Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Luận Án Đô Thị trung tâm với việc phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng Bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 181 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là từ nửa cuối thế kỷ XX
trở lại đây và các đô thị ngày nay đóng vai trò hết sức quan trọng ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới là xác định các trọng tâm
phát triển đối với các đô thị cho toàn quốc và mỗi vùng lãnh thổ nhằm hình thành những
đầu tàu lôi kéo sự phát triển đối với không gian xung quanh. Ở mỗi quốc gia đều có các
đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của vùng mà người ta coi chúng là các đô thị trung tâm (ĐTTT) của vùng. Việc phát huy
vai trò của các ĐTTT được coi là biện pháp then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của vùng. Tuy vậy, cả lý luận và thực tiễn về ĐTTT và vai trò của ĐTTT đối với
phát triển kinh tế - xã hội của vùng ở Việt Nam hiện còn nhiều điểm chưa rõ.
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến
việc phát triển đô thị trên phạm vi quốc gia, trong đó quan tâm đến việc phát triển
các ĐTTT như Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Cụ thể là Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống đô thị của
nước ta đến năm 2025, tầm nhìn 2050 [7]. Nhưng thực tế phát triển đã bộc lộ nhiều
hạn chế, nhiều đô thị được xem là ĐTTT nhưng chúng vẫn chưa phát huy được vai
trò trung tâm của mình; một số ĐTTT do mở rộng quá nhanh nên thiếu kết cấu hạ
tầng (nhất là giao thông vận tải), nhà ở dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông phổ
biến ở các đô thị này cũng như làm cho thị trường nhà đất không ổn định,… đã ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của bản thân ĐTTT cũng như của vùng và của cả
nước. Trước tình hình đó, giới khoa học và giới quản lý đứng trước những câu hỏi
chưa có lời giải (Phát triển đô thị như thế nào trên phạm vi cả nước và ở mỗi vùng
kinh tế lớn? Phát huy vai trò của các đô thị ấy trên phạm vi quốc gia cũng như các
vùng lãnh thổ như thế nào để thịnh vượng nền kinh tế đất nước cũng như vùng lãnh
thổ?…) nhưng cho đến nay cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu
về vấn đề này.


Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) hiện là vùng kinh tế quan trọng thứ hai
ở nước ta, sau vùng Đông Nam Bộ. Chính vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội
của vùng này được coi là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với của cả nước. Trong


2

quá trình phát triển vùng ĐBSH, các đô thị (nhất là các ĐTTT) có vai trò quyết định.
Tuy nhiên việc nghiên cứu phát triển các ĐTTT ở vùng này chưa nhiều và kết quả
đem lại còn ít.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy, tác giả chọn vấn đề “Đô thị trung tâm với việc phát
triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận án nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về
vai trò của ĐTTT đối với phát triển kinh - xã hội vùng; đánh giá rõ thực trạng phát huy
vai trò của ĐTTT đối với phát triển vùng ĐBSH; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa vai trò của ĐTTT đối với sự phát triển của vùng này.

2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đã đề ra, luận án tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài luận án.
2. Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTTT và vai trò của chúng với phát
triển kinh tế - xã hội vùng.
3. Phân tích hiện trạng phát triển ĐTTT và vai trò của các ĐTTT trong việc thúc
đẩy sự phát triển kinh - xã hội ở vùng ĐBSH thông qua bộ chỉ tiêu đánh giá.
4. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của các ĐTTT trong
việc thúc đẩy phát triển vùng ĐBSH đến năm 2030.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ĐTTT và vai trò của chúng đối với
phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH, trong đó tác giả tập trung nghiên cứu cơ
sở lý luận, hiện trạng phát triển, vai trò các ĐTTT trong việc thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội cùng các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của các ĐTTT ở
địa bàn nghiên cứu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt khoa học: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về
ĐTTT, hiện trạng phát triển và vai trò của ĐTTT trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh
tế- xã hội ở vùng ĐBSH giai đoạn 2001 - 2012 và các giải pháp chủ yếu để nâng cao


3

vai trò đó nhằm phát triển vùng ĐBSH nhanh và bền vững. Trong nội dung về hiện trạng
phát triển của ĐTTT vùng ĐBSH, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tổng thể nền kinh tế
và một số ngành kinh tế chính thuộc nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong nội
dung về vai trò của ĐTTT với sự phát triển vùng ĐBSH, luận án tập trung phân tích một
số vai trò nổi bật như đóng góp của ĐTTT vào gia tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế, thay đổi cơ cấu dân số, giải quyết việc làm và tăng năng suất lao động, thúc
đẩy phát triển thương mại, giải quyết nhu cầu đào tạo, khám chữa bệnh thông qua bộ chỉ
tiêu định lượng.
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu của luận án là toàn bộ vùng ĐBSH, bao
gồm 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình. Tuy vậy, các đơn vị hành chính
trên không được nghiên cứu một cách độc lập và mức độ chi tiết cũng khác nhau tùy
yêu cầu của vấn đề nghiên cứu mà luận án đề cập đến. Luận án tập trung nghiên cứu
vào phần nội đô thuộc Tp. Hà Nội, Tp. Hải Phòng và Tp. Nam Định (trực thuộc tỉnh

Nam Định) - các “đô thị trung tâm” của vùng ĐBSH(1).
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu hiện trạng vai trò của các ĐTTT trong
việc thúc đẩy phát triển vùng ĐBSH trong giai đoạn 2001 – 2012 và dự báo phát triển
đến năm 2030. Mặc dù các ĐTTT ở vùng ĐBSH đã hình thành từ lâu và có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng song tác giả cho rằng vai trò này
ngày càng thể hiện rõ nét trong những năm gần đây và khoảng thời gian nghiên cứu 12
năm là đủ để phản ánh rõ nét vai trò đó. Trong giai đoạn 2001 – 2012, về cơ bản địa giới
hành chính cấp tỉnh trong vùng ĐBSH không có nhiều biến động lớn, trừ việc mở rộng
phạm vi hành chính của thủ đô Hà Nội từ ngày 01/8/2008 (theo Nghị quyết số
15/2008/QH12 ngày 29/5/2008) [41]. Cũng trong giai đoạn trên, địa giới hành chính cấp
quận, huyện ở hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng có nhiều biến động đáng kể: số lượng
các quận nội thành của Hà Nội tăng từ 7 quận (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba
Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân) lên 10 quận (thêm các quận Hoàng Mai, Long
Biên và Hà Đông); số lượng các quận nội thành của Hải Phòng tăng từ 4 quận (Hồng
Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An) lên 7 quận (thêm các quận Hải An, Đồ Sơn,
Nếu hiểu đúng theo nội hàm về ĐTTT mà chúng tôi quan niệm thì không gian của ĐTTT không phải hoàn toàn theo
ranh giới hành chính (quận hay phường) mà được xác định chỉ là phần “lõi” của đô thị (xin xem thêm chương 2 của
Luận án). Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc thu thập, xử lý số liệu nên chúng tôi sử dụng các số liệu thống kê theo đơn
vị hành chính.
(1)


4

Dương Kinh). Đối với Tp. Nam Định, giai đoạn 2001 - 2012, phạm vi hành chính cũng
có sự điều chỉnh: thành lập 05 phường (Lộc Vượng, Lộc Hạ, Thống Nhất, Cửa Nam
và Trần Quang Khải) khiến diện tích phần nội đô tăng thêm khoảng 11km2 và dân số
nội đô tăng thêm khoảng 28.000 người (năm 2004). Chính vì thế, số liệu tác giả xử lí
và công bố trong luận án được tính theo ranh giới các quận nội thành và phường nội
đô tại thời điểm nghiên cứu. Một số đô thị khác trong vùng cũng có sự thay đổi quy

mô và cấp đô thị (Tp. Hải Dương, thị xã Chí Linh, Tp. Hưng Yên...), tuy nhiên những
thay đổi đó không thật sự có tác động mạnh đến nội dung cốt lõi của luận án nên tác
giả không đề cập đến ở đây.

4. Khung lý thuyết, quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Khung lý thuyết nghiên cứu
Khung lý thuyết nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các vấn
đề (nhiệm vụ) cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu đồng thời đó cũng là
khái lược quy trình thực hiện để đạt được mục đích đó. Ở nhiều nước phát triển, đối
với nghiên cứu luận án bắt đầu từ việc hoàn thiện khung lý thuyết nghiên cứu
(framework study). Tác giả luận án đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu áp dụng cho
đề tài “Đô thị trung tâm với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông
Hồng” như hình 1 dưới đây:

Hình 1. Khung lý thuyết nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả đề xuất)


5

Theo khung lý thuyết nghiên cứu ở hình 1, để thực hiện thành công luận án,
tác giả thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:
- Thứ nhất, xác định rõ mục đích nghiên cứu. Xác định mục đích nghiên cứu
rõ ràng, khả thi là yếu tố đầu tiên và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiến
hành các công việc tiếp sau nhằm hoàn thành luận án. Mục đích nghiên cứu của luận
án là trên cơ sở tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ĐTTT, làm
sáng tỏ cơ sở lý luận về ĐTTT, phân tích vai trò của các ĐTTT trong việc thúc đẩy
sự phát triển kinh - xã hội ở vùng ĐBSH đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao
vai trò của các ĐTTT để vùng ĐBSH phát triển nhanh và bền vững.
- Thứ hai, xuất phát từ mục đích nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng quan các

công trình khoa học đã công bố có nội dung liên quan đến đề tài luận án. Thông qua
bước tổng quan, tác giả làm rõ những nội dung vấn đề và mức độ nghiên cứu của các
công trình khoa học trước đây. Từ đó, tác giả làm rõ những nội dung có thể kế thừa
và những nội dung cần bổ sung trong luận án.
- Thứ ba, xuất phát từ mục đích nghiên cứu cùng với những nội dung tổng
quan, tác giả phải xác định những nội dung nghiên cứu chính của luận án. Theo tác
giả, các nội dung nghiên cứu chính của luận án phải làm rõ 03 vấn đề lớn: (1) Những
vấn đề lý luận chủ yếu về ĐTTT và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng; (2) Hiện trạng phát triển các ĐTTT và vai trò của chúng trong việc
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH; (3) Các giải pháp nâng cao vai trò
của các ĐTTT đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH.
- Thứ tư, sau khi đã nghiên cứu các vấn đề nêu trên phải đưa ra kết luận chung
và kiến nghị nhằm đóng góp cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược
phát triển mạng lưới đô thị cũng như các ĐTTT của cả nước nói chung và vùng ĐBSH
nói riêng.
Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu với tinh thần cơ bản là đi từ tổng quan,
nghiên cứu lý thuyết đến nghiên cứu thực trạng ĐTTT và vai trò của chúng đối với
vùng rồi cuối cùng là đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của ĐTTT đối với phát triển
kinh tế - xã hội vùng ĐBSH đến năm 2030.


6

4.2. Quan điểm tiếp cận đối tượng nghiên cứu
Tác giả luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu (các ĐTTT và vai trò của các
ĐTTT đối với phát triển kinh tế- xã hội của vùng lớn - trường hợp cụ thể vùng ĐBSH)
theo các quan điểm chủ yếu sau:

4.2.1. Quan điểm hạt nhân tạo vùng
Hạt nhân tạo vùng là yếu tố quyết định để tạo thành bộ khung cho mỗi vùng
lãnh thổ. Các ĐTTT được coi là hạt nhân tạo vùng chính. Cả lý luận và thực tiễn đã

chỉ ra rằng, do tác động của nhiều yếu tố, trong mỗi vùng đều hình thành những
trung tâm đóng vai trò là hạt nhân, đầu tàu để lôi kéo sự phát triển kinh tế - xã hội
của các bộ phận lãnh thổ còn lại. Vì thế việc phát huy vị trí, vai trò của các trung
tâm ấy có thể coi là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển toàn vùng. Các đô thị
này đã và đang tạo ra một bán kính ảnh hưởng tới các đô thị xung quanh ở nhiều
khía cạnh: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ… Tác động cộng hưởng
giữa ĐTTT và các vệ tinh của nó còn góp phần quan trọng trong việc định hình nên
hướng phát triển chuyên môn hóa của một phạm vi lãnh thổ, tạo tiền đề để hình
thành các vùng, tiểu vùng với các đặc trưng riêng. Vì thế, khi nghiên cứu về vai trò
của các ĐTTT với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH, quan điểm này có ý
nghĩa hết sức quan trọng.

4.2.2. Quan điểm hệ thống
Như đã đề cập ở trên, các ĐTTT vùng được đặt trong một chỉnh thể hay một hệ
thống lớn hơn đó là toàn bộ lãnh thổ vùng ĐBSH. Giữa các bộ phận chính của nghiên
cứu (các ĐTTT vùng) và phần còn lại có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời về
nhiều mặt, đặc biệt là về kinh tế. Việc liên kết hài hòa về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội (đặc biệt là về kinh tế) giúp cho các ĐTTT vùng phát huy tốt hơn vai trò đầu tàu,
lôi kéo sự phát triển chung của toàn vùng. Vì thế, quan điểm hệ thống mà biểu hiện cụ
thể ở đây là liên kết kinh tế theo không gian giữa các trung tâm tạo vùng với các lãnh
thổ còn lại một cách hài hòa có ý nghĩa hết sức quan trọng.

4.2.3. Quan điểm phát triển
Quan điểm phát triển trong luận án được thể hiện cụ thể qua việc xem xét ĐTTT
vận động, phát triển không ngừng: Các ĐTTT hiện nay có thể sẽ không còn là ĐTTT


7

trong tương lai nếu như quá trình phát triển của chúng bị gián đoạn hoặc ngưng trệ;

ngược lại, nhiều đô thị hiện nay chưa phải là ĐTTT song nếu nó hội tụ đủ các yếu tố
để hình thành thì hoàn toàn có thể trở thành ĐTTT. Tác giả luận án đã vận dụng quan
điểm này trong việc đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của các ĐTTT, đặc biệt là
đối với đô thị Nam Định vốn hội tụ nhiều yếu tố để trở thành ĐTTT của tiểu vùng
nam ĐBSH.

4.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành việc nghiên cứu luận án, tác giả lựa chọn và sử dụng phổ biến các
phương pháp truyền thống và hiện đại theo nguyên tắc đảm bảo tính tổng hợp, tính hệ
thống, tính hiện đại và sự phù hợp. Dưới đây là các phương pháp chủ yếu:

4.3.1. Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp phân tích hệ thống đã được rất nhiều tác giả sử dụng khi nghiên
cứu hệ thống lãnh thổ. Do đặc điểm của đối tượng và mục đích nghiên cứu, phương
pháp này đã được tác giả luận án sử dụng một cách triệt để trong luận án.
Tác giả luận án đã vận dụng phương pháp phân tích hệ thống trong nhiều nội
dung nghiên cứu luận án song tiêu biểu là trong việc phân tích, đánh giá vai trò của
ĐTTT với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH. Vai trò đó chỉ thực sự nổi
bật và có ý nghĩa khi đặt trong mối quan hệ với các lãnh thổ khác (các ĐTTT vùng
khác, các đô thị vệ tinh, các vùng nông thôn bao quanh,...); đồng thời ĐTTT vùng
ĐBSH cũng là một bộ phận của mạng lưới các ĐTTT toàn quốc. Vì thế, việc vận
dụng phương pháp phân tích hệ thống trong trường hợp này giúp tác giả luận án có
cách phân tích, đánh giá một cách logic, biện chứng.

4.3.2. Phương pháp phân tích thống kê
Phân tích thống kê là phương pháp nghiên cứu không thể thiếu trong nghiên
cứu địa lý kinh tế. Trong luận án, tác giả đã thu thập các số liệu thống kê từ nhiều
nguồn khác nhau như từ các cơ quan thống kê (Tổng cục, Cục), kết quả các cuộc điều
tra, khảo sát của các cơ quan Nhà nước, các bản quy hoạch đã được phê duyệt... Trên
cơ sở dữ liệu thu thập được, tác giả phân tích số liệu phục vụ đánh giá hiện trạng phát

triển của các ĐTTT cũng như định lượng hóa vai trò của chúng đối với phát triển kinh
tế - xã hội vùng ĐBSH.


8

4.3.3. Phương pháp phân tích chính sách
Các chính sách phát triển có tác động rõ nét đến việc hình thành, phát triển và
phát huy vai trò của các ĐTTT. Chính vì thế, trong nghiên cứu luận án, tác giả sử
dụng phương pháp phân tích chính sách trong việc phân tích, đánh giá mặt được –
mặt chưa được của các chính sách do Nhà nước ban hành đối với phát triển ĐTTT,
ví dụ như chính sách đầu tư, chính sách mở rộng địa giới hành chính, chính sách phát
triển kết cấu hạ tầng,... Đồng thời, phương pháp phân tích chính sách còn được tác
giả sử dụng để đánh giá tác động của các chính sách kể trên đối với việc phát triển
các ĐTTT cũng như vai trò của chúng trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của cả
vùng ĐBSH.

4.3.4. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)
Ứng dụng Hệ thống thông tin Địa lý (Geographic Information System – viết tắt
là GIS) trong nghiên cứu Địa lý đang trở thành phổ biến nhờ vào khả năng phân tích
và thể hiện đặc điểm các đối tượng hết sức đa dạng và thuận tiện của các phần mềm
GIS. Tác giả luận án đã sử dụng phương pháp này trong hầu hết các bước nghiên cứu,
cụ thể: Trong bước thu thập tài liệu nghiên cứu, các bản đồ được xây dựng trên các
phần mềm GIS của các cơ quan chuyên ngành được tác giả sử dụng như một nguồn tài
liệu quí giá như các bản đồ hiện trạng không gian đô thị Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
trong những giai đoạn trước; Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, các phần mềm GIS
là một công cụ hữu ích giúp tác giả đưa ra những phân tích về mặt không gian và đánh
giá có giá trị như việc đề xuất lựa chọn các đô thị vệ tinh của vùng ĐBSH và thứ tự ưu
tiên các giai đoạn phát triển. Trong việc thể hiện kết quả nghiên cứu, tác giả luận án
cũng đã xây dựng một số bản đồ chuyên đề bằng phần mềm MapInfo (một phần mềm

GIS được ứng dụng phổ biến hiện nay ở nhiều quốc gia) nhằm thể hiện một cách khoa
học, trực quan những kết quả đó.

4.3.5. Phương pháp dự báo
Dự báo là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng của Địa lý kinh tế
- xã hội, đặc biệt là khi Địa lý học đã chuyển sang giai đoạn Địa lý tổ chức như hiện
nay thay vì Địa lý mô tả trước đây. Phương pháp dự báo được tác giả luận án vận
dụng chủ yếu trong chương 4 của luận án. Trên cơ sở phân tích các điều kiện, hiện


9

trạng phát triển của các ĐTTT kết hợp với phương hướng và xu thế phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và mạng lưới đô thị nói riêng của cả nước cũng như vùng
ĐBSH để đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm nâng cao vai trò ĐTTT trong việc thúc
đẩy vùng ĐBSH phát triển nhanh và bền vững.

4.3.6. Phương pháp chuyên gia
Việc tiếp cận và thu thập thông tin từ các chuyên gia, những nhà khoa học am
hiểu về Đô thị học, Kinh tế học, Địa lý học giúp tác giả có thêm nhiều thông tin bổ
ích đồng thời thẩm định lại một số nhận định khoa học trong luận án. Trong quá trình
nghiên cứu, tác giả luận án đã có cơ hội được tiếp xúc và lấy ý kiến của các chuyên
gia thuộc Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn - Bộ Xây dựng, Viện chiến
lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Địa lý - trường Đại học Sư phạm Hà
Nội… Phương pháp chuyên gia được tác giả luận án vận dụng ở cả 4 chương trong
luận án: Ở chương 1, việc xin ý kiến chuyên gia giúp tác giả có sự lựa chọn chính xác
hơn về các nội dung cần tổng quan; Ở chương 2, tác giả đã tiếp thu ý kiến của các
chuyên gia để đưa ra những quan niệm hoàn thiện hơn ở phần lý luận về đô thị và
ĐTTT; Ở chương 3, các ý kiến chuyên gia giúp tác giả có thêm thông tin để điều
chỉnh hợp lý một số nhận định về đặc điểm, vai trò của các ĐTTT; Ở chương 4, tác

giả đã tiếp thu ý kiến các chuyên gia trong việc hoàn thiện hơn các mô hình cluster
đồng thời dự báo một số chỉ tiêu phản ánh vai trò của ĐTTT trong giai đoạn tiếp theo.

4.3.7. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó
không chỉ giúp kiểm nghiệm, chính xác hóa các kết quả nghiên cứu mà còn gợi ra
cho tác giả một số ý tưởng bổ sung cho luận án. Trong quá trình nghiên cứu luận án,
tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa tại các ĐTTT vùng ĐBSH là Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định cùng với một số đô thị lớn của vùng như Tp. Hải Dương, Tp. Hưng Yên,
Tp. Bắc Ninh… Qua khảo sát thực địa tại một số đô thị nêu trên, tác giả có thêm căn
cứ thực tiễn để rút ra một số nhận định trong luận án của mình như: sự lan tỏa văn
minh đô thị của các ĐTTT đối với vùng xung quanh, sự quá tải về hạ tầng của một
số ĐTTT, sự chia sẻ vai trò, chức năng của các đô thị vệ tinh (như Hải Dương, Bắc
Ninh,…) còn khá hạn chế,…


10

Ngoài các phương pháp trên, trong nghiên cứu luận án tác giả còn sử dụng các
phương pháp quy nạp – diễn dịch (phổ biến trong đánh giá hiện trạng và dự báo phát
triển của các ĐTTT) cũng như sử dụng phương pháp phân tổ - tổng quát hóa cho việc
phân tích nhóm các ý kiến giống nhau và tổng quát hóa các ý kiến đó ở chương tổng
quan các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan.

5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt lý luận
Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về ĐTTT và vai trò của chúng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khẳng định các yếu tố ảnh hưởng tới
phát triển và phát huy vai trò của ĐTTT, đề xuất hệ thống chỉ tiêu phản ánh vai trò
của các ĐTTT đối với phát triển vùng kinh tế lớn trong điều kiện Việt Nam.


5.2. Về mặt thực tiễn
Trên cơ sở vận dụng những vấn đề lý luận đã được làm rõ, luận án đã phân
tích mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển và
phát huy vai trò của ĐTTT đến phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ĐBSH trong giai
đoạn 2001 – 2012. Từ đó, luận án đề xuất định hướng phát triển các ĐTTT và các
giải pháp tăng cường vai trò của chúng đối với phát triển hiệu quả, bền vững ở vùng
ĐBSH đến năm 2030.

6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
cấu trúc thành 4 chương chính:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đô thị trung tâm và vai trò của chúng
đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng
Chương 3. Thực trạng vai trò của đô thị trung tâm đối với phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng
Chương 4. Giải pháp nâng cao vai trò các đô thị trung tâm trong việc thúc đẩy
phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030


11

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Tổng quan các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài luận án
là yêu cầu bắt buộc và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc tổng quan giúp tác giả luận
án nắm bắt được những nội dung, mức độ nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố đồng thời xác định rõ những nội dung có thể kế thừa và những nội dung cần
làm rõ, bổ sung mới. Để tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan, tác
giả luận án đã tìm đọc 35 tài liệu trong nước và 22 tài liệu nước ngoài. Dưới đây là
các kết quả tổng quan chủ yếu:


1.1. Về lý thuyết phát triển Trung tâm
Một số lý thuyết về phát triển trung tâm (với tư cách là một đô thị) được các nhà
khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm, trong đó nổi bật hơn cả là các nhà Địa lý
học và Kinh tế học.
Trên thế giới, trong số các công trình nghiên cứu nổi bật về lý thuyết phát triển
trung tâm cần phải kể đến công trình “Các vị trí trung tâm ở miền Nam nước Đức”(2)
của nhà Địa lý học người Đức Walter Christaller được công bố vào năm 1933. Lý
thuyết “Vị trí trung tâm” (Central Place Theory) được đề cập đến trong tác phẩm
này là một trong những lý thuyết quan trọng của thế kỷ XX bởi nó được coi như là
lý thuyết mở đường cho việc nghiên cứu các hệ thống không gian, việc tính toán
chúng và sử dụng rộng rãi các phương pháp Toán học vào Địa lý kinh tế. Ra đời sau
lý thuyết về vành đai nông nghiệp của V. Thunen nhưng như chính lời của W.
Christaller thuật lại: “Nhưng tôi đi theo con đường ngược lại với V. Thunen. Ông
giả định thành phố trung tâm đã được cho trước và hỏi rằng các vùng nông nghiệp
được phân bố như thế nào xung quanh nó, còn tôi lại xuất phát từ một lãnh thổ có
dân cư và sau đó hỏi rằng những thành phố phải được bố trí ở đâu” [71]. Nội dung
cốt lõi của lý thuyết nhằm giải đáp hai câu hỏi quan trọng: (1) Cần phải phát triển
bao nhiêu thành phố (hay đô thị) ở một lãnh thổ và (2) Tại sao có sự chênh lệch về
quy mô và vai trò của các đô thị?
Lí thuyết của W. Christaller dựa trên khá nhiều giả thiết:
- Một bề mặt bằng phẳng đồng nhất;
- Dân số và các nguồn lực phân bố cân bằng;
(2)

Nguyên bản bằng tiếng Đức là “Die zentralen Orte in Süddeutschland”.


12


- Các địa điểm trong mô hình về vị trí trung tâm có sức mua cũng như được
phục vụ vận tải tương đương nhau ở tất cả các hướng, toàn bộ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng được mua ở vị trí trung tâm gần nhất.
- Chi phí vận chuyển như nhau đối với tất cả các hướng và tỷ lệ thuận với
khoảng cách;
- Không có lợi nhuận siêu ngạch (cạnh tranh hoàn hảo) [74, 92].
Do các vị trí trung tâm cạnh tranh nhau trong cung ứng dịch vụ nên cuối cùng
đã tạo nên lưới điểm quần cư đều đặn mà theo lí thuyết vị trí trung tâm, người ta
xác định được cấp phân vị của các điểm dân cư gắn với cấp phân vị về dịch vụ.
Trong đó, các loại hình dịch vụ cơ bản và đơn giản (như cửa hàng tạp hóa) được coi
là có thứ bậc thấp trong khi các dịch vụ phức tạp hoặc mang tính chuyên sâu (như
các trường đại học) được coi là có thứ bậc cao. Các vị trí trung tâm ở bậc phân vị
cao hơn thì cũng có khoảng cách xa nhau hơn nhưng có nhiều loại dịch vụ hơn và
cũng thường có đông dân hơn. Một vị trí trung tâm có khu vực thị trường nhỏ hơn
là một nhánh của vị trí trung tâm phục vụ khu vực thị trường lớn hơn. Bậc của một
vị trí trung tâm được định nghĩa nhờ vào chức năng của nó như số lượng, giá cả và
sự đa dạng của hàng hóa và dịch vụ [31, 73, 77].
Nếu như vận chuyển thực sự dễ dàng trong tất cả các hướng, mỗi vị trí trung
tâm sẽ có một khu vực thị trường. Điều này có thể được diễn ra theo 02 trường hợp
chủ yếu như sau:
- Trường hợp 1: Khu vực thị trường hình tròn (hình 1.1): Trong trường hợp này
sẽ có những khoảng không gian (khu vực) không được phục vụ hay nói cách khác là
không chịu ảnh hưởng của một trung tâm nào.

Hình 1.1. Mạng lưới các trung tâm khi bán kính ảnh hưởng hình tròn
(Nguồn: Tác giả lập hình vẽ minh họa)


13


- Trường hợp 2: Không còn lãnh thổ trống vắng sự ảnh hưởng của đô thị (trung
tâm) (hình 1.2). Khi ấy, W. Christaller đề nghị vùng ảnh hưởng của các trung tâm có
hình dạng lục giác như hình 1.2. Khi đó mọi lãnh thổ đều chịu tác động của một trung
tâm thu hút hàng hóa, nhân lực và cung ứng dịch vụ.

Hình 1.2. Mạng lưới các trung tâm khi bán kính ảnh hưởng hình lục giác đều
(Nguồn: Tác giả lập hình vẽ minh họa)
Trong khi nghiên cứu các vị trí trung tâm ở miền Nam nước Đức, W. Christaller
đã mô phỏng hóa hệ thống đô thị theo hình mạng lưới lục giác đều (hình 1.3).

Hình 1.3. Hình mô phỏng lý thuyết “Vị trí trung tâm” của W.Christaller
(Nguồn: Tác giả biên tập từ [77])


14

Trong mô hình lý thuyết “Vị trí trung tâm” ở trên, các trung tâm được xác định
chính là tâm của các lục giác đều. Trong đó, đô thị là thủ phủ bang (Gaustadt - G) có
thể được coi là một ĐTTT vùng.
Mô hình các vị trí trung tâm trên của W. Christaller chỉ có thể hình thành khi
đáp ứng các giả thiết lý tưởng cả về các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,
điều này là không thể có trong điều kiện có sự phân dị cả về tự nhiên, kinh tế - xã hội:
- Chi phí SX có thể thay đổi không chỉ vì quy mô kinh tế mà còn bởi tài nguyên
thiên nhiên (tức là không phải là một bề mặt địa hình cùng các yếu tố về tài nguyên
thiên nhiên đồng nhất);
- Chi phí vận chuyển không bằng nhau trong tất cả các hướng;
- Thị trường nông thôn ban đầu (các hộ gia đình) được phân bố không đều;
- Yếu tố phi kinh tế như văn hóa, chính trị, lãnh đạo đóng vai trò khá quan trọng
nhưng phân bố không đều.
- Hành vi cạnh tranh có thể dẫn đến sự hấp thu vận tải hàng hóa và vận chuyển

hàng hóa ảo.
Tác giả luận án cho rằng, trong thực tiễn phát triển không có ở đâu và lúc nào tìm
thấy một lãnh thổ đáp ứng điều kiện như giả thiết của W. Christaller. Chính vì thế, thực
tế cho thấy sự phân bố của mạng lưới đô thị ở những lãnh thổ có nhiều nét tương đồng
nhất với mô hình trên cũng thường chỉ tạo thành những đa giác có sự phân bố tương
đối đều đặn (tam giác gần đều, tứ giác gần đều,....) mà vùng ĐBSH ở nước ta có thể
xem là một thí dụ. Tuy nhiên, ý tưởng của ông đã chỉ ra một vấn đề quan trọng là có
thể xác định được vị trí cần xây mới một đô thị để cho trong một không gian rộng
không có lãnh thổ nào trống vắng ảnh hưởng của đô thị.
Theo tác giả luận án, những đóng góp về khoa học của W. Christaller và lý thuyết
“Vị trí trung tâm”thể hiện ở 03 phát hiện:
(1)- Khẳng định sự tồn tại của các trung tâm, hạt nhân của các lãnh thổ. Các trung
tâm này chính là các đô thị.
(2)- Các trung tâm phát triển không giống nhau. Mỗi trung tâm có ý nghĩa khác
nhau thông qua vai trò của nó đối với lãnh thổ xung quanh nó.


15

(3)- Có đô thị là trung tâm vùng lớn và có đô thị là trung tâm một vùng nhỏ. Dù
lớn hay nhỏ thì chúng đều phải gắn kết với nhau tạo thành một hệ thống (hay mạng
lưới) đô thị.
Tác giả luận án hoàn toàn đồng ý với các phát hiện trên và coi chúng như những
cơ sở lý luận quan trọng trong nghiên cứu luận án.
Sau khi ra đời, lý thuyết Vị trí trung tâm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu, trong đó nổi bật hơn cả là August Losch với công trình “Kinh
tế học định vị”. Trong nghiên cứu này, ông đã kế thừa các công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học đi trước(3) để hoàn thiện hơn nữa lý thuyết “Vị trí trung tâm”. A.
Losch là người đầu tiên trình bày một cách đầy đủ hệ thống cân bằng trong mối tương
quan giữa các địa điểm. Ông không đưa ra giả thiết hay định nghĩa vùng kinh tế (lãnh

thổ) nghiên cứu với các yếu tố về thị trường, nguyên liệu, giao thông… giống như
W. Christaller, mà thay vào đó là nhấn mạnh yếu tố cấu trúc của một lãnh thổ, mối
tương quan của SX cá nhân và các đơn vị tiêu thụ, vị trí cuối cùng của thị trường.
Thông qua việc giới thiệu và phân tích về Vị trí (Phần I), Các vùng kinh tế (Phần II),
Thương mại (Phần III) và Các ví dụ minh họa (Phần IV), A. Losch đã luận giải một
cách rõ ràng và hoàn thiện hơn về lý thuyết Vị trí trung tâm [75].
Tác giả luận án đồng tình với nhận xét của Yu. G. Xauskin cho rằng “công lao
của W. Christaller và A. Losch là ở chỗ các ông đã có ý định phám phá quy luật phân
bố không gian tương quan giữa các điểm dân cư, phát hiện một trật tự được tính toán
trong cái đám hình như hỗn loạn của sự phân bố các thành phố và nông thôn, sau khi
đã nhận thức được quy luật khách quan, sẽ áp dụng nó vào quy hoạch các điểm dân
cư trên những lãnh thổ mới khai phá. Công lao thứ hai của hai nhà khoa học là ở chỗ
hai ông bắt đầu nghiên cứu những đặc điểm địa lý thuộc lĩnh vực phi SX… Các nhà
bác học ấy xác định hệ thống lãnh thổ các điểm dân cư và mối liên hệ giữa vị trí của
điểm dân cư trong hệ thống đó với những đặc điểm chức năng của nó – cơ cấu dân
cư, trình độ phục vụ dân cư…” [71].
Về lý thuyết “Vị trí trung tâm”, tiếp sau W. Christaller và A. Losch, rất nhiều
nhà khoa học đã phân tích để làm rõ hơn những ý tưởng của hai ông đồng thời vận

Các công trình được tác giả phân tích trong “The Economics of Location”: Thuyết Định vị công nghiệp của Webber
(trang 16 - 36), Lý thuyết về Vành đai nông nghiệp của V. Thunen (trang 36 – trang 63)
(3)


16

dụng chúng vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc tổ chức không gian kinh tế và
không gian đô thị. Có thể kể ra đây một số dẫn chứng như nghiên cứu của Michael
Sonis với công trình “Lý thuyết vị trí trung tâm sau Christaller và Losch: Một số phát
hiện mới” [91] hay các công trình của W.W. Hall và J.C. Hite về việc sử dụng lý

thuyết Vị trí trung tâm và Phân tích dòng hấp dẫn trong phân vùng kinh tế [85],
Richard Webber áp dụng lý thuyết Vị trí trung tâm và Địa lý dân cư trong việc tìm
kiếm vị trí để phân bố các trung tâm công nghiệp gắn với đô thị và xếp hạng giá trị
các khu dân cư [95], Roger W. White với công trình nghiên cứu bằng phương pháp
mô phỏng khẳng định ý nghĩa động lực của “Vị trí trung tâm” [93].
Bên cạnh W. Christaller và A. Losch, trong số các nhà khoa học nổi tiếng nghiên
cứu lý thuyết về phát triển trung tâm không thể không nhắc đến nhà kinh tế học người
Pháp F. Perroux với các nghiên cứu của mình về cực tăng trưởng, cực phát triển.
Quan niệm của Perroux về sự tương tác trong không gian lần đầu tiên giành được sự
chú ý của các nhà khoa học thông qua một bài giảng trình bày tại Harvard năm 1949,
và xuất bản trên Tạp chí Kinh tế vào tháng 3 năm 1950. Trong bài viết năm 1950,
khái niệm "cực tăng trưởng " hoặc "trung tâm tăng trưởng" chưa thực sự xuất hiện,
tuy nhiên Perroux đã có nói tới "cực" và "trung tâm". Ông cho rằng, cực hay trung
tâm được coi như nơi tập trung của các hoạt động kinh tế và phát sinh tăng trưởng.
Tư tưởng của ông cho rằng sự tăng trưởng luôn luôn diễn ra trong tình trạng phân cực
(tập trung đặc biệt ở các trung tâm hoặc các cực này nhưng lại chưa tập trung đặc biệt
ở trung tâm hoặc cực kia), dẫn đến trung tâm hay cực này có ý nghĩa thống trị và các
trung tâm hay cực còn lại bị phụ thuộc.” [76, 84]. Đó là những công trình công bố ý
tưởng đầu tiên của Perroux về “cực tăng trưởng” và “cực phát triển”. Trong báo cáo
"Khái niệm cực tăng trưởng" năm 1955, F. Perroux đã phân tích thêm một bước về
nguyên nhân chủ yếu của quan hệ chi phối ngành nghề là sự khác nhau về năng lực
đổi mới giữa các ngành nghề và giữa các yếu tố kinh tế. Một số công ty hoặc doanh
nghiệp tăng trưởng có năng lực đổi mới tạo thành hạt nhân phát triển ngành nghề
loại hình thúc đẩy. Một số xí nghiệp loại hình thúc đẩy này thông qua mở rộng quy
mô để gia tăng tiêu thụ và mua bán với xí nghiệp khác có liên hệ. Do đó, sự xuất
hiện của xí nghiệp loại hình thúc đẩy dẫn đến sự tăng trưởng quy mô tiêu thụ của
cả quần thể xí nghiệp [44].


17


Về cơ bản lý thuyết của Perroux chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự
tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ. Perroux khuyến cáo về hai loại cực: cực phát triển
và cực tăng trưởng. Theo quan niệm của ông, cực phát triển là những trung tâm đô
thị đã hoàn thiện hoặc tương đối hoàn thiện về chức năng và sự phát triển. Nó bao
gồm một hoạt động động lực và các hoạt động khác xoay quanh nó, có những tác
động lôi cuốn quan trọng đối với các khu vực xung quanh, hay nói cách khác nó là
nơi cung cấp các dịch vụ cho xung quanh và thu hút từ xung quanh những nhu cầu
cần thiết cho bản thân. Cực tăng trưởng là những trung tâm đô thị mới hình thành và
đang trong quá trình phát triển hoàn thiện. Các cực tăng trưởng chịu ảnh hưởng thúc
đẩy từ các cực phát triển và là vệ tinh cho các cực phát triển. Nhịp độ phát triển của
các cực tăng trưởng thường là mạnh bởi chúng phản ứng mạnh và sâu đối với tác
động thúc đẩy, lôi cuốn của các cực phát triển. Căn cứ vào những dấu hiệu ấy người
ta bố trí hay không bố trí gần xung quanh chúng một điểm đô thị mới khác [31, 73,
77]. Cực tăng trưởng cùng với không gian cực hóa và thành phố, thị trấn liên hệ với
nhau làm cho cực tăng trưởng có vị trí địa lý xác định, tức là các hạt nhân của cực
tăng trưởng ở vào vùng trung tâm của thành phố, thị trấn hoặc phụ cận.
Như vậy, có thể coi các “cực phát triển” mà F. Perroux đề cập đến trong lý thuyết
của ông gần tương đương với các ĐTTT mà tác giả đang đề cập đến trong luận án trong
khi phần lớn các đô thị vệ tinh chính là các “cực tăng trưởng”(4). Lý thuyết về các loại
cực tăng trưởng, cực phát triển của F. Perroux sau khi ra đời cũng nhận được sự quan
tâm đặc biệt của rất nhiều nhà khoa học. Đã có không ít các công trình nghiên cứu khoa
học nhằm bổ sung, làm sáng tỏ cũng như phân tích giá trị thực tiễn của lý thuyết này.
Tác giả luận án xin dẫn ra một số công trình minh chứng: Darwent đã đưa ra những phân
tích làm rõ hai khái niệm “cực tăng trưởng” và “cực phát triển” mà ông cho rằng đang
có sự nhầm lẫn về cách sử dụng đồng thời ông xem xét các khái niệm này dưới hai góc
độ: Địa lý và Kinh tế [79]; John B. Parr với các công trình “Lý thuyết Cực tăng trưởng,
lý thuyết Phát triển vùng và lý thuyết Vị trí trung tâm” [86] và “Chiến lược cực tăng
trưởng trong phát triển kinh tế vùng: một cái nhìn về quá khứ” [87]; các tác giả M.
Theo quy luật phát triển thông thường, các đô thị vệ tinh thường đảm nhận vai trò cực tăng trưởng và nó sẽ dần hoàn

thiện để trở thành cực phát triển.
(4)


18

Christophakis và A. Papadaskalopoulos trong công trình “Chiến lược cực tăng trưởng
trong quy hoạch vùng: những kinh nghiệm gần đây của Hi Lạp” [89]…
Lý thuyết phát triển trung tâm thứ ba có liên quan tới đề tài luận án mà tác giả
muốn đề cập đến đó là “Thuyết định vị công nghiệp”(5) của Alfred Webber (18681958) đưa ra năm 1909. Mô hình của A. Weber đã tính toán các yếu tố không gian
cho việc tìm kiếm vị trí tối ưu và chi phí tối thiểu cho các nhà máy, xí nghiệp công
nghiệp [82, 83, 84] – những hạt nhân ban đầu để hình thành các đô thị nói chung và
ĐTTT nói riêng. Mục đích của sự định vị công nghiệp tập trung là để “cực tiểu hóa chi
phí và cực đại hóa lợi nhuận”. Lý thuyết này coi trọng vai trò của thành phố và xem
thành phố là trung tâm thị trường, thành phố có lực hút lớn để lan tỏa ra xung quanh.
Các điểm để định vị một ngành công nghiệp giảm thiểu chi phí vận chuyển và
lao động yêu cầu phải phân tích ba yếu tố:
- Các điểm vận chuyển tối ưu dựa trên các chi phí về khoảng cách với "chỉ số vật
liệu", tỷ lệ trọng lượng với các sản phẩm trung gian (nguyên liệu) đến thành phẩm.
- Các biến dạng lao động, trong đó nhiều nguồn thuận lợi hơn của lao động làm
cho chi phí thấp hơn có thể biện minh cho khoảng cách vận chuyển lớn hơn.
- Các lực tích tụ và không tích tụ [82].
Vấn đề xác định vị trí cho một ngành công nghiệp luôn được đặc biệt quan
trọng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp cũng như
của các đô thị. Đối với các ĐTTT, vấn đề này càng cần được đặc biệt chú ý bởi phạm
vi ảnh hưởng của chúng là rất lớn, vì vậy cần bố trí mạng lưới các ngành công nghiệp
xung quanh một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Sau khi tác phẩm của
Webber được công bố, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển
“Thuyết định vị công nghiệp” của ông, tiêu biểu như: Douglass C. North trong công
trình “Lý thuyết vị trí và phát triển kinh tế vùng” [81], Mary Amiti trong công trình

“Lý thuyết thương mại mới và định vị công nghiệp ở EU: Khảo sát các bằng chứng”
[90]… Các công trình trên tập trung phân tích ý nghĩa về lý luận và thực tiễn áp dụng
mô hình lý thuyết định vị công nghiệp trong phát triển kinh tế nói chung. Song các
Trong công trình “Über den Standort der Industrie” (Theory of the Location of Industries - Thuyết định vị công nghiệp)
xuất bản vào năm 1909 tại Đức.
(5)


19

tác giả này chưa đề cập đến việc áp dụng lý thuyết này trong quá trình hình thành,
phát triển và phát huy vai trò của các ĐTTT.
Cùng với việc tổng quan các lý thuyết phát triển trung tâm ở trên, luận án cũng
tổng quan một số vấn đề về phát triển cluster(6) nhằm làm sáng tỏ hơn nữa những nhận
định, giải pháp mà chúng tôi đề cập đến ở chương 4 trong luận án. Tính đến nay đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn phát triển cluster trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Trong điều kiện giới hạn nhất định về nội dung, tác giả xin tổng
quan ngắn gọn một số vấn đề về phát triển cluster như sau:
Tác giả Michael E. Porter trong [40] đã đưa ra một số đặc điểm cơ bản của cluster
như: về phạm vi, cluster có thể trải rộng từ một đô thị đến toàn quốc, thậm chí là lan cả
sang các nước lân cận; về hình thức, cluster bao gồm nhiều hình thức tùy thuộc vào độ
sâu và tính phức tạp của nó; … Cũng trong nghiên cứu này, M. Porter trích dẫn ra một
số mô hình cluster đã hình thành trên thế giới như cluster rượu vang California, cluster
thời trang và giày da ở Italia,…
Tác giả Ngô Doãn Vịnh trong nghiên cứu “Mở cửa tư duy để hưng thịnh nước
nhà” [70] dành một phần nội dung tổng kết các đặc điểm của cluster. Ông cho rằng
cluster hình thành trên cơ sở tự nguyện liên kết của các cơ sở SX, kinh doanh thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm đem lại lợi ích chung cho tất cả các cơ sở SX, kinh
doanh đó trong một không gian xác định. Cluster lấy hiệu quả kinh tế làm mục đích,
do vậy thường phát triển tập trung trong một lãnh thổ xác định (một quốc gia hay một

địa bàn cụ thể), trên cơ sở liên kết các xí nghiệp, tổ chức. Nhờ việc sử dụng chung các
cơ sở vật chất hạ tầng cùng các dịch vụ về nhà ở, thông tin liên lạc, ngân hàng, hải
quan, nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực… nên giúp các doanh nghiệp giảm chi
phí đầu tư và SX. Đồng thời, gia tăng giá trị và hiệu suất phát triển, cũng như làm cho
các doanh nghiệp tham gia cluster phát triển bền vững hơn, tránh phân bố rời rạc. Từ
đó, tạo ra sự phát triển tổng hợp cho địa bàn và giúp thuận lợi cho công tác quản lý nhà
nước. Tác giả Ngô Doãn Vịnh cũng chia cluster thành hai loại chủ yếu là: cluster ngành
và cluster lãnh thổ. Cũng trong nghiên cứu này, ông đề xuất hình thành cluster tại một
Khái niệm “cluster” ở tiếng Anh thường được dịch sang tiếng Việt là “Cụm liên kết đa ngành”, “Cụm phát triển tương hỗ”
hay “Cụm tương hỗ”… song theo quan điểm của tác giả luận án, các cách dịch này chưa lột tả đầy đủ bản chất đối tượng nên
trong luận án, tác giả sử dụng nguyên từ gốc tiếng Anh.
(6)


20

lãnh thổ có điều kiện thuận lợi ở Việt Nam như Hải Phòng, Dung Quất,…. đồng thời
kiến nghị cần tạo khung pháp lý và chính sách khuyến khích bảo đảm cho việc gia nhập
chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển các cluster có hiệu quả.
Trong hai công trình của các tác giả M. Porter và Ngô Doãn Vịnh dù chưa đi
sâu vào phân tích vai trò hết sức quan trọng của cluster là tạo tính liên kết theo lãnh
thổ song qua các tổng kết, gợi ý về mô hình cluster của các ông đưa ra đã gợi mở cho
tác giả luận án những ý tưởng quan trọng trong việc đề xuất phát triển liên kết giữa
ĐTTT với các vùng lãnh thổ xung quanh thông qua phát triển các cluster.
Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học cũng đã bước đầu vận dụng các lý thuyết của
Christaller, Perroux và Webber để nghiên cứu về địa lý, kinh tế hay tổ chức lãnh thổ.
Tiêu biểu có tác giả Lê Bá Thảo, trong đề tài “Tổ chức lãnh thổ Đồng bằng sông
Hồng và các tuyến trọng điểm” đã dành riêng 1 chương để phân tích các cực phát
triển của vùng mà ông coi chúng chính là các đô thị [50]. Tác giả Nguyễn Hiền trong
tập bài giảng [33] đã đưa ra nhận định “Trong lý thuyết cực tăng trưởng của F.

Perroux, từ tư tưởng về hệ thống trung tâm đã mô phỏng được hệ thống có cấu trúc
thống nhất giữa các cực phát triển với sự hình thành các cực tăng trưởng, kéo theo là
hệ thống dịch vụ” và ông đã lấy dẫn chứng là các đô thị như Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên
Hòa, Thủ Dầu Một trong vai trò của những cực tăng trưởng, còn Tp. Hồ Chí Minh là
cực phát triển. Các tác giả Ngô Doãn Vịnh [65, 67, 68, 69], Ngô Thúy Quỳnh [44]
trong nhiều công trình nghiên cứu của mình đã tôn trọng và kế thừa tư tưởng của
Christaller và Perroux trong quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn đối với Tổ chức
lãnh thổ và phát triển hệ thống đô thị ở Việt Nam.
Từ những công trình nghiên cứu về lý thuyết phát triển trung tâm, có thể thấy
rằng để mỗi lãnh thổ phát triển cần thiết phải có những đô thị đóng vai trò đầu tàu lôi
kéo và thúc đẩy sự phát triển chung dựa vào sự lan tỏa và sự thu hút của chúng. Phạm
vi ảnh hưởng của các đô thị này phụ thuộc nhiều vào quy mô và trình độ phát triển
của nó. Đó là những luận điểm quan trọng mà luận án sẽ kế thừa.

1.2. Về quan niệm đô thị và hình thái phát triển đô thị
Quá trình hình thành và phát triển đô thị trải qua các thời kì khác nhau. Ở mỗi
thời kì lịch sử tạo nên các đô thị đặc trưng riêng biệt (về tính chất, kiểu dáng,…), do


21

các đô thị được hình thành và phát triển trong mối quan hệ tổng hòa giữa các yếu tố
tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong quá trình đó, đô thị luôn biến đổi mạnh mẽ về
nhiều mặt: vai trò và chức năng của đô thị, kiểu dáng kiến trúc đô thị, sự phân bố
không gian. Bên cạnh đó, đô thị lại là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành,
vì vậy, tính đến nay đã có rất nhiều khái niệm về đô thị được các tác giả trong và
ngoài nước công bố trong các công trình nghiên cứu của mình ở nhiều lĩnh vực. Có
thể dẫn ra đây một số khái niệm của các tác giả nước ngoài như:
Theo Richtofen (1968): Đô thị là một nhóm tập hợp những người có cuộc sống
không dựa vào nông nghiệp và trước hết dựa vào công nghiệp.

Theo Yu. G. Xauskin: Đô thị là một điểm quần cư có mật độ nhân khẩu cao và
dân cư ở đây không có hoạt động nông nghiệp trực tiếp.
Như vậy, ở hai khái niệm trên, các tác giả đã đưa ra những nét nổi bật nhất ở đô
thị, đó là SX mang tính phi nông nghiệp, có mật độ dân cư cao [51].
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những khái niệm về đô thị:
Tác giả Phạm Ngọc Côn trong cuốn “Kinh tế học đô thị” đã xem xét và đưa ra
khái niệm đô thị dưới hai góc độ: theo tính chất đô thị và theo điểm dân cư đô thị.
Theo tính chất, đô thị phải có ba điều kiện là tính tập trung với mật độ cao, tính kinh
tế và tính xã hội, từ đó tác giả rút ra định nghĩa đô thị: “Đô thị là một thực thể thống
nhất hữu cơ của thực thể kinh tế phi nông nghiệp, thực thể xã hội và thực thể vật chất
tập trung với mật độ cao tại một khu vực nhất định”. Theo điểm dân cư đô thị thì
“Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp,
là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước hoặc của một tỉnh, một huyện” [16].
Tác giả Phạm Trọng Mạnh trong cuốn “Quản lí đô thị” cho rằng “Đô thị là
những điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp và dân cư nội thị không dưới 4.000
người (đối với miền núi là 2.000 người) với tỷ lệ lao động trong phi nông nghiệp tối
thiểu là 65%” [36].
Bên cạnh các nhà khoa học, trong quá trình quản lí và hoạch định chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, các cơ quan Nhà nước cũng đưa ra một số khái niệm đô thị như:


22

Trong Thông tư số 34 /2009/TT-BXD và Luật quy hoạch đô thị đều đưa ra
khái niệm: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính,
kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại

thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn” [3, 42].
Từ các khái niệm về đô thị nêu trên có thể thấy các tác giả có sự thống nhất
tương đối về một số dấu hiệu nhận biết đô thị: mật độ dân cư cao, chủ yếu sản xuất
phi nông nghiệp và có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tác giả luận án
đồng tình với quan điểm về các dấu hiệu nhận biết đó và có sự kế thừa chúng trong
việc đưa ra khái niệm về đô thị ở chương 2.
Trong nghiên cứu phát triển đô thị, vấn đề hình thái phát triển đô thị cũng được
nhiều học giả quan tâm đến như các tác giả Phạm Ngọc Côn, Phạm Trọng Mạnh, Lê
Bá Thảo, Ngô Doãn Vịnh và Ngô Thúy Quỳnh trong đó tiêu biểu là các tác giả Ngô
Doãn Vịnh và Ngô Thúy Quỳnh. Trong các nghiên cứu của mình, hai tác giả đã chỉ
rõ 03 hình thái phát triển của đô thị, bao gồm mạng lưới đô thị dạng chùm, mạng lưới
đô thị dạng dải và điểm đô thị đơn lẻ. Mạng lưới đô thị dạng chùm thường hình thành
và phát triển ở các đồng bằng châu thổ lớn, ở đó có 01 hoặc một vài đô trung tâm và
các đô thị vệ tinh xung quanh. Chuỗi đô thị thường hình thành ở những khu vực có
địa hình hẹp ngang hoặc dọc (như dọc ven biển hoặc các thung lũng sông lớn) mà ở
đó, vai trò của các đô thị trung tâm khá mờ nhạt do hướng lan tỏa gặp nhiều khó khăn.
Điểm đô thị đơn lẻ thường hình thành ở khu vực có dân cư thưa thớt, giao thông kết
nối gặp nhiều khó khăn (như miền núi bị chia cắt mạnh, hải đảo) [44, 63].
Tác giả luận án đồng tình với cách phân loại hình thái phát triển đô thị thành 03
nhóm của các tác giả nêu trên và sẽ kế thừa nội dung nghiên cứu về phân bố đô thị
dạng chùm ở các đồng bằng châu thổ trong nghiên cứu luận án bởi phạm vi không
gian nghiên cứu chủ yếu của luận án là vùng châu thổ sông Hồng – nơi hình thái
mạng lưới đô thị dạng chùm phát huy được hiệu quả cao nhất.


23

1.3. Về nhận thức, quan niệm đối với đô thị trung tâm và vai trò của chúng
đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng
1.3.1. Về nhận thức và quan niệm đối với đô thị trung tâm

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều cho rằng trong mỗi vùng luôn luôn tồn tại
một hệ thống đô thị. Trong hệ thống ấy có ĐTTT (hay đô thị hạt nhân) và các đô thị vệ
tinh phân bố xung quanh nó. Các ĐTTT đóng vai trò là hạt nhân, đầu tàu trong việc lôi
kéo và thúc đẩy sự phát triển chung của cả vùng và đó thường là những đô thị có quy
mô lớn nhất vùng. Xung quanh các đô thị nòng cốt này là những đô thị có quy mô nhỏ
hơn, đóng vai trò như những “vệ tinh”. Như vậy, hai khái niệm “ĐTTT” và “đô thị vệ
tinh” được dùng để chỉ những thực thể đã diễn ra ở thực tiễn nhiều năm nay.
Như vậy, về mặt nhận thức và thừa nhận sự tồn tại của ĐTTT đã được thống
nhất. Tuy nhiên, khái niệm “đô thị trung tâm” cùng với các đặc điểm mang tính bản
chất, phân biệt nó với đô thị vệ tinh xung quanh như thế nào vẫn rất ít được các nhà
khoa học đề cập đến, hay nói cách khác, đối tượng này vẫn chưa được sự quan tâm
một cách thỏa đáng.
Trong quá trình thu thập tài liệu phục vụ cho luận án, tác giả đã tìm kiếm các văn
liệu hàm chứa nội dung quan niệm về ĐTTT, song kết quả thu được là không đáng kể.
Ngay trong tác phẩm “Các vị trí trung tâm ở miền nam nước Đức” nổi tiếng của W.
Christaller, ông cũng chỉ vạch ra vị trí của các đô thị mang tính chất là thủ phủ theo các
cấp hành chính, chứ chưa hề bàn sâu về ĐTTT. Các kết quả tìm kiếm bằng tiếng Anh
đối với nội dung quan niệm về ĐTTT (“central city” và một số thuật ngữ gần nghĩa như
“centre urban”, “metropole city”....) không đem lại hiệu quả như mong muốn bởi số
lượng các công trình có nội dung này khá ít ỏi.
Ở Việt Nam, tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đô thị nói chung
và đô thị ở nước ta nói riêng, trong đó nổi bật là tác giả Đàm Trung Phường (trong
cuốn “Đô thị Việt Nam” [39]), Trương Quang Thao (trong cuốn “Đô thị học nhập
môn” [48]), Nguyễn Thế Bá (trong cuốn “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”[2]
và gần đây là báo cáo đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới [37]...
Các công trình nghiên cứu đô thị ở vùng ĐBSH cũng khá nhiều, đặc biệt là các đô thị
lớn và có lịch sử phát triển từ lâu đời như Hà Nội, Hải Phòng... Có thể kể ra một số


24


công trình nổi bật như: tác giả Lê Du Phong và cộng sự với công trình “Ảnh hưởng của
đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội – Thực trạng và giải pháp” [38]; tác giả
Đỗ Thị Minh Đức với luận án phó tiến sĩ “Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã
hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” [30];
tác giả Vũ Thị Chuyên với luận án tiến sĩ “ Phân tích quá trình đô thị hóa ở thành phố
Hải Phòng giai đoạn 1985 – 2007” [15];… Trong các công trình nghiên cứu này, các
tác giả phần lớn tập trung phản ánh đặc điểm của quá trình đô thị hóa cũng như các
hoạt động kinh tế ở đô thị trên cả nước nói chung và vùng ĐBSH nói riêng. Các nội
dung có liên quan đến quan niệm về ĐTTT cùng những nội hàm của nó gần như chưa
được đề cập đến.
Trong số các công trình nghiên cứu trong nước, công trình khoa học quan trọng
đầu tiên (mà tác giả có điều kiện tiếp cận) có đề cập tới ĐTTT cần phải kể đến là đề
tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước có tên: “Tổ chức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng
và các tuyến trọng điểm” do GS. Lê Bá Thảo chủ trì. Trong đề tài, mặc dù các tác giả
chưa đưa ra một quan niệm riêng về ĐTTT song đã dành hẳn một chương (chương III)
để bàn về các cực phát triển, trong đó có đề cập đến các điều kiện để hình thành cực
tạo vùng hay thành phố “mẹ” (thủ phủ vùng) [50]. Chúng tôi coi đây là một trong
những tư liệu hết sức quý giá phục vụ cho việc phát triển các ý tưởng khoa học của
luận án. Như vậy, việc nghiên cứu các ĐTTT vùng chưa được các nhà khoa học đề cập
tới hoặc đề cập dưới góc độ là phân tích khái quát đặc điểm một số đô thị lớn, đóng vai
trò là hạt nhân, thủ phủ của vùng.
Trong quá trình hoạch định chính sách, các cơ quan chức năng đã xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn mà trong đó nội dung phát
triển đô thị đã được đề cập. Nếu như ở các công trình nghiên cứu của một số nhà khoa
học kể trên, các ĐTTT vùng nói chung và ĐTTT vùng ĐBSH nói riêng ít được đề
cập thì chúng ta có thể thấy nội dung này được đề cập đến khá nhiều trong các văn
bản hành chính, pháp luật. Có thể kể ra đây một số quyết định của Thủ tướng Chính
phủ có liên quan đến việc phát triển đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn ở vùng ĐBSH
như quyết định số: 445/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch

tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050


25

[7], quyết định số: 31/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung
xây dựng Tp. Nam Định, tỉnh Nam Định đến năm 2020 [6], quyết định số 1448/QĐTTg về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Tp. Hải Phòng đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 [9], Pháp lệnh thủ đô Hà Nội [62]… Ngoài ra
còn có các văn bản pháp luật của nhiều bộ, ban ngành có liên quan. Tuy vậy, ở các
văn bản pháp luật trên mới chỉ dừng lại ở mức độ xác định các vai trò của các đô thị
chứ chưa hề đề cập đến khái niệm, bản chất của ĐTTT.
Trong các đề án quy hoạch phát triển các vùng, địa phương nói chung và các đô thị
nói riêng ở nước ta thì nội dung về ĐTTT cũng đã được đề cập đến khá nhiều.
Trong đề án quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, coi Hà Nội là
trung tâm lớn của phía Bắc, Tp. Vinh là trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, Tp. Đà
Nẵng là trung tâm của vùng miền Trung, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm của Nam Bộ
và Tp. Cần Thơ là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long [7].
Tháng 11 năm 2005, trong bản báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển
Tp. Nam Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Nam ĐBSH, các
nhà khoa học đã đưa ra khái niệm về ĐTTT: “Đô thị trung tâm vùng là trung tâm của
một mạng lưới các điểm dân cư đô thị, nông thôn bao quanh, trong đó đô thị trung tâm
có chức năng, khả năng tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của các đô thị, điểm dân
cư nông thôn bao quanh và bản thân đô thị trung tâm cũng có nhu cầu nhận sự hỗ trợ
của các đô thị, điểm dân cư nông thôn này” [59]. Khái niệm về ĐTTT được đưa ra ở
đây đã chỉ rõ được hai đặc tính quan trọng của ĐTTT đó là quy mô và sức lan tỏa –
sức hút (hay trường ảnh hưởng).
Trong các đề án quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội(7), vùng Tp. Hồ Chí
Minh(8) vào năm 2008 và các quyết định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng của hai
vùng trên năm 2014 đã coi Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là các ĐTTT.
Trong Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc phân loại đô thị ở

nước ta có quy định một đơn vị hành chính được coi là đô thị phải có các tiêu chuẩn

Đã được phê duyệt theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
(8)
Đã được phê duyệt theo Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20 tháng 05 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
(7)


×