Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

DE DAP AN SINH 10 CHUYEN CHINH THUC (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.67 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK NÔNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: SINH HỌC (CHUYÊN 10)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (2,0 điểm).
a) Nêu cấu tạo hóa học của ADN. Tại sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
b) So sánh giữa thường biến và đột biến?
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Ba hợp tử của cùng một loài có bộ NST 2n = 8. Hợp tử thứ hai nguyên
phân một số lần tạo ra số tế bào gấp bốn lần số tế bào con do hợp tử thứ nhất
nguyên phân tạo ra. Số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ ba gấp hai lần số tế bào
sinh ra từ hợp tử thứ hai. Quá trình nguyên phân của cả ba hợp tử đã lấy nguyên
liệu môi trường là 808 NST đơn.
Xác định số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra và số lần nguyên phân của mỗi
hợp tử.
b) Giải thích cơ sở tế bào học và cơ chế phát sinh hội chứng Đao? Dựa vào cơ
chế phát sinh của hội chứng Đao, em hãy nêu biện pháp để làm giảm tỷ lệ phát
sinh bệnh.
Câu 3 (2,0 điểm).
Khi cho lai 2 giống lúa thân cao chín sớm và thân lùn chín muộn với nhau
được F1 toàn cây thân cao chín muộn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 3150 cây
thân cao chín muộn, 1020 cây thân cao chín sớm, 1050 cây thân lùn chín muộn,
340 cây thân lùn chín sớm.
a) Cho biết kết quả phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào? Giải thích?
b) Đem các cây thân cao chín muộn ở F 2 thụ phấn với cây thân lùn chín sớm
thì thu được F3 có 50% cây thân cao chín muộn, 50% cây thân cao chín sớm. Hãy


tìm kiểu gen của các cây F2 đó.
Câu 4 (2,0 điểm).
a) Thoái hóa giống là gì? Tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật
tạo ra hiện tượng thoái hóa giống, nhưng tại sao phương pháp này vẫn được sử
dụng trong công tác tạo giống?
b) Ưu thế lai là gì? Nêu phương pháp tạo con lai có ưu thế lai cao? Tại sao
không sử dụng con lai F1 làm giống?
Câu 5 (2,0 điểm).
a) Ô nhiễm môi trường là gì? Hãy nêu những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
môi trường. Vai trò của rừng trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
b) Thế nào là chuỗi thức ăn? Hãy thiết lập một chuỗi thức ăn gồm các loài
sinh vật cỏ, rắn, ếch, châu chấu.
-------------- Hết ------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………………………..SBD:………………….


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK NÔNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: SINH HỌC (CHUYÊN 10)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
HƯỚNG DẪN CHẤM

1. Thí sinh làm bài cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa theo từng phần.
2. Điểm toàn bài làm tròn 0,25 điểm thành 0,5 điểm, 0,75 điểm thành 1,0 điểm.
Câu 1 (2,0 điểm).
a) Nêu cấu tạo hóa học của ADN. Tại sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?

b) So sánh giữa thường biến và đột biến?
Thang
điểm

Đáp án
a) Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN
- Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P
- Thuộc loại đại phân tử có khối lượng và kích thước lớn.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm n đơn phân. Có 4 loại
đơn phân là A, T, G, X.
- Các nu trong mỗi mạch liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị,
các nu giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết H 2 theo nguyên
tắc bổ sung (A liên kết với T bằng hai liên kết H2 , G liên kết với X
bằng ba liên kết H2).
* ADN đa dạng do 4 loại đơn phân liên kết với nhau theo chiều
dọc và tùy theo số lượng, thành phần và cách sắp xếp giữa các nu theo
nhiều cách khác nhau.
* ADN đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của
các loại nuclêôtít.

0,5đ

0,25đ

0,25đ

b) So sánh giữa thường biến và đột biến?
Đặc
Thường biến
điểm

1. Khái - Là những biến đổi kiểu
niệm
hình phát sinh trong đời
cá thể dưới ảnh hưởng
trực tiếp của môi trường.
2. Tính - Biến đổi đồng loạt theo
chất
một hướng xác định.

Đột biến
- Là những biến đổi cơ sở vật 0,25đ
chất di truyền ( ADN; NST ) dẫn
đến biến đổi kiểu hình.
- Biến đổi cá thể không theo 0,25đ
hướng xác định.
0,25
- Có di truyền.
đ
Trang 2/5


3. Vai - Không di truyền.
- Thường có hại cho sinh vật.
0,25đ
trò
- Thường có lợi cho sinh - Tạo nguyên liệu cho công tác
vật giúp sinh vật thích chọn giống và quá trình tiến hóa.
nghi với môi trường.
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Ba hợp tử của cùng một loài có bộ NST 2n = 8. Hợp tử thứ hai nguyên

phân một số lần tạo ra số tế bào gấp bốn lần số tế bào con do hợp tử thứ nhất
nguyên phân tạo ra. Số tế bào con sinh ra từ hợp tử thứ ba gấp hai lần số tế bào
sinh ra từ hợp tử thứ hai. Quá trình nguyên phân của cả ba hợp tử đã lấy nguyên
liệu môi trường là 808 NST đơn.
Xác định số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra và số lần nguyên phân của mỗi
hợp tử.
b) Giải thích cơ sở tế bào học và cơ chế phát sinh hội chứng Đao? Dựa vào cơ
chế phát sinh của hội chứng Đao, em hãy nêu biện pháp để làm giảm tỷ lệ phát
sinh bệnh.
Đáp án
a. (1,5 điểm)
- Số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra:
Gọi x là số tế bào con do hợp tử thứ nhất tạo ra.
Số tế bào con do hợp tử thứ hai tạo ra là 4x.
Số tế bào con được tạo ra từ hợp tử thứ ba là: 8x
Mà tổng số tế bào sau nguyên phân của 3 hợp tử là:
(808 + 3 x 8) : 8 = 104
Theo điều kiện bài ra ta có: x + 4x + 8x = 104
Do đó
x=8
Vậy số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra là:
Hợp tử thứ nhất : x = 8
Hợp tử thứ hai : 4x = 32
Hợp tử thứ ba : 8x = 64
- Số lần nguyên phân của mổi hợp tử:
Hợp tử thứ nhất: 2k = 8 = 23 . Hợp tử thứ nhất nguyên phân 3 lần
Hợp tử thứ hai: 2k = 32 = 25 . Hợp tử thứ hai nguyên phân 5 lần
Hợp tử thứ ba: 2k = 64 = 26 . Hợp tử thứ ba nguyên phân 6 lần.

Đáp án

b) ( 0,5 điểm )
- Hội chứng Đao tế bào người bệnh có 3 NST số 21, là thể ba nhiễm:
2n + 1 = 46 + 1 = 47

Thang
điểm

0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ

Thang
điểm
0,25đ

Trang 3/5


- Cơ chế phát sinh bệnh là do ở người phụ nữ bị rối loạn phân li cặp NST số
21 cho giao tử cái n + 1 kết hợp với giao tử đực bình thường n tạo hợp tử 0,25đ
2n + 1. Lời khuyên: Nên sinh con trong độ tuổi từ 25 đến 35, không nên
sinh con trên độ tuổi sinh sản (trên 35 tuổi). Vì tần số phát sinh đột biến
tăng theo độ tuổi của người mẹ.
Câu 3 (2,0 điểm).
Khi cho lai 2 giống lúa thân cao chín sớm và thân lùn chín muộn với nhau

được F1 toàn thân cao chín muộn. Cho F 1 tự thụ phấn được F2 có 3150 cây thân
cao chín muộn, 1020 cây thân cao chín sớm, 1050 cây thân lùn chín muộn, 340
cây thân lùn chín sớm.
a) Cho biết kết quả phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào? Giải thích?
b) Đem các cây thân cao chín muộn ở F 2 thụ phấn với cây thân lùn chín sớm
thì thu được F3 có 50% cây thân cao chín muộn, 50% cây thân cao chín sớm. Hãy
tìm kiểu gen của các cây F2 đó.
Thang
điểm

Đáp án
a) Xét từng cặp tính trạng ở F2

1020 + 3150 4170 3
=

Với H là tỷ lệ cao trên lùn, ta có k
1050 + 340 1390 1

0,25đ

- Tính trạng thân cao là tính trạng trội, KG của F1 dị hợp: Aa x Aa.
- Tuân theo qui luật phân li của Menđen
Với k là tỷ lệ muộn trên sớm, ta có k =

3150 + 1050 4200 3
=

1020 + 340 1360 1


- Tính trạng chín muộn là tính trạng trội, KG của F 1 dị
hợp: Bb x Bb.
- Tuân theo qui luật phân li của Men Đen.
Kết hợp 2 cặp tính trạng ở F2 :
3150 CM : 1020 CS : 1050 LM: 340 LS ≈ 9CM : 3CS:
3LM:1LS = (3:1)(3:1)
=> Hai tính trạng trên di truyền tuân theo qui luật phân li độc lập
của Men Đen.
b) Xét từng cặp T2 ở F3 :
- Thân cao = 100% => KG của F2 thuần chủng là AA
chín muoän 50% 1
=
=
=> Cơ thể trội có KG dị hợp là Bb
chín sôùm 50% 1

0,25đ

0,5đ

0,5đ

Trang 4/5


Vậy kiểu gen của cây F2 thân cao chín muộn là AABb 0,75 đ

0,5đ

Câu 4 (2,0 điểm).

a) Thoái hóa giống là gì? Tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật
tạo ra hiện tượng thoái hóa giống, nhưng tại sao phương pháp này vẫn được sử
dụng trong công tác tạo giống?
b) Ưu thế lai là gì? Nêu phương pháp tạo con lai có ưu thế lai cao? Tại sao
không sử dụng con lai F1 làm giống?
Đáp án
a) * Các biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống:
- Ở thực vật có sức sống giảm, phát triển chậm, chiều cao và
năng suất giảm, cây chết nhiều…
- Ở động vật thường gây ra sinh trưởng và phát triển yếu, sức
đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non…
* Nguyên nhân: Do quá trình tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết
=> con lai dễ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp lặn gây hại cho sinh
vật.
* Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận
huyết trong chọn giống:
- Củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong
muốn.
- Tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp.
- Loại bỏ các gen có hại ra khỏi quần thể.

Thang
điểm
0,5đ

0,5đ

0,5đ
b) * Hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh,
phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng

suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ
được gọi là ưu thế lai.
* Phương pháp tạo ưu thế lai cao là cho lai giữa các dòng thuần
chủng. Không dùng F1 để làm giống vì ở đời sau kiểu gen sẽ phân
li, làm giảm kiểu gen dị hợp tăng kiểu gen đồng hợp, trong đó kiểu
hình có hại biểu hiện và làm giảm ưu thế lai.

0,5đ

Câu 5 (2,0 điểm).
a) Ô nhiễm môi trường là gì? Hãy nêu những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
môi trường. Vai trò của rừng trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
b) Thế nào là chuỗi thức ăn? Hãy thiết lập một chuỗi thức ăn gồm các loài
sinh vật cỏ, rắn, ếch, châu chấu.
Đáp án

Thang
Trang 5/5


điểm
a) - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,
đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị
thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật
khác.
- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
+ Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
+ Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
+ Các chất phóng xạ.
+ Các chất thải rắn.

+ Các vi sinh vật gây bệnh, tiếng ồn....
- Vai trò của rừng trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường:
+ Hấp thụ một số loại khí thải công nghiệp và sinh hoạt như CO2.
+ Giảm lượng bụi trong không khí.
+ Phân giải các chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
+ Ngăn chặn tác hại của các tia phóng xạ...
b) Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ
mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
Thành lập chuỗi thức ăn:
Cỏ → châu chấu → ếch → rắn.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

---------------Hết---------------

Trang 6/5



×