Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi chủ đề gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.7 MB, 22 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ THỰC HÀNH
TRẢI NGHIỆM 5 – 6 TUỔI CHỦ ĐỀ “GIA ĐÌNH"
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết thực hành trải nghiệm là những gì trẻ được trực tiếp
tham gia làm và được trải nghiệm trên lý thuyết và đạt một kết quả nào đó, nó bao
gồm tri thức, kĩ năng và quan sát sự vật, sự kiện đạt được thông qua việc tiếp xúc đến
sự vật, sự kiện đó.
Ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm chăm sóc mà trẻ còn được
tham gia vào các hoạt động khác nhau như hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt
động ngoài trời … Thông qua các hoạt động đó trẻ thường xuyên được thực hành trải
nghiệm với môi trường tạo cơ hội cho trẻ tích cực tìm tòi, khám phá, thử nghiệm và
sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ, nhằm làm phát triển trẻ một cách
toàn diện theo 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng
xã hội và thẩm mỹ, giúp trẻ phát triển tư duy và trí tưởng của trẻ càng phong phú
đồng thời góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo
viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Vậy thực hành trải nghiệm có một tầm rất quan trọng
trong phát triển toàn diện cho trẻ.
Mặt khác việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non hiện nay ngày
càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi
của trẻ mầm non từ đó đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên mầm non trong
quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm của trẻ. Nếu trong
chương trình giáo dục mầm non cải cách, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp
dùng lời, trực quan, mô hình… để dạy thì chương trình GDMN mới lại đòi hỏi giáo
viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thực hành nhằm giúp trẻ có cơ hội
được trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động trong ngày bên cạnh đó giúp giáo viên
biết sáng tạo các trò chơi, hình thức “Tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải
nghiệm” một cách phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ bằng hình
thức “Học bằng chơi, chơi mà học”. Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp
vụ cho giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp “Tổ chức các hoạt động cho
trẻ thực hành, trải nghệm”. Đặc biệt là việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn.


Bản thân tôi là một giáo viên Mầm Non được nhà trường phân công công tác
giảng dạy trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy
rằng để thu hút trẻ tham gia một cách tích cực, hứng thú vào các hoạt động trải
nghiệm không phải là việc dễ làm, đặc biệt đối tượng ở đây lại là con em vùng dân tộc
thiểu số, kinh tế đặc biệt khó khăn, giao tiếp hàng ngày chủ yếu là bằng tiếng mẹ đẻ,
1


thường hay nhút nhát, thiếu tự tin vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu
khó, tìm hiểu, biết vận dụng những linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức cho trẻ
thực hành trải nghiệm để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức về 5 lĩnh vực phát triển, để từ
đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có hứng thú, có tính kỷ luật trong khi thực
hành, trải nghiệm đặc biệt là giúp ích cho các em sau này khi tiếp xúc ngoài xã hội sẽ
không còn phải bỡ ngỡ.
Đối với lớp tôi, qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy vấn đề về
thực hành trải nghiệm cho trẻ tuy rất được chú trọng nhưng chất lượng vẫn chưa cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của thực hành trải nghiệm, tôi luôn cố gắng
thực hiện tốt chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm bạn bè, đồng nghiệp, tham khảo trên
mọi phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy mà tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5-6 tuổi chủ đề
gia đình ” làm tiền đề cho những chủ đề sau.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN:
1. Thực trạng:
Thực tế ở lớp tôi cho thấy vấn đề cho trẻ thực hành, trải nghiệm hiện nay rất
quan trọng và trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến tôi gặp những thuận lợi và
khó khăn như sau:
- Trường có cảnh quan khuôn viên, khu vực nhà trường rộng rãi thoán mát, có
đổ chơi ngoài trời, có vườn hoa, vườn cổ tích, vườn rau, cây xanh, cây cảnh, hòn non
bộ được bố trí hài hòa hợp lý nhằm tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên xanh sạch

đẹp là một điều kiện thuận lợi cho trẻ được trải nghiệm với môi trường
- Lớp luôn luôn được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, các cấp uỷ
Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo cho công tác giáo dục.
- Giáo viên đứng lớp đạt trình độ chuẩn, đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, luôn yêu
nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động, tự giác cao trong công việc, có truyền thống
đoàn kết, tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực có tinh thần
thống nhất cao và kỷ luật trong công tác. ham hoc tập nâng cao trình độ năng lực
chuyên môn. Được học tập bồi dưỡng về các chuyên đề do cấp trên chỉ đạo.
- Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề thực hành trải nghiệm từ đó
giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch.
- Lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 thuận lợi cho việc
dạy và học.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn:
2


Lớp thuộc địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, nên phụ huynh chưa
mạnh dạn chú trọng đóng góp, đầu tư cơ sở vất chất, tạo môi trường cho trẻ hoạt động
trải nghiệm.
Đối với giáo viên, lập kế hoạch hoạt động ngày còn theo thói quen cũ, chưa
phát huy tích cực của trẻ. Đánh giá trẻ hàng ngày còn chung chung, chưa thể hiện việc
quan sát các biểu hiện, các hành vi cũng như việc tiếp thu kiến thức, kĩ năng của trẻ
một cách rõ nét. Ngoài ra, giáo viên chưa mạnh dạn, tự tin để độc lập xây dựng kế
hoạch, nên chưa thể hiện nét đặc trưng riêng của mỗi cá nhân. Giáo viên chưa biết
cách tạo môi trường phù hợp và có hiệu quả đối với từng nội dung hoạt động trải
nghiệm. Hình thức lên lớp và phong cách giáo viên còn trầm, chưa linh hoạt sáng tạo,
gần gũi trẻ, chưa thực sự đi sâu tìm hiểu về tâm tư, nguyện vọng của trẻ để tìm cách
tháo gỡ. Các trò chơi nhằm mục đích ôn luyện cuối các tiết học và giờ hoạt động góc,
hoạt động ngoài trời, các giờ chơi thường lặp đi lặp lại nhàm chán, đơn điệu. Cô chưa
biết tận dụng cơ hội để cho trẻ luyện tập, kích thích trẻ hoạt động thực hành trải

nghiệm với môi trường. Ngoài ra giáo viên chưa biết kết hợp tuyên truyền thu gom
nguyên phế liệu địa phương, nguyên liệu thiên nhiên, tạo môi trường cho trẻ thực
hành, trải nghiệm. Chưa thực sụ tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, tìm tòi cái mới để thiết kế đa dạng các trò chơi cho trẻ thực hành trải nghiệm.
Đối với lớp tôi trẻ chưa thực sự hứng thú trong hoạt động trải nghiệm với môi
trường mà cô giáo đã tạo ra, trẻ ở đây còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các
hoạt động, chưa có ý thức tập thể, trẻ chưa có sự bàn bạc với nhau, chưa đoàn kết
trong công việc, thường chơi theo ý thích cá nhân, sản phẩm trẻ tạo ra thường đơn
điệu chưa có sự liên kết, đặc thù hàng ngày trẻ thường giao tiếp với nhau bằng tiếng
mẹ đẻ nên có sự bất cập giữa cô giáo và trẻ
Từ những thực trạng trên đây gây không ít khó khăn trong việc tổ chức cho trẻ
thực hành trải nghiệm của trẻ. Thực hiện chủ đề đầu tiên của đầu năm học tôi đã khảo
sát về khả năng thực hành trải nghiệm của trẻ đạt kết quả như sau: Lớp có 23 Cháu 5
tuổi.
TT

Nội dung

Số trẻ
được
khảo sát

1

Trẻ hứng thú tham gia
thực hành trải nghiệm

23

2


Trẻ thực hành trải
nghiệm có hiệu quả

23

Kết quả đầu năm học
2013 - 2014
Đạt

Chưa đạt

8 trẻ

15 trẻ

Đạt tỷ lệ 39%

Đạt tỷ lệ 61%

7 Trẻ

16 Trẻ

Đạt tỷ lệ 30 %

Đạt tỷ lệ 70 %
3



3

Trẻ trả lời rõ ràng, mạch
lạc

23
23

4

Trẻ có tư duy, óc sáng
tạo trong khi thực hành,
trải nghiệm

23

5

Trẻ biết cách sử dụng
các loại đồ dùng, đồ chơi
có hiệu quả.

8 Trẻ

15 trẻ

Đạt tỷ lệ 39 %

Đạt tỷ lệ 61%


6 trẻ

17 trẻ

Đạt tỷ lệ 26 %

đạt tỷ lệ 74 %

10 Trẻ

13 trẻ

Đạt tỷ lệ 43 %

Đạt tỷ lệ 57 %

Từ tình hình thực tế chất lượng khảo sát hoạt động thực hành trải nghiệm đầu
năm học của trẻ còn thấp do các nguyên nhân sau:
2. Nguyên nhân:
- Địa bàn thuộc vùng đặc biệt khó khăn cách xa nhiều các danh lam thắng
cảnh, các di tích lịch sử nên còn hạn chế nhiều trong việc cho trẻ là quen và trải
nghiệm với môi trường. Ngoài ra địa bàn còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, nên
việc đóng góp, đầu tư cơ sở vật chất cho con cháu học còn nhiều hạn chế.
- Trẻ ở đây lại là con em vùng dân tộc thiểu số, quen sử dụng tiếng mẹ đẻ, vốn
tiếng việt còn hạn chế ngoài ra một số cháu còn nói lắp, nói ngọng, nhận thức của trẻ
còn chênh lệch nhau, bản thân cô giáo lại là người kinh không am hiểu tiếng dân tộc
nên việc truyền thụ kiến thức cho trẻ bản thân tôi gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra
các bài học, trò chơi thực hành trải nghiệm, cách hướng dẫn cho trẻ chơi còn lạ lẫm
đối với trẻ, trẻ khó tiếp thu.
- Phụ huynh của lớp nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng trình độ học vấn đa số là

hết cấp hai hoặc hết cấp một là bỏ nên nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc học ở độ tuổi này còn cho con nghỉ tùy tiện dẫn đến việc tiếp thu
bài của trẻ không đồng đều.
- Giáo viên đứng lớp về trình độ chuyên môn và khả năng tiếp nhận chương
trình giáo dục mầm non mới còn nhiều hạn chế, chưa tự giác học hỏi, trau dồi kinh
nghiệm trong việc tạo môi trường cũng như tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm.
Mặt khác năng khiếu về giao tiếp, truyền thụ kiến thức, về khả năng tự thiết kế các trò
chơi thực hành trải nghiệm cho trẻ còn hạn chế.
Vậy để phát huy những thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn cùng với ý trí quyết
tâm của bản thân tôi. Với yêu cầu đặt ra cùng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của
hoạt động thực hành trải nghiệm trong việc giáo dục trẻ. Tôi lo lắng và nghiên cứu
tìm các biện pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ về nâng cao chất lượng trong hoạt động
thực hành trải nghiệm chủ đề gia đình 5 - 6 tuổi” đạt kết quả.
4


II. NHẬN THỨC MỚI, GIẢI PHÁP MỚI
1. Nhận thức mới
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ thực hành trải nghiệm và xuất
phát từ thực tế trong công tác giáo dục mầm non cùng với sự quan tâm của ban giám
hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, được sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình
của chuyên môn trường cộng thêm sự cố gắng của bản thân tìm tòi học hỏi qua sách
vở và bạn bè đồng nghiệp vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và lựa chọn đề tài một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm chủ đề “Gia
đình” 5 - 6 tuổi” nhưng làm thế nào để đề tài đạt được hiểu quả thì trước mắt chính
bản thân người giáo viên trực tiếp đứng lớp phải biết cách lập kế hoạch củ thể cho chủ
đề mình chuẩn bị thực hiện, phải biết tạo môi trường cho trẻ hoạt động thực hành trải
nghiệm, giáo vên phải biết linh hoạt sáng tạo hình thức lên lớp, biết cách tuyên truyền
thu hút mọi nguồn đầu tư mua sắp trang thiết bị cơ sở vật chất, các nguyên vật liệu địa
phương, nguyên liệu thiên nhiên cho trẻ thực hành trải nghiệm đặc biệt bản thân

người giáo viên luôn luôn có tinh thần học hỏi kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, sưu
tầm các loại tài liệu về chuyên đề cho trẻ thực hành trải nghiệm để thiết kế các dạng
trò chơi trải nghiệm cho trẻ thêm phung phú.
Xuất phát từ nhận thức trên tôi đã triển khai xây dựng các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm chủ đề “Gia đình” 5 - 6 tuổi” như sau:
2. Giải pháp mới
* Biện pháp 1: Lập kế hoạch củ thể cho chủ đề
Muốn thực hiện các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm với môi trường
một cách có khoa học và có hiệu quả bản thân tôi trước hết lập ra kế hoạch cho mình:
Gồm có: Kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần và kế hoạch hàng ngày.
Ví dụ: Kế hoạch “ Chủ đề : “Gia đình” gồm có 4 tuần:
Tuần

Nội dung

Chuẩn bị

Tuần 1 - Trang trí chủ đề “ Gia - Các nguyên
Bé yêu đình” với chủ đề vật liệu địa
gia đình nhánh”Bé yêu gia đình” phương( Cha
- Trang trí các mảng i, lọ, bìa, báo
tường ở các góc chơi cũ,... và vật
liệu
thiên
theo chủ đề nhánh
nhiên (Tre,
- Chuẩn bị sắp xếp đồ nứa, rơm, vỏ
dùng, đồ chơi ở các góc trai, hến, sò,

Biện pháp thực hiện


Kết
quả

- Tham gia học tập đầy
đủ các chuyên đề tổ
chức cho trẻ thực hành
trải nghiệm.
- Lập kế hoạch lồng
ghép các hoạt động trải
nghiệm vào các hoạt
động, tiết dạy có chất
5


theo chủ đề nhánh

ngao, các loại lượng và hiệu quả.
hạt - Tham khảo các tài liệu
- Tạo môi trường ngoài quả,
khô...
lớp học
để thiết kế các bài tập
(sân, vườn hoa, vườn - Các bài viết mở cho trẻ thực hành
rau, vườn cây ăn quả, đồ tuyên truyền trải nghiệm
dùng đồ chơi, bể cát về chủ đề “ - Tổ chức cho trẻ các
đình” hoạt động thực hành trải
nước, vườn cổ tích, góc Gia
thiên nhiên.....theo chủ dán trên bảng nghiệm theo chủ đề
tuyên truyền

đề
- Dự giờ thực tập học
phụ huynh
- Bổ xung thêm cây
hỏi kinh nghiệm về
Hạt
giống
cảnh, đồ chơi
cách tổ chức cho trẻ
các loại
thực hành trải nghiệm.
- Vệ sinh trong và ngoài
- Keo, hồ - Sưu tầm lựa chọn một
lớp học
dán, kéo...
số bài ca dao đồng dao,
- Cho trẻ tham quan thực
tế tại địa phương: Quan - Chổi quét trò chơi dân gian tổ
mạng chức cho trẻ chơi
sát các thành viên và nhà,
công việc đang thực hiện nhện
- Tuyên truyền phụ
tại các gia đình tại địa
huynh thu gom các
phương.
nguyên vật liệu, phế
liệu sạch, nguyên liệu
- Chơi các trò chơi thực
thiên nhiên thông qua
hành trải nghệm: Hóa

bảng tuyên truyền, giờ
trang cùng bé , tìm hiểu
đón trả trẻ, thông tin
sự lớn lên của bé, gia
trên các phương tiện
đình bé có bao nhiêu
thông tin đại chúng của
người, bé đóng vai gì?
xóm bản.
Bé tập làm người lớn,
thử tài khéo tay? bé làm
được gì?...

- Sắp xếp đồ dùng, đồ
chơi, nguyên vật liệu
gọn gàng, phù hợp đẹp
mắt
- Liên hệ phối hợp với
các gia đình cần cho trẻ
quan sát

Tuần 2 - Trang trí nhánh 2 - Các nguyên - Tham khảo các tài liệu
vật liệu địa để thiết kế các trò chơi,
Ngôi “Ngôi nhà của bé”
bài tập mở cho trẻ thực
nhà của - Trang trí các mảng phương
6





tường ở các góc chơi (Chai,lọ, bìa,
theo chủ đề nhánh
báo cũ,... và
- Chuẩn bị sắp xếp đồ vật liệu thiên
chơi ở các góc theo chủ nhiên (Tre,
nứa, rơm, vỏ
đề nhánh
trai, hến, sò,
- Tiếp tuc bổ xung môi ngao, các loại
trường
ngoài
lớp quả,
hạt
học( sân, vườn hoa, khô...
vườn rau, vườn cây ăn
quả, đồ dùng đồ chơi, bể - Các bài viết
cát nước, vườn cổ tích, tuyên truyền
góc thiên nhiên.....theo về chủ đề “
Gia
đình”
chủ đề.
dán trên bảng
- Cho trẻ tham quan thực tuyên truyền
tế tại địa phương: Quan phụ huynh
sát các kiểu nhà hiện có
- Hạt giống
tại địa phương
các loại
- Vệ sinh trong và ngoài

- Keo, hồ
lớp học
dán, kéo...
- Chơi các trò chơi thực
hành trải nghiệm: Thử - Chổi quét
mạng
tài của bé, Tìm hiểu tác nhà,
dụng của ngôi nhà, chăm nhện
sóc ngôi nhà bé, nhà
được làm từ gì? Sắc màu
của bé....

hành trải nghiệm theo
chủ đề.

Tuần 3 - Trang trí nhánh 3: “ - Các nguyên
Một số Một số đồ dùng trong vật liệu địa
phương(Chai,
đồ dùng gia đình”
trong - Trang trí các mảng lọ, bìa, báo
gia đình tường ở các góc chơi cũ,...và vật
liệu
thiên
theo chủ đề nhánh
nhiên( Tre,
- Chuẩn bị đồ chơi ở các nứa, rơm, vỏ
góc theo chủ đề nhánh
trai, hến, sò,
- Tiếp tục bổ xung môi ngao,các loại
trường

ngoài
lớp quả,hạt khô...

- Tham khảo các tài liệu
để thiết kế các bài tập
mở cho trẻ thực hành
trải nghiệm theo chủ đề

- Tổ chức cho trẻ các
hoạt động thực hành trải
nghiệm theo chủ đề
- Sưu tầm lựa chọn một
số bài ca dao đồng dao,
trò chơi dân gian tổ
chức cho trẻ chơi
- Tuyên truyền phụ
huynh thu gom các
nguyên vật liệu, phế
liệu sạch, nguyên liệu
thiên nhiên thông qua
bảng tuyên truyền, giờ
đón trả trẻ, thông tin
trên các phương tiện
thông tin đại chúng của
xóm bản.
- Hàng ngày sắp xếp đồ
dùng, đồ chơi, nguyên
vật liệu gọn gàng, phù
hợp đẹp mắt


- Tổ chức cho trẻ các
hoạt động thực hành trải
nghiệm theo chủ đề
- Sưu tầm lựa chọn một
số bài ca dao đồng dao,
trò chơi dân gian tổ
7


học( sân, vườn hoa,
vườn rau, vườn cây ăn
quả, đồ dùng đồ chơi, bể
cát nước, vườn cổ tích,
góc thiên nhiên.....theo
chủ đề

- Các bài viết
tuyên truyền
về chủ đề “
Gia
đình”
dán trên bảng
tuyên truyền
- Bổ xung đồ dùng đồ phụ huynh
chơi cho trẻ trải nghiệm - Hạt giống
- Cho trẻ tham quan thực các loại
tế tại địa phương: quan
sát các đồ dùng, sự sắp
xếp, bố trí các đồ dùng
trong một gia đình tại

địa phương

chức cho trẻ chơi

- Tuyên truyền phụ
huynh thu gom các
nguyên vật liệu, phế
liệu sạch, nguyên liệu
thiên nhiên thông qua
bảng tuyên truyền, giờ
đón trả trẻ, thông tin
trên các phương tiện
- Keo, hồ thông tin đại chúng của
xóm bản.
dán, kéo...
- Chổi quét - Sắp xếp đồ dùng, đồ
nhà,
chổi chơi, nguyên vật liệu
quét
mạng gọn gàng, phù hợp đẹp
nhện,
xô, mắt

- Vệ sinh trong và ngoài
lớp học
chậu,
các - Liên hệ phối hợp với
- Chơi các trò chơi thực dụng cụ cần các gia đình cần cho trẻ
quan sát
hành trải nghiệm: Làm sử dụng

một số đồ dùng trong gia
đình, bé sắp xếp đồ dùng
gia đình, tìm hiểu tác
dụng của đồ dùng gia
đình, đồ dùng gia đình
làm từ nguyên liệu gì?...

- Tuyên truyền tổ chức
hội thi thiết kế đồ dùng
gia đình cho phụ huynh
và trẻ cùng tham gia sau
đó đúc rút kinh nghiệm.

- Tổ chức hội thi thiết kế
đồ dùng gia đình.
Tuần 4 - Trang trí nhánh 4: - Các nguyên
“Nhu cầu của gia đình” vật liệu địa
Nhu
cầu của - Trang trí các mảng phương( Cha
gia đình tường ở các góc chơi i, lọ, bìa, báo
cũ,... và vật
theo chủ đề nhánh
liệu
thiên
- Chuẩn bị đồ chơi ở các nhiên( Tre,
góc theo chủ đề nhánh
nứa, rơm, vỏ
- Tiếp tục bổ xung và trai, hến, sò,
hoàn thiện môi trường ngao, các loại
quả,

hạt

- Tham khảo các tài liệu
để thiết kế các bài tập
mở cho trẻ thực hành
trải nghiệm theo chủ đề
- Tổ chức cho trẻ các
hoạt động thực hành trải
nghiệm theo chủ đề
- Sưu tầm lựa chọn một
số bài ca dao đồng dao,
trò chơi dân gian tổ
8


ngoài lớp học
(sân, vườn hoa, vườn
rau, vườn cây ăn quả, đồ
dùng đồ chơi, bể cát
nước, vườn cổ tích, góc
thiên nhiên.....theo chủ
đề

khô...

- Các bài viết
tuyên truyền
về chủ đề “
Gia
đình”

dán trên bảng
tuyên truyền
- Chơi các trò chơi thực phụ huynh
hành trải nghiệm: Bé tập - Hạt giống
làm nội trợ, thử tài làm các loại
bánh, bé chăm sóc vườn - Keo, hồ
rau, sở thích của bé, gia dán, kéo...
đình đi tham quan, góc
thư giãn, nhu cầu nước - Chổi quét
mạng
trong gia đình bé. Tiết nhà,
nhện
kiệm điện gia đình...
- Hoàn thành các nội - Các dụng
cụ chăm sóc
dung của chủ đề
cây, rau
- Vệ sinh trong và ngoài
lớp học

chức cho trẻ chơi
- Tuyên truyền phụ
huynh thu gom các
nguyên vật liệu, phế
liệu sạch, nguyên liệu
thiên nhiên thông qua
bảng tuyên truyền, giờ
đón trả trẻ, thông tin
trên các phương tiện
thông tin đại chúng của

xóm bản.
- Sắp xếp đồ dùng, đồ
chơi, nguyên vật liệu
gọn gàng, phù hợp đẹp
mắt

Những công việc nào chưa thực hiện được bản thân tôi rút kinh nghiệm cho chủ
đề sau thực hiện tốt hơn.
* Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ thực hành trải nghiệm chủ đề: Gia
đình
Môi trường cho trẻ hoạt động thực hành trải nghiệm gồm môi trường bên trong
và môi trường ngoài lớp học là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích
tính độc lập và hoạt động tích cực ở trẻ, giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện nhiều
điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống .Môi trường thân thiện có thẩm mỹ, phù hợp với
chủ đề gây hứng thú cho trẻ thích thực hành trải nghiệm và nâng cao mối quan hệ
thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi
đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí
sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng
như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và
tích cực đối với trẻ.
Trước hết để tạo môi trường cho trẻ hoạt động thực hành trả nghiệm, bản thân
tôi sử dụng chính khả năng, tự làm của trẻ để trang trí và tạo môi trường cho trẻ thực
9


hành trải nghiệm, qua những gì trẻ đã được học ở các lớp dưới, và thông qua
các tiết dạy trẻ nắm được các kiến thức, kỹ năng cần thiết và tôi kiểm nghiệm bằng
chính hành động của trẻ và cứ mỗi lần kết thúc chủ đề vào chiều thứ sáu hàng tuần tôi
cùng trò chuyện và gợi mở cho trẻ cùng tìm hiểu và bàn bạc, phân công nhiệm vụ để
thực hiện tốt chủ đề tiếp theo: Chúng ta nên làm gì? Sử dụng những nguyên liệu gì?

Ai sẽ thu gom và chuẩn bị các nguyên liệu đó để thực hiện cho chủ đề tới…và cứ như
thế đến sáng thứ hai đấu tuần tôi tập kết nguyên vật liệu và bố trí sắp xếp các nguyên
vật liệu đó vào những vị trí thích hợp thuận tiện cho trẻ thực hành trải nghiệm, các
nguyên vật liệu được bố trí ở các góc phải phù hợp với nội dung chơi, có màu sắc hấp
dẫn và luôn được bổ xung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ sự mới lạ hấp dẫn kích
thích trẻ tham gia hoạt động tích cực thông qua đó trẻ được thực hành, luyện tập các
thao tác nhanh nhẹn, cách ứng xử trong giao tiếp một cách thuận lợi.
Ví dụ: Chủ đề: “Gia đình”
Để cho trẻ có cơ hội được thực hành trải nghiệm, trên mảng chính tôi chuẩn bị
các nguyên vật liệu địa phương, thiên nhiên mà tôi đã thu gom được từ trẻ, phụ huynh
và các nguồn vận động khác như: rơm, lá cọ, các loại hột, hạt, vỏ ngao, hến, vỏ cây,
tre nứa khô đã được làm sạch chẻ mỏng, bìa cát tông, giấy màu, màu nước, hồ dán,
kéo… tôi sắp xếp trưng bày trước mảng chính, các nguyên vật liệu, đồ dùng đó đều có
nhãn mác và qua sự gợi mở hướng dấn của tôi trẻ thực hành và trang trí theo ý thích
của trẻ về chủ đề.

10


Hình ảnh minh họa: Những nguyên vật liệu cho trẻ thực hành trải nghiệm
Ở các góc chơi khác ngoài việc trang trí tên, hình ảnh, các bài tập mở trên mảng
tường phù hợp với chủ đề tôi bố trí sắp xếp nguyên vật liệu cho trẻ thực hành trải
nghiệm trên các giá đồ chơi, trên sàn nhà, bỏ vào các rổ, giỏ thuận tiện cho trẻ thực
hành trải nhiệm, không vướng đường đi lối lại, không làm ảnh hưởng đến các góc
khác đặc biệt các nguyên vật liệu, đồ dùng cho trẻ thực hành trải nghiệm luôn luôn
phải đầy đủ tránh tình trạng chạy lộn xộn mượn của nhau, gây mất trật tự.

Hình ảnh minh họa: Chuẩn bị các nguyên vật liệu ở các góc
Bên ngoài lớp học ở góc thiên nhiên tôi đã vận động phụ huynh ủng hộ xây bể
cát nước, cho nhiều cây xanh với nhiều loại cây được lựa chọn đẹp, phù hợp, có màu

sắc nổi bật cho trẻ quan sát tìm tòi những điều mới lạ. Qua đó trẻ cảm nhận đựơc vẻ
đẹp của thiên nhiên, sự gần gũi giữa thiên nhiên và con người .

11


Hình ảnh minh họa: Góc thiên nhiên của bé

Hình ảnh minh họa: Góc thiên nhiên cho trẻ thực hành trải nghiệm
Để góc thiên nhiên luôn xanh sạch đẹp tôi chuẩn bị các dụng cụ chăm sóc cây,
cho trẻ gieo hạt hàng ngày để theo dõi đặc điểm phát triển của cây, rau, đồng thời giáo
dục trẻ biết yêu quý bảo vệ cây xanh và có thái độ thân thiện gần gũi với môi trường.
Qua đó trẻ hiểu được tác dụng của cây xanh làm đẹp cho lớp và có tác dụng làm môi
trương xanh sạch đẹp trong lành.
Ngoài ra để môi trường luôn xanh sạch đẹp, hấp dẫn, có không khí trong lành
tạo cho trẻ cảm giác thoải mãi trong khi thực hành trải nghiệm, tôi còn vận động mỗi
một tuần khoảng 5 – 7 phụ huynh tham gia lao động tạo môi trường cho trẻ hoạt động
thực hành trải nghiệm.

12


Hình ảnh minh họa: Phụ huynh lao động tạo môi trường xanh sạch đẹp
Môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp được tôi thay đổi thường xuyên
theo chủ đề, các nguyên vật liệu chơi trong lớp luôn được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ
những nguyên vật liệu, đồ dùng không đảm bảo an toàn và chọn các nguyên vật liệu,
đồ dùng đảm bảo an toàn có tác dụng giáo dục phù hợp với từng chủ đề và có tính
thẩm mỹ cao, hài hoà về màu sắc, hình dáng hấp dẫn giúp trẻ hứng thú và tiện lợi
trong sử dụng.
* Biện pháp 3: Sáng tạo hình thức tổ chức, lên lớp của giáo viên

Muốn trẻ được tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động thực hành trải
nghiệm, sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách làm, cách chơi trong các hoạt động, trò chơi trải
nghiệm. Ngay từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu các hoạt đông, trò chơi và quản lý
tốt qua trình trẻ chơi, trẻ thưch hiện. Biện pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ
dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu để trải nghiệm khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và
cất đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đúng quy định.
Để khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ bằng cách tôi trưng bày các đồ
dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình chơi ra trước mắt trẻ đồng thời
hỏi trẻ các câu hỏi gợi mở.
Ví dụ: Chủ đề gia đình Chủ đề nhánh “ Ngôi nhà của bé”
Sau khi trẻ được tìm hiểu về ngôi nhà của bé, tôi cho trẻ thực hành trải nghiệm
với trò chơi: Thử tài của bé.

13


Hỡnh nh minh ha: Tr lm v trang trớ nh
* Yờu cu t ra l:
+ Phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo và cách sắp xếp hợp lý
+ Phát triển ở trẻ sự khéo léo và thao tác của đôi bàn tay.
+ Phát triển ngôn ngữ và các giác quan cho trẻ.
Tôi chia trẻ làm thành 3 nhóm khác nhau:(Mỗi nhóm đều có các loại vật liêu
nh: hp bỡa, lỏ c, lỏ vng, tre, na, rm khụ, dõy buc, keo, h dỏn, kộo, mu nc
tụi cho tr quan sỏt v hi tr:
+ Cụ cú dựng, nguyờn vt liu gỡ? Cho tr k
+ Vi cỏc dựng, nguyờn vt liu ny cỏc con cú th lm nhng gỡ?( Lm
nh, hng ro, ct in, trang trớ nh.)
+ Con lm bng cỏch no? lm gỡ? Vỡ sao con thớch lm cỏi ú?...
+ Tụi hng dn v gi m cho tr thc hin lm v trang trớ ngụi nh ca bộ
Ngoi lm nh v trang trớ nh ra cỏc con cũn lm c nhng loi chi gỡ

na?
Sau khi tụi hi, tr ó suy ngh v tr li ra mt s sn phm nh: Cỏi ụ, lm
bỳp bờ bng rm, con trõu, con bũVy l kt qu ó rừ tr ó bit suy ngh v tng
tng ra cỏc sn phm khỏc nhau theo yờu cu ca cụ.
Ngoi ra thay i bu khụng khớ thoi mỏi trỏnh vi tỡnh trng quan sỏt tỡm
hiu qua tranh nh trc õy, tụi thng xuyờn t chc cỏc hot ng ngoi tri ly
tr lm trung tõm, t chc cỏc hot ng cho tr thc hnh tri nghim thc t l ch
yu.
Vớ d: Ch gia ỡnh vi ch nhỏnh bộ yờu gia ỡnh tụi t chc cho tr
tham quan quan sỏt cỏc thnh viờn v cụng vic ang thc hin ti cỏc gia ỡnh ti a
phng cú mt, hai hay nhiu th h v trong quỏ trỡnh t chc cho tr cụ luụn l
ngi chun b trc mt s cõu hi gi m cho tr tr li trong khi thc hin nh:
+ Con cú bit õy l gia ỡnh ai khụng?
+ Gia ỡnh bỏc cú bao nhiờu ngi?
+ Mi ngi amg lm cụng vic gỡ?
V bc sang ch nhỏnh Ngụi nh ca bộ tụi li cho tr i quan sỏt thc t cỏc
kiu nh hin cú ti a phng khi i quan sỏt tụi cho tr t nhn xột v cỏc kiu nh
v tờn gi, c im, cu to, tỏc dng ca ngụi nh. Tụi t cỏc cõu hi khi cho tr
quan sỏt thc t:
14


+ Các con quan sát được những kiểu nhà gì ở quê hương ta? Trẻ kể: Nhà sàn,
nhà gỗ, nhà cao tầng, nhà cấp bốn, nhà tranh tre lợp lá cọ….
+ Tại sao gọi là nhà sàn?

Hình ảnh minh họa: Trẻ đi quan sát thực tế một số kiểu nhà ở địa phương
Với chủ đề nhánh “Một số đồ dùng trong gia đình” tôi tổ chức cho trẻ tham
quan quan sát các đồ dùng trong một gia đình và cách bố trí xắp xếp các đồ dùng đó
và khi đi quan sát tôi cho trẻ quan sát và tự nhận xét về các loại đồ dùng đó và cách

bố trí sắp xếp như thế nào sau đó cho trẻ liên hệ thực tế có ở gia đình bé.
Bước sang chủ đề “ Nhu cầu của bé” Tôi cho trẻ tham quan vườn rau và tổ
chức cho trẻ chăm sóc vườn rau của bé, quan sát sự phát triển của rau.

15


Hình ảnh minh họa: Trẻ thực hành chăm sóc vườn rau
hay tổ chức hội thi đầu bếp giỏi: Tôi cho trẻ trải nghiệm tập làm bánh

Hình ảnh minh họa: Trẻ thực hành gói bánh
Sau khi trẻ đước tiếp xúc thực tế và trực tiếp làm các đồ dùng đồ chơi trải
nghiệm tôi thấy trẻ rất tự tin khi được cô hướng dẫn và động viên khuyến khích trẻ
làm, cũng từ đó trẻ ham tìm tòi và khám phá hơn trước rất nhiều và cũng từ đó các tiết
học hay bất cứ một hoạt động nào trẻ cũng đều hoạt động một cách tích cực và có
hiệu quả hơn.
* Biện pháp 4: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh để thu gom đồ dùng,
nguyên phế liệu địa phương và thiên nhiên phục vụ hoạt động cho trẻ thực hành
trải nghiệm
Việc chuẩn bị thật đầy đủ và phong phú nhiều chủng loại các đồ dùng, nguyên
vật liệu, phế liệu sạch địa phương và thiên nhiên để làm mới các góc chơi trong lớp và
ngoài lớp là việc không hề đơn giản bởi công việc của các cô giáo đã rất bận rộn ,
không có nhiều thời gian trống, cả ngày các cô đều phải tham gia các hoạt động với
trẻ. Mặt khác các nguyên vật liệu, phế liệu địa phương và thiên nhiên tuy nó đơn giản
dễ kiếm, dễ làm, rất phong phú đa dạng về chủng loại ,có tính đặc thù cao mang nhiều
tính sáng tạo khi làm nhưng nếu không biết cách vận động phụ huynh cùng tham gia
đóng góp các nguyên vật liệu, phế liệu địa phương và thiên nhiên đó chúng ta khó đạt
được kết quả như mong đợi .Vì vậy để phát huy tính tích cực của trẻ thì cô giáo luôn
là người phải suy nghĩ và tìm ra hướng giải quyết mới. Bởi khi cho trẻ tiếp xúc với
nguyên phế liệu địa phương, nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động trải nghiệm

còn giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh và làm thỏa mãn trí tò mò của trẻ,
16


không những vậy nó còn giúp trẻ các thao tác khéo léo khi làm và tạo ra được sản
phẩm mà trẻ thích.
Để tạo lòng tin từ phía các bậc phụ huynh một cách có kết quả trong việc thu
gom phế liệu, nguyên liệu thiên nhiên đến lớp cũng không phải là vấn đề đơn giản. Để
đạt được điều đó tôi đã làm một số vấn đề sau:
+ Để phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng của đồ dùng tự tạo trong lớp và ngoài
lớp như thế nào? Thì tôi phải làm tốt công tác tuyên truyền như:
- Tổ chức họp phụ huynh và đưa ra các vấn đề cho phụ huynh hiểu
- Mời phụ huynh tham quan đồ dùng của trẻ tạo ra
- Lên bảng tuyên truyền từng chủ đề cần những đồ dùng, nguyên vật liệu, phế
liêu địa phương và thiên nhiên gì? Để làm gì? Phục vụ cho các hoạt động học nào?
- Gặp gỡ và trao đổi phụ huynh khi đón trả trẻ
- Mời phụ huynh trực tiếp xem trẻ hoạt động thực hành trải nghiệm với những
đồ dùng, nguyên vật liệu, phế liêu địa phương và thiên nhiên phụ huynh đem đến.
* Biện pháp 5: Tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để
thiết kế các trò chơi cho trẻ thực hành trải nghiệm
Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho bản
thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều đó mỗi
giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi
bản thân.
Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động
cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt
động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ.
Thực hiện đầy đủ các đợt chuyên đề. Ngoài ra tôi còn tranh thủ nghiên cứu sách
báo, sưu tầm các loaị tranh ảnh, xem các kênh truyền hình, truy cập mạng để có vốn
kiến thức được đầy đủ và phong phú hơn

Tôi luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các lớp,
trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ để thực hiện dạy
trẻ có hiệu quả nhất.
Đặc biệt qua các đợt chuyên đề, các hội thi thiết kế trò chơi trải nghiệm, tổ
chức điểm cho trẻ thực hành trải nghiệm ở trường và những lần đi dự giờ, tham quan
các lớp trường bạn, tôi lại rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm về tổ chức cho
trẻ thực hành trải nghiệm một cách có hiệu quả để rồi từ đó tôi về làm kế hoạch cho
mình, Ngoài kế hoạch đầu năm, tôi tự lên kế hoạch của chủ đề tới trước hai tuần để
17


chuẩn bị các nguyên vật liệu, các đồ dùng đồ chơi, đặc biệt thiết kế các trò chơi trải
nghiệm cho trẻ tránh bị động đến chủ đề rồi mới thực hiện.
Từ việc học hỏi rồi rút ra kinh nghiệm tôi thấy rằng để thiết kế các trò chơi trải
nghiệm vừa phong phú, hấp dẫn lại tránh lặp lại gây nhàm chán cho trẻ là bản thân cô
giáo phải biết linh hoạt, sáng tạo và thường xuyên thay đổi các hình thức chơi các trò
chơi trải nghiệm luôn luôn phải bám vào chủ đề đang thực hiện
Ví dụ: Chủ đề gia đình, chủ đề nhánh: Bé yêu gia đình
Tôi bám vào mục tiêu của chủ đề lớn để đề ra kế hoạch tuần thực hiện chủ đề:
Bé yêu gia đình, tất cả các trò chơi thực hành trải nghiệm đều dựa vào chủ đề: Bé yêu
gia đình như: Trò chơi: Hóa trang cùng bé
* Yêu cầu:
- Trẻ biết cách hóa trang thành các thành viên trong gia đình
- Trẻ trả lời rõ ràng mạch lạc các thành viên trong gia đình
- Trẻ thể hiện đúng vai chơi
* Chuẩn bị: Tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu như: xốp bi tít màu trắng, màu
đen, lá cọ, lá chuối, tre nứa, màu nước, các loại giấy báo, bìa hộp, giấy gói hoa, quà....
* Tiến hành: - Tôi cho trẻ hát một bài hát: Cả nhà thương nhau
- Cho trẻ tự kể về các thành viên trong gia đình trẻ: Tên gọi, đặc điểm, công
việc...sau đó cho trẻ hóa trang thành các thành viên mà trẻ yêu thích

Ví dụ như: Trẻ hóa trang thành ông: Trẻ cắt xốp bi tít làm râu, tóc, dùng giấy
màu xé dán làm các nếp nhăn, dùng tre làm gậy, giấy gói hoa làm khăn quấn...
Đối với các thành viên khác cũng thế, trẻ rất hứng thú khi được hóa trang
Sau đó tôi nhận xét và đánh giá trẻ, cho trẻ kể chuyện sáng tạo về các thành
viên trong gia đình bằng cách cho trẻ đóng vai và tự kể về các thành viên đó với nhau.
Cứ như thế khả năng phát triển tư duy, óc sáng tạo của trẻ càng phong phú
Ngoài trò chơi đó tôi còn thiết kế các trò chơi khác như: Tìm hiểu sự lớn lên
của bé, gia đình bé có bao nhiêu người, bé đóng vai gì, Bé tập làm người lớn, thử tài
khéo tay, Bé làm được gì?.....
Bước sang chủ đề: “Ngôi nhà của bé”
Tôi bám vào chủ đề và thiết kế các trò chơi như: Thử tài của bé, Tìm hiểu tác
dụng của ngôi nhà, chăm sóc ngôi nhà nhà bé, nhà được làm từ gì? Sắc màu của bé....

18


Đối với chủ đề: “Một số đồ dùng trong gia đình” như trò chơi: Làm một số đồ
dùng trong gia đình, bé sắp xếp đồ dùng gia đình, tìm hiểu tác dụng của đồ dùng gia
đình, đồ dùng gia đình làm từ nguyên liệu gì?...
Đối với chủ đề: “Nhu cầu của gia đình” các trò chơi như: Bé tập làm nội trợ,
thử tài làm bánh, bé chăm sóc vườn rau, sở thích của bé, gia đình đi tham quan, góc
thư giãn, nhu cầu nước trong gia đình bé. Tiết kiệm điện gia đình...
Tóm lại: Tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm ở trường mầm non là một trong
những vấn đề quan trọng luôn luôn phải đề cập đến và càng ngày càng phải được
nâng cao cả về chất lượng cũng như tầm nhận thức của trẻ, phải được sự ủng hộ, đóng
góp của toàn xã hội chung tay vì một lương lai của con em xã nhà.
- Phương pháp thực hiện của bản SKKN: Để bản sáng kiến kinh nghiệm đạt kết
quả cao tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp khảo sát, trực quan, dùng
lời, giảng giải, trao đổi, tuyên truyền, thực hành, đánh giá, nêu gương...
- Khả năng ứng dụng của bản sáng kiến: Hiện tại tôi đã áp dụng đề tài sáng

kiến này ở lớp tôi và tôi nhận thấy hiệu quả của bản sáng kiến rất cao ngoài ra bản
sáng kiến còn áp dụng cho các lớp khác thực hiện.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả:
Sau khi áp dụng một số biện pháp trên tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
* Kết quả của lớp: Trong năm học vừa qua nhà trường đánh giá lớp tôi xếp
loại tốt, lớp thực hiện về chuyên đề xếp loại tốt.
* Đối với chất lượng trẻ:
- 100% Trẻ hứng thú, phấn khởi thích tham gia vào hoạt động thực hành trải
nghiệm. Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin, nói rõ ràng mạch lạc
Kết quả cuối năm như sau:
TT

Nội dung

Số trẻ
được
khảo sát

1

Trẻ hứng thú tham gia
thực hành trải nghiệm

23

2

Trẻ thực hành trải
nghiệm có hiệu quả


23

Kết quả cuối năm học
2013 - 2014
Đạt

Chưa đạt

23 trẻ

0 trẻ

Đạt tỷ lệ 100%

Đạt tỷ lệ 0 %

20 Trẻ

3 Trẻ

Đạt tỷ lệ 87 %

Đạt tỷ lệ 13 %
19


3

Trẻ trả lời rõ ràng, mạch

lạc

23
23

4

Trẻ có tư duy, óc sáng
tạo trong khi thực hành,
trải nghiệm

23

5

Trẻ biết cách sử dụng
các loại đồ dùng, đồ chơi
có hiệu quả.

19 Trẻ

4 trẻ

Đạt tỷ lệ 83 %

Đạt tỷ lệ 17%

18 trẻ

5 trẻ


Đạt tỷ lệ 78 %

đạt tỷ lệ 22 %

22 Trẻ

1 trẻ

Đạt tỷ lệ 96 %

Đạt tỷ lệ 4 %

* Đối với giáo viên:
- Bản thân tôi có kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy trong hoạt động tổ chức
cho trẻ thực hành trải nghiệm trong chương trình, mở rộng thêm vốn hiểu biết, có
phong cách giảng dạy tốt.
* Đối với phụ huynh:
- Có nhận thức đúng về ngành học, quan tâm đến con em mình hơn và tạo
nguồn kinh phí và nguyên vật liệu cho trường và lớp thực hiện tốt chuyên đề.
2. Bài học kinh nghiệm
Từ những việc làm cụ thể và những kết quả đã thực hiện tôi rút ra một số bài
học kinh nghiệm để thực hiện tốt hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm này:
- Phải nắm chắc khả năng nhận thức của trẻ để đề ra 1 số biện pháp khắc phục
phù hợp.
- Muốn giúp trẻ học tốt thì giáo viên phải chủ động lên kế hoạch tổ chức cho
trẻ thực hành trải nghiệm
- Không ngừng học tập, sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
thiết kế, tìm ra các trò chơi mới lạ nhằm thu hút trẻ tham gia hoạt động.
- Luôn tạo ra môi trường hoạt động mới, phong phú, hấp dẫn cho trẻ thực

hành trải nghiệm
- Đặc biệt giáo viên phải luôn luôn biết sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức,
phong cách lên lớp của mình.
- Phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh để thu gom đồ dùng, nguyên
phế liệu địa phương và nguyên liệu thiên nhiên phục vụ hoạt động thực hành trải
nghiệm cho trẻ.

20


- Bản thân phải luôn có tinh thần tự gác học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, biết tự sáng tạo thiết kế các trò chơi mới cho trẻ thực hành trải
nghiệm.
* Kiến nghị đề xuất
Để thực hiện tốt việc tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm trong chương trình
giáo dục mầm non tôi kính mong:
- Phòng giáo dục và đào tạo mở thêm các lớp tập huấn cho giáo viên về chuyên
đề tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm và thiết kế các trò chơi cho trẻ thực hành trải
nghiệm
- Tham mưu xây dựng thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng học tạo điều
kiện thuận lợi cho trẻ thực hành trải nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải
nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra đươc trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến xây dựng của hội đồng xét duyệt để bản sáng kiến kinh
nghiệm được hoàn thiện hơn.

21


nó mang lại không khí trong lành, ánh nắng, sự thỏa mãn về nhu cầu vận động,

nhu cầu tiếp nhận thông tin qua khám phá, để xây dựng và hình thành môi trường
hoạt động cho trẻ trải nghiệm. Nó giúp trẻ khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ,
hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ xung. Vậy
thực tế ở lớp tôi có những điểm thuận lợi đó là:

22



×