Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.31 MB, 176 trang )

Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN TỈNH
VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÍNH CẤP THIẾT
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, liền kề với thủ
đô Hà Nội. Sau khi tái lập tỉnh vào năm 1997, Vĩnh Phúc là một trong những
Trang

1


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm cao nhất cả nước, thời
kỳ 1998-2000 đạt 18,12%. Giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng GDP đạt 15,02%,
giai đoạn 2006 – 2010 đạt 17,4%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức
cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía
Bắc, tăng gấp 2 lần so với trung bình của cả nước.
Để đảm bảo phát triển bền vững, tỉnh đã xác định hướng đi đúng đắn là
lấy phát triển công nghiệp dịch vụ để đầu tư trở lại cho nông nghiệp, huy động
các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp
nông thôn. Nhờ đó sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước tăng trưởng khá cao,
GDP nông nghiệp tăng bình quân 6,4% giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 20062010 đạt 5,60%, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.


Năm 2008 tỉnh đã thực hiện nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5 của
Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số
tỉnh có liên quan, trong đó toàn bộ diện tích huyện Mê Linh đã được sát nhập
vào thành phố Hà Nội nên diện tích của tỉnh giảm từ 1.372,44 km 2 xuống còn
1.231,76 km2.
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra nhanh cũng đặt ra những
vấn đề mới như:
Việc sắp xếp bố trí lại không gian phát triển vùng và phát triển sản xuất
nông nghiệp, phân bố lại dân cư và ngành nghề ở nông thôn chưa hiệu quả và
bền vững.
Đô thị hoá và công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay là xu hướng tất
yếu đã làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cần thiết phải sắp xếp, bố
trí lại cơ cấu sản xuất của ngành, dân cư và phát triển ngành nghề phi nông
nghiệp ở nông thôn nhằm thu hút lao động, tạo việc làm mới ổn định cho lao
động khu vực nông thôn.
Nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm có chất lượng cao, an toàn đối với
dân cư đô thị nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung ngày càng lớn, trong khi
đó sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc chưa thực sự tạo ra nhiều sự đổi mới về
công nghệ sản xuất và quản lý, chưa hình thành được nhiều các vùng sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao, sạch và an toàn.
Trang

2


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá cũng đang tạo ra các tác động tiêu
cực cho sản xuất và môi trường, đặc biệt là chất thải công nghiệp, chất thải sinh

hoạt đô thị tác động trực tiếp lên nguồn nước, đất đai ở khu vực nông thôn, an
toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm nông nghiệp đang bị đe doạ.
Kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, cơ
cấu nội bộ ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chuyển dịch còn chậm, chất
lượng và sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản còn thấp.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập chưa theo kịp tốc độ
tăng trưởng kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu phát
triển nông nghiệp nông thôn.
Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm khá phổ biến. Đời sống nông dân
tuy được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Khoảng cách giàu nghèo giữa
nông thôn và thành thị, giữa nông dân và các nhóm dân cư khác có chiều hướng
gia tăng.
Trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội đã xác định năm 2020 được dự báo là mốc thời gian quan
trọng để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Định hướng của tỉnh Vĩnh Phúc đến những năm 20 của thế kỷ XXI cũng là mốc
thời gian đủ để tạo dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật đưa Vĩnh Phúc trở thành thành
phố có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển, nông nghiệp - nông thôn cần được
phát triển xứng tầm với sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ.
Do vậy, cần thiết phải xây dựng “Quy hoạch phát triển nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” nhằm khai
thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đưa nông nghiệp của tỉnh từng bước phát
triển bền vững, hoà nhập với xu hướng phát triển chung của vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và cả nước.
II. NHỮNG CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN
1. Nghị quyết 26/NQ/TW ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung
ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Trang


3


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

2. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban
hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
3. Nghị quyết số 03/NQ- TW ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Tỉnh uỷ Vĩnh
Phúc về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai
đoạn 2006-2010, định hướng 2020.
4. Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008 về việc điều chỉnh
địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan.
5. Quyết định số 2201/QĐ-CT ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về
phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng dự án quy hoạch phát triển
ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030.
6. Nghị quyết số 15/2006/NĐ - CP ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2006-2010) của tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
8. Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm
2030.
9. Quyết định số 490/QĐ - TTg ngày 5 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2050.
10. Quyết định số 391/QĐ - TTg kiểm kê rà soát thực trạng việc quản lý quy

hoạch kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 trên địa bàn cả nước, trong đó rà
soát kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông
nghiệp 5 năm 2006 -2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng.
11. Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Trang

4


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

12. Các quy hoạch phát triển các ngành giao thông, công nghiệp, đô thị, văn hoá
thể thao, du lịch của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
13. Quy hoạch chung xây dựng đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn
2050.
14. Các nghị quyết của HĐND để cụ thể hoá NQ03.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI CỦA DỰ ÁN
1. Mục đích, yêu cầu của dự án
- Xây dựng quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, đáp ứng mục tiêu phát triển nền sản xuất
nông nghiệp hàng hoá, an toàn, chất lượng sản phẩm ngày càng cao theo xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ các chương trình phát triển kinh tế – xã
hội của tỉnh và cả nước, đồng thời duy trì và phát triển cảnh quan môi trường
cho phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sống của người dân.
- Quy hoạch phải dựa trên phân tích, đánh giá khách quan, có cơ sở khoa
học và thực tiễn các tiềm năng, lợi thế, hạn chế và những vấn đề nảy sinh trong
quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Phân tích cơ cấu kinh tế và các
mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và các

ngành kinh tế khác cũng như quá trình đô thị hoá. Xây dựng tầm nhìn phát triển
nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, trên cơ sở nghiên
cứu, phân tích và luận cứ đưa ra, xây dựng các phương án quy hoạch nông, lâm
nghiệp, thủy sản, lựa chọn phương án phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế –
xã hội của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và chiến lược phát triển nông
nghiệp cả nước.
- Quy hoạch nông, lâm nghiệp, thủy sản đề cập toàn diện đến tăng trưởng
kinh tế ngành, cơ cấu ngành, phát triển sản xuất và quy hoạch lãnh thổ ngành.
Các lĩnh vực dựa trên trụ cột chính là phát triển kinh tế, phát triển xã hội nông
thôn và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Quy hoạch cũng yêu cầu luận chứng và lựa chọn được những ngành,
những loại sản phẩm, những lĩnh vực then chốt của sản xuất nông, lâm nghiệp,
thủy sản với sự điều chỉnh hợp lý về quy mô, về phân bố không gian và phân bố
nguồn lực, để tạo ra những thay đổi cơ bản cho sản xuất ở từng thời kỳ, từng địa
Trang

5


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

bàn sản xuất theo hướng phấn đấu đến năm 2015 Vĩnh Phúc có những tiêu chí cơ
bản của một tỉnh công nghiệp và những năm 2020 là thành phố Vĩnh Phúc.
- Đề xuất hệ thống cơ chế chính sách, các giải pháp có tính khả thi, hiệu
quả thiết thực.
- Xác định được các chương trình trọng điểm, danh mục các dự án ưu tiên
gắn với những mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, để có cơ sở tổ chức
triển khai thực hiện kế hoạch khả thi có hiệu quả.
- Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2010 - 2020

và định hướng đến 2030. Trong các bước đi tính cho các thời kỳ 2011-2015,
2016-2020 và tầm nhìn 2030.
2. Phạm vi nghiên cứu của dự án
- Dự án được giới hạn trong phạm vi tổng thể ngành nông nghiệp, bao
gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Báo cáo quy hoạch cũng rà soát đánh giá mối quan hệ của tỉnh Vĩnh
Phúc với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để có cơ sở phân tích
đánh giá mối liên quan và tác động qua lại.
- Số liệu hiện trạng thu thập, nghiên cứu, đánh giá cho thời kỳ 20012010; các thông tin dự báo về tự nhiên, kinh tế – xã hội và bố trí quy hoạch
nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc được tính toán đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030.
- Quy hoạch thuỷ lợi, công nghiệp chế biến, quy hoạch nông thôn sẽ có
quy hoạch riêng theo tiêu chuẩn ngành. Trong phạm vi của quy hoạch này sẽ
được tổng hợp ở mức độ khái quát dựa trên những nghiên cứu đã có.
Xây dựng quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, đáp ứng mục tiêu phát triển nền sản xuất
nông nghiệp hàng hoá an toàn, chất lượng sản phẩm ngày càng cao theo xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ các chương trình phát triển kinh tế – xã
hội của tỉnh và cả nước, đồng thời duy trì và phát triển cảnh quan môi trường
cho phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sống của người dân.

Trang

6


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

PHẦN THỨ NHẤT

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý kinh tế
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp
các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và
phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính gồm:
Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Sông
Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường và Yên Lạc với diện tích tự nhiên
1.231,76km2, dân số trung bình đến ngày 31/12/2008 là 1.014.488 người.
Tỉnh lỵ của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Hà Nội 50km và
cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là
cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng
hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ 5 thông với cảng Hải Phòng và
trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng
đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội, kinh tế
Vĩnh Phúc phát triển góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị
hoá, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số,
các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội.
Quá trình phát triển kinh tế – xã hội của cả nước trong những năm qua đã
tạo cho Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công
nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao
thông quốc tế đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công
nghiệp và những thành phố lớn của các quốc gia thuộc hành lang kinh tế Côn
Minh – Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang – Trung Quốc, hành
lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai 4 thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi nhất định trong
phát triển kinh tế xã hội:
Trang


7


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

Hiện nay Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ Đô. Thủ tướng Chính
phủ vừa ban hành Quyết định số: 20/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch
chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vỉnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050. Như vậy, trong tương lai Vĩnh Phúc sẽ trở thành trung tâm kinh
tế lớn của vùng Thủ đô.
Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là
những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác
trong cả nước và quốc tế.
2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1. Địa hình, địa mạo, địa chất
2.1.1. Địa hình, địa mạo
Vĩnh Phúc có ba loại địa hình: Địa hình miền núi, địa hình vùng đồi và
địa hình vùng đồng bằng.
a. Địa hình miền núi: Theo nguồn gốc hình thành và độ cao, địa hình miền núi
chia làm 3 loại:
- Địa hình núi cao: Trong đó dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận Vĩnh Phúc
bắt đầu từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) với chiều dài trên 30km, theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam, với nhiều đỉnh cao trên 1.000m.
- Địa hình núi thấp: Với diện tích rộng hàng chục km 2, đại diện cho loại
địa hình này là núi Sáng thuộc 2 xã Đồng Quế, Lãng Công (Sông Lô).
- Địa hình núi sót: Đây là một trục của nếp lồi khu vực có phương Tây
Bắc - Đông Nam nằm trên một trục, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và huyện

Bình Xuyên.
b. Địa hình vùng đồi: Với độ cao từ 20-200m, với các dạng:
- Đồi xâm thực bóc mòn: Do quá trình phân cắt và bào mòn bởi nước trên
mặt đất ở những vùng núi cấu trúc dương được nâng yếu.

Trang

8


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

- Đồi tích tụ: Được hình thành do quá trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở
các cửa suối lớn dưới chân núi Tam Đảo như Đạo Trù, Tam Quan, Hợp Châu,
Minh Quang (Tam Đảo), Trung Mỹ (Bình Xuyên).
- Đồi tích tụ bóc mòn: Tạo thành từ đồi tích tụ nhưng bị bóc mòn . Dạng
đồi này phổ biến ở ven sông Lô, đồi có dạng bát úp hoặc kéo dài, cấu tạo bởi
các đá cát kết, sỏi kết…
c. Địa hình đồng bằng: Chiếm 40% diện tích toàn tỉnh, có bề mặt tương đối
bằng phẳng, căn cứ vào độ cao tuyệt đối, điều kiện tạo thành có thể chia đồng
bằng Vĩnh Phúc thành 3 loại:
- Đồng bằng châu thổ: Là loại đồng bằng tích tụ liên quan đến quá trình
lắng đọng trầm tích tại các cửa sông lớn. đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc phát
triển từ sự bồi tụ của các sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và các sông suối
ngắn từ dãy Tam Đảo.
- Đồng bằng trước núi: Được kiến tạo do sự phá huỷ lâu dài của vùng núi,
do sự bóc mòn, xâm thực của nước mặt. So với đồng bằng châu thổ, đồng bằng
trước núi kém màu mỡ hơn.
- Các thung lũng, bãi bồi sông: Các thung lũng sông của Vĩnh Phúc là

dạng địa hình âm, chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, được hình thành chủ yếu
do tác động xâm thực của dòng chảy.
2.1.2. Địa chất
Mặc dù với diện tích lãnh thổ không lớn nhưng cấu trúc địa tầng của
Vĩnh Phúc khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tính phong phú của
các giới địa tầng quyết định rất lớn chất lượng đất và sự có mặt của các loại
khoáng sản khác nhau. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là quy mô diện tích
các loại đất cũng như trữ lượng các loại khoáng sản ở mức hạn chế.
2.2. Khí hậu
Khí hậu của tỉnh Vĩnh Phúc chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng V
đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Theo số liệu của
Tổng cục khí hậu thuỷ văn, lượng mưa trung bình năm của tỉnh từ 1.500 1.700mm, cao nhất vào tháng VIII và thấp nhất vào tháng I. Nhiệt độ trung bình
Trang

9


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

chênh lệch giữa tháng nóng nhất (33,1oC - tháng VII) với tháng lạnh nhất
(19,6oC - tháng I) là 13,5oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.270 giờ
(Tam Đảo) đến 1.700 giờ (Vĩnh Phúc). Tổng tích ôn hàng năm từ 6.500 oC 8.650oC, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 18 oC) chỉ trong 3 tháng
XII, I và II.
Vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung
bình 18oC) cùng phong cảnh núi rừng xanh quanh năm, phù hợp cho phát triển
các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng.
Mặc dù với lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1.500-1.700 mm/năm,
nhưng do phân bố không đều vào các tháng trong năm, mưa tập trung khoảng
85% vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng X). Vào mùa khô, đặc biệt

là tháng XII, lượng mưa trong tháng chỉ chiếm 1% lượng mưa cả năm.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Vĩnh Phúc khá thuận lợi về mọi mặt
cho phát triển nông, lâm nghiệp, đây là cơ sở cho sự đa dạng hoá cơ cấu sản
phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.
Tuy vậy vào mùa mưa với lượng nước tập trung lớn, mực nước các sông trong
vùng dâng cao, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp các huyện dọc sông Lô và
sông Hồng.
2.3. Tài nguyên nước
2.3.1. Tài nguyên nước mặt
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ
thuỷ văn phụ thuộc vào 2 con sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng
chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 50km, mang theo lượng phù sa màu
mỡ cho đất đai, song vào mùa lũ nước từ thượng nguồn đổ về cùng với lượng
mưa tập trung vào các tháng mùa mưa gây ra ngập lụt ở các huyện ven sông như
Vĩnh Tường và Yên Lạc.
Sông Lô chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 35km, lòng sông
hẹp, nhiều thác ghềnh nên thuỷ chế của Sông Lô vào mùa lũ rất thất thường.
Các hệ thống sông nhỏ khác như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ
có mức tác động thuỷ văn rất nhỏ so với các Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có
Trang
10


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

ý nghĩa quan trọng về mặt thuỷ lợi, cấp nước sản xuất cho địa bàn tỉnh. Hệ
thống các sông này kết hợp với các tuyến kênh Liễn Sơn, Bến Tre…cung cấp
nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và tiêu úng về mùa mưa.
Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các hồ chứa với dung tích hàng triệu m 3

(Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục,…) tạo nên
nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và
dân sinh.
2.3.2. Tài nguyên nước ngầm
Trên địa bàn tỉnh nguồn này có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu
m3/ngày đêm.
Hiện nay, nguồn nước này đang được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên và
thị xã Phúc Yên với công suất 28.000m 3/ngày đêm phục vụ cho nhu cầu dân
sinh nhưng đòi hỏi phải xử lý khá tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân
dân khai thác nước ngầm từ các giếng khoan nhỏ (với lưu lượng khoảng
15.000m3/ngày đêm) nhưng chất lượng hạn chế.
Với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh khá phong phú song phân bố không
đều theo không gian và thời gian, do vậy vào mùa khô vẫn có nơi, có thời điểm
bị thiếu nước đặc biệt ở các huyện vùng núi và trung du như Lập Thạch, Sông
Lô, Tam Dương, Bình Xuyên.
Để khai thác hiệu quả các nguồn nước cho phát triển kinh tế và dân sinh,
cần quan tâm xây dựng các công trình điều tiết nước mặt và khai thác hợp lý
nguồn nước ngầm.
2.4. Tài nguyên đất
Kết quả điều tra phân loại trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của Viện Quy hoạch
và Thiết kế Nông nghiệp, đất đai của Vĩnh Phúc bao gồm VII nhóm đất với 14
loại đất như sau:
Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng, chiếm 37,10% tổng
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tiếp theo là nhóm đất phù sa với 32.638ha chiếm

Trang

11



Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

26,50%; nhóm đất bạc màu với 21.927ha, chiếm 17,80%. Các nhóm đất còn lại
chỉ chiếm 5,40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
2.4.1. Đất phù sa: gồm 2 đơn vị đất
Được hình thành từ sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Hồng, sông Lô và
các sông suối nhỏ khác.
a. Đất cồn cát, bãi cát (Cc): diện tích 127ha, chiếm 0,1% diện tích tựnhiên,
phân bố ở ven các sông Hồng, sông Lô, các bãi nổi giữa sông, được sử dụng để
trồng màu và khai thác cát sỏi.
b. Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng (Phb)
Diện tích 6.167ha, chiếm 5,0% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở
ngoài đê thuộc các huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc, Lập Thạch và sông Lô. Đất
được hình thành do quá trình bồi tụ hàng năm của sông Hồng và sông Lô, là loại
đất có độ phì tự nhiên cao phù hợp cho nhiều loại cây trồng hàng năm, cây ăn
quả. Do phân bố ở ngoài đê, hàng năm thường bị ngập một thời gian nên hướng
sử dụng chính là trồng màu, nơi cao có thể sử dụng trồng các loại cây ăn quả
như táo, bưởi, cam, chanh.
c. Đất phù sa được bồi của hệ thống sông khác (Pb)
Diện tích 3.920ha, chiếm 3,20% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ven
các sông, tập trung ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo.
Được hình thành do quá trình bồi tụ phù sa hàng năm của các sông khác như
sông Cà Lồ, Phó Đáy… nên đất có màu sắc sáng hơn, độ phì tự nhiên của đất
này thấp hơn độ phì tự nhiên của đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng.
Là loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng hàng năm như rau màu, nơi cao có
thể trồng cây ăn quả lâu năm.
Bảng 1. Các loại đất tỉnh Vĩnh Phúc
STT


Tên đất

I

Nhóm đất phù sa

1

Cồn cát, bãi cát ven sông

Trang

Ký Diện tích
hiệu
(ha)

Tỷ lệ
(%)

32.638

26,5

127

0,1

Cc

12



Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

STT

Tên đất

Ký Diện tích
hiệu
(ha)

Tỷ lệ
(%)

2

Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng

Phb

6.167

5

3

Pb


3.920

3,2

Ph

10.043

8,2

5

Đất phù sa được bồi của hệ thống sông khác
Đất phù sa không được bồi của hệ thống
sông Hồng
Đất phù sa glây

Pg

12.381

10,1

II

Nhóm đất lầy và than bùn

900

0,7


6

Đất lầy

900

0,7

III

Nhóm đất xám bạc màu

21.927

17,8

7

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ

17,8

IV

Nhóm đất đỏ vàng

8

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất


Fs

9

Đất vàng đỏ trên đá macma axit

Fa

10

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp

21.927
45.637,4
3
11.707
26.780,4
3
2.300

11

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nuớc

Fl

4.850


3,9

V

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

2.240

1,8

12

Đất mùn vàng đỏ trên macma axit

2.240

1,8

VI

Nhóm đất thung lũng

3.186

2,6

13

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ


3.186

2,6

VII

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

410

0,3

14

Đất xói mòn trơ sỏi đá

4

J
B

Ha
D
E

Diện tích đất
Diện tích sông, hồ
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN


37,1
9,5
21,7
1,9

410
0,3
10.6938,
86,8
4
16238
13,2
123.176,
100,0
4

d. Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph)

Trang

13


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

Diện tích 10.043ha, chiếm 8,20% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập
trung ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên.
Đất được hình thành do quá trình bồi đắp trước đây của phù sa sông
Hồng, do nằm trong đê, hàng năm không được bồi đắp phù sa tự nhiên nữa,

trong đất đã có sự phân hoá, hình thái phẫu diện khác nhiều so với đất phù sa
được bồi.
Nhìn chung đây là loại đất có độ phì tự nhiên cao, phù hợp cho nhiều loại
cây trồng hàng năm, cây lâu năm với các loại hình sử dụng đất khác nhau như
lúa nước 2 vụ, lúa 2 vụ + màu đông, chuyên màu, chuyên rau, cây ăn quả lâu
năm.
e. Đất phù sa glây
Diện tích 12.381ha, chiếm 10,10% diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung ở
các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, TP Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông
Lô, Tam Dương.
Được hình thành nhờ sự bồi đắp trước đây của phù sa các sông, do nằm
trong đê nên hàng năm không được bổ sung phù sa mới và bị ngập nước một
thời gian dài trong năm. Quá trình glây phát triển mạnh trong phẫu diện, phần
lớn diện tích phân bố ở địa hình vàn và vàn thấp. Là loại đất có độ phì cao, thích
hợp với canh tác cây lúa nước nên phần lớn diện tích đều được khai thác trồng
lúa 2 vụ hoặc 2 vụ lúa + 1 vụ màu đông, những diện tích đất ở địa hình thấp
trũng có thể chuyển sang 1 vụ lúa + cá hoặc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
2.4.2. Đất lầy
Diện tích 900ha, chiếm 0,70% diện tích tự nhiên của tỉnh phân bố ở địa
hình thấp trũng của các huyện Lập Thạch và sông Lô.
Đất được hình thành do quá trình bồi tụ, tích luỹ các chất vô cơ và hữu cơ
trong điều kiện ngập nước quanh năm.
Khả năng sử dụng loại đất này cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.
Hiện tại, một phần diện tích được khai thác trồng 1 vụ lúa chiêm. Loại đất này
có thể cho hiệu quả cao hơn với các mô hình lúa – cá hoặc xây dựng hệ thống
bờ bao để nuôi trồng thuỷ sản.
Trang

14



Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

2.4.3. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ
Diện tích 21.927ha, chiếm 17,80% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố
tập trung ở các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo.
Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, với quá trình hình thành đất
chủ đạo là quá trình rửa trôi, xói mòn. Đất có màu xám nhạt, thành phần cơ giới
nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp.
Nhìn chung đây là loại đất có độ phì thấp. Loại đất này tuy có hàm lượng
dinh dưỡng thấp nhưng có địa hình bằng, khả năng tưới tiêu thuận lợi nên có thể
khai thác trồng 2 vụ lúa + màu (rau), chuyên màu, cây ăn quả lâu năm, tuy
nhiên trong quá trình canh tác cần bón phân hợp lý để đạt năng suất và hiệu quả
cao.
2.4.4. Đất đỏ vàng
Toàn tỉnh có 45.637,43ha đất đỏ vàng, chiếm 37,10% diện tích tự nhiên
của tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Sông Lô, Tam
Đảo, Bình Xuyên.
Từ sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ khác nhau hình thành nên
nhiều loại đất khác nhau. Đất được hình thành ở độ cao < 900m với quá trình
hình thành đất chủ đạo là quá trình feralit. Đất đỏ vàng gồm 4 đơn vị đất:
a. Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs)
Diện tích 11.707ha chiếm 9,50% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở
các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên và thành
phố Vĩnh Yên. Đất được hình thành từ sản phẩm phong hoá của đá sét và biến
chất.
Nhìn chung đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng có tính
chất lý học tốt phù hợp với nhiều loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm.
Để khai thác hiệu loại đất này là trồng các loại cây ăn quả và cây công

nghiệp lâu năm, cây màu trên những vùng đất có độ dốc < 15 o, tầng dày > 70
cm. Những nơi có độ dốc > 15 o, tầng đất mịn mỏng < 70cm nên dành cho mục
đích lâm nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình canh tác cần có biện pháp chống xói
mòn rửa trôi và bón phân hợp lý nhằm cải tạo và bảo vệ đất.
Trang

15


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

b. Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa)
Diện tích 26.780,43ha, chiếm 21,70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố
tập trung ở các huyện Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô.
Đất được hình thành từ sản phẩm phong hoá của đá macma axit.
Nhìn chung đây là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, nhưng có tính
chất lý học phù hợp với nhiều loại cây hàng năm và cây lâu năm, do vậy loại đất
này nên dành cho cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm hoặc chuyên màu trên
vùng có độ dốc < 15o, tầng dày đất mịn > 70cm. Những nơi đất dốc > 15 o và
tầng đất mỏng hơn < 70cm nên dành cho mục đích nông lâm hoặc lâm nghiệp.
c. Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)
Diện tích 2.300ha, chiếm 1,90% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập
trung ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc
Yên.
Đất được hình thành từ mẫu chất phù sa cổ. Nhìn chung đây là loại đất có
độ phì thấp, nhưng có địa hình khá bằng, tính chất lý học của đất tốt, gần nguồn
nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng hàng năm và cây lâu năm.
d. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl)
Diện tích 4.850ha, chiếm 3,90% diện tích tự nhiên của tỉnh phân bố tập

trung ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương và Bình Xuyên.
Đất được hình thành trên nền đất đỏ vàng do quá trình canh tác lúa nước.
Hiện tại trên loại đất này đang trồng lúa nước 1-2 vụ trong năm hoặc 2 vụ
lúa + 1 màu.
2.4.5. Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha)
Diện tích 2.240ha, chiếm 1,80% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố toàn
bộ ở huyện Tam Đảo.
Đất được hình thành từ sản phẩm phong hoá của đá macma axit ở độ cao
> 900m, có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, quá trình hình thành đất là quá trình tích
luỹ mùn.

Trang

16


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

Do phân bố ở địa hình dốc, tầng đất thường mỏng, nên loại này chỉ dành
cho phát triển lâm nghiệp và trồng các loại cây ôn đới có giá trị.
2.4.6. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D)
Diện tích 3.186ha, chiếm 2,60% diện tích tự nhiên toàn tỉnh phân bố ở
các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương.
Đất được hình thành từ sản phẩm bồi tụ do rửa trôi các vật liệu đất từ các
sườn cao xuống chân do quá trình xói mòn rửa trôi. Quá trình hình thành đất
chủ đạo là quá trình glây.
Loại đất này có thể khai thác để trồng lúa hoặc màu.
2.4.7. Đất xói mòn trơ sỏi đá (E)
Diện tích 410ha, chiếm 0,30% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các

huyện Lập Thạch, Sông Lô, Thành phố Vĩnh Yên. Đất được hình thành do quá
trình xói mòn đất mãnh liệt, bào mòn tầng đất mịn, trơ tầng sỏi sạn dày đặc hoặc
tầng đá xếp lớp. Toàn bộ diện tích loại đất này dành cho mục đích lâm nghiệp.
 Nhận xét chung:
Đất đai của Vĩnh Phúc khá đa dạng về chủng loại mặc dù hàm lượng các
chất dinh dưỡng trong đất ở mức nghèo đến trung bình, nhưng đất có thành phần
cơ giới nhẹ là chủ yếu nên thuận lợi cho canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau
như: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây
ăn quả, cây lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Nhóm đất đồi núi đa phần có tầng
mỏng, nhiều đá lẫn ít thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
2.5. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản Vĩnh Phúc có thể chia thành các nhóm sau:
2.5.1. Khoáng sản nhiên liệu
Gồm than Antraxit trữ lượng khoảng một ngàn tấn ở Đạo Trù (Tam Đảo),
than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Sông Lô) trữ lượng khoảng vài ngàn
tấn; than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch), Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có
trữ lượng khoảng 693.000 tấn, đã được khai thác làm phân bón.
2.5.2. Nhóm khoáng sản kim loại
Trang

17


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

Gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt…Các loại khoáng sản này được phát
hiện chủ yếu ở vùng núi Tam Đảo và rải rác ở các huyện Tam Dương, Lập
Thạch, Bình Xuyên.
Nhìn chung nhóm khoáng sản này nghèo và chưa được nghiên cứu kỹ

lưỡng nên ít có ý nghĩa cho phát triển kinh tế của tỉnh.
2.5.3. Nhóm khoáng sản phi kim loại
Nhóm này chủ yếu là cao lanh, có nguồn gốc khi phong hoá từ các loại đá
khác nhau, trên địa bàn tỉnh có 3 mỏ và điểm quặng với trữ lượng khoảng 4
triệu tấn, tập trung ở các huyện Tam Dương, Thành phố Vĩnh Yên, Lập Thạch.
Loại này được dùng làm nguyên liệu để sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm
chất độn cho sơn, cho cao su, cho giấy ảnh, giấy in tiền. Các mỏ cao lanh được
đưa vào khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzơlan, tổng trữ lượng khoảng
4,2 triệu tấn được dùng cho sản xuất xi măng.
2.5.4. Nhóm vật liệu xây dựng
Gồm sét gạch ngói với 10 mỏ có tổng trữ lượng khoảng 52 triệu m 3, sét
đồng bằng, sét vùng đồi, cát sỏi ở lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng
với 4 mỏ có tổng trữ lượng 4,75 triệu m 3, đá xây dựng và đá ốp lát 3 mỏ với trữ
lượng khoảng 307 triệu m3, đá ong có 3 mỏ với trữ lượng 49 triệu m3.
Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng
bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại
trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như đá xây dựng, cao lanh, than bùn song
trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế.
2.6. Tài nguyên du lịch
 Du lịch tự nhiên:
Vườn quốc gia Tam Đảo có phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong
lành, với nhiều loại động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên
cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống đầm hồ phong phú cảnh quan đẹp có thể
vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như Đại Lải, Vân
Trục, Đầm Vạc, Thanh Lanh…
Trang

18



Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

 Du lịch nhân văn:
Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên thì tài nguyên du lịch nhân văn cũng
đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển du lịch nói riêng và kinh tế của tỉnh
Vĩnh Phúc nói chung. Với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá trong đó nhiều di
tích được xếp hạng cấp quốc gia như cụm di tích Tây Thiên, cụm đình Hương
Canh…và các điểm du lịch lễ hội, ẩm thực.
2.7. Tài nguyên sinh vật
2.7.1. Tập đoàn cây trồng nông nghiệp
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một tập đoàn cây
trồng khá phong phú có nguồn gốc từ nhiệt đới đến á nhiệt đới và ôn đới.
Các cây trồng nhiệt đới gồm: lúa, ngô, đậu tương, chuối, na…Các cây
trồng á nhiệt đới như: chè, cam, quít, bưởi. Các cây trồng ôn đới gồm: khoai
tây, rau bắp cải, su su, cây dược liệu…
2.7.2. Tài nguyên rừng
Vĩnh Phúc có khoảng 32,8 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản
xuất là 10,8 ngàn ha, rừng phòng hộ là 6,6 ngàn ha, rừng đặc dụng là 15,4 ngàn
ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn quốc gia Tam Đảo với trên
15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (với trên 620 loại cây thảo
mộc, 165 loài chim thú) trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ
như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen
động thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát
triển các dịch vụ tham quan du lịch. Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã
mất, trồng thêm và tái tạo rừng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm
trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đặc biệt trong việc duy trì,
bảo vệ môi trường sinh thái.
2.7.3. Tài nguyên thuỷ sản

Kết quả điều tra của ngành thuỷ sản tại các khu hệ đầm, hồ, sông trên địa
bàn tỉnh phát hiện thấy hàng trăm loại cá (trong đó có hơn một chục loại cá
nuôi) thuộc 62 giống, 17 họ, 6 bộ. Trong đó bộ cá chép có số lượng loài nhiều
Trang

19


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

nhất (58 loài), bộ cá vược (16 loài), bộ cá nheo (12 loài) còn lại là các bộ cá
Ngần, cá Kìm…
 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với
phát triển nông nghiệp của Vĩnh Phúc
 Thuận lợi:
- Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai,
liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của Quốc lộ 18 đi cảng
Cái Lân, là cầu nối của các tỉnh phía Bắc với Hà Nội nên thuận lợi cho phát
triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng.
- Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ Đô. Thủ tướng Chính phủ vừa
ban hành Quyết định số 20/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây
dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong tương
lai Vĩnh Phúc sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô.
- Điều kiện địa hình, đất đai bao gồm cả vùng đồng bằng, trung du và đồi
núi thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã tạo nên sự phong
phú, đa dạng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
- Tài nguyên nước mặt dồi dào bao gồm các sông lớn và hồ chứa tạo dự
trữ đáng kể phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

 Hạn chế:
- Sản xuất nông nghiệp do mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên, tính rủi ro cao, hiệu quả kinh tế thấp nên khó thu hút các nhà đầu tư
vào nông nghiệp hơn các ngành sản xuất khác.
- Diện tích đất canh tác manh mún, bình quân đất sản xuất nông nghiệp
0,25 – 0,3ha/hộ là trở ngại lớn cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đặc
biệt là khu vực trung du, đồi núi.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Trang

20


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

1. Nguồn nhân lực
1.1. Dân số
a. Quy mô dân số
Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc theo tổng điều tra dân số và nhà ở
tháng 4/2009 có khoảng 1.000,8 ngàn người. Trong đó: dân số nam khoảng
495,5 ngàn người (chiếm 49,5%), dân số nữ khoảng 505,3 ngàn người (chiếm
50,5%). Dự kiến dân số trung bình năm 2010 khoảng 1.012 ngàn người. Nam
khoảng 500,9 ngàn người, nữ khoảng 511,1 ngàn người. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây nhìn chung tương đối ổn định trong
khoảng 11,3-11,7%o, ngoại trừ năm 2009 thấp hơn 11%o. Trong những năm gần
đây, mặc dù có sự phát triển kinh tế xã hội khá nhanh của công nghiệp và dịch
vụ kéo theo đó là cơ hội việc làm mới, nhưng tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể.
Điều này cho thấy công tác giải quyết việc làm của tỉnh là rất tích cực.

Bảng 2. Phát triển dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010
TT

Chỉ tiêu
Dân số trung bình

1

Tỷ lệ tăng tự nhiên

2

Dân số lao động trong độ tuổi

Đơn vị
103
ngươì

103
ngươì

2005

2008

2009

2010

944,8


986,8 1000,8

1012

11,83

11,32

10,9

10,75

510

688

703

718

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2009
Trong 5 năm 2006-2010, tỷ lệ đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh, tỷ
trọng dân số đô thị đã tăng thêm 8,3%, từ 16,7% năm 2005 lên 22,4% năm 2009
và năm 2010 tỷ lệ này vào khoảng 25%. Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô thị hóa ở
Vĩnh Phúc vẫn còn thấp so với mức bình quân cả nước (khoảng 28,1% năm
2008).

Trang


21


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

Bảng 3. Cơ cấu dân số của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010
Đơn vị tính: %
TT

Chỉ tiêu
Tổng số

2005

2006

2007

2008

2009

2010

100,0

100,0 100,0 100,0

100,0


100,0

1

Dân số đô thị

16,7

18

19,5

21

22,4

25

2

Dân số nông thôn

83,3

82

80,5

80,9


77,6

75

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009; Tư liệu của Sở Kế hoạch và
Đầu tư
b. Dự báo dân số
Xuất phát từ điều kiện đặc thù của tỉnh (gần thủ đô Hà Nội, đầu mối giao
lưu với các tỉnh Tây - Bắc Bắc Bộ,…), trong những năm tới cùng với việc đẩy
mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, ngoài số
lượng dân số tăng tự nhiên, dự báo có một lượng đáng kể lao động ngoài tỉnh
đến Vĩnh Phúc làm việc (trong các khu công nghiệp và các hoạt động kinh tế –
xã hội khác ngoài các khu công nghiệp...). Quy mô dân số Vĩnh Phúc do vậy
phụ thuộc đáng kể vào:
– Việc đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực trong
tỉnh vào các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn (đặc biệt là công nghiệp và dịch
vụ).
– Lực lượng lao động di cư cơ học từ ngoài tỉnh tham gia vào các hoạt
động công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Trang

22


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

Chính vì vậy, dự báo dân số Vĩnh Phúc gắn liền với việc bố trí phát triển

kinh tế - xã hội. Kết quả dự báo dân số trên phương án chọn, theo đó lực lượng
lao động trong tỉnh được chuẩn bị tốt và cơ bản được sự dụng vào các hoạt động
kinh tế - xã hội trong triển vọng đến năm 2020.

Bảng 4. Dự báo dân số toàn tỉnh đến 2010 và 2020
(bao gồm di cư cơ học đến Vĩnh Phúc1)
TT

Danh mục
Tổng số (1.000 người)

2010

2015

2020

1.012

1.130

1.225

1

Dân số đô thị

253

450


735

2

Dân số nông thôn

759

675

490

3

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

25

40

60

Ghi chú: Dự báo này trên cơ sở tham khảo cách tính toán của Chi cục dân số
tỉnh Vĩnh Phúc và nhu cầu lao động công nghiệp của Ban Quản lý Khu công
nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
c. Đặc điểm dân số
Quy mô dân số ở mức trung bình, dân số của tỉnh tương đối trẻ. Theo số
liệu báo cáo năm 2009, quy mô dân số ở mức 1 triệu người; lực lượng lao động
trong độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm tới 70% dân số.


1

Lực lượng di cư cơ học đến Vĩnh Phúc chủ yếu là tham gia vào lực lượng lao động do sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nhanh chóng từ do phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện tại và trong giai đoạn sắp tới.

Trang

23


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

Trình độ học vấn của người dân Vĩnh Phúc tương đối cao. Tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp tiểu học và THCS đạt trên 99%, THPT đạt trên 95% trong năm học
2008-2009. Số học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đều tăng và
hàng năm tỉnh đều có học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc
tế. Vĩnh Phúc là tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng năm 2008 đạt
0,67 học sinh/100 dân, đây là tỷ lệ đạt cao trong cả nước. Tỷ lệ lưu ban bỏ học
các cấp dưới 1%. Năm 2002, là tỉnh thứ 13 được công nhận phổ cập THCS, sớm
hơn so kế hoạch 1 năm.
Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên ngày càng được chú
trọng và quan tâm đầu tư. Giáo dục thường xuyên và dạy nghề đã góp phần
giảm tải sức ép học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường THPT công lập. Các
trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh hàng năm được đầu tư bổ sung cơ sở vật
chất, trang thiết bị giảng dạy và đội ngũ giáo viên; chất lượng giảng dạy được
nâng lên. Do đó, đã thu hút được số lượng học sinh ngày càng nhiều.
Có thể nói chất lượng dân số ngày càng được cải thiện vừa là mục tiêu,
vừa là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh

đến năm 2015 và năm 2020.
+ Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo:
Toàn tỉnh có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số
với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng,
Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái... chiếm 4,28% dân số. Trong số các
dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ dân số cao nhất (3,93% tổng số
dân), còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm dưới 0,08% dân số.
1.2. Lao động
Theo số liệu dân số ở trên, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ
lệ khá cao trên 70% vào năm 2009.
Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực
lượng lao động năm 2007, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành
Trang

24


Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn
2030

nông, lâm, ngư nghiệp đạt 14,76%. Năm 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng
lên đáng kể đạt 42,9%2. Dự kiến 2010 tỷ lệ này đạt 51,2%.
Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố,
thị xã, và trong khu vực kinh tế trung ương, khu vực có đầu tư nước ngoài.

Bảng 5. Hiện trạng nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh
giai đoạn 2000- 2010
TT
1


Nguồn lao động

2

Dân số trong độ tuổi lao động

3
4
4.
1
4.
2
4.
3

2

Ngành

Số lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế
Cơ cấu sử dụng lao động

Đơn vị
103
người
103
người
103
người

%

2000

2005

2010

567

631

676

542,3

648

718

493,4

569

625

100,0

100,0


100,0

Nông, lâm, ngư nghiệp

%

85,7

59,2

46,4

Công nghiệp và xây dựng

%

6,5

16,6

25,5

Dịch vụ

%

7,8

24,2


28,1

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trang

25


×