Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

[Môn Lập dự án] Slide Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự án đầu tư?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.28 KB, 16 trang )

Vấn đề số 4

Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong
quá trình lập dự án đầu tư?
Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt
Thành viên nhóm 4: Hoàng Kim Ngọc,
Dương Văn Hợp,
Kiều Quang Thắng.


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
Các căn cứ
chủ yếu
hình thành
dự án đầu

So sánh
lựa chọn
phương
án đầu tư

Khía cạnh
kinh tế-xã
hội dự án
đầu tư

Lập dự
án đầu



Tài chính
dự án đầu


Khía
cạnh kỹ
thuật của
dự án

Khía cạnh tổ
chức quản lý
và nhân sự
dự án đầu tư


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.

• Các phương pháp sử dụng trong quá trình lập dự án đầu tư:
1. Phương pháp lập dự án theo trình tự.
2. Phương pháp thu thập thông tin.
3. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu.
4. Phương pháp dự báo
5. Phương pháp kế hoạch thời gian và tiến độ dự án
6. Các phương pháp phân tích dự án trong trường hợp có sự tác động

của các yếu tố khách quan

Việc lập dự án cần sử dụng nhiều phương pháp để có thể lập dự
án đầy đủ, đa chiều nhất, giúp các bên liên quan hình dung đầy đủ

về dự án, và ra các quyết định chính xác.
Ngoài ra, có thể lập dự án bằng sự hỗ trợ của các phần mềm
lĩnh vực chuyên ngành và văn phòng.


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
1. Phương pháp lập dự án theo trình tự
Theo các nội dung phân tích: áp dụng cho tất cả các nội dung
của dự án theo một trình tự nhất định, bước trước làm cơ sở cho
bước sau có mối quan hệ chặt chẽ: phân tích thị trường (vĩ mô, vi
mô, chính sách pháp luật,….); phân tích, lựa chọn và kế hoạch sử
dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ; hình thức quản lý, tổ chức các
nội dung thực hiện dự án; phân tích tài chính; phân tích hiệu quả
kinh tế-xã hội;…
Đối với từng nội dung phân tích, có các phương pháp nghiên cứu
chuyên môn riêng. Chẳng hạn, để xác định quy mô thị trường mà dự
án muốn cung cấp sản phẩm, người ta sử dụng các phương pháp về
phân tích cung cầu trong quá khứ, dự báo cầu trong tương lai…


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
2. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin
Thông tin là dữ liệu rất cần thiết cho việc lập dự án đầu tư đối với tất cả
các nội dung nghiên cứu của dự án. Có thể thu thập thông tin:
+ Sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế, điều tra chọn mẫu để suy
rộng.
+ Thứ cấp: qua các nguồn dữ liệu có sẵn như các báo cáo, sách, báo, tạp
chí, các cơ quan thống kê,…

Từ đó, việc xử lý thông tin cũng cần có phương pháp khoa học, sàng lọc
các thông tin không phù hợp, tập trung vào các nội dung cần thiết, phản ánh
bản chất của vấn đề.
Việc thu thập, xử lý thông tin đầy đủ, chính xác đảm bảo việc lập dự án,
phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, hiệu quả. Tình trạng
sử dụng các thông tin không được kiểm chứng hoặc “bịa” thông tin có thể
dẫn tới việc lập, đánh giá va ra quyết định đầu tư sai.


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
3. Phương pháp đối chiếu so sánh các chỉ tiêu
Nội dung của phương pháp là so sánh, đối chiếu các quy định
pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các thông tin thu thập
về các nội dung cần phân tích, các dự án mẫu đã thực hiện trước
kia… Việc so sánh, đối chiếu này thường được thể hiện ở việc
vận dụng các văn bản pháp lý của dự án.
Đây được coi là một căn cứ để xác định mức độ phù hợp của
tất cả các nội dung phân tích dự án với mục tiêu đề ra, từ đó,
phân tích, đánh giá tính khả thi của dự án, ra quyết định.
Phương pháp này phụ thuộc vào việc thu thập đầy đủ, chính
xác thông tin, có căn cứ; liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên
cứu.


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
4. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo chính là việc sử dụng các số liệu điều tra
thống kê và vận dụng các phương pháp thích hợp để dự báo kết

quả, khả năng xảy ra kết quả của vấn đề cần phân tích trong
tương lai. Ngoài ra, sử dụng các phương pháp cơ bản về phân tích
kinh tế định tính và định lượng, dựa trên các cơ sở về chính sách
pháp luật, thị trường, đầu vào, đầu ra… để xác định các kết quả
định tính, định lượng. Từ đó làm căn cứ đưa ra các quyết định
đầu tư. Có thể sử dụng trong dự báo cầu, phân tích tài chính dựa
trên các số liệu đầu vào…


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
5. Phương pháp kế hoạch thời gian và tiến độ dự án
5.1. Mạng công việc
Mạng công việc là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới
dạng sơ đồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác
định cả về thời gian và thứ tự trước sau. Mạng công việc là sự nối
kết các công việc và các sự kiện. Mạng công việc có những tác
dụng: phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các
công việc của dự án; xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời
hạn hoàn thành dự án. Trên cơ sở đó, xác định các công việc găng
và đường găng của dự án; là cơ sở để tính toàn thời gian dự trữ
của các sự kiện, các công việc, lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi
tiến độ và điều hành dự án.


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
5. Phương pháp kế hoạch thời gian và tiến độ dự án
5.2. Kỹ thuật Tổng quan và đánh giá dự án (PERT- Program Evaluation
and Review Technique) và Phương pháp Đường găng (Critical Path

Method – CPM)
Sáu bước cơ bản được áp dụng cho cả PERT và CPM:
 Xác định các công việc (nhiệm vụ) cần thực hiện của các dự án
 Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc
 Vẽ sơ đồ mạng công việc
 Tính toán thời gian và chi phí cho từng công việc của dự án
 Xác định thời gian dự trữ của các công việc và sự kiện
 Xác định đường găng


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
5. Phương pháp kế hoạch thời gian và tiến độ dự án
5.3. Thời gian dự trữ của các công việc
Thời gian dự trự toàn phần của một công việc nào đó là khoảng
thời gian công việc này có thể kéo dài thêm nhưng không làm chậm
ngày kết thúc dự án.
Thời gian dự trữ tự do là thời gian mà một công việc nào đó có
thể kéo dài tham nhưng không làm chậm ngày bắt đầu của công việc
tiếp sau.


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
5. Phương pháp kế hoạch thời gian và tiến độ dự án
5.4. Phương pháp biểu đồ GANTT
Biểu đồ GANTT được giới thiệu năm 1917 bởi GANTT. Biểu đồ
GANTT là phương pháp trình bày các tiến trình thực tế cũng như kế
hoạch thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian.
Mục đích của GANTT là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực

hiện các công việc khác nhau của dự án. Tiến độ này còn tùy thuộc
vào độ dài của công việc, những điều kiện ràng buộc và kỳ hạn phải
tuân thủ


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
6. Các phương pháp phân tích dự án trong trường hợp có sự tác
động của các yếu tố khách quan
Cụ thể: phương pháp phân tích độ nhạy, triệt tiêu rủi ro, mô phỏng của
Monte Carlo, toán xác suất, trường hợp có trượt giá, lạm phát
6.1. Phương pháp phân tích độ nhạy
Bản chất của phân tích độ nhạy là xác định các mối quan hệ động giữa
các nhân tố tham gia trong hoạt động đầu tư. Từ đó xác định nhân tố nào tác
động nhiều nhất tới kết quả và hiệu quả của dự án để có thể đưa ra các biện
pháp quản lý phù hợp. Quan trọng hơn, nó còn được sử dụng để đánh giá
tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả như: IRR , NPV, T,… khi giả định
một số tình huống có thể xảy ra với dự án theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Trên cơ sở đó có thể kết luận các yếu tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả
của dự án và mức độ tác động của các yếu tố đó để đi đến quyết định có
thực hiện dự án hay không, nếu thực hiện thì dự án gặp phải những rủi ro gì
và giải pháp phòng ngừa rủi ro ra sao.


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
6. Các phương pháp phân tích dự án trong trường hợp có
sự tác động của các yếu tố khách quan
6.2. Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Phương pháp này phân tích và dự đoán những rủi ro có thể

xảy ra đối với dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư cũng như
khi dự án đi vào hoạt động. Đồng thời xem xét mức độ rủi ro có
thể xảy ra và đề xuất các biện pháp để quản lý rủi ro, đánh giá rủi
ro nào có tính hệ thống, rủi ro nào phi hệ thống, tác động của rủi
ro tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án như thế nào.
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến đồi với các dự án
thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện đầu tư cũng
như vận hành, khai thác kết quả đầu tư dài, tiềm ẩn nhiều yếu tố
rủi ro bất định.


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự
án đầu tư.
6. Các phương pháp phân tích dự án trong trường hợp có
sự tác động của các yếu tố khách quan
6.3. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo, toán xác suất
Đây là phương pháp phân tích kết quả dưới sự tác động đồng
thời của các yếu tố trong các tình huống khác nhau có tính tới xác
suất và giá trị có thể của các biến số yếu tố đó.
Phương này có ưu điểm hơn các phương pháp trên là xem xét
đồng thời sự kết hợp của các yếu tố, có tính tới mối quan hệ của
các yếu tố đó. Tuy nhiên, phương pháp này khá phức tạp, đòi hỏi
người phân tích phải có kinh nghiệm, kỹ năng tốt với sự trợ giúp
của kỹ thuật máy tính.
Riêng phương pháp toán xác suất, được tính toán trong trường
hợp sự xuất hiện của một biến cố này sẽ loại trừ sự xuất hiện của
bất kỳ biến cố khác.


Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự

án đầu tư.
6. Các phương pháp phân tích dự án trong trường hợp có
sự tác động của các yếu tố khách quan
6.4. Phương pháp phân tích dự án trong trường hợp có
trượt giá và lạm phát
Trượt giá và lạm phát là yếu tố khách quan tác động đến các
khoản thu chi và mức lãi suất thực tế của dự án, bởi vậy ảnh
hưởng tới hiệu quả tài chính của dự án.
PP1: Điều chỉnh các khoản thu chi theo tỷ lệ % trượt giá nhằm
phản ánh đúng các khoản thu, chi thực tế của dự án, qua việc điều
chỉnh tỷ suất chiết khấu r theo tỷ lệ lạm phát. rlf = (1+r)(1+f)-1
PP2: Điều chỉnh các khoản thu chi theo tỷ lệ % trượt giá và
loại trừ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát ra khỏi các khoản thu chi
của dự án.
(1  rlf )
r
1
(1  f )


CẢM ƠN GIẢNG VIÊN VÀ CÁC
BẠN THEO DÕI, GÓP Ý.



×