Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Những biến đổi xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.41 KB, 11 trang )

BÀI THẢO LUẬN NHÓM HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Những biến đổi xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM I
Stt

Họ và tên

Mssv

Điểm đánh giá

1

Hoàng Thị Chiên

1255031321

A

2

Nguyễn Chí Công (NT)

1255023798

A

3

Nguyễn Thị Diện


1255031347

B

4

Hoàng Anh Đức

1255034381

B

5

Đặng Xuân Đức

1255031139

B

6

Nguyễn Thị Dung

1256063411

A

7


Vũ Trọng Giang

1255034785

B

8

Bùi Thu Hằng

1255034688

B

9

Lê Thị Hiền

1255034826

A

10

Đinh Thị Hồng

1255034557

B


1


Nội dung
I. Biến đổi xã hội là gì?
Biến đổi hội là một quá trình mà qua đó những khuôn mẩu của các hành vi
xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã
hội được thay đổi qua thời gian.
II. Sự biến đổi xã hội ở Việt Nam
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới Việt Nam đã trải qua nhiều
giai đoạn lịch sử phát triển, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau chứa
đựng nhiều biến đổi xã hội. Biến đổi xã hội ở Việt Nam cũng như các quốc
gia khác trên thế giới, nó đã, đang và sẽ vẫn tiếp tục diễn ra cùng với tiến
trình đổi mới. Biến đổi xã hội ở Việt Nam là kết quả trực tiếp của quá trình
đổi mới xã hội nói chung trong tổng thể chỉnh thể của nó, nhất là đổi mới
trên lĩnh vực chính trị và kinh tế. Sự biến đổi này nó rất phong phú và đa
dạng, biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở một khía cạnh nào
đó nó vừa tác động tích cực lẫn tiêu cực. Tuy nhiên, ta có thể thấy rõ sự ảnh
hưởng của nó trên một số lĩnh vực sau:
1.Biến đổi xã hội trên lĩnh vực kinh tế :
Nước ta bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm từ
2006 - 2010 trong bối cảnh có nhiều thời cơ thuận lợi và khó khăn đan xen.
- Trên thế giới, hòa bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được đẩy nhanh, đầu tư lưu chuyển
hàng hóa, dịch vụ, lao động hợp tác trong khu vực nhất là ASEAN ngày càng
mở rộng, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia
trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp, xung đột cục bộ cùng
với hoạt động khủng bố quốc tế có thể gây mất ổn định ở nhiều nước và ảnh
hưởng tới Việt Nam.
Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật quan

trọng cho sự phát triển kinh tế, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều hạn cần được
khắc phục.
- Năm 2006, GDP tăng 8.17% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
+ khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 3.4% và đóng góp 0.67 điểm %
+ khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 10.37% và đóng góp 4.16 điểm %
+ khu vực dịch vụ tăng 8.17% và đóng góp 3.34 điểm %
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng khu vực công
nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp.
2


Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển. Cả nước hiện có khoảng 797 dự án với
tổng số vốn đầu tư khoảng 7.57 tỷ USD.
- Năm 2008, GDP tăng 6.23% so với năm 2007 cụ thể:
+ khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 3.79% và đóng góp 0.68 điểm %
+ khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 6.33% và đóng góp 2.65 điểm %
+ khu vực dịch vụ tăng 7.2% đóng góp 2.9 điểm %
- Bước sang năm 2010, nhìn chung nền kinh tế nước ta cơ bản đã thoát khỏi tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu.GDP tăng trưởng khá cao tăng 6.7%.Thu nhập bình
quân đầu người đạt 1.160 USD.Đầu tư phát triển ước tính tăng 12.9%, so với
năm 2009 là 4.1%.
- Những thành tựu đạt được cho thấy sự phát triển kinh tế theo kế hoạch có hiệu
quả. nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế thì thách thức cũng đặt ra rất nhiều đối
với nền kinh tế nước ta. Đó là những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế tài chính
thế giới, lạm phát dịch bệnh, thiên tai gây thiệt hại lớn cho đất nước.
- Nước ta đã xây dựng nền kinh tế hàng hóa đa dạng hơn, nhiều ngành nghề mới,
nhiều sản phẩm chất lượng cao thuận lợi cho xuất nhập khẩu. hợp tác kinh tế với
các nước được mở rộng như Cuba, Nhật Bản, Hoa Kì... Hợp tác kinh tế với nhiều
khu vực đặc biệt tham gia hiệp hội thương mại thế giới WTO năm 2007 mở rộng
thị trường.

- Kết cấu hạ tầng ngày càng nâng cao và hiện đại hơn, nhiều khu công nghiệp,
nhiều khu sản xuất nông nghiệp ra đời và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học
kĩ thuật tiên tiến được áp dụng phục vụ sản xuất. Nguồn lực kinh tế được khai thác
có hiệu quả, Việt Nam là điểm đến lí tưởng của nhiều nhà đầu tư kinh tế trên thế
giới, đây là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nhà nước quản lý kinh tế có hiệu quả, nhiều chính sách phục vụ phát triển kinh
tế được nhà nước áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao như xây dựng các khu
công nghiệp, chính sách khuyến nông, khuyến ngư. Đa dạng hàng hóa nền kinh
tế , sản xuất mang khuynh hướng sản xuất hàng hóa.
- Chính nhờ sự biến đổi đó đã làm cho cuộc sống của con người ngày càng được
cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao.
2.Biến đổi xã hội trên lĩnh vực chính trị :
- Bước sang thế kỉ 21 chúng ta tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và
khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các
nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội
nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi
3


bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, các cuộc
chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ
trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xẩy ra ở nhiều nơi với tính chất và
hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp.
Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chưa đựng rất nhiều thách
thức. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của
nước ta đã lớn mạnh lên nhiều. Chúng ta có lợi thế rất lớn là tình hình chính trị - xã
hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu
thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi
thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với
nhiều thách thức rất lớn. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ rõ tại Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và
tệ quan liêu, diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn tồn tại
và diễn biến phức tạp, đan xen và tác động lẫn nhau.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà Nước ta có những điều chỉnh, sửa đổi đường
lối chính sách trong điều hành lãnh đạo đất nước nhằm phù hợp với hoàn cảnh của
tình hình đó, cụ thể như sau:
- Trên lĩnh vực đối nội:
+ Việt Nam tích cực thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, góp
phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân trong nước, các chính
sách này nó góp phần vào việc ổn định chính trị, tạo điều kiện cho kinh tế phát
triển có hiệu quả
+ Việt Nam tiếp tục ban hành hiến pháp, sửa đổi hiến pháp, các văn bản quy
phạm pháp luật mà sự kiện gần đây nhất là ngày 28 tháng 11 năm 2013 bản sửa
đổi hiến pháp 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã được Quốc Hội Việt Nam đã
thông qua. Điều này nó góp phần vào việc xây dựng một bản hiến pháp mới nó
phù hợp với đặc điểm tình hình xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp đó là xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính, hoàn thiện các cơ quan
hành chính nhà nước từ TW đến địa phương,..
+ Nâng cao vai trò sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà Nước, nâng cao
uy tín của Uỷ Ban Mặt Trận Dân Tộc nhằm đoàn kết dân tộc, đoàn kết nhân
dân,nâng cao vai trò của nhân dân vào việc quản lí xã hội, nhằm phát huy tính dân
chủ của nhân dân.
4


Tiếp tục xây dựng và chỉnh đồn Đảng, đẩy mạnh phong trào phê bình và tự phê
bình trong hệ thống Đảng Viên, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
- Trên lĩnh vực đối ngoại:

+ Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng
mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với
phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."
Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp
tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó
ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các
nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực
trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên
Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với
nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác
toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết
như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên
giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung
Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các mối quan hệ
song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng
cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực
như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC), Diễn
đàn Á - Âu (ASEM). Những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ
chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở Liên
Hợp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở để Việt Nam ứng
cử vào ghế Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ
2008-2009.
Những nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối
với bạn bè ở khu vực và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế
giới vì hòa bình, ổn định và phát triển.
3. Biến đổi xã hội trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo :

5


- Có thể nói rằng, nhìn lại 10 năm qua (2001- 2010) quy mô đào tạo nghề đã
tăng 3.08 lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69 lần, quy mô giáo dục đại học
tăng 2.35 lần. Năm 2010, số sinh viên cao đẳng và đại học trên một vạn dân đạt
227, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 40%, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị
trường lao động. Đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và nhà giáo tăng nhanh về số
lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lí về cơ
cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học và trình độ đào
tạo.Trong 10 năm qua, tỷ trọng quy mô đào tạo ngoài công lập trong tổng quy mô
đào tạo tăng: Sơ cấp nghề tăng từ 28.5% lên 44%, trung cấp và cao đẳng nghề tăng
từ 1.5% lên 5.5%, trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 5.6% lên 27.2%, cao đẳng tăng
từ 7.9% lên 19.9%, đại học tăng từ 12.2% lên 13.2%. Cơ sở vật chất kỹ thuật của
nhà trường được cải thiện, tỉ lệ phòng học kiên cố tăng từ 52% (2006) lên 71%
( 2010). Những thành tựu của giáo dục nước ta đã đóng góp quan trọng trong việc
nâng cao dân trí phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá
trình hội nhập quốc tế.
- Theo kết quả của tổng cục điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: Tỉ lệ
dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết là 93.5%. Trong nhóm dân số từ 5 tuổi
trở lên có 24.7% đang đi học, 70.2% và đã thôi học và chỉ có 5.1% chưa bao giờ
đến trường. Việt Nam đang đi đúng trong tiến trình phấn đấu cho các mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ mà những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên 2 khía
cạnh: Phổ cập giáo dục tiểu học và bình đẳng giới là đáng khích lệ. Việt Nam đang
phải đối mặt với tình trạng học vấn với các dân tộc ít người đang ở mức thấp.
- Xét về trình độ học vấn thì tỉ lệ dân số tốt nghiệp THPT ở thành thị cao gấp 3
lần so với ở nông thôn (37.4% ở thành thị so với 13.8% ở nông thôn).
- Tình hình phát triển ở các cấp học và bậc học:
+ Giáo dục mầm non: theo báo cáo của Bộ Giáo Dục thì năm học 2003 – 2004
đã có gần 2.63 triệu trẻ em theo học hơn 10.000 cơ sở GD mầm non, số trẻ 5 tuổi

học mẩu giáo chiếm 90% số trẻ trong độ tuổi.Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất hiện nay
là đội ngũ giáo viên mầm non cồn thiếu so với mức định, nhiều giáo viên chưa đạt
chuẩn, phòng học và học cụ còn thiếu thốn.
+ Giáo dục phổ thông: số lượng học sinh ở bậc trung học tiếp tục tăng, ở bậc
tiểu học giảm dần và đi vào ổn định.Tổng số học sinh THPT năm 2003 – 2004 là
17.6 triệu. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, giáo dục Việt Nam đang nặng nề về lí
thuyết, học sinh nhất là ở thành phố phải học tập căng thẳng ngay từ bậc tiểu học,
6


do chịu áp lực từ các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh vào đại học cao đẳng. Đa
số học sinh có cố gắng chăm chỉ học tập và rền luyện, song vẫn còn một bộ phận
nhỏ còn có thái độ thiếu trung thực trong học tập, thi cử, rơi vào tệ nạn xã hội, vi
phạm pháp luật.
+ Giáo dục nghề nghiệp: việc dạy nghề đã được phục hồi sau nhiều năm suy
giảm, tổng số học sinh học nghề và trung học chuyên nghiệp là 1.5 triệu. Mặc dù
vậy, quy mô đào tạo dài hạn và trung học chuyên nghiệp còn thấp so với nhu cầu
thị trường lao động. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lí.
+ Giáo dục đại học và sau đại học: Năm 2003 – 2004 có khoảng 1.032.000 sinh
viên, gần 33.00 học viên cao học và nghiên cứu sinh.Với số lượng khoảng 40.000
giảng viên so với trên 1 triệu sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thì
hầu hết các trường đại học và cao đẳng đều thiếu giảng viên nòng cốt chuyên gia
đầu nghành đã cao tuổi, sự hụt hững đội giảng viên vẫn chưa khắc phục được.Bên
cạnh đó, công tác biên soạn chương trình của các trường đại học cao đẳng chưa
được quan tâm đúng mức, giáo trình đại hoc còn thiếu, nội dung còn lạc hậu, tài
liệu tham khảo còn nghèo nàn.
+ Giáo dục không chính quy: phát triển mạnh trong những năm gần đây, tính
trung bình hàng năm có gần 300.000 người theo học các lớp bổ túc văn hóa,
khoảng 700.000 người theo học các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học,
giáo dục từ xa và một số lượng khá lớn sinh viên các khóa đào tạo liên kết giữa

các trường và địa phương.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế của Bộ Giáo Dục:
+ Thành tựu: Nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn, trước hết là
là giáo dục phổ thông, giáo dục đào tạo đã đạt được một số kết quả quan trọng
trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược. Chính sách xã hội về giáo dục đã
được thực hiện tốt hơn và có hiệu quả hơn. Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến
bước đầu. Điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục được tăng cường hơn.
+ Hạn chế: Các bất cập yếu kém và khuyết điểm trong giáo dục như chất lượng
giáo dục đại trà, đặc biệt là giáo dục đại học còn thấp, phương pháp giáo dục còn
lạc hậu và chậm đổi mới, kiến thức cơ bản về xã hội, giáo dục còn nặng nề về lý
thuyết, kỹ năng thực hành và tự học của số đông học sinh phổ thông còn kém ...
Nguyên nhân của các yếu kém trong giáo dục: tư duy giáo dục chậm đổi mới,
quản lí giáo dục còn yếu kém và bất cập. Hệ thống luật pháp và các chính sách về
giáo dục chưa hoàn chỉnh, thiếu hiệu lực.Đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn
trải, không còn đảm bảo nhu cầu phát triển giáo dục. Chính sách về học phí có
nhiều điểm không còn phù hợp, nhà trường đặt ra quá nhiều khoản thu, gây bức
7


xúc trong xã hội. Chính sách tuyển dụng sử dụng cán bộ thiên về bằng cấp, chưa
chú ý đúng mức đến năng lực thực tế dẫn đến tình trạng học giả bằng thật và một
số hiện tượng tiêu cực khác.
4. Biến đổi xã hội trên lĩnh vực thông tin đại chúng văn hóa, nghệ thụât :
- Truyền thông đại chúng được hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin đến
các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện như đài
phát thanh, đài truyền hình, báo chí, thông tấn xã,...
- Thời gian gần đây thông tin đại chúng có sự phát triển nhanh chóng, các
phương tiện truyền thông mới ra đời như: internet, báo điện tử, các trang web,...
Ngày càng đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân.
- Ngày 19/11/1997 sự kiện đặc biệt đánh dấu sự phát triển bước ngoặt của

nghành thông tin đại chúng ở Việt Nam đó là Việt Nam được hòa mạng vào
Internet toàn cầu.
- Ngày 24/6/2007 tại Hà Nội, VNPT và Thông Tấn Xã Việt Nam đã kí kết thỏa
thuận hợp tác phát triển nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên để mang lại những
lợi ích chung và giá trị tốt đẹp hơn cho người dân. Năm 2012, Vinasat 1 và
Vinasat 2 chính thức được phóng vào vũ trụ, đây được coi là sự kiện rất quan
trọng nó góp phần làm phong phú thêm các kênh truyền hình, các kênh giả trí ở
Việt Nam.
- Những thành tựu đó nó góp phần tích cực vào việc tuyên truyền giáo dục,
nâng cao dân trí, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu vùng xa,
vùng miền núi,biên giới hải đảo. Cả nước hiện có khoảng 600 đầu báo,tạp chí
thuộc các lĩnh vực khác nhau, diện phủ sóng truyền thanh truyền hình được mở
rộng, chất lượng thu phát tốt hơn,... Tuy nhiên vẫn tồn tại một số bất cập như diện
phủ sóng chưa được phân bố đồng đều, cùng với sự phát triển nhanh chóng của
Internet kéo theo theo sự phát triển của các trang mạng có nội dung văn hóa đồi
trụy ảnh hưởng đến giới trẻ.
- Văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trong những năm qua cũng đạt được những
thành tựu đáng kể. Văn hóa Việt Nam trong thời đại mới có sự ảnh hưởng từ văn
hóa thế giới, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa nước nhà đậm đà bản sắc
dân tộc, mặc dù có sự giao thoa ảnh hưởng nhưng văn hóa nghệ thuật Việt Nam
vẫn giữ được nét đặc trưng ưu việt của mình.
- Việt Nam hiện có 10 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa thế , đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam quảng bá đất nước mình trên thế
giới, là điều kiện để phát triển ngành du lịch.
8


- Tuy nhiên, trong thời đại mới, văn hóa Việt Nam cũng bộc lộ một sồ hạn chế
như: sự tác động, ảnh của các văn hóa đồi trụy, ảnh hưởng văn hóa nước ngoài
trong trong văn hóa ăn mặc, văn hóa trang phục biểu diễn,... đặt ra nhiều vấn đề

nan giải cho Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch.
5. Biến đổi xã hội trên lĩnh vực chăm sóc - bảo vệ sức khỏe :
- Nền y học Việt Nam trong những năm qua đã có những tiến bộ vượt bậc như:
y học đã xây dựng thành công bản đồ hệ gen người, tìm ra loại thuốc trong điều trị
bệnh AIDS, phát minh ra máy ghi hình cộng hưởng từ MRI,...
- Những cố gắng trong vệ sinh phòng bệnh, thực hiện các chương trình chăm sóc
sức khỏe trẻ em, chương trình phòng chống bướu cổ, sốt rét, phòng chống suy
dinh dưỡng, tăng tỉ lệ số dân được dùng nước sạch. Một số trung tâm y tế được
đầu tư nâng cấp, trang thiết bị ngày càng được đảm bảo, chế độ bảo hiểm y tế
được mở rộng.
- Theo thống kê của bộ y tế năm 2008 cả nước có khoảng 1.000 bệnh viện với
khoảng 300.000, trong đó có khoảng 42 bệnh viện TW với khoảng 32.000 giường
bệnh, có khoảng 348 bệnh viện tuyến tỉnh với khoảng 199.342 giường bệnh.
- Tuy nhiên, ngành y tế Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế như công tác chăm
sóc sức khỏe cho các đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa chưa được quan tâm
đúng mức, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn còn khiêm tốn,chất lượng cán
bộ chưa được đảm bảo, nhiều bệnh viện ở tuyến xã còn thiếu trang thiết bị. Đặc
biệt là trong thời gian gần đây, y tế Việt Nam bộc lộ một số điểm tiêu cực như:
tiêm vắc xin làm 3 cháu bé chết ở Hướng Hóa(Quảng Trị), công tác quản lí yếu
kém trong các cơ sở phẩu thuật thẩm mỹ gây chết người ở Hà Nội,...
6. Biến đổi xã hội trên lĩnh vực gia đình :
Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn
hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ
hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục,.. giữa các thành
viên. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất
của xã hội.
- Có thể nói, mọi sự biến đổi xã hội đều tác động đến gia đình và các thành
viên trong gia đình, do đó gia đình cũng có những biến đổi để thích ứng với hoàn
cảnh và nhu cầu xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới đất nước, gia đình Việt Nam có nhiều biến đổi, điều

này thể hiện ở một số nội dung sau:
- Sự gia tăng của gia đình hiện đại, quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng
thu nhỏ so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia
9


đình truyền thống trước đây có thể tồn tại ba bốn thế hệ cùng chung sống dưới
một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình hiện đại ngày càng được thu nhỏ lại.
Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng chung sống : cha mẹ - con cái,
số con trong gia đình cũng không nhiều như trước, cá biệt là còn có số ít gia đình
đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ. Sự
thay đổi đó, ngoài những nguyên nhân khách quan như chính sách kế hoạch hoa
gia đình hay đô thị hóa,...còn do nhiều nguyên nhân chủ quan khác.
Gia đình là thành tố cơ bản của cấu trúc xã hội và thực hiện chức năng của nó để
duy trì sự thích nghi và ổn định của xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam bước vào
giai đoạn công nghiệp, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nhiều
chuyển biến lớn lao đã xảy ra, tất yếu khiến quy mô gia đình truyền thống không
còn thích nghi được với hoàn cảnh xã hội mới. Nền kinh tế thị trường, sự du nhập
của nền văn hóa nước ngoài đã làm cho xã hội thay đổi từng ngày. Sự đổi thay ấy
diễn ra ngay cả trong quan niệm của con người, chẳng hạn ngày nay, sự bình đẳng
đã được đề cao hơn, những chuẩn mực lạc hậu cũng được loại bỏ nhằm hướng tới
một xã hội tiến bộ hơn.
- Bình đẳng giới trong gia đình: Người phụ nữ được đối xử bình đẳng hơn và có
nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong
cuộc sống,trong sản xuất,... ngày càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình
cũng dần được chia sẻ và cơ hội phát huy tiềm năng cũng đến nhiều hơn, được toàn
xã hội công nhận. Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng
làm cho mỗi người được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc. Hội
nhập kinh tế làm cho mức sống con người được nâng cao hơn, chất lượng cuộc
sống được cải thiện, từ đó cũng làm cho nhu cầu hưởng thụ của họ tăng lên và

mang những nét cá nhân hơn. Mỗi một thành viên trong gia đình, chứ không chỉ
riêng lớp trẻ, đều muốn được có khoảng không gian riêng, thoải mái để làm những
gì mình thích, không phải bận tâm đến sự nhận xét của người khác. Do có công ăn
việc làm ổn định, con cái đến tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều
vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh ra nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Mặt
khác, việc duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm hãm sự tự do, làm cho cái tôi, cá
tính riêng, năng lực của con người không có cơ hội phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt
về lực lượng nhân tài cho đất nước trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Vậy, rõ ràng là quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ để đáp ứng những
nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra. Bên cạnh đó, nó cũng thay đổi chính
xã hội hay những giá trị của xã hội, làm cho sự bình đẳng nam nữ được đề cao
10


hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu
thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống. Sự biến đổi của gia đình cho thấy
chính nó đang làm chức năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là
thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình
hình mới, thời đại mới.
- Một hiện tượng mà chúng có thể thấy là không chỉ ở Việt Nam mà hầu hêt các
quốc gia phát triển trên thế giới đó là nếu như trước đây những người cao tuổi
trong gia đình như ông bà, cha mẹ già được ở cùng với con cháu trong gia đình thì
trong thời đại ngay nay với sự biến đổi xã hội thì giờ đây họ phải đối mặt với sự cô
đơn, thiếu thốn tình cảm,họ cần được sự quan tâm chăm sóc của con cháu thay vì
phải vào viện dưỡng lão, trung tâm hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chứ không
được sự quan tâm chăm sóc của các thành viên trong gia đình.Điều này có phải là
do con con cái thời nay không có trách nhiệm đối với cha mẹ khi về già hay là do
những tác động của biến đổi xã hội ?
- Một hiện tượng khác là tình trạng bạo lực gia đình ngày càng phổ biến, tình
trạng li hôn, li thân, sống thử trước hôn nhân cũng không còn là vấn đề mới mẻ,..

hậu quả là tình cảm gia đình rạn nứt,số vụ li hôn ngày càng nhiều, để lại nhiều hậu
quả lớn cho xã hội. Các tệ nạn xã hội như trẻ em lang thang cơ nhở, không nơi
nương tựa, các tệ nạn xã hội,buôn bán phụ nữ qua biên giới,.. đe dọa đến hạnh
phúc gia đình.
Như vậy, biến đổi xã hội tác động đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, nó
vừa có ảnh hưởng tích cực vừa tiêu cực, sự ảnh hưởng đó là một xu thế phát triển
tự nhiên của xã hội. Nghiên cứu sự biến đổi xã trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ nó vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý
nghĩa thực tiễn góp phần trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

11



×