Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hệ thống kiến thức văn bản những ngôi sao xa xôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.07 KB, 6 trang )

Hệ Thống Kiến thức Bài “Những Ngôi sao xa xôi’’
1,Tác giả: - Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê Tĩnh Gia Thanh Hóa
-Là thanh niên xung phong từng tham gia chiến đấu tại Trường Sơn
- Cây Bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Có ngòi bút miêu tả tâm lý nhân
vật tinh tế,đặc biệt là tâm lý nhân vật nữ
-Đề tài thường viết:thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn.
2, Tác Phẩm:
a, Hoàn Cảnh Sáng Tác: truyện được viết 1971-Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
diễn ra ác liệt đậc biệt trên tuyến trường sơn.
b, Thể Loại:truyện ngắn .
c, Phương Thức Biểu Đạt:Tự Sự +Miêu Tả.
d, Ngôi kể và người kể chuyện và tác dụng
- Ngôi kể thứ nhất.
- Người kể là nhân vật Phương Định-nhân vật chính của chuyện- người trực
tiếp tham gia chiến đấu
- Tác dụng:Tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm
nhân vật, tọa điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu tai một
trọng điển trên tuyến đường Trường Sơn.
e, Ý Nghĩa Nhan Đề:
- Nhan đề mang vẻ đẹp lãng mạn,thơ mộng của văn học thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ nó vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ xâu xa.
+ Nghĩa thực:Ngôi sao trên mũ, trên vai người chiến sỹ,ngôi sao lấp lánh trên bầu
trời đêm.
+Nghĩa ẩn dụ: ‘’Những ngôi sao xa xôi’’là tự hào cho vẻ đẹp hồn nhiên ,mơ
mộng,dũng cảm,lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong ,biểu tượng cho
vẻ đep chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ việt nam trong kháng chiến


chống Mỹ,biểu tượng cho khát vọng, niềm tin vào một ngày mai đất nước được
hòa bình.Những cô gái thanh niên xung phong,Nho Thao Phương Định họ đẹp


lung linh như những ngôi sao bầu trời.
g, Giá Trị Nội Dung Nghệ Thuật.
Nội Dung:truyện khẳng định,ca ngợi cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ,hy sinh
nhưng rất anh hùng của những cô gái thanh niên xung phong với tâm hốn trong
sáng,mơ mộng,lạc quan,yêu đời có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.Đó
chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ việt nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
*Nghệ Thuật: - Sử dụng ngôi kể,người kể chuyện phù hợp,cách kể chuyện tự
nhiên.
-Ngôn ngữ sinh động,trẻ trung.
-Miêu tả nhân vật tinh tế.
-Sử dụng nhiều câu văn ngắn,câu rút ngọn,đặc biệt phù hợp với việc diễn
tả tâm lý nhân vật vá không khí căng thẳng nơi chiến trường.
h) Tóm tắt truyện
Truyện kể về 3 cô gái thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường trên
tuyến đường Trường Sơn: Nho, Thao, Phương Định. Họ sống trong một cái hang
dưới chân 1 cao điểm, giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn. Công
việc của họ là quan sát địch ném bom. Công việc nguy hiểm cận kề với cái chết
nhưng 3 cô gái đều rất gan dạ, dũng cảm, có tin thần trách nhiệm cao với công
việc. Họ là những cô gái trẻ trung, hồn nhiên, lạc quan, mơ mộng, thích làm đẹp và
có tình đồng đội gắn bó. Truyện kể về tâm trạng căng thẳng của Phương Định
trong 1 lần phá bom và kết thúc khi cơn mua đá trên cao điểm, họ vui thích cuống
cuồng, những kỉ niệm tuổi thơ được sống lại trong tâm hồn Phương Định.
(3) Phân tích
A) Phần I: Vẻ đẹp của 3 cô gái thanh niên xung phong
a) Hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 cô gái


- Nơi ở: Họ sống trong 1 cái hang dưới chân cao điểm trên tuyến đường Trường
Sơn. Con đường qua cửa hang bị đánh lở loét, không có lá xanh, chỉ có những thân
cây bị tước khô cháy, những tảng đá to, vài thùng xăng han rỉ.

NT: liệt kê, câu văn ngắn tái hiện 1 không gian đầy nguy hiểm, nơi không có sự
sống, chỉ có cái chết luôn rình rập bởi đó là nơi tập trung nhiều bom đạn của kẻ thù
nhất.
- Công việc: Trinh sát mặt đường
+ Chạy trên cao điểm giữa ban ngày
+ Quan sát địch ném bom
+ Đo khối lượng đất đá để san lấp hố bom
+ Đếm bom chưa nổ và phá bom.
=> Cuộc sống khó khăn, gian khổ, công việc vô cùng nguy hiểm luôn cận kề với
cái chết, căng thẳng thần kinh “đất bốc khỏi, không khí bàng hoàng, máy bay đang
ầm ì xa dần, thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu” đòi hỏi các
cô phải có tinh thần dũng cảm, sự bình tĩnh cao độ. Có lẽ chính sự nguy hiểm đó
đã làm tỏa sáng vẻ đẹp của các cô.
b) Vẻ đẹp của 3 cô gái thanh niên xung phong
* Vẻ đẹp chung:
- Họ có phẩm chất chung của những chiến sĩ anh hùng
+ Tinh thần yêu nước: Họ là những thanh niên xung phong tình nguyện từ bỏ cuộc
sống êm đềm bên gia đình để đến 1 nơi vô cùng gian khổ, nguy hiểm, hàng ngày
phải đối mặt với tử thần. Chỉ có tiếng gọi của tình yêu tổ quốc mới đủ sức mạch để
làm nên điều đó.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ mà không
cần sự trợ giúp của đồng đội. Khi đại đội trưởng yê cầu, khi phân công nhiệm vụ
cho nhau, họ luôn giành phần khó về mình. Khi phá bom, họ cương quyết, táo bạo
không lùi bước.


+ Tình đồng chí đồng đội gắn bó: Nho, Phương Định, Thao coi nhau như chị em
ruột thịt. Khi Nho bị thương, Phương Định và Thao chăm sóc Nho rất chu đâó
- Họ có những nét đẹp chung của những cô gái trẻ:
+ Hồn nhiên, mơ mộng, dễ xúc cảm, nhiều mơ ước.

+ Thích làm đẹp cho bản thân.
+ lạc quan, yêu đời
* Vẻ đẹp chung
- Chị Thao:
+ Đội trưởng (chị cả) là người từng trải, chín chắn nhất
+ Tính cách có sự đối lập: Chị rất thích chép bài hát nhưng chị lại không thể hát.
Trong công việc, chị rất dũng cảm, quyết đoán, táo bạo nhưng chị lại là người mềm
yếu, tình cảm, sợ máu, sợ vắt
+ Chị thích làm dáng: hay chải lông mày, áo lót thêu chỉ màu
=>Tóm lại, ở chị có sự kết hợp giữa cái nhút nhát mềm yếu, điệu đà của 1 cô gái
trẻ và cái bản lĩnh quyết đoán của 1 người chiến sĩ nơi lửa đạn.
-Nho: Là em út trong tổ trinh sát, hồn nhiên, trẻ trung, tính nết trẻ con, thích ăn
kẹo, hay làm nũng . Dáng vẻ nhỏ nhắn, trắng trẻo, nhẹ nhàng (giống như 1 que
kem trắng). Nhưng ẩn sau dáng vẻ đó là tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì
nhiệm vụ (không kêu đau khi bị thương)
-Phương Định: Là nhân vật chính của truyện. Là cô gái người Hà Nội có tuổi thơ
hồn nhiên, vô tư, đần ấm bên mẹ và gia đình. Cô có ngoại hình khá xinh đẹp (2
bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, đôi mắt dài
dài màu nâu hay nheo lại khi chói nắng, có cái nhìn xa xăm). Là cô gái mê hát (hát
cả những bài tự bịa lời). Là cô gái mơ mộng, làm điệu (thích ngồi bó gối mơ màng,
thích ngắm mình trong gương). Bên cạnh đó, cô cũng là 1 cô giá rất dũng cảm, có
tinh thần trách nhiệm cao với công việc, nhạy cảm, nhiều khao khát hoài niệm (cơn
mưa đá đã làm sống lại trong cô nhiều hoài niệm).
B) Phần II: Phân tích nhân vật Phương Định


-Tong 3 cô giá thanh niên xung phong, Phương Định đã để lại nhiều ấn tượng tốt
đẹp trong lòng người đọc.
- Phương Định là 1 cô gái Hà Nội khá xinh xắn, hay mơ mộng, giàu cảm xúc. cô
tích hát, thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng, gắn bó, yêu

quý đồng đội. Cuộc sống nơi chiến trường đã tôi luyện ở Phương Định lòng quả
cảm, gan dạ, không sợ hy sinh. Điều đó được thể hiện rõ qua tâm lí trong lần phá
bom.
-Diễn biến tâm lí Phương Định trong 1 lần phá bom:
+ Với nhiện vụ trinh sát mặt đường, công việc mà Phương Định và đồng đội phải
đối mặt hàng ngày là rất nguy hiểm. mặc dù đã quen thuộc (từ 3-5lần/ngày) nhưng
mỗi lần phá bom vẫn là 1 thử thách đối với thần kin bởi cô luôn phải đối mặt với tử
thần trong từng giây từng phút.
+ Cái căng thảng nó đến ngay từ không khí bên ngoài “vắng lặng đến phát
sợ...không trung”. Bằng những câu văn ngắn, tác giả đã diễn tả được sự hồi hộp,
căng thẳng trong tâm lí của Phương Định.
+ Trong những giây phút căng thẳng đó, PĐ có cảm giác có ảnh mắt các anh cao
xạ dõi theo mình. Lòng dũng cảm của cô được khích thích bởi lòng tự trọng. Nó đã
tiếp thêm cho cô sức mạnh khiến cô không sợ nữa, cô không đi khom, cứ thẳng
người tiến đến gần quả bom bắt đầu thực hiện mau lẹ từng động tác phá bom chuẩn
xác. Bằng NT miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, tác giả đã giúp ta hình dung được
mọi cảm giác của Phương Định, như sắc nhọn hơn để tập trung cho công việc:
“Tôi dùng xẻng...nung nóng”.
+ Trong khi phá bom, PĐ có nghĩ đến cái chết nhưng là cái chết mờ nhạt thoáng
qua, tất cả nhường chỗ cho sự tập trung “liệu mìn có nổ k? bom có nổ k?...”
+ Và sau đó là những giây phút căng thẳng, hồi hộp chờ bom nổ
=>Như vậy, bằng việc sử dụng các câu trần thuật ngắn, với nhiều ĐT,TT giàu sức
gợi cảm, Lê Minh Khuê đã khắc họa sinh động sự căng thẳng của không khí , công
vuệc cũng như sự căng thẳng, hồi hộp trong tâm lí của PĐ. Phải chăng chính công
việc nguy hiểm này đã tôi luyện những cô gái Hà Nội như PĐ, trở thành những nữ
anh hùng dũng cảm, gan dạ với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.





×