Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN MỘT SỐ Ý KIẾN BÀN VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT Ở BẬC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.7 KB, 27 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

MỘT SỐ Ý KIẾN BÀN VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC MÔN MĨ THUẬT Ở CẤP THCS
(NHẰM PHÁT HUY TÍNH ĐỘC LẬP , SUY NGHĨ , SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH)
A : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết trung ương 4 khóa VII/1993 đã chỉ rỏ sự cần thiết phải đổi mới
phương pháp dạy học "Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả cấp học bậc học".
Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12/1996) nhận định " phương pháp giáo dục
đào tạo chậm đổi mới chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của người học ".
Trên cơ sở đó năm 1997 Bộ giáo dục và đào tạo đã cho biên soạn lại chương
trình sách giáo khoa (SGK) trung học cơ sở (THCS) theo hướng" tích cực hóa các
hoạt động của học sinh " SGK THCS được biên soạn với mục tiêu chung là giáo
dục mang tính toàn diện cho học sinh bao gồm: Đức - trí - thể - mĩ, nhằm tạo ra
lớp người kế thừa mới vừa hồng vừa chuyên năng động sáng tạo có đủ năng lực
phẩm chất đạo đức góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội, trên con đường công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Sau khi học song trương trình THCS là học sinh đã có vốn kiến thức nhất
định về văn hóa, đạo đức, tư tưởng, có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật, hướng
nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, học nghề
hoặc đi vào đời sống lao động.
Năm học 2002 - 2003 chương trình SGK THCS được hoàng thiện và chuyển
khai đại trà. Nội dung được đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh. Vì thế nếu thầy áp dụng phương pháp dạy củ ( Quen lối thụ động thầy đọc trò
chép, thầy giảng trò nghe hoặc dạy chay ) thì không còn phù hợp với chương trình
1
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

SGK mới. Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là điều cấp thiết cho phù hợp
với chương trình SGK mới và tình hình phát triển của xã hội.
- Môn mỹ thuật không nằm ngoài mục tiêu giáo dục toàn diện nêu trên. Hiện


nay môn mĩ thuật đã được đưa vào THCS là môn học chính khóa, bắt buột với tất
cả học sinh. Môn mĩ thuật có mục tiêu, có chương trình, SGK riêng, sách hướng
dẫn riêng, trang thiết bị riêng, kết quả học mĩ thuật được kiểm tra đánh giá thường
xuyên và nghiêm túc, vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học là điều cần thiết
phải làm ngay. Trong thực tế do một số giáo viên dạy mĩ thuật trái với chuyên môn,
một số giáo viên mới ra trường còn nhiều lúng túng khi thực hiện việc đổi mới
phương pháp dạy học.
- Qua nhiều năm giảng dạy mĩ thuật trong nhà trường, tham gia các lớp tập
huấn chương trình thay sách giáo khoa mới. Tập huấn về đổi mới phương pháp dạy
môn mĩ thuật ở THCS, tôi có dịp nghe và tiếp thu những kinh nghiệm quý về đổi
mới phương pháp dạy mĩ thuật ở THCS, từ các đồng nghiệp, Thầy ( Cô ) ở Trường
Cao Đẳng Sư Phạm Bạc Liêu.
- Nhân đây tôi xin trình bày một số vấn đề, về đổi mới phương pháp dạy môn
mỉ thuật ở THCSà và nhữnh kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được cùng các đồng
nghiệp tham khảo, định cho mình phương pháp dạy học phù hợp hơn, tốt hơn trong
việc giảng dạy bộ môn mĩ thuật của chương trình thay SGK mới bậc THCS.
Tài liệu được cấu trúc gồm:
Phần A : lý do chọn đề tài
Phần B : Nội dung :
I . Thực trạng tình hình dạy học môn mĩ thuật cấp THCS
II . Đề xuất các giãi pháp
Phần C : Kết luận
2
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

B: NỘI DUNG :
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DẠY HỌC MỸ THUẬT CẤP THCS :
1. Thực trạng chung :
- Về đội ngũ giáo viên : Nhìn chung giáo viên dạy mĩ thuật ở THCS
chưa đảm bảo về số lượng , chất lượng giảng dạy còn là vấn đề phải suy nghĩ , một

số trường do chưa có giáo viên dạy mĩ thuật phải cử giáo viên chuyên môn khác có
năng khiếu kiêm nhiệm như những trường nông thôn , vùng sâu vùng xa.
Một số trường có giáo viên nhưng do đào tạo từ nhiều nguồn nên chất lượng chưa
cao .
- Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất và trang thiết bị ở THCS còn thiếu
thốn và nghèo nàn như: Phòng học bộ môn chưa có, tranh ảnh và phiên bản về các
tác phẩm mĩ thuật, hội họa, điêu khắc, bộ mẫu về các khối cơ bản, các tác phẩm mĩ
thuật như đồ gốm, thổ cẩm , phục vụ cho giảng dạy mĩ thuật chưa đáp ứng .
- Về tình trạng dạy và học : Nhiều nơi lãnh đạo chưa chú ý đến môn
mĩ thuật, ít quan tâm, cho rằng môn mĩ thuật là môn phụ xem như dạy mĩ thuật là
bề nổi mang tính phong trào. Một bộ phận giáo viên chua nắm vững mục tiêu và
phương pháp dạy mĩ thuật của giáo viên chưa đồng bộ. Một bộ phận giáo viên còn
nặng nề về phương pháp theo kiểu học thuộc lòng, thụ động , thiên về trí nhớ, hay
dạy kiểu gập khuôn, áp đặt giáo viên vẽ lên bảng, học sinh vẽ lại hoặc nặng về vẽ
chuyên nghiệp, chưa quan tâm chú ý đến giáo dục thẩm mĩ dẫn đến hạn chế chất
lượng và hiệu quả dạy học thấp. Vì thế chưa phát huy được khả năng độc lập suy
nghĩ, tìm tòi, sáng tạo cho học sinh . Không đáp ứng nhu cầu xã hội khi tạo ra sản
phẩm giáo dục trong nhà trường .
2. Thực trạng dạy học ở địa phương :
- Về đội ngũ giáo viên dạy mĩ thuật đáp ứng đủ nhu cầu trong tình
hình mới. Phần lớn anh em giáo viên được đào tạo chính quy trong các trương sư
phạm mĩ thuật hoặc cao đẳng sư phạm . Một bộ phận nhỏ giáo viên có tay nghề , có
3
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

kinh nghiệm giảng dạy nhưng chưa đủ chuẩn theo yêu cầu cần được quan tâm đào
tạo bồi dưỡng thêm .
- Về cơ sở vật chất còn quá nhiều thiếu thốn, phòng học không đủ
rộng, thiếu ánh sáng, lớp học quá đông, bàn ghế khó di chuyển, bụt để mẫu , phòng
học bộ môn, phòng trưng bày, mẫu vẽ các khối cơ bản, biểu bảng, bộ đồ dùng dạy

mĩ thuật chưa đáp ứng theo yêu cầu. Cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức,
một bộ phận học sinh nông thôn nghèo không có dụng cụ học
tập theo yêu cầu của bộ môn như : SGK , giấy vẽ, màu vẽ, Đặc biệt sách tham
khảo về mĩ thuật phục vụ cho giáo viên và học sinh rất hiếm .
-Về tình hình dạy và học : Lảnh đạo quan tâm giúp đở tạo mọi điều
kiện để GV dạy tốt . Học sinh khắc phục mọi khó khăn để tham gia học tập tốt ,
chất lượng dạy và học những năm gần đây dật kết quả cao .
II - ĐỀ XUẤT CÁC GIÃI PHÁP :
1. Cơ sở lí luận :
1.1 - Đổi mới phương pháp dạy học là điều cần thiết để đạt được
mục tiêu chương trình SGK mới :
- Mục tiêu giáo dục thẩm mĩ là nhiệm vụ chính của môn mĩ thuật trong
chương trình sách giáo khoa mới THCS và chú ý coi trọng thực hành .
- Chương trình mĩ thuật THCS không nhằm đào tạo học sinh thành
người họa sĩ hay người thợ vẽ mà thông qua các hoạt động mĩ thuật nâng cao nhận
thức về nhiều mặt như : Đạo đức , trí lực , thẩm mĩ .
- Chương trình mĩ thuật THCS còn cung cấp cho các em những kiến
thức phổ thông về mĩ thuật . Có những hiểu biết cơ bản vè cái đẹp . Thông qua đó
học sinh hoàn thành bài tập theo chương trình , tạo điều kiện để học sinh học tốt
các môn học khác, những học sinh có năng lực và nhu cầu có thể học tiép ngành mĩ
thuật và các ngành có liên quan như kiến trúc, xây dựng, thời trang, sư phạm mĩ
thuật …
4
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

1.2 - Đổi mới phương pháp dạy mĩ thuật nhằm phát huy tính độc
lập, suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng thích ứng thực tế :
- Như chúng ta đã biết môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, nghệ thuật tạo ra
cái đẹp. Dạy miõ thuật cho học sinh là dạy cho học sinh cách tạo ra cái đẹp, có
những hiểu biết cơ bản về cái đẹp trong thiên nhiên, trong từng tác phẩm mĩ thuật.

Rồi tạo ra cái đẹp , vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng
ngày và công việc mai sau .
- Đổi mới phương pháp dạy mĩ thuật nhằm góp phần xây dựng môi
trường thẩm mĩ cho toàn xã hội. Nhằm phát triển khả năng tư duy hình tượng sáng
tạo, góp phần hình thành con người lao động mới .
- Đổi mới phương pháp dạy học không nằm ngoài việc đổi mới cách
dạy của giáo viên và cách học của học sinh . Nhằm giúp học sinh từ cách học thụ
động sang cách học tự học chủ động , nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh .
+ Học sinh từ cách học thụ động : thầy nói gì , giảng gì, trò nghe nấy.
Nay đổi mới bằng nhiều hình thức tích cực hoạt động , tự giác và chủ động trong
học tập . Theo thạc sĩ Lê Thị Liên , họat động này được thể hiện ở 6 mọi : "Học
5
Sơ đồ mục tiêu bậc giáo dục bậc THCS
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

sinh học ở mọi lúc , mọi nơi , học ở mọi người , mọi hoàn cảnh , mọi nôị dung ,
học bằng mọi cách ".
+ Muốn làm được điều đó , người Thầy phải tạo cho học sinh động có
hứng thú học tập . Theo Giáo sư - Tiến sĩ Thái Duy Tiên " Động cơ hứng thú học
tập thường đến với học sinh khi bài học có nội dung mới , đột ngột , bất ngờ , "
và giáo viên cần Làm cho học sinh thấy trách nhiệm và nghĩa vụ học tập, liên hệ
đến ý nghĩa xã hội như : Nghĩa vụ đối với Tổ quốc , trách nhiệm với gia đình và
Thầy (Cô),
* Một thí dụ về tính thụ động của một học sinh.( Chúng ta cùng tham
khaỏ xem lỗi thuộc về ai : Học sinh, người mẹ hay của giáo viên.)
Một bà mẹ quát to con gái yêu duy nhất của mình :
- Tại sao con không làm bài ?
- Đứa bé bật khóc ồ lên , úp mặt xuống góc học tập .
- Người mẹ dịu giọng âu yếm : Sao con không làm bài ?

- Con không biết .
- Con không biết sao con không hỏi mẹ
- Đứa bé cắn môi im lặng .
- Người mẹ nói tiếp : Thế khi ở lớp , con không biết con có hỏi Thầy giáo
không ?
- Đứa bé im lặng với những giọt nước mắt lăn dài trên má và lắc đầu .
- Người mẹ bỗng nhớ hình ảnh của mình năm xưa
- Thế đấy, còn đối với phương pháp mới môn mĩ thuật : Kiến thức mĩ
thuật có những quy ước chung , các khái niệm về mĩ thuật thường trừu tượng ,
không thể giải thích rạch rồi và dứt khoát như các môn khoa học tự nhiên khác .
- Thí dụ như : Tiết dạy vẽ tranh , giáo viên nêu yêu cầu bài vẽ phải có
bố cục cân đối , màu sắc hài hòa , phải có mảng chính ,mảng phụ phù hợp với
khoảng trống của nền ,
6
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

Với những khái niệm chung nghư thế, mỗi học sinh có cách suy nghĩ,
tìm tòi , khai thác đề tài bố cục riêng cho mình. Và kết quả cuối cùng bài tập mĩ
thuật của học sinh với nhiều hình thức đa dạng , không giống nhau . Vì thế việc
hướng dẫn của giáo viên giúp học sinh tìm tòi sáng tạo là rất quan trọng .
- Muốn tiết dạy đem lại kết quả như mong muốn , người giáo viên phải
nghiên cứu bài dạy , nghiên cứu tổ chức tốt các hoạt động học tập có khoa học , gây
hấp dẫn và hứng thú trong mỗi tiết mĩ thuật . Luôn tạo cho không khí lớp học vui
vẻ , hào hứng, đưa kiến thức vào học sinh một cách nhẹ nhàng tự nhiên , nhanh và
sâu nhằm đạt mục tiêu đề ra .
- Đổi mới phương pháp dạy học , giáo viên cần phải phát huy tính ưu
điểm của phương pháp truyền thống và phương pháp giáo dục hiện đại , vận dụng
linh hoạt các phương pháp là tùy vào tài năng của người Thầy , cần tránh lạm dụng
một phương pháp , mà phải biết vận dụng các phương pháp một cách phù hợp vào
từng bài , từng hoạt động dạy học cho phù hợp với địa phương .

- Về các hoạt động trên lớp của giáo viên cũng nên tổ chức các hoạt
động học tập độc lập hoặc theo nhóm nhỏ, qua đó học sinh tự lực nắm các tri thức
mới đồng thời rèn luyện phương pháp tự học , học tập lẫn nhau . Đôi lúc cũng nên
linh hoạt tổ chức giờ học phân hóa theo trình độ , năng lực của học sinh, tạo điều
kiện cho học sinh bộc lộ và phát triển tìm năng của mỗi em .
- Đổi mới phương pháp dạy học tránh tư tưởng ỷ lại trước khó khăn
của thực tại. Trong giảng dạy bộ môn , mỗi giáo viên dạy mĩ thuật phải tích cực tự
học tập , tự bồi dưỡng, phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo , mỗi việc làm
của Thầy trong nhà trường điều mang tính giáo dục đạo đức , giáo dục thẩm mĩ cho
học sinh .
- Mỗi người giáo viên dạy mĩ thuật khi bước chân lên bụt giảng , việc
đầu tiên phải tạo cho không khí lớp học vui vẻ , hào hứng là việc rất quan trọng.
7
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

Nếu cần , mở đầu bài dạy hay kết thúc bài nên tổ chức những trò chơi mang tính
giáo dục .
Dưới đây là một vài thí dụ trong việc áp dụng phương pháp mới vào dạy mĩ
thuật ở THCS . (Nhằm giúp cho học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, hứng
thú trong học tập)
Thí dụ 1 : Khi dạy bài " Trang trí mặt nạ " ( Mĩ thuật lớp 8 )
Giáo viên nên chuẩn bị 03 mặt nạ khác nhau : Mặt nạ ông Thiện , ông Ác và
con vật .
- Để gây hứng thú cho học sinh khi vào bài , giáo viên gọi 03 học sinh
lên bảng , yêu cầu cả lớp nhắm mắt lại , cho học sinh đeo 03 mặt nạ vào , cả lớp
được mở mắt. Giáo viên bắt giọng cho cả lớp cùng hát bài hát nói về lễ hội .
( Vào bài như thế rất vui, học sinh hào hứng, học sinh có thể quan sát và hiểu được
ý nghĩa của việc sử dụng mặt nạ, )
Thí dụ 2 : Khi dạy bài " Vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em " ( Mĩ thuật
lớp 7 )

Khâu chuẩn bị giáo viên phân cho mỗi nhóm ( tổ ) chuẩn bị 4 tranh ảnh đề
tài khác nhau ( Tổ 1 : Đề tài gia đình ; tổ 2 : Đề tài nhà trường ; tổ 3 : Đề tài xã
hội ; )
- Khi đến hoạt động tìm và chọn nội dung, giáo viên cho các nhóm dán
tranh, ảnh đã chuẩn bị vào khổ giấy A3 rồi thảo luận nội dung, lần lượt cử đại diện
các nhóm lên bảng đính tranh, ảnh đã chuẩn bị và giới thiệu sơ qua về nội dung
tranh , ảnh đó . Học sinh khác quan sát , lắng nghe , tìm và chọn cho mình một nội
dung phù hợp khi vẽ ( Làm như vậy, lớp học sẽ hào hứng và hấp dẫn, học sinh
cũng dễ dàng quan sát và chọn nội dung từ lời giới thiệu của bạn mình , )
1.3 - Đổi mới phương pháp kiểm tra , đánh giá kết quả học mĩ
thuật của học sinh là điều cần thiết quan trọng để thực hiện mục tiêu chương
trình đề ra :
8
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

- Đổi mới việc kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng là
phương pháp dạy học, là một trong những hoạt động nằm trong quá trình dạy học.
Vì thế việc kiểm tra đánh giá cần thường xuyên , khách quan và tùy vào tình hình
thực tế .
+ Kiểm tra, đánh giá lúc quan sát nhận xét .
+ Kiểm tra đánh giá lúc thực hành .
+ Kiểm tra đánh giá, nhận xét cuối giờ học.
Ví dụ kiểm tra đánh giá lúc thực hành: Lúc thực hành giờ vẽ theo
mẫu khi giáo viên phát hiện nhiều học sinh mắc lỗi bố cục, giáo viên có thể cho
dừng giờ lại ít phút , đặt bài chưa tốt đó cạnh mẫu . Giáo viên hướng dẫn học sinh
so sánh , nhận xét để tìm ra chỗ chưa đúng của bài . Như thế học sinh hiểu thêm ,tự
điều chỉnh , bổ sung kịp thời chỗ chưa đúng . (Với cách đánh giá này, học sinh
được học ngay trên hiện trạng bài vẽ của mình . Như thế học sinh sẽ hiểu biết hơn,
thích học hơn )
- Đánh giá kết quả học mĩ thuật cho học sinh cần dựa vào mục tiêu

chương trình ( Giáo dục thị yếu thẩm mĩ ), dựa vào mục tiêu của từng bài , từng
giai đoạn , trên cơ sở tiêu chí mà giáo viên đưa ra nhằm rèn luyện kỹ năng cho học
sinh .
Thí dụ : Giai đoạn đầu giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh vẽ về bố
cục , vẽ mảng , vẽ hình , giai đoạn thứ hai tập trung hướng dẫn vẽ nét đậm, nhạt ,
vẽ họa tiết , vẽ màu ,
Khi đánh giá cũng dựa vào những tiêu chí giáo viên đã đưa ra như trên
.
- Đánh giá kết quả học mĩ thuật của học sinh còn dựa vào khả năng ,
nổ lực , sự tiến bộ của từng lớp , từng cá nhân học sinh .
- Người giáo viên dạy mĩ thuật cần biết kết quả học mĩ thuật của mỗi
tiết dạy được thể hiện cụ thể ở ngay trên từng sản phẩm ( bài tập ) của học sinh
9
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

nhưng cái " Đằng sau " nó là sự vận dụng về thái độ và hành vi còn quan trọng hơn
nhiều . Macxigoocki nói :" Tất cả những cái gì do con người tạo nên đều chứa
đựng tâm hồn của nó ". Vì vậy, khi giáo viên gặp những bài vẽ hoàn thành chưa
tốt không nên đánh giá nặng nề quá mà hãy động viên và cho phép học sinh về nhà
làm lại bài . ( vì một số học sinh hiểu được , cảm thụ được nhưng rất khó thể
hiện ) .
- Khi đánh giá kết quả học mĩ thuật ở cuối giờ , giáo viên chỉ nên gợi ý
cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau . Qua hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên , học
sinh nói lên nhận xét , suy nghĩ , cảm nhận của chính mình cho cả lớp cùng nghe ,
rồi tự đánh giá mức độ hoàn thành bài của mình để rồi tiếp tục hoàn thiện bài tốt
hơn .
10
Đánh giá kết quả học tập Mĩ Thuật của HS
Đánh giá thường xuyên Đánh giá khách quan
Nhận thức Thực hiện Vận dụng

Sơ đồ đánh giá kết quả học Mĩ Thuật của HS
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

Thí dụ về một số câu hỏi gợi ý đánh giá :
- Những bài vẽ trên đây , bài nào vẽ đẹp nhất ? Vì sao bài đẹp ? Đẹp ở
chỗ nào ?
- Bài nào chưa đẹp ? Vì sao ? Làm thế nào cho bài đẹp hơn ?
- Cuối cùng đánh giá chung cho tất cả các bài , chú ý nâng đỡ học sinh
kém, động viên , khuyến khích học sinh khá giỏi .
Thang điểm đánh giá xếp loại
- Loại giỏi (G): 9, 10 điểm
- Khá (Kh): 7, 8 điểm
- Đạt (Đ): 5, 6 điểm
- Chưa đạt (CĐ): dưới 5 điểm
2- Các giãi pháp đề xuất
2.1 - Về giáo viên :
- Giáo viên cần nghiên cứu chương trình SGK , sách giáo viên để thấy
trọng tâm cần nhấn mạnh ( Đặc điểm của mỗi bài ) , những chỗ trùng lập lướt qua
( Cách vẽ) , dành thời gian cho học sinh làm bài nhiều hơn .
- Giáo viên cần thiết kế bài dạy cũng như tổ chức các hoạt động để học
sinh chủ động , tích cực tham gia và phát huy hết khả năng , năng lực của mình .
- Giáo viên cần tạo không khí giờ học vui vẻ , nhẹ nhàng , hấp dẫn ,
tránh tẻ nhạt , khô cứng .
- Đối với một số bài có thể cho học sinh học tập theo tổ , nhóm hoặc
thảo luận để tiết học sinh động hơn và để học sinh có dịp thể hiện khả năng trước
Thầy ( Cô) và bạn bè .
11
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

- Khi học sinh làm bài , giáo viên quan sát phát hiện , gợi ý những điều

chưa hợp lý ngay . Để học sinh điều chỉnh kịp thời ,quan tâm nhiều đến học sinh
nhút nhát chưa thích ứng . Khi chỉnh sửa bài cho học sinh , chỉ đưa ra gợi ý
( Chỉnh bằng tâm lý ) , tuyệt đối không làm giúp học sinh hạn chế khả năng sáng
tạo của các em .
- Tùy vào từng bài , giáo viên phân bố thời gian giữa lí thuyết và thực
hành cho hợp lý .
- Trong quá trình thực hiện dạy học , cần chú ý giáo dục thẩm mĩ cho
học sinh biết thưởng thức , tạo ra , ứng dụng cái đẹp vào thực tế cuộc sống .
2.2 - Với học sinh :
- Học sinh được tham gia góp ý kiến tìm ra vẻ đẹp ở mẫu vẽ : Hình
khối , tương quan tỷ lệ , màu sắc và bố cục ( Cách sắp xếp mẫu ) trước khi vẽ .
- Học sinh được thảo luận bàn bạc tìm cách giãi quyết bài tập phân
tích tác phẩm theo cập theo nhóm .
- Học sinh quan sát , nhận xét theo gợi ý của GV , để tìm ra kiến thức ,
tìm ra cách vẽ .
- Học sinh tham gia vào nhận xét , đánh giá xếp loại , khi đánh giá kết
quả học tập .
- Học sinh phải có SGK và đảm bảo dụng cụ học tập theo quy định .
2.3 - Với đồ dùng dạy học :
- Cần chuẩn bị vàø làm đủ đồ dùng dạy học để đảm bảo tiết dạy .
- Đồ dùng dạy học phải đẹp có trọng tâm , đảm bảo tính thẩm mĩ , phải
cụ thể, có ý tưởng người thiết kế .
12
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

- Phải biết phân loại đồ dùng dạy học cho hợp lý: Như đồ dùng phục
vụ cho quan sát , phục vụ cho cách vẽ , phục cho hướng dẫn vẽ màu ,

III - GIÁO ÁN
BÀI 10 : VẺ TRANH (LỚP 7 )

ĐỀ TÀI CUỘC SỐNG QUANH EM

I. MỤC TIÊU :
- Kỹ năng : Tìm và phát hiện những nội dung phản ánh cuộc sống xung
quanh . Vẽ được bức tranh phù họp đề tài , thể hiện theo ý thích .
- Kiến thức : Giúp HS có thói quen quan sát những hoạt động đang diển
ra hàng ngày của con người trong cuộc sống .
- Thái độ : Qua bài học HS có ý thức yêu mến xây dựng giữ gìn và làm
đẹp cuộc sống xung quanh .
-Phương pháp : làm việc theo nhóm , quang sát, luyện tập, vấn đáp.
II. CHUẨN BỊ :
* Giáo Viên :
- Sưu tầm tranh ảnh của hoạ sĩ và học sinh vẽ đề tài này ( Tranh ảnh đẹp về
phong cảnh , đất nước con người ở các vùng quê khác nhau )
- Biểu bảng hướng dẩn cách vẽ tranh
- Bài vẽ đẹp của HS năm trước
* Học sinh :
- Dụng cụ học tập ( Giấy , bút chì , màu , tẩy, )
- Phân 4 nhóm , phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A
3
yêu cầu mỗi nhóm dán
tranh hoặc ảnh chuẩn bị
+ Nhóm 1 : Chuẩn bị 4 tranh , ảnh về đề tài gia đình .
13
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

+ Nhóm 2 : Chuẩn bị 4 tranh, ảnh về đề tài lao động sản xuất
+ Nhóm 3 : Chuẩn bị 4 tranh, ảnh về đề tài nhà trường
+ Nhóm 4 : Chuẩn bị 4 tranh , ảnh về đề tài xã hội
III - CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

1. Ổn định :(1 Phút)
Kiểm tra sĩ số lớp
2 - Kiểm tra bài củ :( 1 phút )
Kiểm tra về chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh
3 - Dạy bài mới : (35 phút )
Giới thiệu bài :
+ Cho HS nghe băng bài hát ( Trời đã sáng rồi ) Dân ca Pháp bài 6
TĐN 6 .
+ Các em thân mến ! Lời bài hát vừa rồi có một giai điệu nhộn nhịp
như kiêu gọi , đánh thức các em vậy lúc các em còn say trong giấc mộng đẹp
. " Vậy đi thơi Mau vậy đi thơi " Để quan sát để ngắm một ngày mới bắt
đầu với nhiều hoạt động diển ra xung quanh em . Đó cũng là nội dung bài vẽ
tranh hơm nay .
+ Giáo Viên ghi tên bài : " ĐỀ TÀI CUỘC SỐNG QUANH EM"
Các hoạt động của giáo viên và học sinh :
Hoạt động 1 :(8 Phút ) Hướng dẩn học sinh tìm và chọn nội dung đề
tài
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
GHI BẢNG
- Chia lớp thành 4 nhóm - HS ngồi theo nhóm và I - Tìm và chọn nội
14
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

giao nhiệm vụ cho mổi
nhóm ( Như đã nói phần
chuẩn bò )
- Đại diện từng nhóm 1 lên

đính tranh hoặc ảnh chuẩn
bò trên bảng lớp và giới
thiệu sơ lược về nội dung
tranh , ảnh đó
- GV nêu yêu cầu thời gian
cho mổi nhóm
+ Nhóm 1 giới thiệu nội
dung đề tài về gia đình
+ Nhóm 2 giới thiệu nội
dung về đề tài lao động
+ Nhóm 3 giới thiệu nội
dung về đề tài nhà
rường
+ nhóm 4 giới thiệu nội
dung về đề tài xã hội
- Sau khi HS trình bài song
GV tóm tắc ngắn gọn nội
dung trên . Sau đó giới
bầu nhóm trưởng
- Các nhóm bàn luận cử
một thành viên lên giới
thiệu :

+ Đề tài gia đình gồm
: Bửa ăn gia đình , Mẹ
cho Gà ăn ,
+ Đề tài lao động
gồm : Cảnh cắt lúa ,
ghánh nước,
+ Đề tài nhà trường

gồm : Đi học , học
nhóm , vui chơi trước
sân trường
+ Đề tài xã hội gồm :
Trồng cây , vệ sinh môi
trường , văn nghệ ,
- HS có thể hỏi GV
dung đề tài :
Như nhà trường , gia
đình , môi trường , nông
thôn ,
15
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

thiệu một vài tranh khác
nhau về đề tài cuộc sống
quanh em của hoạ só và HS
- Gợi ý cho HS nhận xét
ngắn gọn .
những gì cần biết
Hoạt động 2 :(5 phút) Hướng dẩn HS cách vẽ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
GHI BẢNG
- Gv treo bản hướng dẫn
cách vẽ, hỏi HS về cách vẽ.
HS trả lời GV kết luận.
- GV cho HS xem bài vẽ

đẹp và chưa đẹp.
- HS quan sát trả lời.
- HS suy nghĩ về nội
dung, bố cục, hình, màu.
- HS chuẩn bị vẽ.
II. Cách vẽ:
- Phát bố cục.
- Vẽ hình chính, hình
phụ.
- Vẽ màu.
Hoạt động 3 :(20 phút) Hướng dẩn thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
GHI BẢNG
- GV cho HS làm việc theo
nhóm , 4 em 1 nhóm bằng
cách ( 2 em bàn trên quay
mặt xuống cùng 2 em bàn
dưới là 1 nhóm )
- GV quan sát theo dỏi nhắc
nhở HS cách tìm nội dung ,
bố cục , vẽ hình , vẽ màu,
- Nếu gặp HS lúng túng gợi
ý giúp đỡ kịp thời
Các nhóm làm vào giấy
A
4
theo các bước đã

hướng dẩn
+ Phát bố cục , vẽ
mảng chính , mảng phụ .
+ Dựa vào mảng vẽ
hình cụ thể .

+ Vẽ màu chú ý tươi
sáng nổi rỏ trọng tâm
BÀI TẬP:
- Vẽ bức tranh mà em
thích đề tài cuộc sống
quanh em . Vẽ vào giấy
A
4
.
16
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

Hoạt động 4 : (5 phút )Đánh giá kết quả học tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
GHI BẢNG
- GV hướng dẩn HS đính
bài các nhóm lên bảng .
- GV gợi ý cho HS nhận xét
bài của các nhóm
+ Trong các nhóm , nhóm
nào có bài đẹp nhất ? Vì

sau bài đẹp ? Đẹp ở chổ
nào ?
+ Bài nào chưa đẹp ? Vì
sao ? Làm thế nào cho đẹp
hơn ?
- GV nhận xét bổ sung thêm
- GV cho HS tự nhận xét
xếp loại bài vẽ của mình
- GV kết luận nhận xét
chung , khen ngợi những bài
vẽ tốt , động viên khuyến
khích những bài chưa hoàn
thành .
- HS cử đại diện nhóm
lên đính bài trên bảng
- HS chọn bài vẽ đẹp
nêu ý kiến về cảm nhận
riêng
- HS tự xếp loại bài vẽ
đẹp theo ý mình .
Giáo viên đánh giá trực
tiếp bài của các nhóm .

Chò trơi : Tạo dáng hoạt động (4 phút)
17
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

Chọn nhóm làm bài chậm chưa tốt GV yêu cầu cùng lúc HS tạo những dáng
khác nhau ( Như dáng người cuốc đất , dáng người đá bóng, dáng người ghánh
nước , )

Thực hiện đôi ba lần như thế
HƯỚNG DẪN HỌC SINH VỀ NHÀ (1 phút )
- Làm bài vào vở bài tập
- Đọc và chuẩn bị bài 12 " Lọ hoa và quả " ( tiết 1 : vẽ hình )
- GV nhận xét tiết học
IV - RÚT KINH NGHIỆM :
Giáo viên :
Học sinh :
C - KẾT LUẬN :
Tóm lại việc đề xuất giãi pháp đổi mới phương pháp mơn mĩ thuật ở cấp
THCS ( Nhằm phát huy tính độc lập , suy nghĩ , sáng tạo của học sinh ) . Được
thơng qua hội đồng sư phạm cấp trường và được trình bài có hiệu quả ở đơn vị tơi
trong mấy năm gần đây .
Qua các năm áp dụng giãi pháp đề xuất trên , tơi cùng các đồng nghiệp nhận
thấy chất lượng học tập mơn mỹ thuật của học sịnh trong nhà trường được nâng cao
rõ rệt khơng riêng về kỹ năng , mà ngay cả ứng dụng hành vi và thái độ nhận thức
thẩm mỹ .
Bản thân tơi cùng đồng nghiệp và hội đồng sư phạm trong trường đưa ra bàn
luận và nhận thấy đây là giải pháp xác đáng , khả thi áp dụng có hiệu quả , nhất là
đối với học sinh nơng thơn vùng sâu vùng xa như ở Bạc Liêu ta .
Trên đây là một số ý kiến tham luận trong q trình tìm tòi đổi mới phương
pháp dạy học mơn mĩ thuật . Rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy ( Cơ)
cùng đồng nghiệp , để tài liệu hồn thiện hơn, có ích hơn .
18
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

Ninh Quới, ngày tháng năm 2005
NGƯỜI THỰC HIỆN
Giáo Viên
Phạm Văn

Túø
Nhận xét đánh giá của BGH
Trường THPT Ninh Quới
- Nhận xét đánh giá:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Xếp loại : . . . . . . . . . .
Ninh Quới A, ngày. . . . . . . . . . .
TÊN NHÓM
Phiếu bài tập 1. Đọc và xem tranh trong sách giáo khoa tìm hiểu về thân thế
và sự nghiệp họa sĩ Trần Văn Cẩn
- Oâng sinh ra và mất đi năm nào ?
19
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

- Quê quán ông ở đâu ?
- Oâng học ở trường nào ?
- Oâng làm những công việc gì ?
- Oâng vẽ chất liệu gì ?
- Màu sắc tranh của ông thể hiện ra sao ?
- Em có thể nêu một số tác phẩm mà em biết ?
20
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

- Tranh vẽ của ông thể hiện đề tài gì là chủ yếu ?
TÊN NHÓM

Phiếu bài tập 5. Đọc và xem tranh trong sách giáo khoa tìm hiểu về thân thế
và sự nghiệp họa sĩ Nguyễn Sáng
- Oâng sinh ra và mất đi năm nào ?
- Quê quán ông ở đâu ?
- Oâng học ở trường nào ?
- Oâng làm những công việc gì ?
- Oâng vẽ chất liệu gì ?
21
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

- Màu sắc tranh của ông thể hiện ra sao ?
- Em có thể nêu một số tác phẩm mà em biết ?
- Tranh vẽ của ông thể hiện đề tài gì là chủ yếu ?
TÊN NHÓM
Phiếu bài tập 3. Đọc và xem tranh trong sách giáo khoa tìm hiểu về thân thế
và sự nghiệp họa sĩ Bùi Xuân Phái
- Oâng sinh ra và mất đi năm nào ?
- Quê quán ông ở đâu ?
- Oâng học ở trường nào ?
22
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

- Oâng làm những công việc gì ?
- Oâng vẽ chất liệu gì ?
- Màu sắc tranh của ông thể hiện ra sao ?
- Em có thể nêu một số tác phẩm mà em biết ?
- Tranh vẽ của ông thể hiện đề tài gì là chủ yếu ?
TÊN NHÓM
Phiếu bài tập 2. Đọc và xem tranh minh họa SGK trang 118
Phân tích tranh “ Tác nước đồng chim “ của Trần Văn Cẩn.

Hãy nêu những cảm nhận và suy nghĩ của em về:
- Nội dung đề tài

23
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú


- Bố cục


- Hình tượng trong tranh


- Màu sắc


- Cảm nhận riêng
Phiếu bài tập 4. Đọc và xem tranh minh họa SGK trang 118
24
Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Tú

Phân tích tranh “ Tác nước đồng chim “ của Nguyễn Sáng.
Hãy nêu những cảm nhận và suy nghĩ của em về:
- Nội dung đề tài


- Bố cục


- Hình tượng trong tranh



- Màu sắc


25

×