Tải bản đầy đủ (.ppt) (86 trang)

TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.78 KB, 86 trang )

Chương 3


TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH, KẾ
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT



3.1. TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT CẤP TỈNH
3.1.1. Vị trí, vai trò và sự cần thiết của QHSDĐ cấp tỉnh
a. Vị trí, vai trò
Trong hệ thống 3 cấp lập quy hoạch thì cấp tỉnh có
vị trí trung tâm và là khung sườn trung gian giữa vĩ mô và
vi mô, giữa tổng thể và cụ thể, giữa trung ương và địa
phương. QHSDĐ cấp tỉnh tác động trực tiếp đến việc sử
dụng đất của các Bộ, Ngành, các vùng trọng điểm, các
huyện và một số dự án QHSDĐ cấp xã mang tính đặc thù,
vừa cụ thể hoá, vừa bổ sung hoàn thiện QHSDĐ cả nước.


3.1.1. Vị trí, vai trò và sự cần thiết của QHSDĐ cấp tỉnh
a. Vị trí, vai trò
QHSDĐ cấp tỉnh còn là một công cụ quan trọng để
Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai của tỉnh, thông
qua tổ chức pháp quyền cấp tỉnh, đồng thời còn tạo ra cơ sở
đặc biệt quan trọng trong việc tiếp nhận những cơ hội của
các đối tượng bên ngoài đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn tỉnh.
QHSDĐ cấp tỉnh vừa là tài liệu mang tính khoa học,
vừa mang tính pháp lý và được xem là hệ thống các giải


pháp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể
đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất hiện tại và trong tương
lai của các ngành trên địa bàn cũng như nhu cầu sinh hoạt
của các đối tượng sử dụng đất một cách tiết kiệm, khoa học,
hợp lý và có hiệu quả.


3.1.1. Vị trí, vai trò và sự cần thiết của QHSDĐ cấp tỉnh
a. Vị trí, vai trò
QHSDĐ cấp tỉnh phải tạo ra được những căn cứ
mang tính khoa học và pháp lý nhất định để các ngành, các
huyện triển khai quy hoạch ngành mình, cấp mình. Đồng
thời phải làm cơ sở của kế hoạch 5 năm và hàng năm của
tỉnh, là căn cứ để UBND tỉnh thực hiện thẩm quyền về giao
đất, cho thuê đất và thu hồi đất hoặc chuyển mục đích sử
dụng đất. QHSDĐ cấp tỉnh còn có vai trò định hướng sử
dụng đất cấp huyện, cụ thể hoá quy hoạch toàn quốc trong
phạm vi tỉnh mình.


3.1.1. Vị trí, vai trò và sự cần thiết của QHSDĐ cấp tỉnh
b. Sự cần thiết phải lập QHSDĐ cấp tỉnh
Luật đất đai và những văn bản hướng dẫn thi hành
luật đều quy định cụ thể quyền hạn quản lý, sử dụng đất của
UBND cấp tỉnh. Mặt khác UBND cấp tỉnh có đầy đủ quyền
lực huy động vốn đầu tư, lao động và đất đai để xây dựng
kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ, vững
chắc và ổn định lâu dài. Để thực hiện tốt các quyền lực trên
nhất thiết phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất.
QHSDĐ cấp tỉnh định hướng sử dụng đất cho toàn bộ

lãnh thổ tỉnh quản lý, là cầu nối liên kết giữa các ngành sử
dụng đất trên địa bàn tỉnh, đồng thời là bước định hướng
quan trọng cho quy hoạch cấp huyện và các vùng trọng điểm
để xây dựng kế hoạch giao đất, tiếp nhận đầu tư. Căn cứ
vào QHSDĐ cấp tỉnh các ngành, các huyện triển khai
QHSDĐ cụ thể cho ngành mình, huyện mình.


3.1.2. Những quy định chung khi lập QHSDĐ cấp
tỉnh, huyện
1. Việc lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện theo các nội
dung quy định trong Luật Đất đai năm 2013 (điều 35, 36, 37,
38-41), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2013 (từ điều 7-9 và từ
điều 11-12).
2. Đối tượng lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh, cấp huyện là toàn bộ diện tích tự nhiên trong địa
giới hành chính của tỉnh, của huyện.
3. QHSDĐ cấp tỉnh, cấp huyện được lập theo kỳ 10 năm và
phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của kỳ trước
đó. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của tỉnh, của huyện được
lập đồng thời với quy hoạch sử dụng đất.


3.1.2. Những quy định chung khi lập QHSDĐ cấp
tỉnh, huyện
4. Việc tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của cấp dưới được thực hiện trong thời gian tổ chức lập,
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên

trực tiếp.
Cấp trên trực tiếp phải xác định các chỉ tiêu sử dụng
đất cần phân bổ để làm cơ sở cho cấp dưới lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
5. Tỷ lệ bản đồ nền để lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch
sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện được quy định theo hướng
dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (cấp tỉnh là 1/50.000;
đối với các đơn vị quá lớn có thể sử dụng bản đồ nền tỷ lệ
1/100.000 và các tỉnh quá nhỏ là 1/25.000).


3.1.2. Những quy định chung khi lập QHSDĐ cấp
tỉnh, huyện
6. QHSDĐ đã được quyết định, xét duyệt phải được rà
soát đồng thời với việc đánh giá kết quả thực hiện kế
hoạch sử dụng đất năm (05) năm đầu của kỳ QHSDĐ (gọi
là kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu); trường hợp phải điều
chỉnh QHSDĐ thì việc điều chỉnh QHSDĐ được thực hiện
đồng thời với việc lập kế hoạch sử dụng đất năm (05) năm
cuối của kỳ QHSDĐ (gọi là kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối).
Riêng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng
năm.
7. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện
được xét duyệt là một trong những căn cứ pháp lý để lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp dưới trực tiếp; làm
căn cứ giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất.


3.1.2. Những quy định chung khi lập QHSDĐ cấp

tỉnh, huyện
8. Đối với khu vực đô thị hiện hữu thuộc quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, phường, thị trấn đã có quy hoạch xây dựng
chi tiết được xét duyệt mà trong quy hoạch xây dựng chi
tiết có nội dung QHSDĐ phù hợp với quy định của pháp
luật về đất đai thì sử dụng nội dung QHSDĐ trong quy
hoạch xây dựng chi tiết để tổng hợp vào QHSDĐ của cấp
trên và lập kế hoạch sử dụng đất của cấp đó.


3.1.3. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh
a. Nội dung quy hoạch
- Định hướng sử dụng đất 10 năm.
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và diện tích các loại đất
theo nhu cầu sử dụng đất của cấp tỉnh.
- Xác định các khu vực đất theo chức năng sử dụng.
- Xác định diện tích các loại đất được phân bổ trong quy
hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến từng đơn vị hành chính
cấp huyện.
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.


3.1.3. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh
b. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng
đất cấp tỉnh kỳ trước.

- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và diện tích các loại đất
theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh trong kỳ kế hoạch sử
dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính
cấp huyện.
- Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử
dụng đất theo quy định tại các điểm a, b, c, d và e ở khoản
1, điều 57 luật đất đai 2013 trong kỳ kế hoạch sử dụng đất
theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.


3.1.3. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh
b. Nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia
và cấp tỉnh sử dụng đất vào các mục đích quy định tại điều
61 và điều 62 của luật đất đai 2013 thực hiện trong kỳ kế
hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành
chính cấp huyện.
Đối với các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh
trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời
xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để
đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương
mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
kỳ đầu cấp tỉnh được thực hiện theo trình tự quy định tại

Điều 8 của Thông tư 29.
Bước 1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu
1. Thu thập các thông tin, tài liệu được thực hiện tài điều 9
của thông tư 29.
- Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử
dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử
dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu
1. Thu thập các thông tin, tài liệu được thực hiện tài điều 9
của thông tư 29.
- Thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và
các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và
đề xuất.
- Thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do
UBND cấp dưới trực tiếp xác định.
- Phân loại, đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập được.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu
2. Điều tra, khảo sát thực địa
- Xác định những nội dung cần điều tra, khảo sát thực địa;
xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa.

- Điều tra, khảo sát thực địa.
- Chỉnh lý, bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả
điều tra, khảo sát thực địa.
3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu.
4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài
liệu.
5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra, thông tin, tài liệu
thu thập.
6. Đánh giá, nghiệm thu.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH
và môi trường tác động đến việc sử dụng đất.
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài
nguyên và môi trường:
- Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên;
- Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên;
- Phân tích hiện trạng môi trường;
- Đánh giá chung.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH
và môi trường tác động đến việc sử dụng đất.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KT-XH
- Phân tích khái quát thực trạng phát triển KT-XH;
- Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực;

- Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu
nhập, tập quán có liên quan đến việc sử dụng đất;
- Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông
thôn;
- Đánh giá chung.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH
và môi trường tác động đến việc sử dụng đất.
3. Phân tích, đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến
việc sử dụng đất
- Nước biển dâng và xâm nhập mặn;
- Sa mạc hóa, xói mòn và sạt lở đất.
4. Lập bản đồ chuyên đề (nếu có)
5. Xây dựng các báo cáo chuyên đề
6. Hội thảo, chỉnh sửa báo cáo, bản đồ chuyên đề sau hội
thảo.
7. Đánh giá, nghiệm thu.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng
đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất kỳ trước và tiềm năng đất đai
1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung
quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

- Tình hình thực hiện;
- Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và
nguyên nhân;
- Bài học kinh nghiệm.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng
đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất kỳ trước và tiềm năng đất đai
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:
- Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất;
- Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ quy
hoạch trước;
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
trong việc sử dụng đất;
- Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng
đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất kỳ trước và tiềm năng đất đai
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất kỳ trước:
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất kỳ trước;
- Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và

nguyên nhân;
- Bài học kinh nghiệm.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng
đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ
trước và tiềm năng đất đai
4. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai:
- Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông
nghiệp;
- Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông
nghiệp.
5. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử
dụng đất.
6. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
7. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội
thảo.
8. Đánh giá, nghiệm thu.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
1. Xác định định hướng sử dụng đất:
- Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội;
- Xây dựng quan điểm sử dụng đất;
- Xác định định hướng sử dụng đất theo khu chức năng



3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất:
- Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy
hoạch sử dụng đất;
- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đã được
phân bổ cho cấp tỉnh trong kỳ quy hoạch và phân bổ đến
từng đơn vị hành chính cấp huyện;
- Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực
trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
- Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các
chỉ tiêu sử dụng đất phân bố đến từng đơn vị hành chính
cấp huyện;
- Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.


3.1.4. Trình tự lập quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu cấp tỉnh
Bước 4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất
đến kinh tế, xã hội và môi trường:
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất
đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục
đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư;
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất
đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực;



×