Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

đối chiếu ẩn dụ ý niệm quê hương, đất nước trong tiếng việt và tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 159 trang )

MỤC LỤC

Mở đầu........................................................................................................................ 1
0.1 Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
0.2 Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
0.3 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 7
0.4 Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 7
0.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
0.6 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát ................................. 10
0.7 Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 12
0.8 Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 13
Chương 1 Cơ sở lí luận ........................................................................................... 14
1.1 Tiểu dẫn ......................................................................................................... 14
1.2 Ngôn ngữ học tri nhận là gì ........................................................................... 14
1.3 Ý niệm và ý niệm hóa ..................................................................................... 16
1.3.1 Ý niệm là gì............................................................................................... 16
1.3.2 Phân biệt ý niệm với khái niệm ............................................................... 18
1.3.3 Ý niệm hóa là gì ....................................................................................... 20
1.4 Ẩn dụ ý niệm .................................................................................................. 23
1.4.1 Khái niệm về ẩn dụ ý niệm ...................................................................... 23
1.4.2 Phân biệt giữa ẩn dụ ý niệm với ẩn dụ ngôn ngữ và biểu thức ngôn
ngữ mang tính ẩn dụ ........................................................................................ 26
1.4.3 Cấu trúc của ẩn dụ ý niệm ....................................................................... 27
1.4.4 Các miền ý niệm Nguồn phổ biến ........................................................... 32
1.4.5 Các loại ẩn dụ ý niệm ............................................................................... 37


1.4.6 Tính phổ quát và đặc thù văn hóa của ẩn dụ ý niệm .............................. 43
1.5 Mô hình tri nhận và mô hình tri nhận lí tưởng ............................................. 50
1.5.1 Mô hình tri nhận ...................................................................................... 50
1.5.2 Mô hình tri nhận lí tưởng ........................................................................ 55


1.5.3 Các mô hình tri nhận phổ biến ................................................................ 57
1.6 Tiểu kết .......................................................................................................... 60
Chương 2 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng
Việt và tiếng Anh ...................................................................................................... 62
2.1 Tiểu dẫn ......................................................................................................... 62
2.2 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt và tiếng Anh ............................ 62
2.2.1 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt ........................................... 62
2.2.2 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh ........................................... 72
2.2.3 Tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người
Anh về QUÊ HƯƠNG......................................................................................... 81
2.3 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh ............................... 87
2.3.1 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt .............................................. 87
2.3.2 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh .............................................. 96
2.3.3 Tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người
Anh về ĐẤT NƯỚC .......................................................................................... 108
2.4 Tiểu kết ....................................................................................................... 114
Chương 3 Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC
trong tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................. 116
3.1 Tiểu dẫn ....................................................................................................... 116
3.2 Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt và tiếng Anh .................... 116
3.2.1 Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt ................................... 116


3.2.2 Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh ................................... 123
3.2.3 Tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người
Anh về QUÊ HƯƠNG....................................................................................... 127
3.3 Mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh ....................... 128
3.3.1 Mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt ...................................... 128
3.3.2 Mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh ...................................... 134
3.3.3 Tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người

Anh về ĐẤT NƯỚC .......................................................................................... 137
3.4 Tiểu kết ........................................................................................................ 138
Kết luận ................................................................................................................... 140
Danh mục công trình của tác giả ............................................................................ 145
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................. 146


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI

Bảng 2.1 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt
Bảng 2.2 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh
Bảng 2.3 Ẩn dụ QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt và tiếng Anh
Bảng 2.4 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt
Bảng 2.5 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh
Bảng 2.6 Ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh


1

MỞ ĐẦU
0.1 Lí do chọn đề tài
Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận vào cuối những năm 1970 đã tạo ra một
cuộc cách mạng và thổi một luồng gió mới vào ngành ngôn ngữ học. Trong rất
nhiều vấn đề cốt yếu của ngôn ngữ học tri nhận, có thể kể đến ý niệm, ẩn dụ ý niệm
và mô hình tri nhận. Ý niệm là “một biểu hiện tinh thần, một ý tưởng, một tư tưởng
tương ứng với một thực thể riêng biệt hay một lớp thực thể, hoặc với các thuộc tính
điển dạng hay xác định của thực thể hay lớp thực thể ấy, vốn có thể cụ thể hay trừu
tượng” [35, tr.285]. Ẩn dụ ý niệm là “một trong những công cụ quan trọng nhất để
chúng ta cố gắng hiểu một phần những vấn đề chúng ta không thể hiểu toàn bộ như:
cảm xúc, các trải nghiệm về thẩm mĩ học, các chuẩn mực đạo đức và ý thức tinh

thần” [91, tr.194]. Mô hình tri nhận là một trong những khái niệm hoàn toàn mới
được các nhà ngôn ngữ học tri nhận đề xuất, nó là cơ sở tri nhận quan trọng được sử
dụng để tạo nên các phạm trù trong tư duy của con người. Mô hình tri nhận là “hệ
thống ý niệm liên quan với nhau theo cách mà để hiểu bất kì một ý niệm nào trong
số đó chúng ta phải hiểu cái cấu trúc toàn thể mà ý niệm đó ăn khớp với” [89,
tr.111]. Từ các khái niệm trên, có thể nói rằng ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận là
hai công cụ giúp chúng ta hiểu đầy đủ một ý niệm, trong đó ẩn dụ ý niệm là công cụ
gián tiếp còn mô hình tri nhận là công cụ trực tiếp.
Trong các ý niệm quan trọng, QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC là hai ý niệm gần
như tồn tại trong ngôn ngữ của hầu hết các dân tộc. Trong cả tiếng Việt lẫn tiếng
Anh, QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC được xem là những ý niệm cơ bản và là những
ý niệm trừu tượng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ các ý niệm này để làm rõ
lối tri nhận của người Việt và người Anh, đồng thời qua đó chỉ ra những tương đồng
và dị biệt trong lối tri nhận giữa người Việt và người Anh là một việc làm hết sức
cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn. Để làm được điều này, có thể sử
dụng các công cụ trong ngôn ngữ học tri nhận mà hai trong số đó là ẩn dụ ý niệm và
mô hình tri nhận. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên thế giới nói chung và ở Việt


2

Nam nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng một số công cụ trong
ngôn ngữ học tri nhận để khảo sát, làm rõ hai ý niệm này. Tuy nhiên, đến nay chưa
có bất kì công trình nào đi sâu nghiên cứu, so sánh các ý niệm QUÊ HƯƠNG và
ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh bằng cách sử dụng ẩn dụ ý niệm và mô
hình tri nhận để tìm hiểu những tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận giữa người
Việt và người Anh.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đối chiếu ẩn dụ ý niệm QUÊ
HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh” làm đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu.

0.2 Lịch sử vấn đề
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có một số công trình
nghiên cứu về quê hương và đất nước từ khía cạnh của cả ngôn ngữ học truyền
thống lẫn ngôn ngữ học tri nhận như những nghiên cứu của Lakoff (1992) [90] và
Kovecses (2010) [86], Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997) [28], Nguyễn Văn Chiến
(2004) [3], Nguyễn Đức Dân (2010) [138], Trịnh Sâm (2011) [29].
Trên thế giới, cả Lakoff (1992) [90], trong công trình Lí thuyết ẩn dụ đương
đại, lẫn Kovecses (2010) [86], trong công trình Giới thiệu thực tiễn về ẩn dụ, đều
xếp ý niệm STATE (NHÀ NƯỚC) vào danh sách các miền ý niệm Đích trong tiếng
Anh. Kovecses (2010) [86], không chỉ xác định STATE (NHÀ NƯỚC) là một miền
ý niệm Đích trong tiếng Anh, mà còn đưa ra ẩn dụ ý niệm A STATE/COUNTRY IS
A PERSON (NHÀ NƯỚC/ĐẤT NƯỚC LÀ MỘT CON NGƯỜI). Theo ông, đất
nước được người Mĩ xem như một con người vì nước Mĩ có những phẩm chất mà
người Mĩ thường có như sẵn sàng “giúp đỡ” và “đón tiếp” những người người nhập
cư nghèo khó đang thực sự cần sự hỗ trợ [86, tr.65]. Các nghiên cứu trên đây của
Lakoff và Kovecses đã bước đầu tạo tiền đề quan trọng cho những người muốn
nghiên cứu, làm rõ ý niệm ĐẤT NƯỚC, ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh
nói riêng và trong các ngôn ngữ khác nói chung.
Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu các khía cạnh khác nhau liên
quan đến từ “nước” trong tiếng Việt như những nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh


3

Phượng (1997) [28], Nguyễn Văn Chiến (2004) [3], Nguyễn Đức Dân (2010) [138],
Trịnh Sâm (2011) [29], nghiên cứu về từ khóa “quê” trong tiếng Việt (so sánh đối
chiếu với tiếng Anh và tiếng Nga) của Lê Thị Kiều Vân (2012) [42].
Luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu từ ngữ sông nước trong đời sống văn hóa Việt
Nam” năm 1997 của Nguyễn Thị Thanh Phượng [28] đã nghiên cứu miền ý niệm
sông nước trong tri nhận của người Việt thông qua 07 lĩnh vực cơ bản: (i) Miền các

dạng nước, (ii) Miền vật chứa nước và các yếu tố bộ phận liên quan đến vật chứa,
(iii) Miền loài vật đặc trưng sống ở nước, (iv) Miền công cụ đánh bắt, (v) Miền
phương tiện di chuyển và các bộ phận của phương tiện, (vi) Miền đặc tính, trạng
thái và vận động thuộc nước, (vii) Miền các hoạt động của người ở nước. Trong các
miền ý niệm đó, tác giả đã phân tích và khái quát các hiện tượng ẩn dụ ý niệm trong
tư duy ngôn ngữ người Việt để tìm ra manh mối sông nước trong sử dụng ngôn ngữ
tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng dù trong phát ngôn, người Việt
từ xưa đến nay không nhận ra mình đang sử dụng các từ ngữ sông nước nhưng thực
tế miền ý niệm sông nước đã ngấm ngầm trong con người họ từ bao đời nay. Và, ý
niệm sông nước chưa bao giờ và sẽ không bao giờ ngừng chảy trong tư duy của dân
tộc Việt Nam với những đặc trưng hết sức người của nó.
Năm 2004, trong cuốn sách Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nguyễn
Văn Chiến [3] đã luận bàn rất cụ thể về nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của từ “nước”
trong tiếng Việt, đồng thời so sánh ý nghĩa của từ “nước” với những từ ngữ cũng có
nghĩa là “nước” trong ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam.
Năm 2010, trong bài viết “Nước - một từ đặc Việt”, Nguyễn Đức Dân [138]
đã bàn về nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của từ “nước” trong tiếng Việt. Theo tác
giả, người Việt dùng từ nước để đặt tên cho đơn vị hành chính lớn nhất của mình,
nước có nghĩa là quốc gia. Ngoài ra, từ nước còn được dùng theo nhiều nghĩa bóng,
đây là những cách dùng từ ngữ hiếm thấy ở các dân tộc khác trên thế giới. Bài viết
cũng trích dẫn kết quả của một nghiên cứu cho thấy trong tiếng Việt, từ nước có
tính độc lập cao, nó kết hợp được với tính từ, động từ, danh từ theo những trật tự
khác nhau. Cụ thể là so sánh với tiếng Anh, tiếng Việt có 117 cụm từ trong đó có


4

yếu tố nước, sông trong số này có 97 cụm mà tiếng Anh lại diễn đạt bằng những từ
khác chứ không phải là nước, sông (water, river). Bên cạnh đó, tuy tiếng Anh cũng
có 19 cụm từ chứa water, river nhưng ở cách nói tương ứng trong tiếng Việt lại

không dùng hai từ nước, sông.
Trịnh Sâm (2011) [29] trong bài viết bàn về “Miền ý niệm sông nước trong tri
nhận của người Việt”, trên cơ sở bức tranh thế giới về sông nước trong tiếng Việt,
đã tập trung phân tích một số bình diện trải nghiệm: định danh của từ nước, con
người và dòng sông, ẩn dụ sông nước. Từ kết quả phân tích trải nghiệm về định
danh của từ nước, tác giả đã rút ra được hai kết cấu. Một là, X + nước trong đó X là
vật chứa. Vật chứa ở đây theo tác giả bao gồm (i) vật chứa liên quan trực tiếp đến
bộ phận cơ thể người, (ii) vật chứa là dụng cụ nhân tạo và (iii) vật chứa có thể là tự
nhiên hay nhân tạo. Hai là, cấu trúc nước + X trong đó X có thể do nhiều từ thuộc
nhiều trường nghĩa khác nhau đảm nhiệm bao gồm (i) X là bộ phận cơ thể của con
người hoặc có liên quan đến chúng, (ii) X là các từ ngữ chỉ sở thuộc và (iii) X là
hoạt động, trạng thái, nguồn gốc, tính chất của nước.
Trên bình diện trải nghiệm con người và dòng sông, Trịnh Sâm (2011) [29] đã
chỉ ra được quan hệ giữa cuộc đời con người và dòng sông, theo đó kết quả phân
tích ngữ liệu đã chỉ ra rằng “người Việt vừa dùng phương thức đồng xuất hiện trải
nghiệm [91, tr.156] và tương đồng trải nghiệm [91, tr.156] để tri nhận về sông
nước” [29, tr.4]. Ngoài ra, bài viết cũng thống kê các ẩn dụ ý niệm liên quan đến
sông nước như HÀNH TRÌNH ĐỜI NGƯỜI LÀ HÀNH TRÌNH CỦA DÒNG
SÔNG, DÒNG ĐỜI LÀ DÒNG SÔNG, CUỘC ĐỜI LÀ VẬT CHỨA, MÔI
TRƯỜNG XÃ HỘI LÀ NƯỚC, ỨNG XỬ CỦA CON NGƯỜI LÀ VẬN ĐỘNG
CỦA NƯỚC. Tác giả khẳng định “miền ý niệm sông nước có một vị trí hết sức đặc
biệt trong hoạt động trí não của người Việt trên cả bình diện ý thức cũng như tiềm
thức” [29, tr.9].
Luận án tiến sĩ Tìm hiểu đặc trưng văn hóa và tri nhận của người Việt thông
qua một số “từ khóa” (So sánh đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh và tiếng Nga),
năm 2012 của Lê Thị Kiều Vân [42] là một trong những công trình nghiên cứu đầu


5


tiên đi sâu làm rõ từ khóa “quê” từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Luận án đã
khảo sát những ý niệm được biểu đạt qua từ khóa “quê” trong tiếng Việt để tìm hiểu
đặc trưng văn hóa và tri nhận của người Việt, có sự so sánh với tiếng Anh và tiếng
Nga. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong tiếng Việt, có 3 ý niệm được biểu đạt qua
từ khóa “quê”, đó là: (1) Ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, TỔ QUỐC - là một
quốc gia, một dân tộc nơi con người có sự gắn bó tự nhiên về mặt tình cảm, (2) Ý
niệm QUÊ là nơi gia đình, dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống có sự gắn bó
tự nhiên về tình cảm, và (3) Ý niệm QUÊ đối lập với TỈNH.
Theo Lê Thị Kiều Vân (2012) [42] thì ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC,
TỔ QUỐC là một quốc gia, một dân tộc nơi con người có sự gắn bó tự nhiên về mặt
tình cảm vì trong tâm thức của người Việt, “quê hương” không chỉ trong phạm vi
một làng, “quê hương” không chỉ của một người mà là quê chung của hàng triệu
người qua hàng ngàn đời nay. Trường từ vựng “quê” còn bao hàm nét nghĩa “đất
nước” vì tổ hợp “đất - nước” là một trong những biểu tượng văn hóa tâm linh thiêng
liêng của người Việt, “đất nước” có giá trị biểu trưng lớn, “đất nước” là bờ cõi nước
nhà. Ý niệm QUÊ là nơi gia đình, dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống có sự
gắn bó tự nhiên về tình cảm. Người Việt sử dụng quê quán để hàm ý nơi gốc rễ của
gia đình, dòng họ, là nơi trưởng thành của người cha, đó cũng có thể là nơi kê khai
làm hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân.
Ý niệm QUÊ đối lập với TỈNH. Lê Thị Kiều Vân (2012) [42] cho rằng, mặc
dù hiện nay ranh giới giữa quê và tỉnh đã mờ đi rất nhiều nhưng trong tâm thức của
người Việt quan niệm phân biệt quê - tỉnh vẫn còn tồn tại. So sánh đối chiếu giữa
các ý niệm được biểu đạt qua từ khóa “quê” trong tiếng Việt với các ý niệm được
biểu đạt qua từ khóa “homeland” (quê) trong tiếng Anh, tác giả nhận thấy hai điểm
nổi bật sau. Một là, về cơ bản trong tiếng Việt và tiếng Anh, các ý niệm QUÊ
HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, TỔ QUỐC – là một quốc gia, một dân tộc nơi con người có
sự gắn bó tự nhiên về mặt tình cảm và ý niệm QUÊ – là nơi gia đình, dòng họ đã
qua nhiều đời làm ăn sinh sống có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm tuy được thể hiện
bằng các phương tiện khác nhau nhưng nhìn chung có sự tương đồng giữa hai ngôn



6

ngữ, ngoại trừ một điểm khác biệt đó là người Việt có thể dùng nơi sinh trưởng của
người cha để kê khai khi làm hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân còn người Anh
chỉ sử dụng nơi sinh khi kê khai trong lí lịch. Hai là, đối với ý niệm QUÊ đối lập
với TỈNH, trong tiếng Việt thể hiện rất rõ sự phân biệt quê - tỉnh nhưng trong tiếng
Anh hầu như không thấy sự phân biệt này.
Như vậy, luận án đã bước đầu xác định và làm rõ được một số ý niệm được
biểu đạt qua từ khóa “quê”. Tuy nhiên, vì luận án còn khảo sát ba từ khóa khác là
“phận”, “mặt”, “hồn” nên tác giả chưa thể đi sâu làm rõ hết các khía cạnh liên quan
đến ý niệm này. Do vậy, tác giả đề xuất “có thể mở rộng cách khảo sát đến các ẩn
dụ ý niệm như: quê hương là vật chứa, quê hương là đời người, quê cha là nguồn
cội, quê hương là sự đổi thay, quê hương là quá khứ, v.v.” [42, tr.119]. Bên cạnh
đó, do từ khóa “quê” trong luận án được khảo sát trong sự so sánh giữa tiếng Việt
với tiếng Anh và tiếng Nga nên phần nào chưa cho thấy hết những tương đồng và dị
biệt về tri nhận giữa hai dân tộc Việt - Anh. Điều này đã mở ra một hướng nghiên
cứu cho những người có mong muốn tiếp tục kế thừa, bổ sung và phát triển những
vấn đề liên quan đến các ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC.
Tựu trung lại có thể thấy rằng, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng, đã có một số nghiên cứu liên quan đến ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC.
Các tác giả Nguyễn Văn Chiến (2004) [3] và Nguyễn Đức Dân (2010) [138] đã
khảo sát các khía cạnh liên quan đến “nước” theo cách nhìn của ngôn ngữ học
truyền thống. Các tác giả Lakoff (1992) [90], Kovecses (2010) [86], Nguyễn Thị
Thanh Phượng (1997) [28], Trịnh Sâm (2011) [29], Lê Thị Kiều Vân (2012) [42] lại
có cách tiếp cận hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC từ góc nhìn của ngôn ngữ
học tri nhận nhưng mỗi tác giả lại sử dụng các công cụ khác nhau và làm rõ hai ý
niệm này ở một mức độ nhất định. Lakoff (1992) [90] và Kovecses (2010) [86] đã
bước đầu xác định ĐẤT NƯỚC là một miền ý niệm Đích trong tiếng Anh, đồng
thời chỉ ra được miền ý niệm Nguồn CON NGƯỜI ánh xạ lên ý niệm ĐẤT NƯỚC,

hình thành nên ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC LÀ MỘT CON NGƯỜI. Đây là một
đóng góp quan trọng của hai tác giả, là cơ sở để tiến hành nghiên cứu ẩn dụ ý niệm


7

ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh. Tuy nhiên, cả Lakoff lẫn Kovecses chỉ nghiên cứu ý
niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh và mới chỉ ra được một miền ý niệm Nguồn
CON NGƯỜI, hoàn toàn không có sự so sánh đối chiếu với ẩn dụ ý niệm ĐẤT
NƯỚC trong ngôn ngữ khác.
Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997) [28] đã nghiên cứu các miền ý niệm sông
nước thông qua việc sử dụng công cụ ẩn dụ ý niệm trong ngôn ngữ học tri nhận.
Trịnh Sâm (2011) [29] đã sử dụng hai phương thức đồng xuất hiện trải nghiệm và
tương đồng trải nghiệm trong ngôn ngữ học tri nhận để làm rõ miền ý niệm SÔNG
NƯỚC. Lê Thị Kiều Vân (2012) [42] sử dụng công cụ “từ khóa” để làm rõ các ý
niệm được biểu đạt qua từ khóa “quê”. Như vậy, đến nay chưa có nghiên cứu nào đi
sâu khảo sát, làm rõ các ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và
tiếng Anh bằng cách sử dụng ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận để tìm hiểu tri nhận
của người Việt và người Anh. Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu
đối chiếu ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh.
0.3 Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện với mục đích góp phần thúc đẩy một hướng nghiên
cứu còn tương đối mới, đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ
học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đó là ngôn ngữ học tri nhận.
Cụ thể, thông qua việc phân tích, làm rõ ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý
niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh, phân tích, làm rõ mô hình tri nhận
QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC, luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ
lối tri nhận của người Việt và người Anh về các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT
NƯỚC, trên cơ sở đó có thể thấy được tính phổ quát của toàn nhân loại và tính đặc
thù dị biệt của từng dân tộc.

0.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những tri thức lí luận có liên quan đến đề tài.
- Phân tích, làm rõ ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC
trong tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện thông qua các biểu thức ngôn ngữ trong các
tác phẩm văn học.


8

- Phân tích, làm rõ mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT
NƯỚC được kích hoạt trong không gian tinh thần của người Việt và người Anh và
được thể hiện thông qua các biểu thức ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học.
- Chỉ ra sự tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và người
Anh về các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung trả lời câu hỏi
nghiên cứu sau:
Tri nhận của người Việt và người Anh đối với các ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT
NƯỚC được thể hiện như thế nào?
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ phải trả lời hai câu hỏi cụ thể
như sau:
1. Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt
và tiếng Anh được thể hiện như thế nào?
2. Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong
tiếng Việt và tiếng Anh được thể hiện như thế nào?
0.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu thức (hay các phát ngôn) có thể
cho phép chỉ ra ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong
tiếng Việt và tiếng Anh.
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê [25] năm 1997 thì quê hương được

hiểu là quê của mình, về mặt là nơi có sự gắn bó về mặt tình cảm hoặc là nơi đầu
tiên sản sinh ra cái gì đó phổ biến ra những nơi khác [tr.798]. Quê hương có các từ
đồng nghĩa: quê cha đất tổ, quê quán, quê. Đất nước là miền đất đai, trong quan hệ
với dân tộc làm chủ và sống trên đó [tr.304]. Đất nước có các từ đồng nghĩa: giang
sơn, sơn hà, tổ quốc, nước, nước non, non sông.
Theo Từ điển Anh - Anh dành cho người học ở cấp độ cao Oxford, tái bản lần
thứ 7 [102] năm 2005 thì homeland là nơi bạn sinh ra hoặc sống khi còn trẻ [tr.746].
Country là một vùng đất đang có hoặc đã từng có chính phủ và luật pháp, một vùng


9

đất có những đặc điểm địa lí đặc trưng, thích hợp cho một mục đích nào đó hoặc
gắn kết với một con người hoặc một dân tộc [tr.350]. Country còn được hiểu là con
người của một quốc gia, dân tộc với tư cách tổng thể hoặc một quốc gia được xem
xét như là một cộng đồng chính trị có tổ chức và được một chính phủ quản lí
[tr.1497]. Ngoài ra, country còn có một nét nghĩa tương đối khác với các nét nghĩa
trên, country là bất kì một khu vực nào ngoài thị trấn, thành phố với nhiều cánh
đồng, trang trại, rừng, v.v. [tr.350].
Theo Từ điển Cambridge Anh - Anh dành cho người học ở cấp độ cao, tái bản
lần thứ 3 [55] năm 2008 thì homeland là đất nước nơi bạn sinh ra [tr.690]. Country
là một vùng đất có chính quyền và quân đội riêng [tr.320]; country còn có nghĩa là
vùng đất không nằm trong các thị trấn, các thành phố hoặc khu công nghiệp, được
sử dụng để canh tác hoặc để trong điều kiện tự nhiên [tr.320].
Theo Từ điển Longman Anh - Anh dành cho khảo thí [105] năm 2006 thì
homeland là nơi bạn sinh ra và trải qua thời thơ ấu [tr.735]. Country là một vùng đất
được chính phủ, tổng thống, vua cai trị [tr.338], là một đất nước được xem xét với
tư cách là một tổ chức chính trị. Ngoài ra, country còn được hiểu là vùng đất không
nằm trong các thị trấn, các thành phố được sử dụng để trồng trọt [tr.338] hoặc một
vùng đất thích hợp cho một hoạt động cụ thể và có những đặc điểm riêng hoặc gắn

liền với một người, một dân tộc nhất định [tr.338].
Theo Từ điển Oxford về từ đồng nghĩa thì homeland có các từ đồng nghĩa sau:
native land (vùng đất bản địa), native country (đất nước bản địa), country of origin
(nguyên quán), home (nhà), fatherland (vùng đất của cha), motherland (vùng đất
của mẹ), mother country (quê hương của mẹ), land of one’s fathers (vùng đất của
cha ông), the old country (cố hương). Country có các từ đồng nghĩa: state (nhà
nước, quốc gia), sovereign state (đất nước có chủ quyền), kingdom (vương quốc),
realm (vương quốc), territory (lãnh thổ), principality (công quốc), palatinate (lãnh
địa), empire (đế quốc), commonwealth (khối thịnh vượng chung).
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi không có ý định
nghiên cứu các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC theo cách tiếp cận này mà


10

chúng tôi hướng đến nghiên cứu, khảo sát, làm rõ hai ý niệm trên bằng cách sử
dụng ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận, từ đó rút ra những tương đồng và dị biệt
trong lối tri nhận của người Việt và người Anh. Cụ thể, chúng tôi sẽ xác định các ý
niệm Nguồn được người Việt và người Anh sử dụng để ánh xạ lên các ý niệm Đích
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, xác định các mô hình tri nhận được hai dân tộc Việt,
Anh sử dụng làm khung tri nhận để làm rõ hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC.
Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án ở việc tìm hiểu ẩn dụ ý
niệm và mô hình tri nhận.
0.6 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau
đây:
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa theo hướng tri nhận luận: Phương pháp
này được sử dụng để phân tích hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng

Việt và tiếng Anh từ góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận.
- Phương pháp phân tích mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả ẩn
dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC; mô hình tri nhận QUÊ
HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên
suốt trong toàn bộ đề tài. Trên cơ sở mô tả ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý
niệm ĐẤT NƯỚC, mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT
NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu để
tìm ra sự tương đồng và dị biệt giữa ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt
và ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh, giữa ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC
trong tiếng Việt và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh; sự tương đồng và dị
biệt giữa mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Việt và mô hình tri nhận QUÊ
HƯƠNG trong tiếng Anh, giữa mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và
mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh. Những so sánh đối chiếu như vậy


11

giúp thấy được những tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của người Việt và
người Anh về hai ý niệm trên.
Phạm vi tư liệu khảo sát
Trong quá trình thu thập tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu luận án, tác giả
đã khảo sát các tác phẩm thơ, truyện, tiểu thuyết tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy
nhiên, sau khi thu thập, khảo sát rất nhiều nguồn tư liệu, tác giả nhận thấy một thực
tế là trong tiếng Việt phần lớn các biểu thức ngôn ngữ chứa đựng ý niệm QUÊ
HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC chủ yếu nằm trong các tác phẩm thơ, các biểu thức ngôn
ngữ chứa đựng hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong truyện, tiểu thuyết
hầu như rất ít. Ngược lại, trong tiếng Anh, các biểu thức ngôn ngữ chứa đựng hai ý
niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong các tác phẩm thơ chiếm số lượng rất nhỏ,
các biểu thức ngôn ngữ chứa đựng hai ý niệm này chủ yếu tập trung trong các tác

phẩm truyện và tiểu thuyết. Đây là một trong những khó khăn mà tác giả gặp phải
khi khảo sát tư liệu phục vụ nghiên cứu luận án này. Chính vì vậy, sau khi cân nhắc,
tác giả quyết định chọn phạm vi tư liệu khảo sát của luận án bao gồm:
- Tiếng Việt
+ Tuyển tập thơ Việt Nam 1945 - 1960, Nhà xuất bản Văn học, năm 1960;
Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 - 2000 (tập 1, 2, 3), Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm
2001; Tuyển tập thơ của các tác giả: Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đăng
Khoa, Chế Lan Viên, Hữu Thỉnh, Chính Hữu, Quang Dũng, Xuân Diệu, v.v. Tổng
số bài được khảo sát là 1301 bài. Trong đó có 405 bài trong Tuyển tập thơ Việt
Nam 1945 - 1960, 504 bài trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 - 2000 (tập 1, 2, 3)
và 392 bài Tuyển tập thơ của các tác giả: Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đăng
Khoa, Chế Lan Viên, Hữu Thỉnh, Chính Hữu, Quang Dũng, Xuân Diệu, v.v.
+ 20 truyện và tiểu thuyết của một số tác giả Bảo Ninh, Phùng Quán, Đỗ
Chu, Nguyễn Huy Tưởng, v.v.
- Tiếng Anh


12

+ 1030 bài thơ của các nhà thơ người Anh, trong đó có một số tác giả nổi
tiếng như Thomas Stearns Eliot, William Blake, William Wordsworth, Robert
Burns, Thomas More, v.v.
+ 40 truyện và tiểu thuyết của các tác giả người Anh.
0.7 Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lí luận
Luận án là một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu về đối chiếu ẩn
dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng
Anh. Bằng phương pháp phân tích ngữ nghĩa theo hướng tri nhận luận và phương
pháp mô tả, luận án bước đầu chỉ ra được một số miền ý niệm Nguồn ánh xạ lên hai
miền ý niệm Đích là QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC để hình thành nên các ẩn dụ ý

niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC, trên cơ sở tổng hợp các ẩn dụ ý
niệm để xác lập và lí giải mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT
NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh. Đồng thời, bằng phương pháp so sánh đối
chiếu, luận án chỉ ra một số tương đồng và dị biệt giữa ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG
trong tiếng Việt với ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh, giữa ẩn dụ ý
niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt với ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong tiếng Anh.
Luận án cũng chỉ ra một số tương đồng và dị biệt giữa mô hình tri nhận QUÊ
HƯƠNG trong tiếng Việt với mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG trong tiếng Anh, giữa
mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt với mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC
trong tiếng Anh.
Về mặt thực tiễn
Thông qua việc sử dụng ẩn dụ ý niệm để gián tiếp và mô hình tri nhận để trực
tiếp làm rõ các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng
Anh, luận án góp phần phản ánh những tương đồng và dị biệt trong lối tri nhận của
người Việt và người Anh đối với các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC. Việc
nắm vững những tương đồng và dị biệt trong tri nhận giữa người Việt và người Anh
đối với các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC sẽ giúp người học ngoại ngữ hạn


13

chế khả năng phạm lỗi, đồng thời hiểu được nguyên nhân dị biệt trong văn hóa, tri
nhận qua đó tăng cường khả năng phân tích, xử lí các vấn đề ngôn ngữ.
Luận án có những đóng góp đối với công tác giảng dạy và biên soạn giáo trình
tiếng Anh ở Việt Nam và có ý nghĩa thực tiễn đối với việc nghiên cứu dịch thuật và
biên soạn từ điển. Luận án cũng cung cấp một kho tư liệu tương đối phong phú
phục vụ cho việc nghiên cứu các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC.
0.8 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận án bao gồm
03 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận
Nội dung chương 1 trình bày những vấn đề lí luận cơ bản nhất của ngôn ngữ
học tri nhận có liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu làm rõ lối tri nhận của người
Việt và người Anh đối với các ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC. Cụ thể, các
vấn đề lí luận được trình bày trong chương này gồm ngôn ngữ học tri nhận là gì, ý
niệm, ý niệm hóa, ẩn dụ ý niệm, mô hình tri nhận.
Chương 2 Ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm ĐẤT NƯỚC trong
tiếng Việt và tiếng Anh
Nội dung chương 2 tập trung phân tích, làm rõ các ý niệm Nguồn ánh xạ lên
hai ý niệm Đích QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh. Trên
cơ sở đó rút ra một số tương đồng và dị biệt trong tri nhận của người Việt và người
Anh đối với hai ý niệm trên.
Chương 3 Mô hình tri nhận QUÊ HƯƠNG và mô hình tri nhận ĐẤT NƯỚC
trong tiếng Việt và tiếng Anh
Dựa trên kết quả phân tích về ẩn dụ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ẩn dụ ý niệm
ĐẤT NƯỚC trong chương 2, nội dung chương 3 tập trung tổng hợp các ẩn dụ ý
niệm này thành các mô hình tri nhận lí tưởng, đóng vai trò là cấu trúc toàn thể để
trên cơ sở đó giúp chúng ta làm rõ ý niệm QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC, đồng
thời so sánh những tương đồng và dị biệt giữa người Việt và người Anh trong tri
nhận về QUÊ HƯƠNG và ĐẤT NƯỚC.


14

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Tiểu dẫn
Trong chương 1, chúng tôi trình bày những vấn đề lí luận chính của ngôn ngữ
học tri nhận có liên quan trực tiếp đến luận án bao gồm khái quát về ngôn ngữ học

tri nhận, ý niệm, ý niệm hóa, ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận. Các cơ sở lí thuyết
này là tiền đề quan trọng, được vận dụng vào việc phân tích dữ liệu để làm rõ hai ý
niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh. Luận án sẽ trình
bày khái quát về ngôn ngữ học tri nhận, ý niệm, cấu trúc của ý niệm, phân biệt giữa
ý niệm và khái niệm, quá trình ý niệm hóa - một trong những quá trình quan trọng
để làm rõ một ý niệm. Vấn đề ẩn dụ ý niệm cũng được phân tích, làm rõ trên các
khía cạnh: khái niệm, sự khác nhau giữa ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ngôn ngữ, cấu trúc
của ẩn dụ ý niệm, ánh xạ giữa miền ý niệm Nguồn và miền ý niệm Đích. Đồng thời,
chúng tôi cũng liệt kê một số miền ý niệm Nguồn phổ biến được người Anh sử
dụng để làm rõ các miền ý niệm Đích. Chúng tôi cũng trình bày một số mô hình tri
nhận và ứng dụng của từng mô hình trong việc giải quyết các vấn đề trong ngôn
ngữ học tri nhận. Cuối cùng, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích cấu tạo của một mô hình
tri nhận lí tưởng.
1.2 Khái quát về Ngôn ngữ học tri nhận
Ngôn ngữ học tri nhận xuất hiện vào những năm cuối 1970 với các công trình
nghiên cứu làm tiền đề của các nhà ngôn ngữ học Mĩ như Ngữ nghĩa tạo sinh của
Lakoff (1971) [88], Ngữ nghĩa khung của Fillmore (1982b) [73], Ngữ pháp học tri
nhận của Langacker (1987) [94], Ngữ nghĩa trong ngữ pháp học tạo sinh của
Jackendoff (1972) [83], v.v. Năm 1989, Hội ngôn ngữ học tri nhận và tạp chí “Ngôn
ngữ học tri nhận” được thành lập, đánh dấu sự ra đời chính thức của ngôn ngữ học
tri nhận. Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan
tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thế kỷ XX. Các tác giả Lý Toàn Thắng
(2004) [34], (2005) [35], (2009) [37], Trần Văn Cơ (2007) [5], (2009) [6], (2011)


15

[7], Nguyễn Đức Dân (2000) [138], (2010) [139], Trịnh Sâm (2011) [29] tập trung
giới thiệu những vấn đề mấu chốt trong lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận và giới hạn
nghiên cứu của mình ở mức độ vận dụng lí thuyết Âu Mĩ vào các mảng thực tiễn

tiếng Việt. Ngoài ra, thời gian gần đây, đã có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
và khóa luận tốt nghiệp đại học được tiến hành với mục đích vận dụng lí thuyết của
ngôn ngữ học tri nhận vào việc nghiên cứu làm rõ đặc trưng văn hóa và lối tri nhận
của người Việt hoặc so sánh đặc trưng văn hóa và lối tri nhận của người Việt với
đặc trưng văn hóa và lối tri nhận của một số dân tộc khác.
Để hiểu một cách vắn tắt ngôn ngữ học tri nhận là gì, chúng ta có thể lấy định
nghĩa của Lý Toàn Thắng (2008) [36] “Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái
mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh
nghiệm và sự tri giác của con người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức
mà con người ý niệm hóa và phạm trù hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách
quan đó” [36, tr.180]. Đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận là ngôn ngữ
tự nhiên của con người trong mối quan hệ với con người, thực hiện chức năng làm
công cụ của tư duy, công cụ xử lí và chế biến thông tin để tạo ra tri thức và cảm xúc
của con người. Nói cách khác, nếu như ngôn ngữ học truyền thống xem ngôn ngữ là
chìa khóa để con người tìm hiểu thế giới thì ngôn ngữ học tri nhận xem ngôn ngữ là
cánh cửa để con người đi vào tìm hiểu tâm trí và bản thân của chính mình. Vì vậy,
không thể tách ngôn ngữ với tri nhận mà phải xác định ngôn ngữ tự nhiên là kết quả
của hoạt động trí tuệ của con người, là một bộ phận cấu thành nên tri nhận của nhân
loại. Do ngôn ngữ là sản phẩm của quá trình tri nhận, sự thể hiện năng lực tri nhận
của con người, nên ngôn ngữ học tri nhận phải nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ
và tri nhận, phải tìm hiểu đặc điểm tri nhận và cấu trúc tri nhận trong năng lực nhận
thức của con người để trên cơ sở đó chỉ ra bản chất của ngôn ngữ.
Hiện nay tồn tại hai quan điểm về phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học tri
nhận. Theo nghĩa hẹp thì ngôn ngữ học tri nhận chủ yếu là ngữ nghĩa học tri nhận
và ngữ pháp học tri nhận của Mĩ với các tác giả như Lakoff (1971) [88], Jackendoff
(1972) [83] và Langacker (1987) [94]. Theo nghĩa rộng thì ngôn ngữ học tri nhận


16


bao gồm nhiều hướng nghiên cứu khác như Ngữ nghĩa khung của Fillmore (1982b)
[73], Lí thuyết ngữ nghĩa của Talmy (1983) [123] và Wierzbicka (1997) [132], Lí
thuyết về không gian tinh thần của Fauconnier (1985) [68].
Các nghiên cứu gần đây của Ungerer và Schmid (1996) [126], Croft và Cruse
(2004) [60] và Evans và Green (2006) [63] đều xác định ngôn ngữ học tri nhận có
những nguyên lí sau: (1) ngôn ngữ không phải là một khả năng tự trị mà chỉ là một
trong những khả năng và quá trình tri nhận ở con người, (2) ngữ nghĩa và ngữ pháp
là sự ý niệm hóa (3) tri thức ngôn ngữ nảy sinh ra từ sự sử dụng ngôn ngữ.
1.3 Ý niệm và ý niệm hóa
1.3.1 Ý niệm là gì
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là thông qua việc sử dụng hai công cụ trong
ngôn ngữ học tri nhận là ẩn dụ ý niệm và mô hình tri nhận để làm rõ hai ý niệm
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC trong tiếng Việt và tiếng Anh. Nói cách khác, hai ý
niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC chính là các đối tượng khảo sát của luận án. Vì
vậy, cần thiết phải làm rõ nội hàm ý niệm là gì, ý niệm có điểm gì khác với khái
niệm để tạo cơ sở cho việc khảo sát, làm rõ hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
trong các chương tiếp theo.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số tác giả đi sâu nghiên cứu về ý niệm
như Cruse (2006) [61], Lý Toàn Thắng (2005) [35], (2008) [36], Trần Trương Mỹ
Dung (2005) [11], Trần Văn Cơ (2007) [5], (2011) [7].
Lý Toàn Thắng (2005) [35] cho rằng điều làm nên sự khác biệt giữa ngôn ngữ
học truyền thống và ngôn ngữ học tri nhận đó là ngôn ngữ học truyền thống xem ý
nghĩa là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất còn ngôn ngữ học tri nhận nhằm vào
nghiên cứu ý niệm.
Cruse (2006) [61] chỉ ra rằng “Ý niệm là những biểu tượng tinh thần chứa
đựng kiến thức về các phạm trù [89], ý niệm giúp con người sắp xếp mọi thứ vào
các phạm trù thích hợp”. Nghĩa là, ý niệm tiếp cận thế giới qua các phạm trù thay vì
phải tiếp cận từng đồ vật, trải nghiệm riêng biệt; điều đó đã mang lại cho ý niệm
bốn ưu thế sau. Một là, ý niệm cho phép con người học từ kinh nghiệm của chính



17

mình. Thông thường, các sự kiện, trải nghiệm riêng biệt hiếm khi lặp lại, vì vậy lưu
trữ chúng trong bộ nhớ sẽ vô ích. Thay vào đó, nếu tập hợp các sự kiện, trải nghiệm
có những nét tương đồng lại với nhau, tạo thành các phạm trù, con người sẽ tích lũy
kiến thức làm cơ sở lí giải các sự kiện, trải nghiệm tương tự xảy ra trong thực tế.
Hai là, giao tiếp sẽ không thực hiện được trừ khi các thành tố của ngôn ngữ gắn kết
với các phạm trù được ý niệm hóa [94]. Ba là, ý niệm và kiến thức được lưu trữ
trong não bộ cho phép chúng ta xử lí được các sự vật, hiện tượng trên thế giới, đồng
thời dự đoán được kết quả. Và, bốn là, ý niệm giúp con người khái quát hóa một sự
vật, hiện tượng nào đó thành các sự vật, hiện tượng khác. Tác giả này kết luận ý
niệm là yếu tố then chốt giúp hoạt động nhận thức của con người đạt hiệu quả. Ý
niệm được tổ chức thành những khối kiến thức tiềm tàng, miêu tả việc kết nối các
sự vật, hiện tượng, tình huống theo kinh nghiệm của chúng ta.
Lý Toàn Thắng (2008) [36, tr.285] cho rằng: “Ý niệm trước hết không phải và
không chỉ là kết quả của quá trình tư duy, quá trình phản ánh thế giới khách quan
vào đầu óc con người; mà nó là sản phẩm của hoạt động tri nhận, nó là cái chứa tri
thức và sự hiểu biết của con người về thế giới trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này qua
đời khác, nó vừa mang tính nhân loại phổ quát vừa mang tính đặc thù dân tộc”.
Theo Trần Văn Cơ (2007) [5], (2011) [7] thì ý niệm là đơn vị cơ sở của ngôn
ngữ học tri nhận, được hình thành trong ý thức của con người. Kinh nghiệm cảm
tính trực tiếp mà con người thu nhận được là cơ sở để hình thành ý niệm. Con người
lấy chính kinh nghiệm của bản thân thể hiện trong ngôn ngữ thông qua ý niệm. Ông
cho rằng “Ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lí của ý thức chúng ta, là đơn vị nội
dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của ngôn ngữ bộ não, của toàn bộ
bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm trí con người. Trong quá trình tư duy,
con người dựa vào các ý niệm phản ánh nội dung các kết quả của hoạt động nhận
thức thế giới của con người dưới dạng những lượng tử tri thức” [7, tr.93].
Trần Văn Cơ (2007) [5], (2009) [6] còn nói thêm “ý niệm nảy sinh trong quá

trình cấu trúc hóa thông tin về một sự tình khách quan trong thế giới, cũng như
những thế giới tưởng tượng và về sự tình khả dĩ trong những thế giới đó. Các ý


18

niệm qui cái đa dạng của những hiện tượng quan sát được và tưởng tượng một cái gì
đó thống nhất, đưa chúng vào một hệ thống và cho phép lưu giữ những kiến thức về
thế giới” [7, tr.93]. Từ đó ông nhấn mạnh “Ý niệm có cấu trúc trường - chức năng
được tổ chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi” [5, tr.141]. Trong đó hạt nhân là
khái niệm, nằm ở trung tâm của trường – chức năng, nó mang tính phổ quát toàn
nhân loại. Nằm ở ngoại vi là những nét đặc trưng văn hóa, dân tộc trong đó yếu tố
hàng đầu là giá trị vì nói đến văn hóa là nói đến các giá trị văn hóa.
1.3.2 Phân biệt ý niệm với khái niệm
Luận án, như chúng tôi đã trình bày trong phần mở đầu, không có ý định
nghiên cứu quê hương, đất nước với tư cách là các khái niệm theo quan điểm của
ngôn ngữ học truyền thống mà tiếp cận quê hương, đất nước với tư cách là các ý
niệm theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận. Nói cách khác, luận án của chúng
tôi tập trung nghiên cứu hai ý niệm QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC chứ không nghiên
cứu hai khái niệm quê hương, đất nước. Nhằm tạo tiền đề lí luận từ đó giúp hiểu rõ
hơn cách tiếp cận vấn đề của luận án, sau đây chúng tôi sẽ trình bày quan điểm của
một số tác giả về sự khác nhau giữa ý niệm với khái niệm.
Lý Toàn Thắng (2008) [36] nhấn mạnh nếu khái niệm là đơn vị của tư duy thì
ý niệm là đơn vị của ý thức. Ý niệm, theo ông, có thể được biểu hiện bằng ngôn từ
và có thể không. Chẳng hạn, ý niệm “tim đen” nói về những ý nghĩ thầm kín và sâu
xa của con người, về nguyên tắc, phải giả định có sự tồn tại của một ý niệm khác
nói về những ý nghĩ tốt đẹp của con người tuy nó không được “từ vựng hóa” trong
tiếng Việt. Ý niệm cũng bao quát hơn, toàn diện hơn cái “nghĩa biểu niệm” của từ,
vì nó hiện thân trong tất cả các cách sử dụng của từ (nghĩa đen hay nghĩa bóng, bình
thường hay tu từ, v.v.) và không phải chỉ trong một từ. Ông đưa ra định nghĩa về từ

“cây” và chỉ ra rằng người ta thường chỉ đưa ra những thuộc tính “cần và đủ” như là
“giống thực vật”, “có thân, lá rõ rệt”; không thấy ai nói đến thuộc tính chiều cao của
nó vì thường so với con người cây cao hơn. Tuy nhiên, nếu như thế thì ta không thể
hiểu được cái cơ sở tri nhận gì cho phép ta diễn đạt rằng:
- Có con cò trên cây tre kia kìa [36, tr.183].


19

Bởi vì nếu đó là một bụi sim hay bụi mua thấp hơn con người thì chắc là
chúng ta sẽ phải nói khác, như trong một tiểu thuyết tiếng Anh dựng thành phim nổi
tiếng:
- Tiếng chim hót trong bụi mận gai [36, tr.183].
Trần Văn Cơ (2011) [7] đã phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm và ý niệm,
theo đó cả khái niệm và ý niệm đều xuất phát từ một một từ tiếng Anh concept.
Trong quá trình phát triển của ngôn ngữ học tri nhận, nội hàm của từ concept được
tách ra làm đôi, một phần được hiểu là khái niệm và một phần được hiểu là ý niệm.
“Khái niệm là một hình thức của tư duy phản ánh những thuộc tính cơ bản, những
mối liên hệ và quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng trong sự mâu thuẫn và phát
triển của chúng. Khái niệm không chỉ trừu suất cái chung mà còn phân suất sự vật,
những thuộc tính và quan hệ của chúng” [7, tr.93]. Với cách hiểu như vậy nên khái
niệm khoa học không mang tính ẩn dụ. Như khái niệm mặt trời được hiểu là “thiên
thể nóng sáng, ở xa Trái đất, là nguồn sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái đất” còn
những cách nói như: “Mặt trời mọc, mặt trời lặn”, “Mặt trời trắng trên sa mạc”,
“Em là mặt trời của anh” là cách nói bóng bẩy không thể hiện khái niệm, mà là đặc
trưng của ý niệm [7, tr.93].
Trần Trương Mỹ Dung [dẫn theo 7, tr.95, 96] nghiên cứu tổng hợp ý kiến của
nhiều tác giả và rút ra sự khác nhau giữa ý niệm và khái niệm như sau:
(1) Ý niệm là sự kiện của lời nói, đó là lời nói được phát ngôn ra nên ý
niệm khác với khái niệm.

(2) Ý niệm gắn chặt với người nói và luôn định hướng đến người nghe.
Người nói và người nghe là hai bộ phận cấu thành của ý niệm.
(3) Ý niệm mang tính chủ quan với nghĩa nó là một mảng của “bức tranh
thế giới”, nó phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính của ý thức
ngôn ngữ dân tộc nên ý niệm mang tính dân tộc sâu sắc.
(4) Ý niệm là đơn vị của tư duy của con người. Hai thuộc tính không thể
tách rời của ý niệm là trí nhớ và tưởng tượng. Ý niệm là một hành động
đa chiều, nếu là hành động của trí nhớ thì nó hướng về quá khứ, nếu là


20

hành động của trí tưởng tượng thì nó hướng về tương lai, còn nếu là
hành động của phán đoán thì nó hướng về hiện tại.
(5) Ý niệm, khác với khái niệm, không chỉ mang đặc trưng miêu tả mà còn
có cả đặc trưng tình cảm, ý chí và hình ảnh. Ý niệm không chỉ suy nghĩ
mà còn cảm xúc. Nó là kết quả của sự tác động qua lại của một loạt
những nhân tố như truyền thống dân tộc, sáng tác dân gian, tôn giáo, hệ
tư tưởng, kinh nghiệm sống, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc và hệ
thống giá trị. Ý niệm tạo ra một lớp văn hóa trung gian giữa con người
và thế giới. Nó được cấu thành từ tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
lí, pháp luật, phong tục tập quán và một số thói quen mà con người tiếp
thu được với tư cách là thành viên của xã hội.
(6) Ý niệm chứa đựng bốn thành tố: Khái niệm, cảm xúc, hình tượng và văn
hóa. Hai thành tố sau mang tính dân tộc sâu sắc.
Tựu trung lại, có thể khái quát ý niệm như sau: Ý niệm là cái chứa tri thức và
sự hiểu biết của con người về thế giới trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này qua đời
khác, nó được cấu thành từ tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo lí, pháp luật, phong
tục tập quán và một số thói quen mà con người tiếp thu được với tư cách là thành
viên của xã hội. Về cấu trúc, ý niệm được tổ chức theo mô hình trung tâm - ngoại

vi, trong đó trung tâm là khái niệm mang tính phổ quát toàn nhân loại còn ngoại vi
là các đặc trưng văn hóa, dân tộc. Ý niệm chứa bốn thành tố là khái niệm, cảm xúc,
hình tượng và văn hóa trong đó hình tượng và văn hóa mang tính dân tộc sâu sắc.
1.3.3 Ý niệm hóa là gì
Từ những vấn đề lí luận về ý niệm, sự khác nhau giữa ý niệm và khái niệm, có
thể khẳng định ý niệm là một trong những vấn đề quan trọng nhất của ngôn ngữ học
tri nhận. Tuy nhiên, ý niệm là một vấn đề phức tạp, vì vậy để làm rõ nội hàm của ý
niệm đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một trong những luận thuyết quan trọng của
ngôn ngữ học tri nhận, đó là sự ý niệm hóa. Xung quanh vấn đề này đã có nhiều học
giả nghiên cứu, đi sâu phân tích, làm rõ như Lakoff và Johnson (1980) [91],
Langacker (1987) [94], Evans và Green (2006) [67], Trần Văn Cơ (2011) [7].


21

Trong tác phẩm Ẩn dụ chúng ta đang sống, Lakoff và Johnson (1980) [91]
khẳng định ẩn dụ là trường hợp tiêu biểu của quá trình ý niệm hóa trong ngôn ngữ.
Hai ông cho rằng mỗi một phát ngôn được tạo sinh, một cách vô thức, đều có quá
trình ý niệm hóa thông qua các miền kinh nghiệm của chúng ta. Cách tiếp cận của
Lakoff và Johnson (1980) [91] rất cụ thể, nhưng chính sự cụ thể này chỉ giúp chúng
ta xác định ẩn dụ ý niệm là một quá trình ý niệm hóa chứ hoàn hoàn không thể giúp
chúng ta khái quát hóa ý niệm hóa là gì.
Langacker (1987) [94], một trong những nhà ngôn ngữ học tri nhận hàng đầu
thế giới, đã chỉ rõ ngữ nghĩa học là sự ý niệm hóa. Ý niệm hóa không đơn giản chỉ
là sự chia cắt hiện thực thành các ý nghĩa mà còn bao gồm nhiều quá trình tinh thần
khác nhau [94, tr.23].
Evans và Green (2006) [67, tr.162] cho rằng ý niệm hóa là một quá trình tạo
nghĩa, theo đó các đơn vị ngôn ngữ đóng vai trò cầu nối cho các hoạt động ý niệm
và lĩnh hội kiến thức nền. Theo như Evans và Green tổng hợp, có hai quan điểm
khác nhau về vấn đề ý niệm hóa. Theo quan điểm tri nhận, quá trình ý niệm hóa

phát sinh từ cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống cụ thể và kết quả của nó
không khác nhau giữa ngữ nghĩa học và ngữ dụng học. Nói cách khác, quá trình tạo
nghĩa không chịu sự tác động của tình huống giao tiếp. Ngược lại, lí thuyết không
gian tinh thần lại cho rằng quá trình ý niệm hóa chịu sự tác động của tình huống
giao tiếp. Trong các tình huống giao tiếp khác nhau thì quá trình ý niệm hóa sẽ
mang lại kết quả khác nhau.
Coleman (2006) [58] cho rằng ý niệm hóa là quá trình theo đó một ý niệm
được thụ đắc hay được học hỏi thường nhờ vào các ví dụ của thực thể thuộc về
phạm trù và của các thực thể không thuộc về phạm trù đó. Nói chung, nó bao gồm
sự học hỏi để phân biệt và nhận biết những thuộc tính cần yếu mà theo đó các thực
thể được phân loại cũng như các qui tắc chế ước sự kết hợp các thuộc tính cần yếu
vẫn có thể tách biệt nhau.
Trần Văn Cơ (2011) [7, tr.103, 104] cho rằng ý niệm hóa thế giới là một quá
trình quan trọng nhất của hoạt động tri nhận, nó bao gồm hai hoạt động chính là (1)


×