Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

RC walls subjected to blast loading abstract

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.87 KB, 1 trang )

Tường bêtông cốt thép dưới tác động của tải trọng nổ
Nguyễn Trường Thắng, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore

Tóm tắt
Trong tiêu chuẩn Châu Âu về thiết kế kết cấu (EN), các loại tải trọng tác động lên công trình có
thể được phân loại dựa trên thời gian diễn ra của nó, như được trình bày trong bảng dưới đây.
1. Tải trọng tác động dài hạn

2. Tải trọng tác động ngắn hạn,
với thời gian biến đổi

3. Tải trọng bất thường

(Permanent actions)

(Variable actions)

(Accidental actions)

(Ký hiệu chung là G)

(Ký hiệu chung là Q)

(Ký hiệu chung là A)

1(a) Trọng lượng bản thân của kết cấu, các
lớp hoàn thiện và thiết bị
1(b) Lực căng trong kết cấu ứng lực trước
1(c) Áp lực đất / nước ngầm
1(d) Lún lệch của nền móng


2(a) Hoạt tải tác dụng lên sàn
2(b) Tải trọng gió
2(c) Tải trọng động đất*
2(d) Tải trọng băng tuyết*
2(e) Sự chênh lệch nhiệt độ

3(a) Tải trọng động đất*
3(b) Tải trọng băng tuyết*
3(c) Tác động do nổ
3(d) Tác động do cháy
3(e) Tác động do va chạm với
phương tiện giao thông.

(*) Phụ thuộc vào phân vùng động đất và phân vùng lãnh thổ (tham khảo EN 1990, EN 1991 và EN 1998).

Cho đến nay, phần lớn các công trình xây dựng dân dụng tại Việt Nam thường chỉ được
thiết kế chịu các loại tải trọng thông dụng như 1(a) đến 1(d), 2(a) đến 2(c), 3(a)... Trong mười
năm trở lại đây, nhiều vụ khủng bố đã xảy ra trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới.
Do vậy, hiện đang có xu hướng tại các nước phát triển, các nước trong khu vực và trong tương lai
gần là Việt Nam, nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, thậm chí một số cá nhân
có khả năng tài chính khi phát triển bất động sản của mình có thể yêu cầu Tư vấn thiết kế cân
nhắc phương án và đưa ra giải pháp thiết kế phòng chống cháy nổ trong tình huống có khủng bố.
Thiết kế phòng chống cháy nổ là sự kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch, bố trí mặt bằng, tính
toán độ bền kết cấu, và đặc trưng kỹ thuật của các thiết bị cơ điện. Một trong những phương án
lựa chọn là bố trí tường bêtông bảo vệ tại những vị trí trọng yếu của công trình. Bài viết giới thiệu
một cách sơ lược về bản chất của tác động do vụ nổ gây ra lên kết cấu công trình, nguyên tắc thiết
kế và một ví dụ cụ thể trong việc tính kết cấu tường bêtông cốt thép chịu tác động nổ.
Thông qua việc khảo sát các thông số tính toán trong ví dụ nêu trên, những giải pháp thiết
kế kết cấu phù hợp với các yêu cầu khác nhau của Chủ đầu tư được khuyến cáo. Với những công
trình trong đó yêu cầu an toàn được đặt ở mức ưu tiên tuyệt đối và công trình phải có khả năng

hồi phục chức năng cao sau khủng bố (như Văn phòng các cơ quan chính phủ, Đại sứ quán, Văn
phòng đại diện các Tổ chức quốc tế, Trụ sở ngân hàng…), tường bêtông cốt thép phải được thiết
kế nhằm ngăn chặn tác động nổ ngay trong giới hạn đàn hồi của vật liệu với chuyển vị giới hạn
cho phép. Với các công trình công nghiệp hoặc các bất động sản tư nhân, khi yêu cầu an toàn ở
mức thấp hơn và yêu cầu kinh tế được chú trọng hơn, tường bêtông cốt thép có thể được thiết kế
với một độ dẻo (ductility) và một mức độ hư hại cho phép.



×