Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.56 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS XÃ MINH SƠN

TÊN SÁNG KIẾN
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS

Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim
Chức vụ: Giáo viên
GV môn: Sinh - Địa
Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực/ Môn: Địa lý
Đăng ký danh hiệu thi đua cấp (cơ sở/tỉnh): Không

Minh Sơn, tháng 11 năm 2016


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2016 - 2017

I. TÊN SÁNG KIẾN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
II. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Lý do chủ quan.
-Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kĩ năng sống là khả năng để có hành
vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
-Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quổc (UNICEF), kĩ năng sống là cách tiếp
cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân
bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
-Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết gồm
các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết
vấn đề, nhận thức được hậu quả...; học làm người gồm các kĩ năng cá nhân như:
ứng phó với căng thẳng, kiềm sốt cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, học để sống


vời người khác gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thường lúng túng, tự khẳng
định, hợp tắc, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;Học để làm gồm kĩ năng
thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách
nhiệm.
Phân tích các quan niệm trên cho thấy: Quan niệm của WHO nhấn mạnh
đến khả năng của cá nhân cò thể duy tri trạng thái tinh thần và biết thích nghĩ tích
cực khi tương tác với người khác và với mơi trường của mình. Quan niệm này
mang tính khái quát nhưng chưa thể hiện được ngay các kĩ năng cụ thể, mặc dù
khi phân tích sâu thì thấy tương đối gần với nội hàm kĩ năng sống theo quan niệm
của UNESCO. Quan niệm của UNESCO là quan niệm rất chi tiết, cụ thể, có nhấn
mạnh thêm kĩ năng thực hiện cơng việc và nhiệm vụ. cịn quan niệm


của UNICEF nhấn mạnh lằng kĩ năng khơng hình thành và tồn tại một cách độc
lập mà trong mổi tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Kĩ
năng mà một người có được một phần lớn cũng như có được kiến thức (Ví dụ:
muốn có kĩ năng thương lượng phải biết nội dung thương luợng). Việc đề cập thái
độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động mạnh mẽ đến kĩ năng (Ví
dụ, thái độ kì thị khó làm cho một người thực hiện tốt kĩ năng biết thể hiện sự tôn
trọng với người khác).
2. Lý do khách quan
- Xã hội ngày càng phát triển thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ
nguyên của khoa học, công nghệ và những tiến bộ vượt bậc mang lại cho loài
người những lợi ích hữu dụng. Nhưng cũng vì thế con người phải đối mặt với
những thách thức to lớn từ môi trường thiên nhiên, xã hội và đặc biệt mối quan hệ
xã hội giữa người với người. Với những thay đổi đó , xã hội nói chung, ngành giáo
dục nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với những thách thức và cần phải có
những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới, yêu cầu xã hội
đòi hỏi phải đào tạo ra những con người có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm
việc, nhưng cũng phải có thái độ, hành vi tích cực trước những sự thay đôi của

môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội. Với những chuyển biến kinh tế, xã hội
quá nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức năng của gia đình với những giáo dục
đạo đức truyền thống. Những biến đổi về kinh tế, xã hội đã đem lại cho lứa tuổi
thiêu niên quá nhiều thử thách, phân vân trước sự lựa chon con đường phát triển
bản thân.
- Bước vào tuổi thiếu niên, trong độ tuổi đi học THCS các em bắt đầu
muốn tự mình xem xét các sự việc, không muốn sự can thiệp của người khác, kể
cả bố mẹ. Sự phát triển của “tự ý thức” đòi hỏi thiếu niên luôn muốn thoát khỏi
mối quan hệ phụ thuộc trước kia để trở thành cá thể độc lập... Nhưng giữa những
mong muốn mang tính chủ quan, cá nhân và những thách thức cuộc sống đôi lúc
không có sự tương ứng nên các em rơi vào trạng thái có thái độ phản kháng bằng


các hính thức như lì lợm, lạnh nhạt,... bất hợp tác thậm trí còn tỏ thái độ bất cần
đời.
- Thực tế cho thấy những năm gần đây tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt
là các em ở độ tuổi trung học cơ sở, phạm pháp ngày càng gia tăng với các mức độ
ngày càng nghiêm trọng. Với độ tuổi học sinh trung học cơ sở về mặt phát triển
tâm, sinh lý các em dễ rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ảnh hưởng rất xấu
cho môi trường học đường và xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
này, nhưng một trong những nguyên nhân chính là học sinh ngày càng thiếu kỹ
năng sống cần thiết để hòa nhập với môi trường phát triển nhanh chóng.
- Học sinh trung học cơ sở đang ở trong độ tuổi thiếu niên, lứa tuổi đang
phát triển mạnh về cả thể chất và tinh thần. Nhu cầu hoạt động và giao tiếp của các
em đang phát triển mạnh. Do đó, ý thức về cuộc sống, về bản thân, về con người
cũng phát triển; các năng lực cá nhân cũng dần hình thành. Đời sống tình cảm của
các em cũng rất phong phú, thể hiện rõ nhất trong quan hệ tình bạn (đồng giới
hoặc khác giới). Nó chi phối tình cảm và xu hướng hoạt động của các em. Giáo
dục kĩ năng sống nếu biết khai thác những khía cạnh tích cực trong đặc điểm tâm
lí của học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp các em phát triển nhân cách. Bên

cạnh đó, mơi trường xã hội cũng ảnh hường rất lớn đến nhân cách của học sinh
trung học cơ sở. Bổi cẩnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay với
những tác động tích cực và tiêu cực đan xen khiến trẻ luôn luôn phải có sự lựa
chọn, phải đương đầu với những áp lực, thử thách, nếu không được hướng dẫn,
các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực như nghiện hút, bạo lực, ăn chơi sa
đoạ. Giáo dục kĩ năng sống giúp các em ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi
học sinh trung học cơ sở như phòng tránh lạm dụng game, phòng tránh rủi ro trong
quan hệ giới tính, phịng tránh sử dung chất gây nghiện, phịng tránh bạo lực học
đường; từ đó tạo điều kiện giúp Quốc hội giải quyết một cách tích cực nhu cầu và
quyền trẻ em, giúp học sinh xác định được nghĩa vụ của mình đổi với bản thân, gia
đình, xã hội. Có thể nói, giáo dục kĩ năng sống có giá trị đặc biệt đổi với thanh,


thiếu niên đang lớn lên trong xã hội hiện đại với nền văn hoá đa dạng, nền kinh tế
phát triển và bối cảnh thế giới được coi là một mái nhà chung
- Đã có nhiều trung tâm rèn kỹ năng sống cho học sinh được thành lập
nhằm giúp các em học sinh tập trải nghiệm trong tình huống gia đình để hình
thành một số kỹ năng sống cho các em. Mặt khác ngành giáo dục và đào tạo đã và
đang có những định hướng tích cực để đưa việc rèn kỹ năng sống vào giảng dạy
trong từng cấp học nhằm định hướng những giá trị và tạo lập hành vi phù hợp với
từng lứa tuổi. Chính vì thế việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường
THCS là hết sức cần thiết và quan trọng và phải có hương đi đúng đắn. Đây là một
lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ trong trường THCS đòi hỏi những người làm
công tác giáo dục trong các nhà trường cần phải quan tâm chú ý để xây dựng , đào
tạo thế hệ trẻ trở thành người “có đức, có tài”.
III. THỰC TRẠNG
1. Một số nhận định về KNS của học sinh THCS hiện nay.
Hiện nay các trường THCS đã và đang chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho
học sinh thông qua các chương trình giáo dục lồng ghép, tích hợp trong các tiết
dạy chính khóa của các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa và các

tiết học tập ngoài giờ trên lớp, Các tiết học và bộ môn giáo dục công dân ngày
càng được quan tâm. Với yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm
bảo các yếu tố: Giúp học sinh ý thức được các giá trị của bản thân trong mối quan
hệ xã hội, giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành
vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết, chấp hành và tôn trọng pháp luật.
Tình trạng thiếu kỹ năng sống đang khiến các em trong độ tuổi học THCS
gặp nhiều lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân dẫn đến tình
tràng thiếu tự tin, khủng hoảng về tâm lý. Chính vì nhiều học sinh, vì thiếu kỹ
năng sống đã trở thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội, thành những học sinh


không ngoan, thành người con hư của gia đình, thậm trí còn dẫn đến vi phạm pháp
luật ở tuổi vị thành niên.
2. Những vấn đề được đề cập tới trong sáng kiến kinh nghiệm này.
Thực hiện nhiệm vụ năm học với chủ đề kỳ cương - chất lượng việc giáo
dục đào tạo học sinh trở thành con người toàn diện, với phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là hết
sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đồng thời tạo nên thế hệ
tương lai cho đất nước, với yêu cầu xã hội ngày càng phát triển mãnh mẽ cả về
kinh tế và quan hệ xã hội.
Phạm vi nghiên cứu đề tài trong trường THCS xã Minh Sơn, địa bàn xã
Minh Sơn – huyện Hữu Lũng
Thông qua những việc làm thiết thực cụ thể tác động đến học sinh cụ thể
trong việc giúp các em về kỹ năng sống mà đúc rút kinh nghiệm đề xuất các giải
pháp về rèn kĩ năng sống cho học sinh THCS với mong muốn việc rèn kĩ năng
sống cho học sinh ngày càng có hiệu quả tốt hơn đáp ứng được trong việc giáo dục
toàn diện cho học sinhVới mục đích nghiên cứu các nhóm kĩ năng:
+ Kĩ năng giao tiếp.
+ Kĩ năng tự nhận thức.
+ Kĩ năng xác định giá trị.

+ Kĩ năng kiểm soát cảm xúc.
+ Kĩ năng thương lượng.
+ Kĩ năng từ chối.
+Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
+ Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.


- Kĩ năng sống khơng phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong quá
trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành kĩ năng
sống diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
- Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Kĩ năng sống
mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. Kĩ năng sống mang tính xã hội
vì kĩ năng sống phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh
hưởng của truyền thơng và văn hố của gia đình, cộng đồng, dân tộc.
- Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của moi người, khả năng ứng
xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước
các tình huống của cuộc sống.
Với sự chia nhóm các kĩ năng trên mà chúng ta đưa ra những giải pháp thiết
thực phù hợp với thực tiễn, đặc điểm học sinh của từng địa phương, mà tiến hành
việc rèn kĩ năng sống cho các em mới đạt được kết quả cao.
Rèn kĩ năng sống cho học sinh, đây là một vấn đề mới với thời gian thực
hiện nghiên cứu đề tài không nhiều chắc chắn cần được bổ sung nhiều hơn nữa thì
đề tài mới mang lại hiệu quả cao.
IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thể hiện mục tiêu giáo
dục phổ thông theo yêu cầu mới : Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định
và học để cùng chung sống.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở nhằm đạt những mục
tiêu sau:
- Học sinh hiểu được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân có

thể sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển thể chất, tinh thần và đạo đức của các em;
hiểu tác hại của những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống cần loại bỏ.


- Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh hoạt trong các tình huống giao
tiếp hằng ngày thể hiện lối sống có đạo đức, có văn hố; có kĩ năng tự bảo vệ
mình trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn và
lành mạnh của bản thân; rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bản thân, bè bạn,
gia đình và cộng đồng.
- Học sinh có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống trong cuộc sống hằng ngày; yêu
thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành
mạnh; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động để rèn luyện kĩ năng sống và thực
hiện tốt quyền, bổn phận của mình.
1. Giải pháp thứ nhất
Nghiên cứu lí luận: thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên
cứu để nắm chắc cơ sở lí luận cho việc rèn kĩ năng sống đối với học sinh THCS về
các mặt tâm lí, tình hình xã hội và sự thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi đối với học
sinh THCS.
Nghiên cứu thực tiễn tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm, việc rèn luyện kĩ
năng sống học sinh THCS trong các giờ học, giờ chơi, các buổi hoạt động ngoại
khóa, đi thực tế, sinh hoạt ngoài giờ, tổ chức các trò chơi dân gian... để tìm ra các
giải pháp tác động vào học sinh giúp các em hình thành các nhóm nhận thức.
2. Giải pháp thứ hai: Điều tra kĩ năng sống của học sinh
- Bằng những câu hỏi trắc nghiệm về các hành vi và chỉ yêu cầu nhận thức
đánh dấu các hành vi cho là đúng, sai thông qua đó giúp các em hình thành những
kỹ năng tối thiểu trong nhận thức phạm trù đạo đức, từ đó hình thành cho các em
những thói quen cần thiết hằng ngày như thói quen thực hiện nề nếp, chào hỏi,
giúp bạn ...Việc làm này chúng ta có thể tiến hành ngay trong các tiết dạy trên
lớp , giờ sinh hoạt lớp với các câu hỏi phù hợp,



- Bằng giao tiếp nói chuyện xem các em nhận thức các nhóm kĩ năng sống
đã nêu ở trên. Từ đó tìm giải pháp thích hợp giúp các em có được kĩ năng sống tốt
hơn.
- Dùng phiếu điều tra để tổng hợp, đánh giá, Từ đó phân ra các nhóm đối
tượng và đưa ra giải pháp cho từng nhóm một cách thích hợp nhằm nâng cao hiệu
quả rèn kĩ năng sống cho các nhóm đối tượng.
3. Giải pháp thứ 3: Quan sát, tiếp xúc, giúp đỡ, tư vấn học sinh rèn kỹ
năng sống
Qua quá trình quan sát học sinh , trong các tiết học đặc biệt giờ ra chơi và
các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ... giáo
dục giới tính để tìm ra các kĩ năng sống còn thiếu hoặc chưa đầy đủ sai lệch của
học sinh. Từ đó giúp các em điều chỉnh lại hành vi sửa chữa thói quen không tốt,
giải quyết các tình huống nảy sinh một cách đúng đắn. Với phương pháp này các
thầy, cô phải tạo ra được uy tín, tình cảm thân thiện với học sinh , tạo cho em niềm
tin, và trở thành người tư vấn tin cậy của các em qua đó giúp các em khẳng định
bản thân dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh với sai trái của các bạn và có kỹ năng
chia sẻ niền vui, nỗi buồn, sự thành công của mình và của bạn.
4. Giải pháp thứ tư: Trải nghiệm
Hướng dẫn cho các em tham gia các hoạt động tập thể, sinh hoạt và làm
việc theo nhóm, đi thực tiễn tìm hiểu cuộc sống của người lao động để hình thành
và rèn kĩ năng sống cho học sinh biết kết hợp trong làm việc, nhận thức đầy đủ về
các buổi lao động, yêu quí người lao động. Từ đó có đạo đức tốt trong cộng đồng
dân cư. Các em được trực tiếp tham gia các buổi lao động công ích, Vệ sinh
trường lớp, thấy được ý nghĩa của việc mình làm cho lớp, cho khu dân cư từ đó
hình thành cho các em kỹ năng lao động nhóm, sự cố gắng vươn lên hoàn thành
công việc một cách có trách nhiệm với tập thể, với nhóm. Giúp các em có kỹ năng
về làm việc, kỹ năng hợp tác làm việc, kỹ năng làm việc nhóm được nâng lên.



5. Giải pháp thứ năm: Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống
Thông qua các tiết học trên lớp với chương trình giáo dục trong nhà trường
THCS tùy theo từng môn, từng bài mà tổ chức cho các em hoạt động ngay tại
trong lớp, ngay trong tiết học giải quyết tình huống giúp các em tự nêu lên kĩ năng
để xử lý các kiến thức trên lớp, các lớp học ngồi nhà trường. Thơng qua đó mà
liên hệ các tình huống tương tự mà các em đã gặp ở cuộc sống hằng ngày. Qua
việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các tiết dạy, ý thức học tập của các em
có chuyển biến rõ rệt. Kĩ năng ghi chép, đọc, phân tích, giải quyết kiến thức một
cách chủ động, sáng tạo đã được phát triển.
V. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Với vai trò là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lý và Sinh học tại
đơn vị trường THCS xã Minh Sơn bản thân tôi đã giáo dục kĩ năng sống cho HS ở
trường qua bộ môn Địa lý và Sinh học như sau: tôi nhận thấy đây là môn học
cung cấp cho HS những hiểu biết về các điều kiện tự nhiên- xã hội, về ý thức bảo
vệ môi trường thông qua môn học vì vậy việc giáo dục KNS cho các em là hết sức
cần thiết nhằm giúp cho các em có những hành động,ứng xử phù hợp với mơi
trường xã hội, có khả năng ứng phó và giải quyết một số vấn đề thường gặp trong
cuộc sống do điều kiện xã hội mang lại đó là các kĩ năng sau:
- Kĩ năng tự nhận thức:
Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người nhận biết đúng đắn rằng mình
là ai; sống trong hồn cảnh nào; tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm
yếu, của bản thân mình ra sao; vị trí của mình trong mối quan hệ với người khác
như thế nào; ln ý thức được mình đang làm gì hoặc mình có thể thành cơng ờ
những lĩnh vực nào.
Tự nhận thức là một kĩ năng sống tốt cơ bản của con ngựời. Nó giúp chúng ta
ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân; biết nhận ra
điểm mạnh của mình để phát huy, điểm yếu của mình để khắc phục; biết điều



chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của mình theo hướng tích cực. Có hiểu đúng về mình,
con người mới có thể có những quyếtđịnh, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp,
có thể điều chỉnh mục tiêu hoạt động và mục tiêu cuộc sống cho phù hợp và khả
thi.
- Kĩ năng giao tiếp:
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức
nói, viết hoặc sử dụng ngơn ngữ có thể (điệu bộ, động tác, cử chỉ, nét mặt) một
cách phù hợp với hồn cảnh và văn hố, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến
người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về
suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và
sự tư vấn khi cần thiết.
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều
chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác.
- Kĩ năng xác định giá trị:
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản
thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản
thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mục đạo đức, những chính
kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó.
Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kĩ năng xácđịnh giá trị là khả
năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình. Kĩ năng xác định
giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mọi người. Kĩ năng này
cịn giúp người ta biết tơn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có
những giá trị và niềm tin khác.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc:
+ Kĩ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn
và lí do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định cịn là khả năng tiến hành các bước


cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung

hoà được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.
+ Khi cần kiên định trước một tình huống/vấn đề, chúng ta cần:
Nhận thức được cảm xúc của bản thân,
Phân tích, phê phán hành vi của đối tượng,
Khẳng định ý muốn của bản thân bằng cách thể hiện thái độ, IM nói hoặc hành
động mang tính tích cực, mềm dẻo, linh hoạt và tự tin.
- Kĩ năng ra quyết địnhvà giải quyết vấnđề.
Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn phải đối mặt với những tình huống,
những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyết định hành
động Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn
phương án tổi ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống
một cách kịp thời.
Mọi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; khơng nên trơng chờ,
phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin
cậy trước khi ra quyết định.
Kĩ năng ra quyết định rất cần thiết trong cuộc sống, giúp cho con người có
được sự lựa chọn phù hợp và kịp thời, đem lai thành công trong cuộc sống. Ngược
lai, nếu khơng có kĩ năng ra quyết định, con người ta có thể có những quyết định
sai lầm hoặc chậm trễ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mổi quan hệ, đến công việc
và tương lai cuộc sống của bản thân; đồng thời cịn có thể làm ảnh huờng đến gia
đình, bạn bè và những người có liên quan.
Để ra được quyết định một cách phù hợp, cần phỏi hợp với những kĩ năng sống
khác như; kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng thu thập thông
tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo.
Kĩ năng ra quyết định là phần rất quan trọng của kĩ năng giảiquyết vấn đề.


- Để đưa ra quyết định phù hợp, chúng ta cần:
Xác định vấn đề hoặc tình huống mà chúng ta đang gặp phải.
Thu thập thông tin về vấn đề hoặc tình huống đó.

Liệt kê các cách giải quyết vấn đề /tình huống đã có.
Hình dung đầy đủ về kết quả sẽ xảy ra nếu chúng ta lựa chọn mỗi phương án
giải quyết.
- Kĩ năng hợp tác:
+ Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một cơng
việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
+ Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và
cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.
+ Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:
Tơn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tơn trọng những
quyết định chung, những điều đã cam kết.
Biết giao tiếp hiệu quả, tơn trọng, đồn kết và cảm thơng, chia sẻ với các thành
viên khác trong nhóm.
Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời
biết lắng nghe, tơn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong
nhóm.
Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hồn thành tốt nhiệm vụ
đã được phân cơng. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong q
trình hoạt động.
Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khị khăn, vướng mắc
để hồn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.


Có trách nhiệm về những thành cơng hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm
do nhóm tạo ra.
+ Có kĩ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dân trong
một xã hội hiện đại, bởi vì:
Mọi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tắc trong công việc
giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể
chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho cơng việc

chung.
Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mọi cá nhân, moi cộng đồng đều phụ thuộc
vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mọi người như một chi tiết của một cơ quan lớn,
phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, khơng thể hành động đơn lẻ.
Kĩ năng hợp tác cịn giúp cá nhân sống hài hoà và tránh xung đột trong quan hệ
với người khác.
Để có được sự hợp tác hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều kĩ năng sống
khác như: tự nhận thức, xác định giá trị, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, đảm
nhận trách nhiệm, ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, kiên định, ứng phó với
căng thẳng.
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn .
Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường gặp những tình huống gây
căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng
cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lai.
Chúng ta có thể ứng phó với trạng thái căng thẳng bằng cách quan tâm đến cơ
thể và hành vi của mình, tránh các tình huống căng thẳng nếu có thể, nghỉ ngơi và
ngủ nhiều, xác định nguyên nhân gây căng thẳng và làm gì đó để thay đổi các
ngun nhân này, theo dõi những thay đổi khi áp dụng các biện pháp chống căng
thẳng, quản lí thời gian - hoàn thành tùng việc một, suy nghĩ lạc quan, ăn uống


hợp lí, tập các bài tập thư giãn, đọc sách hoặc làm gì đó để khơng bị bận tâm về
ngun nhân gây căng thẳng.
Chúng ta cũng có thể hạn chế những tình huống căng thẳng bằng cách sống và làm
việc điều độ, có kế hoạch, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, sống vui vẻ,
chan hoà, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xung quanh, không
đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản
thân...
- Kĩ năng tìm kiếm sự thương lượng .
+ Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta gặp những vấn đề, tình huống phải cần

đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm
các yếu tố sau:
Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ.
Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.
Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó.
Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
+ Khi tìm đến các địa chỉ hỗ trợ, chúng ta cần:
Cư xử đúng mực và tự tin.
Cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.
Giữ bình tĩnh nếu gặp sự đổi xử thiếu thiện chí. Nếu vẫn cần sự hỗ trợ của
người thiếu thiện chí, cổ gắng tỏ ra bình thường kiên nhẫn nhưng không sợ hãi.
- Kĩ năng làm chủ bản thân:
Tự tin là có nềm tin vào bản thân; tự hài lịng với bản thân; tin rằng mình có thể
trờ thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị
lực để hoàn thành các nhiệm vụ.


Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày
tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đốn trong việc ra quyết định và giải quyết
vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực
và lạc quan trong cuộc sống.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tổ cần thiết trong giao tiếp, thuơng lượng, ra
quyết định, đảm nhận trách nhiệm.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn
cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác Vốn là những
người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của
người khác và cảm thơng với hồn cảnh hoặc nhu cầu của họ.
Kĩ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp
và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt

trong bối cảnh xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc. Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng cũng
giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những
người cần sự giúp đỡ.
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kĩ năng tự nhận thức và kĩ
năng xác định giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kĩ năng giao tiếp, giải
quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế cảm xúc.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 và tiếp tục thực hiện phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đổi mới phương pháp
giáo dục bản thân cá nhân mỗi giáo viên đã không ngừng cố gắng học hỏi rèn
luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn đồng
thời đã chú trọng trong công tác rèn kỹ năng sống cho học sinh để đảm bảo cho
việc hoàn thành tốt kế hoạch năm học.
- Đối với giáo viên: Cần có ý thức tự nâng cao trình độ, tay nghề, đổi mới
phương pháp giảng dạy của để đáp ứng yêu cầu hiện nay cao hơn. Việc sử dụng


các thông tin, các thiết bị, phương tiện dạy học cần được sử dụng hiệu quả hơn,
các ứng dung công nghệ thông tin: giáo án điện tử, sử dụng kênh hình cho việc
giảng dạy được nâng lên và có hiệu quả trong việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức.
Thông qua việc dạy tích hợp giáo dục công dân, rèn kỹ năng sống qua các bộ môn.
Thông qua các giải pháp để rèn các nhóm kỹ năng sống để giáo viên gần gũi học
sinh hiểu được hoàn cảnh các em, từ đó có những biện pháp giáo dục đạo đức học
sinh tốt hơn.
- Đối với học sinh: Các em đã bổ sung cho bản thân được các kỹ năng sống
tối thiểu mà trước đây các em không để ý tới như các xưng hô, lễ phép với thầy
cô, với khách, với người lớn tuổi; các em biết ứng xử thân thiện hơn trong mọi
tình huống, đã biết kiềm chế bản thân, biết làm việc theo nhóm, bước đầu có kỹ
năng về hoạt động xã hội. Các em đã biết giữ gìn sức khỏe, có ý thức bảo vệ bản
thân. Thông qua việc rèn kỹ năng sống các em đã có ý thức tốt hơn trong học tập
trên lớp và ý thức tự học của các em có tiến bộ rõ nét. Các em đã thể hiện được

bản thân dám đấu tranh với thói hư tật xấu và mạnh dạn lên án thói hư tật xấu, biết
phân biệt đúng sai và dám chịu trách nhiệm việc mình làm.
Qua việc việc thực hiên rèn kĩ năng sống cho học sinh cần phải đổi mới
phương pháp dạy học một cách tích cực giúp học sinh phát huy được tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và có khả năng tự học, tinh thần tự
giác từ đó luôn có ý thức vận dụng kĩ năng, kiến thức vào các tình huống trong
học tập cũng như trong thực tiễn. Từ đó các em biết cách khắc phục khó khăn, tạo
được niềm vui và hứng thú trong học tập. Thông qua các cuộc trải nghiệm do nhà
trường tổ chức giúp các em xử lí các tình huống trong cuộc sống, gắn bó, đoàn kết
cùng nhau làm việc.
- Qua chỉ đạo của ban giám hiệu với yêu cầu rèn kỹ năng học tập trên lớp
và tự học tập nắm chắc kiến thức đã giúp các em học sinh tự giác rèn ý thức học
tập, ý thức tự học các em thấy được tầm quan trong trong việc nâng cao nhận thức
và phải có thói quen tự học và tự giác học tập. Ý thức tự học khác nhau thì kết quả


học tập cũng khác nhau. Nhiều học sinh đã thể hiện được việc rèn luyện tính
trung thực mà từ đó các thầy cô đã hiểu các em hơn và giúp các em ngày càng có
kết quả học tập tốt hơn.
VI. Kiến nghị: Không
Minh Sơn, ngày 3 tháng 11 năm 2016
Người viết

Nguyễn Thị Kim



×