Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

BÁO cáo THỰC tế PHIÊN tòa sơ THẨM vụ án HÌNH sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.85 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA LUẬT
------

BÁO CÁO THỰC TẾ
TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Giảng viên hướng dẩn: ThS Đặng Thị Phương Linh
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Học kỳ II Năm học 2013-2014
Thứ 6 tiết 6, 7, 8.

Vinh, tháng 04/2014


MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
Cũng như sinh viên các khoa, các ngành khác nhau, sinh viên Khoa
Luật trường đại học Vinh nói chung và sinh viên nhóm 7 Luật tố tụng hình
sự chúng em nói riêng, đã và đang tích cực thực hiện tốt phương châm “ học
đi đôi với hành ”. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học của mỗi
chúng ta ngày nay.


Trước hết chúng ta cần phải tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong
sách vở, trao dồi kiến thức cho nhau, từng lúc cập nhập hóa sự hiểu biết của
mình. Sau đó mới làm, thực hành, áp dụng kiến thức, lý thuyết đó vào thực
tiễn đời sống.
Học ngành luật có nhiều môn đòi hỏi phải có tính thực tế cao, trong
đó có môn Luật tố tụng hình sự là điển hình. Chỉ khi thực hành thì chúng ta
mới hiểu được các giai đoạn tố tụng một vụ án được áp dụng như thế nào
trong quá trình xét xử.
Trong thời gian học lý thuyết ở trường nhóm chúng em đã cố gắng
tranh thủ thời gian đi đến Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, Tòa án Thành phố
Vinh để tham gia xem các cơ quan có thẩm quyền như: cơ quan Công An,
Toà án và Viện kiểm sát thực hiện quá trình điều tra, truy tố, xét xử với
những thủ tục cụ thể, đặc biệt là quá trình xét xử với nhiều vụ án từ đơn
giản đến phức tạp, nhiều tình tiết tranh cải hấp dẫn. Đến đó để chúng ta hiểu
được rằng học lý thuyết một quá trình lĩnh hội, cần thiết nhưng vẫn chưa đủ
mà còn phải thực hành, thực tế nhiều hơn.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế và hạn
chế về nhận thức, nhưng sau một thời gian đến Tòa, quan sát, theo dõi quá
trình xét xử của các cơ quan có thẩm quyền, nhóm chúng em đã tiếp thu
được nhiều kiến thức mang tính thực tế, hiểu được thực tế là như thế nó khác
với học lý thuyết ở trường, những kiến thức đó không chỉ có ích cho môn


học này mà còn có tính định hướng cho mỗi chúng ta sau khi tốt nghiệp ra
trường và khi đi làm.
Đến đó nhóm chúng em đã được tận mắt chứng kiến nhiều vụ án với
nhiều loại tội phạm khác nhau như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hiếp dâm
trẻ em, Mua bán trái phép chất ma túy, Cướp tài sản, Giết người, . . . và cũng
từ đó mà nhóm chúng em đã nhận thức được tình hình tội phạm trong xã hội
ngày càng tăng, ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm, về nghĩa vụ của bản thân

đối với công việc và xã hội.
Để hiểu rõ hơn về quá trình, thủ tục xét xử tại phiên tòa, nhóm chúng
em xin được phân tích, làm rõ trình tự xét xử một vụ án, cụ thể là phiên tòa
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo cáo trạng 125 ngày 06/11/2013 đối với bị
cáo: Phạm Thanh Long về tội giết người được quy định tại Điểm g, Khoản
1, Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, ngày xét xử: 19/03/2014 tại Tòa án Tỉnh Nghệ An


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC
XÉT XỬ SƠ THẨM TẠI PHIÊN TÒA.
I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÉT XỬ
SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ.
1. Khái niệm.
Giai đoạn Xét xử là giai đoạn trung tâm và quan trọng nhất của hoạt
động Tố tụng, mà trong đó cấp Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy
định của pháp luật Tố tụng hình sự tiến hành:
1) Áp dụng các biện pháp chẩn bị xét xử.
2) Đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm để xem xét về tính
chất vụ án, đồng thời trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của
hai bên ( buộc tội và bào chữa) phán xét về vấn đề tính chất tội phạm (hay
không) của hành vi, có tội (hay không) của bị cáo (hoặc xét xử vụ án theo
thủ tục phúc thẩm- nếu bản án hay quyết định sơ thẩm đã được tuyên và
chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị hoặc kiểm tra
tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp
luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm- nếu bán án hay quyết định
đó bị kháng nghị) và cuối cùng tuyên bản án (quyết định) của Tòa án cò
hiệu lực pháp luật nhằm giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự một cách
công minh và đúng pháp luật, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục.

Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ
sơ vụ án hình sự (với quyết định truy tố bị can tại Tòa án kèm theo bản cáo
trạng do Viện kiểm sát chuyển sang và kết thúc bằng một bản án (quyết
định) có hiệu lực pháp luật của Tòa án.


2. Ý nghĩa
- Xét xử là chức năng quan trọng nhất của Tòa án nói riêng và của
toàn bộ quá trình tố tụng hình sự nói chung nhằm áp dụng các biện pháp
cần thiết do luật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ
các quyết định mà coe quan Điều tra và Viện kiểm sát đã thông qua trước
khi chuyển vụ án hình sự sang tòa án, nhằm loại trừ những hậu quả tiêu cực
do các sơ xuất, sai lầm hoặc sự lạm dụng bị bỏ lọt trong ba giai đoạn tố tụng
hình sự trước đó (khởi tố, điều tra và truy tố), chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử,
hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ (hay tạm đình chỉ) vụ án;
- Bằng việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (nếu bản án hay quyết định
chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị) thông qua quá trình
điều tra trực tiếp tại phiên tòa, trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai va dân
chủ của các bên, Tòa án với tính chất là cơ quan trọng tài kiểm tra lại và
đánh giá một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ các chứng cứ, các tình
tiết của vụ án hình sự để giải quyết về bản chất nó - phán xét về vấn đề tính
chất tội phạm (hay không) của hành vi, có tội (hay không) của bị cáo hoặc
bằng việc kiểm tra tính hợp pháp và bản án theo trình tự giám đốc thẩm hoặc
tái thẩm (nếu bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị),
nhằm đạt mục đích trong toàn bộ các giai đoạn tố tụng hình sự là tuyên một
bản án (quyết định) có hiệu lực pháp luật một cách công minh và đúng pháp
luật, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục tránh bỏ lọt tội phạm và kết oán
oan người vô tội.
Xét xử là một giai đoạn tố tụng hình sự trung tâm và quan trọng để
cường pháp chế, bảo vệ các quyền tự do của công dân trong các giai đoạn

xét xử của Tòa án nói riêng và toàn bộ hoạt động tư pháp hình sự của Nhà
nước nói chung, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống
tội phạm trong toàn xã hội, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp


phần có hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong
toàn xã hội.
II. THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN
1. Khái niệm và căn cứ xét xử sơ thẩm của Tòa án
1.1. Khái niệm
Trong luật TTHS, thẩm quyền xét xử của Tòa án theo nghĩa rộng bao
gồm quyền xem xét và quyền giải quyết vụ án, ra bản án hoặc các quyết định
khác như quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Trong phạm vi của mục này, chúng ta chỉ nghiên cứu thẩm quyền xét
xử của Tòa án theo quy định tại Chương XVI của BLTTHS, tức là thẩm
quyền về hình thức (xem xét vụ án) theo đó:
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm là quyền mà pháp luật quy định cho phép
tòa án được xét xử sơ thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội, nơi thực hiện tội phạm
hoặc nơi khác theo quy định của pháp luật
1.2. Căn cứ quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án
Việc quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án cần phải dựa vào các căn
cứ sau:
Đường lối chính sách của Đảng.
Nguyên tắc cơ bản của luật TTHS.
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Tính nghiêm trọng phức tạp của tội phạm
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thẩm phán cũng như điều tra của
viện kiểm sát.
Biên chế và cơ sở vật chất.

Tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm
2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự.


Điều 170. Thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ
thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến
tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219,
221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ
luật hình sự.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử
sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền
của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ
án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
Điều 171. Thẩm quyền theo lãnh thổ
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm
được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi
khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có
thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án
nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu
không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy
trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh xét xử.

Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa
án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết
định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.


Điều 172. Thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu bay
hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động
ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam
Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải
Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay
hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.
Điều 173. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của
các Tòa án khác cấp
Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét
xử của Tòa án cấp trên, thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.
Điều 174. Chuyển vụ án
Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển
vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài
phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu
do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
Chỉ được chuyển vụ án cho Tòa án khác khi vụ án chưa được xét xử.
Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án Tòa án quyết định.
Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên thì
vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền.
Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định.
Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Tòa
án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những
người có liên quan trong vụ án.
Điều 175. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử

1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa
án cấp trên trực tiếp quyết định.


2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án
nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
nhau, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra
quyết định.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân
dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
III. C H UẨ N B Ị XÉT XỬ.
1. T hờ i h ạn ch u ẩn bị xét xử
Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên
tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của
những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc
mở phiên tòa.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn
mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm
rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ
ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải
ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia
hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội
phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày
đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc
gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm

sát cùng cấp.


Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra
xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì
Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười
lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên
tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Nghiên cứu hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang và vào sổ
thụ lý thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa và hội thẩm nhân
dân nghiên cứu ngay hồ sơ vụ án trước khi xét xử. Khi nghiên cứu hồ sơ cần
làm sáng tỏ những vấn đề sau:
- Vụ án có thuộc thẩm quyền hay không?
- Đã có đủ chứng cứ làm sáng tỏ nội dung vụ án hay chưa?
- Việc điều tra có đúng với quy định của pháp luật hay không?
- Hành vi mà bị cáo bị truy tố có cấu thành tội phạm hay không?
- Có cần áp dụng hủy bỏ hay thay đổi biện pháp ngăn chặn không?
- Đã thu giữ đầy đủ tang vật chưa? có cần các biện pháp đảm bảo bồi
thường không?
- Có lý do để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không...?
Hồ sơ vụ án gồm nhiều tài liệu nên việc nghiên cứu thường bắt đầu từ
bản cáo trạng - là căn cứ để tiến hành phiên tòa tất cả các giấy tờ, tài liệu
khác cần nghiên cứu đối chiếu với nội dung của bản cáo trạng không được
bỏ sót bất kỳ tài liệu nào
Khi nghiên cứu hồ sơ, thẩm phán cần ghi chép những dữ kiện của vụ
án là cơ sở cho việc vạch kế hoạch thẩm vấn tại phiên tòa
Sau khi nghiên cứu hồ sơ thẩm phán cần phải xây dựng xét hỏi, tập
trung làm sáng tỏ các yếu tố của chứng cứ, dự kiến những diễn biến khác



nhau có thể xảy ra tại phiên tòa và có phương án giải quyết phù hợp. Kế
hoạch xét hỏi phải tập trung làm sáng tỏ nội dung cơ bản sau:
- Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những
tình tiết khác.
- Bị cáo có phải là người thực hiện hành vi phạm tội hay không; có lỗi
hay không có lỗi, có năng lực trách nhiệm hình sự không, mục đích hoặc
động cơ phạm tội;
- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo
và những đặc điểm về nhân thân của bị cáo;
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
- Nội dung xét hỏi cần được lên kế hoạch trước và ghi vào kế hoạch
xét hỏi;
- Dự kiến những diễn biến khác nhau có thể xảy ra tại phiên tòa và
hướng giải quyết phù hợp;
- Cần dự kiến thời gian xét xử hợp lý.
Qua nghiên cứu hồ sơ nếu xét thấy cần thiết tòa án và Viện kiểm sát
có thể chủ động trao đổi với nhau trong các trường hợp sau:
- Khi tòa án thấy cần trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung
- Khi tòa án thấy cần đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
- Khi cần nhập hoặc tách vụ án.
- Khi cần chuyển vụ án cho tòa án khác giải quyết.
- Khi chuẩn bị xét xử vụ án điểm hoặc vụ án phức tạp.
Thành phần tham gia trao đổi gồm có: Thẩm phán được phân công
chủ tọa phiên tòa, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, ngoài ra tùy từng vụ án
có thể mời thêm đại diện cơ quan điều tra, giám định viên tham gia
3. Những quyết định của Tòa án khi chuẩn bị xét xử
a)Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Điều 179. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung



1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ
sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà
không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng
phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định
yêu cầu điều tra bổ sung.
2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện
kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết.
Trong trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề
mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án
vẫn tiến hành xét xử vụ án.
b) Quyết định tạm đình chỉ vụ án
Điều 180. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định
tại Điều 160 của Bộ luật này; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong
những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7
Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy
tố trước khi mở phiên toà.
Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm
đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo
thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại
khoản 3 Điều 164 của Bộ luật này.
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử
Điều 178. Nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử



Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ:
1. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của
bị cáo;
2. Tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát áp
dụng đối với hành vi của bị cáo;
3. Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
4. Xử công khai hay xử kín;
5. Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự
khuyết, Hội thẩm dự khuyết, nếu có;
6. Họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ tên Kiểm sát viên dự
khuyết, nếu có;
7. Họ tên người bào chữa, nếu có;
8. Họ tên người phiên dịch, nếu có;
9. Họ tên những người được triệu tập để xét hỏi tại phiên toà;
10. Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà.
d) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.
Điều 177. Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên
toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh
án hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định.
Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn
bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn
tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét
xử, thì Tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa
.4. Những việc làm cần thiết để chuẩn bị mở phiên tòa.
Điều 182. Việc giao các quyết định của Tòa án



1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại
diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi
mở phiên tòa.
Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra
xét xử và bản cáo trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện
hợp pháp của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết
tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối
cùng của bị cáo.
2. Quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án
phải được giao cho bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo; những người khác tham tố tụng thì được
gửi giấy báo.
3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm
đình chỉ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
phải được gửi ngay cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, trại tạm
giam nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
Điều 183. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa
Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập
những người cần xét hỏi đến phiên tòa.
IV. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN
TÒA
1. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục.
Điều 184. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
1. Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách
hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện
hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và



nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại
phiên tòa.
2. Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.
2. Thành phần hội đồng xét xử
Điều 185. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong
trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử
có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt
có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba
Hội thẩm.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển việc xét xử tại phiên tòa và
giữ kỷ luật phiên tòa.
3. Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm
Luật Tố tụng hình sự quy định những người sau đây cần có mặt tại
phiên tòa:
a) Kiểm sát viên
Điều 189. Sự có mặt của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Đối
với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai Kiểm sát viên có thể
cùng tham gia phiên tòa. Trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên
dự khuyết.
2. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt, bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên
dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và báo ngay cho
Viện kiểm sát cùng cấp.
b) Bị cáo
Điều 187. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa



1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án;
nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải theo thủ tục quy định
tại Điều 130 của Bộ luật này; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì
phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội
đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu
cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau
đây:
a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ởnước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ
đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.
c) Người bào chữa.
Điều 190. Sự có mặt của người bào chữa
Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có
thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa
án vẫn mở phiên tòa xét xử.
Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại
khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng
xét xử phải hoãn phiên tòa.
d) Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan.
Điều 191. Sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại
diện hợp pháp của họ



1. Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng
mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn
tiến hành xét xử.
2. Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét
xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
e) Người làm chứng.
Điều 192. Sự có mặt của người làm chứng
Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của
vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ởCơ
quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người
làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội
đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trong trường hợp người làm chứng được Toà án triệu tập nhưng cố ý
không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở
ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ
tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 134
của Bộ luật này.
f) Người giám định
Điều 193. Sự có mặt của người giám định
1. Người giám định tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.
2. Nếu người giám định vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử
quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
4. Thời hạn hoãn phiên tòa
Điều 194. Thời hạn hoãn phiên tòa


Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa theo quy định tại các điều 45,

46, 47, 187, 189, 190, 191, 192 và 193 của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn
phiên tòa sơ thẩm không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định
hoãn phiên tòa.
5. Giới hạn của việc xét xử.
Điều 196. Giới hạn của việc xét xử
Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà
Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.
Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm
sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ
hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
6. Rút gọn việc truy tố.
Trước khi mở phiên tòa, nếu xét thấy có căn cứ rút một phần hay toàn
bộ quyết định truy tố thì kiểm sát viên được phân công quyền công tố và
kiểm sát xét xử vụ án báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét và
quyết định. Việc rút quyết định truy tố phải được thực hiện bằng văn bản và
nêu rõ lí do. Nếu Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố thì tòa án ra
quyết định đình chỉ vụ án. Nếu viện kiểm sát rút một phần quyết định truy tố
thì hội đồng xét xử chỉ xét phần không bị rút truy tố.
Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, kiểm sát viên có thể rút toàn bộ hay một
phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn nhưng hội đồng
xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án. Nếu có tình tiết mới theo hướng có lợi
cho bị cáo làm thay đổi quyết định truy tố hoặc đường lối xét xử thì kiểm sát
viên quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Nếu kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi nghị án thì
hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày
ý kiến về việc rút truy tố đó. Khi nghị án, nếu có căn cứ xác định bị cáo có
tội thì hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ việc xét xử vụ án và kiến


nghj với viện kiểm sát cấp trên. Qua nghiên cứu hồ sơ và kiến nghị của tòa

án, nếu viện kiểm sát cấp trên thống nhất ý kiến với việc rút quyết định truy
tố của viện kiểm sát cấp dưới thì ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo
cho tòa án đã tạm đình chỉ vụ án đó biết. Nếu viện kiểm sát cấp trên nhất trí
với kiến nghị của tòa án thì ra quyết định hủy việc rút truy tố của viện kiểm
sát cấp dưới và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án đã tạm đình chỉ vụ án. Tòa án
thụ lí lại và xét xử trong thời hạn ba mươi ngày kẻ từ ngày thụ lí lại.
7. Nội quy phiên tòa và biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật
tự tại phiên tòa.
a) Nội quy phiên tòa.
Điều 197. Nội quy phiên tòa
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa, Thư ký Tòa án phải phổ biến nội quy
phiên tòa.
2. Mọi người ởtrong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội
đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người ởtrong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét
xử vào phòng xử án. Những người được Tòa án triệu tập để xét hỏi được
trình bày ý kiến và người nào muốn trình bày phải được chủ tọa phiên tòa
cho phép. Người trình bày ý kiến phải đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì
lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi để trình bày.
4. Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường
hợp được Tòa án triệu tập để xét hỏi.
b) Các biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật tự tại phiên tòa.
Điều 198. Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa
Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp, có thể bị
chủ tọa phiên tòa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt
giữ.


Người bảo vệ phiên tòa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi
hành lệnh của chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt

giữ người gây rối trật tự tại phiên tòa.
8. Việc ra bản án và các quyết định của tòa án.
Điều 199. Việc ra bản án và các quyết định của Tòa án
1. Bản án của Tòa án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không
phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo
luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm
sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án,
yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt
giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại phòng
nghị án và phải được lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và
thông qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản, nhưng phải được
ghi vào biên bản phiên tòa.
9. Biên bản phiên tòa.
Điều 200. Biên bản phiên tòa
1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của
phiên tòa và mọi diễn biến ở phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án.
Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
2. Những câu hỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên
bản
3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản
và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn
dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án,
người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những


người đó được xem biên bản phiên tòa, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi,
bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.



CHƯƠNG II. THỰC TIỂN ÁP DỤNG TẠI PHIÊN TÒA.
VỤ ÁN THỨ 1
I .NỘI DUNG BẢN ÁN

NỘI DUNG BẢN CÁO TRẠNG
Căn cứ các điều 36, điều 166, điều 167 Bộ luật tố tụng hình
sự
Căn cứ quy định khởi tố vụ án số 60 ngày 15/10/2013 và
quyết định khởi tố bị can số 224 ngày 16/10/2013 của cơ quan cảnh
sát điều tra Công an Nghệ An đối với Trịnh Phúc Đạt về tội giết
người quy định tại điều 93 Bộ Luật hình sự.
Vào khoảng 15 giờ 30 phút chiều ngày 14/10/2013, Nguyễn
Ngọc Anh sinh năm 1984, trú tại khối 7, phường Trung Đô, thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An gọi điện thoại cho anh Nguyễn Xuân Bình sinh
năm 1987, trú tại khối 2, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An. Đều là những người cùng làm nghề lái xe taxi về số 3 Hồ
Quý Ly, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để uống bia. Về đến đây anh
Nguyễn Ngọc Anh bảo anh Bình gọi điện thoại cho Trịnh Phúc Đạt
đến để uống bia. Anh Đạt đồng ý và điều khiển xe ôtô taxi Mai Linh
mang biển kiểm soát 29A 03827 đến quán ngồi uống bia. Tại đây anh
Bình và Trịnh Phúc Đạt có tranh luận với nhau về việc ai vào làm ở
hãng taxi trước, ai vào làm sau thì phải trả tiền uống bia. Kết quả,
Trịnh Phúc Đạt vào làm ở hãng xe taxi Mai Linh sau anh Bình nên đã
nói với mọi người là “ Mọi người cứ uống đi, cuộc bia ni Đạt trả”.
Khoảng 21 giờ tối cùng ngày mọi người gọi thanh toán tiền
Trịnh Phúc Đạt nói với anh Trần Anh Đức là: “ tao chỉ có 50 nghìn
đồng thôi khi nãy lỡ mồm, mi nói quân nớ góp với”. Thấy vậy, anh
Đức nói “ không có tiền răng khi nãy nói rứa? thôi vô đi thiếu mấy tao

góp cho ít”. Vào bàn ngồi Trịnh Phúc Đạt đặt lên 50 nghìn đồng và
nói với mọi người “ tao chỉ có 50 nghìn thôi ai có lòng hảo tâm thì
quyên góp cho ít, sau anh em tính sau vậy”. Nghe vậy anh Trần Anh
Đức đưa 100 nghìn đồng ra góp. Anh Nguyễn Ngọc Anh nói “ không
đứa mô phải góp cả, đứa mô thua thì phải trả, loại nhà mi không có
tiền thì thôi mi đừng có to mồm”, Trịnh Phúc Đạt nói “ loại bay sống


phải hiểu tao, đi hát kara tiền triệu tao có tiếc mô mà xé vé tao?”. Anh
Ngọc Anh chửi “ con mẹ mi nữa” rồi lấy ghế nhựa ném Trịnh Phúc
Đạt nhưng không trúng, sau đó anh Ngọc Anh đuổi đánh và lấy 2 cục
đá ném Trịnh Phúc Đạt nhưng không trúng. Sau đó được mọi người
can ngăn vào thanh toán tiền bia nên Trịnh Phúc Đạt và anh Ngọc
Anh bỏ đi.
Sau khi ra đến cầu Bến Thủy 2 anh Nguyễn Ngọc Anh gọi
điện thoại cho Trịnh Phúc Đạt nói “ Loại nhà mi mô rồi ra cầu Bến
Thủy 2 không tao giết, không ra thì mai gặp tao giết”. Trịnh Phúc Đạt
không nói gì, anh Ngọc Anh lại gọi điện thoại cho Trần Anh Đức ra
cầu Bến Thủy 2. Sau khi nhận điện thoại Trịnh Phúc Đạt liền điều
khiển xe ôtô taxi Mai Linh mang biển kiểm soát 29A 03827 đi đến
ngã tư trạm thu phí cầu Bến Thủy 2. Khi đi trên đường bê tông giáp
với ngã tư trạm thu phí cầu Bến Thủy 2 Trịnh Phúc Đạt nhìn thấy xe
ôtô taxi của anh Anh dựng sát đường nhựa đường vào trạm nên dừng
xe lại anh Anh mở cửa xe và đi xuống nhặt 2 cục đá. Lúc đó, Trịnh
Phúc Đạt nhìn thấy vậy liền điều khiển xe lên đường nhựa thì bị anh
Nguyễn Ngọc Anh ném đá trúng xe. Trịnh Phúc Đạt liền điều khiển
xe lùi lại húc trúng người anh Ngọc Anh, anh Ngọc Anh trườn ra
được nên không vấn đề gì. Sau khi húc trúng anh Ngọc Anh xong
Trịnh Phúc Đạt liền điều khiển xe tiến lên trạm thu phí cầu Bến Thủy
2 và vòng lại sát lại cầu sắt chia đường của trạm thu phí đầu xe quay

hướng về cầu Bến Thủy 1.
Chứng kiến từ đầu, anh Lê Văn An là công nhân trạm thu
phí cầu Bến Thủy 2 đứng gần đó liền nói với Trịnh Phúc Đạt “ bây lái
xe taxi với nhau răng lại đập nhau rứa? say rồi thì về đi, bạn bè nhau
cả”. Trịnh Phúc Đạt nói “ Kệ bầy tui, không phải việc của ông, em
không chết thì hắn chết”. anh Trần Anh Đức cũng có lời khuyên bảo
nhưng Đạt không nghe. Thấy vậy, anh Ngọc Anh chạy về phía xe Đạt
trên tay cầm 2 cục đá, Trịnh Phúc Đạt liền điều khiển xe về phía anh
Ngọc Anh chạy đến. Thấy vậy, anh Ngọc Anh liền ném 2 cục đá về
phía xe ôtô của Trịnh Phúc Đạt, Trịnh Phúc Đạt liền điều khiển xe lao
thẳng đâm vào anh Ngọc Anh, làm anh Ngọc Anh văng lên nắp capô
của xe ôtô và rơi xuống đường, khi anh Ngọc Anh đang bò đây thì
Trịnh Phúc Đạt liền điều khiển xe ôtô quay trở lại tiếp tục đâm thẳng
vào người anh Ngọc Anh. Anh Ngọc Anh bị cuốn xuống gầm xe và
nằm bất động trên đường, Trịnh Phúc Đạt tiếp tục điều khiển xe chạy
vòng lại dằn lên người anh Ngọc Anh. Sau đó, điều khiển xe ôtô đi
thẳng đường tránh Vinh lên công an huyện Thanh Chương để đầu thú
về hành vi phạm tội của mình. Còn anh Ngọc Anh được mọi người
đưa đi cấp cứu nhưng bị chết.


Theo biên bản giám định pháp y số 136, ngày 21/10/2013
của phòng cảnh sát hình sự Công an Nghệ An kết luận: anh Nguyễn
Ngọc Anh chết do đa chấn thương, vỡ xương hộp sọ và xuất huyết
não. Tại bản kết luận giám định pháp y số 66, ngày 21/10/2013 phòng
hình sự Công an Nghệ An kết luận: máu nạn nhân được gửi tới thuộc
nhóm máu O, chất màu nâu thu tại hiện trường không phải máu người,
chất màu nâu thu tại bờ sông được đánh số 1 gửi tới giám định là máu
người thuộc nhóm máu O, chất màu nâu tại nắp capô được đánh số 2
gửi tới giám định là máu người

Về dân sự, chị Nguyễn Thị Thắm sinh năm 1992 trú tại khối
7, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là vợ của anh
Nguyễn Ngọc Anh yêu cầu bị cáo Trịnh Phúc Đạt bồi thường thiệt hại
165 triệu đồng . đến nay gia đình đã khắc phục số tiền là 165 triệu
đồng. Công ty THHH Mai Linh không yêu cầu đền bù thiệt hại về
chiếc xe ôtô Mai Linh mang biển kiểm soát 29A 03827 và các thiệt
hại khác liên quan.
Căn cứ vào các chứng cứ và tình tiết nêu trên kết luận:
Khoảng 19 giờ ngày 14/10/2013 do mâu thuẫn với nhau nên
anh Nguyễn Ngọc Anh đã hẹn anh Trịnh Phúc Đạt đến cầu Bến Thủy
2 để đánh nhau. Trịnh Phúc Đạt điều khiển xe ô tô mang biển kiểm
soát 29A 03827 đi đến khu vực trạm thu phí cầu Bến Thủy 2 gặp anh
Nguyễn Ngọc Anh và anh Nguyễn Ngọc Anh đã dùng đá ném vào xe
của anh Đạt. Đạt đã dùng xe ôtô đâm thẳng vào anh Nguyễn Ngọc
Anh 2 lần làm anh nằm bất động trên đường. Sau đó Trịnh Phúc Đạt
tiếp tục cho xe đằn lên người Nguyễn Ngọc Anh , hậu quả anh
Nguyễn Ngọc Anh chết trên đường đi cấp cứu.
Hành vi của Trịnh Phúc Đạt đã phạm vào tội giết người cần
phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật để răn đe giáo dục và
phòng ngừa chung.
Như vậy đủ cơ sở để kết luận bị can Trịnh Phúc Đạt phạm
tội như sau:


×