Môn thể dục
Giáo án số 1: lý thuyết
Người thực hiện: Hà Văn Mừng
Trường THPT Trần Văn Quan
Chương I: Một số phương
pháp tập luyện phát triển
sức mạnh
I.MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA
TẬP LUYỆN SM TRONG THỂ THAO
1. Tập luyện SM với trọng lượng phụ có khả
năng phát triển không chỉ SM chung mà còn
liên quan đến sự phát triển SM tốc độ, SM bền,
công suất bền, phòng tránh chấn thương, rèn
luyện ý chí, năng lực tập trung… góp phần đáng
kể vào việc phát triển thành tích thể thao.
2. Tập luyện SM đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển năng lực vận động, làm tiền đề
để phát triển tiềm năng cao nhất của VĐV, cần
được tiến hành thường xuyên theo một kế
hoạch dài hạn và có hệ thống ở tất cả các VĐV
từ năng khiếu đến trình độ cao.
3. Hiện nay vẫn còn một số quan điểm chưa
được chứng minh khoa học cho rằng: Tập SM
làm chậm VĐV, ảnh hưởng xấu đến phát triển
SB và mềm dẻo. Bompa đã tổng kết các
nghiên cứu gần đây (Atha, 1984; Dudley &
Fleck, 1987; Hickson,1988; MacDougall,1987;
Micheli, 1988; Nelson, 1990; Sale,1990) để
phản bác các lý luận đó. Huấn luyện kết hợp
SM và SB không ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển công suất ưa khí (aerobic power).
Tương tự, các chương trình tập luyện SM
không ảnh hưởng xấu đến năng lực mềm dẻo.
4. Mục đích tập luyện SM là đáp ứng các
yêu cầu thể lực đặc thù của từng môn TT
(phát triển SM chuyên môn) nhằm phát triển
thành tích TT lên mức độ cao nhất.
5. Với các VĐV năng khiếu và VĐV bắt đầu
tập luyện, lượng vận động cường độ thấp có
tác dụng kích thích tích cực lên chiều dài và
chu vi của xương, trong khi đó tập với lượng
vận động nặng,cường độ cao có thể hạn chế
vónh viễn sự tăng trưởng của xương ở VĐV
năng khiếu. (Mc Ardle,2000(.
6. So sánh kết quả ở nam và nữ tập cùng một chương trình cho
thấy: phụ nữ phát triển sức mạnh tương đương, đôi khi lớn hơn
nam. Tập sức mạnh một cách phù hợp sẽ không tạo ra hiện
tượng “nam hóa”, nở cơ kềnh càng ở phụ nữ. Không cần có sự
khác biệt về chương trình tập luyện sức mạnh ở nam và nữ.
(Fleck và Kraemer, 1987(.
7. Để tập luyện hiệu quả, chương trình HLSM phải theo quan điểm
chu kỳ hóa sức mạnh, theo mục đích, PP đặc trưng cho từng giai
đoạn. Khi xây dựng chương trình và chọn lựa các PP cần chú ý
các hệ thống cung cấp năng lượng chính và các cơ chính tham
gia hoạt động trong môn thể thao.
Ngoài ra tập sức mạnh còn làm tiêu hao lượng mỡ dư thừa,
tạo cho cơ thể có vóc dáng khỏe, đẹp, làm nảy sinh
những tình cảm lành mạnh, hướng tới cái đẹp và hành
động nhân văn. Lứa tuổi hs THPT là lứa tuổi rất thuận
lợi để phát triển sức mạnh