Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Một Số Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Đến Chất Lượng Nước Tại Tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 80 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI XÃ THƯỢNG TRƯNG
HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC"

Người thực hiện

: LÊ THỊ HẢI YẾN

Lớp

: MTC

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn


: PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

Hà Nội – 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI XÃ THƯỢNG TRƯNG
HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC"

Người thực hiện

: LÊ THỊ HẢI YẾN

Lớp

: MTC

Khóa

: 57


Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

Địa điểm thực tập

: Xã Thượng Trưng,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.
Em xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực tập hoàn thành khóa
luận này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Sinh viên

LÊ THỊ HẢI YẾN

i


LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường,
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ
bản và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện bài khóa luận.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Thái
Đại, khoa Môi trường – Học Viện nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp hướng
dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Thượng Trưng đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận và thu thập thông tin, lấy mẫu phân
tích cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên, giúp đõ em về tinh thần , vật chất trong suốt quá trình thực hiện đề
tài này.

Hà nội, ngày… tháng… năm

LÊ THỊ HẢI YẾN

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................ii
MỤC LỤC..............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................vii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................3
1.1 Hoạt động nuôi trồng thủy sản...................................................................................3

1.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản.........................................................................3
1.1.2 Vai trò của nuôi trồng thủy sản............................................................................3
1.1.3 Các hình thức và các hệ thống nuôi trồng thủy sản chủ yếu................................5
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản...................................................6
1.1.5 Các chỉ tiêu, quy chuẩn trong đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản.....8
1.1.6 Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường........................................14
1.2 Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam..............................................................16
1.2.1 Tiềm năng tài nguyên nước mặt trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam............16
1.2.2 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.......................................................17
1.2.3 Công tác kiểm soát môi trường nước nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam..............20
2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc.......................................21
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................23
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................23
2.2 Nội dung nghiên cứu.................................................................................................23
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường, Tỉnh
Vĩnh Phúc................................................................................................................................23
2.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc................................................................................................................................24
2.2.3 Đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Thượng Trưng,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc..........................................................................................24
Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước nuôi trồng thủy sản..................24
2.3 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................24

iii


2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................24
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu...........................................................25
2.3.3 Phương pháp phân tích các thông số.................................................................26
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................27

2.3.5. Phương pháp thống kê so sánh........................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................27
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh vĩnh
Phúc.............................................................................................................................................27
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................27
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................30
3.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã..........................................................37
3.3. Đánh giá chất lượng nước NTTS tại xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc.............................................................................................................................................43
3.4 Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước NTTS.......................................53
3.4.1. Giải pháp quản lý môi trường...........................................................................53
3.4.2. Giải pháp kỹ thuật.............................................................................................54
3.4.3. Giải pháp kinh tế...............................................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................63
PHỤ LỤC..............................................................................................................................66

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt
BOD5
BTNMT
COD
DO
FAO

Diễn giải
Nhu cầu oxy sinh hóa

Bộ Tài nguyên và Môi rường
Nhu cầu oxy hóa học
Oxy hòa tan
Tổ chức lượng thực và nông nghiệp của Liên

LVS
NTTS
QCVN
TSS
UBND
XK

Hợp Quốc
Lưu vực sông
Nuôi trồng thủy sản
Quy chuẩn Việt Nam
Tổng chất rắn lơ lửng
Ủy ban nhân dân
Xuất khẩu

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các hệ thống nuôi.................................................................................6
Bảng 1.2 Một số yếu tố hóa lý ảnh hưởng đến các loài thủy sản..........................9
Bảng 1.3: Bảng QCVN 38:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.....................................................................10
Bảng 1.4: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt cho nuôi trồng thủy
sản cột B1- QCVN 08:2015/BTNMT..................................................................................11

Bảng 1.5. Ảnh hưởng của pH đối với cá..............................................................12
Bảng 1.6. Ảnh hưởng của amoni đối với cá.........................................................14
Bảng 2.1 Vị trí lấy mẫu........................................................................................26
Bảng 2.2. Danh mục các tiêu chuẩn phân tích từng chỉ tiêu...............................26
Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động của xã Thượng Trưng năm 2015...........31
Bảng 3.2: Tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2013-2015..........................32
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Thượng Trưng năm 2015. 34
Bảng 3.4. Diện tích và tỷ lệ hộ nuôi trồng thủy sản của các mô hình nuôi..........37
Bảng 3.5. Thuận lợi và khó khăn của một số mô hình nuôi.................................38
Bảng 3.6. Mật độ và lượng thức ăn theo từng giai đọan phát triển của cá........41
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế từ nuôi trồng thủy sản của từng mô hình.................43
Bảng 3.8. Kết quả phân tích các chỉ tiêu tại một số ao NTTS...............................43
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu so sánh trong QCVN 08: 2015/ BTNMT và QCVN 38:
20011/ BTNMT.................................................................................................................44
Bảng 3.10. Liều lượng phèn nhôm để xử lý nước đục.........................................56

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ nuôi cá tra ở các tỉnh trong cả nước................................................18
Hình 1.2 Giá trị sản xuất thủy sản quý I/2014 và quý I/2015..................................20
Hình 3.1. Vị trí địa lý của xã Thượng Trưng.............................................................28
Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất của xã Thượng Trưng năm 2015..............................32
Hình 3.3. Vệ sinh ao nuôi sau khi thu hoạch cá.......................................................42
Hình 3.4. Giá trị DO quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã
Thượng Trưng......................................................................................................................45
Hình 3.5. Giá trị TSS quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã
Thượng Trưng......................................................................................................................46
Hình 3.6. Giá trị BOD5 quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã

Thượng Trưng......................................................................................................................47
Hình 3.7. Giá trị COD quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã
Thượng Trưng......................................................................................................................48
Hình 3.8. Giá trị PO43- quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã
Thượng Trưng......................................................................................................................49
Hình 3.9. Giá trị NH4+ quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã
Thượng Trưng......................................................................................................................50
Hình 3.10. Giá trị NO3- quan trắc được tại các mẫu ao nuôi trồng thủy sản ở xã
Thượng Trưng......................................................................................................................51

vii


MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiêt của vấn đề
Nuôi trồng thủy sản ( NTTS) là ngành cung cấp các sản phẩm giàu
chất dinh dưỡng cho con người như cá, tôm, cua… là một mặt hàng thiết yếu
trên thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây, với việc đòi hỏi vốn đầu
tư không quá lớn, tận dụng được điều kiện tự nhiên xã hội đất nước, thì nuôi
trồng thủy sản đã trở thành một bộ phận đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế
quốc dân của nước ta, góp phần tăng tích lũy vốn, xuất khẩu thu về ngoại tệ
cho nhà nước, cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp và nghành y
học, dược tạo việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển là những vấn đề bất cập cần sớm
được giải quyết. Đặc biệt là việc đảm bảo chất lượng nước NTTS và xử lý
nước thải trước khi xả ra môi trường. Nguồn nước có đảm bảo thì năng suất
nuôi trồng mới đạt hiệu quả cao. Việc các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn; các
loại hóa chất, kháng sinh sử dụng trong NTTS... đã khiến cho môi trường
nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến giảm năng suất và chất
lượng thủy sản, đồng thời còn mất kinh phí cho việc xử lý, cải tạo môi trường.

Không những thế việc xử lý không tốt nước thải sau mỗi mùa vụ sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người; môi trường đất, nước và hệ sinh vật xung
quanh.Vì vậy, để phát triển NTTS bền vững chúng ta cần phải cân bằng giữa
lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.
Là một huyện có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản, Vĩnh Tường có trên
1.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Với việc đưa các giống mới
năng suất cao, chất lượng tốt, sạch bệnh như: cá rô phi Đường Nghiệp, chép
lai 3 dòng... vào sản xuất, cùng với việc chuyển đổi các vùng trũng cấy lúa
sang NTTS, đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho các hộ nuôi. Năng
suất trung bình từ các giống cá mới đạt 10 -15 tấn một vụ nuôi 5-6 tháng. Tuy
1


nhiên, việc nuôi thủy sản tại huyện đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề
về môi trường, đặc biệt là chất lượng nước trong các ao nuôi.
Hiện nay tại xã Thượng Trưng chưa có số liệu chi tiết về chất lượng
nước tại các vùng nuôi trồng thủy sản, xuất phát từ thực trạng đó em tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Đánh giá ảnh hưởng của một số mô hình nuôi trồng
thủy sản đến chất lượng nước tại xã Thượng Trưng huyện Vĩnh Tường
tỉnh Vĩnh Phúc” sẽ giúp ta hiểu thêm về chất lượng nước NTTS, qua đó ta sẽ
đề xuất các biện pháp cải tạo và nâng cao chất lượng nước nhằm tăng năng
suất NTTS.
 Mục tiêu nghiên cứu
• Đánh giá được chất lượng nước vùng NTTS tại xã Thượng Trưng Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
• Đáng giá ảnh hưởng của một số mô hình NTTS đến chất lượng nước
tại xã Thượng Trưng – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc
• Đề xuất được một số biện pháp cải thiện chất lượng nước vùng NTTS
tại xã Thượng Trưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
 Yêu cầu nghiên cứu
• Bám sát mục tiêu nghiên cứu

• Trung thực với số liệu nghiên cứu
• Không vi phạm đạo đức trong quá trình nghiên cứu
• Đảm bảo tiến độ

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Hoạt động nuôi trồng thủy sản
1.1.1 Khái niệm về nuôi trồng thủy sản
Theo giáo trình nuôi trồng thủy sản đại cương: Thuật ngữ “ Nuôi trồng
Thủy sản” được sử dụng tương đối rộng rãi để chỉ tất cả các hệ thồng, phương
thức, hình thức, nuôi động vật và trồng thực vật ở các môi trường nước ngọt,
lợ và mặn (pillay, 1990). NTTS không bao gồm việc canh tác các loại cây
trồng chính trên cạn cũng như nuôi các loại động vật chủ yếu trên cạn. Nuôi
trồng thủy sản là sự tác động của con người vào ít nhất mội giai đoạn trong
chu trình sinh trưởng, phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỷ lệ
sống, tốc độ sinh trưởng để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Theo FAO (2008) thì NTTS ( tiếng anh: aquaculture) là nuôi thủy sinh
vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng cá kỹ thuật vào
quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất: thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
Một số quan điểm về khái niệm nuôi trồng thủy sản đơn giản hơn đó là
nuôi hay canh tác động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ aqua
( nước ) + culture ( nuôi).
1.1.2 Vai trò của nuôi trồng thủy sản
NTTS cung cấp sản phẩm giàu chất đạm cho nhân dân: Sản phẩm thủy
sản là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Từ xưa tới nay, con người luôn coi
sản phẩm thủy sản là thực phẩm lý tưởng nhất. Trong nó có các đặc điểm như
hàm lượng protein cao, lượng mỡ thấp, có nhiều loại vitamin, dễ tiêu hóa và
hấp thụ đối với con người, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Theo tính toán

khoa học, trong các loại chất protein của động vật mà con người dễ hấp thu
nhất, khoảng một nửa có nguồn gốc từ sản phẩm thủy sản ( mỗi cân cá trắm
đen chứa 195g hàm lượng protein trong khi 1kg thịt lợn chỉ chứa 95g hàm
lượng protein, 1kg thịt gà có chứa 136 hàm lượng protein).
3


Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp
thực phẩm, dược phẩm mỹ nghệ: Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu
cầu tiêu thụ trực tiếp của dân cư thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà
máy chế biến làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đông lạnh như: tôm,
cá, nhuyễn thể..nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm như: sản xuất keo
alginate, cồn, thuốc tẩy giun sán. Hải mã, hải long, vỏ bào ngư là nguồn dược
liệu quý và nổi tiếng, rất nhiều loại vỏ sinh vật nhuyễn thể có thể làm nguyên
liệu để sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu như: sản phẩm khảm trai, ngọc trai, đồi
mồi. Các sản phẩm phụ của nghành nuôi trồng thủy sản ( các loại tôm cá tạp),
các phụ phẩm của nhà máy chế biến thuỷ sản làm nguyên cho các nhà máy
chế biến thức ăn gia súc, gia cầm… theo số liệu của FAO sản phẩm thủy sản
dành cho chăn nuôi chiếm khoảng 30%.
Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, tăng nguồn thu nhập ngoại tệ
cho đất nước: Hiện nay hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng được
ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Theo thống kê của
tổng cục thủy sản: kinh nghạch xuất khẩu thủy sản của cả nước năm 2014 đạt
4,67 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2013, 2015 ước tính đạt 6,7 tỷ
USD, xuất khẩu thủy sản tháng 1/2016 tăng 4,84% so với tháng 12/2015.
Duy trì, tái tạo các nguồn lợi thủy sản: Các nguồn lợi thủy sản là
nguồn lợi tự nhiên với tính chất có hạn, khan hiếm khi khai thác đánh bắt một
cách tràn lan không có kế hoạch thì nguồn lợi này càng khan hiếm, thậm chí
gần như tuyệt chủng. Nhờ có NTTS kết hợp với việc khai thác, đánh bắt một
cách hợp lý mà nghành thủy sản phát triển bền vững hơn.

Phát triển NTTS góp phần phát triển kinh tế xã hội: Nghề NTTS tạo
công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giúp bà con nông dân và ngư dân
xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu cho bản thân và cho quê hương. Phát
triển NTTS làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm tăng thu
nhập, cải thiện mức sống cho nông ngư dân. Góp phần xây dựng trật tự xã
hội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, vùng sâu, vùng xa.

4


1.1.3 Các hình thức và các hệ thống nuôi trồng thủy sản chủ yếu
Hình thức NTTS:
Nuôi đơn: Nuôi đơn là hình thức nuôi một loài thủy sản trong khu vực
nhằm thu được sản lượng cao nhất của loài đó. Ví dụ: Ao nuôi cá rô phi đơn
tính, ao nuôi cá tra…Thường áp dụng trong nuôi thâm canh hay nuôi cao sản
nhằm tăng hiệu quả kinh tế và dễ áp dụng với các thủy vực nước tĩnh có diện
tích nhỏ ( nuôi lươn, trê lai…) hay các thủy vực nước chảy ( nuôi cá lồng…).
Nuôi đơn chủ động con giống, chăm sóc thu hoạch, giảm chi phí công lao
động trong việc tách, lựa chọn từng loài. Tuy nhiên nuôi đơn không tận dụng
được phổ thức ăn và không gian sống ở các tầng nước trong thủy vực. ( Kim
Văn Vạn, 2009)
Nuôi ghép: là nuôi kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng
một thủy vực như nuôi ghép giữa cá trắm cỏ, cá chép, cá mè trắng… trong ao
đầm với mục đích tận dụng không gian, tận dụng nguồn thức ở các tầng nước
trong cùng một thủy vực nhằm thu được sản lượng cao trong một đơn vị diện
tích. Đây là hình thức nuôi cá ao chính hiện nay ở các nước Đông Nam Á.
Trong ao nuôi cá, đầm thường nuôi ghép những loài có tập tính ăn và phân bố
nơi sống trong ao, đầm không giống nhau. ( Kim Văn Vạn, 2009)
Nuôi luân canh: Trong NTTS, việc nuôi mỗi đối tượng thủy sản thường
gắn với một mùa khí hậu thích hợp. Nuôi luân canh được hiểu là việc nuôi

xen kẽ các loài khác nhau với các mùa liên tiếp nhau trong cùng một thủy
vực. Ví dụ ở vùng duyên hải miền Bắc thường nuôi cá rô phi sau khi nuôi tôm
sú, còn ở miền nam thì thường nuôi tôm sú vào mùa khô và tôm càng xanh
vào mùa mưa. Việc nuôi luân canh để tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao tính
bền vững của nghề nuôi. ( Kim Văn Vạn, 2009)
Nuôi kết hợp trong hệ thống VAC: VAC là từ viết tắt của Vườn – Ao Chuồng. Đây là hình thức nuôi cá trong ao kết hợp với làm vườn và chăn nuôi
gia súc, gia cầm trên cạn. VAC là hình thức canh tác có tính tận dụng cao.

5


Các sản phẩm từ ruộng, vườn được cung cấp cho ao, chuồng. Nước từ ao có
thể dùng tưới cây và rửa chuồng trại hằng ngày. Chăn nuôi gia súc bên ao
được hưởng môi trường sinh thái khá tốt, giảm được công sức vận chuyển các
loại chất thải. VAC mang một nét tiêu biểu của hoạt động sản xuất nông
nghiệp, kết hợp cả chân tay và trí óc. ( Kim Văn Vạn, 2009)
Hệ thống NTTS:
Bảng 1.1. Các hệ thống nuôi
Hệ thống nuôi
Quảng canh

Nguồn giống
Tự nhiên

Quảng canh cải tiến

Có bổ sung giống nhân Có sử dụng thức ăn bổ

Bán thâm canh


Nguồn thức ăn
Tự nhiên

tạo

sung

Chủ yếu giống nhân tạo

Chủ yếu dùng thức ăn
chế biến

Thâm canh

Hoàn toàn nhân tạo

Thức ăn công nghiệp
(Nguồn: Kim Văn Vạn 2009)

Trong các hệ thống nuôi: Thâm canh cho năng suất cao nhất, quảng
canh năng suất thấp nhất.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản
Nhân tố tự nhiên: Mỗi sinh vật sống trên trái đất này đều phụ thuộc vào
những yếu tố tự nhiên nhất định, các loài thủy sản cũng không phải là ngoại lệ.
Nhân tố này quyết định khả năng nuôi trồng thủy sản trên từng vùng, từng lãnh
thổ, và ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản. Các nhân
tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, thời tiết, gió, nhiệt độ, mưa… đã ảnh hưởng đến
điều kiện sống, khả năng sinh sản và di trú của loài thủy sản.
Khí hậu, nhiệt độ: đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng
của sinh vật nói chung và các loài thủy sản nói riêng. Khả năng chống chịu

của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Sự thay đổi của nhiệt độ là
điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài vật nuôi.

6


Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của thủy
sản. Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh đến môi trường ao nuôi.
Đối với nghề nuôi cá thủy sản nước mặn, lợ thì độ mặn là yếu tố ảnh hưởng
lớn đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi mưa lớn độ mặn trong các
ao nuôi giảm đi đột ngột vượt ra khỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, cá bị
sốc và chết hoặc chậm lớn.
Đất đai, diện tích mặt nước: Đất đai để NTTS quyết định đến sự tồn tại
và phát triển của các loài động vật thủy sản vì nếu tách chúng ra khỏi môi
trường nước thì chúng ta thì cúng sẽ chỉ tồn tại được trong một thời gian
ngắn. Diện tích mặt nước quyết định tới quy mô phát triển nuôi trồng thủy
sản, điều đó thể hiện ở chỗ nếu diện tích có khả năng nuôi trồng lớn thì quy
mô để phát triển thủy sản cũng lớn.
Nguồn nước: là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của việc
NTTS, chất lượng sản phẩm thủy sản. Bởi vì mỗi giống loài thủy sản đều có
những đặc điểm sinh lý, sinh thái riêng, có một môi trường sống riêng mà
không phải môi trường nào nó cũng tồn tại được. Theo thời gian nuôi, chât
lượng thủy vực biến động rất lớn giá trị các thông số tăng dần từ đầu vụ đến
giữa vụ và tăng mạnh ở tháng cuối vụ, thể hiện rõ nhất qua sự gia tăng BOD,
COD, H2S… và sự suy giảm các giá trị DO, pH. Do đó cần kiểm soát tốt chất
lượng môi trường trong ao để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình NTTS.
Nhân tố kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật
Nhân tố kinh tế: Như chúng ta đã biết nghành NTTS có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, trong tương lai nghành sẽ là một nghề có lợi và phát
triển mạnh. Ngoài việc chịu ảnh hưởng của các nhân tố như diện tích mặt nước,

khí hậu, nguồn nước… thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực này cần được đẩy mạnh
và tăng cường hơn nữa. Vốn đầu tư có thể huy động từ nhiều nguồn: Vốn ngân
sách nhà nước, vốn tín dụng trung hạn và dài hạn, vốn huy động từ các tổ chức
cá nhân, cộng đồng dân cư, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

7


Nhân tố xã hội: Dân cư và lao động vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực
lượng tiêu thụ sản phẩm. Lực lượng sản xuất này là các cá nhân, hộ gia đình
làm việc trong lĩnh vực NTTS. Người lao động ở nông thôn và các vùng ven
biển đều bieesrt NTTS như một nghề truyền thống và hơn nữa, trong những
năm gần đây NTTS đã được coi như là một nghề chính, có khả năng làm giàu
ở nhiều địa phương. Lao động nông ngư dân với kinh nghiệm và kiến thức
NTTS của mình đang là yếu tố thuận lợi để phát triển NTTS.
Nhân tố khoa học kỹ thuật: Đóng góp vai trò quan trọng trong sản xuất
giống thủy sản mới, chất lượng cao, sinh trưởng nhanh và khả năng chống
chịu với các điều kiện ngoại cảnh của thủy sản. Nhờ áp dụng khoa học kỹ
thuật mà người ta có thể kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong NTTS, phát
triển và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật hiện đại chuẩn đoán và xử lý kịp thời
các bệnh nguy hiểm ở giống loài thủy sản.
1.1.5 Các chỉ tiêu, quy chuẩn trong đánh giá chất lượng nước nuôi trồng
thủy sản
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng vì nước không chỉ cần thiết cho
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người mà còn là một yếu tố không thể
thiếu đối với bất kỳ một nghành thủy sản nào. Tuy nhiên, chất lượng nước
đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này đã gây ảnh hưởng
trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người. Vì vậy, cần có những chỉ
tiêu cụ thể để đánh giá chất lượng nước. Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào loại
chất gây ô nhiễm, trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật của mỗi khu vực, mỗi

quốc gia và các nghành sử dụng nước khác nhau. Trong NTTS, chất lượng
nước thường đánh giá qua một số chỉ tiêu thông số sau:

8


Bảng 1.2 Một số yếu tố hóa lý ảnh hưởng đến các loài thủy sản
Thông số
DO

Tác động đối với thủy sinh vật
Giá trị thích hợp
DO thấp dẫn tới hiện tượng lười ăn, chậm
lớn nếu kéo dài hoặc DO quá thấp sẽ gây

3-8 mg/l

chết
Nhiêt độ quá cao hoặc quá thấp có thể gây
Nhiệt độ

pH

H2S

ra một số hiện tượng: sốc nhiệt, mất cân
bằng…
pH cao hoặc thấp sẽ ảnh hưởng tới hoạt
động sinh hóa
Hàm lượng cao làm cho con vật bị ngạt, tác

động lên hệ thần kinh làm cho con vật bị tê

20-300C

6,5 -8,5

< 0,1 mg/l

liệt
Hàm lượng cao làm dịch máu khô tiết ra
NH3

môi trường ngoài, giảm khả năng vận

Fe tổng

chuyển O2
Quá trình oxy hóa Fe2+ thành Fe3+tiêu tốn O2

số

<1 mg/l

< 0,1mg/l

Quá trình biến đổi các chất hữu cơ tiêu hao
COD

BOD5


O2, COD nếu quá cao sẽ ảnh hưởng hô hấp
và hoạt động sống của thủy sinh vật
Quá trình biến đổi các hợp chất hữu cơ tiêu
hao O2

10 – 20 mg/l

5- 10 mg/l

( Nguồn: Nguyễn Đức Hội, 2002)

9


Bảng 1.3: Bảng QCVN 38:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới
hạn

1

Ph

6,5 – 8,5


2

DO

mg/l

>= 4

3

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

100

4

Tổng chất hòa tan

mg/l

1000

5

Nitrit (NO2-)

mg/l


0,02

6

Nitrat (NO3-)

mg/l

5

7

Amoni (NH4+)

mg/l

1

8

Xyanua (CN-)

mg/l

0,01

9

Asen ( As)


mg/l

0,02

10

Cadimi (Cd)

mg/l

0,005

11

Chì (Pb)

mg/l

0,02

12

Crom VI

mg/l

0,02

13


Đồng (Cu)

mg/l

0,2

14

Thủy ngân (Hg)

mg/l

0,001

(Nguồn:QCVN 38:2011/BTBMT)

10


Bảng 1.4: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt cho nuôi
trồng thủy sản cột B1- QCVN 08:2015/BTNMT
TT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

cột B1
5,5 – 9
mg/l
15
mg/l
30
mg/l
>= 4
mg/l
50

mg/l
0,9
mg/l
600
mg/l
1,5
mg/l
0,05
mg/l
10
mg/l
0,3
mg/l
0,05
mg/l
0,05
mg/l
0,01
mg/l
0,05
mg/l
0,04
mg/l
0,5
mg/l
0,5
mg/l
1,5
mg/l
0,1

( Nguồn: QCVN 08:2015/BTNMT)

Ph
BOD5 ( 200C)
COD
DO
TSS
Amoni ( NH+4 tính theo N)
Clorua ( Cl-)
Florua (F-)
Nitrit ( NO2- tính theo N)
Nitrat ( NO3- tính theo N)
Photphat (PO43-)
Xianua (CN-)
Asen ( As)
Cadimin (Cd)
Chì (Pb)
Crom VI (Cr6+)
Tổng Crom
Đồng (Cu)
Kẽm ( Zn)
Niken (Ni)

11


Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nước NTTS là:
Chỉ tiêu vật lý:
pH
Bảng 1.5. Ảnh hưởng của pH đối với cá

pH
<4

Ảnh hưởng trên cá
Trực tiếp gây chết đối với nhiều loài cá

4-5

Cá yếu có thể mất muối từ trong cơ thể, tổn thương
mang, giảm khả năng sinh sản, sinh trưởng kém và
chống chịu kém với bệnh tật

5-6

Sức sản xuất của ao giảm

9-10

Ảnh hưởng đến nhiều loài cá

10-11

Gây chết nếu cá tiếp xúc trong thời gian dài, gây lồi
mắt, tổn thương mang

>11

Gây chết đối với hầu hết các loài cá trừ một số ao có
hàm lượng oxy hòa tan cao
(Nguồn: Kim Văn Vạn 2009)


Nhiệt độ: Nguồn cung cấp nhiệt độ chủ yếu cho thủy vực là từ năng bức
xạ của mặt trời. Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các sinh vật nhiệt đới sinh
trưởng và phát triển nằm trong khoảng 20 -300C. Nhiệt độ dưới 150C làm
giảm quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng dẫn đến tôm, cá giảm ăn và chậm
lớn. Đặc biệt một số loài có nguồn gốc từ xứ nóng như cá rô phi, cá chim
trắng thể bị chết rét khi nhiệt độ xuống dưới 10 -12 0C trong vài ngày. Ngược
lại nhiệt độ cao cũng làm cho thủy sinh vật mất cân bằng sinh lý trong cơ thể,
hầu hết tôm cá bị chết nóng khi nhiệt độ trên 380C – 390C. Sự thay đổi đột
ngột của nhiệt độ có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt làm cho động vật thủy
sản chết.
Màu sắc: Màu sắc của nước cho ta biết tình trạng tốt xấu của ao, giúp ta
có các quản lý tốt mang lại hiệu qủa kinh tế cao nhất. Các yếu tố tạo nên màu

12


sắc của nước : các chất hòa tan, các chất vẩn cặn (phù sa, cát..), sinh vật phù
du ( tảo lục, tảo khuê làm nước có màu xanh lục, tảo lam gây nên màu xanh
lam..). Màu nước tốt nhất để NTTS là màu xanh nõn chuối.
Các chất rắn lơ lửng: Hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn làm hạn chế sự
xuyên của ánh sáng dẫn đến làm hạn quá trình quang hợp, hạn chế lượng thức
ăn cho cá. Ao bị đục thường do thành phần đất sét ở đáy ao, độ đục này sẽ
được làm giảm bằng phèn chua ( 25 – 45 kg/ha) hoặc vật chất hữu cơ.
Chỉ tiêu hóa học
Nhu cầu oxy hòa tan trong nước là một trong những yếu tố cơ bản quan
trọng nhất trong chất lượng nước cho động vật thủy sản. Oxy hòa tan trong
nước có được là do sự khuếch tán oxy từ không khí và sự quang hợp của thực
vật thủy sinh (TVTS). Trong nước nuôi ĐVTS có hàm lượng oxy hòa tan thấp
làm cho cá, tôm, giảm ăn dẫn đến chậm lớn, nếu thiếu lâu có thể gây biến

dạng cơ thể ( môi cá mè) và tiêu tốn nhiều thức ăn cho một kg tăng trọng, khi
thiếu quá nhiều, trầm trọng và kéo dài sẽ làm chết ĐVTS. Các loài khác nhau
thì nhu cầu đòi hỏi lượng oxy hòa tan khác nhau: nhu cầu oxy hòa tan trong
nước đối với cá trê (2mg/l) thấp hơn cá chép ( 4mg/l), trong cùng một loài thì
cá hương, cá giống nhu cầu oxy là cao hơn cá trưởng thành tính trên kg khối
lượng, cá hoạt động đòi hỏi lượng oxy hòa tan cao hơn cá nghỉ ngơi. Mức đòi
hỏi cho cá nghỉ ngơi là 100 – 500 mg oxy hòa tan/kg khối lượng/giờ và đối
với cá hoạt động là 300 – 1500 mg oxy hòa tan/kg khối lượng /giờ.
Amoniac: Amoniac là thông số nước quan trọng thứ 2 sau oxy hòa tan.
Trong nước amoniac trong nước tồn tại ở 2 dạng: NH 3 và NH4+, chúng có thể
chuyển hóa qua nhau trong điều kiện của môi trường:
NH3 + H2O

NH4+ + OH-

Dạng NH3 rất độc với cá, hàm lượng NH3 tồn tại trong nước phụ thuộc
vào pH và nhiệt độ của nước. Khi pH và nhiệt độ cao, tỷ lệ NH 3 nhiều lên và
càng gây độc cho cá. Điều này được thể hiện ở bảng 1.6

13


Bảng 1.6. Ảnh hưởng của amoni đối với cá
Hàm lượng NH3
0,4 – 2,5 mg/l

Ảnh hưởng đối với cá
Gây chết nhiều loài cá, riêng cá trê có thể bị chết ở
hàm lượng 3,4 mg/l


0,05 – 0,4 mg/l

Làm cá yếu, tăng sinh tế bào biểu bì mô mang, làm
giảm hoạt động và sinh trưởng ở cá, gây tổn hại gan,
thận, não

0,02 – 0,05 mg/l

Hàm lượng an toàn cho nhiều loài cá ôn, nhiệt đới
(Nguồn: Kim Văn Vạn 2009)

Nitrit: là sản phẩm trung gian trong quá trình oxy hóa sinh học của NH 3
thành NO3-. Nitrit rất độc đối với cá, khi cá hấp thu chất này nó làm cho cá chết
do thiếu oxy. Yếu tố duy trì ảng hưởng độ độc của cá là nồng độ Cl-, đối với cá
hồi chỉ cần ở nồng độ 1 mg/l nitrit đã gây chết cá ở hàm lượng chloride thấp.
Nitrat: là nguồn thức ăn tốt cho tảo và thực vật phu du, nhưng nếu vượt
quá 7 mg/l thì môi trường sẽ bị ô nhiễm và phú dưỡng.
1.1.6 Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản đến môi trường
Việt Nam đang là một trong các quốc gia có sản lượng về NTTS cao
nhất trên thế giới. Việc phát triển NTTS nước lợ nói riêng và NTTS nói chung
đã, đang và sẽ dẫn tới nhiều biến đổi bất lợi cho môi trường nói chung và môi
trường mặt nói riêng. Sự phát triển NTTS mạnh mẽ kéo theo các tác động môi
trường diễn ra ở quy mô ngày càng lớn và hết sưc đa dạng. Đã có nhiều
nghiên cứu chỉ ra vấn đề đó nhằm đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường
trong NTTS để bảo đảm sự phát triển bền vững.
Một số nghiên cứu cho thấy: môi trường đất, nước, và các hệ sinh thái
trong phát triển và NTTS bị biến đổi suy thoái, ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm nguồn nước và nước mặt: do NTTS ồ ạt, không tuân theo quy
trình kỹ thuật đã gây lên nhiều tác động tiêu cực đến môi trường nước. Cùng
với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong NTTS, các


14


thức ăn dư thừa lắng xuống đáy, ao, hồ.. làm cho môi trường nước bị ô nhiễm
các chất hữu cơ, đặc biệt là việc nuôi trong bè ở các vùng với mật độ lồng cao.
Mất cân bằng sinh thái: Việc các mô hình NTTS chuyển hóa từ dạng
này sang dang khác, sử dụng nhiều năng lượng và chi phí nếu không được xử
lý một cách triệt để sẽ tạo ra sự mất cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên. Nếu
mô hình nuôi càng lớn thì chất lượng chất thải càng nhiều, mức độ nguy hại
càng cao, vấn đề cân bằng sinh thái càng bị đe dọa. Vấn đề nuôi tôm chân
trắng có nguồn gốc từ châu Mỹ thường mắc những bệnh cơ bản, các bệnh này
có thể lây sang những giống tôm bản địa làm mất cân bằng sinh thái, ảnh
hưởng đến đa dạng sinh học. ( Trí Quang, 2010)
Phát tán dịch bệnh: Vùng NTTS nhiễm vi sinh, nhiễm Fe sẽ gây ra
bệnh cho các giống trong khu vực ao nuôi. Những bệnh này có thể lan sang
các loài bản địa và phát tán đi khắp nơi. Ví dụ nuôi giống ở Phú Yên đã đang
không qua kiểm dịch, xét nghiệm, vì vậy, khả năng lây lan, bùng phát dịch
bệnh là rất lớn, con người chịu ảnh hưởng gián tiếp qua dịch bệnh này và có
thể mắc phải một số loại bệnh đường tiêu hóa bệnh giun sán kí sinh trùng…
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của
thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được
thải ra môi trương dưới dạng phân và các chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào
môi trường. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa
đến trên 45% nittrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải
chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao phát sinh tảo độc trong NTTS. Nguồn
nước này nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ lan truyền rất
nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng
ngâp nước… cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường
và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Tuy nhiên tình trạng

trên không thực sự phổ biến vẫn mang tính cục bộ, hơn nữa hiện nay đã xuất
hiện nhiều mô hình canh tác NTTS thân thiện với môi trường, ví dụ nuôi kết
hợp với trồng lúa. (Trí Quang, 2014).

15


NTTS là ngành cần lượng nước lớn, nước cần phải đảm bảo an toàn cho
NTTS, lượng nước thải của quá trình nuôi là rất lớn khi đổ ra môi trường khi
chưa được xử lí gây ra hậu quả không tốt với môi trường nước mặt tại chỗ cũng
như môi trường xung quanh ao nuôi. Một trong các nguyên nhân chủ quan là do
nhiều địa phương chưa có kế hoạch và bố trí kinh phí để xử lí. Gần đây nước
NTTS có nhiều xu hướng đi xuống kéo theo dịch bệnh tràn lan nên công tác
kiểm soát phòng chống dịch bệnh đang được quan tâm nhằm hạn chế các rủi ro
NTTS đến mức thấp nhất nâng cao năng suất chất lượng cho thủy sản.
1.2 Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
1.2.1 Tiềm năng tài nguyên nước mặt trong nuôi trồng thủy sản ở Việt
Nam
Tài nguyên nước mặt ( dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ
hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy
vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng ( dòng chảy nội địa).
Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá lớn lên tới
trên 2000mm, gấp khoảng 2,5 lần so với lượng mưa trung bình trên Trái Đất (
800mm) và Châu Âu ( 789mm). Ba phần tư lãnh thổ của nước ta là đồi núi
với độ che phủ rừng hiện nay khoảng 29%, mạng lưới sông suối, đầm, ao, hồ,
kênh, mương khá dày đặc và có nước quanh năm, nhìn chung tài nguyên nước
khá phong phú, hằng năm lượng nước từ bên ngoài đổ vào lãnh thổ chảy vào
khoảng 889 tỉ m3/năm, nưới dưới đất có trữ lượng tiềm năng khoảng 48 tỉ m 3/
năm. Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng
khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km 3 chiếm

60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.
Nếu xét chung thì tài nguyên nước mặt nước ta tương đối phong phú,
chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi
đó, diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy
nhiên, tài nguyên nước mặt thường có sự biến đổi mạnh mẽ theo không gian
và thời gian ( dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và

16


×