Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn GIÁO dục học đại CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.1 KB, 17 trang )

8. ĐỀ CƯƠNG MÔN GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
BÀI 1: Những vấn đề chung của giáo dục học
Khái niệm:
Giáo dục là hiện tượng truyền đạt vfa lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội
của các thế hệ con người về mục đích giáo dục là sự định hướng của thế hệ
đi trước đối với sự phát triển của thế hệ tiếp theo về phương thức đối với
mỗi cá nhân giáo dục là cơ hội để học hỏi tiếp thu và thành đạt tránh được
những mò mẫm vấp váp đối với nhân loại giáo dục là phương thức bảo tồn
và phát triển kho tàng tri thức văn hóa xã hội.
Tính chất của giáo dục:
Nghiên cứu giáo dục với tư cách là hiện tượng xã hội ta thấy giáo dục có các
tính chất sau:
+tính nhân bản “ giáo dục là một hiện tượng chỉ có ở xã hội loài người”
+ tính phổ biến “ giáo dục xuất hiện gắn bó cùng với sự phát triển của lịch
sử loài người
+tính vĩnh hằng “khi nào còn tồn tại laoì người khi đó có giáo dục’
+ tính lịch sử “giáo dục ra đời do nhu cầu của lịch sử giáo dục bị quy định
bpửi trình độ phát triển của lịch sử xã hội
+ tính dân tộc “ điều này được thể hiện rõ nét trong sản phẩm giáo dục nền
giáo dục quốc gia nào mang đậm bản sắc của quốc gia đó”
Kết luận: giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người nhờ
có giáo dục mà các thế hệ loại người nối tiếp nhau phát triển tinh hoa văn
hóa nhân loại tinh hoa văn hóa của cộng đồng dân tộc và nền văn minh của
nhân loại được kế thừa bổ sung từ đó xã hội loài người không ngừng phát
triển
2 chức năng của giáo dục
Giáo dục có chức năng vô cùng quan trọng đầu tư phát triển giáo dục đã trở
thành quốc sách của nhiều quốc gia trong đó có việt nam.
Khi nghiên cứu giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt ta
nhận thấy giáo dục có hai chức năng cơ bản quan trọng là :
* Chức năng văn hóa xã hội


Giáo dục là một hiện tượng văn minh của nhân loại chức năng văn hóa của
giáo dục được thể hiện ở các mặt sau đây:
- giáo dục góp phần nâng cao dân trí
Giáo dục trực tiếp bồi dưỡng cho cá nhân học vấn đó là con đường nâng cao
dân trí xã hội


Một quốc gia có trình độ dân trí cao bao giờ cũng là một quốc gia có một
nền giáo dục mạnh thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân nhà nước đầu tư
phát triển giáo dục
Nhằm mục đích phát triển xã hội một cách bền vững.
Do vậy phát triển giáo dục được xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực để
phát triển kinh tế văn hóa xã hội việt nam
ở nước ta hiện nay đã có một hệ thống giáo dục đồng bộ từ mầm non đến đại
học công dân có nhiều điều kiện cơ họi học tập hơn trước vừa được hưởng
quyền lợi về giáo dục vừa thực hiện nghĩa vụ công dân của mình đó chính là
tiền đề để xây dựng một xã hội học tập trong đó mỗi người dân được tạo
thuận lợi học tập liên tục suốt đời
- Giáo dục phát hiện bồi dưỡng nhân tài
Nền giáo dục của bất cứ quốc gia nào thời đại nào cũng không chỉ hướng
vào việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực mà còn hướng vào phát hiện và
bồi dưỡng nhân tài.
Nhân tài là những nhân vật xuất chúng có năng lực trí tuệ đặc biệt có tầm
nhìn xa trông rộng giải quyết nhan chóng và có hiệu quả các vấn đề
Nhân tài là sự kết tinh tuyệt vời của chịn lọc tự nhiên và của giáo dục từ
những mầm mống tư chất về trí tuệ hay thể lực với một phương pháp tiên
tiến có thể sớm phát hiện để bồi dưỡng hết tài năng của con người ở nhiều
quốc gia trong đó có việt nam đều có rất nhiều chính sách trọng dụng và bồi
dưỡng nhân tài như vậy giáo dục có chức năng phát hiện và bồi dưỡng nhân
tài phát triển tiềm năng trí tuệ của con người đó là tiềm năng của mọi tiềm

năng tài sản vô giá của mọi dân tộc mọi thời đại
- Giáo dục định hướng phát triển nhân cách
con người từ lúc sinh ra là một thực thể tự nhiên đến khi trưởng thành trở
thành một nhân cách có bản chất xã hội chịu tác động bởi nhiều yếu tố
chủ quan khách quan trong đó giáo dục là yếu tố ảnh hưởng quan trọng
nhất giáo dục gia đình nhà trường và xã hội là một hệ thống được tổ chức
đặc biệt có mối liên hệ chặt chẽ với những tác động có định hướng nhằm
giúp thế hệ tre phát triển toàn diện sức khỏe trí tuệ đạo đức tình cảm...
- Giáo dục định hướng giáo dục hệ tư tưởng trong bất cứ một xã hội có
giai cấp nào giáo dục đêu được sử dụng như một công cụ giai cấp
thông qua giáo dục để truyền bá hệ tư tưởng ý thức chính trị pháp luật
đạo đức nhằm duy trì trật tự xã hội
- như vậy bằng nội dung giáo dục được chọn lọc bằng quy trình giáo
dục hợp lý với các phương pháp giáo dục tiên tiến nền giáo dục việt
nam định hướng cho thế hệ trẻ việt nam một hệ tư tưởng tiên tiến một
thế giwois quan khoa học để trở thành những công dân làm chủ đát
nước


• Chức năng kinh tế
chức năng kinh tế của giáo dục được hiểu là chức năng tham gia thúc
đẩy nền kinh tế phát triển điều này thể hiện rõ nét vafddaayf đủ nhất
trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội
nguồn nhân lực là toàn bộ năng lực trí tuệ thể lực và kĩ năng lao động của
đọi ngũ những người đang tham gia vào quá trình lao động xã hội trong
các lĩnh vực kinh tế văn hóa khoa học công nghệ và cả những người đang
được đào tạo sẵn sàng bổ sung thay thế cho lực lượng đã có làm cho nền
kinh tế xã hội phát triển một cách bền vững
trong bối cảnh xã hội hiện đại với nền khoa học công nghệ tiên tiến và
quá trình hội nhập quốc tế nhu cầu lao động xã hội rất đa dạng người lao

động phải được đào tạo có hệ thống trong nhà trường có kiến thúc sâu
rộng có nghiệp vụ tinh thông có phương pháp tư duy nang đọng sáng tạo
có khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới...
các trường dạy nghề các trường trung cấp chuyên nghiệp cao đẳng và đại
học đang tham gia vào quá trình đào tạo công nhân, nhân viên kỹ thuật
lành nghề..để đáp ứng nguồn nhân lực
đào tạo nguồn nhân lực chính là quá trình tái sản xuất sức lao động xã hội
nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời đại mới
mọi thành quả phát triển kinh tế xã hội không thể tách rời thành quả của
hệ thống giáo dục quốc dân
kết luận với các chức năng như trên ngày nay phát triển giáo dục được
nhận thức như là con đường quan trọng nhất để phát triển kinh tế văn hóa
xã hội đàu tư phát triển giáo dục chính là đàu tư cho phát triển bền vững
một loại đàu tư thông minh nhất trong các loại đầu tư của thế giới hiện
đại.
BÀI 2: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1. Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học
Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học chính là quá trình giáo dục hình
thành nhân cách cho thế hệ trẻ và quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho
xã hội
2. Nhiệm vụ của giáo dục học
giáo dục học là một chuyên nghành khoa học độc lập có đối tượng
phương pháp nghiên cứu và hệ thống các khái niệm phạm trù riêng do đó
giáo dục học có các nhiệm vụ sau đây:
- giải thích nguồn gốc phát sinh , quá trình phát triển và phân tích bản
chất của giáo dục với tư cách là hiện tượng xã hội đặc biệt
- khám phá các quy luật chi phối quá trình giáo dục chi phối sự phát
triển của hệ thống giáo dục quốc dân



- nghiên cứu mục tiêu giáo dục xây dựng lý thuyết về giáo dục và đào
tạo nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển giáo dục với phát triển
kình tế xã hội
- nghiên cứu tìm tòi các phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục
dạy học nghiên cứu ứng dụng các phương tiện kỹ thuật vào quá trình
giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
- nghiên cứu triển khai các lý thuyết giáo dục và thực tiễn cuộc sống
3.Một số khái niệm cơ bản của giáo dục học
Giáo dục:
Khi phân tích giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội ta thấy giáo dục
là hiện tượng văn minh chỉ có ở xã hội loài người về bản chất đó là quá trình
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ con người
Khi xem xét giáo dục dưới góc độ là một hoạt động ta thấy giáo dục có hai
nghĩa rộng vfa nghĩa hẹp
Theo nghĩa rộng : giáo dục là quá trình tác ddooongj của nhà giáo duc lên
các đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách
toàn diện trí tuệ đạo đức thẩm mỹ thể chất kỹ năng lao động
Theo ngĩa hẹp giáo dục được hiểu là quá trình tác động của nhà giáo lên các
đối tượng giáo dục để hình thành cho họ ý thức thái độ và hành vi ứng xử
với cộng đồng
Đào tạo: đào tạo là quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực xã hội nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế văn hóa khoa học công nghệ đất nước
Đào tạo và giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình giáo
dục chúng ta vẫn tiến hành các hoạt động giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ
và ngược lại
Dạy học: dạy học là quá trình tổ chức điều khiển và hướng dẫn của giáo
viên nhằm giúp học sinh tích cực chủ động nắm vững kiến thức hình thành
kỹ năng thái độ tích cực theo mục tiêu của giáo dục và đào tạo
Giáo dưỡng: giáo dục nhân cách là quá trình bồi dưỡng hình thành những
phẩm chất toàn diện cho thế hệ trẻ

Giáo dục khoa học là quá trình bồi dưỡng cho học sinh với hệ thống kiến
thức khoa học và kỹ năng thực hành sáng tạo đó chính là quá trình giáo
dưỡng
Như vậy giáo dưỡng là quá trình bồi dưỡng học vấn cho học sinh được thực
hiện thông qua dạy học trong nhà trường
4. Mối quan hệ của giáo dục với các khoa học khác
Giáo dục học là một bộ phận quan trọng của khoa học giáo dục có mối quan
hệ chặt chẽ với các bộ môn khoa học khác về giáo dục và khoa học con
người


- với tâm lý học: Giáo dục dựa trên kết quả nghiện cứu về bản chất hiện
tượng tâm lý người quá trình và trạng thái tâm lý cá nhân và xã hội
đặc biệt là quy luật phát triên tâm lý lứa tuổi quy luật hình thành mục
đích động cơ học tập quá trình hình thành các khái niệm khoa học và
kỹ năng nghề nghiệp để đề xuất các nguyên tắc nội dung và phương
pháp giáo dục cho phù hợp với mục tiêu các bậc học nghành học
- với sinh lí học: giáo dục kế thừa các kết quả nghiên cứu về sinh lý học
lứa tuổi để đè xuất các nội dung và phương pháp giáo dục cho phù
hợp với đặc điểm lứa tuổi và theo yêu cầu về vệ sinh học đường
- với đạo đức học: Giáo dục học dựa trên các nghiên cứu về bản chất
các quy luật hình thành các chuẩn mực đạo đức xã hội để tìm ra các
phương pháp giáo dục học sinh cho phù hơp với yêu cầu của thời đại
- với mỹ học: giáo dục kế thừa các kết quả nghiên cứu về bản chất cái
đẹp quy luật nhận thức thưởng ngoạn đánh giá và sáng tạo cái đẹp
trong cuộc sống đẻ từ đó đề xuất các con đường về nội dung giáo dục
thẩm mỹ cho học sinh
- với phương pháp dạy học bộ môn: Giáo dục học là cơ sở lý luận của
quá trình tổ chức dạy học các môn học trong nhà trường và ngược lại
phương pháp dạy học các bộ môn là cơ sở khoa học và thực tiễn để có

thể khái quát tìm ra các quy luật của quá trình dạy học
5. phương pháp nghiên cứu giáo dục học
Phương pháp nghiên cứu giáo dục học là hệ thống cách thức mà các nhà
khoa học sử dụng để khám phá bản chất và các quy luật của quá trình giáo
dục nhằm ứng dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống
Các phương pháp nghiên cứu giáo dục học chia thành 3 nhóm chính:
• Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu khoa học giáo dục có thể bắt đầu từ việc thu thập các thông
tin về quá trình giáo dục từ các nguồn tài liệu lý thuyết như sách chuyên
khảo tạp chí khoa học các văn kiện tài liệu lịch sử và hồ sơ lưu trữ thông
tin trên mạng internet các thông tin tài liệu này được phân tích so sánh hệ
thống hóa tổng hợp khái quát để rút ra những thông tin mới kết luận mới
Như vậy các phương pháp nghiên cứu lý thuyết trong giáo dục gồm:
So sánh phân loại hệ thống hóa khái quát hóa ...thông tin khoa học giáo
dục ,giả thuyết , mô hình lý thuyết ...
• Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
nghiên cứu giáo dục ta có thể tiến hành bằng cách trực tiếp phân tích các
đối tượng giáo dục đang diễn ra trong thực tế cuộc sống xã hội nhà
trương và gia đình


- quan sát giáo dục là quá trình tri giác các đối tượng giáo dục quan sat
có thể tiến hành trực tiếp hay dán tiếp với một chương trình chủ động
nhằm phát hiên những biến đổi và các xu hướng phát triển của ác dối
tượng giáo dục trong những điều kiện cụ thể
- Điều tra giáo dục là quá trình khảo sát đối tượng nghiên cứu một cách
có hệ thống trên một diện rộng nhằm xác đính sự phân bố của chúng
về mặt định tính và định lượng để xác định đặc điểm và quy luật phát
triển của đối tượng
Có hai loại điều tra cơ bản là điều tra xã hội học và điều tra cơ bản

- nghiên cứu sản phẩm giáo dục là phương pháp phân tích các thành
quả hoat động của giáo viên và học sinh trong nhà trường để phát hiện
trình độ nhận thức phương pháp và chất lượng hoạt động của họ nhằm
tìm giải pháp nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục
- thực nghiệm giáo dục là phương pháp nghiên cứu chứng minh tính
chân thực của một giả thuyết giáo dục.trên cơ sở một giả thuyết với
những yếu tố mới, nhưng điều kiện khác thường các nahf khoa học
đưa vào thử nghiệm trong thực tiễn nếu thực tiễn khẳng định gải
thuyết có nghĩa là giả thuyêt trở thành lý thuyết khao học mới.
- phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục là phương pháp phân tích
những thành tựu hay thất bại của một sự kiện giáo dục trong một thời
điểm ở một địa phương nào đó để tìm ra nguyên nhân để từ đó có
những kết luạn thỏa đáng về sự kiện đó
- phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của đội
ngũ chuyên gia có trình độ cao đẻ dánh giá một công trình khoa học
giáo dục hay phân tích một sự kiện nhằm tìm ra những giải pháp tối
ưu cho sự kiện giáo dục đó
• Nhóm phương pháp hỗ trợ
toán học và máy tính được sử dụng rộng rãi ở nhiều mức độ khác nhau
- Một là sử dụng các lý thuyết toán học các phwuowng pháp logich để
xác định các thông số liên quan tới đối tượng nghiên cứu nhằm tìm ra
quy luật vận động của các đối tượng đó mục đích sửu dụng toán học
là đảm bảo cho qua trình suy
- diễn được triệt để và nhất quán.
- Hai là dùng toán thống kê để xử lý số liệu thu được từ các phương
pháp khác nhau để khẳng định độ tin cậy của các đối tượng nghiên
cứu
- Ba là dưới sự hỗ trợ của máy tính các nhà khoa học đang sử dụng các
phần mềm thí dụ như phần mềm spss để xử lý các số liệu điều tra hay
thwucj nghiệm khoa học từ đó cho ta những kết luận khoa học đáng

tin cậy


Kết luận: Trong nghiên cứu giáo dục học các nhà khoa học lựa chọn và sử
dụng các phương pháp tùy theo mục đích nội dung và đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu trong một đê tài khoa học thường sửu dụng phối hợp một
nhóm các phương pháp nhằm kiểm tra lẫn nhau bổ sung cho nhau để tìm ra
các kết quả khách quan chân thực

BÀI 3: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
* Nhân cách và sự phát triển nhân cách
Khái niệm nhân cách: mỗi con người sinh ra trước hết là một thực thể tự
nhiên một bộ phận của vũ trụ cũng như muôn loài con người chịu sự chi
phối của các quy luật của tự nhiên tuy nhiên mỗi con người lại được sinh ra
được nuôi dưỡng và giáo dục trong một gia đình sống ở một địa phương
trong một đất nước có quan hệ giao lưu mật thiết với cộng đồng xã hội cho
nên sự phát triển của con người chịu ảnh hưởng của một nền văn hóa xã hội
qua hoạt động và giao lưu tâm lý ý thức của con người được hình thành và
phát triển, tất nhiên sự phát triển đó bị chi phối bởi những quy luật tâm lý ý
thức xã hội.
Hai mặt tự nhiên và xã hội luôn tồn tại trong sự phát triển của con người con
người vừa có bản năng sinh vật vừa có tâm lý ý thức xã hội
Một con người khi đại diện cho loài người đó là một cá thể khi sống trong
một tập thể một cộng đồng đó là một cá nhân khi là chủ thể hoạt động tích
cực trở thành một nhân cách
Từ những phân tích trên ta có thể định nghĩa nhân cách là tổ hợp những đặc
điểm những thuộc tính tâm lý cá nhân thể hiện bản sắc cá nhân và giá trị xã
hội phù hợp với yêu cầu của xã hội và thời đại
Mục đích của giáo dục việt nam là hình thành nhân cách toàn diện cho thế
hệ trẻ những người lao động tương lai của xã hội có sức khỏe có trí tuệ có

tâm hồn trong sáng biết yêu thương cộng đồng nhân loại có ý thức công dân
và có khả năng lao động sáng tạo nhằm đáp ứng những yêu cầu của thừoi kỳ
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
* sự phát triển nhân cách
Sự phát triển nhân cách là quá trình phát triển trưởng thành của con người về
tâm lý ý thức song song với quá trình phát triển về thể chất theo đặc trưng
lứa tuổi .
- sự phát triển thể chất của con người là sự tăng trưởng phát triển sinh học là
sự hoàn thiện về các cơ quan chức năng như hệ vận động hệ thần kinh hệ bài
tiết hệ sinh dục hệ tuần hoàn theo quy luật phát triển của sinh giới.


- sự phát triển về tinh thần ý thức là những biến đổi các chức năng tâm lý
của cá nhân thể hiện qua nhận thức tình cảm thái độ và hành vi của con
ngườitheo quy luật phát triển tâm lý, ý thức……sự phát triển của con người
từ lúc sinh ra đến lúc tuổi già diễn ra theo các giai đoạn sau:
1 giai đoạn sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi tâm lý trẻ con được hình thành thông qua
giao lưu với cha mẹ,anh chị em trong gia đình bắt đầu có những biểu tượng
cảm tính về thế giới xung quanh.
2 giai đoạn trước tuổi đi học từ 1 đến 6 tuổi lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo hoạt
động chủ đạo của tre là vui chơi thông qua vui chơi và giao tiếp với bạn bè
và người lớn trẻ con phát triển nhanh về ngôn ngữ song song với sự phát
triển trí tuệ và tình cảm.
3. giai đoạn học tập ở trường phổ thông từ 6 đến 18 tuổi có 3 thời kỳ đặc
trưng:
Lứa tuổi nhi đồng từ 6 đến 11 tuổi ứng với tuổi học sinh tiểu học hoạt động
chủ đạo của trẻ em đã chuyển từ vui chơi sang học tập từ đó làm thay đổi
nêp sống của trẻ em thừoi kỳ này trẻ em phát triển nhanh về nhận thức cảm
tính bắt đầu hình thành ý thức học tập có nhu cầu giao lưu với bạn bè đã biết
kính trọng thầy cô giáo yêu quý cha mẹ anh chị em

Lứa tuổi thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi ứng với tuổi học sinh tHCS đây là
quãng thừoi gian mà trẻ em phát triển nhanh về thể chất nhưng chưa kịp phát
triển đầy đủ về tâm lý ý thức đó chính là tuổi dậy thì có những biểu hiện
khủng hoảng về tâm sinh lý các e còn nhỏ tuổi nhưng đã muốn vươn lên để
tự khẳng định mình ý thức học tập trí tuệ tình cảm phát triển rất nhanh
Lứa tuổi đầu thanh niên từ 16 đến 18 tuổi ứng với tuổi học sinh THPT thể
chất sinh lý tiếp tục hoàn thiện đã trưởng thành về giứoi tính như một người
lớn có khẳ nang sinh để tính tích cực và xã hội đã biểu hiện rõ nét các e đã
có định hướng chọn nghề và có ý thức phấn đấu học tập vì cuộc sống hạnh
phúc thành đạt trong tương lai
Lứa tuổi thanh niên từ 18 đến 30 tuổi mỗi cá nhân đã có những định hướng
giá trị nhân cách đã nhận thức được nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân trước
tập thể và cộng đồng xã hội có ý thức tư dưỡng phấn đấu biết chăm lo phấn
đáu chonhạnh phúc của bản thân gia đình tuy nhiên vẫn còn là tuỏi trê bồng
bột thiếu kinh nghiệm
Lứa tuổi trưởng thành từ 30 đến 50 tuổi cuộc sống gắn liền với lao động con
người đã có đầy đủ ý thức làm chủ bản thân làm chủ gia đình và xã hội. đây
là thời kỳ mà mỗi cá nhân có đóng góp nhiều nhất cho gia đình và xã hội
Ngừoi đứng tuổi từ 50 tuổi trở lên giàu kinh nghiệm sống vfa kinh nghiệm
lao động, xã hội, trinh phục thiên nhiên ý thức tính cách thói quen của cá
nhân đã bền vững tới mức vững chắc khó thay đổi


Sau 70 tuổi con người bước vào tuổi già đi vào quá trình lõ hóa sức khoe
khả năng lao động tri nhớ giảm sút cần được gia đình xã hội quan tâm chăm
sóc giúp đỡ
Như vậy sự phát triển nhân cách là một quá trình phức tạp chịu sự chi phối
của các quy luật tâm lý xã hội sự phát triển nhân cách khong phải lúc nào
cũng hài hòa cân đối giữa thể chất và tinh thần giữa ý thức và hành vi giữa ý
chý và tình cảm mà nó có nhiều mâu thuẫn xung đột do nhiều nguyên nhân

chủ quan và khách quan có thể kiểm soát và cả những yếu tố không thể kiểm
soát được phát triển nhân cách là quá trình biện chứng trong điều kiện kinh
tế văn hóa khoa học và công nghệ ngày nay trẻ em được nuôi dưỡng chăm
sóc tôt hơn trước đây sớm được tiếp úc với các nề văn hóa thế giới bằng các
phương tiện thông tin hiện đại đặc biệt là internet bị ảnh hưởng theo cả hai
chiều hướng tích cực và không tích cực
2. các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Sự phát triển nhân cách của con người diễn biến trải dài theo thời gian trong
không gian với những hoàn cảnh điều kiện xã hội nhất định sự phát triển
chịu sự chi phối bởi các yếu tố sau:
* yếu tố sinh học
Trẻ em sinh ra là một thực thể tự nhiên ngay từ lúc lọt lòng đã có những
đặc điểm sinh học cá thể ta gọi là đặc điểm bẩm sinh di truyền Theo sinh
vật học hiện đại di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo
sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế
hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo
một cơ chế đã định sẵn.đặc điểm giải phẫu sinh lý cơ thể do di truyền
hình thành ngay từ trong bào thai của mẹ.hệ thần kinh và các cơ quan
cảm giác vận động đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc
điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con
đường di truyền trong đó có những đạc điểm về cấu tạo và các chức năng
của các giác quan và não những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp
cao cường độ tính cân bằng và linh hoạt của các quá trình thần kinh được
biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể tuy nhiên không thể kết luận
về vai trò quyết định di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lý
nhân cách. Tuy nhiên không thể kết luận về vai trò quyết định của di
truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách.
Để nhận thức đúng vai trò của bẩm sinh di truyền trong sự phát triển tâm
lý nhân cách ta cần phải thừa nhận một thực tế là mọi cơ thể bình thường
đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình hoạt động tâm

sinh lý của con người có khả năng bù trừ sự thiếu hụt của giác quan này
làm tăng tính nhạy cảm của giác quan khác.


Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh được bẩm sinh di truyền là
yếu tố cơ sở nền tảng và không thể thiếu được trong quá trình hình thành
nhân cách yếu tố bẩm sinh di truyền cùng những đặc điểm về thể chất sẽ
tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây những khó khăn nào đó trong quá trình
hoạt động.
Ví dụ : một người có thính giác nhạy bén sẽ tốt cho việc cảm thụ âm nhac
Tuy nhiên yếu tố sinh học cung ảnh hưởng nếu cơ thể khiếm khuyết một
phần nào đó của hệ thần kinh làm nhân cách không phát triển được
Bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách.
* yếu tố môi trường
Môi trường tự nhiên là tất cả các yếu tố vô sinh hữu sinh bào quanh trái đất
có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản và phát triển tòn vong của mọi sinh
vật trong đó có loài người
Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và sức
khỏe của con người vị trí địa lý tự nhiên khí hậu có thể là điều kiện thuận lợi
hay bất lợi đối với sức khỏ cuộc sống và hoạt động cảu con người
Môi trường =xã hội bao gồm các mối quan hệ xã hội đa dạng trong gia đình
nhà trường ngoài xã hội bè bạn đồng nghiệp cộng đồng dân cư có ảnh hưởng
rất lớn dến sự phát triển tâm lý ý thức trí tuệ tình cảm của cá nhân :
Gia đình là môi trường sống đầu tiên của đứa trẻ sinh ra nuôi dưỡng đúa trẻ
nếp sống gia đình, mối quan hệ tình cảm của các thành viên trình độ văn hóa
sự gương mẫu … ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ
Tập thể và tổ chức hoạt động của tập thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình
thành và phát triẻn nhân cách
Các nhóm bạn bè có ảnh hưởng hằng ngày hằng giờ đến trẻ em sinh hoạt

học tập giao lưu trong nhóm bạn bè tốt trẻ em giúp đỡ nhau cùng thi đua học
tập phấn đấu vươn lên trở thành con ngoan trò giỏi
Sống trong bạn bè xấu lười biếng ăn chơi đua đòi ảnh hưởng không tốt đến
sự phát triển tâm lý ý thức trẻ
Thể chế chính trị hệ tư tưởng trình độ dân trí quyền uy pháp luật truyền
thống văn hóa xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách
công dân.
Tuy nhiên tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với mỗi cá
nhân là khác nhau còn tùy thuộc vào năng lực quan điểm xu hướng của cá
nhân.
• yếu tố hoạt động cá nhân
Sự phát triển nhân cách phụ thuộc nhiều vào hoạt động của mỗi cá nhân
theo quan điểm tâm lý học hiện đại hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết
định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách


Con đường tác động bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả
nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận không hưởng ứng
những tác động đó không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát
triển tâm lý hình thành nhân cách bởi vậy hoạt động mới là nhân tố
quyết định trực tiếp đối với sụ hình thành tâm lý và phát triển nhân cách
của cá nhân điều này phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động về
đọng lực bên trong của sự phát triển hoạt động cá nhân nhằm để thỏa
mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã hội vật chất hay tinh thần
của đời sống riêng hay đời sống xã hội là biểu hiện phong phú về tính
tich cực của nhân cách,
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt
động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định việc lựa chọn hình thức hoạt động
anò cho phù hợp cần phải tính đến hoạt động chủ đạo muốn hình thành
nhân cách phải tham gia vào các dạng hoạt động khác nhất là vai trò của

hoạt động chủ đạo
Như vậy khác với động vật hoạt động của con người là hoạt động có mục
đích có ý thức hoatj động của con người không chỉ trong mối quan hệ của
con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với ngừoi khác
• yếu tố giáo dục
theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ
vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong giai
đoạn lịch sử nhất định.vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ được thể hiện ở những điểm sạu:
- giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh theo chiều hướng đó
- giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền
hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được ví dụ một đứa tre để
biết đọc sách báo thì đứa trẻ đó nhất định phải học .
- giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con
người Ví dụ bằng phương pháp giáo dục đặc biệt trẻ em và người lớn
bị khuyết tật có thể được phục hồi những chức năng đã mất
- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự
phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo
chiều hướng mong muốn của xã hội
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực trong khi tác động tự phát của xã
hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó


- Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học đã chứng
minh rằng sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ diễn ra một cách tốt đẹp
trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục.

Tuy nhiên giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh thúc đẩy quá trình hình thành và phts triển
theo hướng đó còn cá nhân học sinh phát triển theo hướng đó hay không
phát triển đến mức nào điều này một phần do cá nhân.
Giáo dục cung cấp cho con người những tri thức kỹ năng kỹ xảo mặt
khác hình thành trong nhân cách những phẩm chất tâm lý cần thiết sản
phẩm văn hóa của nhân loại biến thành tài sản tinh thần của nhân cách
Kết luận: nhân cách là tổ hợp những phẩm chất tâm lý đặc trưng của cá
nhân phù hợp với những giá trị chuẩn mực xã hội và thừoi đại sự phát triển
nhân cách là sự biến đổi và trưởng thành về tinh thần ý thức trí tuệ tình cảm
đạo đức và hành vi của mỗi con người quá trình này bị chi phối bửoi hàng
loạt những yếu tố chủ quan và khách quan và các mối tác động tương tác của
chúng trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo có ý nghĩa quyết định một nền
giáo dục tiên tiến có thể đào tạo được những thế hệ công dân có ý thức tự
chủ năng động sáng tạo.
Bài 4: HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN VIỆT NAM
1.khái niệm hệ thống giáo dục quốc dân việt nam
Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống các trường học và các cơ sở giáo
dục được xây dựng trong phạm vi một quốc gia để tiến hành quá trình giáo
dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
văn hóa xã hội.
2. căn cứ để xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân việt nam
- Hệ thống giáo dục quốc dân việt nam được xây dựng để đáp ứng nhu cầu
học tập của nhân dân
- Hệ thống giáo dục quốc dân việt nam được xây dựng trên cơ sở mục đích
giáo dục xã hội.
- Hệ thống giáo dục quốc dân việt nam được xây dựng trên chiến lược phát
triển kinh tế văn hóa của đất nước
- Hệ thống giáo dục quốc dân việt nam được xây dựng theo xu hướng phát
triển chung của giáo dục thế giới

2. hệ thống giáo dục quốc dân việt nam
Gồm 4 bộ phận cấu thành
* giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non (còn gọi là giáo dục trước tuổi học ) có nhiệm cụ nuôi
dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em từ 3 đến 6 tuổi do đặc thù công việc nên đội
ngũ nhà giáo chủ yếu là nữ giới.


Mục tiêu giáo dục yếu tố ban đầu của nhân cách làm nền tảng cho trẻ em
phát triển về sau
Chức năng là nơi nuôi dưỡng trẻ phát triển thể chất
Chăm sóc trẻ
Giáo dục trẻ
Chủ yếu giáo dục thông qua vui chơi chơi mà học học mà chơi
Giáo dục mầm non chia thành 2 nhóm nhà trẻ nhận các cháu từ 3 tháng đến
3 tuổi
Nhà mẫu giáo nhận các cháu từ 3 đến 6 tuổi
Mẫu giáo có 3 lớp bé nhỡ lớn
* giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông việt nam với hệ thống 12 năm tiếp nhận học sinh từ 6
đến 18 tuổi
Nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến
thức phổ thông cơ bản hiện đại toàn diện phù hợp với thưucj tiễn việt nam
đồng thừoi rèn luyện hình thành một số kỹ năng cơ bản để chuẩn bị cho các
e bước vào cuộc sống lao động học nghề hoặc tiếp tục học tập ở bậc cao hơn
- giáo dục tiểu học
Được thực hiện trong 5 năm từ lớp 1 đến lớp 5 tiếp nhận học sinh từ 6 đến
11 tuổi nhiệm vụ của trường tiểu học là cung cấp cho học sinh những hiểu
biết đơn giản về tự nhiên xã hội và con người những tri thứuc gần gũi với
cuộc sống xung quanh

- Giáo dục trung học cơ sở
Trung học cơ sở gồm 4 lớp tiếp nhận học sinh từ 11 đến 15 tuổi vào học
Nhiệm vụ của giáo dục THCS là dạy cho học sinh có những hiểu biết cơ bản
về tiếng việt toán lịch sử dân tộc các kiến thức về khoa học xã hội khoa học
tự nhiên pháp luật tin học ngoại ngữ những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật
hướng nghiệp để có thể tiếp tục học ở các trường THPT dạy nghề hoặc bước
vào cuộc sống lao động
- giáo dục trung học phổ thông
THPT gồm 3 lớp tiếp nhận hoạc sinh từ 15 đến 18 tuổi vào học nhiệm vụ
của giáo dục THPT là cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông
cơ bản toàn diện hướng nghiệp phù hợp với thưucj tiển việt nam về tất cả
các lĩnh vực khoa học tự nhiên xã hội công nghệ để các em có thể tiếp tục
học lên ở các trường đại học cao đẳng trung học chuyên nghiệp dạy nghề
hoặc bước vào cuộc sống trực tiếp tham gia lao động sản xuất
Giáo dục THPT hiện nay đã phân ban thành 3 ban ban cơ bản ban khoa học
tự nhiên ban khoa học xã hội và nhân văn.
- Giáo dục nghề nghiệp


Giáo dục nghề nghiệp có mục tiêu là đào tạo nghề cho học sinh sau THCS
và THPT để tạo nguồn nhân lực cho xã hội hệ thống giáo dục nghề nghiệp
gồm 2 loại trường
- trường dạy nghề và trường TCCN
+ trường dạy nghề có 3 trình độ đào tạo
+ sơ cấp đào tạo 1 năm
+trung cấp đào tạo từ 1 đến 3 năm
+ cao dẳng nghề đào tạo từ 2 đến 3 năm tùy theo Trình độ xuất phát là
THCS hay THPT
- trường trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ 3 đến 4 năm đối với
ngừoi có bằng tHCS và từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng THPT

Nội dung đào tạo tập trung vào đào tạo năng lực thực hành rèn luyện kỹ
năng ty nghề theo yêu cầu của từng nghề coi trọng giáo dục đạo đức nghề
nghiệp, rèn luyện sức khỏe nâng cao trình độ học vấn cho học sinh.
Phương pháp kết hợp lý luận với thực hành.
- Giáo dục đại học
Giáo dục đại học là bậc học có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình
độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội van hóa khoa học
công nghệ quốc gia giáo dục đại học bao gồm các trình độ đào tạo cao
đẳng đại học sau đại học khác nhau
+Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiệntừ 2 đến 3 năm tùy theo ngành
nghề đào tạo đối với những ngừoi có bằng tốt nghiệp THPT hoặc TC từ 1
năm đến 1.5 đối với những ngừoi có bằng trung cấp cùng chuyên ngành
+ Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm tùy theo nghành
nghề dành cho các đối tượng có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp
TCCN từ 2 năm đến 2.5 năm đối với những người có bằng TCCN từ 1.5 đến
4 năm đối với những người có bằng cao đẳng cùng chuyên nghành
+ Đào tạo sau đại học có hai trình độ
Đào tạo trình độ thạc sỹ được thực hiện từ 2 đến 3 năm đối với những người
có bằng tốt nghiệp đại học
Đào tạo tiến sỹ được thực hiện 4 năm đối với những người có bằng tốt
nghiệp đại học 2 năm đối với những ngừoi có bằng thạc sỹ
Cơ sở đào tạo sau đại học ngoài các trường còn có các viện nghiên cứu khoa
học có đủ số lượng và chất lượng về đội ngũ giáo sư phó giáo sư tiến sỹ..
Các trường đại học có 2 nhiệm vụ quan trọng là đào tạo và nghiên cứu
Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy còn có hệ thống giáo dục thường
xuyên.Giáo dục chuyên biệt.
Song song với hệ thống giáo dục quốc dân còn có hệ thống giáo dục của các
tổ chức chính trị xã hội và của lực lượng vũ trang
3. xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam



Hệ thống giáo dục quốc dân việt nam đang từng bước lướn mạnh cả về số
lượng và chất lượng
• Xã hội hóa giáo dục
Luật giáo dục nước ta đã khẳng định giáo dục là sự nghiệp của nhà nước
và của toàn dân đây là một tiền đề quan trọng trong tiến trình đổi mới
giáo dục nếu ở thời kỳ bao cấp giáo dục do nhà nước độc quyềntổ chức
thì ngày nay giáo dục là của toàn dân mọi công dân có quyền và có nghĩa
vụ tham gia phát triển giáo dục nhờ có chủ trương xã hội hóa mà giáo
dục nước ta trong những năm vừa qua đã phát triển hết sưucs mạnh mẽ
từng bước thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân chủ trương của nhà
nước là khai thác tối đa các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục
khuyến khích các thành phần kinh tế nhà nước tư nhân địa phương quốc
tế cơ sở sản xuất doanh nghiệp viện nghiên cứu khoa học tham gia xây
dựng phát triển giáo dục bằng mọi khả năng trí lực tài lực vật lực hiện
nay trong cộng đồng dân cư còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác
để phát triển giáo dục trong sự nghiệp phát triển giáo dục nhà nước giữ
vài trò chủ đạo định hướng.
Nhà nước khuyến khích mở rộng các loại hình trường công lập dân lập tư
thục hệ thống các trường ngoài công lập đã trở thành một bộ phận hữu cơ
của hệ thống giáo dục quốc dân đang tỏ ra có sức sống và đã tạo ra thế
cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống giáo dục
trong tương lai hệ thống các trường ngời công lập sẽ còn phát triển mạnh
hơn nữa hiện nay nhiều tổ chức quốc tế quốc gia đang lên kế hoạch đầu
tư xây dựng các trường phổ thông dạy nghề và đại học ở việt nam trong
tương lai gần các trường quốc tế sẽ có mặt ở việt nam.
Bài 5: NHÀ GIÁO VÀ ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠM
• khái niệm nhà giáo
theo luật giáo dục nhà giáo là những ngừoi làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo
dục học sinh trong các trường học và các cơ sở khác của hệ thống giáo dục

quốc dân.
Nhà giáo giảng dạy trong các trường mầm non phổ thông nghề nghiệp gọi là
giáo viên giảng dạy trong các trường đại học cao đẳng đại học gọi là giảng
viên.
Nhà giáo có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo
trước hết họ là những người được xã hội giao cho trọng trách giáo dục nhân
cách toàn diện cho thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát
triển kinh tế văn hóa quốc gia nhà giáo là cầu nối giữa các thế hệ dìu dắt thế
hệ trẻ tự tin bước vào cuộc sống kế tục sự nghiệp của cha ông nhà giáo là
nhân vật trung tâm của sự nghiệp giáo dục người trực tiếp tổ chức các hoạt


động giáo dục là nhân tố quyết định phương hướng và chất lượng giáo dục
đào tạo nhà giáo là ngừoi làm công tác giáo dục chuyên nghiệp vì vậy nhà
giáo cũng cần được đào tạo một cách chuyên nghiệp
• lao động sư phạm
Dạy học là một nghề được xã hội tôn vinh nhà giáo có tên gọi cao quý là kỹ
sư tâm hồn lao động của nhà giáo gọi là lao đống sư phạm vừa có tính khoa
học vừa có tính kỹ thuật và tính nghệ thuật rất cao.
+ Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
- đối tượng của lao động sư phạm là con người một thế giới thu nhỏ
người học không chỉ là đối tượng chịu sự chi phối tác động của giáo
dục mà là những chủ thể có ý thức có những nét đặc thù về trí tuệ về
tâm lý tình cảm và đang phát triển theo quy luật tâm lý lứa tuổi học
sinh tiếp thu có chọn lọc từ những tác động của giáo dục và có những
tác động trở lại môi trường giáo dục
- mục đích lao động sư phạm là giúp học sinh tiếp thu và chuyển hóa
nền văn hóa nhân loại thành phẩm chất và năg lực của bản thân nhà
trường thông qua dạy kiến thức khoa học để giúp học sinh trỏ thành
những công dân có ích có ý thức có khả năng sáng tạo lao động đem

lại hạnh phúc cho cá nhân phồn vinh cho đất nước.
- phương pháp lao động sư phạm là cách thức tổ chức các hoạt động đa
dạng cho học sinh . nhà giáo là người tổ chức quản lý hướng dẫn điều
khiển động viên khích lệ học sinh học tập tu dưỡng một cách chủ
động và sáng tạo.
- phương tiện lao động sư phạm chính là trí tuệ và nhân cách của nhà
giáo bằng năng lực chuyên môn và khả năng lao động sáng tạo bằng ý
thức và hành vi mẫu mực trong cuộc sống nhà giáo là tấm gương cho
học sinh noi theo.
 từ những đặc điểm trên của lao động sư phạm nhà giáo cần phải có
đầy đủ phẩm chất và năng lực sư phạm
• phẩm chất nhà giáo
phẩm chất nhà giáo là những nét tâm lý đặc trưng của nhà giáo thể hiện
trong các mối quan hệ với công tác giáo dục với học sinh với đồng
nghiệp và các lực lượng giáo dục.
phẩm chất nhà giáo là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho sự thành công
của hoạt động sư phạm nhà giáo cần có nhưng phẩm chất:
1. phải là một công dân mẫu mực có lập trường chính trị tư tưởng vững
vàng có thế giới quan khoa học và có ý thức pháp luật tốt.
2. có tư cách đạo đức có lối sống lành mạnh gương mẫu trung thực công
bằng nhân ái với mọi người để học sinh noi theo


3. Yêu nghề mến trẻ có lương tâm nghề nghiệp nhiệt tình tận tụy với sự
nghiệp giáo dục trước yêu cầu mới của đất nước và thời đại để dìu dắt
thế hệ trẻ bước vào cuộc sống lao động sáng tạo.
• Năng lực su phạm của nhà giáo
Năng lực sư phạm là tổ hợp những thuộc tính tâm lý đặc trưng của nhà
giáo phù hợp vớin các yêu cầu của hoạt động sư phạm và đảm bảo sự
thành công của các hoạt động sư phạm.

Năng lực sư phạm của nhà giáo thể hiện ở các mặt sau đây:
1. nắm vững mục tiêu nguyên lý giáo dục chương trình nội dung môn
học và đặc điểm tâm lý học sinh
2. Hiểu được tâm lý trinh độ năng lực học tập dự đoán được triển vọng phát triển của
học sinh để có những phương pháp giáo dục có hiệu quả .
3. Có kiến thức sâu về chuyên nghành rộng về liên nghành co hiểu biết về thực tiễn
phong phú có kinh nghiệm giáo dục
4. Có phương pháp tự học tự nghiên cứu biết ngoại ngữ để mở rộng kiến thức chuyên
môn và nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm
5. Có khả năng phát triển chương trình thiết kế bài giảng
6. Có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học bằng phương pháp tích cực
7. Biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật dạy học đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin
vào quá trình giảng dạy môn học
8. Linh hoạt tế nhị trong giao tiếp ứng xử sư phạm vfa cảm hóa học sinh
9. biết phối hợp các lực lượng giáo dục trước yêu cầu mới của đất nước và thời đại
10. Biết ngoại ngữ (đặc biêt là tiếng anh ) để có thể tự học tự nghiên cứu giúp đỡ học
sinh học tập và có theerb giao tiếp với người nước ngoài học tập kinh nghiệm quốc tế.
=> kết luận
Giáo viên là nhân tố quyết định phương hướng và chất lượng giáo dục và đào tạo trong
nhà trường không có nền giáo dục nào mà chất lượng lại vượt qua tầm chất lượng của đội
ngũ nhà giáo.
Lao động sư phạm là loại lao động đặc biệt vì vậy cần được lưu ý ngay trong chất lượng
tuyển sinh và đào tạo ở các trường sư phạm cần được bồi dưỡng thường xuyên tron quá
trình công tác cần có chính sách ưu đãi nhà giáo tạo điều kiện cho giáo viên chuyên tâm
làm việc để cống hiến nhiều nhất cho sự nghiệp giáo dục.



×