Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tổng quan về lao trẻ em nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.2 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
LTE

: Lao Trẻ Em

Tiếng Anh
AAP

: American Academy of Pediatrics

ADA

: Adenosine Deaminase

APRG

: Australasian Paediatric Respiratory Group

ART

: Antiretroviral therapy

ASID

: Australasian Society for Infectious Diseases



ATS

: American Thoracic Society

BACTER

: BACTER medium

BCG

: Bacille Calmette-Guerin

CDC

: Center for Control Disease and Prevention

CFP-10

: Culture filtrate protein 10

E

: Ethambutol

ESAT-6

: Early secreted antigenic target 6

FQN


: Fluoroquinolone

H

: Isoniazid

IFN-γ

: Interferon-γ

IGRA

: In Vitro Interferon-γ Release Assays

IUATLD

: International Union Against Tuberculosis and Lung Disease

MGIT

: Mycobacteria Growth Indicator Tube

NAA

: In-House Nucleic Acid Amplification

NICE

: National Institute for Health and Care Excellence


PCR

: Polymerase Chain Reaction

PPD

: Purified protein derivative

QFT-G

: Quantiferon TB-gold

QFT-GIT

: QuantiFERON-TB Gold In-Tube

QST

: QuantiFERON-TB


R

: Rifampycin

RD1

: Region of deletion 1


RPT

: Rifabutin

SEPTICHEK

: SEPTICHEK medium

TST

: Tuberculin Skin Test

WHO

: World Health Organization

Z

: Pyrazinamide


4

1. Dịch tễ học bệnh lao trẻ em
1.1. Gánh nặng bệnh tật của lao trẻ em
Việc xác định số mắc lao trẻ em (LTE) trên toàn thế giới cho đến nay vẫn còn nhiều
hạn chế. Vào năm 1990, có khoảng 7.500.000 ca lao trên toàn cầu thì có 650.000 ca LTE
(Dolin PJ et al., 1994). Vào năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng
8.800.000 ca lao trên toàn thế giới thì tỷ lệ các ca LTE có soi dương tính tại Châu Âu là
0/100.000 dân , tại Châu Phi là 6/100.000 dân, Nam Phi là 43/100.000 dân và tại Zambia là

45/100.000 dân (World Health Organization, 2004). Đến năm 2007, ước tính có khoảng 1
triệu ca LTE trên toàn thế giới, với 75% số ca lao là tại 22 quốc gia có gánh nặng bệnh tật
cao (World Health Organization, 2009).Việc ước tính số ca mắc LTE dựa vào số ca soi
dương tính dẫn đến việc ước lượng thấp số mắc thực tế vì hầu hết các ca LTE (95% số trẻ <
12 tuổi) đều có soi âm tính do số lượng vi khuẩn lao tồn tại trong đàm ở trẻ em rất thấp
(Nelson LJ & Wells CD, 2004). Một số khó khăn khác gặp phải khi ước lượng số mắc lao là
định nghĩa ca bệnh chưa thống nhất, thiếu nguyên tắc chung trong chẩn đoán xác định, và sự
thiếu quan tâm đối với LTE so với lao người lớn (vì LTE có khả năng gây nhiễm thấp hơn
so với người lớn) (Nelson LJ & Wells CD, 2004).
Về khả năng gây tử vong, lao là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong chính ở trẻ em
với số ước tính toàn cầu là 130.000 ca tử vong hằng năm (World Health Organization,
2009). Tử vong do LTE liên quan mật thiết đến tình trạng kinh tế xã hội, tình trạng suy dinh
dưỡng, và suy giảm miễn dịch. Lao là nguyên nhân gây tử vong phổ biến đứng hàng thứ ba
ở trẻ em nhiễm HIV với triệu chứng lâm sàng viêm phổi cấp tính nặng.
1.2. Phân bố lao trẻ em theo khu vực địa lý
Tại các nước phát triển LTE chỉ chiếm từ 2-7% tổng số ca lao còn tại các nước đang
phát triển là 15-40% (Nelson LJ & Wells CD, 2004). Sự khác biệt này có thể là do tại các
nước phát triển thường có cấu trúc dân số già hơn so với các nước đang phát triển. Tỷ lệ ca
mắc LTE trong giai đoạn trước đây chủ yếu tập trung tại Châu Phi, các quốc gia thuộc Liên


5

Xô cũ, và một số quốc gia tại Châu Âu (Thụy Điển, Anh, Wales,, Áo, Đan Mạch), Trung
Đông (Israel), và Nam Mỹ (Brazil). Lý do giải thích cho sự gia tăng số LTE tại các nước
Châu Âu, Nam Mỹ chính là hiện tượng di dân của các gia đình sống tại các quốc gia có tỷ lệ
lao cao, tình trạng kinh tế yếu kém, tỷ lệ nhiễm HIV cao và cơ sở hạ tầng y tế kém sang các
quốc gia trên. Riêng tại Châu Phi số mắc LTE tăng nhanh do tỷ lệ nhiễm HIV mắc lao ở
người trưởng thành ngày càng cao đồng thời độ tuổi mắc lao cũng ngày càng trẻ hóa (Nelson
LJ & Wells CD, 2004). Những năm gần đây, xu hướng đã thay đổi, số mắc lao vẫn cao tại

khu vực Châu Phi đồng thời Đông Nam Á cũng trở thành khu vực có số ca mắc LTE ngày
càng tăng (World Health Organization, 2009). Lý giải sự thay đổi xu hướng này có thể xuất
phát từ thực tế tại các nước phát triển, hầu hết trẻ mắc lao đều được phát hiện thông qua hệ
thống theo dõi vì vậy thường được điều trị với tiên lượng bệnh tốt. Ngược lại ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình (chủ yếu tập trung tại các nước Châu Phi và Đông Nam Á) trẻ
mắc lao thường đi kèm với nghèo đói, sống chật chội và suy dinh dưỡng với tỷ lệ tử vong
cao hơn và tỷ lệ thành công trong điều trị thấp hơn so với trẻ mắc lao tại các nước phát triển.

Hình 1. Xu hướng mắc lao ở trẻ em có độ tuổi từ 0-14 tại các khu vực phân bố của
WHO. (Nguồn: WHO reports 2001–2009)
1.3. Các yếu tố nguy cơ của lao trẻ em


6

Các nghiên cứu trên thế giới đã phát hiện nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến nhiễm
lao thể tiềm ẩn ở trẻ em. Một số yếu tố bao gồm tiếp xúc gần với ca lao, sinh sống tại quốc
gia có số mắc lao cao, có thành viên gia đình nhiễm thể lao tiềm ẩn, tiếp xúc với người
trưởng thành có nguy cơ cao (người trưởng thành nhiễm HIV/AIDS, người vô gia cư, tù
nhân, người trưởng thành sử dụng chất kích thích) và tuổi > 11 (Lộc Thị Qúy & Nguyễn
Ngọc Lan, 1997; Saiman L et al., 2001). Nghiên cứu của Trần Thị Lan Khanh cho thấy tỷ lệ
bệnh nhi có tiếp xúc với nguồn lây là 37,3% trong đó có đến 80% nguồn lây là từ các người
thân trong gia đình, đa số là từ cha mẹ (Trần Thị Lan Khanh & Phan Hữu Nguyệt
Diễm, 2009).
Trẻ nhiễm lao thể tiềm ẩn có nguy cơ tương đối cao tiến triển thành thể lao hoạt tính
và nguy cơ này tùy thuộc vào độ tuổi. Nếu không được điều trị thể lao tiềm ẩn, trẻ sơ sinh <
1 tuổi có nguy cơ chuyển thành thể lao hoạt tính là 43%, trẻ từ 1-5 tuổi là 24% và trẻ 11-15
tuổi là 15% (Starke JR et al., 1992). Nếu trẻ bị nhiễm lao > 2 tuổi thì thường tiến triển thành
bệnh trong vòng 12 tháng đầu sau khi nhiễm lao (Marais BJ et al., 2004). Tại Việt Nam
nghiên cứu của Trần Thị Lan Khanh năm 2009 cho thấy nhóm tuổi từ 11-15 có tỷ lệ mắc lao

phổi lên đến 46,3% (Trần Thị Lan Khanh & Phan Hữu Nguyệt Diễm, 2009), còn trong khảo
sát của Nguyễn Thị Thu Ba là 50,79% (Nguyễn Thị Thu Ba, 2002). Nghiên cứu của Trần
Văn Sáng và cộng sự cho thấy lứa tuổi 11-14 chiếm đến 2/3 tổng số ca LTE (Trần Văn Sáng,
2002).
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiến triển từ nhiễm lao thành bệnh bao gồm điều
trị thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm HIV, yếu tố di truyền, suy dinh dưỡng, tình trạng bệnh tật
(suy gan thận, đái tháo đường hoặc ung thư), độc lực của vi khuẩn, mức độ nhiễm ban đầu,
nhiễm lao trong vòng 2 năm trước, tuổi ≤ 4, hoặc nhiễm bệnh do virus tái đi tái lại nhiều lần
(sởi) (Centers for Disease Control and Prevention, 2000; Starke JR, et al., 1992). Nghiên cứu
của Trần Thị Lan Khanh phát hiện có 23,9% trường hợp bệnh nhi nhiễm HIV bị lao phổimàng phổi. Nhóm tuổi bị nhiễm HIV trong nghiên cứu này dưới 10 tuổi 100% chủ yếu từ
cha mẹ lây sang (Trần Thị Lan Khanh & Phan Hữu Nguyệt Diễm, 2009).


7

2. Cơ chế sinh bệnh học lao trẻ em
Cơ chế sinh bệnh học của LTE cũng tương tự như người trưởng thành, tuy nhiên do
diễn tiến thường thầm lặng do đó biểu hiện lâm sàng của LTE có sự khác biệt so với người
trưởng thành. Giống như ở người trưởng thành, > 98% trẻ em sẽ bị nhiễm trực khuẩn lao M.
tuberculosis khi hít phải giọt tiết do người trưởng thành nhiễm lao hắt hơi, ho hoặc ca hát
(Ngô Ngọc Am, 2002; Starke JR, 2001). Ngoài đường lây nhiễm qua không khí, trẻ có thể
nhiễm lao qua đường tiêu hóa, da, màng nhầy và kết mạc mắt. Số lượng chính xác trực
khuẩn lao cần thiết để gây nhiễm cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu tuy nhiên có nhiều
khả năng là rất ít .
Khi quá trình nhiễm khuẩn theo đường không khí xảy ra, trực khuẩn đi vào phổi và
nhân lên tại phế nang và tiểu phế quản. Tại đây sẽ xảy ra phản ứng viêm nhiễm tạo thành
một vùng nhỏ gọi là củ lao nguyên phát (củ lao Ghon). Một số trực khuẩn lao bị đại thực bào
tiêu hóa nhưng không chết và được đại thực bào vận chuyển đến các hạch lympho vùng hoặc
phát tán vào máu. Củ lao nguyên phát, các hạch lympho vùng và các hệ bạch huyết lân cận
tạo thành một phức hợp gọi là phức hợp lao nguyên phát (Nguyễn Việt Cồ, 2002).

Phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào của trẻ sẽ được kích hoạt khi có sự hình
thành phức hợp lao nguyên phát, tuy nhiên phản ứng này thường chỉ xảy ra từ 2-12 tuần (đa
số trường hợp là 3-8 tuần) sau khi trẻ nhiễm lao, do đó còn gọi là phản ứng quá mẫn chậm
(Nguyễn Xuân Nghiêm, 2002). Trong giai đoạn này, củ lao nguyên phát sẽ tạo thành nang
lao, và quá trình viêm sẽ tăng mạnh xung quanh nang lao tạo thành dạng u hạt lao có thể
thấy rõ trên phim X-quang phổi. Trong hầu hết các trường hợp, phần nhu mô phổi của phức
hợp nguyên phát sẽ lành hoàn toàn thông qua quá trình hoại tử bã đậu hóa, xơ hóa và có
hoặc không có vôi hóa. Các nang lao trong hạch lympho cũng sẽ xơ hóa nhưng quá trình
chữa lành không xảy ra hoàn toàn như tại nhu mô phổi. Kết cục của quá trình chữa lành các
thành phần của phức hợp lao nguyên phát là trực khuẩn lao bị tiêu diệt hoàn toàn hoặc vẫn
sống sót và đi vào trạng thái tiềm ẩn tồn tại trong phổi gọi là thể lao tiềm ẩn ở trẻ em. Vi


8

khuẩn có thể tiềm ẩn trong cơ thể và có khả năng tái hoạt động gây bệnh trong nhiều tháng
hoặc nhiều năm sau đó (Phạm Long Trung, 1999).
Một kết cục khác của quá trình chữa lành chính là các thành phần của phức hợp lao
nguyên phát không được chữa lành mà lại tiếp tục tiến triển thành bệnh. Đây gọi là thể lao
nguyên phát xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em. Lao nguyên phát hình thành do ba cơ chế là 1) củ
lao nguyên phát thay vì được chữa lành lại tiếp tục phát triển, 2) Các hạch lypho tăng kích
thước gây bệnh và 3) sự phát tán vi khuẩn qua hệ bạch huyết và máu. Nguy cơ mắc lao
nguyên phát tăng cao ở trẻ nhỏ (< 3 tuổi) và trẻ bị suy giảm miễn dịch.
Trong trường hợp lao nguyên phát xuất phát từ các hạch lympho của phức hợp lao
nguyên phát, các hạch lympho bị nhiễm không được chữa lành mà lại tăng kích thước do
phản ứng viêm nhiễm của cơ thể. Những hạch lympho này bắt đầu xâm lấn đến khu vực phế
quản. Phế quản bị tắc nghẽn một phần (đôi khi sự tắc nghẽn xảy ra hoàn toàn ở phế quản dẫn
đến hiện tượng xẹp một phần phổi) do áp lực chèn ép của các hạch lympho từ bên ngoài sẽ
dẫn đến hiện tượng tăng thâm nhiễm ở khu vực ngoại biên phổi. Các u lao lúc này đã bị bã
đậu hóa gắn vào thành phế quản, vỡ ra đổ chất bã đậu vào phế quản gây ra lao nội phế quản

và dây rò. Quá trình đổ chất bã đậu vào phế quản cũng gây tràn vi khuẩn vào nhu mô phổi
gây thêm chèn ép phổi và xẹp phổi. Kết cục của quá trình này chính là các tổn thương từng
phần của phổi. Trong trường hợp hạch cận nhánh rẽ phế quản bị tổn thương thì việc hạch
lympho tăng kích thước có thể dẫn đến xâm lấn các cấu trúc kế cận chẳng hạn như màng
ngoài tim hoặc thực quản, gây ra viêm màng ngoài tim hoặc rò khí-thực quản (Trần Văn
Sáng, 2002).
Trong trường hợp lao nguyên phát xuất phát từ các củ lao nguyên phát tại nhu mô
phổi, các củ lao nguyên phát cũng sẽ tăng kích thước, bã đậu hóa, hóa lỏng và vỡ ra đổ vi
khuẩn vào phế quản gây phát tán vi khuẩn. Hiện tượng này gọi là lao nguyên phát tại phổi
tiến triển.


9

Song song với quá trình hình thành nên các tổn thương tại nhu mô phổi và hạch
lympho, trực khuẩn lao từ các phức hợp lao nguyên phát sẽ phát tán vào máu và hệ bạch
huyết để đến các bộ phận khác của cơ thể, tạo thành thể lao ngoài phổi (xảy ra 9-23% các
trường hợp lao trẻ em). Cơ quan trực khuẩn thường đến cư trú chính là hạch ngoại vi (chiếm
đến 44-67% các trường hợp lao ngoài phổi), màng phổi (chiếm khoảng 6% các trường hợp
lao ngoài phổi), màng não (chiếm khoảng 9-13% trường hợp lao ngoài phổi), xương khớp
(chiếm khoảng 4-5,9% các trường hợp lao ngoài phổi) và một số cơ quan khác như gan,
lách, phúc mạc (Nguyễn Thị Thu Ba, 2007). Trường hợp sự phát tán vi khuẩn lao với một số
lượng lớn sẽ dẫn đến thể lao phát tán ở nhiều cơ quan gọi là lao kê (chiếm 1-5% trường hợp
lao trẻ em).
3. Diễn tiến bệnh của lao trẻ em
LTE sẽ có diễn tiến bệnh được chia thành nhiều giai đoạn tương ứng với các giai
đoạn trong cơ chế sinh bệnh học từ nhiễm khuẩn, tiềm ẩn cho đến gây bệnh. Hiệp hội Lồng
ngực Hoa Kỳ (AAP) đã phân diễn tiến bệnh LTE thành 5 giai đoạn:
− Giai đoạn 1: xảy ra từ 3-8 tuần sau sơ nhiễm lao. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có


những dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm sốt, hồng ban nút, phản ứng xét nghiệm da
tuberculin (TST) dương tính, và phức hợp nguyên phát có thể thấy rõ trên phim X-quang
ngực.
− Giai đoạn 2: xảy ra từ 1-3 tháng sau giai đoạn 1. Trong giai đoạn này trực khuẩn lao có

thể di chuyển đến các cơ quan khác của cơ thể qua đường máu và gây lao màng não cũng
như lao kê ở trẻ nhỏ.
− Giai đoạn 3: xảy ra từ 3-7 tháng sau khi sơ nhiễm lao. Đây là giai đoạn có tràn dịch màng

phổi ở trẻ > 5 tuổi và bệnh phế quản ở trẻ < 5 tuổi.
− Giai đoạn 4: xảy ra từ 1-3 năm sau giai đoạn 1. Trong giai đoạn này lao xương khớp ở trẻ

< 5 tuổi sẽ xảy ra.


10

− Giai đoạn 5: xảy ra > 3 năm sau giai đoạn 1 khi quá trình vôi hóa đã hoàn tất. Khi đến

giai đoạn này trẻ sẽ mắc thể lao người lớn.
4. Triệu chứng lâm sàng của lao trẻ em
Triệu chứng lâm sàng của LTE thay đổi tùy vào vị trí nhiễm lao, số lượng vi khuẩn,
tuổi bệnh nhân, và miễn dịch cơ thể. LTE thường có biểu hiện không đặc hiệu và thường kín
đáo, vì vậy việc chẩn đoán thường dễ lầm. Bảng 1 dưới đây trình bày triệu chứng lâm sàng
của LTE phân theo từng giai đoạn diễn tiến bệnh.
Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng phân theo giai đoạn diễn tiến bệnh của lao trẻ em

Diễn tiến lao trẻ em

Triệu chứng cơ năng


Giai đoạn nhiễm lao tiềm ẩn

Không có triệu chứng lâm sàng cụ thể

Giai đoạn lao nguyên phát tại phổi

Vô triệu chứng hoặc có triệu chứng phổ biến là ho, sốt,
thở khò khè, giảm vị giác, và mệt mỏi. Sụt cân và đổ
mồ hôi đêm ít phổ biến hơn so với người trưởng thành.

Giai đoạn lao nguyên phát tại phổi Sụt cân hoặc không thể tăng cân, biếng ăn, mệt mỏi,
tiến triển
Giai đoạn lao

sốt nhiệt độ thấp và ho từng đợt.
Lao kê

Sốt, ho, sụt cân, biếng ăn và suy nhược nhiều tuần liền

Lao màng phổi

Sốt, mệt mỏi, thở đứt quãng và đau ngực

Lao màng não

Sốt nhiệt độ cao, ói, ngủ lịm, nhức đầu và co giật (xảy

ngoài phổi


ra phổ biến ở trẻ < 2 tuổi)


11

Lao xương khớp Viêm khu trú, đau, sưng, sốt và giảm vận động, hạn
chế cử động tại xương hoặc khớp bị tổn thương

5. Chẩn đoán lao trẻ em
5.1. Chẩn đoán lao phổi ở trẻ không bị nhiễm HIV
Chẩn đoán lao phổi ở trẻ không bị nhiễm HIV tuân theo sơ đồ dưới đây:
Hình 3. Sơ đồ chẩn đoán lao phổi ở trẻ không bị nhiễm HIV
Nghi ngờ lao do có các triệu chứng dai dẳng và đặc trưng của lao
Soi đàm

Chẩn đoán lâm sàng

Âm tính hoặc không thực hiện

Dương tính

Có tiền sử tiếp xúc với ca lao
Có dấu hiệu thực thể gợi ý lao phổi
Chụp X-quang ngực gợi ý lao phổi

Điều trị lao

Nếu chỉ có một hoặc không có đặc trưng nào kể trênChẩn đoán mắc lao nếu có từ 2 đặc trưng kể trên

Nếu trẻ ốm, nhập viện để kiểm tra thêm


Nếu trẻ khỏe, khám lại sau 2-4 tuần


12

5.2. Chẩn đoán lao phổi ở trẻ bị nhiễm HIV
Chẩn đoán lao phổi ở trẻ bị nhiễm HIV tuân theo sơ đồ dưới đây:
Hình 4. Sơ đồ chẩn đoán lao phổi ở trẻ bị nhiễm HIV
Nghi ngờ lao do các triệu chứng dai dẳng và điển hình của lao

Soi đàm

Âm tính hoặc không thực hiện

Soi dương tính

Khai thác tiền sử tiếp xúc

Điều trị lao
Tiếp xúc

Soi âm tính hoặc không biết

Soi dương tính

Tiếp xúc lâm sàng
Có dấu thực thể hoặc chụp X-quang
ngực gợi ý bệnh khác


Có dấu thực thể hoặc chụp X-quang
ngực gợi ý lao phổi

5.3. Chẩn đoán lao ngoài phổi ở trẻ em
Đối với các thể lao ngoài phổi ở trẻ em có thể chẩn đoán bằng các phương pháp như
bảng dưới đây:
Bảng 5. Các phương pháp chẩn đoán các thể lao ngoài phổi ở trẻ em
Vị trí
Lao hạch lympho ngoại biên
Lao kê
Lao màng não
Lao màng phổi

Phương pháp chẩn đoán
Sinh thiết hạch lympho hoặc chọc hút bằng kim đầu nhỏ
Chụp X-quang
Chọc dò tủy sống (và CT khi có thể)
Chụp X-quang ngực, chọc màng phổi để điều trị bằng thuốc

Lao bụng

và cấy tìm vi khuẩn
Siêu âm bụng và chọc dò bụng


13

Lao xương khớp
Lao màng tim


Chụp X-quang, chọc khớp hoặc sinh thiết bao hoạt dịch
Siêu âm và chọc màng tim

5.4. Các phương pháp dùng trong chẩn đoán lao trẻ em
5.4.1. Khai thác tiền sử tiếp xúc lao của trẻ
Đối với một trường hợp bệnh nhi nghi ngờ lao phổi, cần khai thác tiền sử tiếp xúc lao của
bệnh nhi như sau:
− Hỏi bệnh nhân đã từng tiếp xúc gần với ca lao nguồn sống trong cùng gia đình hay

không.
− Hỏi bệnh nhân đã từng tiếp xúc với ca lao nguồn bên ngoài gia đình (hàng xóm, người

thân).
− Nếu không thể xác định ca nguồn, phải hỏi bất kỳ ai trong gia đình có triệu chứng ho

mạn tính hay không. Nếu có yêu cầu người đó kiểm tra lao.
− Nếu là trẻ lớn tuổi, cần hỏi trẻ có tiếp xúc với ca lao nguồn tại trường học hay không.

5.4.2. Khai thác triệu chứng cơ năng
Đối với một trường hợp nghi ngờ mắc lao, trẻ sẽ có những triệu chứng cơ năng điển hình
của lao phổi như sau:
− Ho dai dẳng không bớt
− Sụt cân hoặc không thể tăng cân
− Sốt và/hoặc ra mồ hôi đêm
− Mệt mỏi, giảm hoạt động, trở nên thụ động
− Đặc biệt nếu các triệu chứng kéo dài (>2-3 tuần) mà không có tiến triển sau khi điều trị

thích hợp (ví dụ điều trị ho bằng kháng sinh phổ rộng, điều trị sốt bằng thuốc kháng sốt
rét, hoặc bổ sung dinh dưỡng để điều trị suy dinh dưỡng).
5.4.3. Khám phát hiện triệu chứng thực thể

Trẻ mắc lao phổi có thể có các triệu chứng thực thể như sau:
− Sụt cân hoặc tăng cân kém (kiểm tra bằng cách cân trọng lượng trẻ và so sánh với cân

nặng trước đó)
− Sốt và tăng nhịp thở


14

− Thăm khám phổi có thể phát hiện dấu hiệu hô hấp gắng sức, nghe phổi thường thấy bình

thường nhưng có thể có dấu hiệu bệnh phổi (ran nổ, thở khò khè) hoặc tràn dịch màng
phổi (âm đục và giảm âm thở).
− Một số dấu hiệu không đặc trưng của lao phổi
o Viêm phổi cấp nặng: thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ thở nhanh và co lõm ngực
o Thở khò khè: không đều hai bên và kéo dài dai dẳng, không đáp ứng với thuốc

giãn phế quản
Bảng 6. Các triệu chứng thực thể của lao trẻ em phân theo diễn tiến bệnh
Diễn tiến lao trẻ em

Triệu chứng thực thể

Giai đoạn nhiễm lao Hầu như bình thường
tiềm ẩn
Giai đoạn lao nguyên Các triệu chứng thực thể tương đối nhẹ bao gồm rale nổ, thở khò
phát tại phổi

khè hoặc giảm âm thở, khó thở thường ít xảy ra.


Giai đoạn lao nguyên Ran nổ có thể kéo dài trong nhiều ngày đến nhiều tuần sau khi khởi
phát tại phổi tiến phát triệu chứng ban đầu.
triển
Giai

Lao

hạch Hạch lympho ngoại biên, thường là tại cổ sưng to, chắc, hơi mềm

đoạn

ngoại biên

lao
ngoài

Lao

phổi

phổi

màng Mất âm thở và gõ đục

Lao

màng Cứng gáy, tổn thương thần kinh sọ do xuất tiết dưới đáy não dẫn đến

não


tràn dịch màng não do tắc nghẽn và liệt bán thân do tắc mạch


15

5.4.4. Test da tuberculin
Xét nghiệm da tuberculin (TST) hoặc Mantoux TST, dựa trên việc phát hiện phản
ứng quá mẫn chậm tại da đối với chiết xuất protein tinh chất tổng hợp từ hỗn hợp các kháng
nguyên của M. tuberculosis, Mycobacterium bovis, Bacille Calmette-Guerin (BCG) và một
số chủng mycobacteria không gây lao. Phản ứng TST sẽ được đo lường dựa trên đường kính
vết sần (mm) sau 48-72 giờ tiêm. Xét nghiệm này là phương pháp chuẩn duy nhất hiện đang
được áp dụng để chẩn đoán nhiễm lao tiềm ẩn.
Chỉ định xét nghiệm TST
Theo AAP, xét nghiệm TST được chỉ định cho các trường hợp sau:
− Trẻ đã và đang tiếp xúc với ca lao nghi ngờ hoặc ca lao hoạt tính
− Trẻ di dân đến từ vùng lao lưu hành (Châu Á, Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ Latin)

hoặc trẻ đã từng du lịch đến các quốc gia này.
− Trẻ có hình ảnh học hoặc triệu chứng lâm sàng gợi ý lao

Những trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm TST thường niên bao gồm:
− Trẻ nhiễm HIV hoặc trẻ sống cùng nhà với ca nhiễm HIV
− Trẻ vị thành niên đi tù

Xét nghiệm TST được chỉ định thực hiện cứ mỗi 2 năm hoặc 3 năm đối với những trẻ
đã phơi nhiễm với cá nhân có nguy cơ cao (người vô gia cư, người trưởng thành tại các cơ
sở từ thiện nhiễm HIV, người sử dụng chất kích thích, người sống tại nhà dưỡng lão và trẻ vị
thành niên hoặc người trưởng thành)
Xét nghiệm TST được chỉ định cho trẻ từ 4-6 tuổi và 11-16 tuổi trong các trường hợp
sau:

− Trẻ không có yếu tố nguy cơ sinh sống tại các khu vực có số mắc lao cao
− Trẻ có cha mẹ di dân từ khu vực có tỷ suất mắc lao cao hoặc trẻ thường xuyên đi du lịch

đến vùng dịch lưu hành hoặc tiếp xúc với ca bệnh trong nhà.
Xét nghiệm TST cũng được chỉ định trước khi tiến hành điều trị bằng phương pháp
ức chế miễn dịch ở tất cả bệnh nhân mắc LTE.
Đọc kết quả xét nghiệm TST


16

Trung tâm Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và AAP đã đề xuất việc diễn giải
kết quả xét nghiệm TST dựa trên 3 ngưỡng đường kính của vết sần là 5 mm, 10 mm, 15 mm.
Cách đọc kết quả xét nghiệm TST cụ thể như sau:
Vết sần ≥ 5 mm được gọi là kết quả dương tính trong các trường hợp sau:
− Trẻ tiếp xúc gần với ca nhiễm lao nghi ngờ hoặc ca nhiễm lao khẳng định bao gồm

những người sống cùng nhà có lao hoạt tính nhưng chưa thể xác định đã được điều trị
trước khi tiếp xúc với trẻ.
− Trẻ mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch (chẳng hạn HIV) hoặc trẻ đang sử dụng thuốc

ức chế miễn dịch.
− Trẻ có hình ảnh X-quang phổi bất thường gợi ý đang mắc lao hoạt tính hoặc đã mắc lao

hoạt tính trước đó hoặc trẻ đang có các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Vết sần ≥ 10 mm được gọi là dương tính trong các trường hợp sau:
− Trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao phát tán bệnh lao bao gồm trẻ < 5 tuổi hoặc trẻ bị ức chế

miễn dịch do mắc các bệnh lý như u hạch bạch huyết, bệnh Hodgkin, đái tháo đường và
suy dinh dưỡng.

− Trẻ có khả năng tiếp xúc cao với bệnh bao gồm trẻ tiếp xúc với người trưởng thành thuộc

nhóm nguy cơ cao (vô gia cư, nhiễm HIV, sử dụng chất kích thích, người sống trong viện
dưỡng lão, tù nhân hoặc người sống trong cơ sở từ thiện), trẻ sinh ra hoặc sống với cha
mẹ tại các vùng dịch tễ lao trên thế giới và trẻ đã từng du lịch đến những vùng dịch tễ lưu
hành bệnh cao.
− Trẻ chưa được tiêm BCG.

Vết sần ≥ 15 mm gọi là dương tính ở trẻ ≥ 5 tuổi không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào
của bệnh hoặc trẻ đã được tiêm vaccine BCG.
Giá trị của xét nghiệm
Nhìn chung trẻ mắc bệnh lao có khả năng cho phản ứng TST dương tính rất cao
(89%) nếu so với người trưởng thành (54%). Tuy nhiên, khả năng cho kết quả dương tính
của TST còn phụ thuộc vào vị trí nhiễm bệnh. Ví dụ nếu trẻ mắc lao kê thì tỷ lệ dương tính
là 57,6%, lao màng não là 54,6%, còn nếu lao phổi nguyên phát lên đến 90,6%. Khoảng


17

20% trẻ cấy lao dương tính có phản ứng TST âm tính khi chẩn đoán và khoảng 5% trẻ có thể
có phản ứng TST âm tính kéo dài.
Trong trường hợp TST dương tính, chỉ có thể xác định trẻ đã nhiễm lao chứ không
xác định trẻ đang mắc lao. Tuy nhiên, nếu phối hợp với các phương pháp chẩn đoán lao khác
như khai thác tiền sử bệnh lao, triệu chứng cơ năng của bệnh có thể giúp chẩn đoán chính
xác hơn bệnh nhân mắc lao.
Trong trường hợp TST âm tính cũng không thể loại trừ lao. Một số nốt sần có đường
kính 5-14 mm cho kết quả TST âm tính nhưng triệu chứng lâm sàng và tiền sử tiếp xúc lại
gợi ý rằng bệnh nhân đã mắc lao.
Việc sử dụng xét nghiệm TST cũng có nhiều điểm hạn chế dẫn đến các trường hợp
dương tính giả và âm tính giả. Các yếu tố tác động đến kết quả xét nghiệm TST được trình

bày trong bảng dưới đây:
Bảng 7. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm TST
Các yếu tố có thể gây TST âm tính giả

Các yếu tố có thể gây TST dương tính giả
Bệnh lây nhiễm
− Bệnh do virus (HIV, sởi, varicella)
− Tiếp xúc với mycobacteria không gây lao (ví
− Bệnh

do

vi

khuẩn

(sốt

bại

liệt,

dụ M. marinum, M. kansasii)

brucellosis, sốt ricketsia, bệnh phong)
− Nhiễm lao sớm (< 12 tuần)
− Nhiễm nấm (Blastomycosis)
− Mắc bệnh lao (lao màng não, lao kê, lao

màng phổi)

Vaccine virus sống
− Sởi

− BCG

− Bại liệt
− Đậu mùa

Nhiễm bệnh lý đi kèm


18

− Bất thường về chuyển hóa (suy thận mạn) −
− Các bệnh ác tính (bệnh Hodgkin, bệnh u

ác tính, bệnh máu trắng)
− Bệnh ung thư
− Dinh dưỡng kém

Truyền toàn bộ máu từ người cho có xét
nghiệm TST dương tính


19

Thuốc và các yếu tố thuộc về kỹ thuật xét nghiệm
− Corticosteroid, hóa trị liệu
− Thiếu kinh nghiệm tiêm hoặc đọc sai kết quả
− Trẻ sơ sinh và trẻ < 2 tuổi


− Đọc kích thước nốt sần tăng lên

− Thuốc tiêm: chất lượng kém, không đủ

liều, trữ thuốc không phù hợp (tiếp xúc
với nhiệt/ánh sáng), thuốc quá hạn
− Kỹ thuật tiêm: không tiêm dưới da, thuốc

lưu lâu trong sy lanh.
− Đọc kết quả: thiếu kinh nghiệm hoặc

người đọc đọc sai, lưu hồ sơ sai, đọc sớm
hoặc quá trễ
− Đọc kích thước nốt sần nhỏ đi

5.4.5. Xét nghiệm phân lập vi khuẩn
Xét nghiệm phân lập vi khuẩn đặc biệt quan trọng đối với trẻ có một hoặc nhiều các
đặc tính sau: nghi ngờ kháng thuốc, nhiễm HIV, bệnh có biến chứng hoặc nặng, chẩn đoán
không chắc chắn.
Lấy mẫu bệnh phẩm phân lập vi khuẩn
Việc lấy mẫu bệnh phẩm đàm để phân lập vi khuẩn ở trẻ em thường gặp nhiều khó
khăn do trẻ thường không tự nguyện khạc đàm (vì trẻ thường ít đàm hoặc trẻ không thích).
Tuy nhiên, nếu trẻ có thể khạc ra đàm thì đây là mẫu bệnh phẩm có giá trị để làm xét nghiệm
soi trực tiếp hoặc cấy phân lập vi khuẩn. Ở trẻ > 5 tuổi và trẻ vị thành niên hoặc trẻ mắc lao
nặng, khả năng thu được mẫu bệnh phẩm cao hơn so với trẻ < 5 tuổi. Tương tự như ở người
trưởng thành, trẻ nhỏ cũng được lấy 3 mẫu: mẫu tại chỗ (trong đánh giá ban đầu), mẫu buổi
sáng sớm, và mẫu tại chỗ (tái khám theo dõi).
Trong trường hợp không thể lấy được mẫu đàm có thể lấy mẫu dịch hút dạ dày hoặc
dịch rửa dạ dày của trẻ để phân lập vi khuẩn. Trong kỹ thuật này, bệnh nhân cũng được lấy

ba mẫu vào sáng sớm. Kỹ thuật này có một số hạn chế như số lượng vi khuẩn phân lập sẽ rất
ít, nhiều nơi không đủ trang thiết bị để thực hiện và nồng độ pH thấp trong dịch dạ dày có
thể ức chế sự sống của trực khuẩn lao khi mang mẫu bệnh phẩm đi cấy.


20

Gần đây, một số phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm ít xâm lấn hơn cũng đã được áp
dụng:
− Phương pháp tạo đờm: bệnh nhân được cho hít khí giãn phế quãn, phun nước muối ưu

trương 3-5% và được hút dịch mũi hầu họng hoặc khạc chất nhầy từ đường hô hấp dưới.
Một vài nghiên cứu cho thấy phương pháp tạo đàm có thể thực hiện an toàn ở trẻ thuộc
mọi lứa tuổi và kết quả phân lập cũng tương tự hoặc thậm chí tốt hơn so với hút dịch dạ
dày. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được phương pháp này bệnh nhân cần được hướng
dẫn và nhân viên y tế phải sử dụng các trang thiết bị đặc thù.
− Phương pháp “la cuerda dulce”: Phương pháp này được Chow đề xuất vào năm 2006

trong đó một sợi nylon được cuộn lại bên trong viên nang bằng gel. Sợi dây này sẽ được
bung ra ở đuôi của viên nang khi viên nang tiến dần vào dạ dày và sau đó viên nang sẽ
phân rã, cho phép sợi dây thấm dịch tiết dạ dày có khả năng chứa tác nhân gây bệnh. Một
vài tiếng sau (khoảng 4 giờ), viên nang sẽ được đào thải qua phân. Phương pháp thích
hợp với trẻ em vì ít gây đau hơn so với rửa hoặc hút dịch dạ dày.
Soi kính hiển vi xác định trực khuẩn lao
Hiện nay đã có nhiều tiến bộ đối với xét nghiệm soi kính hiển vi nhằm phát hiện
nhanh trực khuẩn lao chẳng hạn cô đặc bệnh phẩm bằng quay ly tâm hoặc thay đổi thuốc
nhuộm truyền thống carbol fuchsin (Ziehl-Neelsen hoặc Kinyoun) bằng thuốc nhuộm huỳnh
quang (auramine-rhodamine), làm cho độ nhạy của xét nghiệm này tăng lên. Điểm mạnh
chính của phương pháp này chính là trả kết quả nhanh. Tuy nhiên, cho dù trong trường hợp
tối ưu nhất, độ nhạy của xét nghiệm này trong chẩn đoán lao ở trẻ em cũng < 15%, trừ

trường hợp trẻ lớn tuổi mắc thể lao người lớn. Ngoài ra soi tươi phát hiện AFB không thể
phân biệt được vi khuẩn M. tuberculosis và các chủng vi khuẩn ái toan khác chẳng hạn các
chủng mycobacteria không gây lao hoặc các chủng Nocardia spp.
Cấy phân lập vi khuẩn lao
Cấy phân lập vi khuẩn có độ nhạy cao hơn so với soi tươi. Điểm mạnh của phương
pháp này là chỉ cần có sự hiện diện của khoảng 10 AFB/mm là đã đủ để phát hiện vi khuẩn.
Một điểm mạnh khác của cấy môi trường chính là cho phép xác định được chủng loại cũng
như giúp phát hiện các kiểu nhạy cảm thuốc của vi khuẩn. Tuy nhiên, vì khuẩn lao có tốc độ


21

sinh trưởng chậm do đó kết quả của cấy phân lập trên môi trường cổ điển (LöwensteinJensen, Middlebrook 7H10 và 7H11 hoặc môi trường lỏng Dubos oleic-albumin) thường
chậm. Để khắc phục hạn chế này, nhiều phương pháp cấy đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của
vi khuẩn đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới. Một số phương pháp có thể kể
ra ở đây là phương pháp BACTEC, SEPTICHEK, và MGITs
5.4.6. Chẩn đoán hình ảnh học
Một số hình ảnh học đặc trưng có thể giúp nghi ngờ trẻ mắc lao phổi bao gồm:
− Hạch rốn phổi sưng to và bóng mờ ở mô phổi
− Các hạt kê lốm đốm trong mô phổi
− Thể hang (thường xảy ra ở trẻ lớn tuổi)
− Tràn dịch màng phổi hoặc màng ngoài tim (hình ảnh thường phát hiện trong lao ngoài

phổi và thường xảy ra ở trẻ lớn tuổi).
Bảng 8. Các bất thường về hình ảnh học của lao trẻ em phân theo diễn tiến bệnh
Diễn tiến lao trẻ em

Kết quả hình ảnh học
Thường bình thường, đôi khi cũng có thể thấy dấu
tích phức hợp nguyên phát được chữa lành dưới


Giai đoạn nhiễm lao tiềm ẩn

dạng các nốt cô đặc (có hoặc không có vôi hóa),
các hạch lympho vùng không tăng kích thước
nhưng vôi hóa hoặc dày màng phổi.
Hình ảnh bao gồm sưng hạch rốn phổi, trung thất
và hạch cận nhánh rẽ phế quản.

Giai đoạn lao nguyên phát tại phổi

Các biến đổi nhu mô phổi có thể quan sát bao gồm
tăng thâm nhiễm từng khu và xẹp phổi do tắc
nghẽn phế quản, đông đặc tiểu phế quản, đông đặc
mô kẽ và đôi khi giãn phế quản


22

Lao hạch ngoại biên

Giai đoạn lao
ngoài phổi

Lao màng phổi
Lao màng não
Lao xương khớp

Hạch rốn phổi sưng to và nốt vôi hóa
Tràn dịch màng phổi và biến đổi nhu mô phổi

Chụp X-quang thường bình thường (40-86%)
Chụp X-quang ngực thấy bất thường trong 50%
các trường hợp

Hình 9. Bất thường hình ảnh chụp X-quang ở lao trẻ em. Hình trái. Sưng hạch rốn phổi hai
bên ở trẻ 16 tháng tuổi có tiếp xúc với ca nhiễm lao (chụp trước sau). Hình phải. Sưng hạch
rống phổi ở trẻ tiếp xúc với ca nhiễm lao (chụp bên)
(Nguồn: Feja K, & Saiman L. (2005). Tuberculosis in Children. Clin Chest Med, 26 295 – 312.
(Feja K & Saiman L, 2005))


23

Hình 10. Xẹp phổi theo vùng ở thùy trên phải với tăng thâm nhiễm ở thùy giữa phải và thùy
dưới phải ở bé gái 8 tháng tuổi (chụp trước sau)
(Nguồn: Feja K, & Saiman L. (2005). Tuberculosis in Children. Clin Chest Med, 26 295 – 312)

Hình 11. Chụp CT scan cho thấy đông đặc một phần thùy dưới phải kèm giãn phế
quản lan tỏa do bị tắc nghẽn phía sau ở một trẻ trai 13 tuổi
(Nguồn: Feja K, & Saiman L. (2005). Tuberculosis in Children. Clin Chest Med, 26 295 – 312)

Hình 12. Chụp CT scan thấy thể hang thùy trên hai bên phổi và thâm nhiễm ở bé gái 14 tuổi
(Nguồn: Feja K, & Saiman L. (2005). Tuberculosis in Children. Clin Chest Med, 26 295 – 312)

5.4.7. Phản ứng chuỗi Polymerase (PCR)
Hiện nay, xét nghiệm PCR được sử dụng ngày càng nhiều trong việc chẩn đoán lao ở
người trưởng thành. Xét nghiệm PCR có thể phát hiện được ADN của trực khuẩn lao trong
nhiều mẫu bệnh phẩm khác nhau như đàm, dịch hút dạ dày, dịch màng phổi, dịch tủy não,



24

máu và nước tiểu. Ở người trưởng thành xét nghiệm PCR có thể cho độ nhạy > 90% trong
việc phát hiện lao phổi.
Ở trẻ em một số nghiên cứu cũng chứng tỏ xét nghiệm PCR có độ nhạy cao hơn cấy
phân lập vi khuẩn. Một nghiên cứu so sánh giá trị của xét nghiệm PCR và cấy phân lập vi
khuẩn cho thấy PCR có độ nhạy là 90,4%, giá trị tiên đoán dương là 89%, độ đặc hiệu là
94% và giá trị tiên đoán âm là 95% (Montenegro SH et al., 2003). Một nghiên cứu khác trên
bệnh nhân lao phổi trẻ em cho thấy khoảng độ nhạy của PCR từ 4-80% và độ đặc hiệu là 80100% (Lodha R & Kabra SK, 2004). Xét nghiệm PCR có thể giúp phát hiện tốt các trường
hợp lao ngoài phổi và lao phổi ở trẻ em có soi âm tính.
Tuy nhiên, xét nghiệm PCR vẫn còn có một số điểm hạn chế. Các xét nghiệm này
thường đắt tiền, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, cần phải lấy nhiều mẫu để đủ số lượng và
thao tác thực hiện phải vô cùng cẩn thận để tránh lây nhiễm chéo giữa các mẫu bệnh phẩm.
Chính những hạn chế này đã làm cho kỹ thuật PCR khó triển khai ở nhiều quốc gia đang
phát triển.
5.4.8. Xét nghiệm khuếch đại Acid Nucleic (NAA)
Việc diễn giải kết quả của các xét nghiệm này trên đối tượng trẻ em nghi ngờ lao cho
đến nay vẫn còn chưa rõ ràng vì thiếu tham chiếu chuẩn về độ đặc hiệu và độ nhạy. Nếu so
với cấy phân lập vi khuẩn thì độ nhạy của NAA trong chẩn đoán lao trẻ em thường thấp (4083%). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy NAA có thể phát hiện mắc lao ở nhóm trẻ có
triệu chứng lâm sàng nhưng lại cấy âm tính. Như vậy có thể thấy đây là một xét nghiệm hứa
hẹn mang lại hiệu quả tốt hơn trong chẩn đoán LTE trong tương lai.
5.4.9. Xét nghiệm Adenosine Deaminase.
Trong các trường hợp lao nguyên phát tại phổi tiến triển ở trẻ em, kết quả soi và cấy
thường khó phát hiện trực khuẩn lao. Khi đó các phương pháp xét nghiệm không liên quan
đến vi sinh có thể là công cụ chẩn đoán mới. Các nghiên cứu trên người trưởng thành cho
thấy có sự tăng adenosine deaminase (ADA) ở hai thể lao màng phổi và viêm màng não do
lao. Kết quả này gợi ý rằng có thể sử dụng xét nghiệm tìm ADA trong huyết thanh để chẩn
đoán LTE. Một nghiên cứu áp dụng xét nghiệm tìm ADA trên trẻ em cho thấy xét nghiệm
ADA có độ nhạy rất cao (100%) và độ đặc hiệu là 90,7% trong chẩn đoán thể lao phổi trẻ



25

em (Eamranond P & Jaramillo E, 2001). Xét nghiệm này hứa hẹn sẽ được sử dụng trong
tương lai bởi vì các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa nồng độ ADA ở trẻ
mắc bệnh lao và trẻ nhiễm lao.
Trong trường hợp lao ngoài phổi, xét nghiệm tìm ADA cũng rất có ích nhưng độ
nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn so với phương pháp PCR. Một nghiên cứu cho thấy trong chẩn
đoán thể lao màng phổi thì độ nhạy của xét nghiệm ADA là 92% còn độ đặc hiệu là 90%
(Liang QL et al., 2008).
5.4.10. Xét nghiệm huyết thanh học
Một nghiên cứu tiến hành vào năm 1991, sử dụng xét nghiệm huyết thanh học để phát
hiện kháng thể trong huyết thanh của 132 trẻ mắc lao phổi cho thấy độ nhạy của xét nghiệm
là 62% và độ đặc hiệu là 98% (Hussey G et al., 1991). Một nghiên cứu khác cũng sử dụng
xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể IgA, IgM, và IgG ở trẻ mắc lao cho kết quả có
hiện tượng tăng đáp ứng kháng thể ở trẻ tiếp xúc với ca lao so với nhóm trẻ không mắc trực
khuẩn lao với độ nhạy lên đến 95% (Khan EA & Starke JR, 1995). Mặc dù xét nghiệm huyết
thanh học cho kết quả rất nhanh và không cần mẫu bệnh phẩm tại vị trí mắc bệnh, nhưng
loại xét nghiệm này vẫn ít được sử dụng trong chẩn đoán LTE. Lý do là xét nghiệm này có
độ đặc hiệu rất cao nhưng độ nhạy lại rất thấp vì chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như tuổi,
tiền sử phơi nhiễm với các chủng mycobacteria khác, tiền sử tiêm ngừa vaccine BCG, loại
kháng nguyên sử dụng, tiêu chuẩn chẩn đoán lao và thể lao bệnh nhân mắc phải.
5.4.11. Xét nghiệm phóng thích Interferon-γ (IGRA)
Để tăng tốc độ và mức độ chính xác trong chẩn đoán LTE, nhiều nghiên cứu tập trung
vào các xét nghiệm dựa trên miễn dịch không sử dụng đàm làm mẫu bệnh phẩm mà dựa vào
mẫu máu. Nguyên tắc của xét nghiệm phóng thích IFN-γ là dựa vào tế bào T của bệnh nhân
nhiễm trực khuẩn lao sẽ phóng thích IFN-γ khi các tế bào này gặp trở lại các kháng nguyên
đặc hiệu của vi khuẩn lao. Xét nghiệm IGRA được áp dụng trong chẩn đoán lao với mục
đích thay thế xét nghiệm TST trong chẩn đoán thể lao tiềm ẩn. Các phiên bản xét nghiệm
IGRA mới nhất gần đây đã sử dụng các kháng nguyên ESAT-6 và CFP-10 là các kháng

nguyên đặc hiệu (chỉ có trực khuẩn lao) được mã hóa tại vùng gen RD1 của hệ gen trực
khuẩn lao vì vậy đặc hiệu cho trực khuẩn lao hơn so với các kháng nguyên trước đây (PPD).


×