Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài Tập Lớn Môn Kĩ năng thuyết trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.51 KB, 5 trang )

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
*****

Họ và Tên: Vũ Đức Huy Hoàng
MSV: B15DCPT099
Lớp: D15CQPT04

Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2017


Câu Hỏi:
1. Hãy nêu những lợi ích của môn kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên ?
2. Viết chuyên đề “Sinh viên Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông với môn học thuyết

trình” ?
3. Tạo slide trình diễn nội dung câu 2 ?

Bài làm
Câu 1: Hãy nêu những lợp ích của môn kỹ năng thuyết trình đối với sinh viên ?
1. Học được cách nói trước đám đông

2.

3.

4.

5.

Trước một tổ dẫn phố, bạn đứng trước học nói về trình trạng đổ rác trong khu phố. Trong
một công ty, bạn trình bày một dự án trước hội đồng quản trị. Trong một lớp học, bạn


thuyết giảng về vấn đề học nhiều đối với học sinh cấp 3. Bạn là sinh viên cuối cấp, bạn
bảo vệ luận án trước hội đồng đánh giá của nhà trường …..
Tất cả những tình huống trên đều là bạn trình bày diễn giảng trước rất nhiều người.
Học các kĩ năng áp dụng trong hội thoại
Bạn sẽ học được các kĩ năng lời nói phù hợp, ngôn ngữ hình thể, thái độ vui tươi trong
các cuộc giao tiếp 2 người trở lên.
Phát triển kĩ năng giao tiếp khi tham gia tuyển dụng.
Khi phỏng vấn xin việc, kĩ năng giao tiếp được các nhà truyển dụng đề cao nhất, vì một
nhân viên khi đưa ra các ý tưởng mà học không thể trình bày cho người khác, cấp dưới,
cấp trên, hiểu được ý tưởng của mình thì giá trị của bạn và ý tưởng đều nằm ở vùng tối.
Tầm quan trọng của kĩ năng này trong rất nhiều lĩnh vực kĩ sư, kiến trúc, giáo viên, kế
toán, quản lí, chứng khoán, hay các nhà khoa học kể cả những kĩ sự dân dụng nhưng chế
tạo máy thì các nhà quản lí các nhà tuyển dụng cũng đặt kĩ năng thuyết trình lên hàng
đầu. Kĩ năng này còn rất hữu ích trong quá trình làm việc sau này, công ty bạn có đợt sa
thải hàng loạt thì bạn vẫn có thể trụ lại ở công ty.
Cơ hội thực hành và tích lũy kiến thức.
Môi trường mà bạn thực hành lí tưởng nhất là trong lớp học. Vì bạn không bị chịu các áp
lực của các yếu tố trượt phỏng vấn, bị đuổi việc. Do đó bạn hoàn toàn có thể tự do thử
nghiệm và khán giả chính là các thầy cô, bạn bè. Họ là những người hoàn toàn có thể
thông cảm với những lỗi khi thuyết trình của bạn, họ sẽ giúp bạn khắc phục những sai xót
rất nhỏ để bạn có thể hoàn thiện hơn. Đặc biệt kĩ năng này sẽ giúp bạn rất nhiều trong
việc báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học và bảo vệ luận án.
Có thêm sự tự tin.
Thuyết trình là một trong lĩnh vực khó của cuộc sống, khi bạn đã có thì bạn sẽ sự tự tin
đối mặt với những khó khăn của cuộc sống thậm trí sẽ dám đối mặt với thử thách. Bạn sẽ
càng trở lên chuyên nghiệp hơn, đặc biệt khi bạn là người có vai trò thương thuyết hay
đàm phán kinh doanh.


Câu 2: Viết chuyên đề “Sinh viên Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông với môn học thuyết

trình” ?
Hiện nay, môn học Kĩ năng thuyết trình là một môn học học rất quan trọng đều được các trường
đại học, cao đẳng đưa vào quá trình giảng dạy. Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông cũng
không ngoại lệ. Trong các bộ môn học, việc áp dụng kĩ năng thuyết trình rất nhiều, qua đó sinh
viên sẽ ngày càng nhận thấy rõ tầm quan trọng của bộ môn trong học tập, công việc sau này. Qua
bộ môn sinh viên có thể thuyết trình, có thể tìm tòi sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, tư duy
phản biện.
1. Tầm quan trọng của môn học.
Thuyết trình là một trong những kĩ năng mềm CĂN BẢN trong học tập cũng như công
việc và trong cả cuộc sống của bạn. Bạn cẫn phải rèn luyện kĩ năng CĂN BẢN nếu muốn
đạt được những kĩ năng cao hơn như nói trước công chúng, dẫn chương trình hay là diễn
thuyết, nhưng kĩ năng quan trọng để bạn có thể thành công trong sự nghiệp của mình.
Một sinh viên học rất tốt nhưng không được đánh giá cao khi sinh viên đó không thể
trính bày những ý tưởng những kiến thức của mình trước mọi người. Ngược lại, một sinh
viên có kĩ năng thuyết trình sẽ biết cách trình bày nội dung bài học, các nguyên cứu một
cách rõ ràng, mạch lạc. Biết các hệ thống lại kiến thức một cách rõ ràng, dễ hiểu, khiến
người nghe có thể nắm được ý tưởng của mình, hiểu được điều mình nói, tạo được thiện
cảm với người nghe. Ở đây thính giả là các thầy cô, bạn bè, sau này là các ban lãnh đạo,
cấp trên, nhà tuyển dụng của bạn thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp, trở thành viên
ngọc trong mắt họ.
Do đó kĩ năng thuyết trình không thể thuyết trong mỗi con người muốn thành công.
Chúng ta không thể thành công khi chúng ta không thể để cho người ta hiểu được là mình
đang thành công.
Bộ môn kĩ năng thuyết trình đưa vào trong giảng dạy nhờ những lí do đó. Đối với sinh
viên mà nói, kĩ năng mềm rất quan trọng và hữu ích đặc biệt là kĩ năng thuyết trình. Vì để
trở lên thành công không chỉ cần trí tuệ thông minh, kiến thức uyên bác, tư duy sáng tạo,
phẩm chất đạo đức cao thượng mà còn cần tài ăn nói, khả năng trình bày trước đám đông,
những kĩ năng mềm mà thuyết trình sẽ mang lại cho bạn.
Cái tên được nhắc tới rất nhiều, Steve Jobs (đồng sáng lập lên công ty Apple) một người
thành công trong thương hiệu của mình nhưng được nhiều người nhắc tới là một nhà diễn

thuyết thành công nhất. Steve Jobs không giỏi thuyết trình nhưng ông lại có thái độ
nghiêm túc, rèn luyện rất nhiều lần trước khi lên sân khấu. Điều này khiến ông tự tin khi
mỗi lần bước lên sân khấu.
Barack Obama một tổng thống được yêu quý nhất tại Mỹ, mỗi khi ông bước lên sân khấu
thuyết trình, luôn để lại một điều về một tương lai tươi sáng trước mắt mọi người. Obama
là một người thành công và cũng là một nhà diễn thuyết giỏi.
Như vậy, muốn thành công việc học kĩ năng thuyết trình là điều tất yếu trong sự nghiệp
của bạn.
2. Lợi ích của môn thuyết trình bên câu 1
3. Thực trạng sinh viên với môn học kĩ năng thuyết trình ?


Khi nhà trường đưa môn này vào giảng dạy, em nhận thấy đây mà một ông kĩ năng mềm,
áp lực thi cử không có nên học sinh đón nhận khá lồng nhiệt, sau một số khảo sát của một
số bạn thì phần lớn ai cũng thích học môn học này. Nhưng thích với làm tốt thì lại hoàn
toàn khác nhau. Bởi thuyết trình là một kĩ năng khó, không dễ dàng gì để có một bài
thuyết trình thành công từ việc trong đề tài, thu thập thông tin, chuẩn bị nội dung, kế
hoạch thực hiện, luyện tập …. Mà quan trọng nữa là người thuyết trình phải vượt qua nỗi
sợ hãi khi nói trước đám đông.
Còn một điều đáng buồn hơn khi được khảo sát ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của kĩ
năng thuyết trình cũng như môn học nhưng học sinh sinh viên phần lớn lại có thái độ thờ
ơ, xem nhẹ môn học này. Nhiều bạn nghỉ khá nhiều buổi của môn học, hoặc nhiều sinh
viên bỏ môn khác làm trong khi đang học môn kĩ năng thuyết trình….
Việc thuyết trình, hoặc nêu ý kiến đã trở thành một việc khá quen thuộc đối với sinh viên,
ngay cả trong quá trình học tập môn “kĩ năng thuyết trình” cũng như là trong các môn
học khác. Các bạn sinh viên có rất nhiều cơ hội để lên thuyết trình nhưng phần lớn các
bạn sẽ trốn tránh, nếu bị ép buộc thuyết trình thì sẽ thực hiện nó theo một mô típ quen
thuộc của các thầy cô, hoặc đọc – học thuộc, thậm trí là đọc cả slide.
Trong quá trình học, các thầy cô đã chia sẻ kinh nghiệm thuyết trình của mình rất nhiều
nhưng cũng phần lớn sinh viên chưa áp dụng được nhưng kinh nghiệm đó trong trường

hợp của mình.
Đối với một số sinh viên việc chuẩn bị một đống thông tin ra giấy rồi sau đó trong buổi
thuyết trình mà ra đọc cho thính giả nghe. Đó đơn thuần là cách đọc của một “con vẹt”
không đúng nghĩa là thuyết trình. Hoặc có một số sinh viên có thuyết trình nhưng khi nói
không có bố cục, ý nọ chen ý kia không khoa học cũng khó thuyết phục được người
nghe.
Và khi nhà trường đưa môn này vào giảng dạy thì nhiều học sinh học cũng không nghiêm
túc, không tập trung. Nhiều khi cô giáo phần công các nhóm thuyết trình về một đề tài.
Đến phần thực hiện của nhóm khác, mình ngồi dưới không nghe, không chú ý, không
nhận ra các sai lầm của nhóm khác để đến nhóm mình mà khắc phục.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bạn sinh viên chăm chỉ nghe giảng, nghiêm túc trong quá
trình học tập môn học. Và phần lớn những sinh viên này hiểu rất rõ tầm quan trọng của
thuyết trình đối với một con người.
4. Giải pháp.
Có rất nhiều yếu tố khác quan, chủ quan dẫn đến việc sinh viên thờ ơ với môn kĩ năng
thuyết trình, xem nhẹ môn học cũng như trong quá trình học tập. Vì thế sẽ có những giải
pháp khắc phụ được những tiêu cực của thực trạng cũng như cải thiện quá trình học tập
của sinh viên:
Về phía sinh viên:
- Mỗi sinh viên phải tự ý thức được tầm quan trọng của môn kĩ năng thuyết trình. Và từ
đó thay đổi cách nhìn nhận về môn học này.
- Sinh viên phải học hỏi kiến thức kĩ năng từ những người bạn xung quanh chứ không
chỉ dựa kiến thức của thầy cô giáo, phải luôn rèn luyện tìm tòi những cái mới. Nên
tìm tòi những thứ ngoài trường học.


-

Khi thầy cô giao những bài tập trước tiên sinh viên phải có ý thức làm bài đầy đủ, nếu
bài tập là bài tập thuyết trình thì sinh viên nên chuẩn bị một các nghiêm túc, nếu

thuyết trình theo nhóm thì sinh viên phải có trách nhiệm với công việc chung, phải cố
gắng hoàn tất nhiệm vụ được giao.

Về phía nhà trường:
-

-

-

-

-

Giảng viên khi giảng dạy phải áp dụng giáo trình mới tân tiến, những phương pháp
dạy hiện đại về kĩ năng thuyết trình. Giảng viên cần có yêu cầu cao hơn với những
bài tập cần thuyết trình.
Trong quá trình học tập, giảng viên cần có những chủ đề hay, phù hợp với giới trẻ khi
yêu cầu sinh viên thuyết trình. Bởi nó gây những tâm lí dễ làm, quen thuộc, để sinh
viên cần có những kinh nghiệm riêng cho bản thân.
Nhà trường nên tăng cường đội ngũ giảng viên về kĩ năng thuyết trình, cũng như kĩ
năng giao tiếp. Bồi dưỡng kiễn thức chuyên sâu, giúp giảng viên tiếp cận những kiến
thức mới của thế giới để có thể áp dụng với những sinh viên của nhà trường.
Nhà trường cũng nên tạo ra các sân chơi cho sinh viên như là các cuộc thi về kĩ năng
thuyết trình nhằm vừa là nơi để sinh viên trao đổi kinh nghiệm, tạo thêm những niềm
vui, động lực khi học tập tại nhà trường.
Về phần bài tập, cần có những nhiều bài tập lớn hơn nữa, nhiều tiếp dạy hơn nữa, để
giảng viên có thể truyền đạt hết những kiến thức tới sinh viên.

Về cơ sở vật chất

-

-

Khi thuyết trình, sẽ cần những thiết trình hỗ trợ để sinh viên có thể thuyết trình thành
công. Chính vì thế, các trang thiết bị như là loa đài, mic, máy trình chiếu thì nhà
trường cố gắng trang bị đầy đủ cho sinh viên.
Có sự bảo dưỡng các thiết bị trong nhà trường.

Câu 3: thiết kế slide cho nội dung câu 2



×