Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA MÔN SINH HỌC LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.11 KB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRONG MÔN SINH HỌC LỚP 9
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới
đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác
nhau và đã được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp
ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ
thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI,
mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để
tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã
và đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết
cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi
mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt
động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông; việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo
dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục phòng chống
ma túy, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích… Đặc biệt, giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh được xác định là một trong những nội dung của phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát
động.
Tuy nhiên, trong thời điểm giao thoa giữa cái cũ và cái mới, hoạt động lao động
cũng như môi trường xã hội có nhiều thay đổi đòi hỏi người học phải có những kĩ
năng sống thay đổi để thích hợp với sự thay đổi đó. Vấn đề nổi cộm trong trường


phổ thông hiện nay là việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa thực đồng bộ
và thích hợp với yêu cầu của xã hội hiện tại dẫn đến tình trạng một bộ phận không
nhỏ học sinh chưa có đầy đủ các kĩ năng sống phù hợp, việc học tập vẫn còn thụ
động, chưa có kĩ năng tự học cũng như các năng lực thực tiễn khác.
Môn Sinh học là môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống đồng thời cũng là
một môn khoa học lí thú, có tiềm năng trong việc lồng ghép giáo dục các kĩ năng
sống cho học sinh. Đặc biệt đối với học sinh lớp 9, các em đang ở độ tuổi bản lề
giữa thiếu niên và thanh niên, đời sống tâm lí có nhiều thay đổi, yêu cầu của cuộc
sống cũng như trách nhiệm công dân cũng chuẩn bị bước sang giai đoạn mới thì
việc giáo dục kĩ năng sống càng trở nên quan trọng để các em có thể thích nghi
được với sự thay đổi nói trên.
Trong khuôn khổ của một bài viết sáng kiến kinh nghiệm, là một giáo viên thường
xuyên giảng dạy môn Sinh học 9, tôi mạnh dạn đề xuất một số nội dung và biện
pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong bộ môn mà tôi đảm nhiệm.
1


2. Phương pháp tiến hành
2.1.
Cơ sở lí luận và thực tiễn

a. Định hướng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông ở thời
điểm hiện tại nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích
cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tính
huống và hoạt động hàng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và
phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông cần đảm
bảo các nguyên tắc:
- Tương tác: KNS không thể hình thành thông qua việc nghe giảng và tự
đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác.Trong khi
tham gia các hoạt động có tính tương tác, HS có dịp thể hiện các ý tưởng của mình,
xem xét các ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh
nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác.
- Trải nghiệm: KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm
qua các tình huống thực tế. HS chỉ có kĩ năng sống khi các em tự làm việc đó chứ
không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi HS được hành động trong các
tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù
hợp với điều kiện thực tế.
- Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong một khoảng thời
gian ngắn mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi
hành vi.
- Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học
thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi
hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình.Thay đổi hành vi,
thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Do
đó, GV cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để HS duy trì hành vi
mới và có thói quen mới, tạo động lực để HS thay đổi giá trị, thái độ và hành vi
trước đây.
- Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi
nơi, mọi lúc, môi trường giáo dục được tổ chức tạo cơ hội cho HS áp dục kiến thức
và kĩ năng vào các tình huống thực trong cuộc sống. Trong nhà trường, giáo dục
KNS được thực hiện trên các giờ học, các hoạt động giáo dục NGLL và các hoạt
động giáo dục khác.
Các nội dung giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông: Dựa trên cơ
sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục ở Việt Nam, các nhà
nghiên cứu giáo dục đã đề xuất nội dung giáo dục KNS cho HS trong các trường

phổ thông bao gồm các kĩ năng cơ bản, cần thiết sau:
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng xác định giá trị
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
2


Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng lắng nghe tích cực
Kĩ năng thể hiện sự cảm thông
Kĩ năng thương lượng
Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
Kĩ năng hợp tác
Kĩ năng tư duy phê phán
Kĩ năng tư duy sáng tạo
Kĩ năng ra quyết định
Kĩ năng giải quyết vấn đề
Kĩ năng kiên định
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
Kĩ năng đặt mục tiêu
Kĩ năng quản lí thời gian
Kĩ năng tìm kiếm và xử kí thông tin
b. Khả năng giáo dục KNS trong môn Sinh học lớp 9.
Môn Sinh học trong nhà trường THCS giúp HS nhận thức được các đặc
điểm hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm
sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống. Môn Sinh học lớp 9 khác với các
lớp dưới bới 2 nội dung là Di truyền học và Sinh thái học, vì vậy mà cách tiếp cận

và các KNS được hình thành cũng khác với các lớp dưới.
- Phần Di truyền học đòi hỏi những kĩ năng về tư duy trừu tượng, về phân
tích logic và giải thích cũng như áp dụng vào cuộc sống các hiện tượng thực tế về
lĩnh vực di truyền. Nội dung này rất mới lạ và khó đối với học sinh đòi hỏi học
sinh phải có các kĩ năng như: thu thập và xử lí thông tin, sưu tầm tư liệu, làm báo
cáo nhỏ, trình bày trước lớp, có thai độ và hành vi đúng đắn trước các vấn đề dân
số, sức khỏe sinh sản, phòng chống bệnh tật…
- Phần Sinh thái học thì tương đối gần gũi và dễ tiếp cận vì nội dung liên
quan đến mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường cũng như các vấn đề của môi
trường rất phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung này đòi hỏi
học sinh phải hình thành được các kĩ năng: làm chủ bản thân, lắng nghe tích cực,
kĩ năng ra quyết định, kĩ năng trình bày trước lớp, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ
năng kiên định….
2.2. Các phương pháp tiến hành
Việc giáo dục KNS cho học sinh thông qua các bộ môn không phải là việc lồng
ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung môn học mà theo một cách tiếp cận mới,
đó là tích hợp bằng cách sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để
tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá
trình học tập. Cách tiếp cận này không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn
học mà ngược lại còn làm cho các giờ học trở nên nhẹ nhàng hơn, thiết thực và bổ
ích hơn đối với học sinh.
Một số kĩ thuật dạy học tích cực được áp dụng trong việc giáo dục KNS cho học
sinh trong môn Sinh học 9:
- Kĩ thuật chi nhóm
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
-

3



Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Kĩ thuật “Phòng tranh”
Kĩ thuật “Công đoạn”
Kĩ thuật các “Mảnh ghép”
Kĩ thuật động não
Kĩ thuật “Trình bày một phút”
Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”
Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”
Kĩ thuật “Bản đồ tư duy”
Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”
Kĩ thuật “Viết tích cực”
Kĩ thuật “Đọc hợp tác”
Kĩ thuật “Phân tích phim”
Kĩ thuật Tóm tắt nội dung tài liện theo nhóm…
Dựa theo những định hướng trên, việc giáo dục KNS áp dụng cho từng môn
học sẽ hướng tới những nội dung khác nhau cũng như sử dụng các kĩ thuật dạy học
tích cực khác nhau.
-

Phần 2. NỘI DUNG
1. Mục tiêu giáo dục KNS trong môn Sinh học 9.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm nên các kiến thức Sinh học được
hình thành bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm, vì thế các kĩ năng học
tập Sinh học sẽ góp phần vào việc hình thành KNS, tập trung vào các kĩ
năng chủ yếu sau:
- Kĩ năng tư duy sáng tạo: Thu thập và xử lí thông tin qua việc quan sát tranh
ảnh, hình vẽ, mô hình, thí nghiệm, thực hành, đọc SGK và các tài liệu liên
quan, các phương tiện thông tin đại chúng như Internet, tivi, sách báo để từ
đó có được kĩ năng tự nhận thức.

- Kĩ năng tư duy bình luận phê phán qua việc phân tích, đối chiếu các thông
tin. Từ đó phân tích các chọn lựa và trình bày các ý tưởng qua việc báo cáo
và trình bày các thông tin Sinh học.
- Kĩ năng giải quyết các vấn đề thông qua việc xử lí các tình huống liên quan
đến nội dung bài học, thực tiễn sản xuất và cuộc sống, qua đó có được các kĩ
năng nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.
- Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu thực tiễn, áp dụng vào
thực tiễn.
- Việc đổi mới PPDH là việc tổ chức cho học sinh các hoạt động nhận thức,
qua đó HS hoạt động nhóm, tự lực, cùng nhau thu thập thông tin và xử lí
thông tin bằng cách so sánh, phân tích, khái quát, tạo điều kiện cho việc giáo
dục KNS. Qua đó hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử hòa nhã với bạn bè,
lắng nghe tích cực, thái độ tự tin, tích cực trong giờ học, có trách nhiệm và
kĩ năng quản lí thời gian, từ đó có kĩ năng tự khẳng định bản thân, nhận biết
giá trị bản thân khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến của mình trước tổ, nhóm,
lớp cũng góp phần giúp các em tăng khả năng tự tin, rèn kĩ năng thuyết trình
trước đám đông.
- Kĩ năng ra quyết định: sau khi thu thập và xử lí thông tin, HS lựa chọn các
giả thuyết khác nhau và ra quyết định nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh.
4


Kĩ năng phòng tránh thiên tai và các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường
sống xung quanh các em.
2. Giải pháp thực hiện giáo dục KNS trong môn Sinh học 9.
2.1.
Nội dung các KNS cơ bản được giáo dục và phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực có thể áp dụng trong các bài học:
Tên bài học
Các KNS cơ bản được giáo dục

Các phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích
cực được áp dụng
Bài 3. Lai một - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến - Động não
cặp tính trạng trước nhóm, tổ, lớp
- Vấn đáp – tìm tòi
(T2)
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình - Trực quan
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động - Dạy học theo nhóm.
nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
khi đọc SGK, quan sát sơ đồ lai để
tìm hiểu về phép lai phân tích và
tương quan trội – lặn.
Bài 4. Lai hai - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến - Động não
cặp tính trạng
trước nhóm, tổ, lớp
- Vấn đáp – tìm tòi
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình - Trực quan
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động - Dạy học theo nhóm.
nhóm.
- Giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
khi đọc SGK, quan sát tranh để tìm
hiểu phép lai 2 cặp tính trạng
- Kĩ năng phân tích, suy đoán kết
quả thí nghiệm, dùng sơ đồ lai để
giải thích phép lai.
Bài 6. Thực - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin - Thực hành – quan sát
hành: Tính xác từ SGK để tìm hiểu cách tính tỉ lệ %, - Dạy học nhóm

suất xuất hiện xác suất, cách xử lí số liệu, quy luật - Trình bày 1 phút
các mặt của xuất hiện các mặt của đồng xu.
đồng kim loại
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe
tích cực.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
Bài 12. Cơ chế - Kĩ năng phê phán: phê phán những - Vấn đáp – tìm tòi
xác định giới tư tưởng cổ hủ về giới tính
- Trực quan
tính
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Dạy học theo nhóm.
khi đọc SGK, quan sát tranh để tìm - Phân tích thông tin
hiểu về NST giới tính, cơ chế xác
định giới tính và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phân hóa giới tính.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
Bài 14. Thực - Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe - Thí nghiệm – thực
-

5


hành: Quan sát tích cực.
hình thái NST
- Kĩ năng quản lí thời gian và dảm
nhận trách nhiệm được phân công.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
khi quan sát hình thái NST qua tiêu

bản hiển vi.
- Kĩ năng so sánh, đối chiếu, khái
quát đặc điểm hình thái NST.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
Bài 19. Mối - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
quan hệ giữa trước nhóm, tổ, lớp
gen và tính - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
trạng
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
để tìm hiểu về mối quan hệ giữa
ARN và protein, giữa gen và tính
trạng.
Bài 20. Thực - Kĩ năng hợp tác, ứng xử, giao tiếp
hành: Quan sát trong nhóm.
và lắp mô hình - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
AND
khi quan sát để lắp được từng đơn
phân nucleotit trong mô hình AND.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm
nhận trách nhiệm được phân công.
Bài 21. Đột biến - Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe
gen
tích- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí
thông tin khi đọc SGK, quan sát
tranh ảnh, phim, internet … để tìm
hiểu khái niệm, vai trò của đột biến
gen

- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến
Bài 22. Đột biến - Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe
cấu trúc NST
tích- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí
thông tin khi đọc SGK, quan sát
tranh ảnh, phim, internet … để tìm
hiểu khái niệm, vai trò của đột biến
cấu trúc NST
- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến
Bài 23,24. Đột - Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe
biến số lượng tích- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí
NST
thông tin khi đọc SGK, quan sát
tranh ảnh, phim, internet … để tìm
hiểu khái niệm, vai trò của đột biến
số lượng NST
6

hành
- Dạy học nhóm
- Trực quan

- Động não
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm.

- Thí nghiệm – thực
hành
- Trực quan

- Dạy học theo nhóm.

- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm.

- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm.

- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm.


Bài 26. Thực
hành: Nhận biết
1 vài dạng đột
biến

Bài 26. Thực
hành: Quan sát
thường biến

Bài 28. Phương
pháp nghiên cứu
di truyền người
Bài 29. Bệnh và
tật di truyền ở
người


Bài
30.
Di
truyền học với
con người

Bài 34. Thoái
hóa do tự thụ
phấn và giao
phối gần

Bài

41.

Môi

- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, giao tiếp
trong nhóm.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
khi quan sát xác định từng dạng đột
biến.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm
nhận trách nhiệm được phân công.
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, giao tiếp
trong nhóm.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
khi quan sát xác định thường biến.

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm
nhận trách nhiệm được phân công.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
khi đọc SGK để tìm hiểu về phương
pháp nghiên cứu di truyền người.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để
tìm hiểu về các bệnh và tật di truyền
ở người.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để
tìm hiểu mối quan hệ giữa di truyền
học với đời sống con người
- Kĩ năng giải thích hiện tượng thực
tế về thoái hóa và suy thoái giống
nòi.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: con
7

- Thực hành – quan sát
- Hoàn tất một nhiệm
vụ.

- Thực hành – quan sát
- Hoàn tất một nhiệm
vụ.

- Vấn đáp – tìm tòi
- Dạy học theo nhóm.

- Động não
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm.
- Tranh luận tích cực
- Hỏi chuyên gia

- Động não
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm.

- Vấn đáp – tìm tòi

- Trực quan.
- Giải quyết vấn đề
- Hỏi chuyên gia

- Vấn đáp – tìm tòi


trường và các người cũng như các sinh vật khác
nhân tố sinh thái đều chịu tác động của những nhân tố
sinh thái và sống được trong giới
hạn sinh thái xác định, do vậy chúng
ta phải bảo vệ môi trường và các
nhân tố sinh thái để đảm bảo cho
cuộc sống của chúng ta.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích
cực, trình bày ý tưởng, hợp tác trong
hoạt động nhóm.
Bài 42. Ảnh - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
hưởng của ánh trước nhóm, tổ, lớp
sáng lên đời - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
sống sinh vật
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh và
các tài liệu khác để tìm hiểu ảnh
hưởng của ánh sáng lên đời sống
sinh vật.

Bài 43. Ảnh - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
hưởng của nhiệt trước nhóm, tổ, lớp
độ và độ ẩm lên - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
đời sống sinh bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
vật
nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh và
các tài liệu khác để tìm hiểu ảnh
hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời
sống sinh vật.
Bài 44. Ảnh - Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng
hưởng lẫn nhau kiến thức vào thực tế: cần tách đàn,
giữa các sinh tỉa cây để tăng năng suất.
vật
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
Bài 45,46. Thực - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
hành: Tìm hiểu trước nhóm, tổ, lớp
môi trường và - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
ảnh hưởng của bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
một số nhân tố nhóm.
sinh thái lên đời - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
8

- Trực quan.
- Giải quyết vấn đề

- Hỏi chuyên gia

- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan.
- Giải quyết vấn đề
- Hỏi chuyên gia

- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan.
- Giải quyết vấn đề
- Hỏi chuyên gia

- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan.
- Giải quyết vấn đề
- Hỏi chuyên gia
- Dạy học nhóm

- Trực quan.
- Dạy học nhóm
- Khảo sát thực địa
- Hoàn tất một nhiệm
vụ


sống sinh vật

Bài 48. Quần
thể người


Bài 49. Quần xã
sinh vật

Bài 51,52. Thực
hành: Hệ sinh
thái

khi đọc SGK và các tài liệu khác để
tìm hiểu về môi trường, các nhân tố
sinh thái và ảnh hưởng của chúng
lên đời sống sinh vật.
- Kĩ năng ứng phó với các tình
huống có thể xảy ra khi khảo sát
thực địa.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
khi đọc SGK để tìm hiểu sự khác
nhau giữa quần thể người với các
quần thể khác, đặc trưng của quần
thể người và những vấn đề của quần
thể người.
- Kĩ năng tự tin khi đóng vai
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
khi đọc SGK và các tài liệu khác để
tìm hiểu về quần xã và những đấu
hiệu điển hình của quần xã.

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm
nhận trách nhiệm được phân công.
- Kĩ năng hợp tác nhóm, giao tiếp.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
khi đọc SGK để tìm hiểu phương
pháp thực hành, xây dựng kế hoạch
khảo sát hệ sinh thái.

Bài 53. Tác - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
động của con để tìm hiểu về tác động của con
người đối với người và vai trò của con người trong
môi trường
việc cải tạo và bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng kiên định, phản đối với
mọi hành vi phá hoại môi trường
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích
cực.
Bài 54,55. Ô - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
nhiễm
môi để tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi
trường
trường ở địa phương và trên thế giới.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
9

- Đóng vai
- Hỏi chuyên gia
- Trực quan
- dạy học theo nhóm.


- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan.
- Động não
- Khăn trải bàn
- Dạy học nhóm

- Thí nghiệm – thực
hành
- Trực quan
- Trình bày 1 phút
- Giải quyết vấn đề.
- Hoàn tất một nhiệm
vụ.
- Khảo sát thực địa
- Hỏi chuyên gia
- Tranh luận
- Dạy học nhóm
- Viết tích cực
- Trực quan

- Thảo luận nhóm
- Hỏi chuyên gia
- Tranh luận
- Viết tích cực
- Trực quan


Bài 56,57. Thực
hành: Tìm hiểu

tình hình môi
trường ở địa
phương

Bài 58. Sử dụng
hợp

tài
nguyên
thiên
nhiên

Bài 59. Khôi
phục
môi
trường, gìn giữ
thiên
nhiên
hoang dã

Bài 60. Bảo vệ
đa dạng các hệ
sinh thái

nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
về tình hình môi trường ở địa
phương.

- Kĩ năng lập kế hoạch khảo sát thực
tế.
- Kĩ năng hợp tác, giao tiếp có hiệu
quả.
- Kĩ năng ra quyết định hành động
góp phần bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
để tìm hiểu về các dạng tài nguyên
và cách sử dụng hợp lí.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
để tìm hiểu về ý nghĩa của việc khôi
phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên
hoang dã.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân
với trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên
hoang dã.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
để tìm hiểu về sự đa dạng sinh thái
trên thế giới.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình
bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến
trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân
với trách nhiệm bảo vệ môi trường.

10

- Thảo luận nhóm
- Dạy học theo dự án.
- Trực quan
- Vấn đáp – tìm tòi

- Thảo luận nhóm
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm
- Vấn đáp – tìm tòi
- Đóng vai
- Giải quyết vấn đề.

- Thảo luận nhóm
- Vấn đáp – tìm tòi
- Tranh luận
- Giải quyết vấn đề.



2.2.

Bài soạn minh họa
Bài 29. BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI

I. Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức: - Nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tớcnơ (OX) qua các
đặc điểm hình thái.
- Trình bày được các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh
câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
- Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được
một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
3. Thái độ: - Có thế giới quan khoa học, có thái độ đúng đắn đối với người mắc
các bệnh và tật di truyền.
- Có ý thức bảo vệ môi trường góp phần hạn chế phát sinh các bệnh
và tật di truyền.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu
về các bệnh và tật di truyền ở người.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được áp dụng
- Động não
- Vấn đáp – tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học theo nhóm.

- Tranh luận tích cực
- Hỏi chuyên gia
- Trình bày 1 phút
IV.Chuẩn bị
1.GV: - Máy tính, máy chiếu, giáo án điện tử
2. HS: - Chuẩn bị một số hình ảnh vè các bệnh, tật di truyền ở người.
- Một nhóm chuẩn bị thuyết trình về bệnh bạch tạng, một nhóm chuẩn bị phần về
bệnh câm điếc bẩm sinh.
V. Tiến trình bài học.
1. Khám phá
Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả tư liệu (lời, tranh ảnh) mà nhóm đã sưu tầm
được về bệnh, tật di truyền ở người.
2. Kết nối
Hoạt động 1. Tìm hiểu về bệnh Đao và bệnh Tơcnơ
11


- GV đưa tranh H29.1, yêu cầu nhóm 1,2 quan sát và thảo luận câu hỏi mục 1.
- Nhận xét và chốt đáp án.
- GV đưa tranh H29.2 và yêu cầu tương tự với nhóm 3,4.
- Nhận xét và chốt đáp án.
- Dùng kĩ thuật trình bày 1 phút: Cho 1 HS thuyết trình về bệnh bạch tạng, 1 HS
khác thuyết trình về bệnh câm điếc bẩm sinh. Các HS còn lại bổ sung.
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số tật di truyền ở người
- GV đưa tranh H29.3, yêu cầu HS quan sát, thảo luận và nêu nguyên nhân gây ra
các tật đó.
- Nhận xét và đưa đáp án.
- HS quan sát, thu thập và xử lí thông tin nêu nguyên nhân và biểu hiện của các tật
di truyền.
- Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý kiến

- Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện nội dung.
Hoạt động 3. Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và
tật di truyền ở người.
- Yêu cầu HS thảo luận nguyên nhân và đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh
các bệnh tật nói trên.
- Gọi đại diện trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, hoàn thiện.
3. Thực hành, luyện tập
HS từ kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân nhận biết 1 số bệnh, tật bảm sinh ở
người do đột biến NST
4. Vận dụng
- Cho HS tự đề ra và truyên truyền các biện pháp hạn chế phát sinh các bệnh tật di
truyền cho bản thân và cộng đồng.
- Thu thập thông tin về bệnh, tật di truyền trên internet (tỉ lệ người mắc, hình ảnh,
so sánh tỉ lệ ở các vùng dân cư đặc biệt một số nơi bị nhiều như: vùng nhiễm chất
độc da cam, thuốc trừ sâu…)
2.3. Kết quả
Sau 2 năm học (2012 – 2013 và 2013 – 2014) thực hiện một cách hệ thống và
thường xuyên việc giáo dục KNS cho học sinh lớp 9 thông qua môn Sinh học do
bản thân đảm nhiệm, tôi đã thu được một số kết quả cụ thể như sau:
- Kĩ năng tự học và học theo nhóm của học sinh tốt hơn. Với những phần
công việc giao chuẩn bị trước như: thu thập thông tin, bài thuyết trình, bảng
biểu, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt ở thời điểm cuối năm học là trên 80% so
với đầu năm học là khoảng 35%.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin cũng có những tiến bộ rõ rệt. Ban đầu,
các em chỉ biết nêu những thông tin trong SGK, chưa có tóm lược hệ thống
và chọn lọc, cuối năm học, các em đã biết thu thập thông tin từ nhiều nguồn
hơn, trình bày hệ thống và rõ trọng tâm hơn.
- Kĩ năng giao tiếp và trình bày vấn đề: Đến cuối năm đã có tới trên 50% số
học sinh trình bày được một vấn đề mạch lạc trước lớp và trả lời được các
câu hỏi chất vấn của cô giáo cũng như các bạn xung quanh vấn đề mình

trình bày, so với đầu năm học, con số này là 20%.
- Kĩ năng liên hệ, vận dụng vào thực tế được cải thiện rõ rệt: Qua điều tra từ
thông tin phía gia đình học sinh, có nhiều phụ huynh cho biết các em đã biết
vận dụng kiến thức học được để xây dựng thói quen sống khoa học như:
12


cách sử dụng hóa chất, xử lí thực phẩm, phân loại rác thải…. và trình bày
quan điểm về các vấn đề như: dân số, các vấn đề liên quan đến quy luật di
truyền, ứng dụng của di truyền…. có tác dụng tuyên truyền cho cộng đồng.
Điều này chứng tỏ một bộ phận khá lớn HS đã tự hình thành được những
thói quen khoa học, đó chính là mục tiêu giáo dục KNS muốn hướng tới.
Phần 3. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Qua việc thực hiện đề tài trên cùng với các kết quả bước đầu thu được, tôi nhận
thấy:
- Môn Sinh học lớp 9 nói chung và Sinh học nói riêng là môn học có nhiều
điều kiện để kết hợp giáo dục KNS cho học sinh.
- Việc thực hiện giáo dục KNS trong môn Sinh học nếu được thực hiện một
cách thường xuyên và hệ thống từ lớp dưới lên kết hợp với giáo dục thông
qua các môn học khác sẽ góp phần đổi mới tư duy, cách học cho HS trong
thời điểm hiện tại, giúp các em có thêm nhiều kĩ năng để thích nghi, đáp ứng
được yêu cầu của đời sống xã hội đang thay đổi nhanh chóng.
- Giáo dục KNS cũng là dạy học hướng tới việc hình thành năng lực cho HS –
nội dung mà ngành giáo dục đang triển khai trong công tác đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục Việt Nam để bắt kịp với sự phát triển của giáo dục thế
giới.
- Việc giáo dục KNS trong môn Sinh học nói riêng, các hoạt động dạy học nói
chung cần thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm
làm cho môn học nhẹ nhàng và lí thú hơn, học sinh tích cực và chủ động

hơn.
- Có thể áp dụng các biện pháp giáo dục KNS nêu trên với bộ môn Sinh học ở
các lớp khác cũng như các bộ môn khác để hệ thống kĩ năng của HS được
hình thành một cách toàn diện và đầy đủ.
2. Một số kiến nghị
- Việc hình thành các KNS cho HS đòi hỏi cả một quá trình lâu dài và liên
tục nên GV phải kiên trì và xây dựng kế hoạch một cách bài bản.
- GV phải trau dồi bản thân để dùng chính những KNS của mình giáo dục
cho HS thì việc giáo dục mới có tính thuyết phục và mang lại hiệu quả. KNS
không thể hình thành chỉ bằng lí thuyết một cách sáo rỗng mà phải bằng kinh
nghiệm thực tế. Muốn định hướng được kĩ năng hình thành ở HS thông qua trải
nghiệm thì GV phải trải nghiệm và phân tích những trải nghiệm của mình trước để
nhận định chính xác những tình huống có thể xảy ra.
- Việc giáo dục KNS cũng cần được thực hiện thông qua các hoạt động giáo
dục khác. Vì vậy, nhà trước và các cơ quan làm công tác giáo dục cần đẩy mạnh
hơn công tác này để hoạt động giáo dục được đồng bộ và toàn diện.
- Gia đình và các bậc phụ huynh nói riêng cần quan tâm hơn để những kĩ
năng hình thành được ở HS được phát huy và điều chỉnh đúng hướng.

13


LỜI CAM ĐOAN
Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã tích lũy và ghi lại trong quá trình
công tác của mình, không sao chép nội dung của người khác.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA BGH

NGƯỜI VIẾT

Đặng Bích Nụ


14


1.

2.

KNS
HS
GV
SGK

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học ở trường THCS – NXB Giáo dục
Việt Nam (Lê Minh Châu, Dương Quang Ngọc, Trần Thị Tố Oanh, Phạm
Thị Thu Phương, Lê Thị Tâm, Trần Quý Thắng, Lưu Thu Thủy, Đào Vân
Vi)
Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học – NXB Đại
học Sư Phạm (Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng,
Cao Thị Thặng)

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cách viết
Nội dung
Kĩ năng sống
Học sinh
Giáo viên
Sách giáo khoa


15


MỤC LỤC
Mục

Trang

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Phương pháp tiến hành
2.1Cơ sở lí luận và thực tiễn
2.2. Các phương pháp tiến hành
Phần 2. NỘI DUNG
1. Mục tiêu giáo dục KNS trong môn Sinh học 9.
2. Giải pháp thực hiện giáo dục KNS trong môn Sinh học 9.
2.1.
Nội dung các KNS cơ bản được giáo dục và phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng trong các
bài học:
2.2.
Bài soạn minh họa
2.3. Kết quả
Phần 3. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
2. Một số kiến nghị
Tài liệu tham khảo

16


1
1
2
2
3
4
4
5
5
11
12
13
13
13
14



×