Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Giáo án môn tin học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.65 KB, 32 trang )

Ngày soạn

Ngày giảng:
Chương 1
THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Biết phân biệt các khái niệm: thông tin - dữ liệu, tin học - công nghệ thông tin.
- Nắm được nguyên lý máy tính J. Von Neumann.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng khai thác tri thức từ giáo trình, tài liệu tham khảo.
3. Thái độ
SV tự tin, ham học hỏi trong quá trình tiếp thu tri thức.
B. CHUẨN BỊ

1. Giảng viên: Giáo án, đồ dùng giảng dạy.
2. Sinh viên: Giáo trình, đồ dùng học tập.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp đặt - giải quyết vấn đề
- Phương pháp thuyết trình tích cực
- Phương pháp đàm thoại
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tin học đại cương, PGS. TS Bùi Thế Tâm, Nxb Giao thông vận tải.
2. Giáo trình Tin học cơ sở, Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Nxb ĐHSP Hà Nội.
E. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức


Tổng số SV:

Có mặt:

Vắng:

(… có phép)

2. Nội dung bài giảng
Trong cuộc sống, chúng ta phải tiếp nhận và xử lý các thông tin nhận được nhằm trợ giúp
cho bản thân mình. Hơn nữa, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay
thì vấn đề máy tính trợ giúp con người xử lý thông tin là rất quan trọng. Trong bài học ngày hôm
nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề “Thông tin và xử lý thông tin”.
Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

1. Thông tin ? Em hiểu thế nào là thông tin
- Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả những gì mang lại hiểu biết, nhận thức
cho con người hay các sinh vật khác.
? Thông tin tồn tại như thế nào
- Thông tin tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào chủ thể thu nhận thông tin.
? Thông tin tồn tại dưới những dạng nào
- Thông tin tồn tại dưới nhiều dạng như: âm thanh, hình ảnh, số liệu…
? Thông tin có bị thay đổi không
- Thông tin tồn tại một cách tự nhiên song thông tin cũng có thể được tạo ra, bị thay
đổi do các yếu tố tác động vào.
1



Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

? Có thể xác định được giá trị của thông tin không
- Giá trị của thông tin chỉ có thể được xác định trong hoàn cảnh cụ thể, song thông
tin có thể được định lượng thông qua mức độ bất định của hành vi, trạng thái… của
hệ mang lại thông tin, khả năng xuất hiện một thông tin càng nhỏ thì lượng tin nó
mang lại càng lớn.
- Lượng tin của một hệ mang thông tin được tính theo công thức
n

H = −∑ pi . log 2 pi
i =1

2. Dữ liệu
3. Xử
thông tin

trong đó pi là xác suất xuất hiện khả năng thứ i
- Lượng tin của một hệ chỉ mang hai trạng thái với khả năng như nhau được chọn
làm đơn vị cơ bản để biểu diễn thông tin được gọi là bit.
? Theo em thông tin và dữ liệu có mối quan hệ như thế nào
- Dữ liệu có thể hiểu nôm na là “vật thô mang thông tin” qua xử lý sẽ cho ta thông tin.
lý ? Tại sao phải xử lý thông tin
- Trong quá trình truyền tin, thông tin có thể bị nhiễu, bị sai lệch nên cần phải xử lý
để thu được thông tin có ích phục vụ con người.
? Tại sao lại phải dùng máy tính để xử lý thông tin
- Khi lượng thông tin cần xử lý trở nên quá lớn, con người không thể xử lý theo


cách thông thường được ⇒ cần đến sự trợ giúp của máy tính điện tử.
4. Đơn vị đo
1 Byte = 8 bit;
1 KB = 1024 Byte;
thông tin
1 MB = 1024 KB;
1 GB = 1024 MB;...
5. Nguyên lý - Cấu trúc sơ bộ của máy tính mà J.Von Neumann mô tả gồm: Đơn vị số học và
máy tính J. lôgic, bộ nhớ, đơn vị điều khiển và đơn vị vào ra.
Von Neumann - Máy tính được thiết kế theo sơ đồ của J.Von Neumann có các đặc trưng sau:
 Điều khiển bằng chương trình
?Thế nào là chương trình máy tính
- Chương trình máy tính là tập hợp các thao tác (lệnh) mà máy tính cần phải thực hiện.
? Điều khiển bằng chương trình nghĩa là như thế nào
- Mọi mệnh lệnh cần thiết để giải quyết một bài toán đều được máy tính thực hiện
tự động theo một “chương trình làm việc” do con người lập ra.
- Chương trình và dữ liệu phải được ghi vào bộ nhớ của máy tính.
- Trong suốt quá trình thực hiện nói chung con người không cần can thiệp vào công
việc của máy.
? Máy tính có biết suy nghĩ như con người không
- Máy tính không biết suy nghĩ mà chỉ máy móc thực hiện theo đúng những gì mà
con người giao cho nó dưới dạng một “thuật toán”
? Thế nào là thuật toán
- Thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác có thể thực hiện, được sắp xếp theo
một trình tự nhất định để mô tả các bước giải quyết một bài toán sao cho từ bộ dữ
2


Tiêu mục


6. Tin học

Hoạt động của thầy - trò

liệu vào sau quá trình xử lý sẽ cho kết quả như mong muốn.
 Bộ nhớ thuần nhất: các chương trình và dữ liệu đều được lưu trữ trong cùng một
bộ nhớ của máy tính điện tử.
 Truy cập theo địa chỉ: thông tin lưu trữ trong các vùng nhớ của bộ nhớ được chỉ
định bằng địa chỉ. Khi cần truy cập tới dữ liệu ta sẽ truy cập thông qua địa chỉ đó.
? Thế nào là tin học
- Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, kỹ thuật và công nghệ xử
lý thông tin một cách tự động.

- Đối tượng nghiên cứu của tin học gồm: thuật toán, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu...
7. Công nghệ ? Thế nào là công nghệ thông tin
thông tin
- Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện kỹ
thuật hiện đại mà chủ yếu là máy tính điện tử và viễn thông nhằm tổ chức khai thác
và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên vô cùng phong phú trong mọi lĩnh
vực hoạt động của con người.
F. CỦNG CỐ, HỌC TẬP TẠI NHÀ

* Củng cố
Qua bài học này các em phải biết phân biệt các khái niệm: thông tin - dữ liệu; tin học công nghệ thông tin, nhớ các đơn vị dùng để đo thông tin và cấu trúc máy tính theo mô hình của
J.Von Neumann.
* Nhiệm vụ học tập tại nhà
- Nghiên cứu lại nội dung bài cũ.
- Tìm hiểu các kiến thức liên quan tới máy tính điện tử.

3



Ngày soạn

Ngày giảng:
Chương 2
MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Nắm được các kiến thức về các thành phần trong kiến trúc chung của máy tính điện tử
(bộ nhớ trong, bộ nhớ chính (RAM, ROM), các thiết bị vào ra, ALU, CU...).
- Biết cách phân loại máy tính và đặc trưng của các thế hệ máy tính.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng khai thác tri thức từ giáo trình, tài liệu tham khảo.
3. Thái độ
SV tự tin, ham học hỏi trong quá trình tiếp thu tri thức.
B. CHUẨN BỊ

1. Giảng viên: Giáo án, đồ dùng giảng dạy.
2. Sinh viên: Giáo trình, đồ dùng học tập.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp đặt - giải quyết vấn đề
- Phương pháp thuyết trình tích cực
- Phương pháp đàm thoại
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tin học đại cương, PGS. TS Bùi Thế Tâm, Nxb Giao thông vận tải.

2. Giáo trình Tin học cơ sở, Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Nxb ĐHSP Hà Nội.
E. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức
Tổng số SV:

Có mặt:

Vắng:

(… có phép)

2. Nội dung bài giảng
Máy tính điện tử đã ra đời và phát triển qua rất nhiều thế hệ. Trong bài học ngày hôm nay
chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các thành phần trong kiến trúc của một máy tính, đồng thời ta sẽ thấy
được đặc trưng của từng thế hệ máy tính qua từng giai đoạn phát triển của nó.
Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

1. Kiến trúc - Mô hình kiến trúc chung của máy tính điện tử
chung của * CPU
Bộ nhớ trong
MTĐT
- Bộ nhớ trong: có nhiệm vụ chứa
chương trình và dữ liệu trước khi
CU
ALU
chương trình được thực thi.
- Bộ điều khiển CU (Control Unit):


CPU

có nhiệm vụ điều khiển hoạt động

Bộ nhớ chính
RAM
ROM
Bus hệ thống

Ghép nối vào

Thiết bị vào

Ghép nối ra

Thiết bị ra

Thiết bị ngoại vi

của tất cả các thành phần của hệ thống máy tính theo chương trình mà nó được giao thi hành.
4


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

- Bộ số học và lôgic ALU (Arithmeric Logical Unit): có nhiệm vụ thực hiện các
thao tác tính toán theo sự điều khiển của CU.

* Bộ nhớ chính
+ RAM - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên(Random Access Memory): dùng để lưu các
chương trình và dữ liệu khi máy tính hoạt động, các dữ liệu đó sẽ bị mất khi tắt máy
hoặc mất điện.
+ ROM - Bộ nhớ chỉ đọc (Read Only Memory): dùng để lưu giữ các chương trình
và dữ liệu dùng cho việc khởi động hệ thống, các dữ liệu trong bộ nhớ này không bị
mất khi tắt máy hoặc mất điện.
* Các thiết bị ngoại vi
- Thiết bị vào (Input device): có nhiệm vụ nhận các thông tin từ thế giới bên ngoài,
biến đổi sang dạng số một cách thích hợp rồi đưa vào bộ nhớ trong.
- Thiết bị ra (Output device): có nhiệm vụ đưa thông tin từ bộ nhớ trong ra ngoài
dưới những dạng mà con người yêu cầu.
* Bus hệ thống: kết hợp với các mạch ghép nối vào ra để liên kết các khối của máy
tính với nhau, thường có 3 bus thành phần: bus địa chỉ, bus điều khiển, bus dữ liệu.
* Ngoài ra, chương trình và thông tin có thể được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài. Tuy tốc độ
truy cập bộ nhớ ngoài chậm song nó lại cho phép lưu trữ được lượng thông tin lớn.
2. Các thế - Thế hệ máy tính số không
hệ máy tính + Đặc trưng: máy tính hoàn toàn là cơ khí, sử dụng các bánh răng xe, năng lượng
cung cấp cho máy là sức người (quay tay).
+ Người đầu tiên chế tạo ra chiếc máy tính này là nhà khoa học Pháp Blase Pascal
(1623 - 1662)
- Thế hệ máy tính thứ nhất
+ Đặc trưng: máy tính dùng đèn điện tử
+ J. Von Neumann đã chế tạo ra chiếc máy tính EDSAC có chương trình được lưu
trữ trong bộ nhớ theo thiết kế cơ sở của ông (có 5 thành phần cơ bản: bộ nhớ, đơn vị
số học và lôgic, đơn vị điều khiển, thiết bị vào, thiết bị ra). Cho đến nay đó vẫn là
cơ sở cho hầu hết các máy tính số.
- Thế hệ máy tính thứ hai
+ Đặc trưng: máy tính dùng transistor
+ Những năm cuối thập niên 50, các máy tính dùng đèn điện tử đã được thay thế

dần bằng các máy tính dùng transistor
- Thế hệ máy tính thứ ba
+ Đặc trưng: máy tính dùng mạch tích hợp IC (Integrated Circuit)
+ IBM đã đưa ra dòng sản phẩm mới sử dụng vi mạch, đó là System/360 vào năm 1964.
- Thế hệ máy tính thứ tư
+ Đặc trưng: dùng mạch VLSI (trong một chip có thể có hàng nghìn, hàng trăm
nghìn, thậm chí hàng triệu transistor)
+ Máy tính ngày càng nhỏ hơn, chạy nhanh hơn, rẻ hơn.
5


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

+ Xuất hiện máy tính cá nhân, máy tính nhỏ, máy tính lớn, siêu máy tính.
- Thế hệ máy tính thứ năm
+ Đặc trưng: máy tính thông minh
+ 1981, Nhật Bản đã đưa ra một chương trình cuốn hút các cường quốc máy tính
vào dự án chế tạo máy tính có thể giao tiếp trên ngôn ngữ tự nhiên, có thẻ có các
hoạt động mang tính sáng tạo trên một cơ chế suy luận trên các tri thức và không
hoàn toàn tuân theo nguyên lý J. Von Neumann.
+ 2004, ASIMO (Advanced Step Innovative Mobility: bước chân tiên tiến của đổi
mới và chuyển động ) người máy thông minh đã ra đời. Nó có thể lên/xuống cầu
thang một cách uyển chuyển, nhận diện người, có các cử chỉ, hoạt động, giọng nói
và đáp ứng một số mệnh lệnh của con người, thậm chí nó có thể bắt chước cử động
gọi tên người và cung cấp thông tin ngay sau khi bạn hỏi.
3. Phân loại Do sự phổ cập của máy vi tính nên khi nói đến máy tính điện tử người ta nghĩ ngay đến máy vi tính.
Thực ra còn có các lớp máy tính khác: siêu máy tính, máy lớn và các máy tầm trung, trạm làm việc...
máy tính

Tuỳ thuộc vào nguyên lý hoạt động mà máy tính điện tử được phân thành 3 loại: máy tính số, máy
tính tương tự, máy tính lai.

- Máy tính số: là loại máy tính sử dụng các đại lượng vật lý biến thiên rời rạc để
biểu diễn các đại lượng cần tính toán.
+ Máy tính số có thể được phân chia theo các tiêu chí như
→ Theo cách thực thi chương trình: ta sẽ có máy tính số liên tiếp, máy tính số song
song, máy tính số liên tiếp - song song.
→ Theo nhiệm vụ máy tính thực hiện: ta sẽ có máy tính số chuyên dụng, máy tính
số đa năng
- Máy tính tương tự: là loại máy tính sử dụng các đại lượng vật lý biến thiên liên tục
để biểu diễn các đại lượng cần tính toán (điện áp, dòng điện).
- Máy tính lai: là loại máy tính kết hợp cả 2 nguyên lý trên tức là trong hệ thống có
một nửa là số, một nửa là tương tự.
F. CỦNG CỐ, HỌC TẬP TẠI NHÀ

*. Củng cố:
Qua bài học này các em phải nắm được nhiệm vụ, chức năng các thành phần trong kiến trúc
chung của máy tính điện tử (bộ nhớ trong, bộ nhớ chính (RAM, ROM), các thiết bị vào ra, ALU,
CU...); đồng thời biết cách phân loại máy tính và nắm được đặc trưng của các thế hệ máy tính.
* Nhiệm vụ học tập tại nhà
- Nghiên cứu lại nội dung bài cũ.
- Tìm hiểu các kiến thức về các hệ đếm, đặc biệt là các hệ đếm liên quan đến máy tính và
các kiến thức về đại số Boole.
Ngày soạn

Ngày giảng:
Chương 3
HỆ ĐẾM


A. MỤC TIÊU

6


1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm hệ đếm.
- Biết phân loại các hệ đếm: hệ đếm không theo vị trí và hệ đếm theo vị trí, đồng thời nắm
được các kiến thức liên quan về các hệ đếm trong tin học thường dùng.
- Biết cách chuyển đổi giữa các hệ đếm trong tin học thường dùng.
- Nắm được cách thực hiện các phép toán số học đối với số nhị phân.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng khai thác tri thức từ giáo trình, tài liệu tham khảo.
3. Thái độ
SV tự tin, ham học hỏi trong quá trình tiếp thu tri thức.
B. CHUẨN BỊ

1. Giảng viên: Giáo án, đồ dùng giảng dạy.
2. Sinh viên: Giáo trình, đồ dùng học tập.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp đặt - giải quyết vấn đề
- Phương pháp thuyết trình tích cực
- Phương pháp đàm thoại
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tin học đại cương, PGS. TS Bùi Thế Tâm, Nxb Giao thông vận tải.
2. Giáo trình Tin học cơ sở, Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Nxb ĐHSP Hà Nội.
E. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP


1. Ổn định tổ chức
Tổng số SV:

Có mặt:

Vắng:

(… có phép)

2. Nội dung bài giảng
Để có cơ sở hình dung quá trình xử lý thông tin xảy ra bên trọng máy tính điện tử như thế
nào, chúng ta cần có một số kiến thức về hệ đếm. Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các
hệ đếm.
Tiêu mục

1. Hệ đếm

Hoạt động của thầy - trò

? Em hiểu thế nào là hệ đếm
Hệ đếm được hiểu như tập các ký hiệu và quy tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu
diễn và xác định giá trị các số.
? Hãy trình bày các hệ đếm mà em biết
- Hệ đếm La mã
? Hệ đếm La mã sử dụng các ký hiệu nào
? Các ký hiệu đó đại diện cho giá trị nào
+ Sử dụng các ký hiệu để biểu diễn các số (I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, M = 1000
? Nêu quy tắc để tính giá trị khi dùng hệ đếm La mã
+ Quy tắc: → Nếu các ký hiệu được xếp từ trái qua phải theo chiều giảm dần của
giá trị thì giá trị của số được biểu diễn được tính bằng tổng giá trị các ký hiệu đó.

→ Nếu các ký hiệu tính từ trái qua phải có một cặp hai ký hiệu mà ký
hiệu đứng trước có giá trị nhỏ hơn thì giá trị của cặp đó được tính bằng hiệu giữa
giá trị của ký hiệu đứng sau và giá trị của ký hiệu đứng trước.
7


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

a. Hệ đếm ? Cho ví dụ: XIX, IV, VI. Em có nhận xét gì về giá trị của các ký hiệu đó trong
không theo các cách biểu diễn số khi sử dụng hệ đếm La mã.
Mỗi ký hiệu biểu thị một giá trị duy nhất, không phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của nó trong biểu
vị trí
diễn số nên hệ đếm này thuộc loại hệ đếm không theo vị trí

? Thực tế em thấy hệ đếm La mã được sử dụng trong trường hợp nào
Khi biểu diễn các mục, nói về thế ký thứ bao nhiêu, ...

? Hãy biểu diễn số 355 và số 536,3 dưới dạng đa thức
355 = 3.102 + 5.101 + 5.100; 536,3 = 5.102 + 3.101 + 6.100 + 3.10-1

? Em có nhận xét gì về giá trị của ký hiệu 3 trong cách biểu diễn 2 số trên
ký hiệu 3 đầu tiên có giá trị là 300 đơn vị; ký hiệu 3 tiếp theo có giá trị 30 đơn vị; ký hiệu 3 tiếp theo có
giá trị là 0,3 đơn vị ⇒ giá trị của các ký hiệu thay đổi theo vị trí mà nó chiếm ⇒ những hệ đếm kiểu như
thế này thuộc loại hệ đếm theo vị trí
Hệ đếm ta vừa dùng để biểu diễn số là hệ thập phân.

b. Hệ đếm
? Tại sao khi biểu diễn dưới dạng đa thức ta lại nhân các ký hiệu đó với 10

theo vị trí
? Hệ này sử dụng các ký hiệu nào để biểu diễn các số? Tổng số các ký hiệu đó là
bao nhiêu? (0,..,9 - 10 ký hiệu) ⇒ người ta đã sử dụng số lượng các ký hiệu khác nhau của hệ
đếm để mô tả cơ số của hệ đếm đó.

? Em có nhận xét gì về giá trị của các ký hiệu trong hệ đếm so với cơ số của hệ
đếm đó (luôn luôn <= cơ số - 1)
? Nếu nói g (với g là một số tự nhiên) là một cơ số thì g phải thoả mãn điều gì và cho
biết các ký hiệu dùng để biểu diễn các số trong hệ cơ số g (g > 1; các ký hiệu: 0 đến g - 1)
? Số N được mô tả = d ndn-1...d1d0,d-1d-2...d-m; hãy biểu diễn N dưới dạng đa thức
của cơ số g. (N = dn.gn + dn-1.gn-1 +...+d1.g1 +d0.g0 +d-1.g-1 +d-2.g-2 +...+d-m.g-n)
? Tại sao số mũ đầu tiên (gn) lại là n (vì sau ký hiệu đầu tiên có n số trước dấu phẩy)
? Có bao nhiêu số hạng trước dấu phẩy trong mô tả số N (n + 1)
? m = ?(m là tổng các ký hiệu sau dấu phẩy)
? di phải thoả mãn điều kiện gì (0 ≤ di ≤ g-1)
? Hãy biểu diễn số 17 trong hệ cơ số 3 dưới dạng đa thức (17 = 1.32 + 2.31 + 2.30)
Ngoài hệ đếm cơ số 10, trong Tin học người ta thường dùng một số hệ đếm sau: hệ nhị phân (0, 1),
hệ bát phân (0..8), và hệ thập lục (0,..,9, A, B, C, D, E, F). Giữa các hệ đếm này thường xuyên có sự
chuyển đổi qua lại trong các thiết bị nhập/xuất.

* Đổi số thập phân sang hệ cơ số r
- Nguyên tắc:
Tách số đó thành 2 phần (nếu là số thực): phần nguyên và phần phân
→ Biến đổi phần nguyên: chia số đó (giả sử an) cho r được thương an-1, dư bn-1. Sau
đó lại lấy an-1 chia cho r được thương a n-2, dư bn-2, ... cứ tiếp tục như vậy cho đến khi
thương bằng 0. Kết quả: lấy ngược lại các số dư thu được (b0b1...bn-1).
→ Biến đổi phần phân: nhân số cần đổi (giả sử là c n) với r được tích dn, giữ lại phần
nguyên của số đó (giả sử en), sau đó lại nhân số dn-en với r được tích dn-1, ta lại giữ
lại phần nguyên (giả sử en-1),... cứ tiếp tục như vậy cho đến khi d i -ei = 0 thì dừng
lại. Kết quả: enen-1...e1e0.

- Ví dụ 1: 41.687510 =?2
41 2
1 20 2
0 10 2
0 5 2
1 2 2
0 1 2
1 0

0.6875
2
1
1.375
x
2
0
0.7500
x
2
1
1.500
x
2
1
1.000
x

⇒ 4110 = 101001
8


⇒ 0.687510 = 0.1011


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

⇒ 41.687510 = 101001.10112
- Ví dụ 2: 5324110 = ?16
53241 16
9 3327 16
15 207 16
15 12 16
F
12 0
F
C

`

⇒ 5324110 = CFF916

* Đổi số từ hệ nhị phân sang hệ thập phân
GV đưa ra ví dụ ⇒ SV nêu quy tắc tính

- Ví dụ 1: 010101112 = 0.27+1.26+0.25+1.24+0.23+1.22+1.21+1.20 = 64+16+4+2+1=87
⇒ Nguyên tắc 1: lấy giá trị từng bit (tính từ trái qua phải) nhân với 2 n, với n là tổng số
các bit sau vị trí bit đang xét.
- Ví dụ 2:
27

0

26
1
64

25
0
+

24
1
16

23
0
+

22
1
4

+

21
1
2

+


20
1
1

87
⇒ Nguyên tắc 2: cộng giá trị các số mũ 2 ứng với các bit có giá trị 1 trong số cần đổi.
* Đổi số từ hệ nhị phân sang hệ thập lục
GV đưa ra ví dụ ⇒ SV nêu quy tắc tính

- Ví dụ:

11 010 1101
0
1
6
5
D
⇒ Nguyên tắc: nhóm 4 bit lại và đổi mỗi nhóm đó ra một ký hiệu trong hệ thập lục.
2. Các phép
toán số học a. Phép cộng
đối với số GV đưa ra một ví dụ, sau đó yêu cầu SV đưa ra quy tắc cộng.
- Quy tắc cộng: 1 + 0 = 1;
1 + 1 = 0 nhớ 1;
0 + 1 = 1;
nhị phân
b. Phép trừ

0+0=0

GV đưa ra một ví dụ, sau đó yêu cầu SV đưa ra quy tắc trừ.


- Quy tắc trừ:

1 - 0 = 1;

1 - 1 = 0;

0 - 1 = 1 nhớ 1;

0-0=0

- Ngoài cách tính theo cách thông thường ta có thể thực hiện bằng cách cộng số bị
trừ với số bù 2 của số trừ.
* Quy tắc tìm số bù 2:
Đưa ra ví dụ: tìm số bù 2 của số 1110. Ta có 1110 = 10112 có số bù 2 là 01012 ⇒ yêu cầu SV đưa ra quy tắc

- Quy tắc: + Chuyển số đó sang hệ nhị phân
+ Tìm bit đầu tiên có giá trị là 1 (tính từ phải qua trái)
+ Đảo tất cả các bit nằm trước bit đó.
9


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

c. Phép nhân
c.1. Nhân các số không dấu
GV đưa ra một ví dụ, sau đó yêu cầu SV đưa ra quy tắc nhân


- Quy tắc: thực hiện giống như nhân các số trong hệ thập phân
- Ngoài ra có thể thực hiện theo thuật toán sau:
B1: Bộ đếm bằng n.
B2: Kiểm tra bít ít ý nghĩa nhất (LSB) của số nhân, nếu là 1 thì cộng số bị nhân vào
n bít nhiều ý nghĩa nhất (MSB) của tính thành phần.
B3: Dịch phải 1 bít tích thành phần
B4: Dịch phải số nhân 1 bit
B5: Giảm bộ đếm đi 1 đơn vị
B6: Quay trở lại thực hiện các bước (bắt đầu từ B2) cho đến khi bộ đếm bằng 0
- Ví dụ: 1001 x 0110 (số nhân: 0110; số bị nhân: 1001)
Thao tác

Số nhân

Tích thành phần

Bộ đếm

Khởi tạo
B2
B3
B4
B5
B2
B3
B4
B5
B2
B3
B4

B5
B2
B3
B4
B5

0110
0110

00000000
00000000
00000000

4

0011
3
0011

10010000
01001000

0001
2
0001

10011000
01001100

0000

1
0000

01001100
00100110

0000
0

* Quy tắc dịch với số không dấu
- Dịch trái: x SHL i (dịch chuyển số x sang trái i bit)
+ Ví dụ: 12 SHL 2 = 48 (vì 1210 = 000011002 ⇒ 12 SHL 2 = 001100002 = 4810)
Y/c SV đưa ra quy tắc dịch chuyển

+ Quy tắc: giữ nguyên các bit từ vị trí i + 1 (tính từ trái qua phải) cho đến hết, sau
đó ghép thêm vào cuối dãy bit vừa nhận được i bit 0.
- Dịch phải: x SHR i (dịch chuyển số x sang phải i bit)
+ Ví dụ: 12 SHR 2 = 3 (vì 1210 = 000011002 ⇒ 12 SHL 2 = 000000112 = 310)
Y/c SV đưa ra quy tắc dịch chuyển

+ Quy tắc: giữ nguyên các bit từ vị trí thứ nhất (tính từ trái qua phải) cho đến hết độ
dài của x - i bit, sau đó ghép thêm vào trước dãy bit vừa nhận được i bit 0.
* Quy tắc dịch với số có dấu x
10


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò


- Ví dụ:

1xxxxx hoặc 0xxxxx
11xxxx hoặc 00xxxx
111xxx hoặc 000xxx
...

- Nguyên tắc: giữ nguyên các bit từ vị trí thứ nhất (tính từ trái qua phải) cho đến hết độ
dài của x - i bit, sau đó ghép thêm i -1 bit theo dấu vào trước dãy bit vừa nhận được.
c.2. Nhân các số có dấu
- Để biểu diễn các số âm người ta có thể dùng phương pháp dấu lượng: dùng bit cực
trái làm bit dấu (0 tương ứng với +, 1 tương ứng với dấu -), các bit còn lại được
dùng để biểu diễn độ lớn của số (hoặc giá trị tuyệt đối của số)
? Vậy n bit sẽ biểu diễn được bao nhiêu số nguyên không dấu, bao nhiêu số
nguyên có dấu (2n số không dấu (từ 0 → 2n - 1) và 2n-1 số có dấu (từ -2n-1→ 2n-1 - 1)
? 1 byte biểu diễn được các số nguyên nào (từ 0 → 255 hoặc -128 → +127)
- Ngoài ra có thể sử dụng số bù để biểu diễn các số có dấu (gồm: số bù r và số bù r - 1)
- Quy tắc nhân: sử dụng giải thuật Booth
Giải thuật này được thực hiện bằng cách kiểm tra 2 bit của số nhân để quyết định theo
một trong ba bước sau:
+ Nếu bit nhân hiện tại bằng 1, bit nhân bậc thấp hơn tiếp sau bằng 0 thì trừ số bị nhân
từ tích thành phần (tính từ bit MSB).
+ Nếu bit nhân hiện tại bằng 0, bit nhân bậc thấp hơn tiếp sau bằng 1 thì cộng số bị
nhân với tích thành phần (tính từ bit MSB).
+ Nếu bit nhân hiện tại giống như bit nhân bậc thấp hơn tiếp sau thì không làm gì cả.
Sau đó dịch phải một bit tích thnàh phần và lặp lại các thao tác trên cho đến khi đã xét
xong bit nhân nhiều ý nghĩa nhất.
* Lưu ý: - Khi cộng số bị nhân với tích thành phần thì bỏ qua bit nhớ được sinh ra trong
phép cộng.
- Khi tích thành phần bị dịch thì dùng phép dịch số học và bit dấu cũng được

thêm vào
- Ví dụ: +15 x (+13) (01111 x 01101)
Số nhân

Thao tác

011010 Khởi tạo
011010 Xét 2 bit ⇒ trừ số bị nhân từ tích thành phần
Dịch phải một bit tích thành phần
011010 Xét 2 bít ⇒ cộng số bị nhân vào tích thành phần
Dịch phải một bit tích thành phần
011010 Xét 2 bít ⇒ trừ số bị nhân từ tích thành phần
Dịch phải một bit tích thành phần
011010 Xét 2 bít ⇒ không làm gì
Dịch phải một bit tích thành phần
11

Tích thành phần

0000000000
1000100000
1100010000
(1)0011110000
0001111000
1010011000
1101001100
1101001100
1110100110



Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

011010 Xét 2 bít ⇒ cộng số bị nhân vào tích thành phần
Dịch phải một bit tích thành phần

(1)0110000110
0011000011

⇒ (15 x 13)10 = 00110000112 = + 195
BTVN: Thực hiện phép nhân (15x (-13)) và (- 15 x (-13)) theo giải thuật Booth.
d. Phép chia
- Thực hiện như phép chia thông thường ở hệ thập phân
F. CỦNG CỐ, HỌC TẬP TẠI NHÀ

*. Củng cố:
Qua bài học này các em phải nhớ được các hệ đếm liên quan và cách chuyển đổi giữa các hệ
đó, nắm được các quy tắc khi thực hiện các phép toán số học đối với các số nhị phân.
* Nhiệm vụ học tập tại nhà
- Nghiên cứu nội dung bài và làm các bài tập GV giao.

12


Ngày soạn

Ngày giảng:
Chương 4
KIẾN THỨC VỀ ĐẠI SỐ BOOLE


A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Biết sử dụng bảng chân lý, biểu thức đại số hoặc bìa Karnaugh để biểu diễn hàm lôgic
và tối thiểu hóa hàm Boole.
- Nắm được các cổng lôgic cơ bản.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng khai thác tri thức từ giáo trình, tài liệu tham khảo.
3. Thái độ
SV tự tin, ham học hỏi trong quá trình tiếp thu tri thức.
B. CHUẨN BỊ

1. Giảng viên: Giáo án, đồ dùng giảng dạy.
2. Sinh viên: Giáo trình, đồ dùng học tập.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp đặt - giải quyết vấn đề
- Phương pháp thuyết trình tích cực
- Phương pháp đàm thoại
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tin học đại cương, PGS. TS Bùi Thế Tâm, Nxb Giao thông vận tải.
2. Giáo trình Tin học cơ sở, Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Nxb ĐHSP Hà Nội.
E. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức
Tổng số SV:

Có mặt:


Vắng:

(… có phép)

2. Nội dung bài giảng
Chúng ta đã biết rằng kết quả các phép toán số học với các số nhị phân là một số nhị phân
mới. Do vậy ta có thể hình dung các thiết bị thực hiện các phép toán trong máy tính điện tử như
là thành phần chức năng biến đổi nhị phân, tức là các thiết bị đó cho phép nạp số liệu dạng nhị
phân ở đầu vào và lấy kết quả có dạng nhị phân ở đầu ra. Để hiểu rõ hơn về nguyên lý xây dựng
các bộ biến đổi nhị phân ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề có liên quan trong bài học ngày hôm nay.
Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

1. Hàm lôgic ? Đối số của hàm lôgic là đối tượng nào? Đối tượng đó có đặc điểm gì (đối số của
hàm lôgic là biến lôgic, nó là biến chỉ nhận 2 giá trị biểu thị 2 trạng thái có tính chất độc lập: đúng
hoặc sai, đóng hoặc mở...)

a.
niệm

Khái ? Thế nào là hàm lôgic

- Hàm F với đối số là một biến lôgic được gọi là hàm lôgic khi F chỉ có hai giá trị 0 hoặc 1.
? Với n biến lôgic sẽ có bao nhiêu tổ hợp biến khác nhau (2n)
b. Biểu diễn * Dùng bảng chân lý
hàm lôgic
- Dùng một bảng n + 1 cột và 2 n dòng, sau đó tên mỗi dòng của cột ta ghi giá trị của
tổ hợp biến và giá trị của hàm ứng với tổ hợp biến đó.

- Ví dụ:
13


Tiêu mục
X1

Hoạt động của thầy - trò
X2

F(x1, x2)

0
0
0
0
1
1
1
0
1
1
1
1
- Lưu ý: + Các hàm lôgic có giá trị xác định đối với mọi tổ hợp biến thì được gọi là
hàm lôgic đầy đủ. Ngược lại những hàm lôgic không có đầy đủ các giá trị đối với
mọi tổ hợp biến thì được gọi là hàm lôgic xác định không đầy đủ.
+ Tại những ô xác định tổ hợp biến mà hàm không xác định người ta
thường đánh dấu x để ký hiệu.
* Dùng biểu thức đại số

- Một hàm lôgic luôn có thể biểu diễn ở dạng chuẩn tắc tuyển đầy đủ hoặc dạng
chuẩn tắc hội đầy đủ.
- Chuẩn tắc tuyển đầy đủ là tuyển của nhiều thành phần, mỗi thành phần là một hội
gồm đầy đủ n biến.
- Chuẩn tắc hội đầy đủ là hội của nhiều thành phần, mỗi thành phần là một tuyển
gồm đầy đủ n biến.
- Ví dụ:
- Cách biểu diễn hàm lôgic ở dạng chuẩn tắc tuyển đầy đủ:
+ Chỉ xét các tổ hợp giá trị biến mà hàm có giá trị bằng 1, số lần hàm bằng 1 chính
là số tích của biểu thức đại số.
+ Trong mỗi tích các biến có giá trị 1 thì ta giữ nguyên còn các biến có giá trị 0 thì
ta lấy phủ của nó.
Hàm mô tả dưới dạng chuẩn tắc tuyển đầy đủ sẽ lấy tổng của các tích đó.
? Hãy cho biết cách biểu diễn hàm lôgic ở dạng chuẩn tắc hội đầy đủ
- Cách biểu diễn hàm lôgic ở dạng chuẩn tắc hội đầy đủ:
+ Chỉ xét các tổ hợp giá trị biến mà hàm có giá trị bằng 0, số lần hàm bằng 0 chính
là số tổng của biểu thức đại số.
+ Trong mỗi tích các biến có giá trị 0 thì ta giữ nguyên còn các biến có giá trị 1 thì
ta lấy phủ của nó.
Hàm mô tả dưới dạng chuẩn tắc tuyển đầy đủ sẽ lấy tích của các tổng đó.
- Ví dụ: Cho bảng chân lý của hàm F(x1,x2,x3) như sau:
x1
x2
x3
F(x1,x2,x3)
0
0
0
x
0

0
1
1
0
1
0
0
0
1
1
x
1
0
0
1
1
0
1
1
1
1
0
0
1
1
1
x
? Hãy biểu diễn hàm F ở dạng chuẩn tắc tuyển và chuẩn tắc hội
* Dùng bìa Karnaugh
- Để biểu diễn một hàm lôigc n biến ta cần một bảng gồm 2 n ô, mỗi ô ghi giá trị của

14


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

hàm số còn trên các dòng, các cột ta ghi tổ hợp các giá trị biến với quy tắc tại những
ô lân cận nhau thì tổ hợp các biến chỉ khác nhau 1 biến.
- Ví dụ:
x1
x2
x3
x4
F(x1,x2,x3,x4)
0
0
0
0
1
0
0
0
1
0
0
0
1
0
x

0
0
1
1
0
0
1
0
0
1
0
1
0
1
x
0
1
1
0
x
0
1
1
1
1
1
0
0
0
0

1
0
0
1
x
1
0
1
0
0
1
0
1
1
1
1
1
0
0
1
1
1
0
1
x
1
1
1
0
x

1
1
1
1
1
⇒ Bảng Karnaugh
x3x4
x1x2

00

01

11

10

00
1
0
0
x
01
1
x
1
x
11
0
x

1
x
10
0
x
1
0
c. Tối thiểu ? Tối thiểu hóa là như thế nào
hóa hàm số - Tối thiểu hóa hàm số Boole là việc tìm ra dạng biểu diễn hàm sau cho khi thiết kế
ta có tổng số đầu vào và đầu ra của mạch biểu diễn hàm số ấy sử dụng ít cổng nhất.
Boole
- Phương pháp
* Biến đổi đại số: vận dụng lý thuyết của đại số Boole để biến đổi hàm đã cho sao
cho kết quả của lần biến đổi sau đơn giản hơn lần biến đổi trước đó cho đến khi đạt
được biểu thức đáp ứng yêu cầu đặt ra.
+ Sử dụng các luật của đại số Boole trong quá trình biến đổi
Luật giao hoán: AB = BA; A + B = B + A
Luật kết hợp: A(BC) = (AB)C; A + (B + C) = (A + B) + C
Luật phân phối: A(B + C) = AB + AC; A + BC = (A + B)(A + C)
Luật hấp thụ: A(A + B) = A; A + AB = A
Luật lũy đẳng: A.A = A; A + A = A
Luật đồng nhất: 1.A = A; 0 + A = A
Luật đảo:
Luật phủ định kép
Luật Der Morgan:
Ví dụ:
15


Tiêu mục


Hoạt động của thầy - trò

- Ưu điểm: đơn giản
- Nhược điểm: nhiều khi nhìn vào biểu thức ta chưa thể kết luận dạng biểu thức đó
đã tối giản chưa.
* Dùng bảng Karnaugh
- Biểu diễn hàm đã cho trên bảng Karnaugh
- Xác định tích cực tiểu của hàm bằng cách dán 2 k có giá trị 1 hoặc không xác định
sao cho k càng lớn càng tốt tức là phải tìm các hình có diện tích là lũy thừa của 2.
- Kết quả: lấy tổng của các tích đó.
- Ví dụ: Hàm F(x1,x2,x3) được biểu diễn như bảng Karnaugh như sau:
x1x0
00
01
11
10
x3x2
00
0
1
0
0
01
0
1
1
1
11
x

1
x
0
10
0
0
1
0
2. Các phép ? Nhắc lại các phép toán lôgic cơ bản (AND, OR, XOR, NOT)
toán lôgic - Gọi Z là hàm của các biến lôgic A, B,... thì các phép toán đó được định nghĩa như sau:
cơ bản
a. Phép AND: Z = A.B
- Bảng chân lý:
? Em có nhận xét gì về giá trị của hàm Z
- Phép AND chỉ cho giá trị đúng khi và chỉ khi cả 2 biến lôgic đều có giá
trị đúng, còn trong các trường hợp khác phép AND đều cho giá trị sai.
b. Phép OR: Z = A + B
- Bảng chân lý:
? Em có nhận xét gì về giá trị của hàm Z
- Phép OR chỉ cho giá trị sai khi và chỉ khi cả 2 biến lôgic đều có giá trị
sai, còn trong các trường hợp khác phép OR đều cho giá trị đúng.
c. Phép NOT: Z = phủ A

A
0
0
1
1

B

0
1
0
1

Z
0
0
0
1

A
0
0
1
1

B
0
1
0
1

Z
0
1
1
1

- Bảng chân lý:


A
0
1

? Em có nhận xét gì về giá trị của hàm Z
- Phép NOT là phủ định của một sự kiện
Ngoài ra còn có một số quan hệ lôgic khác như:
d. Phép XOR: Z = A ⊕ B
- Bảng chân lý:
? Em có nhận xét gì về giá trị của hàm Z
- Phép XOR chỉ cho giá trị sai khi và chỉ khi cả 2 biến lôgic đều có giá trị
sai hoặc đều có giá trị đúng, còn trong các trường hợp khác phép XOR
đều cho giá trị đúng.
- Phép NAND

A
0
0
1
1

Z
1
0

B
0
1
0

1

Z
0
1
1
0

- Phép NOR:
3. Các cổng - Đặc điểm: có một hoặc một số lối vào nhưng chỉ có một lối ra là hàm lôgic phụ
thuộc vào các tín hiệu đó.
lôgic
- Các cổng cơ bản:
16


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

F. CỦNG CỐ, HỌC TẬP TẠI NHÀ

*. Củng cố:
Qua bài học này các em biết cách biểu diễn hàm lôgic, tối thiểu hóa hàm Boole, nhớ các phép
toán lôgic cơ bản và các cổng lôgic mô tả các phép toán đó.
* Nhiệm vụ học tập tại nhà
- Nghiên cứu nội dung bài.
- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến giải thuật và hệ điều hành MS DOS

17



Ngày soạn

Ngày giảng:
Chương 5
GIẢI THUẬT

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm giải thuật, các đặc trưng của một giải thuật và các phương pháp mô
tả giải thuật.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng khai thác tri thức từ giáo trình, tài liệu tham khảo.
- Bước đầu hình thành kỹ năng mô tả giải thuật một số bài toán.
3. Thái độ
SV tự tin, ham học hỏi trong quá trình tiếp thu tri thức.
B. CHUẨN BỊ

1. Giảng viên: Giáo án, đồ dùng giảng dạy.
2. Sinh viên: Giáo trình, đồ dùng học tập.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp đặt - giải quyết vấn đề
- Phương pháp thuyết trình tích cực
- Phương pháp đàm thoại
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tin học đại cương, PGS. TS Bùi Thế Tâm, Nxb Giao thông vận tải.

2. Giáo trình Tin học cơ sở, Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Nxb ĐHSP Hà Nội.
E. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức
Tổng số SV:

Có mặt:

Vắng:

(… có phép)

2. Nội dung bài giảng
Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

1. Giải thuật ? Xác định giả thiết, kết luận, cách thực hiện của bài toán sau
- Bài toán 1: Cho biết số n có phải là số nguyên tố không?
(Giả thiết: số nguyên dương n; Kết luận: n là số nguyên tố hoặc n không phải là số nguyên tố
Cách làm: Tìm tất cả các ước của n, nếu n chỉ có hai ước là 1 và n thì kết luận n là số nguyên tố)

- Bài toán 2: Tìm nghiệm của phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0
(Giả thiết: a, b, c; Kết luận: thông báo nghiệm của phương trình
Cách làm: B1: Tính ∆ = b2 - 4ac;
B2: Xét các trường hợp của delta rồi đưa ra thông báo nghiệm )

? Theo em khi cho một bài toán chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi nào (có dữ
kiện nào và phải làm gì)


? Theo em, các thành phần nào cấu tạo nên một bài toán (giả thiết và kết luận)
Hai thành phần đó chính là input và output của bài toán.

? Khi người ta yêu cầu em giải quyết một bài toán nào đó thì có nghĩa là người ta
mong muốn ở em điều gì (Từ dữ kiện của bài toán đã cho, sau quá trình thực hiện các thao tác
thích hợp thì bài toán đó sẽ được giải quyết - tức là đạt được kết quả như mong muốn)

18


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò
Các bước trong quá trình thực hiện các thao tác thích hợp để giải quyết bài toán chính là thuật giải
của bài toán.

? Theo em, thế nào là thuật giải (giải thuật hoặc thuật toán)
- Giải thuật là một dãy hữu hạn các thao tác có thể thực hiện, được sắp xếp theo một
trình tự xác định nhằm mô tả quá trình giải quyết một bài toán, để từ các dữ kiện
đầu vào sau một số thao tác ta sẽ có được kết quả như mong muốn.
2. Đặc trưng ?Hãy nêu các đặc trưng của giải thuật
của
giải - Tính dừng: Giải thuật phải kết thúc và đưa ra kết quả sau một số hữu hạn các thao tác.
- Tính xác định: các thao tác dùng để mô tả giải thuật phải hòan toàn được xác định,
thuật
không có sự nhập nhằng, tùy tiện.
- Tính phổ dụng: giải thuật phải áp dụng được với một lớp các bài toán với input
thay đổi chứ không áp dụng cho một trường hợp cụ thể.
Cần lưu ý là tính dừng và tính xác định là điều kiện cần trong quá trình tìm giải thuật, còn tính phổ
dụng chỉ là một tính chất thường thấy vì có nhiều bài toán có input hoàn toàn xác định nhưng không

tồn tại một lớp các bài toán tương tự.

- Dữ liệu đầu vào: mỗi giải thuật bắt buộc phải có một hoặc nhiều đại lượng vào.
- Dữ liệu đầu ra: sau khi giải thuật được thực hiện xong thì nó phải đưa ra được kết
quả như mong muốn.
3. Các phương ? Khi GV yêu cầu em đưa ra hướng giải quyết một bài toán thì em phải thực hiện
pháp mô tả thao tác nào (sử dụng ngôn ngữ để trình bày các bước giải quyết bài toán đó)
Đây chính là một trong 3 cách người ta thường dùng để diễn tả (mô tả) thuật giải của một bài toán
giải thuật
a. Phương pháp liệt kê từng bước
- Là phương pháp sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để liệt kê các thao tác, các chỉ thị cần
thực hiện để giải quyết bài toán.
- Ví dụ:
? Cho cô biết cách tìm nghiệm của phương trình bậc hai ax2+bx+c = 0
? Cho cô biết cách tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương a, b
Các nhóm SV trao đổi rồi trả lời

b. Phương pháp sử dụng lưu đồ
- là phương pháp sử dụng các hình vẽ đã quy định để mô tả giải thuật một cách trực quan.
- Các khối được sử dụng:
Bắt đầu hoặc kết thúc
giải thuật

Nhập dữ liệu

Thao tác tính toán
hoặc xuất dữ liệu
Begin

Kiểm tra điều kiện


Begin
Hướng đi của giải thuật
a, b,
c tra điều kiện là có một đường vào và 2 đường ra
trong đó chỉ có khối dùng để
kiểm
a, b
còn tất cả các khối khác đều chỉ có một đường vào và một đường ra.
delta := b*b - 4*a*c
- Ví dụ:
1

2
a=0
1
? Hãy vẽ lưu đồ mô0 tả giảidelta
thuật
< 0 giải phương trình bậc hai ax +bx+c = 0

0

? Vẽ lưu đồ mô tả giải thuật tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương a, b
1

0

1 lưu đồ mô tả giải thuật
0
b = 0 bậc nhất ax+b=0

? Hãy vẽ
biện luận nghiệm của phương trình
delta = 0
PT có no kép
x := -b/(2*a)

PT có 2 no
x:=(-b±SQRT(delta))/(2*a)
19
End

PT vô no

PT
vô số no

PT
vô no

End

no là
x=-b/a


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

Begin


Begin

a, b

a, b
1

a=b

b <> 0

0
1

a>b

a := a - b

0

UC = a
End

b := b - a

1
r := a mod b;
a := b;
b := r;


0

UC = a
End

c. Sử dụng ngôn ngữ phỏng trình
- Theo phương pháp này ta sẽ dùng các ký hiệu và quy tắc để mô tả giải thuật một
cách nhất quán.
- Ví dụ 1: mô tả giải thuật tìm UCLN(a.b)
C1: Khi a còn khác b thì thực hiện thao tác sau
Nếu a > b thì a sẽ có giá trị bằng a - b (bớt a đi một lượng b)
Ngược lại thì b sẽ nhận giá trị bằng b - a (bớt b đi một lượng a)
Cho đến khi a = b thì thông báo UCLN của a và b là bằng a (hoặc bằng b).
C2: Khi b còn khác 0 thì thực hiện các thao tác sau
Chia a cho b được phần dư r; a nhận giá trị của b; b nhận giá trị của r
cho đến khi b = 0 thì thông báo UCLN của a và b là a.
F. CỦNG CỐ, HỌC TẬP TẠI NHÀ

* Củng cố
Qua bài học này các em các em phải nắm được khái niệm giải thuật, các đặc trưng của
giải thuật và các phương pháp mô tả giải thuật.
* Nhiệm vụ học tập tại nhà
- Nghiên cứu lại nội dung bài cũ.
Ngày soạn

Ngày giảng:
Chương 6
HỆ ĐIỀU HÀNH MS DOS
20



A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Biết phân biệt tệp tin, thư mục và ổ đĩa
- Nắm được các lệnh thường dùng của MS DOS
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng khai thác tri thức từ giáo trình, tài liệu tham khảo.
- Bước đầu hình thành kỹ năng sử dụng các lệnh thường dùng trong HĐH MS DOS
3. Thái độ
SV tự tin, ham học hỏi trong quá trình tiếp thu tri thức.
B. CHUẨN BỊ

1. Giảng viên: Giáo án, đồ dùng giảng dạy.
2. Sinh viên: Giáo trình, đồ dùng học tập.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp đặt - giải quyết vấn đề
- Phương pháp thuyết trình tích cực
- Phương pháp đàm thoại
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tin học đại cương, PGS. TS Bùi Thế Tâm, Nxb Giao thông vận tải.
2. Giáo trình Tin học cơ sở, Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Nxb ĐHSP Hà Nội.
E. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức
Tổng số SV:


Có mặt:

Vắng:

(… có phép)

2. Nội dung bài giảng
Khi dùng các hệ điều hành Windows đã được nâng cấp qua nhiều phiên bản ta có thể
hoàn toàn không cần dùng tới các lệnh của hệ điều hành MS DOS. Song trong một số trường
hợp người ta vẫn phải dùng đến HĐH MS DOS. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu
về HĐH này.
Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

1. Khái niệm a. Tệp tin
tệp tin, thư - Tệp là một tập hợp các mã 0, 1 được lưu trữ trên đĩa từ.
mục và ổ đĩa Một văn bản, một tập dữ liệu được mã hóa thành các mã 0, 1 hay chương trình máy tính dưới dạng
mã máy được lưu trên đĩa thành một tệp.

- Một tệp có thể chứa nhiều sector liên tiếp nhau hoặc không liên tiếp nhau trên đĩa,
cuối tệp phải có dấu kết thúc tệp.
- Mỗi tệp có một tên riêng để phân biệt.
Vậy tên tệp được đặt như thế nào? Có tuân theo một quy tắc nào không? Ta cùng nghiên cứu cách
đặt tên tệp.

- Quy tắc đặt tên tệp: tên tệp có 3 phần: phần tên chính, dấu chấm và phần mở rộng
trong đó: + phần tên chính: là phần bắt buộc phải có, nó có độ dài không quá 8 ký tự,
có thể gồm chữ cái, chữ số và các ký hiệu đặc biệt (gạch dưới, ~, %, @, $,
&, !, (, ), {, }) nhưng phải bắt đầu bằng chữ cái

21


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

+ dấu chấm và phần mở rộng (không quá 3 ký tự) có thể có hoặc không
- Các thuộc tính của tệp tin: + R (chỉ đọc - Read only)

+ A (lưu trữ - Archive)

+ S (hệ thống - System)
+ H (ẩn - Hide)
- Chú ý: + Phần mở rộng được dùng để phân loại các tệp tin
+ Trong phần tên chính hay phần mở rộng của tệp có thể dùng dấu ? hay
dấu * để chỉ một lớp các tệp thay vì một tệp. Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự,
còn dấu * đại diện cho nhiều ký tự.
+ Không được phép dùng các tên sau để đặt tên tệp: con, lpt1, (prn), lpt2,
lpt3, com1, (aux), com2, clocks, nul.
b. Thư mục
- Là một hình thức phân vùng trên đĩa để lưu trữ, quản lý các tệp
- Thư mục được đặt tên theo quy tắc đặt tên tệp, tên thư mục không có phần mở rộng.
- Trong cùng một thư mục, không được có hai thư mục con hay hai tệp tin trùng tên
- Các thư mục lồng nhau tạo thành một cây thư mục.
- Lưu ý: + Thư mục có thể chứa tệp tin song tệp tin không thể chứa thư mục.
+ Thư mục hiện hành là thư mục mà DOS đang theo dõi, nó là tên thư
mục nằm cuối cùng trong dấu nhắc lệnh (VD: C:\TINHOC>_,...).
c. Ổ đĩa
- Là thiết bị có chức năng lưu trữ các thông tin trong quá trình làm việc với máy tính

- HĐH quy định tên các ổ đĩa như sau: ổ đĩa mềm (A, B), ổ đĩa cứng, ổ CD (C÷Z)
- Ổ đĩa hiện hành là ổ đĩa mà DOS đang theo dõi, nó chính là tên ổ đĩa được hiện ra
ở đầu dấu nhắc lệnh (VD: A:\>_,...)
d. Đường dẫn
Khi muốn truy xuất một tệp tin hay một thư mục cần phải xác định thật rõ ràng vị trí tệp hay thư
mục đó ở trên đĩa. Việc chỉ ra vị trí của tệp tin hay thư mục chính là việc mô tả đường dẫn từ ổ đĩa
đến tệp tin hay thư mục đó.

- Đường dẫn cho phép người sử dụng chỉ ra đúng vị trí của tệp tin hay thư mục mà
mình muốn truy xuất.
- Đường dẫn đầy đủ gồm: tên ổ đĩa:\tên thư mục gốc\ tên thư mục con hoặc tệp tin
muốn truy xuất.
- Ví dụ: C:\TINHOC\THUCHANH\baithuchanh1.doc
2. Các tệp a. Tệp IO.SYS
tin cơ bản - Là một chương trình giữ vai trò liên lạc giữa hệ điều hành với các thiết bị máy
của DOS tính, đồng thời thực hiện luôn nhiệm vụ quản lý và điều khiển các thiết bị này
b. Tệp MSDOS.SYS
- Là một chương trình có nhiệm vụ: quản lý bộ nhớ, quản lý đĩa từ, quản lý các tập
tin trên đĩa từ.
c. Tệp COMMAND.COM
- Là chương trình thông dịch các lệnh của DOS.
- Gồm các nhiệm vụ: tiếp nhận, phân tích và thi hành các lệnh do người sử dụng đưa vào.
22


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

- Là một bộ chứa các lệnh nội trú của DOS.

3. Các lệnh Các lệnh của HĐH MS DOS được chia ra làm 2 loại: lệnh nội trú và lệnh ngoại trú
thường dùng - Lệnh được đưa vào khi trên màn hình có dấu nhắc lệnh và được bắt đầu thực hiện
khi ấn phím Enter.
của DOS
- Có thể gõ dưới dạng ký tự in hoa hoặc in thường, giữa tên lệnh và các thông số
phải cách nhau ít nhất một khoảng trắng (một dấu cách).
a. Lệnh nội trú
- Là lệnh được tệp COMMAND.COM phân tích và thi hành, chúng luôn thường trú
trong bộ nhớ RAM sau khi khởi động máy.
* Nhóm lệnh liên quan tới thư mục
 Lệnh tạo thư mục
- Cú pháp: MD [ổ đĩa:\][path] <tên thư mục cần tạo> 
- Giải thích: + MD là tên lệnh
+ [ổ đĩa:\][path] là đường dẫn chỉ vị trí chứa thư mục sẽ tạo
- Lưu ý: + Các thư mục trong [path] phải cách nhau bởi dấu \
- Ví dụ: Tạo thư mục “BAITAP” trong thư mục TINHOC ở ổ D (MD D:\TINHOC\BAITAP )
 Lệnh xem nội dung thư mục
- Cú pháp: DIR [ổ đĩa:\][path][/P][/W][/A] 
- Giải thích: + DIR là tên lệnh
+ [ổ đĩa:\][path] là đường dẫn chỉ vị trí chứa thư mục sẽ tạo
+ [/P]: hiển thị từng trang màn hình
+ [/W]: hiển thị theo chiều ngang màn hình
+ [/A]: hiển thị cả các tệp ẩn
- Ví dụ 1: Xem nội dung thư mục TINHOC trong ổ đĩa D theo chiều ngang màn hình
DIR D:\TINHOC/W 

- Ví dụ 2: Xem nội dung ổ đĩa D theo từng trang màn hình, kể cả các tệp ẩn
DIR D:\TINHOC/P/A 

 Lệnh thay đổi thư mục hiện hành

- Cú pháp: CD [ổ đĩa:\][path]
- Giải thích: + CD là tên lệnh
+ [ổ đĩa:\][path] là đường dẫn chỉ vị trí thư mục được chọn làm thư
mục hiện hành
- Lưu ý: + Muốn chuyển về thư mục cha của thư mục hiện hành dùng lệnh CD.. 
+ Muốn chuyển về thư mục gốc dùng lệnh CD\ 
- Ví dụ: chọn thư mục TINHOC trong ổ D làm thư mục hiện hành (CD D:\TINHOC)
 Lệnh xóa thư mục
- Cú pháp: RD [ổ đĩa:\][path]
- Giải thích: + RD là tên lệnh
+ [ổ đĩa:\][path] là đường dẫn chỉ vị trí thư mục muốn xóa
- Lưu ý: + Thư mục muốn xóa phải rỗng
- Ví dụ: xóa thư mục TINHOC trong ổ D (RD D:\TINHOC\BAITAP; RD D:\TINHOC)
23


Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

* Nhóm lệnh liên quan tới tệp tin
 Lệnh tạo tệp tin
- Cú pháp: COPY CON [ổ đĩa:\][path]<\tên tệp tin.phần mở rộng> 
sau đó gõ nội dung tệp tin, tiếp đó ấn phím F6 (hoặc CTRL + Z), cuối cùng ấn phím 
- Giải thích: + RD là tên lệnh
+ [ổ đĩa:\][path] là đường dẫn chỉ vị trí thư mục sẽ chứa tệp tin sắp tạo
+ tên tệp tin: là tên tệp muốn tạo, được đặt theo quy tắc đặt tên
- Ví dụ: tạo tệp tin có tên “baitho.txt” trong thư mục TINHOC ở ổ D với nội dung là
một bài thơ bất kỳ (COPY CON D:\TINHOC\baitho  gõ nội dung, ấn F6, )
 Lệnh đổi tên tệp tin (hoặc thư mục)

- Cú pháp: REN [ổ đĩa:\][path] <tên tệp (thư mục)> <tên tệp (thư mục) mới> 
- Giải thích: + REN là tên lệnh
+ [ổ đĩa:\][path] là đường dẫn chỉ vị trí thư mục chứa tệp tin (thư mục)
muốn đổi tên.
+ Tên tệp (thư mục) cũ là tên HĐH đang quản lý
+ Tên tệp (thư mục) mới là tên sẽ sửa lại
- Lưu ý: + Có thể đổi tên cho một nhóm các tệp
+ Trước tên tệp (thư mục) mới không được phép chỉ ra đường dẫn.
- Ví dụ 1: Đổi tên thư mục TINHOC trong ổ D thành THOC (REN D:\TINHOC THOC)
- Ví dụ 2: Đổi tên các tệp tin trong thư mục THOC trong ổ D có phần mở rộng ‘txt’
thành phần mở rộng là ‘doc’ (REN D:\THOC\*.txt *.doc )
 Lệnh hiển thị nội dung của tệp tin
- Cú pháp: TYPE [ổ đĩa:\][path] <tên tệp muốn hiển thị nội dung> [>PRN] 
- Giải thích: + TYPE là tên lệnh
+ [ổ đĩa:\][path] là đường dẫn chỉ vị trí thư mục chứa tệp tin muốn hiển thị nội dung
+ [> PRN]: dùng để in ra máy in.
- Lưu ý: + Lệnh này chỉ có ý nghĩa với các tệp văn bản
+ Trong tên tệp không được dùng các ký tự thay thế (*, ?)
- Ví dụ 1: Xem nội dung tệp tin baitho.doc trong thư mục THOC ở ổ D
(TYPE D:\THOC\baitho.doc )

 Lệnh xóa tệp tin
- Cú pháp: DEL [ổ đĩa:\][path] <tên tệp muốn xóa> 
- Giải thích: + DEL là tên lệnh
+ [ổ đĩa:\][path] là đường dẫn chỉ vị trí thư mục chứa tệp tin sẽ xóa
- Lưu ý: + Trong tên tệp có thể dùng các ký tự thay thế (*, ?)
+ Khi sử dụng lệnh này, máy tính sẽ đưa ra thông báo ‘Are you sure (Y/N)?’.
Nếu chắc chắn xóa, ấn phím Y; không muốn xóa, ấn phím N.
- Ví dụ 1: xóa tệp tin baitho.doc trong thư mục THOC ở ổ D (DEL D:\THOC\baitho.doc )
24



Tiêu mục

Hoạt động của thầy - trò

- Ví dụ 2: xóa tất cả các tệp tin bắt đầu bằng chữ e trong thư mục BAITAP ở ổ D
(DEL D:\THOC\BAITAP\e*.* )

 Lệnh sao chép tệp tin
- Cú pháp:
COPY [ổ đĩa:\][path 1] <tên tệp muốn sao chép> [ổ đĩa:\][path 2] [tên tệp mới] [/V] 
- Giải thích: + COPY là tên lệnh
+ [ổ đĩa:\][path 1] là đường dẫn chỉ vị trí thư mục chứa tệp tin muốn
sao chép (đường dẫn nguồn)
+ [ổ đĩa:\][path 2] là đường dẫn chỉ vị trí thư mục chứa các tệp tin được
chỉ định sao chép (đường dẫn đích)
+ [/V]: cho phép kiểm tra việc sao chép có chính xác không.
+ [tên tệp mới]: dùng khi muốn đổi tên sau khi đã sao chép sang lưu trữ ở thư mục khác
- Lưu ý: + Trong tên tệp có thể dùng các ký tự thay thế (*, ?)
+ Muốn nối nhiều tệp thành một tệp thì sử dụng cú pháp sau:
COPY <tên tệp 1> + <tên tệp 2>[+...+ <tên tệp n >] [<tên tệp mới>] 
- Ví dụ 1: sao chép tệp tin baitho.doc trong thư mục THOC ở ổ D sang thư mục
BAITAP trong ổ C (COPY D:\THOC\baitho.doc C:\BAITAP )
- Ví dụ 2: sao chép tất cả các tệp tin bắt đầu bằng chữ e trong thư mục BAITAP ở ổ D
đưa sang thư mục THOC trong ổ D (COPY D:THOC\BAITAP\e*.* D:\THOC )
* Nhóm các lệnh khác
 Lệnh xem phiên bản của DOS
- Cú pháp: VER 
- Ví dụ: Sau khi gõ xong lệnh, màn hình xuất hiện như sau:

Microsoft Window 2000 [Version 5.00.2195]
 Lệnh xem ngày hiện tại
- Cú pháp: DATE 
Lúc này có hai tuỳ chọn:
+ Nếu không thay đổi ngày gõ Enter
+ Nếu sửa ngày hiện hành ở dòng một thì sửa theo khuôn mẫu (tháng, ngày, năm)
- Ví dụ: Sau khi gõ lệnh trên màn hình xuất hiện như sau:
The current date is: Wed 10/22/2008
Enter the new date: (mm-dd-yy)_
 Lệnh xem thời gian hiện tại
- Cú pháp: TIME 
Lúc này có hai tuỳ chọn:
+ Nếu không thay đổi giờ gõ Enter
+ Nếu sửa giờ hiện hành ở dòng một thì sửa theo khuôn mẫu (giờ: phút:giây.% giây)
- Ví dụ: Sau khi gõ lệnh trên màn hình xuất hiện như sau:
The current time is: 10:20:46.71
Enter the new time:
 Lệnh thay đổi dấu nhắc lệnh
25


×