Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Giáo án công nghệ 11 Full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.99 KB, 159 trang )

Giáo án Công Nghệ 11 GV: Bùi Quốc Huy
Tiết: 1 Ngày soạn: 15/08/2008
Tuần: 1 Lớp dạy: Khối 11
PHẦN MỘT: VẼ KĨ THUẬT
Chương I: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ
Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
- Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
1 - Nội dung:
- Nghiên cứu bài 1 SGK.
- Đọc các TCVN và TCQT (ISO) về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
2 - Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ phóng to các hình 1.3, 1.4 và 1.5 SGK.
III. Phương pháp dạy học:
IV. Tiến trình tiết dạy:
1 - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2 - Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật
- Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ chung ” dùng
trong kĩ thuật?
- Bản vẽ kĩ thuật được xây dựng trên quy tắc nào?
 + Bản vẽ kĩ thuật là văn bản quy định các quy tắc thống
nhất để lập bản vẽ kĩ thuật, trong đó có các tiêu chuẩn về
trình bày bản vẽ.
+ Bản vẽ kĩ thuật được lập theo TCVN hoặc TCQT(ISO).
A
0
: 1189 x 841


A
1
: 841x 594
A
2
: 594 x 420
A
3
: 420 x 297
A
4
: 297 x 210
Hoạt động 2: Giới thiệu khổ giấy
- Vì sao bản vẽ phải theo các khổ giấy nhất định?
- Việc quy định khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị
sản xuất và in ấn?
 Quy định khổ giấy để thống nhất quản lý và tiết kiệm
trong sản xuất.
- Cách chia các khổ giấy A
1
, A
2
, A
3
, A
4
từ khổ A
0
như thế
nào?

 Chia khổ A
0
có diện tích ≈ 1m
2
thành nhiều khổ theo
TCVN 7285: 2003. Tỉ lệ cạnh dài và cạnh ngắn là
2
.
I, Khổ giấy:
A
0
: 1189 x 841
A
1
: 841x 594
A
2
: 594 x 420
A
3
: 420 x 297
A
4
: 297 x 210
Hoạt động 3: Giới thiệu tỉ lệ
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 11 GV: Bùi Quốc Huy
- Thế nào là tỉ lệ của bản vẽ?
 Tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn và
kích thước thực.

II, Tỉ lệ
Hoạt động 4: Giới thiệu nét vẽ
- Các nét liền đậm, liền mảnh, nét đứt, nét gạch chấm mảnh
biểu diễn các đường gì của vật thể?
- Việc quy định chiều rộng nét vẽ có liên quan gì đến bút
vẽ?
 Để thuận lợi cho việc chế tạo và sử dụng bút vẽ.
III, Nét vẽ:
Bảng 1.2 SGK
Hoạt động 5: Giới thiệu chữ viết
- Yêu cầu của chữ viết trên bản vẽ kĩ thuật như thế nào?
 Quy định theo TCVN 7284 – 2: 2003 (Iso 3092 - 2:
2000).
IV, Chữ viết:
Hoạt động 6: Giới thiệu cách ghi kích thước
Nếu kích thước ghi trên bản vẽ kĩ thuật sai hoặc gây nhầm
lẫn cho ngưới đọc thì đưa đến kết quả như thế nào?
GV: Trình bày các quy định về ghi kích thước theo TCVN
5705: 1993
GV: Trình bày chiều chữ số kích thước trong các trường
hợp đường kích thước có chiều ngang khác nhau.
V, Ghi kích thước:
1- Đường kích thước:
Dùng nét liền mảnh
2- Đường gióng kích thước:
Dùng nét liền mảnh
3- Chữ số kích thước:
+ Có trị số thực, không phụ
thuộc vào tỉ lệ bản vẽ.
+ Không ghi đơn vị (nếu là

mm).
4- Kí hiệu Ø, R:
3 - Rút kinh nghiệm::
Tiết: 2 Ngày soạn: 25/08/2008
Tuần: 2 Lớp dạy: Khối 11
Bài 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu:
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 11 GV: Bùi Quốc Huy
- Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.
- Biết được vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ.
II. Chuẩn bị:
1 - Nội dung:
+ Nghiên cứu bài 2 SGK.
+ Đọc tài liệu tham khảo liên quan.
2 - Phương tiện dạy học:
+ Tranh vẽ phóng to hình 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4 SGK.
+ Vật mẫu hình 2.1 SGK và mô hình 3 mặt phẳng hình chiếu.
III. Phương pháp dạy học:
IV. Tiến trình tiết dạy:
1 - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2 - Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách chia các khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ A0 ?
3 - Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp góc chiếu thứ nhất
- Trong PPGC I, vật thể được đặt như thế
nào đối với các mặt phẳng hình chiếu?
- Sau khi chiếu, mphc bằng và mphc cạnh
được xoay như thế nào?

- Trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí như
thế nào?
I, Phương pháp góc chiếu I:
- Đặt vật thể vào giữa hệ thống mphc.
- Chiếu vật thể lên các mphc.
- Xoay mphc bằng xuống 90
0
, mphc cạnh
sang phải 90
0
.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp góc chiếu thứ ba
- Trong PPGC IIII, vật thể được đặt như thế
nào đối với các mặt phẳng hình chiếu?
- Sau khi chiếu, mphc bằng và mphc cạnh
được xoay như thế nào?
- Trên bản vẽ các hình chiếu được bố trí như
thế nào?
II, Phương pháp góc chiếu III:
- Đặt vật thể vào giữa hệ thống mphc.
- Chiếu vật thể lên các mphc.
- Xoay mphc bằng lên 90
0
, mphc cạnh sang
trái 90
0
.
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá
GV: - Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể?
- Sự khác nhau của PPCG I và PPCG III như thế nào?

Tiết: 3 Ngày soạn: 01/09/2008
Tuần: 3 Lớp dạy: Khối 11
Bài 3:
Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản
I. Mục tiêu:
- Vẽ được 3 hình chiếu của vật thể đơn giản.
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 11 GV: Bùi Quốc Huy
- Ghi được các kích thước trên hình chiếu của vật thể đơn giản.
- Trình bày được bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
1 - Nội dung:
+ Nghiên cứu bài 3 SGK.
+ Đọc tài liệu liên quan.
2 - Phương tiện dạy học:
+ Mô hình giá chữ L (hình 3.1 SGK).
+ Tranh vẽ phóng to hình 3.2 và 3.4 SGK.
+ Các đề bài hình 3 chiều (hình 3.9 SGK) hoặc các vật mẫu.
III. Phương pháp dạy học:
IV. Tiến trình tiết dạy:
1 - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2 - Kiểm tra bài cũ:
Nội dung PPCG III?
3 - Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV trình bày bài thực hành và nêu tóm tắt các bước tiến hành:
+ Phân tích hình dạng vật thể và chọn các hướng chiếu.
+ Bố trí các hình chiếu trên bản vẽ bằng các hình chữ nhật bao ngoài hình chiếu.
+ Vẽ từng phần của vật thể bằng nét mảnh.
+ Tô đậm các nét thấy và dùng các nét đứt để biểu diễn cạnh khuất, đường bao khuất.

+ Ghi kích thước.
+ Kẻ khung vẽ và khung tên
+ Hoàn thiện bản vẽ.
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
- GV giao đề bài cho học sinh và nêu các yêu cầu của bài làm.
- HS làm bài theo sự hướng dẫn, phân công của giáo viên.
4 - Rút kinh nghiệm::
Tiết: 4 Ngày soạn: 10/09/2008
Tuần: 4 Lớp dạy: Khối 11
Bài 4: HÌNH CẮT, MẶT CẮT
I. Mục tiêu:
- Hiểu được một số kiến thức về mặt cắt và hình cắt.
- Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của một số vật thể đơn giản.
II. Chuẩn bị:
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 11 GV: Bùi Quốc Huy
1 - Nội dung:
+ Nghiên cứu bài 4 SGK.
+ Đọc tài liệu liên quan.
2 - Phương tiện dạy học:
- Mô hình, tranh vẽ phóng to hình 4.1 và 4.2 SGK.
- Vật mẫu theo hình 4.1 SGK.
III. Tiến trình dạy học:
1 - Phân bố bài giảng:
- Bài giảng có 3 nội dung chính được giảng trong 1 tiết:
+ Khái niệm về mặt và hình cắt.
+ Mặt cắt.
+ Hình cắt.
- Trọng tâm của bài:
+ Khái niệm về mặt cắt và hình cắt.

+ Cách vẽ các loại mặt cắt và hình cắt.
2 - Các hoạt động dạy và học:
a, Ổn định lớp:
b, Đặt vấn đề vào bài mới:
Đối với những vật thể có nhiều phần rỗng bên trong như lỗ, rãnh nếu dùng hình biểu diễn
thì có nhiều nét đứt, như thế bản vẽ thiếu rõ ràng, sáng sủa. Vì vậy, trên các bản vẽ kĩ thuật
thường dùng mặt cắt, hình cắt để biểu diễn hình dạng cấu tạo bên trong của vật thể.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về mặt cắt và hình cắt
GV dùng vật mẫu và tranh vẽ hình 4.1 SGK
để giới thiệu vật thể, mặt phẳng chiếu, mặt
phẳng cắt, cách tiến hành cắt.
GV phân tích, gợi ý và đặt câu hỏi để HS có
thể phân biệt mặt phẳng chiếu, mặt phẳng
cắt, vị trí nên đặt mặt phẳng cắt, từ đó HS có
thể đưa ra các khái niệm thế nào là mặt
phẳng cắt, mặt cắt, hình cắt.
Lưu ý: Mặt cắt được kẻ gạch gạch hoặc vẽ
kí hiệu của vật liệu.
I. Khái niệm về mặt cắt và hình cắt:
- Mặt cắt: Hình biểu diễn các đường bao của
vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
- Hình cắt: Hình biểu diễn mặt cắt và các
đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu về mặt cắt
- GV có thể đặt câu hỏi:
+ Mặt cắt dùng để làm gì?
+ Mặt cắt dùng trong trường hợp nào?
- Căn cứ vào hình 4.2, 4.3 trong SGK, GV
II. Mặt cắt:

1- Mặt cắt chập:
- Dùng biểu diễn những vật có hình dạng
đơn giản.
Trang 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×