sự tập trung và chú ý
Giảm sự tự tin
Bi quan mất niềm tin vào cuộc sống
Có ý tưởng và hành vi hủy họa hoặc tự sát
Rối loạn giấc ngủ, ăn kém
Các triệu chứng sinh học như: sút cân 5% trọng lượng cơ thể trong vòng 4 tuần,

mất ngủ,…
Page 6


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

1.3 Mức độ trầm cảm
Dựa vào các triệu chứng có thể chia trầm cảm thành 3 mức độ:
Mức độ nhẹ (F32,0-ICD 10): có ít nhất 2/3 triệu chứng chính cộng thêm 2/7
triệu chứng phổ biến khác. Chưa có nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia đình, xã hội và
nghề nghiệp.
Mức độ trung bình (F32,1-ICD10): có ít nhất 2/3 triệu chứng chính cộng thêm
3/7 triệu chứng phổ biến khác. Có nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia đình, xã hội và
nghề nghiệp.
Mức độ nặng (F32,2-ICD10): phải có 3/3 triệu chứng chính cộng thêm 4/7 triệu
chứng phổ biến khac. Ít có khả năng tiếp tục công việc gia đình, xã hội và nghề
nghiệp, có triệu chứng sinh học của trầm cảm.
Các triệu chứng này tồn tại trong khoảng 2 tuần liên tiếp. những biểu hiện này
được coi là cac triệu chứng có ý nghĩa lâm sàng nhất trong chẩn đoán. Những biểu
hiện của trầm cảm cũng thay đổi hình thái và mức độ theo sự phát triển của từng đối
tượng nhất định và phản ứng riêng biệt của từng người. ở phụ nữ sau sinh triệu chứng
thường có những đặc điểm riêng biệt nổi bật là các biểu hiện khí sắc trầm, luôn cảm
thấy buồn chán, có ý nghĩ hủy hoại và các hành vi kích động. ngoài ra biểu hiện của
trầm cảm còn mang sắc thái của văn hóa xã hội, truyền thống gia đình họ tộc, lối sống
của mọi người trong gia đình.
1.4 Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh xuất hiện trong vòng 4 tuần đầu sau sinh (theo DSM-IV,
Hiệp hội tâm thần của Mỹ)[5]. Tuy nhiên rất nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia sức
khỏe cho rằng Trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong vòng 1 năm sau
sinh [6,7]. Nó có thể kéo dài vài tháng, nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn

đến bệnh mãn tính.
Trầm cảm sau sinh dễ bị nhầm lẫn với “Cơn buồn thoáng qua sau sinh” (Hội
chứng Baby Blue) là một trong những rối loạn tâm thần tường gặp nhất sau sinh, ảnh
Page 7


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

hưởng đến khoảng 50%-80% sản phụ [8]. Thông thường rối loạn này xuất hiện trong
3-4 ngày sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi hormone, sự suy giảm thể lực
và tinh thần.
Nó kèm theo các biểu hiện như mệt lử, không thể ngủ hay cảm thấy mình vô
dụng hoặc lo lắng thái quá. Sản phụ cảm thấy dễ cáu, bồn chồn, khẩu vị hay cảm giác
thèm ăn cũng thay đổi. khác biệt của Trầm cảm sau sinh là hội chứng Baby Blue
không phải là bệnh, nó là cảm xúc bình thường của người mẹ và sẽ tự mất đi sau 2
tuần. nếu nhận được sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, có thời gian, được nghỉ ngơi hợp
lý… mà không cần phải điều trị. Nếu như các biểu hiện trên không thuyên giảm và kéo
dài trên 2 tuần, có xu hướng trầm trọng hơn thì sản phụ bị mắc Trầm cảm sau sinh [9].
1.5 Hậu quả và gánh nặng bệnh tật của trầm cảm sau sinh
Trầm cảm góp phần không nhỏ vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu và ảnh hưởng
đến mọi người khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, người ta ước tính có khoảng 350 triệu
người mắc phải những triệu chứng trầm cảm và ước chừng 1 triệu người tự tử mỗi
năm do chứng bệnh này [10]. Theo khảo sát sức khỏe tâm thần trên thế giới thực hiện
ở 17 quốc gia cho thấy rằng trung bình cứ 20 người thì có 1 người đã từng trải qua giai
đoạn trầm cảm trong năm vừa rồi. Các rối loạn trầm cảm thường bắt đầu ở giai đoạn
tuổi trẻ, chứng làm suy giảm các hoạt động chức năng của chúng ta và thường xuất
hiện lặp đi lặp lại. Vì những lý do đó trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu thế giới làm
mất khả năng hoạt động của con người. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo, đến năm 2020
trầm cảm sẽ đứng thứ 2 về gánh nặng bệnh lý của nhân loại sau bệnh tim mạch[11].
Và điều đáng lo ngại nhất của bệnh này là có tự tử, có khoảng 15-20% bệnh nhân trầm

cảm có ý định tự tử và cứ một người tự tử thành công thì có hơn 20 người khác đang
cố gắng kết thúc cuộc sống của mình[12]
Tại Việt Nam, những năm gần đây trầm cảm được biết đến như một “ căn bệnh
toàn cầu”, nó được nhắc đến là một trong các nguyên nhân quan trọng nhất gây gánh
nặng bệnh tật và tử vong trong nhóm các bệnh không lây nhiễm thông qua báo cáo
tổng quan chung của ngành y tế Việt Nam. Theo ước tính của Bộ Y tế, đến năm 2030,
trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở nước ta. Trầm
Page 8


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

cảm được đặc biệt chú ý ở giai đoạn phụ nữ sau sinh, trong 10 bà mẹ sau sinh thì có
khoảng 1 đến 2 người bị trầm cảm [13]
Giống như trầm cảm xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, TCSS gây ra nhừng tác
động tiêu cực đến sức khỏe người mẹ. Ở dạng trầm cảm nhẹ người mẹ thường thấy
mệt mỏi, các hoạt động vô cùng khó khăn và vụng về, lo lắng thái quá đối với sức
khỏe của con và của bản thân ,…. Nếu bị trầm cảm nặng, người mẹ trở nên buồn rầu,
rối loạn giấc ngủ và ăn uống, hay cáu gắt vô cớ, có những cư xử kỳ quặc với đứa con
mới đẻ và những đứa trẻ khác. Người mẹ có thể rơi vào trạng thái rối loạn hình vi, với
các biểu hiện như luôn cho rằng mình và các con mắc bệnh hiểm nghèo, buồn rầu và
hay khóc vô cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, không chủ động được bản
thân, có những lời nói hay hành vi thô bạo, xúc phạm tới người xung quanh, thậm chí
xuất hiện ý nghĩ tự hủy hoại [14]. Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trầm
cảm khởi phát trong giai đoạn sau sinh có nguy cơ tái phát cao, hoặc trở thành mãn
tính trong tương lai [15]
Bên cạnh những ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, rất nhiều nghiên cứu gần
đây đã quan tâm đến ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh ở mẹ đến đứa con [16]. Trầm
cảm sau sinh đầu tiên ảnh hưởng đến sự tương tác giữa mẹ và đứa con. Các giác quan
của trẻ ngay từ 3 tháng tuổi, thậm chí sớm hơn đã bắt đầu được hoàn thiện, đây là giai

đoạn khởi đầu sự phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ. Tuy nhiên, các bà mẹ bị trầm cảm
sau sinh thường biểu hiện thái độ lãnh cảm, đôi khi khó chịu, thù địch với đứa con của
mình. Họ ít tham gia vào chăm sóc trẻ, ít biểu lộ cảm xúc và chơi đùa với trẻ [17].
Thiếu sự tương tác của người mẹ làm ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức và kỹ
năng giao tiếp của trẻ. Một số nghiên cứu đã cho thấy trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị trầm
cảm ít biểu cảm ngôn ngữ hơn và chức năng nhận thức ngôn ngữ cũng kém hơn, trẻ
cũng kém linh hoạt hơn so với những trẻ khác[18]. Những hậu quả này có thể tiếp tục
gây những ảnh hưởng lâu dài lên sự phát triển về tâm lý, nhân cách và trí tuệ ở trẻ sau
này [19]
Hoạt động chăm sóc cho trẻ đặc biệt là cho trẻ bú sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng
bởi trầm cảm sau sinh. Các bà mẹ bị trầm cảm sau sinh thường ngừng cho con bú vào
Page 9


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

tuần thứ 4 đến 16 sau sinh [20]. Tổng quan một số nghiên cứu về ảnh hưởng của trầm
cảm ở mẹ lê sự phát triển của con ở các nước đang phát triển cũng cho thấy, trẻ của
các bà mẹ bị trầm cảm có nguy cơ bị thiếu cân và còi cọc cao gấp 1,5 lần trẻ khác [21].
Nguy hiểm hơn, một số bà mẹ bọ trầm cảm sau sinh thường cảm thấy sợ khi ở với con
một mình, cảm thấy không có khả năng chăm sóc cho con, lo sợ rằng mình và con mắc
bệnh hiểm nghèo,… và từ đó có thể xuất hiện ý nghĩ hủy hoại con mình [22]
Tóm lại, trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh sau sinh nói riêng đang lan
rộng trên thế giới và có xu hướng ngày càng gia tăng ở một số nước Châu Á trong đó
có Việt Nam. Đó là một vấn đề y tế công cộng đáng được quan tâm và chú ý.
1.6 Những yếu tố tâm lý-xã hội ảnh hưởng đến trầm cảm sau sinh

Trên thực tế trầm cảm sau sinh không thể tách rời yếu tố tâm lý- xã hội, hơn nữa,
những liệu pháp hỗ trợ tâm lý đã được chứng minh là rất hữu ích đối với chứng trầm
cảm sau sinh, đặc biệt những người trầm cảm ở mắc độ nhẹ. Khi người phụ nữ hiểu rõ

được các yếu tố tâm lý- xã hội liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, họ sẽ tự giúp
bản thân có được những biện pháp phòng ngừa hợp lý và giảm thiểu mức độ trầm cảm
một cách hiệu quả.
Dựa trên việc kế thừa kết quả nghiên cứu tổng quan từ các đề tài trong và ngoài
nước đã được thực hiện, trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu một số yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến TC ở PNSS, bao gồm: yếu tố người mẹ; yếu tố đứa trẻ; yếu tố gia
đình; yếu tố cộng đồng- xã hội. Phần dưới đây chúng tôi sẽ trình bày đặc điểm của
từng yếu tố.

 Yếu tố người mẹ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng TCSS liên quan đến bản thân người mẹ
như lo lắng về trách nhiệm làm mẹ, phải thay đổi cách sống vốn có để tập trung chăm
sóc con cái (đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ hoặc mang thai quá sớm);
Cảm thấy bản thân mình xấu xí đi sau khi sinh con và không còn hấp dẫn; Thiếu người
Page
10


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

để sẻ chia, tâm sự, cảm thấy cô đơn; Có tâm lý quá nhạy cảm, ít bạn bè, sống nội tâm,
khả năng chịu đựng stress kém; Tiểu sử sức khỏe của bản thân người phụ nữ sau sinh
bao gồm: Số lần sinh đẻ, ốm nghén hoặc các bệnh tật khác, hình thức sinh, tình trạng
kiêng cữ, tiền sử trầm cảm của bản thân và gia đình (nếu có); Mang thai ngoài ý muốn
và lo lắng về tài chính cho bản thân và đứa trẻ ( đặc biệt đối với các bà mẹ đơn thân )...
Cụ thể:
Yếu tố liên quan đến quá trình mang thai và sinh nở
Tâm trạng phiền muộn trong thai kỳ
Năm 1996, M.W.O’Hara và A.M.Swan đã tiến hành phân tích tổng hợp 13 nghiên
-


cứu bao gồm 1000 đối tượng [43]. C.T.Beck cũng thu thập dữ liệu từ 21 nghiên cứu
gồm trên 2300 đối tượng trước năm 2001 [33]. Các kết quả phân tích tổng hợp này
đều cho thấy tâm trạng phiền muộn trong khi mang thai có mối liên quan khá chặt với
TC sau sinh ( effect size >0.5). Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hiệp và cộng sự năm
2008 ở Việt Nam cũng cho kết quả những bà mẹ bị trầm cảm trong thai kì có nguy cơ
bị TCSS cao gấp 4.7 lần những bà mẹ khác [32]. Nghiên cứu trên tiếp cận đối tượng ở
cả 2 thời điểm mang thai và sau sinh nên tỷ lệ rối loạn trong thai kì không bị sai số nhớ
lại, làm ảnh hưởng đến mối liên kết. Có thể kết luận, tâm trạng phiền muộn khi mang
thai mà biểu hiện nặng hơn là trầm cảm trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân
tiên đoán khá tốt của TCSS.
- Lo âu thai kỳ
Mối liên quan giữa lo âu trong thai kỳ mang thai và mức độ các triệu chứng TCSS
đã được khẳng định từ rất lâu ở một số nghiên cứu trên thế giới [38]. Các nghiên cứu
gần đây đã tiếp tục cung cấp thêm những bằng chứng về mối liên quan giữa 2 yếu tố
này. Phân tích tổng hợp 4 nghiên cứu bao gồm 428 đối tượng của C.T.Beck cho kết
quả lo âu là yếu tố liên quan có hiệu lực trung bình với TCSS[11]. Hiệu lực mạnh hơn
của mối liên quan này được báo cáo trong phân tích tổng hợp của M.W.O’Hara trên
600 đối tượng [43]
-

Mang thai ngoài ý muốn

Phân tích tổng hợp của C.T.Beck năm 1996 trên 6 nghiên cứu bao gồm 1200 đối
tượng cho kết quả mang thai ngoài ý muốn có mối liên quan với TCSS, mối liên quan
Page
11


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính


này trong tổng quan của C.T.Beck có hiệu lực nhỏ (Effect size d=0.23)[32]. Kết quả
nghiên cứu của Huỳnh Thị Duy Hương và cộng sự tại Việt Nam năm 2005 lại báo cáo
về mối liên quan khá chặt: những bà mẹ có thai kỳ ngoài ý muốn có tỷ lệ TCSS cao
gấp 5.08 lần những bà mẹ khác [38].
-

Yếu tố sản khoa

Những vấn đề khi sinh như sinh sớm, sinh khó, cũng như các tai biến sản khoa như
sản giật, tiền sản giật, chảy máu nhiều khi sinh,.. Rất nhiều nghiên cứu đã không tìm
thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố sản khoa với TCSS[34],[41]. Tuy
nhiên phân tích tổng hợp của M.W.O’Hara và A.M.Swan đã tìm hiểu ảnh hưởng của
yếu tố sản khoa và kết luận rằng những tai biến san khoa có mối liên quan hiệu lực
nhỏ đối với TCSS (d=0.26) [43]. Việc không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố sản
khoa với TCSS có thể được giải thích bằng thời gian tiếp cận sau sinh quá lâu ( 6
tháng ở nghiên cứu của A.Bener [34] dẫn đến làm giảm sự ảnh hưởng của những yếu
tố sản khoa. Kết quả nghiên cứu trên 9000 đối tượng của E. Robertson cho thấy không
có mối liên quan giữa phương pháp ( sinh mổ hay sinh thường) với TCSS [38]. Thay
vào đó nghiên cứu của Lê Quốc Nam trên nhóm phụ nữ sau sinh 4 tuần lại chỉ ra rằng
có 18,2% sản phụ sinh khó bị TCSS so với 4,7% ở nhóm phụ nữ sinh mổ và 2,4% ở
nhóm sinh thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05)[27]. Như vậy, ở
nghiên cứu này yếu tố sinh khó có liên quan đáng kể đến TCSS nhưng không có mối
liên quan giữa sinh mổ và TCSS. Có thể sinh khó là một sang chấn tâm lý nặng nề hơn
sinh mổ vì diễn tiến thường kéo dài và sản phụ thường đau đớn hơn nhiều.
-

Chế độ nghỉ ngơi sau sinh

Phân tích tổng hợp 137 nghiên cứu trên thế giới trước năm 2002 của E.Robertson

và cộng sự không thấy báo cáo về mối liên quan giữa chế độ nghỉ ngơi sau sinh của bà
mẹ vàTCSS [38]. Tuy nhiên, 2 nghiên cứu gần đây tại Việt Nam lại cho thấy mối liên
quan giữa 2 yếu tố này, trong đó những bà mẹ không được nghỉ ngơi hoàn toàn 30
ngày sau sinh có nguy cơ bị TCSS cao hơn những bà mẹ khác, mối liên quan này có ý
nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy đa biến ở nghiên cứu của J.Fisher và cộng sự
Page
12


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

năm 2004 [40], nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê khi phân tích đơn biến ở nghiên cứu
của Lương Bạch Lan và cộng sự năm 2008 [37].
-

Tiền sử bệnh lý

Tiền sử trầm cảm trước thai kỳ của M.W.O’Hara và C.T.Beck kết luận là có mối
liên quan khá chặt với TCSS[33],[43]. Năm 2002 , nghiên cứu của Lê Quốc Nam ở
Việt Nam cũng cho kết quả: 30,4% sản phụ có tiền sử bị lo âu và hay mất ngủ bị TCSS
so với 3,4% ở nhóm sản phụ có tiền sử bình thường và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p<0.001)[27]. Bên cạnh bệnh lý rối loạn tâm thần thì tình trạng một số bệnh
lý của mẹ là một yếu tố liên quan được Lê Quốc Nam báo cáo: 12,5% sản phụ có tiền
sử bệnh ký đa khoa (thường gặp nhất là bệnh lý tai mũi họng rồi đến bệnh lý tuần
hoàn, khối u...) bị TCSS so với 3,2% ở nhóm sản phụ có tình trạng bình thường và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê(p<0.01).
-

Đặc điểm hành vi


Một trong những yếu tố làm gia tăng thêm mức độ nghiêm trọng của TCSS là hành
vi hút thuốc và uống rượu: 28,6% sản phụ có sử dụng rượu và/ hay thuốc lá trong thai
kỳ bị TCSS so với 4,8% ở nhóm sản phụ không sử dụng và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê(p<0.05). Người phụ nữ Việt Nam thường không có thói quen sử dụng
rượu, thuốc lá (đặc biệt trong thời gian thai kì) nên có thể những đối tượng này đã có
hoàn cảnh hay cuộc sống riêng nhiều sang chấn và thai kỳ chỉ là một yếu tố thúc đẩy
sự xuất hiện một tình trạng trầm cảm tiềm ẩn trước đó. Hút thuốc lá sau sinh ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đứa trẻ sinh ra.
-

Khía cạnh tâm lý học- đặc điểm nhân cách

Nghiên cứu ở Việt Nam( Lê Quốc Nam và cộng sự năm 2002) chỉ ra rằng 10,9%
sản phụ tự cảm thấy nhạy cảm với sang chấn bị TCSS so với 2,4% trong nhóm sản phụ
bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.01)[27].
TC có thể xuất hiện ở bất kỳ một loại hình nhân cách nào, tuy nhiên nhiều nghiên
cứu cho thấy TC hay gặp ở những người có đặc điểm nhân cách như lo âu, tránh né,
Page
13


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

phụ thuộc, ám ảnh và kịch tính. Họ có thể trở nên TC dễ hơn khi họ phải đối mặt với
cái chết, li dị, từ bỏ , sự cách ly khỏi xã hội, những lời phê bình tiêu cực hay chỉ trích
từ những thành viên trong gia đình, hoặc mất mát đi sự củng cố. Những sự kiện cuộc
sống căng thẳng có thể góp phần khởi phát hay kéo dài giai đoạn TC [26].
Như vậy, đặc điểm nhân cách dùng để so sánh mức độ liên quan với trầm cảm ở
người phụ nữ sau sinh được xác định trong đề tài này là đặc điểm của khí chất hướng
nội/ hướng ngoại, sự ổn định / không ổn định của hệ thần kinh. Lòng tự trọng- tự tin

thấp phản ánh một cảm nhận và đánh giá tiêu cực về khả năng, giá trị của bản thân
mình
-

Khía cạnh tâm lý học- kiểu nhận thức liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Beck và các nhà tâm lý học theo trường phái nhận thức đã có những thực nghiệm
chứng minh mô hình nhận thức tiêu cực và dễ bị tổn thương của cá nhân có thể dễ dẫn
đến TC. Người bệnh có thể bị trầm cảm nặng hơn khi nhận thức tiêu cực và ngược lại
họ có thể rối loạn nhận thức nặng hơn khi bị TC[35].
Những dạng nhận thức méo mó như sự hoàn hảo phi thực tế, suy nghĩ kiểu dằn vặt lặp
lại hoặc đánh giá sự kiện theo kiểu tuyệt vọng là các yếu tố tác động trực tiếp vào sự
hình thành TC.
Như vậy: Kiểu nhận thức liên quan đến mức độ TC ở người PNSS là các dạng nhận
thức tiêu cực và sai lệch về bản thân, về thế giới xung quanh và về tương lai của người
phụ nữ.
• Yếu tố liên quan đến đứa trẻ
-

Khó khăn trong chăm sóc trẻ

Mối liên quan giữa khó khăn trong chăm sóc trẻ ( trẻ có các vấn đề về sức khỏe, ăn,
ngủ) và TCSS đã được khẳng định trong hầu hết các nghiên cứu [38]. Nghiên cứu của
Lương Bạch Lan và cộng sự năm 2008 tại Việt Nam cho thấy, những bà mẹ có con
không được khỏe có nguy cơ bị TCSS cao gấp 4 lần và em bé không bú mẹ làm cho
mẹ có nguy cơ TCSS cao gấp 4,6 lần những bà mẹ khác[37]. Rõ ràng, vấn đề sức
khỏe, ăn uống của em bé sau sinh có là một trong những mối quan tâm rất lớn của các
bà mẹ, vì vậy những vấn đề xảy ra với em bé có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm
Page
14



Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

thần của bà mẹ.
-

Tính khí trẻ

Trẻ hay quấy khóc và khó dỗ dành là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng
cho bà mẹ. Phân tích tổng quan của C.T.Beck trên 789 đối tượng đã cho thấy đây là
moojttrong những yếu tố liên quan chặt tới tình trạng trầm cảm sau sinh [33].Đặc biệt,
2 nghiên cứu ở Việt Nam [1],[3] cho kết quả, người mẹ càng có nguy cơ cao bị TCSS
nếu đứa trẻ của họ hay quấy khóc về đêm. Tuy nhiên những nghiên cứu trước đây đều
trên đối tượng là bà mẹ. Việc khai thác 2 yếu tố trên ở chính bà mẹ có thể không khách
quan vì bị ảnh hưởng bởi hậu quả TC của người mẹ: Những người mẹ bị TCSS có xu
hướng mô tả tiêu cực hơn về tình trạng của con cái họ.
-

Con dạ/ con so

Các nghiên cứu trên thế giới ( Phân tích tổng hợp 137 nghiên cứu trên thế giới trước
năm 2002 của Emma Robertson và cộng sự) hầu như chưa thấy báo cáo về mối liên
quan của yếu tố này với TCSS [38]. Gần đây, 2 nghiên cứu ở Việt Nam đã cho kết quả
đây cũng là một trong số những yếu tố liên quan đến TCSS, những người mẹ sinh con
so có nguy cơ bị TCSS cao gấp gần 2 lần so với các bà mẹ sinh con dạ [1],[3].
-

Giới tính trẻ


Nghiên cứu ở những nước phương Tây đã không tìm thấy mối liên quan giữa giới
tính trẻ và TCSS. Tuy nhiên những nghiên cứu từ Ấn Độ( Patel và cộng sự năm
2002), Trung Quốc(Lee A.M và cộng sự năm 2007) đã cho thấy sự thất vọng của
chồng về giới tính đứa trẻ, đặc biệt khi đó là bé gái có liên quan đáng kể đến sự phát
triển TCSS. Theo phân tích tổng hợp một loạt các nghiên cứu gần đây ở các nước
châu Á của P.Klainin và D.G.Arthur năm 2008 cũng cho thấy sở thích giới có liên
quan đến TCSS [42].
Yếu tố gia đình: Đời sống gia đình và các mối quan hệ của phụ nữ sau sinh ảnh



hưởng rất lớn đến TCSS của các bà mẹ.
-

Sự kiện gây căng thẳng
Page
15


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

Những sự kiện gây căng thẳng bao gồm có: mất mát người thân, ly dị, mâu thuẫn vợ
chồng, sự ghẻ lạnh của người thân, bị bạo hành/lạm dụng... Trải qua những sự kiện
gây căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần, trong đó
có TC [8]. Nhận định này đã có những bằng chứng qua rất nhiều nghiên cứu- là một
trong những yếu tố có liên quan chặt chẽ với TCSS [33],[44].
-

Sự hỗ trợ nhận được


Nhận được sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè trong thời gian căng thẳng được cho là yếu
tố bảo vệ đối với TCSS và là một yếu tố liên quan có hiệu lực khá mạnh. Đây là kết
quả ở cả 3 phân tích tổng hợp của M.W.O’Hara(1996) và C.T.Beck(2001) và
U.Halbreich và S.Karkun (2006) [33],[41],[44]. Hỗ trợ xã hội là một khái niệm đa
chiều. Nguồn hỗ trợ có thể là từ chồng, người thân hoặc bạn bè. Ngoài ra còn có các
loại khác nhau hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ về thông tin ( tư vấn, khuyên bảo cách chăm
sóc), hỗ trợ vật chất, hỗ trợ chăm sóc mẹ và bé, hỗ trợ về cảm xúc (quan tâm, chia sẻ,
tâm sự).
-

Mối quan hệ hôn nhân, gia đình

Phân tích tổng hợp của M.W.O’Hara và C.T.Beck đã cho kết quả là những bà mẹ bị
TCSS ít hài lòng về mối quan hệ hôn nhân của mình so với những bà mẹ khác [33],
[44]. Mối quan hệ này được đo lường trong các nghiên cứu sử dụng rất nhiều các
phương pháp khác nhau, từ thang đo Likert 5 mức độ, cho đến sử dụng một bộ công cụ
tự báo cáo. Việc sử dujngbooj công cụ tự báo cáo để đo lường sự hài lòng thường được
sử dụng trong các nghiên cứu trên thế giới là The Dyadic Adjustment Scale (DYAS)
[44]. Bên cạnh mối quan hệ hôn nhân thì quan hệ với các thành viên trong gia đình
cũng là một yếu tố được quan tâm. Một số các nghiên cứu tại các nước Châu Á đã báo
cáo: mâu thuẫn với gia đình – đặc biệt mâu thuẫn thường thấy là với mẹ chồng cũng là
moojy trong những yếu tố nguy cơ.
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp khác cả C.T.Beck năm 2001 cho kết quả tình
trạng hôn nhân cũng là một yếu tố liên quan đến TCSS, những đối tượng sinh con mà
chưa kết hôn có nguy cơ trầm cảm cao hơn những đối tượng đã kết hôn, mối liên quan
Page
16


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính


này có hiệu lực nhỏ[32]. Tuy nhiên, những nghiên cứu được C.T.Beck tổng hợp chủ
yếu là ở một quốc gia phát triển- nơi có quan niệm thoáng hơn rất nhiều về vấn đề bà
mẹ đơn thân, hiệu lực của mối liên quan này có thể cao hơn nhiều ở bối cảnh nước ta.
 Đặc điểm mối quan hệ với người chồng
Tình trạng hôn nhân của người phụ nữ đã được các nghiên cứu chứng minh là
có liên quan đến TC ở PNSS bởi nó phản ánh vị thế của họ trong hôn nhân. Tình trạng
hôn nhân có thể bao gồm các khía cạnh: Kết hôn và sống chung, đã ly dị, góa bụa, ly
thân. Khi một cặp đôi có thêm sự xuất hiện của đứa con thì cũng là lúc cặp đôi bước
vào quá trình “trở thành cha mẹ”. Vai trò làm cha mẹ có thể khiến cho mối quan hệ của
hai vợ chồng thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi ở mỗi cặp vợ chồng còn tùy thuộc vào
cách mà mỗi người quản lý sự không nhất quán giữa trải nghiệm và mong đợi của họ
về vai trò làm cha mẹ.Mối quan hệ tốt với người chồng sẽ giúp cho người phụ nữ có
nhận thức tích cực hơn, cụ thể là cảm nhận thấy bản thân mình có giá trị hơn và ngược
lại.
Người chồng hỗ trợ trong việc chăm sóc con sẽ khiến người PNSS có cảm giác
được chia sẻ thực sự, không chỉ chia sẻ về mặt công việc mà còn có sự chia sẻ về mặt
cảm xúc.Sau khi sinh con, tâm thế của người chồng sẵn sàng trong việc làm cha sẽ
khiến cho người phụ nữ hoặc là cảm thấy được chia sẻ hoặc sẽ cảm thấy là gánh nặng
khi họ phải đóng vai chủ đ o trong tình huống mới của cuộc sống. Sự hài lòng hoặc
không hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân cũng khiến người phụ nữ có cái nhìn tích
cực hoặc tiêu cực về tương lai hoặc thất vọng về bản thân và người khác. Sự hài lòng
trong đời sống tình dục của người phụ nữ với chồng cũng giúp cho người phụ nữ thấy
tự tin hoặc không tự tin về bản thân.
 Đặc điểm mối quan hệ với người thân
Sự chỉ trích, cô lập, đánh giá tiêu cực, can thiệp quá mức vào đời sống cảm xúc của
PNSS từ các thành viên trong gia đình phần nào được coi như tấm gương phản chiếu
vào nhận thức của người phụ nữ, bởi vậy, những sự mất mát và thất vọng từ mối liên
hệ cá nhân có ảnh hưởng lớn hơn [24].Khi người phụ nữ gặp rắc rối trong mối quan
Page

17


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

hệ, họ bị phản đối những thứ mà họ hy vọng thì những suy nghĩ tiêu cực, thất vọng
được kích hoạt, lúc đó một tâm trí trầm cảm được hình thành.
Khi người phụ nữ sau sinh thiếu vắng những mối quan hệ liên cá nhân thì đồng
nghĩa với việc họ cũng ít nhận được nâng đỡ / trợ giúp của mạng lưới mối quan hệ
nơi họ sinh sống. Hơn nữa, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp vừa là nhu cầu nhưng cũng
chính là điều kiện để người phụ nữ có thể bộc lộ và phát triển đời sống tâm lý của bản
thân.
• Yếu tố cộng đồng- xã hội và một số yếu tố khác.
Những người có mạng lưới giao tiếp xã hội ngèo nàn và thưa thớt cũng dễ có nguy
cơ rơi vào TC.
Khi sự nâng đỡ của mạng lưới xã hội giảm sút thì có thể làm yếu đi năng lực của
cá nhân trong việc phản ứng với những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống và làm cho cá
nhân dễ cảm ứng/ nhạy cảm với TC (Billings, Cronkite và Moos 1983). Một cá nhân
dễ có nguy cơ TC khi họ nhận được những phản ứng tiêu cực, hành vi hắt hủi từ phía
người khác (Coyne, 1976). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bị TC có điểm thấp
trong các kỹ năng xã hội, gán nhãn cho mình là thiếu tự tin và ít giá trị, hay lo lắng và
dễ trở nên TC khi phải đối diện với các mối quan hệ xã hội hoặc sự mất mát nào đó
[28].
-

Tình trạng kinh tế gia đình

Theo báo cáo cuả WHO, trầm cảm phổ biến hơn ở những nước nghèo [23]. Nghiên
cứu phân tích tổng hợp của C.T.Beck(2001) cũng tìm thấy một mối liên quan có hiệu
lực nhỏ (d=0.19-0.22) giữa tình trạng kinh tế xã hội và TCSS, tuy nhiên không chỉ rõ

ràng về những chỉ số đo lường tình trạng kinh tế-xã hội này [33]. Cụ thể hơn, nghiên
cứu của A.Bener (2011) đã báo cáo về mối liên quan giữa thu nhập hàng tháng của gia
đình, theo đó thì PNSS ở những gia đình có thu nhập bình quân hàng tháng thấp có
nguy cơ TCSS cao hơn ở những gia đình có thu nhập cao (p<0.001) [34]. Tình trạng
kinh tế xã hội của người PNSS bất lợi như thu nhập thấp, khó khăn trong chi phí nuôi
con và sinh hoạt gia đình, có thể sẽ khiến họ phải chịu áp lực.
-

Một số yếu tố nhân khẩu học
Page
18


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

Một số yếu tố nhân khẩu học được báo cáo có mối liên quan đến TCSS bao gồm:
tình trạng nghề nghiệp, tuổi, học vấn. Nghiên cứu phân tích tổng hợp của A.Bener
cùng cộng sự năm 2011 tại Quarta trên 1379 sản phụ cho kết quả: những bà mẹ trên 35
tuổi, trình độ học vấn dưới ĐH, làm nội trợ có nguy cơ bị TCSS cao hơn những nhóm
khác (p<0.05)[34]. Những nghiên cứu khác thường không xét đến loại hình nghề
nghiệp của đối tượng mà chỉ báo cáo về mối liên quan giữa TCSS với mức độ ổn định
của nghề nghiệp[3], [40].
-

Áp lực công việc

Công việc căng thẳng như là: công tác nghiên cứu khoa học, quản lý, làm việc quá
sức, kéo dài..thường là nguyên nhân của stress, tái diễn nhiều lấn dẫn đến trầm cảm.
Điều kiện lao động bao gồm nhiều yếu tố như yếu tố môi trường ( rung,ồn, ô
nhiễm...),tâm sinh lý: thể lực, thần kinh, giác quan... yếu tố tổ chức, quan hệ cấp trên

cấp dưới, đồng nghiệp, thưởng phạt,.. từ đó tác động đến người lao động gây nên
Stress- làm tăng thêm nguy cơ trầm cảm.(Tạp chí Substanke Abuse and Mental Health
Servies Adiministration 2008), nghiên cứu trầm cảm ở nhóm người đang làm việc ở độ
tuổi 18 đến 64 cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở nhóm người nghề nghiệp khác nhau: người
làm công việc chăm sóc cá nhân và dịch vụ 10.8%, chế biến thực phẩm 10.3%, làm
nghệ thuật, thiết kế, quảng cáo, truyền thông 9.1% [43].

2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1 Trên thế giới

Vấn đề TCSS là vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu, có nghiên cứu về sự
thay đổi khí sắc ở PNSS đã được ghi nhận từ thời Hippocrates (Miller, 2002) [51].
Trong 2 năm 2008 và 2009, một vài nghiên cứu cho thấy rằng số lượng phụ nữ bị TC
sau sinh dao động từ 15-25% [52], đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Năm 1996,
M.W.O’Hara và A.M.Swan đã tiến hành một nghiên cứu phân tích tổng hợp (metaanalyses) 59 nghiên cứu (gồm 12810 đối tượng) về TCSS và tìm thấy tỉ lệ hiện mắc
TCSS chung là 13%. 59 nghiên cứu này được tiến hành tại một số quốc gia ở khu vực
Page
19


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia và Nhật bản. Những nghiên cứu được chọn lọc vào phân
tích tổng hợp phải thoải mãn một số điều kiện quan trọng: thứ nhất, đối tượng nghiên
cứu là phụ nữ sau sinh ít nhất 2 tuần để tránh sự nhầm lẫn với các trường hợp mắc hội
chứng Baby Blue với TCSS; thứ hai, phương pháp chọn mẫu phải đảm bảo tính ngẫu
nhiên đại diện; thứ ba, việc đánh giá TCSS phải được dựa vào những thang đo đã được
chuẩn hóa[30]. Vì vậy có thể nói tỉ lệ TCSS dựa trên phân tích của O’Hara và Swan
cho ta cái nhìn khá đại diện về tỉ lệ mắc TCSS, đặc biệt là ở những quốc gia phát triển
vào những năm trước 2000. Tỉ lệ mắc TCSS là 10-15% hiện vẫn thường được sử dụng

để trích dẫn trong khá nhiều tài liệu y văn [43], [37], [44].
Một loạt những nghiên cứu gần đây, cả ở những nước có thu nhập cao, trung bình,
hay thấp đã đưa ra những tỉ lệ TCSS rất khác nhau. Điều tra cắt ngang được thực hiện
năm 2010 ở Quata trên 1379 đối tượng trong vòng ^ tháng sau sinh, sử dụng bộ công
cụ EPDS cho biết kết quả 17,6% bà mẹ bị TCSS [15]. Nghiên cứu tại Canada năm
2011 trên 6421 bà mẹ sau sinh 3 tháng ước tính 8% TCSS [46]. Một nghiên cứu tổng
quan của 64 nghiên cứu được thực hiện từ năm 1998 đến 2008 tại 17 nước Châu Á
công bố tỉ lệ TCSS dao động khoảng 3,5% (ở Malaysia) đến 63,3%(Ở Pakistan) [47].
Những tỉ lệ biết đổi trên phụ thuộc vào đặc điểm mẫu nghiên cứu (sự khác biệt về điều
kiện kinh tế xã hội, nhận thức và mức độ kỳ thị về sức khỏe tâm thần…), thời gian tiếp
cận mẫu, sự khác nhau về tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá. Những con số trên
cũng phần nào cho thấy tỉ lệ TCSS vẫn thường được trích dẫn (10-15%) không hoàn
toàn đại diện cho toàn cầu, tỉ lệ này ở những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình có
thể cao hơn rất nhiều, điều này cũng phù hợp với nhận định cuẩ một số tác giả khác
[48], [50]. Cần có những nghiên cứu cụ thể ở các bối cảnh có điều kiện kinh tế- văn
hóa- xã hội khác nhau để có thể có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề.
2.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, ngành y tế đã có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe
của sản phụ và sơ sinh, song về mặt tâm lí còn ít được quan tâm, chỉ vài năm gần đây,
lĩnh vực này mới được tìm hiểu, khai tâm cho các nhà sẳn phụ khoa, tâm lý để cùng
tiếp cận, chẩn đoán phòng và điều trị cho sản phụ và sơ sinh [27,16]. Những nghiên
Page
20


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

cứu trong những năm gần đây phát hiện ra rằng trong giai đoạn sau sinh, một giai đoạn
dễ xảy ra các rối loạn về tâm lý, và đáng lo ngại nhất là trầm cảm. cụ thể như nghiên

cứu của tác giả Nguyễn Như Ngọc (2001) sàng lọc TCSS bằng thang đo EPDS* (phụ
lục1) trên nhóm đối tượng phụ nữ sau sinh 4-6 tuần với 32,8% TCSS. Tuy nhiên thực
trạng này lại thấp hơn các nghiên cứu của tác giả khác tại bệnh viện Từ Dũ cho kết quả
5,3% và 12,5% [27].
Và một vài nghiên cứu khác cũng được tiến hành trong bệnh viện trên đối tượng
phụ nữ sau sinh như của tác giả Lương Bạch Lan (2008) tại bệnh viện Hùng Vương và
tác giả Phan Ngọc Thanh (2010) tại bệnh viện Nhi Đồng I cho kết quả làn lượt là
11,6% và 70,8% [15,53]. Sở dĩ, trong nghiên cứu trên có tỷ lệ trầm cảm cao như vậy là
do nhóm đối tượng nghiên cứ có con sinh non đang nằm viện tại khoa sơ sinh , điều
này khẳng định sức khỏe của bé sau sinh có mỗi liên quan chặt chẽ với tình trạng trầm
cảm của các sản phụ [53].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hiệp (2008) với cộng sự tại bệnh viện Từ
Dũ cho thấy tỷ lệ trầm cảm sau sinh chếm 21,6% trên nhóm đối tượng

phụ nữ có

thai kỳ nguy cơ cao đến khám tại bệnh viện. tuy nhiên, thực trạng này chỉ mới dừng lại
trong phạm vi nghiên cứu là bệnh viện và đối tượng có nguy cơ, vì vậy tỷ lệ này chưa
đại diện cho toàn cộng đồng và cần có thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá chính xác
về thực trạng của căn bệnh trầm cảm sau sinh của phụ nữ [27].
Các nghiên cứu trên đã phần nào nói lên được bức tranh toàn cảnh về thực trạng
TCSS của Việt Nam. Với điểm cắt 12/13 của thang đo EPDS* (phụ lục 1) được
khuyến nghị sử dụng của tác giả J.Cox để sang lọc trường hợp trầm cảm rõ rệt đã được
vận dụng linh hoạt và hiệu quả đối với những nghiên cứu trên, mặt khác, thang đo này
đã được kiểm định giá trị trong nghiên cứu của tác giả Lê Tông Giang tại tỉnh Thừa
Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại các hạn chế không
thể không nhắc tới như đối tượng nghiên cứu phần lớn chỉ tập trung vào các bà mẹ đến
sinh tại bệnh viện, có nguy cơ cao hay sinh con non,… nên các con số trong các
nghiên cứu trên chưa thể đại diện cho cộng đồng. Thực tế, vấn đề chăm sóc TCSS
chưa được đánh giá toàn diện và cần có thêm các nghiên cứu về vấn đề này.

Page
21


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

3. Vị trí địa bàn nghiên cứu
Quận Hai Bà Trưng là 1 trong 10 quận nội thành ở phía đông nam thành phố Hà
Nội. Phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (từ phố Nguyễn Du - Lê Văn Hưu - Hàn Thuyên
kéo dài đến đầu phố Trần Hưng Đạo - dốc Vạn Kiếp); phía Đông giáp sông Hồng (từ
đoạn dốc Vạn Kiếp đến phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai); phía Tây giáp quận
Đống Đa và Thanh Xuân (theo trục đường Lê Duẩn - Giải Phóng); phía Nam giáp
huyện Thanh Trì. Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/NĐ-CP về
việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Hoàng Mai, theo đó, quận Hai
Bà Trưng chuyển 5 phường: Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Mai Động, Tân Mai, Tương
Mai thuộc quận Hoàng Mai; lúc này quận Hai Bà Trưng có 20 phường là: Bạch Đằng,
Bách Khoa, Bạch Mai, Bùi Thị Xuân, Cầu Dền, Đồng Nhân, Đồng Tâm, Lê Đại Hành,
Minh Khai, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, phố Huế, Quỳnh Mai, Thanh
Lương, Thanh Nhàn, Trương Định, Vĩnh Tuy, Quỳnh Lôi, Đống Mác. Với diện tích là
10,09 km2, dân số hơn 35 nghìn người [54].
Về kinh tế: Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung
ương và Hà Nội như: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm công nghiệp Minh
Khaii-Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp nhà máy, chủ yếu thuộc các ngành dệt, cơ
khí, chế biến thực phẩm. Kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn quận phát triển nhanh.
Hiện trên địa bàn quận có hơn 3.300 doanh nghiệp, trong đó 70% là thương mại, dịch
vụ, còn lại là hoạt động công nghiệp. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài
quốc doanh tăng 14,5%; doanh thu thương mại, du lịch, dịch vụ tăng hơn15%; tổng
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đạt 933,841 tỷ đồng [55].
Đi đôi với sự phát triển về kinh tế, lãnh đạo các ban ngành còn rất chú trọng các
vấn đề liên quan tới y tế, chăn sóc sức khỏe của người dân đặc biệt là các bà mẹ trẻ em

trong đó bao gồm cả trầm cảm sau sinh .
*Phụ lục 1: Thang đo EPDS ( Edinburgh Postnatal Depression Scale)
Thang đo EPDS được sử dụng rộng rãi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng dành cho đối tượng phụ nữ sau sinh. Cấu trúc của thang đo EPDS chỉ bao gồm
Page
22


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

10 câu hỏi tự điền. Nội dung chủ yếu tìm hiểu về tâm lý, cảm xúc ngoại trừ 1 câu có
liên quan đến giấc ngủ là triệu chứng thực thể. Thang đo EPDS là bộ công cụ được
biết đến dành cho đối tượng PNSS với giá trị chẩn đoán dương tính tốt, độ nhạy và độ
đặc hiệu cao. Thang đo EPDS đã có phiên bản tiếng việt và được sử dụng phổ biến
trong các nghiên cứu về TCSS ở Việt Nam và một số quốc gia như: Trung Quốc, Hồng
Kông, Thái Lan……[58,59]
EPDS là thang đo dành cho PNSS dưới hình thức là tự điền, phiên bản gốc là
tiếng Anh và đã được Việt hóa cho phù hợp với điều kiện kinh tế- văn hóa –xã hội
nước ta. Thang đo EPDS được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu và đơn giản trong cách tính
điểm với cấu trúc 10 câu hỏi tìm hiểu về cảm nhận của PNSS trong vòng 7 ngày qua
bao gồm các trạng thái lo âu, phiền muộn, cảm giác tội lỗi và tự sát. Mỗi câu gồm 4
lựa chọn trả lời tính theo thang điểm từ 0-3 điểm, trong đó các câu 1,2 và 4 được tính
theo mức tăng dần từ 0 với câu đầu tiên cho đến 3 câu cuối cùng, còn lại các câu 3,510 được tính theo cách ngược lại điểm số sẽ giảm dần từ 3 ở câu đầu tiên cho đến 0 là
câu cuối cùng. Tổng điểm của bộ công cụ từ 0-30 điểm, trong đó điểm càng cao thì
mức độ rối loạn càng nặng.
Thang đo EPDS mặc dù được phát triển để dành riêng cho PNSS tuy nhiên
những nghiên cứu gần đây cho thấy nó còn phù hợp với nhóm đối tượng khác như
người bố sau khi sinh, phụ nữ mang thai và tình trạng lo âu, trầm cảm…
Tính giá trị và độ tin cậy của thang đo: Dựa trên nền của các thang đo trầm cảm
có sẵn như BDI, SAD … cùng với kinh nghiệm chẩn đoán lâm sàng và điều trị bệnh

nhân của tác giả thì bộ công cụ EPDS đã được hình thành, cụ thể với các thang đo có
sẵn tác giả sẽ giữ lại các câu hỏi có đặc điểm liên quan đến PNSS và loại bỏ các câu
không phù hợp cho đối tượng này và xây dựng thêm một số câu hỏi, ban đầu bộ câu
hỏi gồm 13 câu hỏi được chọn ra để nghiên cứu và đánh giá trên mẫu là 60 PNSS và
cho kết quả rằng thang đo phân biệt tốt khả năng trầm cảm và không trầm cảm. Tuy
nhiên, khi phân tích nhân tố lại cho thấy 13 câu hỏi này không chỉ đo lường trầm cảm
mà còn đo lường các yếu tố khác cụ thể là 1 câu hỏi về cảm giác làm mẹ và 2 câu khác
hỏi về sự khó chịu. Vì vậy, bộ câu hỏi được rút gọn thành 10 câu và tiếp tục được
Page
23


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

nghiên cứu trên 84 đối tượng PNSS cho kết quả có thể phân biệt rõ rệt đối tượng bị
trầm cảm ở điểm cắt 12/13[57]
Với điểm cắt 12/13 độ nhạy và độ đặc hiệu của thang đo EPDS lần lượt là 86%
và 78%, giá trị dự đoán dương tính là 73%, độ tin cậy của thang đo cũng được đánh
giá cho kết quả tốt với chỉ số Cronmach Alpha là 0,87. Với tất cả các điều kiện trên tác
giả đã đưa ra và khuyến nghị bộ công cụ EPDS rất hữu ích trong việc sàng lọc RLTC ở
cộng đồng và trong các nghiên cứu khoa học
Ngưỡng phân biệt của trầm cảm sau sinh: với kết quả đạt được là 86%, 78%,
73% tương ứng với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính trong nghiên
cứu đánh giá chất lượng thang đo trên đối tượng PNSS ở Anh với điểm cắt 12/13 của
tác giả J.Cox cho đến ngưỡng này vẫn được cho là ngưỡng có thể phân biệt tốt nhất tất
cả các trường hợp trầm cảm điển hình theo chẩn đoán lâm sàng và được áp dụng phổ
biến trong các nghiên cứu trên thế giới về trầm cảm sau sinh [57]
Tại Việt Nam, với nghiên cứu tren đối tượng PNSS có con gửi dưỡng nhi và sản
phụ đến sinh tại bệnh viện Hùng Vương và Từ Dũ của tác giả Lương Bạch Lan và Lê
Quốc Nam cũng sử dụng điểm cắt 12/13 để đánh giá rối loạn trầm cảm bằng thang đo

EPDS. Những năm gần đây nghiên cứu của tác giả Lê Tống Trường Giang thực hiện
trên cộng đồng PNSS để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo EPDS tại Thừa
Thiên Huế cũng được chứng minh và đưa ra kết quả thang đo EPDS đạt được giá trị
-

tin cậy nội bộ cao với chỉ số Cronbachs Alpha 0,82 [56].

Lo lắng về trách
nhiệm làm mẹ.
Trầm
Cảm thấy bản
thân cảm
mình xấu xí sau
đi sausinh
khi sinh con.
Thiếu người để sẻ
chia, tâm sự,4.cảm
Khung lý thuyết
thấy cô đơn
- Giới tính của đứa
Có tâm lý quá nhạy
trẻ không mong
cảm, ít bạn bè, sống
muốn.
nội tâm.
- Sức khỏe của đứa
Bản thân đang mang
trẻ: hay quấy khóc,
bệnh
bệnh tật hoặc bị

Tiểu sử sức khỏe.
chết
Yếu tố đứa trẻ
Mang
ngoài ýmẹ
Yếuthai
tố người
- Đứa trẻ không bú Page
muốn.
được/ không chịu 24
Lo lắng về tài chính.
ăn

-

Con dạ/ con so

-

Sự áp đặt suy nghĩ,
quan niệm từ người
thân.
Mâu thuẫn sẵn có với
những người thân
Người phụ nữ bị bạo
hành/lạm dụng
Mâu thuẫn trong mối
quan hệ vợ chồng
Thiếu sự hỗ trợ trong
việc chăm sóc con.

Người thân ghẻ lạnh/
cóYếu
thành
khi sinh
tốkiến
gia đình
đứa con với giới tính
không mong muốn.
Sự can thiệp quá mức
vào đời sống cảm xúc
của người phụ nữ.

-

Tình trạng việc
làm sau sinh, áp
lực công việc,
thay đổi nghề
nghiệp.
- Học vấn thấp và
địa vị của phụ nữ
trong xã hội.
- Kinh tế khó khăn,
thu nhập thấp:
YếuCác
tố cộng
bà mẹđồngphải đi
hộihay các
làmxãsớm
bà mẹ thất

nghiệp.


Nhóm 11_Lớp S2_Nghiên cứu định tính

III. MỤC TIÊU
1. Mô tả quan niệm, về trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ có con từ 6 - 12 tháng tuổi

tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội năm 2017.
2. Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý-xã hội đến chứng trầm sau sinh ở phụ nữ

có con từ 6 - 12 tháng tuổi trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
năm 2017.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ có con từ 6 -12 tháng tuổi có sức khỏe bình thường.
Phụ nữ có con từ 6 - 12 tháng tuổi có tiền sử mắc trầm cảm sau sinh.
Người chồng của phụ nữ có con từ 6 -12 tháng tuổi.
Bố/me của phụ nữ có con từ 6 -12 tháng tuổi.
Cán bộ y tế phụ trách công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại phường.
Cán bộ hội phụ nữ phường.

-

1.1 Tiêu chí lựa chọn
-

Phụ nữ đang nuôi con từ 6 – 12 tháng tuổi tính đến thời điểm nghiên cứu.
Đối tượng đang có mặt tại thời điểm nghiên cứu, sống tại địa điểm nghiên cứu ít


-

nhất 12 tháng trước thời điểm điều tra.
Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tình trạng sức khỏe cho phép tiến hành cuộc phỏng vấn và đảm bảo đa dạng hoá
tối ưu đối tượng.

1.2 Tiêu chí loại trừ.
-

Phụ nữ sinh con và không sống tại địa bàn nghiên cứu trong khoảng thời gian

-

nghiên cứu.
Đối tượng gặp khó khăn trong giao tiếp.
Đối tượng đang mắc bệnh nặng, có biểu hiện về thần kinh.

1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Thời gian: từ tháng 1/2017 đến tháng 7/2017
Địa điểm nghiên cứu:
Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Page
25



×