Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Biến đổi hôn nhân và gia đình của người dao đỏ thôn nà cà, mỹ thanh, huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.56 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG NGỌC VÂN

BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA
NGƢỜI DAO ĐỎ THÔN NÀ CÀ, XÃ MỸ THANH,
HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG NGỌC VÂN

BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA
NGƢỜI DAO ĐỎ THÔN NÀ CÀ, XÃ MỸ THANH,
HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN

Chuyên ngành: Nhân học
Mã số: 60 31 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trƣờng Giang

Hà Nội – 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Trƣờng Giang. Các nội dung nghiên cứu, số
liệu, kết quả đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Trong luận văn có sử
dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác đều có
trích dẫn và chú thích rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội ngày 20 tháng 7 năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Ngọc Vân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ vô cùng to
lớn của các thầy cô trong khoa Nhân học trƣờng đại học KHXH & NV, của
thầy hƣớng dẫn và cán bộ các cơ quan ban ngành của tỉnh, huyện, xã và các
cộng tác viên tại địa bàn nghiên cứu.
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hƣớng dẫn trực
tiếp luận văn của tôi - TS.Nguyễn Trƣờng Giang. Chính thầy là ngƣời đã tận
tình chỉ bảo, gợi mở cho tôi những hƣớng nghiên cứu, giới thiệu cho tôi
những nguồn tài liệu bổ ích và giành nhiều thời gian để trao đổi, góp ý giúp
tôi giải quyết những vấn đề quan trọng cả về phƣơng pháp và nội dung nghiên
cứu và đóng vai trò rất lớn để tôi có thể hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Nhân học
trƣờng Đại học KHXH & NV – ĐHQG Hà Nội, các cơ quan ban ngành, nhất

là bộ phận sau đại học của khoa Nhân học đã giúp tôi hoàn thành một cách
thuận lợi các thủ tục trong quá trình học tập, viết và bảo vệ luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến UBND xã Mỹ Thanh và đồng
bào tại địa phƣơng đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tƣ
liệu quý giá và nhiều ý kiến giá trị để hoàn thành luận văn.
Một lẫn nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn !


BẢNG KÊ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Cb

: Chủ biên

ĐHQG

: Đại học Quốc gia

KHXH

: Khoa học xã hội

KHXH & NV

: Khoa học Xã hội và Nhân văn

Nxb

: Nhà xuất bản


UBND

: Ủy ban nhân dân

TS

: Tiến sĩ

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

GD & ĐT

: Giáo dục và đào tạo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 4
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................... 5
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................................. 6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................... 11
6. Nguồn tƣ liệu của luận văn............................................................................................... 16
7. Đóng góp của luận văn...................................................................................................... 17
8. Kết cấu của luận văn ......................................................................................................... 17
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN
CỨU ......................................................................................................................................... 18
1.1 Địa bàn nghiên cứu: Xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn............... 18
1.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................... 18
1.1.2 Kinh tế ............................................................................................................................. 21
1.1.3 Văn hóa – xã hội ............................................................................................................ 22
1.2 Đôi nét về ngƣời Dao Đỏ ở Bắc Kạn............................................................................. 26
1.2.1 Người Dao ở Bắc Kạn................................................................................................... 26
1.2.2 Nhóm Dao Đỏ thôn Nà Cà, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn .... 27
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1....................................................................................................... 30
Chƣơng 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI DAO
ĐỎ THÔN NÀ CÀ TRƢỚC 1986 ...................................................................................... 32
2.1 Bối cảnh xã hội của hôn nhân – gia đình ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà trƣớc Đổi mới
1986........................................................................................................................................... 32
2.2 Đặc điểm hôn nhân – gia đình ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà trƣớc 1986.................. 33
2.2.1 Một số đặc điểm trong hôn nhân ................................................................................. 33
2.2.2 Một số đặc điểm trong gia đình................................................................................... 50
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2....................................................................................................... 62
Chƣơng 3. NHỮNGBIẾN ĐỔI TRONG HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI
DAO ĐỎ THÔN NÀ CÀ TỪ SAU 1986 ........................................................................... 64
1


3.1. Bối cảnh hôn nhân – gia đình của ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà từ sau 1986........... 64
3.2. Những biến đổi trong hôn nhân – gia đình từ ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà từ sau

1986........................................................................................................................................... 67
3.2.1 Những biến đổi trong hôn nhân .................................................................................. 67
3.2.2 Những biến đổi trong gia đình..................................................................................... 85
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3....................................................................................................... 95
Chƣơng 4. NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI .......................................... 97
4.1 Nguyên nhân biến đổi hôn nhân – gia đình ngƣời Dao Đỏ Nà Cà .......................... 97
4.1.1 Nguyên nhân khách quan ............................................................................................ 97
4.1.2 Nguyên nhân chủ quan .............................................................................................. 106
4.2 Xu hƣớng biến đổi trong hôn nhân – gia đình của ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà... 110
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4..................................................................................................... 116
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 119
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 123

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Số lƣợng ngƣời Dao trên địa bàn Huyện Bạch Thông ..............................20
Bảng 1.2 Thành phần tộc ngƣời xã Mỹ Thanh .........................................................21
Bảng 1.3 Dân số chia theo tộc ngƣời, giới tính và đơn vị hành chính xã Mỹ Thanh.........21
Bảng 1.4 Dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo tình trạng đi học hiện nay, nhóm tuổi và
đơn vị hành chính huyện Bạch Thông ......................................................................23
Bảng 1.5 Số dân tộc Dao trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn ...............................................27
Bảng 1.6 Số hộ có nhà ở chia theo loại nhà ở và đơn vị hành chính huyện Bạch Thông ....29
Bảng 3.1 Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân hiện tại, nhóm tuổi,
giới tính thôn Nà Cà ..................................................................................................68
Bảng 3.2 Số phụ nữ 15 – 49 tuổi; tổng số con đã sinh; tổng số con hiện còn sống;
tổng số con hiện còn sống; tổng số con đã chết chia theo nhóm tuổi của ngƣời mẹ và
đơn vị hành chính huyện Bạch Thông ......................................................................69

Sơ đồ 1. Sơ đồ 5 đời của gia đình ông Lý Văn Cán ở thôn Nà Cà, xã Mỹ Thanh ...52
Sơ đồ 2. Cấu trúc gia đình hạt nhân đầy đủ ..............................................................53
Sơ đồ 3. Cấu trúc gia đình hạt nhân không đầy đủ ...................................................54
Sơ đồ 4. Cấu trúc gia đình hạt nhân mở rộng ...........................................................54

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu
Nhân học khi tìm hiểu những đặc trƣng văn hóa và lịch sử phát triển của mỗi cộng
đồng tộc ngƣời. Chính vì vậy, lĩnh vực này đóng một vai trò to lớn trong việc giữ
gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc ngƣời.Thông qua các thực hành nghi lễ trong
hôn nhân, trang phục cƣới xin, quy mô gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình,… có thể thấy đƣợc lịch sử phát triển cũng nhƣ các quan niệm, các giá trị
văn hóa truyền thống của mỗi tộc ngƣời hay nói cách khác là các đặc trƣng văn hóa
làm nên nét độc đáo riêng để phân biệt tộc ngƣời này với tộc ngƣời khác.
Thực tế cho thấy trong bối cảnh nền văn minh công nghiệp hiện đại ngày một
phát triển và quá trình cộng cƣ giữa các tộc ngƣời ngày càng trở nên phổ biến thì
văn hóa tộc ngƣời đã và đang có nhiều biến đổi. Đây có thể xem nhƣ là một điều tất
yếu trong sự vận động không ngừng của xã hội mà hôn nhân và gia đình tồn tại
trong đó cũng đang vận động và phát triển. Đặc biệt đối với một quốc gia đa tộc
ngƣời và trong giai đoạn nhiều biến đổi nhƣ Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu
hôn nhân và gia đình thực sự trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng, đặc biệt đối với
các tộc ngƣời thiểu số trong đó có ngƣời Dao Đỏ.
Trong cộng đồng 54 tộc ngƣời ở nƣớc ta, ngƣời Dao là một trong những tộc
ngƣời thiểu số đa dạng về nhóm địa phƣơng và có nhiều nét văn hóa riêng biệt. Bắc
Kạn là một trong những tỉnh thành có số lƣợng ngƣời Dao tập trung đông với
51.801 ngƣời (Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009). Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn gồm các nhóm nhƣ Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Đỏ,… Trong đó ngƣời
Dao Đỏ là nhóm địa phƣơng chiếm số lƣợng lớn và còn bảo lƣu đƣợc nhiều nét văn
hóa truyền thống độc đáo, đặc biệt trong vấn đề hôn nhân và gia đình.
Qua nhiều nguồn tài liệu, đƣợc biết thôn Nà Cà là một trong những địa
phƣơng có gần 100% đồng bào ngƣời Dao Đỏ sinh sống đã từ bao đời nay. Trƣớc
đây do giao thông đi lại khó khăn nên cuộc sống của đồng bào nơi đây tƣơng đối
biệt lập. Chính vì vậy nhiều yếu tố văn hóa truyền thống còn đƣợc bảo lƣu tƣơng
đối trọn vẹn.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của đất nƣớc, đặc biệt từ sau
4


Đổi mới năm 1986 đời sống của đồng bào nơi đây đã có nhiều thay đổi.Trên cơ sở
đó, tập quán hôn nhân và gia đình cũng có những thay đổi nhất định.
Thông qua nghiên cứu này luận văn sẽ tiến hành đi sâu tìm hiểu những biến
đổi trong hôn nhân và gia đình của đồng bào ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà, xem xét
quá trình biến đổi đó đã diễn ra nhƣ thế nào – những yếu tố truyền thống nào đã
thay đổi, những yếu tố truyền thống nào còn đƣợc ngƣời dân bảo lƣu. Cũng nhƣ
những yếu tố mới nào đã và đang đƣợc tiếp thu vào trong văn hóa của đồng bào
ngƣời Dao nơi đây.
Từ đótrả lời cho câu hỏi những nguyên nhân dẫn tới thực trạng biến đổi trong
hôn nhân – gia đình ngƣời Dao Đỏ Nà Cà ? Trên cơ sở đó chỉ ra xu hƣớng biến đổi
của hôn nhân – gia đình của ngƣời Dao Đỏ Nà Cà trong giai đoạn hiện nay? Qua
đây, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà hoạch định chính
sách có những giải pháp can thiệp phù hợp với từng trƣờng hợp tộc ngƣời ở những
địa bàn cụ thể.
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ THÔN NÀ CÀ, XÃ MỸ THANH, HUYỆN BẠCH
THÔNG, TỈNH BẮC KẠN” làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu nhằm những mục đích sau:

- Tìm sự khác biệt/ biến đổi trong hôn nhân và giao đình của ngƣời Dao Đỏ
trong đời sống hiện nay so với trƣớc kia. Lấy mốc thời gian năm 1986 (Đổi mới) để
nghiên cứu so sánh sự khác biệt.
Tiến hành tìm hiểu trên các khía cạnh cụ thể nhƣ: quan niệm trong hôn nhân,
các bƣớc nghi lễ trong hôn nhân, thiết chế gia đình, loại hình và quy mô gia đình,
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,… thông qua cái nhìn của những ngƣời
trong cuộc – những ngƣời Dao Đỏ tại địa phƣơng cụ thể là những ngƣời đã đƣợc
thực hành hôn nhân hay những ngƣời đƣợc chứng kiến thực hành hôn nhân.
- Trên cơ sở đó, chỉ ra nguyên nhân tại sao dẫn đến những sự biến đổi trên.
- Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà hoạch định chính
sách có những giải pháp can thiệp phù hợp trong việc củng cố khối đại đoàn kết
5


toàn dân, xây dựng nông thôn mới song song với việc bảo tồn, phát huy các giá trị
truyền thống tốt đẹp.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hôn nhân và gia đình của ngƣời Dao Đỏ ở thôn Nà Cà, xã Mỹ Thanh, huyện
Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn là đối tƣợng nghiên cứu. Trên cơ sở tìm hiểu hôn nhân
và gia đình của ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà trong truyền thống, tiến hành đối sánh
với những giá trị hôn nhân và gia đình hiện nay để thấy rõ đƣợc những sự biến đổi
trong hôn nhân và gia đình của ngƣời Dao Đỏ trong giai đoạn trƣớc 1986 và từ sau
1986 đến nay.
Các nội dung cụ thể được tiến hành khảo sát nghiên cứu gồm:
- Những khía cạnh cơ bản của hôn nhân: quan niệm truyền thống về hôn nhân,
tiêu chí lựa chọn bạn đời, các nguyên tắc và hình thức cƣ trú hôn nhân chủ yếu, các
nghi lễ,…và một số quy định, tập quán khác trong hôn nhân.
- Những khía cạnh cơ bản của gia đình: loại hình và quy mô gia đình, quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình, một số chức năng cơ bản của gia đình.

- Những biến đổi trong hôn nhân và gia đình hiện nay của ngƣời Dao Đỏ.
- Tìm ra những nguyên nhân và xu hƣớng của sự biến đổi.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Là cộng đồng ngƣời Dao Đỏ ở thôn Nà Cà, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch
Thông, Tỉnh Bắc Kạn, trong bối cảnh từ trƣớc 1986 và từ sau 1986 đến nay.
Đây là một địa bàn cƣ trú tƣơng đối biệt lậpvới gần100% đồng bào ngƣời
Dao Đỏ sinh sống, chính vì vậy còn bảo lƣu đƣợc nhiều nét văn hóa truyền thống
trong đó có lĩnh vực mà luận văn muốn đi sâu tìm hiểu đó là hôn nhân và gia đình.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4.1 Những nghiên cứu về người Dao và nhóm Dao Đỏ
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngƣời Dao đƣợc công bố: trong
đó, trƣớc hết phải kể đến công trình nghiên cứu “Người Dao ở Việt Nam” của
nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến
(1971). Trong số các tác phẩm thuộc thể loại dân tộc chí thì cuốn “Người Dao ở
6


Việt Nam” vƣợt trội hẳn vì đề cập đến nhiều nguồn tƣ liệu điền dã phong phú, chính
xác và cụ thể. Cuốn sách đã nêu đƣợc những nét khái quát chung về tộc ngƣời Dao,
cung cấp nhiều thông tin giá trị về các ngành Dao ở nƣớc ta trên các khía cạnh: kinh
tế, sinh hoạt vật chất, văn hóa - xã hội và một số tục lệ chủ yếu trong đời sống và
tôn giáo tín ngƣỡng của ngƣời Dao. Cho đến nay cuốn sách này vẫn có nhiều giá trị
tham khảo và là nguồn tƣ liệu quý giá khi đi nghiên cứu, tìm hiểu về ngƣời Dao.
Riêng về lĩnh vực hôn nhân và gia đình cuốn sách nàyđã cung cấp những nét
cơ bản về vấn đề hôn nhân và gia đình của ngƣời Dao. Giúp tôi có một cái nhìn toàn
diện về vấn đề hôn nhân và gia đình tộc ngƣời Dao nói chung và một số nhóm địa
phƣơng Dao nói riêng trong đó có ngƣời Dao Đỏ. Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều cuốn
dân tộc chí khác, cuốn sách vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ nguồn tƣ liệu dùng
để chứng minh cho một số luận điểm nhất là phần nguồn gốc lịch sử còn rất chung
chung, khó kiểm chứng và mô tả văn hóa tộc ngƣời với cách nhìn văn hóa luôn ở

trạng thái tĩnh không biến đổi. Trong đó, hôn nhân và gia đình cũng mới chỉ đƣợc
nhóm tác giả giành vài trang viết mô tả sơ lƣợc. Vì vậy, chƣa làm rõ đƣợc vai trò và
tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình của tộc ngƣời Dao và cũng nhƣ chƣa thấy
đƣợc sự đa dạng về sắc thái địa phƣơng trong hôn nhân và gia đình của tộc ngƣời đa
nhóm địa phƣơng nhƣ ngƣời Dao.
Trong cuốn “Sổ tay công tác dân tộc và miền núi” của Ủy ban dân tộc và miền
núi - Ban tƣ tƣởng - Văn hóa trung ƣơng đã cung cấp những thông tin quan trọng về
ngƣời Dao, giúp ngƣời đọc bƣớc đầu hình dung đƣợc văn hóa tộc ngƣời đa dạng,
độc đáo của đồng bào ngƣời Dao. Cuốn sách đã nêu đƣợc những mốc thời gian di
cƣ vào Việt Nam của tộc ngƣời Dao, một số đặc điểm tộc ngƣời nhƣ phƣơng thức
canh tác, trang phục, tín ngƣỡng, các nghi lễ cuộc đời và tên gọi của một số nhóm
Dao trong đó có ngƣời Dao Đỏ. Nhƣng tất cả các vấn đề trên chỉ đƣợc điểm qua
một cách khái quát trong gần hai trang viết.
Trọng tâm của cuốn sách là những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc
ta đối với các tộc ngƣời miền núi qua các giai đoạn lịch sử từ 1930- 2000, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2001-2005 và sơ lƣợc những thành tựu
đã đạt đƣợc khi thực hiện những chủ trƣơng, chính sách qua các số liệu cụ thể.
7


Đây là nguồn tƣ liệu và là căn cứ quan trọng trong nghiên cứu sự biến đổi hôn
nhân – gia đình của ngƣời Dao Đỏ ở thôn Nà Cà. Các chủ trƣơng – chính sách của
Đảng đã làm thay đổi bộ mặt của đất nƣớc trên tất cả các phƣơng diện kinh tế chính trị - xã hội và là nhân tốt quan trọng tác động lớn đến sự thay đổi đời sống,
các phong tục tập quán của đồng bào các tộc ngƣời miền núi nói chung và cộng
đồng ngƣời Dao nói riêng.
Một cuốn sách khác không thể không kể đến khi tìm hiểu về ngƣời Dao là cuốn
“Văn hóa các dân tộc Tây Bắc Việt Nam” của PGS.TS Hoàng Lƣơng. Cuốn sách đã
phác họa lên đƣợc một bức tranh khá đầy đủ về cộng đồng các tộc ngƣời vùng Tây Bắc
trong đó có cộng đồng ngƣời Dao trên tất cả các phƣơng diện từ nguồn gốc lịch sử phát
triển, quá trình tộc ngƣời, sự phân bố tộc ngƣời, các hoạt động kinh tế, các dạng thức

văn hóa vật thể (loại hình nhà cửa, trang phục truyền thống, văn hóa ẩm thực,...), các
dạng thức văn hóa phi vật thể (ngôn ngữ và chữ viết, văn học dân gian, tín ngƣỡng,...)
và các tục lệ - nghi lễ vòng đời. Trong đó tác giả đã giành hẳn một chƣơng để viết về
các thiết chế gia đình dòng họ, cơ cấu gia đình và tục lệ hôn nhân của các tộc ngƣời
vùng Tây Bắc. Đây là nguồn tài liệu vô cùng giá trị, cung cấp những thông tin quan
trọng cho luận văn trong nghiên cứu các giá trị hôn nhân – gia đình truyền thống của
ngƣời Dao nói chung và cộng đồng ngƣời Dao Đỏ nói riêng.
Trong phần cuối, cuốn sách đã chỉ ra những xu hƣớng phát triển văn hóa của
các tộc ngƣời vùng Tây Bắc bằng cách nêu và phân tích những nguyên nhân xuất
hiện của các nhân tố văn hóa mới dựa trên các tác động chủ quan và khách quan đến
các giá trị văn hóa truyền thống.
Chính vì vậy, cuốn sách tuy chỉ đề cập đến một vùng địa lý và tập trung vào
một số tộc ngƣời vùng Tây Bắc nhƣng đã cung cấp những thông tin quan trọng về
các giá trị văn hóa độc đáo của các tộc ngƣời và là nguồn tƣ liệu vô cùng quý giá
đối với luận văn trong nghiên cứu các giá trị văn hóa của cộng đồng ngƣời Dao Đỏ.
4.2 Những nghiên cứu về hôn nhân – gia đình
Trong Nhân học, hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng
khi đi tìm hiểu về văn hóa của bất kỳ tộc ngƣời nào. Đầu TK XIX vấn đề hôn nhân
và gia đình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học lớn trên thế giới
8


nhƣ Darwin với thuyết tiến hóa,L. Morgan với “Xã hội cổ đại” (1981),...và không
thể không nhắc tới cuốn sách kinh điển về hôn nhân – gia đình “Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước” của F. Ăngghen vào 1884. Cuốn sách này
cho đến tận ngày nay vẫn có giá trị vô cùng quan trọng và là cơ sở lý luận cho các
nhà Nhân học trong nghiên cứu lĩnh vực hôn nhân – gia đình.
Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hôn nhân – gia đình.
Trƣớc hết phải kể đến bài viết “ Hôn nhân và gia đình của các dân tộc ở nước ta ”
của giáo sƣ Phan Hữu Dật đƣợc in trong cuốn “Một số vấn đề dân tộc học Việt

Nam, 1998”. Nghiên cứu đã giúp ngƣời đọc hình dung một cách khái quát về bức
tranh hôn nhân – gia đình của cộng đồng các tộc ngƣời ở Việt Nam cũng nhƣ một
số quy tắc hôn nhân trong bài viết “Quy tắc cư trú trong hôn nhân” hay một số tập
tục độc đáo trong hôn nhân của một số tộc ngƣời thiểu số ở Tây Nguyên trong các
bài viết “Dấu vết hôn nhân ba thị tộc ở người Vân Kiều”, “Dấu vết hệ thống bốn
hôn đẳng ở Tây Nguyên”. Đã giúp khắc họa phần nào bức tranh đa dạng trong văn
hóa hôn nhân – gia đình của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Ở Việt Nam, từ thập kỷ 90 đến nay, nhất là sau Hội nghị quốc tế “Dao học”
lần thứ 7 (1995) đƣợc tổ chức ở thành phố Thái Nguyên - Việt Nam, nhiều công
trình nghiên cứu về ngƣời Dao đã đƣợc công bố. Nổi bật là những nghiên cứu về
các nghi lễ trong chu kỳ đời ngƣời của ngƣời Dao.
Trong các tác phẩm này, hôn nhân đƣợc nhìn nhận nhƣ một trong những nghi
lễ quan trọng. Tiêu biểu nhƣ cuốn “Nghi lễ trong việc cưới – việc tang của người
Dao Khâu ở Sìn Hồ, Lai Châu” của Tẩn Kim Phu (2001), “Tập tục chu kỳ đời
người của các tộc người ngôn ngữ H’mông – Dao ở Việt Nam” của Đỗ Đức
Lợi,...trong đó đáng chú ý là tác phẩm “Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người
của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn” của Lý Hành Sơn. Đây là nghiên cứu có địa
bàn nghiên cứu giống với địa bàn nghiên cứu của luận văn là tỉnh Bắc Kạn, tuy có
sự khác nhau về đối tƣợng nghiên cứu là ngƣời Dao Tiền và ngƣời Dao Đỏ nhƣng
nó đã gợi mở cho tôi nhiều hƣớng nghiên cứu mới và cung cấp nhiều thông tin hữu
ích đặc biệt dƣới góc độ nghi lễ trong hôn nhân của ngƣời Dao,thể hiện đƣợc tính
thống nhất và đa dạng trong văn hóa Dao.
9


Tác giả đã miêu tả khá sinh động các nghi lễ trong đời ngƣời của ngƣời Dao
Tiền và cả quá trình biến đổi của nó, trên cơ sở đó đƣa ra những nhận xét về vai trò,
chức năng, giá trị của các nghi lễ cũng nhƣ phản ánh các đặc điểm của tộc ngƣời,
sắc thái địa phƣơng.Tuy nhiên, điểm hạn chế trong các nghiên cứu này hôn nhân
mới chỉ đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ nghi lễ và chƣa chỉ ra đƣợc mối liên hệ giữa

hôn nhân và gia đình.
Nói đến tác phẩm nổi bật viết về hôn nhân và gia đình của ngƣời Dao không
thể bỏ qua cuốn sách “Hôn nhân gia đình các dân tộc H’mông, Dao ở hai tỉnh Lai
Châu và Cao Bằng” (2004) của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa,
Nguyễn Thị Thanh. Đây vốn là đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm về hôn nhân và
gia đình của dân tộc H’mông, Dao” do tiến sĩ Đỗ Ngọc Tấn làm chủ nhiệm, đề tài
đã đƣợc triển khai tại hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng và đƣợc Hội đồng khoa học
của Viện khoa học dân số nghiệm thu với kết quả xuất sắc khi đƣa ra đƣợc những
khuyến nghị cụ thể giúp cho việc hoạch định chính sách về dân số và gia đình đối
với hai tộc ngƣời H’mông và Dao nói riêng và các tộc ngƣời thiểu số nói chung.
Cuốn sách không chỉ đi sâu phân tích những đặc điểm và thực trạng hôn nhân gia đình của hai tộc ngƣời thiểu số ở nƣớc ta mà còn cung cấp những thông tin về
nguồn gốc tộc ngƣời, điều kiện tự nhiên của địa bàn cƣ trú, đặc điểm kinh tế,…làm căn
cứ để thấy đƣợc quá trình tác động dẫn đến sự chuyển biến trong hôn nhân và gia đình
của hai tộc ngƣời H’mông và Dao. Cụ thể là nhóm H’mông Trắng và Dao Đỏ.
Tuy nhiên, thông tin thu thập đƣợc trong nghiên cứu này chủ yếu dựa vào bảng
hỏi vốn là phƣơng pháp chủ đạo trong nghiên cứu xã hội học. Các câu trả lời sau đó
đƣợc lƣợng hóa một cách cụ thể và đƣợc tác giả sử dụng là căn cứ chính trong nghiên
cứu. Bên cạnh đó, một phƣơng pháp chủ đạo nữa đƣợc tiến hành trong nghiên cứu này
là phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung, tuy nhiên các đối tƣợng tham gia thảo luận
là các cán bộ thôn, xã chứ chƣa thật sự có sự tƣơng tác với ngƣời dân. Vì vậy, nghiên
cứu này gần với một nghiên cứu xã hội học hơn với một nghiên cứu Nhân học.
Tuy nhiên, nghiên cứu này đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc xây dựng bảng
hỏi và các số liệu, thông tin mà tác giả cung cấp sẽ là những luận cứ quan trọng để tôi

10


tiến hành so sánh giữa hôn nhân và gia đình của nhóm Dao Đỏ ở Bắc Kạn với hôn nhân
và gia đình của nhóm Dao Đỏ ở Lai Châu và Cao Bằng.
Bên cạnh những nghiên cứu về ngƣời Dao nói chung và hôn nhân và gia đình

của ngƣời Dao nói riêng, những nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của các tộc
ngƣời thiểu số ở nƣớc ta cũng đã và đang đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong
đó có thể kể đến công trình “Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở
Việt Nam” (1994) của Đỗ Thúy Bình; “ Hôn nhân và gia đình của dân tộc Mường
ở tỉnh Phú Thọ” (1999) của Nguyễn Ngọc Thanh,… Các tác giả đã làm rõ những
đặc trƣng tộc ngƣời qua các quan hệ hôn nhân và gia đình, đi sâu phân tích những
nghi lễ liên quan đến đời sống hôn nhân - gia đình trong sự chuyển đổi, đồng thời
chỉ ra những xu hƣớng phát triển của nó ở các dân tộc Tày, Nùng, Thái và Mƣờng ở
miền núi phía Bắc nƣớc ta.
Nhƣ vậy, có thể nói các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp khá chi tiết
đầy đủ về những khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề hôn nhân gia đình. Đây là
những nguồn tƣ liệu quý báu giúp tôi có thể bổ sung, hoàn thiện luận văn của mình
một cách tốt nhất.
Với luận văn này tôi hi vọng nghiên cứu của mình sẽ góp phần cung cấp bổ sung
thêm các cứ liệu để làm căn cứ so sánh về hôn nhân và gia đình giữa nhóm Dao Đỏ ở
Bắc Kạn với các nhóm Dao ở các địa phƣơng khác. Đồng thời cung cấp những luận cứ
khoa học giúp các nhà hoạch địch chính sách có những giải pháp can thiệp cụ thể nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Dao Đỏ thôn Nà Cà, tỉnh Bắc
Kạn nói riêng và các tộc ngƣời thiểu số ở các địa phƣơng trên cả nƣớc nói chung.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý thuyết
Biến đổi văn hóa (theo nghĩa rộng bao gồm cả biến đổi xã hội) là một quá
trình diễn ra trong tất cả các xã hội và là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của
Nhân học. Liên quan đến biến đổi văn hóa, có nhiều lý thuyết giải thích về vấn đề
này nhƣ giải thích sự biến đổi văn hóa theo quá trình tiến hóa (theo thời gian); giải
thích biến đổi văn hóa theo “tán xạ” hay phát tán văn hóa (theo không gian); giải thích
biến đổi văn hóa theo đặc thù lịch sử; giải thích biến đổi văn hóa theo chức năng; …
11



Trong nhiều lý thuyết giải thích về sự biến đổi văn hóa, tôi đặc biệt chú ý đến lý
thuyết chức năng của Malinowski và Chức năng luận cấu trúc của A.Radcliffe Brown.
Chức năng luận cấu trúc của A.Radcliffe Brown (1881 - 1955). Ông là ngƣời
tiêu biểu cho trƣờng phái chức năng - cấu trúc ở Anh. Theo ông khi đi tìm hiểu các nền
văn hóa khác nhau cần phải nghiên cứu văn hóa của chủ thể từ bên trong và có ý thức
đối với giá trị của nền văn hóa đó. Chính vì vậy, thuyết chức năng có một ý nghĩa đối
với Nhân học ở chỗ, bất cứ văn hóa nào cũng đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu dƣới
cái nhìn hiện thực các chức năng khác nhau.1 Thuyết chức năng – cấu trúc hƣớng tới
tìm hiểu những những đặc tính cố hữu, phi thời gian, tìm hiểu cái bất biến trong cái khả
biến. Nói cách khác lý thuyết này cố gắng phát hiện các lý do xã hội đã chỉ huy sự vận
hành và sự tái tạo các cấu trúc truyền thống của các xã hội và các nền văn hóa.
Radcliffe Brown và các học trò của ông xem cá nhân và hành động của họ nhƣ là “các
tác dụng phụ” của xã hội mà ý nghĩa sâu xa nhất là góp phần vào sự hội nhập xã hội.2
Trong luận văn này thuyết chức năng – cấu trúc của Radcliffe Brown sẽ đi
giải thích nguyên nhân các thực hành văn hóa truyền thống vẫn còn đƣợc ngƣời
dân bảo lƣu, duy trì. Cũng chính là phân tích chức năng của các thực hành văn
hóa đối với các cá nhân, đến cộng động thực hành văn hóa và đối với xã hội mà
nó tồn tại trong đó.
Lý thuyết chức năng gắn với tên tuổi của B.Malinowski (1884 - 1942). Theo
Malinowski, văn hóa là cái nhằm để thỏa mãn nhu cầu con ngƣời, cải tạo môi
trƣờng tự nhiên xung quanh và tạo ra môi trƣờng sản xuất cho con ngƣời. Văn hóa
là tổng thể những đáp ứng đối với nhu cầu cơ bản và nhu cầu sản xuất. Chính vì
vậy, bất kỳ văn hóa nào trong tiến trình phát triển đều tạo ra một hệ thống cân bằng
ổn định, trong đó mỗi bộ phận chỉnh thể đều thực hiện chức năng của nó.3 Một quan

1

Nguyễn Thị Song Hà (2011), Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Mường Hòa Bình, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, tr 41.
2

Ngƣời dịch: Vũ Thị Phƣơng Anh, Phan Ngọc Chiến, Hoàng Trọng (2006), Một số vấn đề và lý thuyết
nghiên cứu Nhân học, Nxb đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr 22.
3
Nguyễn Thị Song Hà (2011), Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Mường Hòa Bình, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, tr 41.

12


điểm quan trọng chủ đạo trong học thuyết của Malinowski là ông nhấn mạnh rằng
xã hội tồn tại để đáp ứng nhu cầu của cá nhân.4
Nhƣ vậy thuyết này nhìn nhận chức năng cơ bản của văn hóa là thỏa mãn các
nhu cầu của con ngƣời về cả vật chất (kế sinh nhai, nhà cửa, quần áo,…) lẫn tâm lý
(tôn giáo, lễ nghi,…). Qua đây ta có thể thấy đƣợc sự lựa chọn lý tính của các cá
nhân thông qua chức năng của các yếu tố văn hóa mới, các yếu tố văn hóa này có
chức năng là thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân.
Dựa trên thuyết chức năng của Malinowski luận văn sẽ đi lý giải nguyên nhân
khiến cho các thực hành văn hóa mới đã và đang xuất hiện trong tập quán hôn nhân –
gia đình ngƣời Dao Đỏ Nà Cà hay nói cách khác đƣợc ngƣời Dao Đỏ Nà Cà lựa chọn
tiếp nhận vào trong thực hành hôn nhân – gia đình và theo thời gian các yếu tố văn hóa
này đã đƣợc địa phƣơng hóa nhƣ thế nào.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trƣớc khi đi tìm hiểu cụ thể về vấn đề nghiên cứu tôi sẽ tiến hành thu thập các
số liệu do Chủ tịch xã, trƣởng thôn, cán bộ ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình
Tỉnh, xã, cộng tác viên dân số của thôn, xã,…cung cấp để có đƣợc cái nhìn tổng
quan về địa bàn nghiên cứu và thực trạng hôn nhân và gia đình của ngƣời Dao Đỏ
tại thôn Nà Cà. Các số liệu trên sẽ giúp tôi rất lớn trong việc phân tích, tổng hợp,
xác định các thông tín viên tiềm năng cho đề tài nghiên cứu và là căn cứ để so sánh,
đối chiếu với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, tôi sẽ tìm đọc và tham khảo các bài
báo cáo, các luận văn, luận án, các bài nghiên cứu, đặc biệt là các bài nghiên cứu về

đề tài hôn nhân và gia đình làm cơ sở khoa học và rút kinh nghiệm cho bản thân để
hoàn thiện đề tài của mình một cách tốt nhất.
Bên cạnh các nguồn thông tin có đƣợc do chính quyền cung cấp, tôi sẽ sử
dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng bằng bảng hỏi để tiến hành thu thập
thông tin định lƣợng ban đầu đối với các tất cả các đối tƣợng đã kết hôn trong độ
tuổi từ 15 – 49 tuổi5 và cả những đối tƣợng từ 50 tuổi trở lên. Bảng hỏi ở đây là

4

Ngƣời dịch: Vũ Thị Phƣơng Anh, Phan Ngọc Chiến, Hoàng Trọng (2006), Một số vấn đề và lý thuyết nghiên
cứu Nhân học, Nxb đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr 22.
5
Độ tuổi sinh đẻ theo cục DS-KHHGĐ quy định

13


một bảng các câu hỏi đã đƣợc thiết kế sẵn và phải sát với đề tài nghiên cứu. Các câu
hỏi ở đây đƣợc tôi thực hiện theo tiêu chí là đơn giản, dễ hiểu và cụ thể để ngƣời
dân có thể hiểu và dễ dàng trả lời mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ và đúng thông
tin.Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng trong nghiên cứu này sẽ giúp tôi
có một cái nhìn tổng quan về thực trạng hôn nhân và gia đình đang diễn ra trên
địabàn, đồng thời thấy đƣợc nhận thức của ngƣời dân đối với vấn đề này.
Theo số liệu đƣợc cung cấp từ cộng tác viên dân số lâu năm của thôn là bà
Lâm Thị Bình (nữ, 53 tuổi): số liệu thống kê năm 2015 cho thấy trong thôn có tất cả
164 trƣờng hợp đã kết hôn. Trong đó có 50 trƣờng hợp kết hôn trƣớc 1986 và 114
trƣờng hợp kết hôn sau năm 1986. Vậy tổng số mẫu nghiên cứu là 164.
Sở dĩ tôi chọn thời điểm năm 1986 để làm mốc thời gian phân định sự biến đổi
trong hôn nhân và gia đình vì đây là thời kỳ mở đầu thực hiện nội dung của Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào ngày 18-121986. Đại hội đã đánh giá tình hình đất nƣớc, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai

trò quản lý của Nhà nƣớc trong thập niên đầu cả nƣớc đi lên Chủ nghĩa xã hội, từ đó
xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì Đổi mới xây dựng đất
nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Việc tập trung vào các đối tƣợng đã kết hôn sẽ đem lại thuận lợi đáng kể cho
tôi trong quá trình nghiên cứu vì bản thân họ chính là những ngƣời trong cuộc, họ
không chỉ nằm trong cộng đồng ngƣời Dao Đỏ mà còn chính là những ngƣời đã
từng trải qua thực hành hôn lễ. Ngoài ra, việc chia các đối tƣợng nghiên cứu thành
hai nhóm nhƣ vậy là để thuận tiện cho việc quan sát sự biến đổi của hôn nhân và gia
đình qua từng thời kỳ. Để xem theo thời gian, hôn nhân và gia đình ngƣời Dao Đỏ Nà
Cà có sự thay đổi nhƣ thế nào? Hay nói cách khác là liệu có sự khác nhau trong cách
suy nghĩ giữa các thế hệ và nếu có thì sự khác nhau này đƣợc biểu hiện ra sao?. Qua đó
có thể trả lời đƣợc hai câu hỏi mà tôi đã nêu trong phần câu hỏi nghiên cứu.
Tuy nhiên, do thời gian thực địa khá ngắn và vấn đề mà tôi muốn nghiên cứu có
nhiều khía cạnh tƣơng đối nhạy cảm nên việc tạo dựng lòng tin trong cộng đồng là một
thách thức khá lớn đối với ngƣời bƣớc đầu làm nghiên cứu nhƣ tôi. Ví dụ nhƣ nhiều
trƣờng hợp tảo hôn chƣa đƣợc thống kê đầy đủ (không đăng ký kết hôn nên không
14


thống kê đƣợc số ngƣời tảo hôn, hay họ có thể không thành thật trong việc khai báo
tuổi kết hôn lần đầu của họ) nên gây khó khăn rất nhiều cho công việc thống kê chính
xác. Chính vì vậy bên cạnh chọn mẫu có chủ đích tôi phải tiến hành thêm một kỹ thuật
chọn mẫu dắt dây. Nghĩa là, trên cơ sở tạo dựng lòng tin, tiến hành khai thác và đề nghị
những cặp vợ chồng đã kết hôn mà tôi tiến hành phỏng vấn giúp đỡ, hỗ trợ trong việc
tìm ra các cặp vợ chồng có thực hành tảo hôn, đặc biệt là những ngƣời tảo hôn, chƣa
đăng ký kết hôn do là mang thai trƣớc hôn nhân,… Đây có thể là những ngƣời là họ
hàng, ngƣời thân hay hàng xóm của họ. Vì phạm vi nghiên cứu tƣơng đối nhỏ nên tôi
nghĩ việc lựa chọn kỹ thuật này sẽ có tính khả thi cao.
Phương pháp quan sát – tham gia đây là phƣơng pháp đặc thù của nhân học;
là quá trình nhà nghiên cứu phải hòa nhập vào cộng đồng đó, để làm cách nào xóa

mờ một cách tối đa khoảng cách giữa nhà nghiên cứu và cộng đồng nghiên cứu. Lý
tƣởng nhất là khiến họ chấp nhận nhƣ mình là một thành viên của cộng đồng.
Tuy nhiên, với khoảng thời gian không nhiều ,việc khiến họ chấp nhận tôi nhƣ
một thành viên của cộng đồng là một thách thức không hề đơn giản. Tuy nhiên, tôi
có thể cố gắng chiếm thiện cảm và tạo dựng lòng tin ở một mức độ mà họ có thể
tâm sự một cách thoải mái nhất có thể. Vì nhiều khi chính những ngƣời không quá
thân thiết nhƣ tôi lại là những ngƣời có mà họ có thể dễ dàng bộc lộ những suy nghĩ
mà bình thƣờng không dám nói ra cho những ngƣời biết quá rõ về bản thân họ.
Qua số liệu thu thập đƣợc từ bảng hỏi tôi sẽ chọn ra đƣợc các đối tƣợng thông
tín viên tiềm năng có thể cung cấp cho tôi những thông tin quan trọng cho nghiên
cứu của mình để tiến hành phỏng vấn sâu. Với phƣơng pháp này tôi có thể biến
những cuộc phỏng vấn thành những cuộc trò chuyện thông thƣờng. Quan trọng nhất
là phải tạo đƣợc không khí gần gũi đối với các đối tƣợng nghiên cứu, để họ có thể
thoái mái nói ra những suy nghĩ, tâm sự cũng nhƣ quan điểm cá nhân của mình. Có
thể kết hợp thêm phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử cuộc đời (life history) gợi mở
những câu chuyện của các cá nhân của họ có thể thu thập thêm những thông tin giá
trị cho công trình nghiên cứu. Từ chính các câu chuyện về cuộc đời của mỗi các
nhân có thể giúp tôi có đƣợc những thông tin hữu ích, thậm chí có thể gợi mở thêm
những hƣớng nghiên cứu mới.
15


Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn thu thập thông tin từ các đối tƣợng
nghiên cứu, tôi sẽ tiến hành kiểm tra chéo, xác minh sự chính xác của thông tin
đƣợc cung cấp để đảm bảo tính khách quan và chính xác nhất.
Ngoài ra, để thu thập thêm những thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Tôi còn có thể nhờ sự trợ giúp từ các ngƣời có uy tín trong cộng đồng nhƣ: cộng tác
viên dân số, cán bộ hộ tịch, chủ tịch xã, trƣởng thôn, trƣởng họ, cán bộ y tế thôn …
Đây là những ngƣời nắm vững về tình hình địa bàn nghiên cứu, có uy tín và hiểu
phong tục tập quán của ngƣời dân nơi đây. Chính vì vậy, họ là những thông tín viên

lý tƣởng để hỗ trợ cho công tác điền dã diễn ra một cách trôi chảy và thu đƣợc
thông tin nhanh chóng và hiệu quả.
Trong quá trình thu thập thông tin tôi sẽ sử dụng các công cụ để lƣu giữ lại
thông tin. Bên cạnh sổ ghi nhanh, sổ ghi đầy đủ và sổ ghi chép và nếu đƣợc sự đồng
thuận của đối tƣợng nghiên cứu tôi sẽ sử dụng cả máy ghi âm để đảm bảo độ chính
xác và thuận tiện trong quá trình kiểm tra lại thông tin. Ngoài ra, để đảm bảo khía
cạnh đạo đức trong nghiên cứu danh tính của ngƣời cung cấp thông tin có thể đƣợc
giữ bí mật nếu thông tín viên yêu cầu.
6. Nguồn tƣ liệu của luận văn
Nguồn tƣ liệu quan trọng nhất là tài liệu đƣợc thu thập từ những chuyến điền
dã ở cộng đồng cụ thể là qua những câu chuyện, cách nhìn từ chính những ngƣời
Dao Đỏ sinh sống, cƣ trú lâu đời tại địa phƣơng thôn Nà Cà. Luận văn thực chất là
một bức tranh phác họa lại chân thực đời sống, văn hóa, phong tục trong hôn nhân –
gia đình mà trọng tâm là những biến đổi trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trong
truyền thống và hiện đại.
Để làm đƣợc điều này tôi đã thực hiện nhiều chuyến điền dã ở thôn Nà Cà để
nghiên cứu, xem xét những khía cạnh khác biệt trong hôn nhân và gia đình. Quá trình
nghiên cứu tôi đã nhận đƣợc đƣợc sự hỗ trợ tích cực của các cán bộ thôn, xã và ngƣời
dân thôn Nà Cà. Quá trình nghiên cứu đƣợc tiến hành qua 4 cuộc điền dã nhƣ sau:
- Tháng 5/2015 tôi đến xã thôn Nà Cà, Mỹ Thanh để thu thập những nguồn tài
liệu và thông tin ban đầu về địa bàn nghiên cứu, thống kê số trƣờng hợp kết hôn
trƣớc và sau năm 1986.
16


- Tháng 9/ 2015 tôi trở lại địa bàn để thu thập thêm số liệu, tiến hành phỏng
vấn sâu các trƣờng hợp thông tín viên tiềm năng.
- Tháng 1/2016 quay trở lại tiếp tục thu thập, bổ sung thêm thông tin.
- Tháng 5/2016 đây là lần cuối tôi đến địa bàn nghiên cứu để bổ sung tƣ liệu
và hoàn thiện luận văn.

Để hoàn thành công trình này tôi đã có sự đầu tƣ nghiên cứu, tham khảo các
báo cáo, các nghiên cứu, các bài viết của các học giả đi trƣớc về ngƣời Dao, ngƣời
Dao Đỏ và nhất là các nghiên cứu sâu về hôn nhân và gia đình để làm tƣ liệu cho
luận văn. Đây là những nguồn tƣ liệu quý báu giúp tôi có đƣợc những hình dung
đầu tiên, khái quát về đối tƣợng và vấn đề nghiên cứu để hoàn thiện luận văn của
mình một cách tốt nhất.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu điểm đầu tiên về biến đổi hôn nhân và gia
đình của ngƣời Dao Đỏ. Tôi hi vọng nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung thêm các cứ
liệu để làm căn cứ so sánh về hôn nhân và gia đình giữa nhóm Dao Đỏ ở Bắc Kạn với
các nhóm Dao ở các địa phƣơng khác nhau. Đồng thời cung cấp những luận cứ khoa
học giúp các nhà hoạch địch chính sách có những giải pháp can thiệp cụ thể nhằm nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Dao Đỏ thôn Nà Cà, tỉnh Bắc Kạn nói
riêng và các tộc ngƣời thiểu số ở nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc nói chung.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc bố cục thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu và tộc ngƣời nghiên cứu
Chƣơng 2. Một số đặc điểm hôn nhân – gia đình của ngƣời Dao Đỏ thôn Nà
Cà trƣớc 1986
Chƣơng 3 Một số đặc điểm hôn nhân – gia đình của ngƣời Dao Đỏ thôn Nà Cà
từ sau 1986
Chƣơng 4 Nguyên nhân và xu hƣớng của sự biến đổi

17


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TỘC NGƢỜI NGHIÊN CỨU
1.1 Địa bàn nghiên cứu: Xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Mỹ Thanh là một xã vùng cao nằm ở phía Đông Nam của huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn 12km. Với diện tích
33,1 km², mật độ dân số đạt 57,8 ngƣời/km², dân số năm 2009 là 1929 ngƣời.6
Phía Đông giáp xã Côn Minh, huyện Na Rì và xã Cao Sơn, huyện Bạch
Thông; phía Tây giáp xã Huyền Tụng (nay là phƣờng Huyền Tụng) thành phố Bắc
Kạn; phía Nam giáp với xã Xuất Hóa (nay là phƣờng Xuất Hóa), thành phố Bắc
Kạn; phía Bắc giáp xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông.
Mỹ Thanh có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, độ dốc lớn, nhiều khe suối. Xã
bị chia cắt bởi 2 con sông lớn đó là sông Cầu và sông Nguyên Phúc tạo thành nhiều
khu, cụm dân cƣ sinh sống với nhau đã từ bao đời nay.
Xã Mỹ Thanh đƣợc chia thành 9 thôn: Nà Cà, Châng, Phiêng Kham, Bản
Luông 1, Bản Luông 2, Khau Ca, Khuổi Duộc, Thôm Ƣng, Cây Thị.
Tài nguyên thiên nhiên: tổng diện tích đất tự nhiên của Mỹ Thanh là 3.323,59 ha;
đất nông nghiệp: 3.167,38 ha chiếm 95,31%; đất phi nông nghiệp: 113,80ha chiếm
3,42%; đất chƣa sử dụng: 42,20 ha chiếm 1,27%.
Về tài nguyên rừng, xã có hai loại rừng chính là rừng phòng hộ và rừng sản
xuất. Diện tích rừng tự nhiên 904,20 ha. Hiện nay diện tích đất rừng đã đƣợc giao
cho các hộ gia đình quản lý.Với diện tích đất rừng sản xuất lớn, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp kết hợp. Có thể phát triển các khu rừng
nguyên liệu, dƣợc liệu, cây lấy gỗ,... Xã có tổng diện tích mặt nƣớc 75,12 ha; diện
tích mặt nƣớc đƣợc nhân dân sử dụng để chăn nuôi thuỷ sản là 2,24 ha. Hiện nay,
diện tích ao nuôi cá ở địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ nên chƣa đem lại thu
nhập kinh tế đáng kể cho hộ dân.

6

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Bắc Kạn 01/04/2009

18



Về khoáng sản và các tài nguyên khác ở địa phƣơng rất hạn chế. Tuy nhiên,
hiện nay, trữ lƣợng cát, sỏi trên địa bàn do hai con sông Cầu, Sông Nguyên Phúc
bồi đắp hàng năm là nguồn tài nguyên đáng kể cần đƣợc quan tâm và có kế hoạch
khai thác, sử dụng phù hợp.

TỈNH BẮC KẠN

Nà Cà

Địa bàn nghiên cứu thôn Nà Cà, Xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Bắc Kạn – Huyện Bạch
Thông />
19


Thành phần tộc người gồm có: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Chay. Trong đó
đông nhất là đồng bào dân tộc Dao với 887 ngƣời chiếm tới 45,98 % dân số toàn
xã, đại đa số là đồng bào ngƣời Dao Đỏ. Tuy nhiên trình độ dân trí và đời sống của
đồng bào nhìn chung còn nhiều hạn chế. Với 100% ngƣời dân sống ở nông thôn.
Bảng 1.1 Số lượng người Dao trên địa bàn Huyện Bạch Thông
(Đơn vị: người)
Số dân
tộc Dao

STT

Thị trấn, xã
(16 xã, 1 thị trấn)


Tổng số

1

Thị trấn Phủ Thông

1.683

30

2

Xã Phƣơng Linh

1.520

269

3

Xã Vi Hƣơng

2.397

445

4

Xã Sĩ Bình


1.640

356

5

Xã Vũ Muộn

1.515

305

6

Xã Đôn Phong

2.210

1.245

7

Xã Tú Trĩ

1.751

24

8


Xã Lục Bình

2.330

10

9

Xã Tân Tiến

1.460

10

10

Xã Quân Bình

1.954

8

11

Xã Nguyên Phúc

1.881

251


12

Xã Cao Sơn

829

383

13

Xã Hà Vị

1.644

4

14

Xã Cẩm Giàng

2.021

8

15

Xã Mỹ Thanh

1.929


887

16

Xã Dƣơng Phong

1.664

436

17

Xã Quang Thuận

1.778

225

Tổng số

30.216

4.896

(Nguồn: Số liệu tổng điều tra ngày 01/4/2009,Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn)

20



×