Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ôn tập làm văn các khối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.11 KB, 17 trang )

Đức Phong
Đoạn Văn
1.Về mặt nội dung :
+ Mỗi đoạn văn trình bày một ý. Ý này được diễn đạt bằng câu chốt – câu nêu ý của toàn
đoạn. Câu chốt có thể được đặt ở đầu, cuối đoạn văn hoặc cả ở đầu và cuối đoạn văn. Nếu ý
chính của đoạn không được diễn đạt bằng câu chốt thì ý của đoạn phải được suy ra từ các câu
trong đoạn , các câu trong đoạn phải cùng hướng tới diễn đạt ý của toàn đoạn.
+ Nếu muốn trình bày một ý khác thì bắt buộc phải tách đoạn văn và phải dùng các phương
tiện, biện pháp liên kết để liên kết các đoạn văn sao cho các đoạn văn cùng hướng tới thể hiện
và làm sáng tỏ chủ đề chung của toàn bộ văn bản.
2. Nội dung của từng đoạn văn (Nghị luận văn học ) : nội dung của từng đoạn văn có thể
trình bày các vấn đề sau trong tác phẩm văn học :
+ Đoạn văn Khái quát : nhận xét, đánh giá, bình luận khái quát về bất cứ một tác phẩm văn
học nào đó trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật ; hoặc nội dung hoặc nghệ thuật.
+ Đoạn văn phân tích chi tiết, từ ngữ, hình ảnh…: Dùng các phương pháp miêu tả, tự sự,
biểu cảm, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ,…. để đưa ra những nhận xét, đánh giá, bình
luận,… về một chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nào đó trong tác phẩm văn học.(phân tích trực tiếp nội
dung).
VD :
- Phân tích chi tiết : Cái bóng trong tp “Chuyện người con gái Nam Xương” ; chi tiết Trịnh Cán
bảo Lê Hữu Trác “ Ông này lạy khéo” ; chi tiết Huấn Cao rỗ gông..
- Phân tích hình ảnh : hình ảnh hàng tre, mặt trời.. trong bài thơ Viếng Lăng Bác ; hình ảnh Chí
Phèo chửi ở đầu tác phẩm ; hình ảnh bát cháo hành…
- Phân tích từ ngữ : Từ “ cậy “ trong Truyện Kiều ; từ “rũa “ trong bài thơ Đây mùa thu tới…
+ Với nhân vật văn học, Đoạn văn phân tích ngoại hình, nội tâm, hành động, cử chỉ, dáng
điệu, lối sống, ngôn ngữ, tính cách, tâm lý, cách xử lỳ các vấn đề xảy ra….
VD :
- Ngoại hình : Nguyệt, Chí phèo, Hoàng, Lão hạc…
- Nội tâm : Liên, Chí phèo, Lão hạc…
- Hành động : Chí Phèo ; Cho áo của Bé Sơn trong Gió đầu mùa…
- Dáng điệu : Hoàng, Lão hạc, ông Hai….


- Lối sống : Hoàng ; Nghị Quế…
- Ngôn ngữ : ông Hai ; Đào …
- Tính cách, tâm lý : Đào, Huấn Cao….
- Cách xử lý vấn đề : Huấn cao ; Bá Kiến…
+ Nội dung đoạn văn có thể là nêu những nhận xét, đánh giá, cách hiểu khác nhau về một
vấn đề nào đó rồi từ đó đưa ra cách hiểu, nhận xét, đánh giá của mình.
VD : Cách hiểu khác nhau về hình ảnh nắng rơi trong bài thơ Đất nước, hoàng hôn trong mắt
ai, mặt chữ điền là mặt ai…
+ Nội dung đoạn văn có thể so sánh đối chiếu hình ảnh, chi tiết, từ ngữ, nhịp điệu, giọng
điệu…của tác phẩm đang phân tích với hình ảnh, chi tiết, từ ngữ, nhịp điệu, giọng điệu…
của một tác phẩm văn học khác để từ đó rút ra ý nghĩa giá trị của vấn đề đang phân tích,
đánh giá.
VD : so sánh hình ảnh mùa thu trong hai bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và bài Đất
nước của Nguyễn Đình Thi….
LVC – Ôn tập
1
Đức Phong
+ Đoạn văn phân tích kết cấu, bố cục, nhịp điệu, giọng điệu, thanh điệu, nhạc điệu, cách
gieo vần, đặt câu, dùng từ, các biện pháp tu từ, sự sáng tạo hình ảnh, điểm nhìn trần
thuật…( phân tích nghệ thuật để rút ra nội dung ý nghĩa).
VD :
- Kết cấu truyện Chí phèo, Chuyện người con gái Nam Xương ( cách sắp xếp chi tiết cái
bóng..
- Bố cục bài thơ Bên kia sông Đuống ; Viếng lăng Bác…
- Nhịp bài thơ Bên kia sông Đuống ; Mùa xuân nho nhỏ…
- Giọng bài thơ Việt Bắc; Viếng lăng Bác…
- Thanh điệu trong bài thơ Tây tiến; Tống biệt hành…
- Nhạc điệu bài thơ Cô gái sông Hương, Sóng …
- Cách gieo vần trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu…
- Đặt câu trong Hai đứa trẻ

- Dùng từ : Về chơi trong Đây thôn Vỹ Dạ ; Từ lại trong Truyện Kiều…
- Biện pháp tu từ : Điệp, ẩn dụ …: Buồn trông : mặt trời …
- Sáng tạo hình ảnh : nắng hàng cau ; hình ảnh ngọn lửa, dòng nước mắt trong Vợ chồng
A Phủ ; hình ảnh thẻ sưu trong Tắt đèn…
- Điểm nhìn trần thuật : Chiếc lược ngà ; Mảnh trăng cuối rừng…
3. Về phương pháp :
+ Một đoạn văn có thể sử dụng chủ yếu một thao tác nào đó như : miêu tả, tự sự, biểu
cảm , phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, bác bỏ… để tạo thành đoạn văn miêu
tả, biểu cảm, tự sự, chứng minh…
* Chú ý : Không có đoạn văn chỉ sử dụng một thao tác mà trong đoạn văn đó có sử dụng một
thao tác nào đó là chủ yếu còn vẫn phải phối hợp, sử dụng các thao tác khác.
+ Mỗi đoạn văn phải được trình bày thành một kiểu đoạn nhất định như : Đoạn diễn dịch,
đoạn quy nạp, đoạn tổng hợp – phân tích – tổng hợp, đoạn song hành, đoạn móc xích, đoạn so
sánh...
- Đoạn diễn dịch : ý chính của đoạn được đặt ngay ở đầu đoạn văn bằng một câu chốt
sau đó các câu trong đoạn đều hướng tới miêu tả, tự sự, biểu cảm, phân tích, chứng minh, bình
luận, giải thích để làm sáng tỏ cho ý chính.
- Đoạn quy nạp : các câu trong đoạn nêu những miêu tả, nhận xét, đánh giá, bình luận…
riêng lẻ sau đó câu cuối đoạn khái quát vấn đề dựa trên những điều đã trình bày, phân tích. Ý
chính của đoạn được đặt ở cuối đoạn văn bằng một câu chốt.
- Đoạn tổng phân hợp : Ý chính của đoạn được nêu lên ở câu đầu đoạn văn sau đó các
câu sau phân tích đánh giá, bình luận… và cuối cùng lại nhận xét nâng cao dựa trên những điều
đã phân tích. Ý chính được đặt ở đầu và cuối đoạn văn bằng hai câu chốt.
- Đoạn song hành : có thể trình bày song song về hai vấn đề, đối tượng nào đó hoặc
trình bày nhiều khía cạnh của một đối tượng nào đó. Ý chính của đoạn này thường được suy ra
từ nội dung của các câu trong đoạn mà ít khi được diễn đạt bằng một câu chốt.
- Đoạn móc xích : kiểu đoạn này không có câu chốt , ý của đoạn phải được suy ra từ
các câu trong đoạn. Các câu trong đoạn móc nối ý nghĩa với nhau để cùng hướng tới thể hiện
một ý chung nào đó của toàn đoạn. Chú ý với kiểu đoạn này rất hay bị lạc chủ đề do vậy khi viết
phải luôn luôn có ý thức hướng tới chủ đề chung của đoạn.

- Đoạn so sánh : so sánh hai hình ảnh, từ ngữ … của cùng một tác phẩm văn học hoặc
hai tác phẩm văn học khác nhau để từ đó rút ra ý nghĩa của vấn đề đang trình bày, phân tích.
LVC – Ôn tập
2
Đức Phong
• Chú ý : có thể phối hợp các kiểu đoạn khác nhau trong khi trình bày một vấn đề nào đó.
Tuy nhiên, phối hợp hay không phối hợp thì bao giờ cũng phải làm sáng tỏ và nổi bật ý chính của
đoạn văn.
4. Liên kết câu và liên kết đoạn văn ( lớp 9 ).
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ
với nhau về nội dung và hình thức :
+ Về nội dung :
- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề
của đoạn văn ( liên kết chủ đề ).
- Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí ( liên kết
logic).
+ Về hình thức : Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện
pháp chính như sau :
- Phép lặp từ ngữ : lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng : sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ ở câu đứng trước.
- Phép thế : sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở
câu trước.
- Phép nối : sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.
Bài tập :
+ phân tích cách xưng hô của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ : ông – cháu ;
ông – tôi ; mày – bà.
+ Phân tích câu nói của Lão hạc : “ Ông giáo nói phải ! Kiếp con chó là kiếp khổ thìta hóa
kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…Kiếp người như
kiếp tôi chẳng hạn !...”

+ Cảm nhận về hình ảnh ông Đồ trong khổ thơ sau : Ông đồ vẫn ngồi đấy ; qua đường
không ai hay ; lá vàng rơi trên giấy ; ngoài trời mưa bụi bay.
VĂN BẢN
( Lớp 8 )
1. Khái niệm : ( Từ điển tiếng Việt ) : Chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu
thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn.
2. Tính thống nhất chủ đề của văn bản :
- Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc
sang chủ đề khác.
- Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục trong
quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt được lặp đi, lặp lại.
3. Bố cục của văn bản
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố
cục ba phần : Mở - Thân – Kết.
LVC – Ôn tập
3
Đức Phong
- Phần mở có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần thân thường có một số đoạn nhỏ trình
bày các khía cạnh của chủ đề. Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.
- Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo một thứ tự tùy thuộc vào kiểu văn bản,
chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung nội ung ấy được sắp xếp theo trình tự thời
gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận sao cho phù hợp với sự
triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
4. Xây dựng đoạn văn trong văn bản :
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc
bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường
do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có câu chủ đề và từ ngữ chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng
làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa)

nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn,
thường đủ hai thành phần chính và hay đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Các câu trong đoạn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng phép diễn
dịch, quy nạp, song hành…
5. Liên kết đoạn văn trong văn bản :
- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể
hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng.
- Các phương tiện liên kết gồm
+ Dùng từ ngữ có tác dụng liên kêt : quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so
sánh, đối lập, tổng kết, khái quát…
+ Dùng câu nối, đoạn nối…
TẬP LÀM VĂN
Lớp 6
* * *
Tự Sự ( kể chuyện)
1. Tìm hiểu chung về văn tự sự :
+ Tự sự : là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia,
cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
+ Mục đích : tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và trình
bày thái độ khen chê.
2. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự :
+ Sự việc : được trình bày một cách cụ thể : sự việc xảy ra trong thơi gian, địa điểm cụ thể, do
nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả…Nó được sắp xếp theo một trật tự
, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
+ Nhân vật : là kẻ thực hiệncacs sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính
đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp cho nhân
vật chính hoạt động. Nhân vật được thẻ hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng,
việc làm…
LVC – Ôn tập
4

Đức Phong
3. Chủ đề, dàn bài, tìm hiểu đề, và cách làm bài của bài văn tự sự,
+ Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
+ Dàn bài : gồm ba phần : mở, thân, kết.
+ Tìm hiểu đề : đọc kĩ đề để nắm vững yêu cầu của đề bài
+ Cách làm bài :
- Lập ý : xác định nội dung ý sẽ viết theo yêu cầu của đề bài : xác định nhân vật, sự việc,
diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện…
- Lập dàn ý : sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu
chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng diễn đạt bài văn theo bố cục ba phần : mở , thân , kết.
4. Lời văn, đoạn văn tự sự :
+ Lời văn : Tự sự chủ yếu là kể người và kể việc. Khi kể người có thể giới thiệu ten, họ, lai lich,
quan hê, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết
quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
+ Đoạn văn : mỗi đoạn văn có một ý chính diễn đạt thành một câu chốt. các câu khác diễn đạt
ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.
5. Ngôi kể và thứ tự kể trong văn tự sự :
+ Ngôi kể : là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Có thể kể bằng ngôi thứ ba :
gọi tên nhân vật hoặc kể theo ngôi thứ nhất : xưng tôi.
+ Thứ tự kể : kể các sự việc liên tiếp nhau theo trình tự thời gian, kể kết quả trước nguyên
nhân sau,…
6. Miêu tả ; Miêu tả nội tâm ; Nghị luận ; Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội
tâm ; Người kể chuyện trong văn bản tự sự (lớp 9).
+ Miêu tả : Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có
tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn gợi cảm, sinh động.
+ Miêu tả nội tâm :
- Là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp
quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật trở nên sinh động.
- Cách miêu tả nội tâm : miêu tả trực tiếp bằng cách diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc,

tình cảm của nhân vật hoặc có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh
vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục, ..của nhân vật.
+ Nghị luận : Để người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết, người
kể và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến , nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn
chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận,nó làm cho câu chuyện thêm
phần triết lí.
+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm :
- Là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối thoại là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự
sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp ( mỗi lượt
lời là một gạch đầu dòng ).
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong
tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu
nói có gạch đầu dòng ; còn khi không nói thành lời thì không có gạch đầu dòng, trường
hợp này gọi là độc thoại nội tâm.
+ Người kể chuyện :
LVC – Ôn tập
5
Đức Phong
- Trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất ( xưng tôi ) còn hình
thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp
nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư,
tình cảm của các nhân vật.
- Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện : giới thiệu nhân vật
và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều
được kể.
VĂN MIÊU TẢ
Lớp 6
1.Tìm hiểu chung về văn miêu tả :
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất

nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…làm cho những cái đó như hiện len
trước mắt người đọc, người nghe.
2. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng
tượng, ví von, so sánh…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
3. Phương pháp tả cảnh và tả người :
- Muốn tả cần xác định cảnh hoặc người cần miêu tả.
- Quan sát, lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu về đối tượng miêu tả.
- Trình bày những điều quan sát được theo một trình tự hợp lý.
- Bố cục một bài văn miêu tả gồm ba phần :f
+ Mở bài : giới thiệu cảnh, người được tả.
+ Thân bài : Đối với tả cảnh thì tả theo một trình tự hợp lý. Đối với người tả ngoại hình cử chỉ,
hành động, lời nói, tính cách…
+ Kết bài : Nhận xét, nêu cảm nghĩ về cảnh và người.
VĂN BIỂU CẢM
Lớp 7
1.Tìm hiểu chung về văn biểu cảm :
+ Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá đối với con
người , đối với thế giới xung quanh và khêu gợi long đồng cảm nơi người đọc.
+ Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…
+ Tình cảm trong vănn biểu cảm thường là tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn ( yêu
con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc…ghét những cái tầm thường xấu xa, dung tục…)
+ Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than văn biểu cảm còn sử dụng các biện
pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
2. Đặc điểm của văn biểu cảm.
+ Mỗi bài văn biểu cảm thường tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu
+ Cách biểu hiện : người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng( đồ vật,
loài cây,hiện tượng…nào đó) để gửi gắm tình cảm tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực
tiếp tình cảm, cảm xúc của mình.
3. Đề văn biểu cảm và cách làm bài.

+ Đề văn : bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài.
+ Cách làm bài :
LVC – Ôn tập
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×