Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác kế TOÁN NGUYÊN LIỆU, vật LIỆU tại CÔNG TY cổ PHẦN tư vấn THIẾT kế xây DỰNG đô THỊ và hạ TẦNG hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.08 KB, 37 trang )

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1.

Khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu quản lý của NL, VL trong các doanh
nghiệp xây lắp

1.1.1.

Khái niệm.
Nguyên vật liệu là các đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá

trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.
1.1.2.

Đặc điểm của NL, VL.
NL, VL: tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Về mặt hiện vật NL, VL

được tiêu dùng hoàn toàn, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Về mặt giá
trị, giá trị của NL, VL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo
ra hoặc chi phí sản xuất trong kỳ.
1.1.3.

Vai trò của NL, VL.
Chính từ đặc điểm của NL, VL chúng ta thấy NL, VL có một vai trò rất quan


trọng đối với quá trình SXKD. Trên thực tế, để sản xuất ra bất cứ một sản phẩm nào
thì DN cũng phải cần them NL, VL… Tức là có đầu vào hợp lý. Nhưng chất lượng
sản phẩm sản xuất ra còn phụ thuộc vào chất lượng NL, VL làm ra nó
1.1.4.
-

Yêu cầu quản lý NL, VL.

Khâu thu mua: Đòi hỏi phải quản lý về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng
loại, giá mua và chi phí thu mua cũng như kế hoạch mua theo đúng tiến độ, thời gian

-

phù hợp với kế hoạch SXKD của DN
Khâu bảo quản: Phải đảm bảo tổ chức tốt kho tàng bến bãi, thực hiện đúng chế dộ
bảo quản với NL, VL, hệ thống kho tàng, phương tiện vận chuyển phải phù hợp tính

-

chất, đặc điểm của từng loại NL, VL nhằm hạn chế mất mát, hư hỏng NL, VL.
Khâu dự trữ: DN phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật
liệu để đảm bảo quá trình SXKD được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do
việc cung ứng không kịp thời hoặc gây ra tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều
SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

1


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN
-


Luận Văn Tốt Nghiệp

Khâu sử dụng: Đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định
mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá thành sản phẩm,
tăng thu nhập, tích lũy cho DN
1.1.5.

Nhiệm vụ của kế toán nguyên liệu, vật liệu

-

Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình biến động tăng giảm NL, VL để

-

cung cấp thông tin cho việc tập hợp chi phí SXKD và xác định giá vốn hàng bán
Tổ chức phân loại, đánh giá NL, VL phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý

-

thống nhất của nhà nước và yêu cầu quản lý của DN
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các định mức chi phí, kế hoạch thu mua, giá cả, chi
phí mua NL, VL cũng như thực hiện các chế độ quản lý, kế toán quy định.

-

1.2.

Phân loại và đánh giá NL, VL.


1.2.1.

Phân loại NL, VL.

Căn cứ vào nội dung kinh tế, tính chất lý hóa học và yêu cầu quản trị kinh doanh
nghiệp:
+ Nguyên vật liệu chính
+ Vật liệu phụ
+ Nhiên liệu, năng lượng
+ Phụ tùng thay thế
+ Vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản
-

Căn cứ vào nguồn hình thành của NL, VL:
+ NL, VL mua ngoài trong nước và xuất khẩu
+ NL, VL tự chế
+ NL, VL nhận vốn viện trợ, biếu tặng

-

Căn cứ vào mục đích công dụng:
+ NL, VL chính dành cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc
lao vụ, dịch vụ….
+ NL, VL chính dùng cho nhu cầu khác: bán, quản lý, phục vụ sản xuất.

1.2.2.


Đánh giá NL, VL.


Đánh giá NL, VL theo giá thực tế:

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

2


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN


Luận Văn Tốt Nghiệp

Đánh giá NL, VL tại thời điểm nhập kho:

Tùy nguồn nhập mà được xác định:
Nhập kho do mua ngoài:

-

Trị giá
Giá mua ghi
NL, VL =
trên hóa đơn
nhập kho
-Nhập

Trị giá NL,
VL thực tế
xuất kho


+

CP thuê gia công chế
biến

+

CP liên quan khác
(nếu có)

Nhập kho do tự chế, tự sản xuất:
Trị giá NL, VL
nhập kho

-

-

Các khoản giảm
trừ (CKTM, giảm
giá hàng bán)

kho do thuê ngoài gia công:

Trị giá
NL, VL =
nhập kho
-


+

CP liên quan khác (CP
vận chuyển, bốc xếp,
bảo quản)

=

Giá thành thực tế
sản xuất

+

CP liên quan khác
(nếu có)

Nhập kho do nhận vốn góp liên doanh: Giá gốc là giá do hội đồng liên doanh
xác định cộng các khoản CP phát sinh khác khi tiếp nhận

-

Nhập do được cấp: Giá gốc là giá ghi trên biên bản giao nhận cộng với chi phi
phát sinh khi nhận.

-

Nhập kho do biếu tặng, tài trợ: Giá gốc là giá hợp lý cộng với CP phát sinh khi
nhận




Đánh giá NL, VL tại thời điểm xuất kho:

Vì NL, VL nhập kho theo những giá trị thực tế khác nhau ở từng thời điểm trong kỳ
hạch toán nên tính giá trị thực tế NL, VL xuất kho có thể sử dụng một trong các
phương pháp:
-

Phương pháp đơn giá bình quân:
Giá thực tế NL, VL
xuất kho trong kỳ

=

Số lượng NL, VL
xuất kho trong kỳ

x

Đơn giá bình quân

Trong đó đơn giá bình quân được tính theo phương pháp cụ thể sau:
+ Tính theo đơn giá bình quân kỳ dự trữ:
Đơn giá bình
=
quân cả kỳ dự trữ

Trị giá thực tế của NL,
VL tồn kho đầu kỳ


SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

3

+

Trị giá thực tế của NL, VL
nhập kho trong kỳ


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

Số lượng NL, VL tồn kho
đầu kỳ

+

Số lượng NL, VL nhập
kho trong kỳ

+ Tính theo phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá bình
quân sau mỗi
lần nhập
-

Trị giá thực tế của NL, VL
tồn sau lần xuất trước

=
Số lượng NL, VL tồn sau lần
xuất trước

+
+

Trị giá thực tế của NL, VL
nhập sau lần xuất trước
Số lượng NL, VL nhập sau
lần xuất trước

Phương pháp tính theo giá trị thực tế đích danh:
Phương pháp này dựa trên giả định có thể xuất kho bất kỳ các lô NL, VL trong

kho, khi xuất kho lô NL, VL nào phải lấy đơn giá thực tế lúc mua để tính trị giá thực
tế của NL, VL xuất kho
-

Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): Khi xuất kho lấy giá của lô hàng
nhập trước làm cơ sở để tính giá

-

Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFE):
Phương pháp này dựa trên giả định NL, VL nào được nhập vào kho sau khi xuất

khỏi kho trước và khi xuất kho thì lấy đúng theo đơn giá thực tế lúc nhập kho của NL,
VL để tính trị giá NL, VL xuất kho. Do đó tính giá trị của NL, VL tồn kho cuối kỳ
được xác định dựa vào đơn giá thực tế của NL, VL nhập kho trước



Đánh giá NL, VL theo giá hạch toán
Giá hạch toán là giá do DN quy định, có tính chất ổn định và chỉ dùng để ghi sổ

kế toán NL, VL hàng ngày.
Đối với các DN có quy mô lớn, khối lượng chủng loại vật liệu nhiều, tình hình
sản xuất diễn ra thường xuyên. Việc xác định giá thực tế của vật liệu hàng ngày rất
khó khăn và ngay cả trong trường hợp có thể xác định được hàng ngày đối với từng
lần nhập, đợt nhập nhưng quá tốn kém nhiều chi phí không hiệu quả cho công tác kế
toán, có thể sử dụng giá hạch toán dể hạch toán tình hình nhập xuất hàng ngày. Như
vậy hàng ngày sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiết vật liệu xuất. Cuối kỳ điều
chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để có số liệu ghi vào các tài khoản, sổ kế toán

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

4


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

tổng hợp và bác cáo kế toán. Việc điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế được tiến
hành như sau:
H

=

Trị giá vốn thực tế của vật liệu

tồn đầu kỳ
Trị giá hạch toán vật liệu tồn đầu
kỳ

+
+

Trị giá thực tế của vật liệu nhập
trong kỳ
Trị giá hạch toán vật liệu nhập
trong kỳ

Sau đó tính giá thực tế xuất kho căn cứ vào giá hạch toán xuất kho và hệ số giá.
Tùy thuộc vào đặc điểm yêu cầu và trình độ quản lý của DN mà trong các phương
pháp tính giá vật liệu xuất kho đơn giá thực tế hoặc hệ số giá (trong trường hợp sử
dụng giá hạch toán) có thể tính riêng cho từng thứ, hoặc loại vật liệu.
Giá TT NLV xuất kho = Hệ số giá NL, VL x Giá trị hạch toán NL, VL xuất kho
1.3.

Kế toán chi tiết NL, VL.
Kế toán chi tiết NL, VL là khâu khá phức tạp và tốn nhiều công sức. Đòi hỏi

phản ánh cả chỉ tiêu giá trị, số lượng và chất lượng của từng danh điểm NL, VL, theo
từng kho và theo từng người phụ trách vật chất.
1.3.1.

Sổ kế toán chi tiết NL, VL.




Sổ (thẻ) kho



Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NL, VL



Sổ đối chiếu luân chuyển

1.3.2.

Các phương pháp kế toán chi tiết NL, VL.
Hạch toán chi tiết NL, VL là việc ghi chép, theo dõi về giá trị, số lượng, chất

lượng của từng thứ, từng loại NL, VL theo từng kho, từng người phụ trách
Hạch toán chi tiết NL, VL là công việc có khối lượng lớn và là khâu hạch toán
khá phức tạp trong DN. Trong thực tế hiện nay tùy theo điều kiện kinh doanh cụ thể,
tùy theo trình tự quản lý và hạch toán mà DN có thể áp dụng một trong ba phương
pháp hạch toán chi tiết NL, VL sau:


Phương pháp thẻ song song



Phương pháp sổ số dư




Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

5


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.2.1. Phương pháp thẻ song song


Trình tự hạch toán chi tiết NL, VL theo phương pháp thẻ song song(phụ lục 01).



Nội dung phương pháp thẻ song song:
+ Hạch toán ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng. Hàng

ngày căn cứ vào chứng từ nhập xuất để ghi số lượng vật liệu vào thẻ kho và cuối ngày
tính ra số tồn kho của từng loại vật liệu trên thẻ kho
+ Hạch toán tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết NL, VL
để ghi chép tình hình nhập xuất của từng NL, VL cả về giá trị và hiện vật. Việc ghi
chép vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết được thực hiện hằng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận
được chứng từ do thủ kho chuyển đến. Cuối tháng kế toán phải tổng hợp số liệu để
đối chiếu, kiểm tra: tổng hợp số liệu trên số (thẻ) kế toán chi tiết về mặt lượng để đối
chiếu với thẻ kho và tổng hợp số liệu về giá trị trên sổ (thẻ) kế toán chi tiết dể đối
chiếu với số liệu kế toán tổng hợp NL, VL



Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu số liệu và dễ phát hiện sai sót

trong quá trình ghi chép kế toán và công tác quản lý.
+ Nhược điểm: Còn trùng lặp giữa kho và kế toán (theo dõi số lượng), khối
lượng ghi chép còn nhiều, nếu nhiều chủng loại NL, VL thì việc ghi chép, kiểm tra
đối chiếu sẽ khó khăn và hạn chế tính kịp thời của việc kiểm tra, giám sát trong công
tác quản lý.
1.3.2.2. Phương pháp sổ số dư.


Trình tự hạch toán chi tiết NL, VL theo phương pháp sổ số dư(Phụ lục 02)



Nội dung phương pháp:
+ Hạch toán ở kho: Thủ kho căn cứ vào PNK, PXK để ghi thẻ kho về tình hình

nhập, xuất, tồn kho NL, VL về mặt số lượng. Cuối tháng phải ghi tồn kho đã tính
được trên thẻ kho sang số dư vào cột số lượng. Cuối kỳ thủ kho kiểm tra cộng số liệu
chuyển cho kế toán.

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

6


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN


Luận Văn Tốt Nghiệp

+ Hạch toán tại phòng kế toán: Kế toán mở số theo từng kho, dùng cho cả năm
để ghi tồn kho từng thứ, nhóm, loại vào cuối tháng theo chỉ tiêu giá trị. Khi nhận dược
các PNK, PXK kế toán tiến hành kiểm tra và căn cứ vào đó lập bảng kê nhập, bảng kê
xuất tồn ghi chép tình hình nhập, xuất NL, VL hàng ngày hoặc định kỳ. Từ các bảng
kê nhập, bảng kê xuất kế toán lập bảng lũy kế nhập, lũy kế xuất rồi từ các bảng kê này
lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho theo từng nhóm, loại NL, VL theo chỉ tiêu giá
trị. Cuối tháng khi nhận sổ số dư thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào sổ tồn kho về số
lượng mà thủ kho đã ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán để tính ra số tồn kho của
từng nhóm, loại NL, VLtheo chỉ tiêu giá trị để ghi vào cột số tiền ở sổ số dư, kế toán
sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu vào cuối tháng với cột số tiền tồn kho trên bảng tổng
hợp nhập, xuất, tồn và số liệu kế toán tổng hợp.


Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Tránh việc ghi chép trùng lặp, công việc được dồn đều trong kỳ.
+ Nhược điểm: Việc theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ NL, VL theo

cả 2 chỉ tiêu số lượng và số tiền đều không thực hiện được
1.3.2.3. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.


Trình tự hạch toán chi tiết vật tự theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển(Phụ
lục 03)



Nội dung phương pháp:

+ Hạch toán ở kho: Thủ kho cũng sử dụng sổ (thẻ) kho để ghi chép tình hình

nhập, xuất NL, VL như đối với phương pháp thẻ song song.
+ Hạch toán tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi
chép, phản ánh và tổn hợp nhập, xuất và tồn kho cuối tháng theo từng thứ NL, VL,
cả về mặt giá trị và hiện vật. Sổ đối chiếu luân chuyển được mở để dùng cho cả năm
và mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng dựa vào các chứng từ nhập, xuất. Mỗi
thứ được ghi vào một dòng. Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu để đối chiếu kiểm
tra: đối chiếu số liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho (về mặt hiện vật) và
với sổ kế toán tổng hợp (về mặt giá trị)
SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

7


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Giảm được khối lượng ghi chép vì chỉ tiến hành vào cuối tháng
+ Nhược điểm: Ghi chép vẫn còn trùng lặp và không đều trong tháng, hạn chế

chức năng của kế toán.
Kế toán tổng hợp NL, VL.

1.4.



Chứng từ kế toán:

Theo QĐ số 15 ngày 20/03/2006 của BTC thì các chứng từ sử dụng để kế toán chi tiết
NL, VL bao gồm 8 mẫu sau:









Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)
Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT)
Biên bảm kiểm nghiệm NL, VL, sảm phẩm hàng hóa (Mẫu 03 – VT)
Phiếu báo NL, VL còn lại cuối kỳ (Mẫu 04 – VT)
Biên bảm kiểm nghiệm NL, VL, sảm phẩm hàng hóa (Mẫu 05 – VT)
Bản kê mua hàng (Mẫu 06 – VT)
Hóa đơn GTGT (Mẫu 01 GTGT – 3LL)
Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02 GTGT – 3LL)

Ngoài các chứng từ sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, các DN có thể sử
thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn tùy thuộc vào yêu cầu quản lý cụ thể của DN.
1.4.1. Kế toán tổng hợp
 Tài khoản sử dụng:

NL, VL theo phương pháp KKTX (Phụ lục 04).

+ TK 151 – “Hàng mua đang đi đường”

TK 151 – Hàng mua đang đi đường sử dụng để phản ánh giá trị thực tế các loại
NL, VL mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của DN nhưng chưa đưa về nhập kho (còn
trên đường hoặc đang chờ kiểm nghiệm nhập kho). TK 151 có kết cấu như sau:
TK 151
- Giá trị hàng đang đi đường
- Hàng mua đang đi đường đã về nhập
- Kết chuyển giá trị hàng mua đang đi kho hoặc giao thẳng cho đơn vị hoặc bị
đường cuối kỳ (KKĐK)
hư hỏng hao hụt.
- Kết chuyển giá trị hàng đang đi đường
lúc đầu kỳ (KKĐK)
Dư: giá trị hàng mua đang đi đường
+ TK 152 – “Nguyên vật liệu”
SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

8


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

TK 152 – Nguyên vật liệu sử dụng để phản ánh tình hình biến động tăng giảm và hiện
có về NL, VL theo giá thực tế.
TK 152
- Trị giá vốn thực tế NL, VL tăng
- Trị giá vốn thực tế NL, VL giảm
- Số điều chỉnh tăng khi đánh giá lại
- Số điều chỉnh giảm khi đánh giá lại
- Giá trị NL, VL thừa khi kiểm kê

- Giá trị NL, VL hao hụt, mất mát khi
- Kết chuyển giá trị NL, VL tồn kho cuối kiểm kê hoặc trả lại người bán
kỳ (KKĐK)
- Khoản CKTM, giảm giá hàng mua
- Kết chuyển giá trị NL, VL tồn kho đầu
kỳ (KKĐK)
Dư: trị giá vốn thực tế NL, VL hiện còn
Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 111, 112, 113, 141, 311, 331…

a.



Phương pháp kế toán
Kế toán tổng hợp tăng NL, VL theo phương pháp KKTX
Các nghiệp vụ về nhập NL, VL do mua ngoài
Trường hợp hàng và hóa đơn cùng về:

Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, PNK và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 152: (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: (Thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331: (Tổng giá thanh toán)
Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 152: (Tổng giá thanh toán)
Có TK 111, 112, 331: (Tổng giá thanh toán)
• Trường hợp hóa đơn về mà hàng chưa về:
Trong tháng khi nhận được hóa đơn nhưng hàng vẫn đang di đường thì chưa ghi sổ
-

-


ngay mà lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: Hàng mua đang đi đường
- Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về, kế toán ghi:
Nợ TK 151
Nợ TK 133 (khấu trừ thuế)
Có TK 331, 111, 112, 141…
- Sang kỳ sau khi hàng về căn cứ vào hóa dơn và PNK, kế toán ghi:
Nợ TK 152
Có TK 151
• Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về (có phiếu nhập kho)

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

9


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN
-

Luận Văn Tốt Nghiệp

Trong tháng khi NL, VL về nhưng vẫn chưa nhận được hóa đơn thì DN làm thủ tục
nhập, kiểm nhận, nhập kho bình thường nhưng chưa ghi sổ ngay mà lưu chứng từ vào

-

tập hồ sơ “Hàng về chưa có hóa đơn”
Nếu cuối tháng hóa đơn chưa về kế toán sử dụng giá tạm tính để ghi:
Nợ TK 152
: Theo giá tạm tính

Có TK 331 : Theo giá tạm tính
Sang tháng sau khi nhận được hóa đơn sẽ điều chỉnh theo giá tạm tính theo giá hóa
đơn bằng 1 trong 2 cách sau:
+ Phương pháp 1: Dùng bút toán đỏ để xóa định khoản đã ghi theo giá tạm tính rồi
ghi lại định khoản theo giá hóa đơn bình thường
+ Phương pháp 2: Điều chỉnh theo số chênh lệch giữa giá hóa đơn và giá tạm tính:



Khi giá hóa đơn > giá tạm tính ghi bổ sung bình thường
Khi giá hóa đơn < giá tạm tính sẽ ghi đỏ (ghi trong ngoặc đơn)
Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình thu mua NL, VL
Nợ TK 152
Nợ TK 133(1)
Có TK 111, 112, 331



Trường hợp nhập khẩu NL, VL
Đối với NL, VL nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu tính theo giá trị tại cửa khẩu

đồng thời phải xác định số thuế GTGT phải nộp ngân sách Nhà nước cho hàng nhập
khẩu.
+ Căn cứ phiếu nhập và các chứng từ có liên quan
Nợ TK 152
Có TK 331
: Giá trị nhập khẩu
Có TK 333(3)
:Thuế nhập khẩu phải nộp
+ Xác định số thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Nợ TK 133
: Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
Có TK 333(1)
: Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
 Các nghiệp vụ về NL, VL từ các nguồn khác
• Nhập do gia công chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến
Căn cứ vào giá thực tế nhập kho:
Nợ TK 152
Có TK 154
• Nhập do được viện trợ, biếu tặng
Nợ TK 152
Có TK 711
SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

10


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN


b.


Luận Văn Tốt Nghiệp

Nhập do nhận vốn góp vốn hoặc vốn được cấp bằng NL, VL
Nợ TK 152
Có TK 411
Kế toán tổng hợp giảm NL, VL theo phương pháp KKTX
Trường hợp NL, VL xuất dùng cho nhu cầu SXKD

Căn cứ vào giá trị thực tế xuất kho cho từng đối tượng sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241
Có TK 152



Trường hợp xuất kho NL, VL góp vốn liên doanh
Căn cứ vào PXK, biên bản giao nhận vốn để xác định số vốn góp, số chênh lệch do

đánh giá lại NL, VL hạch toán là chi phí khác hoặc thu nhập khác.
Nợ TK 221, 222, 223, 228… - Theo thỏa thuận
Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu giá thỏa thuận < giá trị thực tế xuất kho)
Có TK 152 – Ghi theo giá thực tế xuất kho
Có TK 711 – Thu nhập khác (nếu giá thỏa thuận > giá trị thực tế xuất kho)
(Tương ứng với lợi ích của đơn vị khác trong liên doanh)
Có TK 338(7) – Doanh thu chưa thực hiện (nếu giá thỏa thuận > giá trị thực tế
xuất kho) (Tương ứng với lợi ích của đơn vị trong liên doanh)


Trường hợp DN được hưởng chiết khấu, giảm giá và hàng mua bị trả lại:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 152 – Số CKTM, giảm giá, hàng mua trả lại
Có TK 133(1) – Số thuế GTGT được khấu trừ giảm

Trường hợp xuất kho NL, VL để bán, gửi bán:
Nợ TK 632 (157)
Có TK 152
• Trường hợp xuất kho NL, VL thuê ngoài gia công chế biến, tự gia công
Nợ TK 154
Có TK 152

• Trường hợp xuất kho NL, VL cho vay mượn tạm thời
Nợ TK 138(8)
Có TK 152
1.4.2. Kế toán tổng hợp NL, VL theo phương pháp KKĐK (Phụ lục 05).
 Tài khoản kế toán sử dụng


SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

11


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

TK 611 – “Mua hàng”
TK 611 – Mua hàng sử dụng để phản ánh tình hình tăng giảm NL, VL trong kỳ của
DN theo trị giá vốn thực tế. TK 611 có kết cấu như sau:
TK 611
- Kết chuyển trị giá NL, VL tồn đầu kỳ từ - Kết chuyển trị giá NL, VL tồn cuối kỳ
các TK 151, 152, 157
theo kết quả kiểm kê cuối kỳ
- Trị giá thực tế NL, VL mua vào trong kỳ - Trị giá thực tế NL, VL xuất trong kỳ
TK 611 – Mua hàng không có số dư

-

-


-

-

-

-

Phương pháp kế toán
Đầu kỳ kết chuyển trị giá vốn thực tế NL, VL
Nợ TK 611
Có TK 152
Căn cứ vào trị giá vốn thực tế NL, VL mua vào nhập kho trong kỳ:
Nợ TK 611(1) – Theo giá mua chưa thuế
Nợ TK 133(1) – Thuế GTGT
Có TK 111, 112 – Tổng giá thanh toán
Căn cứ vào các chứng từ liên quan phản ánh số chi phí thu mua phát sinh:
Nợ TK 611(1) – Theo giá mua chưa thuế
Nợ TK 133(1) – Thuế GTGT
Có K 111, 112, (331)… - Tổng giá thanh toán
Phản ánh các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng mua bị trả lại:
+ Số chiết khấu thanh toán được hưởng:
Nợ TK 111, 112, (331),…
Có TK 515
+ Số CKTM, giảm giá và hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 111, 112, (331)…
Có TK 611
Có TK 133(1)
Căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ:
Nợ TK 152

Có TK 611
Xác định trị giá vốn thực tế NL, VL xuất dùng cho các mục đích:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 632
Có TK 611(1)

1.5.

Kế toán kiểm kê, đánh giá lại NL, VL.

1.5.1.

Kế toán nghiệp vụ kiểm kê NL, VL.

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

12


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN
-

Luận Văn Tốt Nghiệp

Khái niệm:Kiểm kê tài sản là việc cân, đo, đong, đếm, xác nhận và đánh giá chất
lượng, giá trị tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu

-

với số liệu trong sổ kế toán.
Thời điểm kiểm kê:

+ Cuối kì kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
+ Chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chấm dứt hoạt, phá sản, hoặc bán, khoán, cho thuê
doanh nghiệp;
+ Chuyển đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp;
+ Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
+ Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật;

-

Để thực hiện tốt công tác bảo quản NL, VL, phát hiện kịp thời các trường hợp thừa,
thiếu hoặc ứ đọng, kém phẩm chất, DN phải tiến hành kiểm kê
• Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu:
Nợ TK 138(1)
Có TK 152/611: Trị giá hàng thiếu
Căn cứ vào biên bản xử lý hàng thiếu hụt
Nợ TK 138(8), 111, 334 : Bắt bồi thường
Nợ TK 642: Nếu thiếu trong định mức được tính vào chi phí


Có TK 138(1)
Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa:
Nợ TK 152/611:
Có TK 338(1)
Khi có quyết định xử lý ghi tăng thu nhập khác đối với vật liệu thừa
Nợ TK 338(1)
Có TK 711
Nếu vật liệu thừa các định khoản phải trả đơn vị khác:
Nợ TK 002:
+ Khi xuất trả vật liệu ghi:

Có TK 002

Kế toán đánh giá lại vật liệu.
Khái niệm:Là việc xác định lại giá trị nguyên liệu, vật liệu cho phù hợp với chất
1.5.2.



lượng và giá cả thị trưởng ở thời điểm đánh giá lại.
SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

13


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN



Luận Văn Tốt Nghiệp

Thời điểm đánh giá lại: Theo quyết định của Nhà nước hoặc khi cổ phần hóa doanh
nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu.
Tài khoản sử dụng: TK 412
Kếu cấu TK:
Bên nợ:
- Phản ánh số chênh lệch giảm do đánh giá lại
- Xử lý chênh lệch tăng do đánh giá lại
Bên có:

- Phản ánh số chênh lệch tăng do đánh giá lại

-

Xử lý chênh lệch giảm do đánh giá lại

Dư nợ: Chênh lệch giảm chưa xử lý
Dư có: Chênh lệch tăng chưa xử lý


Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Trường hợp đánh giá lại tăng trị giá NL, VL
Nợ TK 152/611
Có TK 412
- Trường hợp đánh giá giảm NL, VL
Nợ TK 412
Có TK 152/611
-

Cuối năm tài chính, cấp có thẩm quyền xử lý:
+ Nếu TK 412 có số dư có, được bổ sung nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 412
Có TK 411
+ Nếu TK 412 có dư nợ, được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 411
Có TK 412

CHƯƠNG II

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

14



Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VÀ HẠ TẦNG
HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng đô thị và hạ tầng
Hà Nội.
2.1.1. Quá trình hìn thành và phát triển của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây
dựng đô thị và hạ tầng Hà Nội.
- Tên công ty: Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng đô thị và hạ tầng Hà Nội
- Địa chỉ: 285 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
- Điện thoại: 3.762.4041
- Fax: 3.762.4042
- MST: 0105777001
Công ty thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0105777001 do Sở Kế hoạch
Đầu tư Hà Nội cấp ngày 26/08/2009. Trải qua hơn 5 năm hoạt động xây dựng và phát
triển, đến nay Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng đô thị và hạ tầng Hà Nội đã
có quy mô tổ chức hiện đại với một đội ngũ đông đảo các nhà quản lý, thạc sỹ, kỹ sư,
kiến trúc sư, cử nhân chuyên ngành giỏi về chuyên môn, dầy dạn kinh nghiệm và
nhiệt huyết công việc. Và Công ty đã dần dần trang bị nhiều dây chuyền thiết bị, máy
móc thi công hiện đại để tiến hành thi công các công trình với công nghệ phức tạp,
hiện đại và đa ngành nghề tại các tỉnh, thành trên cả nước với phương châm đưa chất
lượng, tiến độ lên hàng đầu, nên đã được Chủ đầu tư và người sử dụng đánh giá cao,
khẳng định được vị trí của một nhà thầu đầy uy tín trên thị trường xây lắp nói chung.
2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.



Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng đô thị và hạ tầng Hà Nội chuyên hoạt
động trong lĩnh vực:
- Xây dựng cơ bản, tư vấn thiết kế, giám sát kỹ thuật, đầu tư xây dựng dự án và các
ngành nghề khác.
SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

15


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

- Các nghành nghề kinh doanh chính được cấp trong giấy phép kinh doanh là: xây lắp
các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, nông nghiệp, cơ sở kỹ
thuật hạ tầng, đường dây...


Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh:
Do đặc điểm của nghành xây dựngvà sản phẩm XDCB, nên quy trình sản xuất
của công ty có đặc điểm sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở các địa điểm khác
nhau. Thường thường quy trình sản xuất của các công trình tiến hành theo các bước
sau: (Phụ lục 06)
Bước 1: Chuẩn bị thi công bao gồm: Lập dự toán công trình, lập kế hoạch sản xuất,
kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, chuẩn bị vốn và các điều kiện khác để thi công
công trình và các trang thiết bị chuyên nghành đẻ phục vụ cho việc thi công công
trình.

Bước 2: Khởi công xây dựng, quá trình thi công được tiến hành theo công đoạn, điểm
dừng kỹ thuật, mỗi lần kết thúc một công đoạn lại tiến hành nghiệm thu .
Bước 3: Hoàn thiện công trình, bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh
doanh.
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 07)
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty
* Hội đồng quản trị (HĐQT): Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu bộ máy
quản lý giữ vai trò chung theo chế độ luật định, là người có quyền hạn lớn nhất và là
người chịu trách nhiệm lớn nhất trước các cổ đông.
* Ban kiểm soát: Ban kiểm soát gồm 3 người, trong đó một kiểm soát trưởng và 2
kiểm soát viên. KST là người có trình độ chuyên môn về nghiệp vu kế toán Tài
chính. BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong việc quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, kiểm tra từng vấn đề nhằm tìm

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

16


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

tòi, phát hiện những sai sót, gian lận của các bộ phận và trình ĐHĐCĐ xem xét,
quyết định.
*Phòng giám đốc bao gồm: Tổng giám đốc công ty là người đứng đầu bộ máy giữ
vai trò chỉ đạo chung theo chế độ luật định, có nhiệm vụ điều hành trực tiếp mọi hoạt
động về kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty theo nghị quyết của HĐQT,
ĐHCĐ, điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật. Các Phó Tổng giám đốc chịu trách

nhiệm trước Tổng giám đốc về lĩnh vực kinh doanh mà mình phụ trách.
* Phòng Tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Quản lý toàn bộ công tác
tài chính kế toán của công ty, tổ chức công tác hạch toán kế toán của công ty một cách
đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng với chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước;
hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác kế toán cho các đội công trình từ khâu mở sổ
sách theo dõi thu, chi, hạch toán, luân chuyển và bảo quản chứng từ đến khâu cuối
cùng.
* Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc công ty thực hiện nhiệm
vụ quản lý kế hoạch, kỹ thuật thi công, định mức, đơn giá, dự toán.v.v…NL, VL thiết
bị và an toàn lao động.
* Phòng Tổ chức – Hành chính: Giúp Giám đốc công ty thực hiện việc quản lý, tổ chức
(tham mưu cho Giám đốc sắp xếp, bố trí lực lượng cán bộ công nhân, đảm bảo cho bộ máy
quản lý gọn nhẹ có hiệu lực, bộ máy chỉ huy điều hành sản xuất có hiệu quả), quản lý nhân
sự (soạn thảo các hợp đồng lao động, thực hiện việc bố trí lao động, tiếp nhận, nâng lương,
hưu trí và các chế độ khác đối với người lao động…)
* Phòng NL, VL – Thiết bị: Đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ các loại NL, VL
cho sản xuất; tham mưu cho Giám đốc về nguồn NL, VL, chủng loại, số lượng NL, VL, tổ
chức giao dịch, vận chuyển, cấp phát NL, VL kịp thời cho các tổ, đội sản xuất.
* Phòng Đầu tư – Dự án: Quản lý các vấn đề liên quan đến việc đánh giá, khảo sát; tham
gia đấu thầu các công trình. Đồng thời quản lý công tác dự án như việc lập, thực hiện và
thẩm định các dự án, giám sát quá trình sản xuất thi công và kiểm tra, nghiệm thu chất

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

17


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp


lượng của tất cả các sản phẩm trong công ty cũng như chất lượng sản phẩm hàng hóa được
mua về.
2.1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Bảng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh (Phụ lục 08)
* Nhận xét: Qua bảng số liệu kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm 2012 và 2013
ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có những tiến bộ đáng kể:
- Tổng doanh thu 2013 đạt 16.200.150.389 đồng, tăng 2.634.721.210 đồng, tăng
tương ứng 19,4% so với năm 2012.
- Giá vốn hàng bán đạt 12.742.021.239 đồng ,tăng 920.717.020 đồng, tăng tương
ứng 7,79% so với năm 2012.
- Doanh thu HĐTC giảm xuống còn 14.376.800 đồng, giảm 7.745.667 đồng, tương
ứng giảm 35,01% so với năm 2012.
- Chi phí HĐTC, chi phí bán hàng đều tăng. Cụ thể , chi phí bán hàng tăng 47,2%. Riêng
chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 11.232.226 tương ứng giảm 3,4%.
- Lợi nhuận sau thuế tăng 804.466.874 đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 167,05%.
- Số lao động năm 2012 là 25 người thì năm 2013 là 29 người, tăng tuyệt đối 4 người
tương đương 16%. Số lao động tăng lên cho thấy công ty thu hút được người lao động,
mở rộng quy mô công ty.
- Mức lương bình quân tháng của người lao động năm 2012 là 3.500.000 đ sang năm
2013 là 4.000.000 tăng tuyệt đối 500.000 đ, tương đương 20 %. Công ty phát triển và
quan tâm tới đời sống người lao động bằng việc tăng lương.
Trong điều kiện nền kinh tế đang cạnh tranh gay gắt, với đặc thù là một công ty
chuyên về lĩnh vực xây dựng thì kết quả mà công ty đạt được trong năm qua là cả một
sự nỗ lực không nhỏ của cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty.
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng đô thị
và hạ tầng Hà Nội.
2.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843


18


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

Công tác kế toán tại công ty được tổ chức và thực hiện theo hình thức tập trung.
Toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng
kế toán doanh nghiệp. Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng
mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán
ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi sổ sách hạch toán nghiệp vụ cho nhu
cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và
chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp xử lý và tiến hành
công tác kế toán. Việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty đảm bảo nguyên tắc
gọn nhẹ, đơn giản, đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ tập trung thống nhất của kế toán
trưởng.
* Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty (Phụ lục 09)
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Kế toán trưởng:

Có trách nhiệm theo dõi điều hành chung mọi hoạt động của

phòng, giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong phòng, lập kế hoạch định kì theo
tuần, tháng, quý. Chỉ đạo công việc của các thành viên trong quá trình thực hiện, chịu
trách nhiệm trước ban giám đốc về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán, tính
chính xác của các báo cáo tài chính, thống kê, kiểm soát.
* Kế toán tổng hợp: Cuối tháng kiểm tra và hạch toán xác định doanh thu, phân bổ
chi phí quản lý, xác định giá vốn. Đối chiếu kiểm tra số lượng và thực hiện các bút

toán điều chỉnh.

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

19


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

* Kế toán NL, VL tài sản cố định: Có nhiệm vụ quản lý và hạch toán tình hình
nhập, xuất, bảo quản, dự trữ, cung ứng NL, VL cho thi công. Theo dõi và thường
xuyên báo cáo về tình hình biến động NL, VL của công ty.
* Kế toán tiền lương – các khoản trích theo lương: Nhận bảng lương và thanh
toán tiền lương do phòng tổ chức chuyển tới, tổng hợp số liệu lập bảng thanh toán
tiền lương. Theo dõi thường xuyên sự biến động lao động, hệ số lương, từ đó tính
BHXH theo chế độ để phân bổ về trích nộp kịp thời cho cơ quan BHXH. Lập các
báo cáo định kỳ về tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
* Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm thanh toán với người mua, người bán và
theo dõi các khoản nợ của công ty.
* Thủ quỹ, kế toán tiền mặt: Quản lý và kiểm soát toàn bộ luồng phát sinh tăng,
giảm tiền mặt trong quá trình hoạt động của công ty, đáp ứng kịp thời tiền để phục vụ
sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Lập chứng từ thu - chi, uỷ nhiệm thu, uỷ
nhiệm chi... làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Giữ quỹ tiền mặt của công ty. Đảm bảo việc
thu chi quỹ tiền mặt, làm thủ quỹ cho công ty.
2.2.2. Chính sách kế toán đang áp dụng tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây
dựng đô thị và hạ tầng Hà Nội.
- Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán là 1 năm tài chính (từ 01/01 đến
31/12 năm dương lịch).

- Kỳ báo cáo tài chính: Tháng, quý, năm.
- Chế độ kế toán: Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng đô thị và hạ tầng Hà Nội
áp dụng chế độ kế toán theo đúng quy định của bộ tài chính ban hành theo quyết
định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung (Phụ lục 10)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng (VNĐ). Mọi giao dịch liên quan đến ngoại
tệ đều được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh.
- Phương pháp kê khai thuế GTGT: Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng.
SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

20


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

- Phương pháp xác định trị giá thực tế của hàng hóa xuất kho: Phương pháp bình quân
gia quyền sau mỗi lần nhập
- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.
2.3. Thực trạng công tác kế toán NL, VL tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây
dựng đô thị và hạ tầng Hà Nội
2.3.1 Phân loại và đánh giáNL, VL
2.3.1.1. Phân loại NL, VL
- Các loại NL, VL của Công ty: là công ty chuyên về xây dựng các công trình dân
dụng đặc biệt là thi công các công trình xây lắp trạm điện và các trạm viễn thôngdo
đó nguồn nguyên liệu rất đa dạng, bên cạnh đó thì công ty cũng là đơn vị phân phối
và bán lẻ các sản phẩm xây dựng nên mảng nguyên liệu vật liệu tương đối phong phú.

Căn cứ vào vai trò và chức năng của NL, VL trong quá trình SXKD mà Công ty chia
thành các loại:


Theo nguồn nhập

- Nhập nội địa
- Nhập khẩu
Theo nội dung kinh tế : Gồm các loại sau
- Nguyên liệu chính : Xi măng, sắt thép, cát, đá, dây điện, dây cáp, đầu cốt , ống nhựa


PVC,…
- Vật liệu phụ: sơn, bả,…
2.3.1.2. Đánh giá NL, VL
* Đánh giá NL, VL nhập kho: Đánh giá theo nguyên tắc giá gốc
Giá trị thực tế nhập kho

=

Giá mua chưa thuế GTGT

+

Chi phí thu mua

VD: Ngày 5/09/2014, Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng đô thị và hạ tầng Hà
Nội nhập mua dây điện của công ty cổ phần dây và cáp điện thượng đình Cadisun
theo hóa đơn số SH /11P : 001074. Số lượng: 12.200 m. Đơn giá: 10.520 đồng/mét
(chưa VAT). Chi phí vận chuyển: 1.255.000 đồng (chưa VAT).

(12.200 x 10.520 + 1.255.000)
Đơn giá thực tế
=
nhập kho
SV: Dương Ngọc Trà – 12403843
21

=

10.620đồng/mét


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

Ví dụ:Ngày 11/09/2014, công ty mua 1 lô xi măng Bút Sơn, giá mua chưa thuế
52.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển chưa thuế về kho của
doanh nghiệp là 2.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%.
Trị giá xi măng nhập kho = 52.000.000đ + 2.000.000đ = 54.000.000đ
- Trường hợp tự sản xuất:
Giá thực tế ghi sổ = Giá thành sản xuất thực tế
Trong Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng đô thị và hạ tầng Hà Nội gần
như không có trường hợp nhận góp vốn liên doanh, nhận cấp phát, nhận viện trợ bằng
NL, VL. Một số nguyên liệu thì công ty tự sản xuất như cát, sỏi sẽ được 1 đội khai
thác.
* Đánh giá NL, VL xuất kho: Đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền sau
mỗi lần nhập
Ví dụ: Tình hình nhập – xuất – tồn thép ý Pomina D10 tháng 09/2014 như sau:
- Tồn đầu kỳ: 230 cây – đơn giá 80.000đ/cây

- Ngày 08/09: nhập 400 cây – đơn giá 84.000đ/cây
- Ngày 13/09: xuất 500 cây
- Ngày 20/09: nhập 500 cây – đơn giá 83.000đ/cây
- Ngày 25/09: xuất 300 cây
Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 8/9:
230 x 80.000 + 400 x 84.000
230 + 400

=

Trị giá xuất kho ngày 13/09 là:

82.540 đ/cây
500 x 82.540 = 41.270.000đ

Đơn giá bình quân sau lần nhập ngày 20/09:
130 x 82.540 + 500 x 83.000
130 + 500
Trị giá xuất kho ngày 25/09 là:

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

=

82.905 đ/cây
300 x 82.905 = 24.871.500đ

22



Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

2.3.2. Yêu cầu quản lý NL, VL
- Trong khâu thu mua: Căn cức vào kế hoạch sản xuất và ngân sách mua sắm NL, VL,
hàng hóa được phê duyệt, ngay từ đầu năm Công ty lập nhu cầu NL, VL và tiến hành
thu mua NL, VL để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, xây lắp và các nhu cầu
khác của DN. Đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, chất lượng, quy cách,
chủng loại và giá cả.
- Trong khâu dự trữ và bảo quản: Để tránh quá trình sản xuất được liên tục phải dự trữ
NL, VL đầy đủ, không gián đoạn sản xuất nhưng cũng không được dữ trữ quá lượng
tồn đọng, tốn diện tích. Để làm được điều này, công ty cần có kế hoạch mua sắm tốt
dựa trên nhu cầu cần thiết cho SXKD và lượng hàng đang tồn kho thực tế tại DN.
Đồng thời phải thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản theo tính chất lý hóa của vật liệu.
- Trong khâu sử dụng: Quản lý tốt yêu cầu về các định mức kinh tế kỹ thuật, yêu cầu
về tiết kiệm chống lãng phí, yêu cầu về tính tuân thủ, tính chủ động sang tạo trong
công tác vận hành máy móc, thiết bị nhằm giảm thiểu tiêu hao NL, VL, hạ giá thành
sản phẩm,
2.3.3. Thủ tục nhập – xuấtNL, VL tại Công ty
2.3.3.1. Thủ tục nhập kho:
Thủ kho nhập căn cứ vào PXK hoặc hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp, đơn đặt
hàng và kế hoạch lấy hàng của phòng NL, VL chuyển xuống thông báo cho phòng
KCS đến kiểm tra NL, VL. Sau khi có Biên bản kiểm tra (cho nhập) thì thủ kho sẽ
tiến hành kiểm đếm số lượng. Kiểm đếm xong thủ kho sẽ mang bộ chứng từ lên
phòng kế toán để làm PNK, sau đó xin chữ ký của những người liên quan và luân
chuyển phiếu nhập đến những bộ phận sử dụng
Phòng KCS sau khi kiểm tra xong sẽ lập Biên bản kiểm tra NL, VL
Phòng kế toán căn cứ vào bộ chứng từ do thủ kho mang lên sẽ đánh PNK rồi in
ra. Kế toán chỉ đánh PNK về mặt số lượng còn về mặt giá trị sẽ vào ngay sau khi đánh

phiếu xong. Kế toán vào hết phần giá trị thì phần mềm sẽ tự cập nhật vào những sổ có

SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

23


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

liên quan như Sổ chi tiết vật liệu, bảng tổng hợp NL, VL nhập, bảng cân đối NL,
VL…
2.3.3.2. Thủ tục xuất kho:
Bộ phận sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất lập phiếu đề nghị xuất kho NL,
VL rồi mang lên cho Chủ quản ký duyệt. Sau khi ký duyệt xong bộ phận sản xuất sẽ
mang phiếu đề nghị xuất NL, VL xuống đưa cho thủ kho xuất NL, VL.
Thủ kho xuất NL, VL căn cứ vào đề nghị xuất NL, VL và xuất cho bộ phận sản
xuất ghi vào cột thực xuất ở phiếu đề nghị xuất và ký vào phiếu đề nghị đó. Trước 15h
hàng ngày thủ kho xuất sẽ tổng hợp phiếu đề nghị xuất NL, VL này mang lên phòng
kế toán để làm phiếu xuất kho. Thủ kho chịu trách nhiệm xin chữ ký những người liên
quan và luân chuyển PXK đến bộ phận liên quan chậm nhất vào 9h sang hôm sau phải
chuyển trả hết.
Phòng kế toán căn cứ vào phiếu đề nghị xuất NL, VL để đánh phiếu xuất và in ra
đưa cho thủ kho. Sau khi Kế toán đánh phiếu và in ra thì phần mềm kế toán sẽ tự tập
hợp số liệu vào sổ sách liên quan (Sổ chi tiết tài khoản, Bảng tổng hợp NL, VL xuất,
Bảng cân đối NL, VL) về mặt số lượng, còn cột giá trị cuối tháng kế toán sẽ chốt sổ
và tính giá trị NL, VL xuất kho theo đơn giá bình quân trên phầm mềm kế toán.
Chứng từ sẽ do bộ phận kế toán lưu giữ (PXK, Đề nghị xuất NL, VL).
2.3.4. Kế toán chi tiết NL, VL tại công ty

2.3.4.1. Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm NL, VL
- Phiếu báo NL, VL còn lại cuối kỳ
- Biên bản kiểm kê NL, VL…
2.3.4.2. Sổ kế toán chi tiết
- Sổ (thẻ) kho
- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu
SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

24


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN

Luận Văn Tốt Nghiệp

2.3.4.3. Phương pháp kế toán chi tiết NL, VL
Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song:
- Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập – xuất NL, VL trên cở
sở các chứng từ nhập – xuất nhưng chỉ ghi chép về mặt hiện vật (số lượng)
- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết NL, VL để ghi chép tình
hình nhập – xuất của từng thứ NL, VL về cả giá trị và hiện vật.
2.3.5. Kế toán tổng hợp NL, VL tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng đô
thị và hạ tầng Hà Nội.
Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra,
giám sát các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế phát sinh ở dạng tổng quát , nó là
khâu quan trọng trong quá trình hạch toán nguyên vật liệu bởi nó đóng vai trò cung
cấp những số liệu cần thiết phục vụ cho công tác quản lý điều hành hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty.
2.3.5.1. Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 152 : Nguyên vật liệu
TK 331 : Phải trả người bán
TK 111 : Tiền mặt
TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
TK 133 : Thuế GTGT đầu vào
2.3.5.2. Sổ tổng hợp kế toán sử dụng:
Sổ nhật ký chung
Sổ cái TK 152 và sổ cái các tài khoản khác có liên quan
2.3.5.3. Phương pháp kế toán.
* Kế toán tổng hợp nhập NL, VL.
Căn cứ vào các chứng từ nhập NL, VL và các chứng từ khác có liên quan, kế toán ghi
sổ nhật ký chung. Căn cứ vào sổ nhật ký chung, kế toán ghi sổ cái TK 152 và sổ cái
các tài khoản khác có liên quan.
- Trường hợp mua NL, VLchưa thanh toán tiền:
Mỗi khi công ty có nhu cầu mua NL, VL, đơn vị bán sẽ gửi phiếu giá đến trước.
Căn cứ vào phiếu báo giá này Công ty chuẩn bị tiền có thể chuyển trả trước, tùy thuộc
vào khả năng của Công ty. Nếu trả sau hoặc đồng thời cùng lúc hàng về nhập kho
SV: Dương Ngọc Trà – 12403843

25


×