Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ ôn THI vào lớp 10 môn NGỮ văn ( CHUYÊN) (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.51 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK NÔNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN (CHUYÊN 10)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (2,0 điểm).
Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du miêu tả chân dung Thúy
Vân:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Và trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, Nguyễn Du miêu tả chân
dung Mã Giám Sinh:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẳn nhụi, áo quần bảnh bao.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
a) Theo em, nghệ thuật miêu tả Thúy Vân và Mã Giám Sinh của ngòi bút
Nguyễn Du khác nhau ở điểm nào?
b) Nghệ thuật được dùng miêu tả Thúy Vân có tác dụng gì?
c) Hãy liệt kê một số nhân vật trong Truyện Kiều được Nguyễn Du sử dụng
nghệ thuật đó để khắc họa.
Câu 2 (2,0 điểm).
Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Hãy cho biết nguồn cảm hứng sáng tác trong bài thơ và nguồn cảm hứng ấy có ý
nghĩa gì trong việc xây dựng hình tượng?


Câu 3: (6,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong
truyện ngắn Làng của Kim Lân, suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất
nước hiện nay.
-----------Hết----------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………………………..SBD:………………….


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK NÔNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN CHUYÊN 10

1. Thí sinh làm bài cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa theo từng phần.
2. Điểm toàn bài làm tròn 0,25 điểm thành 0,5 điểm, 0,75 điểm thành 1,0 điểm.
Câu
Câu 1:
2,0 điểm

Câu 2
2,0 điểm

Câu 3
6,0 điểm


Đáp án
a. Miêu tả Thúy Vân, Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật
ước lệ tượng trưng; còn tả Mã Giám Sinh, Nguyễn
Du dùng nghệ thuật tả thực.
b. Dùng nghệ thuật ước lệ tượng trưng để xây dựng
nhân vật, nhà văn thể hiện tình cảm yêu mến và trân
trọng cho nhân vật ấy.
c. Một số nhân vật trong Truyện Kiều được Nguyễn
Du dùng nghệ thuật ước lệ tượng trưng để miêu tả:
Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải…
- Sau kháng chiến chống pháp, miền Bắc được hoàn
toàn giải phóng và bước vào khôi phục lao động sản
xuất để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất
nước.
- Trong không khí lao động sôi nổi ấy, vào năm 1958,
Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh.
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là thành quả văn học
của ông trong chuyến đi ấy.
- Bài thơ bắt nguồn từ cảm hứng về thiên nhiên, đất
nước, vũ trụ và cảm hứng về lao động. Sự kết hợp của
hai nguồn cảm hứng này đã tạo nên những hình ảnh
tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn cho bài thơ.

Điểm
0,5

1,0
0,5

0,5


0,5

1,0

1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh có kĩ năng phân tích nhân vật trong một tác
phẩm văn xuôi
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt lưu
loát không mắc lỗi chính tả, dùng từ, cấu trúc câu.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Làng của Kim Lân,
học sinh có thể trình bày theo nhiều cách song cần nêu
được các ý sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.

0,25
Trang 2/2


1. Phân tích nhân vật ông Hai
- Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
+ Ông Hai luôn nhớ và tự hào về làng.
+ Ông vui sướng và hãnh diện về tinh thần kháng
chiến của làng
- Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
+ Ông bàng hoàng, sững sờ (cổ ông lão nghẹn ắng
hẳn lại, da mặt tê rân rân,…).
+ Ông cố chưa tin, nhưng khi cái tin ấy được khẳng
định từ chính những người tản cư lên thì ông không

thể không tin. Ông bị ám ảnh, day dứt, mặc cảm là kẻ
phản bội.
+ Sống trong tâm trạng nơm nớp, lo sợ, xấu hổ và
nhục nhã. Ông tủi thân, thương con, thương dân làng
Chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân
Việt gian.
+ Ông bị đẩy vào tình huống thử thách, căng thẳng
khi nghe tin người ta không chứa người làng Chợ
Dầu, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống.
+ Ông đau đớn phải lựa chọn theo cách sống của
ông: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi
thì phải thù. Ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình
vào lời tâm sự với đứa con
- Khi nghe tin làng được cải chính: Niềm vui, niềm tin
trở lại trong ông. Ông Hai trở lại là người vui tính,
yêu làng, yêu nước
- Nghệ thuật:
+ Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách để
bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
+ Miêu tả diễn biến tâm lí nhận vật sâu sắc, tinh tế.
+ Ngôn ngữ sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện
cá tính của nhân vật; cách trần thuật linh hoạt tự nhiên
2. Suy nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương,
đất nước hiện nay
Yêu cầu thí sinh làm rõ được thế nào là tình yêu quê
hương, đất nước; vì sao cần phải thể hiện tình yêu quê
hương, đất nước hiện nay; làm thế nào đề thể hiện tình
yêu quê hương, đất nước. Liên hệ vấn đề độc lập chủ
quyền biển đảo hiện nay.
- Kết thúc vấn đề: Đánh giá nội dung và nghệ thuật.


0,5

2,5

0,5

0,5

1,5
0,25

---------------HẾT---------------

Trang 3/2



×