Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

ĐỀ ôn THI vào lớp 10 môn NGỮ văn ( CHUYÊN) (14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.33 KB, 1 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẮK LẮK

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: NGỮ VĂN - CHUYÊN

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài:150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: (2,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về niềm Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
( Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương. Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2016 )

1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm).
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm).
3. Nêu ý nghĩa hình ảnh “vầng trăng” trong câu thơ “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”.
(0,5 điểm).
4. Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối và nêu tác dụng. (1,0 điểm).
Câu 2: (3,0 điểm).
Câu chuyện của Lê Thị Hà Vi (15 tuổi, ngụ tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), phải
cắt bỏ một chân vì hoại tử sau khi bó bột tại một bệnh viện tuyến huyện, được nhiều người


quan tâm. Nhưng thật đáng khâm phục, khi vừa tỉnh dậy Vi nở một nụ cười, vì nghĩ rằng
mình vẫn còn sống được với gia đình, âu cũng là kiếp nạn. Vi nói: "Mẹ đừng khóc, nếu mẹ
khóc sẽ làm cho con đau nhiều hơn, mẹ hãy mạnh mẽ lên để còn nuôi con. Mẹ đừng lo, con
vẫn còn một chân đây".
( Nguồn Internet.)
Hãy viết bài văn nghị luận ( khoảng 300 từ ) trình bày suy nghĩ của em về những hành
động, thái độ sống của Lê Thị Hà Vi được thể hiện qua câu chuyện.
Câu 3: (5,0 điểm).
Nhà văn Nguyễn Thành Long có viết: “Nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân
dung”. ( Trích Trường hợp viết Lặng lẽ Sa Pa )
“Bức chân dung” đó là nhân vật nào trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long? Hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật đó để làm sáng tỏ ý kiến trên. Vì
sao tác giả gọi truyện Lặng lẽ Sa Pa là “ một bức chân dung”?
----------Hết---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………...……………… Số báo danh…………………………………….
Chữ kí của giám thị 1:…………..……………………... Chữ kí của giám thị 2:………………………..…



×