Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghiên cứu lâm sàng, biến đổi hình thái và huyết động của tim bằng siêu âm – Doppler ở bệnh nhân thông liên nhĩ trước và sau đóng lỗ thông (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.36 KB, 26 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

VŨ THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG, BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI
VÀ HUYẾT ĐỘNG CỦA TIM BẰNG SIÊU ÂM - DOPPLER
Ở BỆNH NHÂN THÔNG LIÊN NHĨ TRƯỚC
VÀ SAU ĐÓNG LỖ THÔNG

Chuyên ngành: Nội Tim mạch
Mã số: 62 72 01 41

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2016


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông liên nhĩ (TLN) là khuyết tật tim bẩm sinh được mô tả lần đầu tiên
vào năm 1513 bởi Leonardo da Vinci. Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh của
TLN cơ bản đã rõ ràng.
Ảnh hưởng của shunt qua VLN đến thất phải và tuần hoàn phổi đã rõ
ràng. Gần đây, một số tác giả thấy rằng trong bệnh TLN, kích thước thất trái


(TT) nhỏ lại và giảm chức năng thư giãn TT. Tuy nhiên những nghiên cứu
này chưa đánh giá chi tiết sự ảnh hưởng của shunt trái - phải qua VLN tới TT,
sự biến đổi của kích thước và chức năng TT trước và sau đóng lỗ thông cũng
như chưa đưa ra được các thông số về TT để bổ sung cho chỉ định đóng TLN
một cách đầy đủ.
Đại đa số TLN được chẩn đoán bằng siêu âm-Doppler tim. Gần đây, siêu
âm ba chiều thời gian thực (RT3D) đã được áp dụng tại Việt Nam. Viện Tim
mạch Quốc gia là cơ sở đầu tiên áp dụng kỹ thuật này trong chẩn đoán các
bệnh tim mạch, tuy nhiên hiện mới có đầu dò siêu âm RT3D qua thành ngực.
Vậy siêu âm RT3D qua thành ngực có thể phát huy được ưu thế để thay thế cho
siêu âm - Doppler tim qua thực quản trong những trường hợp có chống chỉ
định? Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu sau:
1. Khảo sát lâm sàng, hình thái và chức năng tim bằng siêu âm –
Doppler, siêu âm RT3D qua thành ngực ở bệnh nhân người lớn có TLN lỗ
thứ hai trước khi đóng lỗ thông.
2. Đánh giá biến đổi hình thái, chức năng tim bằng phương pháp siêu
âm - Doppler tim sau đóng lỗ thông.
* Những đóng góp mới của luận án
- Mô tả và lý giải được những biến đổi về hình thái và chức năng TT ở
bệnh nhân người lớn có TLN lỗ thứ hai trước khi đóng lỗ thông. Đồng thời
đưa ra được khuyến nghị về tiêu chí sử dụng chỉ số Tei TT trong chỉ định
đóng TLN.


3

- Theo dõi sự biến đổi hình thái, chức năng TT sau đóng lỗ thông.
- Đánh giá được vai trò của siêu âm RT3D qua thành ngực trong khảo sát
đặc điểm lỗ TLN: xác định số lượng, vị trí, hình dạng, kích thước lỗ thông;
phát hiện và đo kích thước các gờ quanh lỗ thông. So sánh vai trò của siêu âm

RT3D với các phương pháp siêu âm siêu âm 2D qua thành ngực và 2D qua
thực quản. Từ đó đưa ra khuyến nghị các trường hợp nên chỉ định siêu âm
RT3D qua thành ngực.
* Cấu trúc luận án
Luận án có 125 trang (không kể phụ lục và tài liệu tham khảo): đặt vấn đề 2
trang, tổng quan tài liệu 34 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25
trang, kết quả nghiên cứu 27 trang, bàn luận 34 trang, kết luận và kiến nghị 3
trang.
Luận án có 36 bảng, 9 biểu đồ, 27 hình, 11 sơ đồ. Có 122 tài liệu tham
khảo gồm: 15 tài liệu tiếng Việt, 107 tài liệu tiếng Anh.
* Các chữ viết tắt chính:
DT

: thời gian giảm tốc sóng E

ET

: thời gian tống máu

IVCT

: thời gian co đồng thể tích

IVRT

: thời gian giãn đồng thể tích

RT3D

: siêu âm ba chiều thời gian thực


SCMP

: sức cản mạch phổi

TALĐMP: tăng áp lực động mạch phổi
TLN

: thông liên nhĩ

TP

: thất phải

VLN

: vách liên nhĩ

FAC

: tỷ lệ thay đổi diện tích thất phải theo chu chuyển tim


4

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa, rối loạn huyết động trong bệnh thông liên nhĩ
1.1.1. Định nghĩa
Thông liên nhĩ là bệnh tim bẩm sinh được đặc trưng bởi một khiếm khuyết
ở vách ngăn giữa hai tâm nhĩ mà qua đó, dòng máu từ tĩnh mạch phổi có thể

thông qua nhĩ trái đổ trực tiếp vào nhĩ phải.
1.1.2. Rối loạn huyết động trong thông liên nhĩ
Ở người bình thường, các buồng tim trái có áp lực máu cao hơn các buồng
tim phải. Khi lỗ TLN tồn tại, máu từ nhĩ trái qua lỗ thông sang nhĩ phải tạo
nên shunt trái - phải. Mức độ shunt phụ thuộc vào kích thước lỗ TLN, sự đàn
hồi của cơ thất, tương quan giữa SCMP và sức cản động mạch hệ thống.
Trường hợp TLN lỗ nhỏ (đường kính ≤ 9 mm), lượng máu từ nhĩ trái sang
nhĩ phải không nhiều, tiền gánh thất phải và lưu lượng phổi tăng không đáng
kể, ALĐMP và SCMP ít biến đổi. Hầu hết các bệnh nhân dung nạp rất tốt trong
trường hợp này. Các triệu trứng hầu như không biểu hiện, bệnh nhân có tuổi
thọ tương đối cao mà không cần đóng lỗ thông.
Trường hợp TLN lỗ lớn (đường kính > 9 mm), máu sẽ từ nhĩ trái sang nhĩ
phải do chênh áp giữa hai buồng tim tạo nên shunt trái - phải. Hậu quả của quá
trình này là làm tăng gánh nhĩ phải, TP dẫn đến tăng ALĐMP và SCMP. Nếu
không được điều trị, các buồng tim phải giãn và hậu quả cuối cùng là suy tim.
1.2. Siêu âm - Doppler tim, siêu âm tim RT3D chẩn đoán thông liên nhĩ
1.2.1. Siêu âm tim một bình diện
- Giãn buồng TP trong khi TT có vẻ nhỏ lại: buồng TP có thể giãn nhẹ
đến giãn lớn, mức độ giãn phản ánh độ lớn của luồng thông, kích thước lỗ
thông và mức độ TALĐMP.
- Có thể thấy vách liên thất di động nghịch thường.


5

1.2.2. Siêu âm tim hai bình diện (2D)
- Siêu âm - Doppler qua thành ngực: thấy hình ảnh khuyết VLN trên siêu
âm 2D tại mặt cắt bốn buồng tim từ mỏm và/hoặc mặt cắt ngang dưới mũi ức.
Doppler màu thấy dòng màu qua chỗ khuyết VLN. Doppler xung thấy phổ với
vận tốc nhỏ (≈ 1m/s) theo chiều dương hai pha với một đỉnh tâm thu và một

đỉnh tâm trương trong trường hợp shunt trái - phải, hoặc phổ âm nếu shunt phải
- trái. Ở đầu thì tâm thất thu có thể ghi được một shunt trái - phải rất nhỏ, phổ
này thay đổi theo hô hấp, tồn tại liên tục ở mọi chu chuyển tim.
- Siêu âm - Doppler tim qua thực quản: thấy hình ảnh khuyết một phần
VLN và dòng khảm màu qua lỗ thông như trên siêu âm 2D qua thành ngực
nhưng hình ảnh rõ nét hơn, độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn.
- Siêu âm cản âm: được chỉ định trong trường hợp không rõ hình ảnh
khuyết VLN hoặc không thấy rõ dòng shunt qua lỗ thông.
1.2.3. Siêu âm RT3D
RT3D cho phép quan sát toàn bộ bề mặt VLN cho thấy kích thước và hình
dạng của lỗ thông, từ đó xác định số lượng, vị trí TLN cũng như các gờ quanh
lỗ thông và sự thay đổi trong suốt thời gian của chu chuyển tim. Vì vậy, siêu
âm RT3D cho thấy đường kính lỗ thông theo chiều lớn nhất và nhỏ nhất cũng
như thấy được sự biến đổi đáng kể kích thước của lỗ thông khi tim hoạt động.
1.3. Các phương pháp điều trị đóng lỗ thông liên nhĩ
1.3.1. Phẫu thuật đóng thông liên nhĩ
Phẫu thuật đóng TLN được thực hiện dưới tuần hoàn ngoài cơ thể. Đường
mổ là đường giữa xương ức. Đối với bệnh nhân nữ trẻ tuổi, tuyến vú đã phát
triển đầy đủ thường dùng đường mở ngực bên phải với tác dụng thẩm mỹ.
Miếng vá có thể sử dụng là Dacron, Gore - Tex hay miếng patch làm từ màng
ngoài tim (đã qua xử lý bằng gluteraldehyd) để bít lỗ thông tùy theo vị trí và
kích thước của TLN, cũng có thể khâu trực tiếp hai mép lỗ thông khi đường


6

kính lỗ thông không lớn. Các tổn thương phối hợp như hở ba lá, tĩnh mạch
phổi đổ lạc chỗ…cũng được xử lý tối ưu.
1.3.2. Bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da
Đây là phương pháp mới, được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 2000.

Được chỉ định ở bệnh nhân TLN lỗ thứ hai đường kính ≤ 34 mm, có các gờ
đủ chắc và rộng quanh lỗ thông. Dụng cụ bít thường là Amplatzer. Với ưu
điểm tỷ lệ thành công cao, tỷ lệ biến chứng ít, thời gian thủ thuật và thời gian
nằm viện ngắn và không có sẹo mở ngực, bệnh nhân có tâm lý tự tin nên nếu
có đủ điều kiện bít, hiện nay bít lỗ thông bằng dụng cụ qua da là lựa chọn
hàng đầu.
1.4. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Joseph A. (2008) đã đo kích thước lỗ TLN bằng siêu âm 2D, RT3D qua
thực quản và siêu âm trong buồng tim ở 13 bệnh nhân TLN lỗ thứ hai. Kết
quả cho thấy hầu như lỗ TLN có dạng hình bầu dục, đường kính trục dài của
lỗ thông đo trên 2D qua thực quản, RT3D qua thực quản và siêu âm tim trong
buồng tim không có sự khác biệt.
1.4.2. Tại Việt Nam
Nguyễn Lân Hiếu theo dõi 249 bệnh nhân sau bít TLN lỗ thứ hai bằng
dụng cụ thấy rằng, đường kính TP và ALĐMP giảm đi rõ rệt ngay sau bít.
Tỷ lệ HoBL mức độ vừa và nhiều cũng giảm đi rõ rệt.
Trương Thanh Hương (2008) theo dõi 148 bệnh nhân TLN lỗ thứ hai đơn
thuần được đóng lỗ thông bằng dụng cụ hoặc phẫu thuật. Quá trình theo dõi 6
tháng cho thấy kích thước TP và thân ĐMP nhỏ đi, ALĐMP giảm đi rõ rệt,
kích thước TT tăng lên, chức năng tâm thu TT bảo tồn, không có BN nào bị
suy tim trái cấp.


7

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 2 nhóm: nhóm bệnh là những bệnh nhân TLN, nhóm chứng là
những người bình thường.

2.1.1. Nhóm bệnh
Gồm 148 bệnh nhân TLN từ 16 tuổi trở lên đến khám, hội chẩn và
điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam.
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Thông liên nhĩ lỗ thứ hai, có thể có một hay nhiều lỗ thông.
- Từ 16 tuổi trở lên.
- Không phân biệt giới tính.
- Không nằm trong bệnh cảnh lâm sàng của các bệnh tim khác.
- Có chỉ định đóng lỗ TLN.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Dưới 16 tuổi.
- Bệnh nhĩ chung, ống nhĩ thất chung.
- TLN nằm trong bệnh cảnh của các bệnh tim bẩm sinh khác.
- Không có chỉ định đóng lỗ thông.
- Đang mắc bệnh cấp hoặc mạn tính khác ảnh hưởng đến chức năng tim.
- Đang có thai.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.


8

2.1.2. Nhóm chứng
Gồm 83 người bình thường, đến kiểm tra sức khỏe hoặc khám bệnh lý
không liên quan đến tim mạch tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Bạch
Mai, trong độ tuổi lựa chọn, có tuổi trung bình và tỷ lệ giới tính tương
đương với nhóm bệnh.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2012-12/2013.
- Địa điểm nghiên cứu: Viện Tim mạch Việt Nam.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Là nghiên cứu mô tả, tiến cứu, theo dõi dọc.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
- Cách chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích.
- Cỡ mẫu: chọn mẫu toàn bộ với n = 148 (bệnh nhân).
2.3.3. Các bước tiến hành
* Lập mẫu bệnh án nghiên cứu theo nội dung thống nhất, nhóm chứng
được lập bệnh án theo mẫu riêng.
*Thu thập số liệu
Đối với nhóm bệnh nhân TLN:
- Lựa chọn BN theo tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Khám lâm sàng toàn diện.
- Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng: điện tâm đồ, X quang tim phổi, xét
nghiệm huyết học và sinh hóa máu...
- Tiến hành siêu âm tim: các BN được siêu âm - Doppler và siêu âm
RT3D qua thành ngực, siêu âm – Doppler tim qua thực quản.
- Chỉ định điều trị đối với từng BN cụ thể.
+ Sau đóng TLN bằng dụng cụ hoặc phẫu thuật, theo dõi kết quả đóng lỗ
thông, các biến chứng trong và sau quá trình thực hiện thủ thuật. Tất cả BN


9

được khám lâm sàng, làm điện tâm đồ, siêu âm - Doppler tim tại các thời
điểm tuần đầu, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau đóng lỗ thông.
Đối với nhóm chứng:
- Lựa chọn những trường hợp đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
- Khám lâm sàng toàn diện và chỉ định cận lâm sàng để loại trừ những
trường hợp mắc bệnh.

- Tiến hành siêu âm - Doppler tim qua thành ngực để khẳng định không
có bệnh tim thực tổn và đo các thông số phục vụ nghiên cứu.
2.3.4. Phương tiện chính sử dụng nghiên cứu
Máy siêu âm tim Philips – iE33 WA 98021-8431-USA với đầu dò RT3D
– QTN kiểu Maxtrix, tần số 3,5MHz.
2.4. Một số tiêu chuẩn chẩn đoán chính trong nghiên cứu
2.4.1. Chẩn đoán xác định thông liên nhĩ: dựa vào SATATN, SATQTQ,
siêu âm cản âm. Thông tim và phẫu thuật là tiêu chuẩn vàng chẩn
đoán xác định, chẩn đoán số lượng và vị trí lỗ thông.
2.4.2. Kích thước lỗ TLN: trên 2D - QTN và 2D - QTQ, đường kính lỗ TLN
được đo trên nhiều mặt cắt, lấy số đo lớn nhất đo được. Trên siêu âm
RT3D - QTN: kích thước TLN (đường kính và diện tích) thu được
nhờ phân tích offline trên các lát cắt để tạo hình khối 3D.
2.4.3. Các thông số về hình thái và chức năng các buồng thất và tình trạng
huyết động: Được đo và đánh giá theo Hướng dẫn của Hội siêu âm tim Hoa
Kỳ bao gồm:
- Các đường kính TP, động mạch phổi.
- Chức năng tâm thu, tâm trương, toàn bộ thất phải (chỉ số Tei).
- Đường kính thất trái.
- Chức năng tâm thu, tâm trương, toàn bộ thất trái (chỉ số Tei).
- Các thông số đánh giá huyết động của tim: tỷ lệ Qp/Qs, ALĐMP tâm
thu, SCMP.


10

2.4. Xử lý số liệu: phần mềm SPSS 13.0 của Tổ chức Y tế Thế giới.
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố theo độ tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu


Độ tuổi

Nhóm bệnh (n = 148)

Nhóm chứng (n = 83)

(1)

(2)

nam (n,%)
16 -< 25
25 – 39
≥ 40
Tổng số

nữ (n,%)

p

nam (n,%)

nữ (n,%)

9

6,1

24


16,2

6

7,2

6

7,2

13

8,8

41

27,7

9

10,8

18

21,7

17

11,5


44

29,7

13

15,7

31

37,4

39

26,4

109

73,6

28

33,7

55

66,3

X ± SD


37,6 ± 13,8

40,4 ± 14,4

(1-2)

> 0,05

> 0,05

Đa số bệnh nhân TLN trong nhóm nghiên cứu là nữ. Tuổi trung bình của
nhóm bệnh nhân TLN là 37,6 ± 13,8.
Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng cơ bản của nhóm bệnh (n = 148)
Đặc điểm
Khó thở
Đau ngực
Hồi hộp
Ngất/thỉu
Harzer
Gan to
Phổi có ran ẩm
TTT KLS II trái

Số lượng (n)
137
91
83
17
9

8
15
130

Tỷ lệ (%)
92,6
61,5
56,1
11,5
6,1
5,4
10,1
87,8


11

T2 tách đôi
75
50,7
TTT trong mỏm
54
36,5
Các triệu chứng thường thấy bao gồm khó thở, đau ngực, hồi hộp trống
ngực. Khi nghe tim 87,8% bệnh nhân TLN có tiếng TTT ở KLS II trái, 50,7%
có tiếng T2 tách đôi ở đáy tim.
Bảng 3.3. Các thông số đánh giá huyết động và tuần hoàn phổi
Nhóm bệnh

Nhóm chứng


Thông số

P
(n = 148)
(n = 83)
X ± SD
X ± SD
ALĐMP (mmHg)
48,0 ± 14,0
25,5 ± 3,5
< 0,001
SCMP (W.u)
2,07 ± 1,14
1,55 ± 0,18
< 0,001
Qp/Qs
2,07 ± 1,14
1,55 ± 0,18
< 0,001
ĐKTP/TT
3,3 ± 1,5
1,1 ± 0,2
< 0,001
Áp lực ĐMP, sức cản mạch phổi, tỷ lệ Qp/Qs và ĐKTP/TT nhóm bệnh cao
hơn nhóm chứng với p < 0,001.
3.2. Kết quả hình thái, chức năng thất phải và thất trái ở bệnh nhân
thông liên nhĩ trước khi đóng lỗ thông
3.2.1. Hình thái và chức năng thất phải
Bảng 3.4, 3.8. Kết quả hình thái và chức năng thất phải nhóm bệnh

Thông số
ĐK ngang TP(mm)
Đường ra TP (mm)
Thân ĐMP (mm)
FAC (%)
E (cm/s)
A (cm/s)
IVCT (ms)
IVRT (ms)
ET (ms)
Tei TP

n = 148

n = 143

Nhóm bệnh

Nhóm chứng

39,1 ± 6,1
33,3 ± 4,3
31,7 ± 5,8
45,5 ± 11,1
78,1 ± 22,8
66,3 ± 20,9
28,4 ± 16,3
62,5 ± 33,9
285,2 ± 31,6
0,34 ± 0,22


(n = 83)
23,8 ± 4,4
17,7 ± 2,5
21,1 ± 2,2
58,8 ± 6,9
51,5 ± 13,5
42,6 ± 14,8
18,5 ± 9,2
36,1 ± 20,9
303,8 ± 28,7
0,18 ± 0,10

p
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,01
< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001


12

* Nhóm bệnh có 5 BN rung nhĩ không đo được chính xác các thông số về
chức năng TP. Các thông số về kích thước và chức năng nhóm bệnh lớn hơn có

ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.
Bảng 3.5. Tương quan giữa chỉ số Tei TP với các thông số khác (n = 143)
Phương trình

Thông số

p

r

tương quan
tương quan
ALĐMPtt
y = 0,009x - 0,110
0,593
< 0,05
SCMP
y = 0,104x + 0,132
0,530
< 0,001
Tei TP
FAC
y = - 0,01x + 0,745
- 0,450
< 0,001
Qp/Qs
y = 0,038x + 0,222
0,248
< 0,01
ĐKTP/TT

y = 0,251x + 0,123
0,229
< 0,05
Chỉ số Tei TP có mối tương quan thuận với ALĐMP, với SCMP, tương
quan nghịch với FAC thất phải
3.2.2. Hình thái và chức năng thất trái
Bảng 3.6. Kết quả kích thước và chức năng thất trái
Thông số
Dd (mm)
EF (%)
E (cm/s)
A (cm/s)
DT (ms)
IVCT (ms)
IVRT (ms)
ET (ms)
Tei TT

Nhóm bệnh
n = 148

n = 143

39,2 ± 4,3
67,5 ± 6,8
81,4 ± 23,7
65,7 ± 21,9
159,4 ± 37,5
30,3 ± 20,0
78,8 ± 20,6

275,5 ± 23,4
0,40 ± 0,12

Nhóm chứng
(n = 83)
46,9 ± 3,5
68,4 ± 5,1
61,0 ± 15,1
54,5 ± 14,1
155,6 ± 13,0
24,5 ± 13,1
56,5 ± 18,5
293,0 ± 28,2
0,28 ± 0,09

p
< 0,001
> 0,05
< 0,001
< 0,001
> 0,05
< 0,05
< 0,001
< 0,001
< 0,001

Đường kính TT của nhóm bệnh nhỏ hơn nhóm chứng, phân xuất tống máu
TT không khác biệt, chỉ số Tei TT nhóm bệnh lớn hơn nhóm chứng có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 3. 7. Tương quan giữa chỉ số Tei thất trái với

một số yếu tố đánh giá chức năng và huyết động của tim (n = 143)


13

Thông số

Phương trình

r
P
tương quan
Tei TP
y = 0,242x + 0,315
0,435
< 0,001
ALĐMP
y = 0,003x + 0,236
0,381
< 0,001
SCMP
y = 0,03x + 0,339
0,391
< 0,01
Tei TT Qp/Qs
y = 0,02x + 0,346
0,212
< 0,001
ĐKTP/TT
y = 0,206x + 0,221

0,338
< 0,001
Chỉ số Tei TT có mối tương quan thuận với áp lực, sức cản ĐMP, với chỉ
số Tei TP và ĐKTP/TT. Tuy nhiên chỉ số Tei TT không có mối tương quan
với tỷ lệ Qp/Qs.


14

3.2.3. Đặc điểm hình ảnh RT3D của thông liên nhĩ, so sánh kích thước
thông liên nhĩ trên RT3D với một số phương pháp khác
3.2.3.1. Đặc điểm hình ảnh RT3D của TLN
Bảng 3.8. Hình dạng và kích thước TLN trên siêu âm RT3D (n =148)
Đặc điểm lỗ thông
Bầu dục
Tròn
Tổng
Đường kính TLN Lớn nhất
Nhỏ nhất
(mm) X ± SD
Diện tích TLN
Lớn nhất
Nhỏ nhất
(cm2)

Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
101
68,2
47

31,8
148
100
23,9 ± 7,8
19,6 ± 6,6
4,4 ± 2,0
3,0 ± 1,5



SD
Lỗ TLN có hai dạng: hình bầu dục là chủ yếu (68,2%), hình tròn gặp ít
hơn (31,8%). Đường kính TLN lớn nhất trung bình là 24,1 ± 7,6 mm, diện
tích TLN lớn nhất trung bình là 4,4 ± 2,0 cm2.
Bảng 3.9. Vai trò của các phương pháp siêu âm
trong phát hiện số lượng lỗ thông (n = 148)
TLN
PPSA

TLN có 1 lỗ

TLN có 2 lỗ

TLN có nhiều

thông

thông

lỗ thông


(n = 143)
(n = 3)
(n = 2)
2D - QTN
146
2
0
2D - QTQ
143
4
1
RT3D
143
3
2
Siêu âm RT3D - QTN phát hiện chính xác nhất số lượng lỗ TLN.

Tổng

148
148
148

Bảng 3.10. Số lượng các gờ quanh lỗ TLN được phát hiện bằng các
phương pháp siêu âm (n =148)


15


Số lượng

2D - QTN

2D - QTQ

RT3D

p

p

các gờ

n (%) (1)

n (%) (2)

n (%) (3)

(1-2)

(2-3)

Gờ TMCT

100 (67,6)

148 (100,0) 145 (98,0)


< 0,05

> 0,05

Gờ TMCD 109 (73,6)

145 (98,0)

148 (100,0)

< 0,05

> 0,05

Gờ TMPP

141 (95,3)

146 (98,6)

> 0,05

> 0,05

Gờ van nhĩ 148 (100,0) 148 (100,0) 148 (100,0)

> 0,05

> 0,05


thất
Gờ ĐMC

> 0,05

> 0,05

129 (87,2)

148 (100,0) 148 (100,0) 148 (100,0)

Siêu âm RT3D phát hiện được hầu hết các gờ quanh lỗ thông với tỷ lệ rất cao
tương đương với siêu âm 2D - QTQ .
Bảng 3.11 - 3.21. So sánh kích thước lỗ thông đo bằng các
phương pháp khác nhau (n = 148)
Phương pháp đo
X ± SD
P
RT3D (mm)
23,9 ± 7,8
< 0,05
2D - QTN (mm)
22,9 ± 7,5
n = 148
RT3D (mm)
23,9 ± 7,8
< 0,05
2D - QTQ (mm)
25,1 ± 7,9
RT3D (mm)

21,7 ± 6,7
< 0,001
KT eo bóng (mm)
28,3 ± 6,3
n = 97
2D - QTQ (mm)
22,5 ± 6,0
< 0,001
KT eo bóng (mm)
28,3 ± 6,3
RT3D (mm)
27,7 ± 7,9
< 0,001
Phẫu thuật (mm)
34,5 ± 7,9
n = 54
2D - QTQ (mm)
29,2 ± 8,0
< 0,001
Phẫu thuật (mm)
34,5 ± 7,9
Đường kính lớn nhất của lỗ TLN đo trên siêu âm RT3D lớn hơn đo trên 2D
- QTN nhưng nhỏ hơn đo trên 2D - QTQ, eo bóng và đo khi phẫu thuật.
Bảng 3.12. So sánh kích thước các gờ đo trên siêu âm RT3D với 2D QTQ
Phương pháp đo
Gờ TMCT (mm)
Gờ TMCD (mm)
Gờ TMPP (mm)

n

145
145
141

RT3D
9,8 ± 4,7
9,8 ± 6,0
9,3 ± 5,2

2D – QTQ
11,4 ± 5,1
10,9 ± 7,1
11,2 ± 5,5

p
< 0,001
< 0,05
< 0,001


16

Gờ ĐMC (mm)
148
3,2 ± 3,5
2,7 ± 3,9
> 0,05
Gờ van NT (mm)
148
11,2 ± 3,9

11,5 ± 3,9
> 0,05
Kích thước gờ TMCT, gờ TMCD, gờ TMPP đo trên siêu âm RT3D ngắn
hơn có ý nghĩa thống kê so với đo trên siêu âm 2D - QTQ (p < 0,05). Không
có sự khác biệt đối với gờ ĐMC và gờ van nhĩ thất.
Bảng 3.13. Biến đổi kích thước, chức năng thất phải
tại thời điểm 6 tháng sau bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ
Nhóm bệnh
Thông số

(n = 70)
Trước bít

Sau bít dù

dù TLN (1) 6 tháng (2)

Nhóm
chứng
(n = 83) (3)

P

p

(2-1)

(2-3)

ĐK ngang TP


31,6 ± 5,0

23,7 ± 2,9

17,7 ± 2,5

< 0,001

< 0,001

(mm)
Thân

31,1 ± 5,0

25,2 ± 3,6

21,1 ± 2,3

< 0,001

< 0,001

(mm)
FAC (%)
IVCT (ms)
IVRT (ms)
ET (ms)


47,4 ± 11,4
26,3 ± 15,2
58,1 ± 31,5
288,6 ±

59,2 ± 5,4
18,8 ± 8,2
44,3 ± 20,9
301,4 ±

58,8 ± 6,9
18,5 ± 9,2
36,1 ± 20,9
303,8 ±

< 0,001
< 0,001
< 0,001
< 0,001

> 0,05
> 0,05
< 0,001
> 0,05

Tei TP

30,5
0,31 ± 0,21


26,6
0,23 ± 0,11

28,8
0,18 ± 0,10

< 0,001

< 0,001

ĐMP

Sau đóng TLN 6 tháng, kích thước TP, thân ĐMP giảm nhưng vẫn lớn
hơn nhóm chứng. FAC thất phải và thời gian tống máu TP tăng. Thời gian
co, giãn đồng thể tích TP, chỉ số Tei TP giảm, không còn khác biệt so với
nhóm chứng.

Bảng 3.14. Biến đổi kích thước, chức năng thất phải
tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật


17

Thông số

Nhóm bệnh

Nhóm

(n = 45)


chứng

p

p

Trước đóng

Sau PT

(n = 83)

(2-1)

(2-3)

ĐK ng. TP (mm)

TLN (1)
35,7 ± 6,0

6 tháng (2)
25,7 ± 4,4

(3)
17,7 ± 2,5

< 0,001


< 0,001

Thân ĐMP (mm)

32,8 ± 6,9

27,1 ± 4,8

21,1 ± 2,3

< 0,001

< 0,001

FAC (%)

42,3 ± 9,8

57,4 ± 7,1

58,8 ± 6,9

< 0,001

> 0,05

IVCT (ms)

32,8 ± 17,7


22,6 ± 11,6

18,5 ± 9,2

< 0,001

< 0,05

IVRT (ms)

71,4 ± 36,6

54,6 ± 26,6

36,1 ± 20,9

< 0,001

< 0,001

ET (ms)
Tei TP

279,6 ± 33,7
0,39 ± 0,23

290,1 ± 50,1
0,27 ± 0,14

303,8 ± 28,8

0,18 ± 0,10

< 0,001
< 0,001

> 0,05
< 0,001

Sau phẫu thuật 6 tháng, kích thước TP giảm nhưng vẫn lớn hơn nhóm
chứng. FAC thất phải tăng, không còn khác biệt. Chỉ số Tei TP giảm nhưng
còn lớn hơn so với nhóm chứng (p < 0,001).


18

3.3.2.2. Biến đổi hình thái và chức năng thất trái
Bảng 3.15. Biến đổi kích thước, chức năng thất trái
tại thời điểm 6 tháng sau bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ
Nhóm bệnh
Thông số

(n = 70)
Trước đóng
Sau bít dù

Nhóm chứng

P

P


(n = 83) (3)

(2-1)

(2-3)

Dd (mm)

TLN (1)
39,7 ± 4,3

6 tháng (2)
45,9 ± 1,4

46,9 ± 3,5

< 0,001

< 0,05

EF%

67,6 ± 7,2

70,5 ± 4,9

68,4 ± 5,1

< 0,05


< 0,05

IVCT (ms)

28,3 ± 16,8

21,5 ± 9,7

24,5 ± 13,1

< 0,001

< 0,05

IVRT (ms)

77,6 ± 21,4

60,4 ± 16,1

56,5 ± 18,5

< 0,001

< 0,05

ET (ms)

277,8 ± 23,1


294,4 ± 27,4

293,1 ± 28,2

< 0,001

> 0,05

Tei TT

0,38 ± 0,12

0,30 ± 0,08

0,28 ± 0,09

< 0,001

< 0,05

Đường kính TT cuối tâm trương thất trái nhóm bệnh tăng nhưng vẫn nhỏ
hơn nhóm chứng. Chỉ số Tei TT nhóm bệnh vẫn lớn hơn có ý nghĩa thống kê
so với nhóm chứng (p < 0,05).
Bảng 3.16. Biến đổi kích thước, chức năng thất trái
tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật
Thông số

Nhóm bệnh
(n = 45)

Trước đóng
Sau PT

Nhóm

P

p

chứng

(2-1)

(2-3)

(n = 83) (3)

Dd (mm)

TLN (1)
38,5 ± 4,7

6 tháng (2)
46,5 ± 1,8

46,9 ± 3,5

< 0,001

> 0,05


EF%

65,4 ± 6,0

68,1 ± 5,9

68,4 ± 5,1

< 0,05

> 0,05

IVCT (ms)

35,6 ± 26,6

26,2 ± 17,5

24,5 ± 13,1

< 0,001

> 0,05

IVRT (ms)

84,0 ± 18,9

64,9 ± 15,9


56,5 ± 18,5

< 0,001

< 0,001

ET (ms)

270,6 ± 24,4 292,8 ± 33,3 293,1 ± 28,2 < 0,001

> 0,05


19

Tei TT

0,45 ± 0,13

0,31 ± 0,09

0,28 ± 0,09

< 0,001

< 0,05

Sau phẫu thuật 6 tháng, đường kính TT cuối tâm trương không còn khác
biệt so với nhóm chứng, phân xuất tống máu TT tăng nhẹ. Chỉ số Tei TT

nhóm bệnh vẫn lớn
hơn

so

với

nhóm

chứng.
Biểu đồ 3.1. Phân bố
mức độ tăng áp lực
động mạch phổi trước
và sau đóng thông liên
nhĩ (nhóm phẫu thuật n = 48, nhóm bít dù n = 72)
Tại thời điểm 6 tháng sau đóng TLN, áp lực ĐMP đã trở về bình thường ở
75% số trường hợp
PT và 84,7% số
trường hợp bít dù.
Biểu đồ 3.2.
Sự biến đổi tỷ lệ
Qp/Qs sau đóng
thông liên nhĩ
Tỷ lệ Qp/Qs giảm nhanh ngay sau đóng TLN ở cả 2 nhóm, sau đó tỷ lệ
này tiếp tục giảm dần gần với giá trị của nhóm chứng ở thời điểm 6 tháng sau
đóng lỗ thông.
Biểu đồ 3.3. Biến
đổi sức cản mạch
phổi


sau

đóng

thông liên nhĩ
Ở cả hai nhóm bệnh nhân, SCMP giảm một cách từ từ qua các thời điểm
theo dõi, tuy nhiên vẫn cao hơn nhóm chứng.


20

Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tiến hành phân tích kết quả thu được ở 148 bệnh nhân TLN, chúng tôi
nhận thấy các đặc điểm cơ bản sau:
- Về giới tính: hầu hết bệnh nhân TLN là nữ (109 BN chiếm 73,6%), nam
chiếm 26,4% và tỷ lệ nữ/nam = 2,8/1.
- Về độ tuổi: 148 bệnh nhân TLN thuộc các thể có độ tuổi trung bình là
37,6 ± 13,8 thấp nhất là 16 và cao nhất là 70 tuổi.
- Lâm sàng: Các triệu chứng thường thấy bao gồm khó thở, đau ngực, hồi hộp
trống ngực. Khi nghe tim 87,8% bệnh nhân TLN có tiếng TTT ở KLS II trái,
50,7% có tiếng T2 tách đôi ở đáy tim.
4.2. Kết quả hình thái, chức năng tim ở bệnh nhân thông liên nhĩ
4.2.1. Hình thái và chức năng thất phải
- Kích thước TP: các kích thước TP của nhóm BN TLN lớn hơn nhiều so
với nhóm chứng. TP tăng kích thước cả chiều dọc và chiều ngang. Đường ra
thất phải, thân và các nhánh ĐMP đều lớn hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001. Tỷ lệ thay đổi diện tích TP theo chu chuyển tim ở
nhóm bệnh là 45,5 ± 11,1%, thấp hơn so với nhóm chứng 58,8 ± 6,9%; p <
0,001. Hiển nhiên sự tăng kích thước buồng TP dẫn đến tăng diện tích TP ở

các thì tâm trương và tâm thu. Tuy nhiên sự thay đổi diện tích TP theo chu
chuyển tim lại giảm đi. Như vậy, tăng tiền gánh TP do shunt trái - phải qua
TLN cuối cùng đã làm suy chức năng tâm thu TP.
- Chỉ số Tei TP: hậu quả tất nhiên của sự kéo dài thời gian giãn và co
đồng thể tích, rút ngắn thời gian tống máu TP làm chỉ số Tei TP ở nhóm bệnh
tăng lên rõ rệt so với nhóm chứng (0,34 ± 0,22 so với 0,18 ± 0,10; p < 0,001).
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hải cũng cho thấy, chỉ số Tei TP ở 36 bệnh
nhân TLN lỗ thứ hai là 0,30 ± 0,04, lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng:
0,21 ± 0,02, p < 0,05.


21

4.2.3. Hình thái và chức năng thất trái
- Về hình thái: so sánh các thông số về kích thước TT của nhóm bệnh
nhân TLN với nhóm chứng, đường kính cuối tâm trương TT nhóm
bệnh nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê (39,2 ± 4,3 so với 46,9 ± 3,5 mm, p
< 0,001).
Mặc dù cung lượng phổi tăng do hậu quả của shunt trái - phải qua TLN
nhưng khả năng thư giãn của TT bị hạn chế do chịu áp lực từ phía TP. Hậu
quả là tiền gánh TT giảm đi, máu ứ lại trong hệ mạch máu phổi.
- Về chức năng: phân xuất tống máu ở nhóm bệnh là 67,5 ± 6,8 %, không
khác biệt so với nhóm chứng 68,4 ± 5,1 %, p > 0,05. Kết quả này cũng tương
tự như kết quả nghiên cứu của Trương Thanh Hương, Nguyễn Mai Ngọc. Điều
này cho thấy sự tăng áp bên buồng tim phải không làm ảnh hưởng đến khả
năng co bóp của TT.
Chỉ số Tei TT ở nhóm BN TLN là 0,40 ± 0,12, cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm chứng 0,28 ± 0,09 với p < 0,001.
4.3. Vai trò của siêu âm RT3D trong chẩn đoán thông liên nhĩ
Siêu âm RT3D cho kết quả chính xác nhất so với phẫu thuật và thông tim

về số lượng lỗ TLN.
- Về hình dạng lỗ thông: có 101 BN có lỗ TLN hình bầu dục chiếm 68,2%, số
còn lại có hình tròn. Hình bầu dục gặp chủ yếu lý giải cho hiện tượng còn shunt
tồn lưu qua VLN sau bít TLN bằng dụng cụ khi đường kính dụng cụ bít không
bao phủ đủ đường kính trục dọc của lỗ thông.
- Kích thước lỗ TLN đo trên siêu âm RT3D: trên siêu âm RT3D, đường
kính TLN trung bình khi VLN giãn lớn nhất là 23,9 ± 7,8 mm, thì nhĩ
thu là 19,6 ± 6,6 mm, diện tích lỗ thông thì nhĩ giãn lớn nhất trung
bình là 4,4 ± 2,0 cm2, thì nhĩ thu là 3,0 ± 1,5 cm2.
So với 2D - QTN và 2D - QTQ, đường kính lớn nhất của TLN đo trên
siêu âm RT3D (23,9 ± 7,8 mm) lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với đo trên 2D


22

- QTN (22,9 ± 7,5 mm), p < 0,05. Tuy nhiên kích thước này nhỏ hơn khi đo
trên 2D - QTQ (25,1 ± 7,9 mm), p < 0,05.
So với kích thước eo bóng và đo khi phẫu thuật, đường kính TLN đo trên siêu âm
nhỏ hơn có ý nghĩa khi đo bằng eo bóng, độ khác biệt từ 5 - 7 mm, p < 0,001.
- Kích thước các gờ đo trên RT3D: RT3D quan sát được gờ TMCD, gờ van
nhĩ thất và gờ ĐMC ở 100% số trường hợp. Các gờ TMCT, gờ TMPP quan sát
được ở hơn 98%, tương đương với sự quan sát các gờ của siêu âm 2D - QTQ. Độ
dài gờ ĐMC đo trên RT3D không khác biệt so với đo trên siêu âm 2D - QTQ.
4.4. Biến đổi hình thái và huyết động của tim sau đóng lỗ thông
4.4.1. Thay đổi hình thái và chức năng TP sau đóng lỗ thông
Đường kính TP, thân ĐMP giảm rõ rệt ngay sau đóng lỗ thông ở cả nhóm
BN được bít dù và nhóm bệnh nhân được phẫu thuật. Tại thời điểm 6 tháng, kích
thước các buồng tim phải giảm nhưng vẫn còn lớn hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng.
Thời gian co và giãn đồng thể tích cũng giảm đi, thời gian tống máu TP

tăng lên, kết quả là chỉ số Tei TP giảm xuống. Trước đóng TLN, ở nhóm bít
dù, chỉ số Tei TP là 0,31 ± 0,21, sau đóng TLN 6 tháng là 0,23 ± 0,11; p <
0,001. Ở nhóm phẫu thuật, chỉ số Tei TP trước đóng TLN là 0,39 ± 0,23, sau
PT 6 tháng chỉ số Tei là 0,27 ± 0,14; p < 0,001. Điều này chứng tỏ không
những chức năng tâm thu mà cả chức năng tâm trương TP cũng được hồi
phục dần sau đóng TLN. Tuy nhiên chưa phục hồi hoàn toàn tại thời điểm 6
tháng sau đóng TLN.
4.4.2. Thay đổi hình thái và chức năng thất trái
Đường kính cuối tâm trương TT tăng lên ngay sau đóng TLN. Trước đóng
TLN, Dd trung bình của nhóm bít dù là 39,7 ± 4,3 mm, ngay sau đóng TLN là
41,9 ± 3,8 mm, tại thời điểm 6 tháng sau đóng TLN, Dd trung bình là 45,9 ±
1,4 mm, so với nhóm chứng là 46,9 ± 3,5 mm, khác biệt có ý nghĩa thống kê,
p < 0,05). Đối với nhóm phẫu thuật, đường kính cuối tâm trương thất trái


23

cũng tăng dần, từ 38,5 ± 4,7 mm trước phẫu thuật lên 46,5 ± 1,8 mm sau phẫu
thuật 6 tháng và không còn sự khác biệt so với nhóm chứng.
4.4.3. Thay đổi huyết động và tuần hoàn phổi: sau đóng TLN 6 tháng,
ALĐMP, SCMP và tỷ lệ Qp/Qs giảm dần. Trong đó ALĐMP đẫ trở về bình
thường ở hầu hết các trường hợp. Tỷ lệ Qp/Qs đẫ bình thường. SCMP nhóm
bệnh vẫn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng, hình thái và chức năng tim trên siêu âm - Doppler
và siêu âm RT3D của TLN lỗ thứ hai
1.1. Đặc điểm lâm sàng
- Đa số BN TLN là nữ, tỷ lệ nữ/nam = 2,8/1. Độ tuổi phát hiện bệnh nhiều
nhất là trên 40 (41,2%).
- Đặc điểm lâm sàng thường gặp nhất là khó thở (92,6%), nghe tim thấy tiếng

thổi tâm thu ở khoang liên sườn II trái (87,8%), T2 tách đôi (50,7%).
1.2. Đặc điểm hình thái và chức năng của tim trước khi đóng thông liên
nhĩ
- Giãn TP, ĐRTP, ĐMP với ĐK tương ứng: 39,1 ± 6,1 mm, 33,3 ± 4,3
mm, 31,7 ± 5,8 mm, lớn hơn so với nhóm chứng p < 0,001.
- Giảm chức năng tâm thu TP với FAC: 45,5 ± 11,1% so với nhóm chứng là
58,8 ± 6,9%. Giảm chức năng TP toàn bộ với Tei 0,35 ± 0,2 so với nhóm chứng
là 0,18 ± 0,1. Chỉ số Tei TP tương quan thuận với ALĐMP và SCMP: r = 0,593;
r = 0,530.
- Đường kính TT cuối tâm trương 39,2 ± 4,3 mm nhỏ hơn so với nhóm
chứng 46,9 ± 3,5 mm p < 0,001.
- Chỉ số Tei TT tăng hơn nhóm chứng: 0,40 ± 0,12 so với 0,28 ± 0,09. Chỉ số
Tei TT ở BN TLN có mối tương quan thuận, mức độ vừa với chỉ số Tei TP,
ALĐMPtt và tỷ lệ đường kính TP/TT với r lần lượt là 0,435; 0,381 và 0,338.
1.3. Vai trò của siêu âm RT3D trong khảo sát đặc điểm lỗ TLN
- Siêu âm RT3D giúp đánh giá hình thái lỗ TLN: 68,2% lỗ thông có hình
bầu dục, 31,8% có hình tròn.


24

- Xác định chính xác số lượng lỗ thông trên một BN. Trong nghiên cứu có
3 BN có 2 lỗ thông, 2 BN có nhiều lỗ thông (TLN thể mắt sàng).
- Đánh giá và xác định tốt đường kính lỗ thông theo chu chuyển tim: đường
kính lỗ thông lớn nhất trung bình là 24,1 ± 7,6 mm, diện tích lỗ thông 4,4 ± 2,0
cm2. Các kích thước lỗ thông đo trên siêu âm RT3D lớn hơn 2D - QTN và nhỏ
hơn 2D - QTQ, nhỏ hơn kích thước eo bóng và kích thước đo khi PT.
- Siêu âm RT3D quan sát được các gờ TMCT, gờ van nhĩ thất và gờ ĐMC
trong 100% số trường hợp, quan sát được gờ TMCD, gờ TMPP trong hơn
98% số trường hợp. Tỷ lệ này tương đương với SATQTQ. So sánh với

SATQTQ, các gờ TMCT, TMCD, TMPP đo trên RT3D nhỏ hơn so, các gờ
ĐMC, gờ van nhĩ thất cho giá trị tương đương.
2. Khảo sát biến đổi hình thái, chức năng tim bằng siêu âm - Doppler tim
sau đóng lỗ thông
- Sau đóng TLN bằng phương pháp bít dù hoặc phẫu thuật, các kích thước
buồng TP, ĐMP đều thu nhỏ dần theo thời gian với ĐK ngang TP nhóm bít
dù giảm từ 31,6 ± 5,0 mm xuống 23,7 ± 2,9 mm; nhóm PT giảm từ 35,7 ± 6,0
mm xuống 25,7 ± 4,4 mm sau 6 tháng.
- Chức năng tâm thu TP hồi phục sau 6 tháng với FAC tăng từ 47,4 ±
11,4% lên 59,2 ± 5,4% ở nhóm bít dù; 42,3 ± 9,8% lên 57,4 ± 7,1%, không
còn khác biệt so với nhóm chứng.
- Chức năng TP toàn bộ được cải thiện rõ rệt thông qua chỉ số Tei TP:
nhóm bít dù từ 0,31 ± 0,21 giảm xuống 0,23 ± 0,11, nhóm phẫu thuật giảm từ
0,39 ± 0,23 xuống 0,27 ± 0,14 sau 6 tháng nhưng vẫn tăng hơn nhóm chứng.
- Thất trái có thay đổi ĐK, tăng từ 39,7 ± 4,3 mm lên 45,9 ± 1,4 mm
nhóm bít dù và từ 38,5 ± 4,7 mm lên 46,5 ± 1,8 nhóm phẫu thuật, không còn
khác biệt so với nhóm chứng. Phân xuất tống máu TT ít bị ảnh hưởng.
- Chức năng tâm trương TT còn giảm tại thời điểm sau đóng TLN 6 tháng
thể hiện thời gian giãn đồng thể tích và chỉ số Tei TT còn lớn hơn nhóm
chứng có ý nghĩa thống kê. Tei TT nhóm bít dù từ 0,38 ± 0,12 xuống 0,30 ±


25

0,08, nhóm phẫu thuật từ 0,45 ± 0,13 xuống 0,31 ± 0,09, lớn hơn so với nhóm
chứng 0,28 ± 0,09, p < 0,05.
KIẾN NGHỊ
1. Ngoài các chỉ số về kích thước và chức năng TP, nên đưa thêm 2 chỉ số
về chức năng thất trái, đó là IVRT thất trái ≥ 76,5 ms, chỉ số Tei TT ≥ 0,4 là
thời điểm cần thiết phải đóng lỗ TLN.

- Siêu âm RT3D - QTN đo kích thước lỗ thông không chính xác bằng siêu
âm 2D - QTQ nhưng phát hiện tốt số lượng lỗ TLN và quan sát được hầu hết
các gờ quanh lỗ thông. Do vậy, cần chỉ định siêu âm RT3D - QTN trong
những trường hợp BN có chống chỉ định hoặc không hợp tác khi SATQTQ.
2. Đóng TLN bằng dụng cụ qua da hoặc PT vá lỗ thông là biện pháp giúp
hồi phục tốt chức năng các buồng thất.


×