Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.78 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm_Vũ Thị Tuyên
“ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN
QUA VIỆC CHẤM - TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN”
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Văn học là nhân học”, từ xưa đến nay trong việc giáo dục con người, văn
chương vẫn được sử dụng như một công cụ có hiệu quả, không ai có thể phủ nhận
tầm quan trọng của văn chương trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội.
Trong thực tế thì chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường Trung học cơ sở hiện
nay chưa cao, bộ môn Ngữ văn chưa thu hút được sự yêu thích của các em học
sinh. Nhiều bài viết có quá nhiều sai sót cơ bản như sai chính tả, sai kiến thức, viết
mà không hiểu những gì mình đã viết.....Đề khắc phục tình trạng nêu trên thì việc
chấm trả bài đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng
dạy môn Ngữ văn.
Việc chấm bài và trả bài là một việc mà người dạy học có thể đánh giá mức
độ thành thạo về kĩ năng, mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, qua đó mà giáo
viên có thể phần nào tự đánh giá công việc dạy học của mình và có biện pháp điều
chỉnh sao cho hợp lí, phù hợp với tình hình học tập của học sinh. Tuy nhiên không
phải lúc nào công việc chấm bài và trả bài cũng được giáo viên quan tâm đúng
mức.
Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều thầy cô giáo chưa quan tâm đến vấn
đề này; thực ra việc chấm bài và trả bài chu đáo sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực
cho công việc dạy học môn Ngữ văn.
Từ thực tế chấm - trả bài của giáo viên ở tổ văn sử trường Trung học cơ sở
Minh Sơn, trên cơ sở tham khảo tài liệu và rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy
của bản thân, trong năm học 2014- 2015 tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “ Nâng
cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn qua việc chấm- trả bài tập làm văn”
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này là sự quan tâm của bản thân tôi cũng như của nhiều đồng nghiệp
về vấn đề nói trên nhằm đúc rút kinh nghiệm, đưa ra một giải pháp tối ưu trong
việc thực hiện chấm - trả bài viết Tập làm văn ở bậc Trung học cơ sở để nâng cao


hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tiết trả bài tập làm văn của học sinh Trung học cơ sở
4. Phạm vi nghiên cứu:


Để tiến hành nghiên cứu và rút ra được kinh nghiệm cho đề tài này trên
cương vị là 1 tổ trưởng chuyên môn tôi đã kiểm tra giáo án và dự giờ trả bài của
giáo trong tổ, tìm hiểu, phân tích những bài viết tập làm văn của học sinh lớp 8,9
trường Trung học cơ sở Minh Sơn mà tôi trực tiếp giảng dạy.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát và phân loại
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp

II.PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
Trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thông, chỉ có môn Ngữ văn mới
được bố trí tiết trả bài, trong một năm học số tiết trả bài ở môn Ngữ văn là từ 8
đến 9 tiết- kể cả tiết trả bài ở phân môn văn và tiếng việt – đó là một thời lượng rất
đáng kể đủ để nói lên tầm quan trọng của việc chấm và trả bài cho học sinh, nhất
là ở các tiết trả bài viết thuộc phân môn tập làm văn.


Có thể nêu ra đây vị tí, vai trò của tiết trả bài tập làm văn:
a. Vị trí của bài viết tập làm văn:
Mục tiêu cao nhất của môn Ngữ văn nói chung và phân môn tập làm văn
nói riêng là giúp học sinh rèn luyện và thực hành kĩ năng tạo lập văn bản. Để có
thể tạo lập được một văn bản đơn giản hay phức tạp thì đòi hỏi người viết phải có

kĩ năng kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn bản, hay nói cách khác là người học
phải biết vận dụng tổng hợp kiến thức tập làm văn- văn- tiếng việt, nhằm thuyết
phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó.
b. Vai trò của tiết trả bài tập làm văn
Đối với giáo viên: Đây là công việc mà người dạy có thể đánh giá tình hình
học tập của học sinh, sự tiến bộ của học sinh trong học môn Ngữ văn. Thông qua
chấm bài giáo viên có thể đánh giá kĩ năng của học sinh, mà đặc biệt là kĩ năng
viết văn.
Thông qua việc chấm bài và trả bài giáo viên có thể giúp học sinh nhận ra
những sai sót, những hạn chế của các em và giúp các em khắc phục trong những
bài viết tiếp theo .Và cũng qua việc chấm bài và trả bài, giáo viên có thể tự đánh
giá quá trình dạy học của mình và có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy bộ
môn Ngữ văn.
Đối với học sinh: Bài làm là thành quả lao động sáng tạo của các em. Các
em mong đến giờ trả bài để được biết thầy cô giáo đã đánh giá bài làm của mình
như thế nào. Cho nên giờ trả bài là một trong những giờ học được các em trông
đợi nhất.Đôi khi việc cho điểm của thầy cô giáo cũng làm thay đổi tinh thần và
thái độ học tập của hoc sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế, nhiều giáo viên chưa ý thức được sâu sắc vai trò của giờ trả
bài làm văn. Chưa thực sự chú trọng đến thao tác hướng dẫn học sinh tìm ra
nguyên nhân và cách sửa chữa những yếu kém trong bài viết của học sinh trong
giờ trả bài.
Còn xem nhẹ hoặc soạn qua loa các tiết trả bài viết tập làm văn, hầu như các tiết
trả bài còn sơ sài, chung chung và trừu tượng, vì giáo viên vốn quan niệm giáo án
chỉ là hình thức đối phó nên ít tìm tòi sáng tạo, không đầu tư hoặc không quan tâm
đúng mức đến tác dụng, ý nghĩa và tầm quan trọng của tiết trả bài tập làm văn.
Nhiều thầy cô giáo chấm bài chỉ ghi điểm số bài làm mà không có những nhận xét,
sửa chữa cần thiết.
Giờ trả bài nhiều khi thu gọn vào việc làm dàn bài mẫu. Có khi giáo viên

dành hết thời gian của tiết trả bài vào việc hướng dẫn dàn bài mà quên đi các yêu
cầu khác quan trọng hơn. Có khi giờ trả bài chỉ là những giây phút căng thẳng chờ


đợi để biết điểm số bài làm để rồi sau đó là một không khí ồn ào, phân tán trong
lớp học.
Đa số học sinh có thói quen học vẹt bài văn mẫu mà không nắm vững các
kĩ năng viết văn (tuy trong chương trình học sinh đã được tìm hiểu về lí thuyết và
cách tạo lập của từng kiểu văn bản). Những giờ học như thế học sinh không thu
hoạch được bao nhiêu kiến thức và những điều bổ ích cho những bài viết tiếp theo,
và đồng nghĩa với chất lượng bộ môn ngữ văn không được nâng cao.
Từ thực tế đó, tôi đã đúc rút kinh nghiệm và đưa ra sáng kiến: “Nâng cao
hiệu quả môn Ngữ văn qua việc chấm - trả bài viết tập làm văn”
3. Nội dung đề tài
- Việc chấm bài của giáo viên
- Tổ chức thực hiện tiết trả bài
4. Các giải pháp
Căn cứ vào đặc thù bài dạy, thực trạng bài viết tập làm văn của học sinh và
việc tổ chức chấm trả bài của giáo viên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
Mỗi thầy cô giáo dạy học môn Ngữ văn cần ý thức được rằng giờ trả bài là
một giờ học sinh động và có tác dụng nhiều mặt.
Đây là giờ học được xây dựng thực sự từ lao động trực tiếp của học sinh, từ
vốn liếng nhiều mặt của các em: vốn ngôn ngữ, vốn tri thức, vốn sống kết hợp với
kĩ năng diễn đạt ở dạng văn bản viết.
Qua giờ học này, các em dễ nhận ra mặt mạnh và yếu; mà nhất là mặt yếu,
mặt hạn chế của mình để rút kinh nghiệm trong học tập và rèn luyện kĩ năng làm
văn ngày một tiến bộ hơn.
Như đã trình bày trên, muốn thực hiện tiết trả bài nghiêm túc, có hiệu quả về
mặt chuyên môn, chúng ta phải bắt đầu từ bước chấm bài.
4/1. Việc chấm bài của giáo viên :

Giáo viên chấm bài làm văn (bài văn viết) thực chất là đánh giá, là “đo”
năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức, kỹ năng các phân môn tập làm văn, văn
bản, tiếng việt của học sinh để giải quyết vấn đề do đề bài đặt ra. Việc đánh giá
này được thực hiện bằng “bộ công cụ” là đáp án và biểu điểm cho từng tiêu chí cụ
thể trong đáp án mà giáo viên xây dựng trên cơ sở yêu cầu của đề bài. Để nâng cao
chất lượng của việc chấm bài, giáo viên cần:
- Xác định rõ mục tiêu của việc chấm bài: Đánh giá học sinh và rèn luyện
học sinh là hai mục tiêu quan trọng nhất của việc chấm bài.
- Xác định thái độ cần có khi chấm bài làm văn của học trò: Việc đánh giá
đúng chất lượng bài làm văn của học sinh có tác dụng khuyến khích, uốn nắn việc


rèn luyện của các em. Ngược lại, việc đánh giá sai, thiên vị hay thành kiến sẽ làm
mất niềm tin, gây tâm lý chán nản, bất bình ở học sinh. Vì thế giáo viên cần có
thái độ công tâm, khách quan khi chấm bài.
- Xây dựng đáp án và biểu điểm làm cơ sở cho việc chấm bài. Việc xây
dựng đáp án cho một đề văn cần xuất phát và bám sát các yêu cầu về kiến thức, kỹ
năng, phương pháp làm bài, phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết…Từ những
yêu cầu này, giáo viên đề ra các tiêu chí cụ thể và lập biểu điểm cho từng nội dung
cũng như mức độ đáp ứng được các tiêu chí để việc chấm bài chính xác. Khi làm
biểu điểm cần cân đối mức điểm cho từng ý, từng nội dung của đáp án. Đảm bảo
các ý chính, quan trọng, trọng tâm có mức điểm nhiều hơn các ý khác và tất cả các
ý, các phần trong bài đều phải có điểm.
Do đặc thù riêng của bài làm văn là mang dấu ấn của cá nhân học sinh
trong việc lý giải, phân tích, khám phá, nhìn nhận, đánh giá vấn đề- nhất là với
những học sinh có năng khiếu, nên giáo viên cần quan tâm đến độ mở khi xây
dựng đáp án, biểu điểm chấm bài làm văn.
- Tiến hành chấm bài: Việc chấm bài làm văn muốn đạt hiệu quả nên tuân
thủ các bước sau:
+ Bước 1: Trước hết cần phải xác định các tiêu chí đánh giá bài làm của

học sinh. Tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của đề bài về nội dung
kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết văn bản, phương pháp làm bài.
Sở dĩ phải xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng bài TLV vì mỗi bài văn là
một bước thể hiện yêu cầu giáo dục rèn luyện được chương trình hóa theo từng
kiểu bài nhất định.
Thực ra các tiêu chí này cũng đã được mỗi giáo viên xây dựng khi chấm bài
nhưng có thể cách xây dựng từng tiêu chí, từng thang điểm ở mỗi thầy cô giáo là
không thống nhất dẫn đến việc đánh giá học sinh có thể là không đồng đều ở cùng
một trình độ.
Việc thống nhất tiêu chí chấm bài (hướng dẫn chấm) có thể tránh được tình
trạng chấm bài theo cảm tính.
+ Bướ
c 2: Dựa vào các tiêu chí, biểu điểm và thực tế bài làm của các em để cân nhắc
chấm từng bài viết. Trong quá trình chấm bài, đồng thời với việc đối chiếu bài làm
của học sinh với đáp án, biểu điểm giáo viên cần ghi chú ngay trên bài những từ
ngữ, hình ảnh, câu, đoạn văn,…các em sử dụng hoặc khai thác tốt cũng như những
lỗi các em mắc phải.Việc ghi nhận những ưu, khuyết điểm của các em về mặt kiến
thức, kỹ năng,…giúp giáo viên thuận tiện trong việc động viên khuyến khích hoặc
sửa chữa lỗi cho học sinh.
+ Bước 3: Ghi nhận xét và cho điểm vào bài làm văn của học sinh. Ghi lời
phê vào bài của học sinh, giáo viên cần chú ý: lời nhận xét của giáo viên cần chỉ ra


chính xác, cụ thể những ưu điểm cần phát huy, những nhược điểm cần khắc phục
của bài viết. Lời phê phải đảm bảo tính mô phạm, tôn trọng nhân cách học sinh.
Lời phê cần đảm bảo tính cân đối về ưu và nhược điểm của học sinh qua bài làm.
Việc ghi điểm vào bài làm của học sinh cũng cần cẩn trọng. Khi chấm từng bài cụ
thể, giáo viên có thể ghi điểm vào góc bài hoặc tờ giấy khác để tiện điều chỉnh khi
cần. Khi hoàn tất việc chấm bài cho toàn bộ học sinh trong lớp, giáo viên nên rà
soát các tiêu chí, biểu điểm, có cân nhắc rồi mới ghi điểm chính thức vào bài làm,

tránh việc gạch xóa điểm trong bài làm của học sinh.
4/2.Tổ chức thực hiện tiết trả bài :
Đây là phần trọng tâm của đề tài. Khi thực hiện phần này, phải tiến hành
làm rõ các nội dung: tìm hiểu đề, tìm ý, làm dàn ý, đọc và bình, sửa chữa các lỗi
mắc phải. Nhưng tùy tính chất bài viết của học sinh mà có thể lướt qua hoặc nhấn
mạnh ở một số nội dung, hay nói cách khác xem học sinh của mình thiếu cái gì thì
hướng dẫn các em tự đi tìm cái thiếu đó.
4.2.1 Tìm hiểu đề :
Yêu cầu học sinh ghi lại đề bài của bài viết; nêu rõ: đề bài yêu cầu người
viết phải giải quyết vấn đề gì? Đề bài thuộc kiểu loại nghị luận nào? Cần vận dụng
kỹ năng viết kiểu bài nào để giải quyết yêu cầu của đề? (nghị luận xã hội hay nghị
luận văn học? nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một vấn đề xã hội, một hiện
tượng đời sống? phân tích/bình giảng bài thơ hay đoạn thơ, đoạn văn? Phân tích
một nhân vật hay phân tích một nội dung tư tưởng nào đó của tác phẩm,…). Phạm
vi tư liệu cần sử dụng để làm bài? (tư liệu lấy từ thực tế đời sống, xã hội hay tác
phẩm văn học nào?) Giúp học sinh có thói quen và thuần thục kĩ năng tìm hiểu đề
và xác định đúng yêu cầu của đề bài, tránh tình trạng lạc ý, xa đề.
Đề bài ví dụ: Một hiện tựợng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường
hoặc nơi công cộng. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tựợng trên
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm rõ các ý sau:
Phần nêu tư tưởng, phạm vi: “hiện tượng vứt rác ra đường hoặc nơi công
cộng”
Phần yêu cầu: Trình bày suy nghĩ của bản thân về hiện tượng trên
4.2.2 Tìm ý và lập dàn ý
Việc xây dựng dàn ý là giúp học sinh tìm ra các luận điểm, luận cứ, luận
chứng phù hợp với đề bài. Sau đó sắp xếp chúng thành một dàn ý có bố cục chặt
chẽ, đảm bảo tính lôgic. Việc lập dàn ý trong giờ trả bài là một dịp tốt để các em
đối chiếu, nhìn lại những luận điểm, luận cứ đã nêu trong bài viết, tự đánh giá mức
độ đạt, chưa đạt trong bài làm. Với những học sinh yếu đây là cơ hội để củng cố,
rèn luyện, bồi đắp thêm kỹ năng lập ý. Ngoài ra rất nhiều kiến thức về đời sống, xã

hội và văn học sẽ được củng cố, khắc sâu trong học sinh nhờ bước thứ ba này của
khâu trả bài làm văn.


Việc lập dàn ý cần được tiến hành tuần tự từ mở
bài đến thân bài và kết bài. Giáo viên nên chia lớp thành các nhóm để làm việc:
một nhóm lập dàn ý cho phần mở bài, sau đó viết hoàn chỉnh một mở bài với đề đã
cho; một nhóm lập dàn ý cho phần kết bài và viết hoàn chỉnh một kết bài với đề đã
cho. Các nhóm còn lại lập dàn ý cho thân bài. Sau khi các nhóm báo cáo kết quả
làm việc, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, nhận xét, bổ sung để đi đến
một dàn bài thống nhất.
Để giúp học sinh thực hiện việc dàn ý cho các phần, giáo viên cần đưa ra
các câu hỏi gợi mở, hướng dẫn. Ví dụ với mở bài, cần nêu được vấn đề phải nghị
luận trong bài viết, dự kiến nêu vấn đề đó theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Với
thân bài, cần trả lời được các câu hỏi: thân bài có mấy ý lớn, là những ý gì? Mỗi ý
lớn đó cần được cụ thể hóa thành các ý nhỏ nào? Ở mỗi ý nhỏ dùng lý lẽ, dẫn
chứng nào để phân tích, chứng minh, làm rõ? Thứ tự sắp xếp các ý như thế nào?…
Ở phần kết bài, cần tổng kết một cách ngắn gọn, khái quát về vấn đề đã nghị luận;
thể hiện suy nghĩ, liên hệ của người viết về đời sống từ vấn đề nghị luận. Chọn
cách nào để kết bài? (khái quát, tóm lược hay vận dụng; mở rộng, phát triển hay
liên tưởng)…
Đề bài ví dụ: Một hiện tựợng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường
hoặc nơi công cộng. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tựợng trên
Cách tìm ý: Tùy vào từng kiểu bài mà giáo viên linh động, sáng tạo hướng
dẫn học sinh đặt hệ thống câu hỏi tìm ý
Ví dụ: Đề bài trên nghị luận về vấn đề gì?
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do đâu?
Tác hại của hiện tượng trên như thế nào?
Đánh giá về hiện tượng trên như thế nào? Đúng hay sai?
Em đồng tình hay phản đối?

* Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu được sự việc vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng hiện nay rất
phổ biến, đâu đâu cũng thấy.
Nêu tác hại chung của hiện tượng này.
b. Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích:
* Việc vứt rác bừa bài hiện nay rất phổ biến, có thể do:
- Thói quen xấu: tiện đâu vứt đó
- Do không có ý thức:


+ vứt rác không đúng nơi quy định, có thể vứt trên đường hoặc nơi công
cộng (công viên, rạp chiếu phim, khi đi tham quan...)
+ Xem vứt rác bừa bãi là việc bình thường.
* Đánh giá việc làm trên:
- Rất nguy hại đến sức khỏe con người, gây ra một số bệnh nguy hiểm.
- Gây ô nhiễm môi trường sống, làm cây cối chết hoặc cản trở quá trình
sinh trưởng của thực vật...
- Làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan.
* Suy nghĩ của em về vấn đề vứt rác bừa bãi: lên án hay đồng tình?
* Nêu ra một số biện pháp khắc phục hiện tượng trên: tuyên truyền, vận
động mọi người...
c. Kết bài:
Kết luận vấn đề vứt rác bừa bãi.
Nêu ra một số biện pháp khắc phục hiện tượng trên: tuyên truyền, vận
động mọi người...
4.2.3 Giáo viên nhận xét và đánh giá chung về bài làm văn của học sinh
Bước này giúp học sinh nhận ra và nắm được tình hình bài làm của mình,
của các bạn trong lớp. Đây là bước chuẩn bị tiếp theo cho việc phân tích chữa lỗi
trên các bài làm của học sinh.

Từ kết quả thống kê được sau khâu chấm bài giáo viên đánh giá về tình
hình bài viết của các em trên nhiều phương diện như: tinh thần thái độ viết bài;
những ưu, nhược điểm chính; những hiện tượng đáng chú ý, có tiến bộ; những cá
nhân đáng biểu dương; kết quả chung của cả lớp,…Khi nhận xét, giáo viên cần
nêu những ví dụ cụ thể để học sinh rút kinh nghiệm, học học hỏi ở bạn mình.
4.2. 4 Chữa lỗi
Giáo viên căn cứ vào các bước ở trên và nhất là chất lượng bài viết của học
sinhđể nhận xét cụ thể và sửa chữa những lỗi thông dụng mà các em thường mắc
phải.
Đây là một trong những hoạt
động quan trọng của tiết trả bài bởi mục đích cao nhất của giờ sửa bài là phát hiện
và khắc phục tồn tại của bản thân học sinh trong làm văn và rút kinh nghiệm để
sửa chữa trong các bài làm sau.
Như trên đã trình bày, muốn sửa bài chu đáo thì ở khâu chấm bài, giáo viên
phải chuẩn bị thật chu đáo, phải ghi chép thật cụ thể các lỗi tiêu biểu để việc định
hướng sửa bài có hiệu quả hơn.


Việc sửa lỗi nên tập trung vào các mặt sau đây :
a. Sai sót về nội dung và phương pháp làm bài :
- chưa xác định đúng trọng tâm yêu cầu bài làm.
- chưa hiểu đề nên sai lạc về nội dung và phương pháp.
- bỏ sót một số yêu cầu cần thực hiện trong đề bài.
b. Sai sót về hình thức làm bài:
- Nhóm lỗi về dùng từ, lỗi chính tả.
- Nhóm lỗi về viết câu văn, diễn đạt ý
- Nhóm lỗi về đoạn văn, bố cục.
- Nhóm lỗi về trình bày bài làm ...
Khi hướng dẫn sửa lỗi nêu trên, giáo viên cần chuẩn bị các dẫn chứng cụ
thể lấy từ bài làm của học sinh. Tránh nói chung chung thiếu tính cụ thể sẽ không

có tác dụng sửa lỗi cho học sinh.
Có thể tổ chức hoạt động nhóm nhỏ để học sinh cùng thảo luận, phát hiện
và nêu hướng giải quyết.
Sau khi giáo viên hướng dẫn sửa bài chung, cho học sinh trao đổi bài làm
trong nhóm để cùng đọc và rút kinh nghiệm. Có thể cho các em chấm bài nhau,
cùng chỉ ra các sai sót trong bài làm và ghi vào phiếu học tập hoặc vở bài tập.
Giáo viên cũng nên dành thời gian cho học sinh nêu lên những thắc mắc về
bài làm của mình, của các bạn trong nhóm, kể cả những thắc mắc về điểm số.
Giáo viên có thể chủ động đến với một vài em mà mình biết rằng những em
đó có những vấn đề cần thắc mắc hay thất vọng.
4.2. 5 Đọc và bình những bài văn hay, đoạn văn viết tốt.
Giáo viên chọn một vài bài viết tốt rồi đọc trước lớp, tổ chức cho các em
nhận xét, rút kinh nghiệm chung.Việc đọc và bình một bài văn hay, một đoạn văn
viết tốt giúp học sinh được tham khảo những cách dùng từ độc đáo, sáng tạo;
những cách mở bài ấn tượng, hấp dẫn...Việc làm này cũng khiến học sinh đối
chiếu, so sánh ngầm giữa bài viết của mình và của bạn, nhận ra cái hay của bạn,
cái dở của mình. Từ đó được học tập, vận dụng vào việc viết bài của mình sau này.
Để thực hiện được bước này trong khâu trả bài, giáo viên phải sàng lọc, lựa
chọn để tìm được những bài văn, đoạn văn thực sự chuẩn mực. Sau khi đọc, giáo
viên tổ chức cho học sinh phát biểu cảm nhận, bình giá về đoạn văn bài văn đó
(bình giá về hệ thống ý của bài, cách dùng từ, đặt câu, dùng phép liên kết, chuyển
ý, thể hiện cảm xúc,…). Giáo viên cũng nên chuẩn bị những lời bình đích đáng cho
các bài và đoạn văn như thế.


Khi thực hiện hoạt động này, không nên tập trung vào một số học sinh giỏi
của lớp mà còn chú ý vào cả những em trung bình, khá nhưng có tiến bộ trong làm
bài để khuyến khích, động viên học sinh. Giáo viên không nêu tên học sinh có bài
viết mà giáo viên đã đọc cho cả lớp nghe
4.2. 6 Trả bài và giải quyết những thắc mắc của học sinh

Việc công bố điểm và phát bài làm văn sẽ thu hút sự quan tâm rất lớn của học
sinh. Đây là lúc các em được đối diện với kết quả bài làm của mình, được đọc
những lời nhận xét của giáo viên với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Lúc này,
các em cũng sẽ được nhìn lại một cách toàn diện bài viết của minh trong sự đối
chiếu với những gì cả lớp đã thực hiện trong suốt tiết học dưới sự hướng dẫn của
thầy, cô. Vì thế, trước khi phát bài, giáo viên cần làm tốt công tác tư tưởng với học
sinh để tránh những phản ứng tiêu cực khi trực tiếp đối diện với con điểm xấu như
bôi xóa điểm, xé bài, tỏ thái độ bất bình,…Đồng thời cần tạo không khí thoải mái
để học sinh mạnh dạn trao đổ những điều còn thắc mắc và chuẩn bị tâm thế để trả
lời những thắc mắc đó. Giáo viên cần trực tiếp phát bài cho học sinh để thể hiện
sự quan tâm với các em và có điều kiện quan sát thái độ, phản ứng của học sinh.
Trên cơ sở đó có những cách ứng xử thích hợp. Giáo viên yêu cầu học sinh giữ gìn
bài làm
GIÁO ÁN MINH HỌA
Ngữ văn 9 Tiết 135
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
(Lớp 9B Trường THCS xã Minh Sơn)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích).
- Hệ thống những kiến thức về kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích).
2. Kĩ năng:
- Rút ra được những ưu, khuyết điểm chính trong bài làm.
3. Thái độ:
- Tự giác tìm ra ưu, khuyết điểm của bản thân và của bạn để phát huy ưu
điểm, khắc phục nhược điểm.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp, năng lực nhận xét đánh giá.



II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Thảo luận, trao đổi về bài của HS
III. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bài làm của HS, đáp án, biểu điểm.
- Học sinh: Xem lại kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích).
IV. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là nghị luận về 1 tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY ,
TRÒ
Hoạt động 1: xác định lại yêu
cầu đề

NỘI DUNG
I/ Xác định yêu cầu đề bài :

Đề : Suy nghĩ của em về nhân vật Ông Hai trong
- Giáo viên yêu cầu hs nhắc lại truyện ngắn làngcủa Kim Lân.
đề bài
·
Tìm hiểu đề :
? Xác định yêu cầu của đề bài - Yêu cầu : Phân tích
trên
?
- Nội dung : Nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn
- Học sinh: Xác định
Làng.

·

Tim ý : Luận điểm chính

- Phẩm chất : Tình yêu làng hoà quyện với tình
? Đề bài trên nối tới ai? Người yêu nước(Biểu hiện……)
đó như thế nào?
- Tình huống : Làng Chợ dầu theo Tây
? Có thể đưa ra những luận
- Tâm trạng :
điểm chính nào?
- Chi tiết chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước tha
thiết nồng nhiệt
- Nghệ thuật thể hiện tình cảm đó
II. Lập dàn ý:
a. Mở bài : Giới thiệu truyện ngắnLàng và nhân
vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm, một
? Nhắc lại cách lập dàn ý của trong những nhân vật thành công của văn học thời
em?
kì kháng chiến chống Pháp.
HĐ 2: Lập dàn ý

? Các ý trong phần thân bài b. Thân bài :
em lựa chọn sắp xếp ntheo - Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là


trình tự ra sao?

tình cảm xuyên suốt toàn truyện:


- Học sinh nhắc lại cách lập + Khi ông Hai đi tản cư nhưng luôn nhớ về làng.
dàn ý của mình.
+ Luôn theo dõi và nghe ngóng tin tức kháng
- giáo viên lập 1 dàn ý chi tiết chiến.
vào bảng phụ hoặc màn chiếu + Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo Tây.
đưa lên để học sinh đối chiếu
+ Khi nghe tin đồn được cải chính.
- Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt.
+ Các chi tiết miêu tả nhân vật (tâm lí, lời nói, cử
chỉ, hành động…)
+ Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại,
độc thoại nội tâm)
c. Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật
ông Hai và thành công của nhà văn khi xây dựng
nhân vật này.
Hoạt động 3: nhận xét
- Giáo viên nhận xét ưu và
khuyết điểm của học sinh

III. Nhận xét :
1.

Ưu điểm :

- Xác định được yêu cầu của đề bài
- là bài viết ở nhà nên hầu hết hs có sự đầu tư tham
khảo thêm ở các bài viết
- Xác định được các luận điểm chính, có phân tích,
chứng minh

- Một số bài nghị luận rõ ràng, mạch lạc, thuyết
phục: Thu, Tú Anh, Giang, Cúc
2.

Hạn chế :

- Một số em mới chỉ dừng ở việc cảm nhận về nội
dung, chưa chú ý đến nghệ thuật của truyện:
Nguyệt, Thoa, Thanh, Trung, Tiến…
- Một số bài làm chưa rõ luận điểm, nghị luận lộn
xộn : Thuận, Nam, Đạt
- Vẫn còn sai sốt lỗi chính tả : không viết hoa tên
riêng,cách ghi tên tác phẩm , ch/tr, l / n, d/g:
(Thuận)
III/ chữa bài


1.

Nhóm lỗi về hình thức

- Sai chính tả:
Hoạt động 4: Trả bài& sửa lỗi VD: Kim lân – Kim Lân
- Giáo viên trả bài cho học
sinh

trợ Dầu – Chợ Dầu

- Học sinh xem lại bài làm của
mình và sửa lỗi.


theo rõi – theo dõi

- Trao đổi bài cho bạn đọc
chéo của nhau ( mỗi học sinh
chuẩn bị 1 tờ giấy nháp ghi ra
những nhận xét về ưu, khuyết
điểm của bài bạn và những lỗi
mình đã sửa cho bạn
- Giáo viên đọc lỗi - cả lớp
sửa, học sinh tự sửa vào bài
làm của mình
HĐ 5: Đọc và bình
- Giáo viên đọc 2 bài văn hay
nhất để học tập, 1 bài điểm
TB để rút kinh nghiệm
- Sau khi giải đáp các thắc
mắc về bài làm của học sinh,
nếu không còn vấn đề gì thì
giáo viên lấy điểm vào sổ.

rành thời gian – dành thời gian
trân thực – chân thực,
câu truyện – câu chuyện
2.

Lỗi dùng từ

VD: mỗi sáng ông lại đi hóng gió ở bảng tin
để nghe tin tức.

- Khi phải xa làng ông Hai nhớcảnh cũ, người
xưa…
- các luận điểm chưa lôgic, lập luận chưa chặt
chẽ:
IV. Đọc và bình

V. Ghi điểm, giải đáp thắc mắc của học sinh

VI.Củng cố- Dặn dò
Sau tiết học này , em rút ra kinh nghiệm gì khi viết bài nghị luận văn học ?
Xem lai cách làm bài nghị luận văn học
Soạn : Tổng kết văn bản nhật dụng
+ Đọc lại toàn bộ các văn bản nhật dụng từ lớp 6 – >lớp 9
+ Thống kê ghi lại nội dung các văn bản đó
+ Các tổ chuẩn bị vào giấy Roki theo mẫu (SGK)
Rút kinh nghiệm:.................................................................................................


5. Kết quả thực hiện:
Sau một thời gian thực hiện tôi đã tiến hành khảo sát, kiểm tra và nhận thấy
chất lượng bài viết tập làm văn của đa số học sinh có biến chuyển tích cực, cụ thể:
- Đã hình thành được thói quen tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
- Bài viết của các em đảm bảo tính định hướng, bố cục khá cân đối, chặt
chẽ, đủ ý, rõ ràng, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả
- Học sinh có hứng thú hơn trong giờ học.
- Chất lượng bài làm được nâng lên. Cụ thể như sau :
Bảng thống kê điểm số các bài làm văn trong năm học 2014- 2015
Lớp: 9B và 8A

STT


Bài viết

Tổng số học sinh: 48

Điểm dưới trung bình
Số lượng

Tỷ lệ

Điểm từ trung bình
trở lên
Số lượng

Ghi chú

Tỷ lệ

1

Bài viết số 1

8

16,6%

40

83,4%


2

Bài viết số 2

5

10,4%

43

89,6%

3

Bài viết số 3

3

0,6%

45

94,0%

4

Bài viết số 4

2


0,4%

46

96,0%

5

Bài viết số 5

0

0

48

100%

Có lẽ sáng kiến kinh nghiệm này chưa thực sự sâu sắc và có tính thuyết
phục cao, nhưng qua bảng so sánh trên đã cho thấy được sự chuyển biến theo
hướng ngày càng tích cực về chất lượng của học sinh. Vì vậy tôi hi vọng và tin
tưởng rằng trong thời gian tới, với sự tìm tòi, khả năng sáng tạo và sự nỗ lực của
cả thầy và trò, chất lượng học tập của học sinh sẽ được nâng cao hơn nữa.


III. PHẦN KẾT LUẬN
1.

Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về đề tài.


Việc chấm bài, trả bài là qui trình kĩ thuật, tỉ mỉ, công phu gắn liền với tinh
thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tình yêu thương quí trọng thành quả lao
động sang tạo của giáo viên đối với học sinh.
Tôi và các em học sinh đã nhận thức đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về vị trí và
tầm quan trọng của giờ trả bài làm văn. Sau nữa, tay nghề của bản thân cũng đã
được nâng cao. Quan trọng hơn, việc chấm bài ngày càng chính xác, kết quả bài
chấm đã phản ánh đúng thực chất năng lực học tập của học sinh. Giờ trả bài thực
sự phát huy được giá trị, tác dụng của nó trong quy trình dạy học môn Ngữ Văn
cũng như việc nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn này. Học sinh của tôi đã hào
hứng, chủ động, tích cực hơn với giờ trả bài làm văn cũng như việc học tập môn
Ngữ Văn. Sự tiến bộ của các em thể hiện cụ thể qua từng bài viết: các lỗi cơ bản
đã giảm nhiều, số bài viết bị điểm yếu kém cũng giảm và số bài đạt điểm từ trung
bình trở nên đã tăng dần, kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết mơ bài, kết bài ở
nhiều học sinh đã trở nên nhuần nhuyễn,… Một số học sinh có khả năng đã viết
được những đoạn, những bài văn hay.
Đề tài đã và đang được triển khai thực hiện thống nhất tại tổ bộ môn ngữ
văn trường Trung học sơ sở xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn từ năm
học 2014 -2015 và đã nhận được sự đồng thuận của tập thể giáo viên trong tổ Văn
Sử.
Đề tài cũng góp phần tháo gỡ những tranh cãi của đa số giáo viên bộ môn
Ngữ văn khi thực hiện dạy học loại bài này.
2. Các đề xuất và kiến nghị
Đối với giáo viên: Cần tăng cường hơn nữa ý thức và tinh thần trách nhiệm
của mình từ khâu nghiên cứu soạn giảng đến khâu chấm trả bài.
Đối với nhà trường: để nâng cao chất lượng dạy- học môn ngữ văn, bên
cạnh những giải pháp khác cần vận dụng quy trình chấm - trả bài tập làm văn này
một cách thống nhất, đồng bộ trong đội ngũ giáo viên dạy văn. Tổ trưởng và Ban
giám hiệu cũng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình này của giáo
viên bằng những hình thức khác nhau như kiểm tra giáo án và dự giờ trả bài làm
văn của giáo viên; thăm dò, mượn bài viết của học sinh mà giáo viên đã chấm. Tổ

chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi và phân tích vai trò, vị trí của việc
chấm trả bài nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy môn
ngữ văn.


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ VỀ ĐỀ TÀI
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
........
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GD ĐT VỀ ĐỀ TÀI
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
........


IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Nguyễn Thúy Hồng - Nguyễn Quang Ninh
“Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn THCS”
Nhà xuất bản Giáo Dục – 2008
2. Nguyễn Huy Quát – Hoàng Hữu Bội
“Một số vắn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường”
Nhà xuất bản Giáo Dục – 2001


3. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 8



×