Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Báo Cáo Thực Trạng Môi Trường Nước Và Các Nguồn Thải Chính Gây Ô Nhiễm Môi Trường Nước Trên Lưu Vực Sông Cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 43 trang )

BÁO CÁO
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH
GÂY Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SƠNG CẦU –
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu
Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường

Bắc Giang, 2015


BÁO CÁO
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH
GÂY Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SƠNG CẦU –
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu
Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH.....................................................................................iv
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT...........................................................................v
..........................................................................................................................................v
CHƯƠNG
1
DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG BỨC XÚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU .................................................1
CHƯƠNG


2.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỐNG KÊ, XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU NGUỒN THẢI (NƯỚC THẢI) VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, XỬ
LÝ NGUỒN THẢI (NƯỚC THẢI) TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU ............................7
CHƯƠNG
3.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, KIỂM SỐT NGUỒN THẢI TRÊN LƯU
VỰC
SÔNG
CẦU
.........................................................................................................................................15
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ QUẢN LÝ, KIỂM SỐT NGUỒN
THẢI...............................................................................................................................18
PHỤ
LỤC
1
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MƠI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU TỪ NĂM 2009
ĐẾN NĂM 2014.............................................................................................................20
PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH THỐNG KÊ CÁC NGUỒN THẢI (NƯỚC THẢI) TRÊN
LƯU
VỰC
SÔNG
CẦU
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ..........................................................................................24
PHỤ LỤC 3. THỐNG KÊ LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA CÁC CƠ SẢN XUẤT
TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI
NGUYÊN........................................................................................................................29
PHỤ
LỤC

4
KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU
THUỘC TỈNH VĨNH PHÚC.........................................................................................33
PHỤ LỤC 5. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BVMT
LƯU
VỰC
SƠNG
CẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2014 ......................................................35
........................................................................................................................................38

iii


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Hình 2. Giá trị BOD5 dọc lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2009-2014.................................3
Hình 3. Giá trị COD dọc lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2009-2014...................................3
Hình 4. Giá trị NH4+ dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014.................................3
Hình 5. Giá trị TSS dọc lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2009-2014....................................4
Bảng 1. Các vấn đề môi trường bức xúc tại các tỉnh trên lưu vực sông Cầu .................4
Bảng 5. Phạm vi lưu vực sông Cầu..................................................................................8
Bảng 6. Thống kê các nguồn gây ô nhiễm trọng điểm trên lưu vực sơng Cầu................9
Hình 6. Bản đồ gần 500 nguồn thải trên lưu vực sông Cầu đã được đưa vào hệ cơ sở
dữ liệu trong cổng thông tin môi trường lưu vực sông Cầu...........................................10

iv


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


BOD

Nhu cầu ơ-xy sinh hóa

BOD5

BOD sau 5 ngày

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

COD

Nhu cầu ô-xy hóa học

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

KCN

Khu cơng nghiệp

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCMT

Tổng cục Môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn quốc gia

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


TNMT

Tài nguyên và môi trường

TSS

Chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

UBSC

Ủy ban sông Cầu

WQI

Chỉ số chất lượng nước

v


CHƯƠNG 1
DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU
1. Diễn biến môi trường nước trên lưu vực sông Cầu
Trong giai đoạn năm 2009-2014, các địa phương trên lưu vực sơng Cầu
đã có nhiều nỗ lực khắc phục ơ nhiễm và cải thiện môi trường nước lưu vực
sông Cầu, chất lượng nước các sơng trên lưu vực sơng Cầu có xu hướng cải

thiện rõ rệt; những năm gần đây (2009-2014) ô nhiễm có xu hướng giảm so với
giai đoạn trước (2007 - 2008).

Hình 1. Các điểm quan trắc thuộc Chương trình Quan trắc
mơi trường nước LVS Cầu

1.1. Kết quả quan trắc môi trường của quốc gia:
1


Hàng năm, Tổng cục Môi trường thực hiện công tác quan trắc thường
xuyên 42 điểm trên lưu vực sông Cầu với tần suất 6 lần/năm:
+ Quan trắc 19 thông số hóa lý cơ bản: DO, COD, BOD5, NH4+,..
+ Quan trắc thủy sinh: động vật nổi, thực vật nổi, động vật đáy;
+ Quan trắc trầm tích đáy tại 10 điểm/đợt, 02 đợt/năm.
Qua kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước lưu vực sông Cầu của
Tổng cục Môi trường trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2009 đến năm 2014, diễn
biến mơi trường nước qua các đoạn sơng có sự chuyển biến như sau (chi tiết
trong Phụ lục 2):
- Sông Cầu đoạn chảy qua Bắc Kạn: Chất lượng nước còn tương đối tốt;
Giá trị thơng số COD, TSS đang có xu hướng tăng đột biến trở lại, vượt ngưỡng
QCVN-A1; Các thơng số cịn lại có giá trị thấp hơn QCVN-A1;
- Sông Cầu trước khi chảy qua thành phố Thái Nguyên: chất lượng nước
nhìn chung chưa ơ nhiễm; thơng số COD, NH4+ cao xấp xỉ QCVN-A1; TSS
năm 2013 vượt QCVN-B1; tuy vậy, nhìn chung thì chất lượng nước được cải
thiện trong những năm gần đây.
- Sông Cầu qua thành phố Thái Nguyên: Nước sông đã bị ô nhiễm hơn so
với đoạn phía trên, phần lớn các thơng số vượt QCVN-A1; Một số điểm có các
thơng số cao đột biến, thậm chí xấp xỉ QCVN-B1 (NH4+ - cầu Trà Vườn; TSS Hoàng Văn Thụ, Cầu Gia Bảy); Chất lượng nước nhìn chung có xu hướng ơ
nhiễm tăng nhẹ trở lại.

- Sơng Cơng tại Thái Ngun: nước sơng nhìn chung bị ơ nhiễm hơn so
với sông Cầu đoạn qua Thái Nguyên. Phần lớn các thông số vượt QCVN-A1;
cần lưu ý tại điểm Phú Cường và cầu Đa Phúc (một số thông số quan trắc vượt
QCVN-B1); chất lượng nước nhìn chung có xu hướng suy giảm dần về chất
lượng; năm 2013 so với 2009 thì nhìn chung giá trị các thơng số đang có xu
hướng tăng dần trở lại.
- Sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh: Phần lớn các điểm
quan trắc đều có các thơng số vượt QCVN-A1 (thậm chí vượt hoặc xấp xỉ
QCVN-B1); tình trạng ơ nhiễm đã có dấu hiệu được kiểm sốt, các thơng số
COD, BOD5 nhìn chung không tăng so với năm 2012, một vài điểm vẫn bị ô
nhiễm NH4+ và TSS trên ngưỡng B1 của QCVN 08:2008/BTNMT.
- Sông Ngũ Huyện Khê - Bắc Ninh: nước bị ô nhiễm nặng: xấp xỉ, cao hơn
QCVN-B1; điểm cầu Đào Xá: các thông số đều cao hơn QCVN-B1; các điểm
khác: các thông số quan trắc đều cao hơn hoặc xấp xỉ QCVN-B1; chất lượng
nước đã có các dấu hiệu ngừng gia tăng ô nhiễm.
Đánh giá chung chất lượng nước sông trên tồn lưu vực sơng Cầu trong
giai đoạn 2009 – 2014: chất lượng nước các sông thuộc LVS Cầu thời gian gần
đây có xu hướng ơ nhiễm trở lại; những năm gần đây (2011 - 2013) ơ nhiễm có
xu hướng tăng dần trở lại giảm so với giai đoạn trước (2009 - 2010). Nước mặt
vùng trung lưu và hạ lưu: bị ô nhiễm hữu cơ và TSS. Tại sông Ngũ Huyện Khê,
2


sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc Giang (từ điểm Cầu Vát đến Cầu Thị Cầu) và
một số đoạn sông khác chảy qua các khu đô thị, KCN, làng nghề… có một số
thơng số có nồng độ cao, vượt quy chuẩn cho phép (xấp xỉ B1, vượt B1 nhiều
lần). Kết quả quan trắc tại các điểm chính trên lưu vực sơng Cầu được thể hiện
trong Hình 2, 3, 4, 5.

Hình 2. Giá trị BOD5 dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014


Hình 3. Giá trị COD dọc lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2009-2014

Hình 4. Giá trị NH4+ dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014

3


Hình 5. Giá trị TSS dọc lưu vực sơng Cầu giai đoạn 2009-2014
Diễn biến chi tiết chất lượng môi trường nước qua các đoạn sông và kết
quả quan trắc của các địa phương được thống kê chi tiết tại Phụ lục 2.
2. Các vấn đề môi trường bức xúc tại các địa phương và các vấn đề
môi trường liên vùng, liên tỉnh trên lưu vực sông Cầu
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của 06 tỉnh trên lưu vực sông Cầu, các
vấn đề môi trường trên lưu vực sông Cầu đã từng bước được giải quyết. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại các vấn đề môi trường bức xúc trong nội tỉnh và liên vùng,
liên tỉnh như ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất tại các KCN, làng
nghề, ô nhiễm do chất thải phát sinh không được thu gom và xử lý, ô nhiễm
nguồn nước do nước thải các khu đơ thi, dân cư tập trung chưa có hệ thống thu
gom và xử lý... Các vấn đề môi trường bức xúc tại các địa phương, liên vùng,
liên tỉnh được trình bày chi tiết trong Bảng 1, 2 đã phản ánh phần nào tác động
của sự phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường lưu vực sông.
Bảng 1. Các vấn đề môi trường bức xúc tại các tỉnh trên lưu vực sông Cầu
TT

1

Tên tỉnh

Bắc Kạn


Các vấn đề môi trường bức xúc, nổi cộm của địa phương
- Ngập, úng trong nội thị xã Bắc Kạn khi có mưa, lũ do các điểm
thoát nước của thị xã thấp hơn lịng sơng Cầu
- Chưa xây dựng khu xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt tập trung,
do vậy rác thải, nước thải sinh hoạt đều được thải trực tiếp ra sơng
Cầu.
- Chưa có nhà máy xử lý rác thải, do vậy nguy cơ cao ảnh hưởng
đến nguồn nước mặt, nước ngầm.
- Ơ nhiễm nguồn nước do hố chất thuốc bảo vệ thực vật (02
điểm nằm trên lưu vực sông Cầu).
- Ý thức chấp hành công tác bảo vệ môi trường của một số đơn vị,
doanh nghiệp chưa cao.

4


TT

Tên tỉnh

2

Thái Nguyên

3

Vĩnh Phúc

4


Bắc Giang

5

Bắc Ninh

6

Hải Dương

Các vấn đề môi trường bức xúc, nổi cộm của địa phương
- Gia tăng ô nhiễm cục bộ tại các điểm chảy qua thành phố Thái
Nguyên, thị xã sông Công.
- Môi trường tại các KCN, CCN, khai thác khống sản.
- Ơ nhiễm đất nơng nghiệp do hoá chất thuốc bảo vệ thực vật.
- Quản lý chất thải rắn nông thôn, chất thải chăn nuôi.
- Mơi trường khơng khí tại các khu vực đơ thị cịn ơ nhiễm.
- Ơ nhiễm nguồn nước từ các hoạt động đơ thị, khu cơng nghiệp,
khai khống.
- Dân số tăng nhanh, lượng rác thải và nước thải sinh hoạt lớn
nhưng chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm nguồn nước trên địa
bàn tỉnh.
- Nguy cơ gia tăng ô nhiễm nguồn nước do nước thải sản xuất tại
các khu, cụm công nghiệp.
- Nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do nước thải, rác thải và chất
thải trong chăn nuôi.
- Thiếu thông tin về công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường đối với
khu vực nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động của làng nghề đặc biệt là

các hoạt động giết mổ gia súc, ngâm da và xương trâu bò xuống
ao.
- Tình trạng khai thác cát sỏi lịng sơng diễn ra khá phức tạp
- Ý thức của người dân chưa cao: vứt chất thải bừa bãi nơi cơng
cộng, sử dụng hố chất thuốc bảo vệ thực vật khơng đúng quy
trình.
- Chưa có nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung
- Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất của các làng
nghề truyền thống, KCN, CCN, các khu đô thị
- Ơ nhiễm mơi trường do khai thác, chế biến khống sản, canh tác
nơng nghiệp, chất thải bệnh viện, chất thải sinh hoạt
- Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT của các
doanh nghiệp chưa cao.
- Thiếu sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong cơng tác
quản lý mơi trường
- Ơ nhiễm mơi trường tại các KCN, CCN, làng nghề, khu vực
nông thôn, các đô thị, sản xuất vật liệu xây dựng, chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo các tỉnh trên lưu vực sông Cầu, 2014)

Bảng 2. Những vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh trên lưu vực sông Cầu
TT
Tỉnh
1
Bắc Kạn
2

Bắc Giang

Những vấn đề môi trường liên vùng liên tỉnh

Khai thác cát, sỏi tại đoạn sông giáp ranh giữa tỉnh Bắc Kạn và
tỉnh Thái Nguyên. Hiện tại, chưa có vụ việc nào về gây ô nhiễm
môi trường xảy ra liên quan đến sông Cầu giữa hai tỉnh.
- UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo của các Sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác bảo vệ môi
trường tại các khu vực giáp ranh, liên huyện, liên tỉnh; phối hợp
5


3

Bắc Ninh

chặt chẽ với UBND các tỉnh, địa phương khu vực giáp ranh trong
công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt các nguồn ơ nhiễm, đảm
bảo chất lượng mơi trường tại khu vực này.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh giải
quyết kiến nghị của UBND xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang phản ánh tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường từ
Nhà máy xử lý rác thải xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh gây ô nhiễm môi trường;
- Sở TN&MT Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra thực tế; có Cơng
văn số 1110/TNMT-BVMT ngày 11 tháng 7 năm 2014 gửi Sở
TN&MT Bắc Ninh về việc đề nghị xem xét, có biện pháp khắc
phục tình trạng xả nước thải gây ảnh hưởng tới chất lượng nước
mặt sông Cầu và đã phối hợp với Sở TN&MT Bắc Ninh giải
quyết phản ánh của người dân khu vực xã Quang Châu, huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang phản ánh nước thải làng nghề làm giấy
Phong Khê gây ô nhiễm môi trường, làm cá chết trên sông Cầu.
- Hoạt động quản lý khai thác cát sỏi tại các đoạn sông giáp ranh

giữa 02 tỉnh: Bắc Giang và Bắc Ninh: Hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc
Giang đã ký Quy chế 01/QLNT ngày 29/10/2014 về việc phối
hợp quản lý hoạt động khai thác sỏi lịng sơng Cầu và sản xuất
gạch ngói thủ cơng tại khu vực giáp ranh giữa 02 tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang.
- Kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các sông liên tỉnh:
+ Tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải
Dương tiến hành kiểm tra, giải quyết đơn kiến nghị về việc một
số lị gạch hoạt động gây ơ nhiễm môi trường tại huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang và xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương.
+ Tiến hành kiểm tra hoạt động của nhà máy xử lý rác thải tại xã
Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh gây ô nhiễm môi trường
ảnh hưởng đến xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang.
+ Tiến hành kiểm tra chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê ảnh
hưởng đến sông Cầu theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Giang
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo các tỉnh trên lưu vực sông Cầu, 2014)

6


CHƯƠNG 2.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỐNG KÊ, XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU NGUỒN THẢI (NƯỚC THẢI) VÀ KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ, XỬ LÝ NGUỒN THẢI (NƯỚC THẢI) TRÊN LƯU VỰC
SƠNG CẦU
1. Căn cứ và tính cấp thiết
Đối với mỗi con sông, mỗi hệ thống sông, mọi hoạt động dân sinh, kinh tế

trên bề mặt lưu vực đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng nước.
Bởi vậy để duy trì chất lượng nước sơng và ngăn ngừa ô nhiễm, vấn đề đặt ra là
phải tăng cường quản lý các hoạt động có thải nước trên lưu vực. Có hai loại
nguồn thải tác động lên lưu vực sơng, đó là nguồn thải tập trung và nguồn thải
phân tán. Chất lượng nước sông luôn luôn bị chi phối bởi các nguồn này. Tuy
nhiên, tùy vào từng lưu vực cụ thể mà mức độ của những chi phối này rất khác
nhau. Bởi vậy, việc đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nguồn thải
tới chất lượng nước sông được các nhà quản lý, các nhà khoa học rất quan tâm.
Từ đó có thể nhận diện chính xác ngun nhân làm suy thối chất lượng nước
sơng và đề xuất được những giải pháp kiểm soát nguồn phát thải phù hợp. Tuy
nhiên, trong xu thế phát triển kinh tế xã hội sơi động hiện nay, các nguồn thải
ln có sự biến động khá lớn cả theo không gian và thời gian. Chính vì vậy, vấn
đề là cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về các nguồn thải đầy đủ và có
khả năng cập nhật thường xuyên, liên tục, kết hợp với việc đầu tư xây dựng hệ
thống quan trắc chất lượng môi trường đồng bộ để có thể đưa ra các số liệu phục
vụ cơng tác quản lý.
Từ kết quả triển khai tại từng địa phương, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu
vực Cầu phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu nguồn thải và lập bản đồ nguồn ơ nhiễm trên tồn lưu vực,
cập nhật thường xuyên và điều phối việc triển khai kế hoạch, lộ trình kiểm sốt,
xử lý tổng thể đối với nguồn thải trên toàn lưu vực; đánh giá kết quả quản lý, xử
lý nguồn thải tại các địa phương tại các Phiên họp của Ủy ban Bảo vệ môi
trường lưu vực sơng Cầu và cơng khai các nguồn thải chính, gây ô nhiễm môi
trường liên tỉnh trên lưu vực sông Cầu.
2. Tiêu chí xác định đối tượng, phạm vi
Ngày 27 tháng 3 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Cơng
văn số 2014/BTNMT-TCMT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc lưu
vực sông Cầu về việc triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu năm
2014. Tại Công văn này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các địa
phương xác định các tiêu chí về đối tượng và phạm vi của Đề án thống kê, xây

dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải (nước thải) trên lưu vực sông Cầu như sau:
2.1. Đối tượng
Các sơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thuộc lưu vực sông
Cầu(được xác định trong mục B) thuộc một trong các trường hợp sau:
7


a) Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về nước thải được xác
định theo Điều 5, Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012
của Bộ Tài ngun và Mơi trường;
b) Các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm trở lên;
c) Các cơ sở cần tiến hành các biện pháp xử lý triệt để về nước thải thuộc
danh mục ban hành theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm
2013 của Thủ tướng Chính phủ;
d) Các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm trở lên xả trực
tiếp ra sông hoặc các phụ lưu cấp 1 các sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
2.2. Phạm vi
Phạm vi lưu vực sông Cầu hiện nay bao gồm các thành phố, quận, huyện,
thị xã thuộc 06 tỉnh thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5. Phạm vi lưu vực sông Cầu
TT

Tên tỉnh

Các thành phố, quận, huyện, thị xã
Thị xã Bắc Kạn và 3 huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn và
Chợ Mới

1


Bắc Kạn

2

Thành phố Thái Nguyên và 8 huyện, thị xã: Đại Từ, Đồng
Thái Nguyên Hỷ, Định Hóa, Phổ n, Phú Bình, Phú Lương, thị xã
Sông Công và huyện Võ Nhai

3

Vĩnh Phúc

Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và tại 6 huyện:
Bình Xuyên, Mê Linh, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh
Tường và Yên Lạc

4

Bắc Giang

Thành phố Bắc Giang và 4 huyện: Hiệp Hòa, Tân Yên,
Việt Yên và Yên Dũng

5

Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh và 4 huyện: Quế Võ, Tiên Du, Từ
Sơn và Yên Phong


6

Hải Dương

Phường Phả Lại – thị xã Chí Linh

3. Kết quả triển khai thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải
(nước thải và kế hoạch quản lý, xử lý nguồn thải (nước thải) trên lưu vực
sông Cầu đến năm 2014
3.1. Cấp Trung ương
Theo thống kê sơ bộ trên địa bàn lưu vực có hơn 500 doanh nghiệp Nhà
nước, 20 Khu công nghiệp, 76 Cụm công nghiệp, 230 làng nghề, 1.545 cơ sở y
tế và hàng ngàn cơ sở tu nhân hoạt động ở hầu hết các loại hình cơng nghiệp, thủ
cơng nghiệp. Các loại hình xả thải chủ yếu là sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,
8


làng nghề và nước thải y tế. Nước thải sản xuất cơng nghiệp chiếm khoảng
51,1% tồn vùng. Nước thải sinh hoạt khoảng 44,2%. Nước thải làng nghề
khoảng 4,3%.
Đến hết năm 2012, Tổng cục Môi trường đã tiến hành điều tra đánh giá
500 nguồn thải trên lưu vực sông Cầu, trong đó có khoảng 49 nguồn gây ơ
nhiễm trọng điểm tại các tỉnh trên lưu vực sông Cầu với tổng lượng nước thải là
1.434.475 m3/ngày đêm. Về số lượng nguồn gây ô nhiễm, tỉnh Bắc Ninh là tỉnh
có số nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất (12 nguồn), tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có số
nguồn gây ơ nhiễm ít nhất (4 nguồn). Về tổng lượng nước thải từ các nguồn gây
ô nhiễm trọng điểm, tỉnh Bắc Kạn là tỉnh có tổng lượng nước thải ít nhất (581
m3/ngày đêm), tỉnh Hải Dương là tỉnh có tổng lượng nước thải nhiều nhất
(1.205.084 m3/ngày đêm). Riêng đối với công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại có
tổng lượng nước thải là 1.200.500 m3/ngày đêm chiếm 83,69% tổng lượng nước

thải của toàn bộ các nguồn gây ô nhiễm trên lưu vực sông.
Bảng 6. Thống kê các nguồn gây ô nhiễm trọng điểm trên lưu vực sông Cầu
Tỉnh
Số nguồn gây
ơ nhiễm
Tổng lượng
nước thải
(m3/ngày đêm)

Bắc
Kạn

Thái
Ngun

Vĩnh
Phúc

Bắc
Giang

Bắc
Ninh

Hải
Dương

Tổng

4


10

8

5

12

10

49

581

15.815

5.523

188.092

19.380 1.205.084

1.434.475

Ngồi ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng, vận hành cơ
sở dữ liệu môi trường, quy chế quản lý, chia sẻ thông tin, dữ liệu môi trường lưu
vực sông Cầu trên cổng thông tin điện tử và hệ thống thông tin giám sát môi
trường lưu vực sông Cầu thông qua mạng Internet với tên miền:
. Trong đó, nội dung phân quyền được quy định là: Văn

phòng Ủy ban được phân quyền cập nhật, chỉnh sửa, khai thác, sử dụng các
thơng tin, dữ liệu trong phạm vi tồn bộ lưu vực sông; các đơn vị thuộc ủy ban
và các đơn vị có liên quan được phân quyền cập nhật, chỉnh sửa các thông tin,
dữ liệu trong phạm vi quản lý của đơn vị; khai thác, sử dụng toàn bộ các thông
tin, dữ liệu trên cổng thông tin điện tử về LVS; các thành viên chịu trách nhiệm
về việc sử dụng thông tin, dữ liệu của Cổng thông tin điện tử. Cơ chế hoạt động
của cổng thông tin này được cụ thể hóa bằng Quy chế hoạt động cổng thơng tin
(được thông qua với sự đồng thuận của các bên, do Chủ tịch Ủy ban sông Cầu
ban hành). Tuy nhiên, đến nay Quy chế hoạt động vẫn chưa được trình thơng
qua.

9


Hình 6. Bản đồ gần 500 nguồn thải trên lưu vực sông Cầu đã được đưa vào hệ cơ
sở dữ liệu trong cổng thông tin môi trường lưu vực sông Cầu

3.2. Cấp địa phương
a. Tỉnh Bắc Kạn
Hiện tại tỉnh Bắc Kạn chưa lập và phê duyệt kế hoạch điều tra, thống kê và
xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải. Tuy nhiên quan công tác quản lý nắm được
số lượng các cơ sở phát thải lưu vực sông Cầu gồm 04 nguồn gây ô nhiễm là: Khu
công nghiệp Thanh Bình, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Nhà máy giấy đế Bắc Kạn (Đã
dừng hoạt động), Công ty Cổ phần B&H và trung tâm đô thị của 3 huyện Chợ Mới,
huyện Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn
Năm 2013 thực hiện chương trình quan trắc mơi trường trong đó có 08
điểm phân tích nước sơng Cầu (Thị xã Bắc Kạn có 03 điểm, huyện Chợ Đồn 01
điểm, huyện Chợ Mới có 04 điểm) và 06 điểm phân tích nước các suối đổ vào
sơng Cầu (Thị xã Bắc Kạn có 03 điểm, huyện Bạch Thơng có 03 điểm).
Năm 2013 Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Kạn phối hợp với

Trung tâm quan trắc môi trường thuộc Tổng cục môi trường thực hiện điều tra,
thống kê nguồn thải đối với 70 cơ sở trên lưu vực sông Cầu và cập nhật số liệu
vào trang cổng thông tin môi trường lưu vực sông Cầu

10


() và cổng thông tin quan trắc môi trường
().
b. Tỉnh Thái Nguyên
Do vị trí địa lý của tỉnh gần như nằm trọn trong lưu vực sông Cầu nên hầu hết
các cơ sở sản xuất có phát sinh thải nước thải và nước thải sinh hoạt từ khu dân cư và
sản xuất nông nghiệp đều xả ra sông Cầu và các phụ lưu cấp 1,2. Hàng năm, công tác
thống kê nguồn thải ra lưu vực sông Cầu được triển khai thông qua các hoạt động cấp
phép xả thải; thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường; rà soát thống
kê đưa vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng theo Thông tư 04/2012/TT-BTNMT; quan trắc giám sát chất lượng môi trường,
thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp. Qua theo dõi, thống kê cho
thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.200 cơ sở sản xuất trong đó có gần 1.000 cơ sở có
thải nước thải cơng nghiệp ra ngồi mơi trường; trong đó có 47 cơ sở có lưu lượng xả
từ 100m3 trở lên và từ 50m3 xả trực tiếp ra sông cầu hoặc phụ lưu cấp 1,2 của sông
cầu. Trong số các cơ sở xả nước thải ra ngồi mơi trường có 31 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng đã được phân loại theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh và
yêu cầu cần có biện pháp xử lý về nước thải (gồm 13 cơ sở y tế; 06 trang trại chăn
nuôi gia súc tập trung; 12 đơn vị sản xuất công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản).
(Chi tiết danh sách các nguồn thải vào lưu vực sông Cầu và danh sách
các cơ sở có lưu lượng nước thải trên 100m3 trong Phụ lục)
c. Tỉnh Bắc Giang
Công tác điều tra cơ bản, thống kê nguồn thải, kiểm soát và xử lý ô nhiễm
môi trường lưu vực sông được quan tâm thực hiện. Năm 2013, Sở TNMT triển

khai thực hiện kế hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, điều
tra, khảo sát các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.
Năm 2014, Sở TNMT đang triển khai thực hiện kế hoạch khảo sát, thống kê
các nguồn thải, đánh giá chất lượng nước thải của một số nguồn thải và nước mặt
sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Giang tại Quyết định số 700/QĐ-UBND
ngày 02 tháng 6 năm 2014; kế hoạch quan trắc môi trường định kỳ; kế hoạch điều
tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề truyền thống trên địa bàn
tỉnh tại Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2014; kế hoạch điều
tra nguồn nước thải công nghiệp phục vụ công tác quản lý và thu phí bảo vệ mơi
trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh để đánh giá hiện trạng chất
lượng môi trường, diễn biến môi trường qua từng giai đoạn để đề xuất các biện
pháp quản lý phù hợp trong thời gian tới.
d. Tỉnh Vĩnh Phúc
- Lập và phê duyệt kế hoạch điều tra, thống kê và xây dựng CSDL nguồn
thải

11


Năm 2013, đã triển khai nhiệm vụ “Điều tra, thống kê, phân loại nguồn
thải rắn lỏng ở các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”,
trong đó tập trung một số nội dung chủ yếu như: Tình hình phát sinh chất thải;
Dự báo nguồn thải rắn và lỏng trong những năm tới; Đề xuất các giải pháp nhằm
phịng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm các nguồn thải.
- Cơng tác thống kê và khảo sát ngồi thực địa
Nhiệm vụ đã điều tra, khảo sát thực tế tại 115 đơn vị thuộc nhiều ngành,
lĩnh vực khác nhau như: cơ khí điện tử; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến
nông sản, thực phẩm, đồ uống; may mặc da giầy; hóa chất, dược, mỹ phẩm; lĩnh
vực khác. Đồng thời, tổ chức lấy 70 mẫu nước, trong đó 50 mẫu nước thải và 20
mẫu nước mặt.

- Kết quả thống kê các nguồn thải chính và các ngành nghề có nồng độ ô nhiễm
cao: dệt nhuộm, giấy, chăn nuôi, khám chữa bệnh, hóa chất, cao su
Theo báo cáo điều tra, thống kê, phân loại nguồn thải rắn, lỏng ở các cơ
sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì hiện nay trên địa bàn
tỉnh có 32 nguồn thải chính với lưu lượng nước thải phát sinh từ 50m 3 trở lên.
(Chi tiết ở phụ lục kèm theo)
- Bản đồ hiện trạng phân bố nguồn thải tại địa phương; Xây dựng hệ
thống thông tin và chia sẻ CSDL NT.
Trong khuôn khổ Nhiệm vụ điều tra, thống kê nguồn thải rắn lỏng của các
cơ sở SX công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Nhiệm vụ khơng có hạng
mục xây dựng Bản đồ hiện trạng phân bố nguồn thải và Xây dựng hệ thống
thông tin và chia sẻ CSDL NT.
đ. Tỉnh Bắc Ninh
Một số hoạt động điều tra, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải
được triển khai trên địa bàn tỉnh bao gồm:
- Điều tra, đánh giá tải lượng các điểm xả thải trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
nói chung và sơng Cầu nói riêng theo Văn bản số 1742/UBND-NN ngày
20/9/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt đề án điều tra, đánh giá
tải lượng các điểm xả thải và giải pháp bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Dự án
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước tại Việt Nam (VPEG) triển khai xây dựng
phần mềm quản lý ô nhiễm công nghiệp. Phần mềm được xây dựng nhằm cập
nhật dữ liệu của các báo cáo đánh giá tác động môi trường, thanh tra môi trường
và dữ liệu của mạng quan trắc môi trường hàng năm.
- Triển khai Đề án “Điều tra, đánh giá tải lượng khí thải trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh”. Dự kiến cuối năm 2014 sẽ hồn thành.
- Triển khai chương trình quan trắc động thái nước dưới đất và cập nhật
số liệu các chỉ thị môi trường hàng năm.
12



e. Tỉnh Hải Dương
- Hàng năm, Sở đã giao Chi cục Bảo vệ môi trường lập kế hoạch kiểm tra
các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở kết quả kiểm tra,
Chi cục tham mưu cho lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê
duyệt danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh và yêu cầu
các cơ sở phải cam kết lộ trình khắc phục, xử lý ô nhiễm.
- Thực hiện nghiêm việc quản lý chất thải nguy hại theo quy định, đến nay
Hải Dương đã hướng dẫn các cơ sở là chủ nguồn thải phát sinh chất thải nguy
hại để lập Sổ đăng ký chủ nguồn thải cho 400 cơ sở (tính đến tháng 6/2014) có
liên quan đến chất thải nguy hại (với tổng lượng chất thải nguy hại đăng ký
khoảng 11.000 tấn/năm).
- Đã tập trung đề xuất và phối hợp cùng các ngành thuộc tỉnh tham mưu
giải quyết tình trạng ơ nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
ở các khu dân cư gây ra bởi chất thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, đưa dần những cơ sở này ra các khu, cụm công nghiệp và làng nghề như
làng nghề cơ khí xã Tráng Liệt (huyện Bình Giang), làng nghề giết mổ gia súc
xã Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng).
- Đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với
biến đổi khí hậu của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2017 và định hướng đến
năm 2025; Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Hải Dương đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 35/NQCP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở giao cho Chi cục Bảo vệ môi trường tiến hành
điều tra khoảng 400 cơ sở cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sau khi có kết quả điều
tra Chi cục đã cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu và tiếp tục cập nhật đối với
các cơ sở khác.
- Sở Tài nguyên và Môi trường đã giao Chi cục Bảo vệ môi trường ký hợp
đồng với Trung tâm quan trắc và phân tích mơi trường thuộc Sở và phối hợp

giám sát việc thực hiện nhiệm vụ quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh theo
mạng quan trắc được UBND tỉnh quyết định. Năm 2013 và 2014 tần suất quan
trắc là 4 lần/năm theo các thông số và vị trí mà Sở Tài ngun và Mơi trường đề
nghị tỉnh phê duyệt, bao gồm quan trắc về nước, khí, đất và chất thải rắn sinh
hoạt.
4. Đánh giá, kiến nghị và lộ trình thực hiện
4.1. Đánh giá và kiến nghị
- Các tỉnh trên lưu vực sông Cầu đều đã triển khai công tác thống kê, điều
tra nguồn thải lỏng xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Cầu. Tuy nhiên, công tác
này lại không được thực hiện thường xuyên hàng năm, phần lớn do ngân sách
hạn hẹp;
13


- Cách thức triển khai thống kê, điều tra nguồn thải lỏng, xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu nguồn thải và lập bản đồ nguồn ô nhiễm trên mỗi địa
phương lại khác nhau, không thống nhất dẫn đến chia sẻ, tổng hợp và đánh giá
trên tồn lưu vực khó khăn;
- Hầu hết các tỉnh mới dừng ở công tác thống kê, điều tra nguồn thải lỏng
xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Cầu theo kế hoạch được giao hàng năm; chưa
xây dựng thành cơ sở dữ liệu, thông tin, cập nhật thường để từ đó có lộ trình
kiểm soát, xử lý tổng thể đối với nguồn trên địa bàn địa phương mình; đánh giá
kết quả quản lý, xử lý nguồn thải tại các địa phương;
- Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực Cầu phối hợp với Bộ Tài nguyên và
Môi trường tổng hợp, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn thải và lập bản đồ
nguồn ô nhiễm trên toàn lưu vực, cập nhật thường xuyên và điều phối việc triển
khai kế hoạch, lộ trình kiểm soát, xử lý tổng thể đối với nguồn thải trên toàn lưu
vực; đánh giá kết quả quản lý, xử lý nguồn thải tại các địa phương tại các Phiên
họp của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu và cơng khai các nguồn
thải chính, gây ơ nhiễm mơi trường liên tỉnh trên lưu vực sông Cầu.

4.2. Các bước triển khai thực hiện Đề án thống kê, điều tra nguồn thải
lỏng xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Cầu
Lộ trình triển khai thực hiện Đề án thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu
nguồn thải (nước thải) trên lưu vực sông Cầu dự kiến bao gồm các bước sau:
1. Xác định ranh giới tự nhiên lưu vực sông làm căn cứ điều tra nguồn
thải và khu trú thông tin;
2. Xây dựng tiêu chí thống kê các nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực
sông;
3. Thực hiện thống kê nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực sông theo
ranh giới và tiêu chí đã xác định nêu trên;
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải gây ô nhiễm trên lưu vực sông;
5. Xây dựng bản đồ nguồn ô nhiễm;
6. Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và công khai thông tin các nguồn
thải gây ô nhiễm trên lưu vực sông;
7. Xây dựng kế hoạch quản lý, xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm trọng
điểm, liên vùng, liên tỉnh.

14


CHƯƠNG 3.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, KIỂM SỐT NGUỒN THẢI
TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẦU
1. Các kết quả
1. Đã xử lý triệt để 38/45 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên
06 tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg, 01 cơ sở đã
cơ bản hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để, đang chờ được chứng nhận hoàn thành
và 06 cơ sở vẫn đang trong giai đoạn triển khai xử lý ô nhiễm triệt để 1. Tỉnh Bắc
Kạn, Vĩnh Phúc đã hồn thành cơng tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương đã cơ

bản hồn thành cơng tác xử lý, một số cơ sở đang trong giai đoạn hồn thiện,
đóng cửa hoặc trình hồ sơ phê duyệt hồn thành.
2. Các tỉnh trên lưu vực sông Cầu đều đã triển khai công tác thống kê,
điều tra nguồn thải lỏng xả thải trực tiếp ra lưu vực sông Cầu. Tuy nhiên, công
tác này lại không được thực hiện thường xuyên hàng năm, phần lớn do ngân
sách hạn hẹp; cách thức triển khai thống kê, điều tra nguồn thải lỏng, xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn thải và lập bản đồ nguồn ô nhiễm trên mỗi địa
phương lại khác nhau, không thống nhất dẫn đến chia sẻ, tổng hợp và đánh giá
trên tồn lưu vực khó khăn; chưa xây dựng thành cơ sở dữ liệu, thông tin, cập
nhật thường xuyên.
3. Hệ thống quan trắc, phân tích và cơ sở thơng tin dữ liệu được hoàn
thiện từ Trung ương đến địa phương. Công tác điều tra, thống kê nguồn thải
đang được triển khai đồng bộ trên hầu hết các tỉnh. Số liệu về vị trí, lưu lượng
thải, tính chất nước thải của các nguồn thải đã được đưa vào cơ sở dữ liệu. Tuy
nhiên, các số liệu này chưa thống nhất, chưa được cập nhật vào hệ thống thông
tin của địa phương và toàn lưu vực để quản lý;
4. Từ khảo sát tình hình thực tế tại các địa phương cho thấy: các vấn đề
môi trường, ô nhiễm môi trường ở mỗi địa phương rất đa dạng và phức tạp. Để
giải quyết dứt điểm các vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường ở mỗi địa
phương cần có một lộ trình thời gian nhất định, cần bố trí đủ các nguồn lực để
thực hiện, trước mắt để khắc phục những hạn chế nêu trên cần sự nỗ lực và
quyết tâm của các cấp lãnh đạo cũng như ý thức tuân thủ các quy định pháp luật
của các cở sở sản xuất, các doanh nghiệp và ý thức bảo vệ dịng sơng q hương
của cộng đồng dân cư trên toàn lưu vực;
5. Chất lượng nước trên lưu vực sơng có biểu hiện gia tăng ơ nhiễm.
Trong năm 2013 phần thượng lưu có những điểm quan trắc có chất lượng nước
đã ở giới hạn B1 của QCVN 08:2008/BTNMT, thông số COD và TSS tăng gấp
3 lần. Phần trung lưu chảy qua tỉnh Thái Nguyên và đầu tỉnh Bắc Giang, ô
1
Bao gồm: Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, Bệnh viện Lao Bắc Giang (nay là Bệnh viện Lao và Bệnh

phổi Bắc Giang), Làng nghề giết mổ trâu bò Phúc Lâm, Làng nghề nấu rượu truyền thống Làng Vân, Bãi rác
Đồng Ngo (Bãi rác thành phố Bắc Ninh), Khu vực sản xuất giấy tái chế Phong Khê

15


nhiễm mơi trường nước có biểu hiện tăng trở lại trong năm 2013 và 6 tháng đầu
năm 2014. Nhiều điểm, các chỉ tiêu sau khi giảm xuống giới hạn A1 của QCVN
08:2008/ BTNMT những năm 2011-2012 thì nay đã tăng trở lại trong ngưỡng
B1 của QCVN 08:2008/BTNMT, đặc biệt là thông số COD tăng gấp 2 lần, TSS
năm 2013 tăng gấp 10-15 lần, thông số BOD 5 và NH4+ quay trở lại ô nhiễm như
năm 2009. Phần hạ lưu chảy qua các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương,
tình trạng ơ nhiễm đã có dấu hiệu được kiểm sốt, các thơng số COD, BOD 5
nhìn chung khơng tăng so với năm 2012, một vài điểm vẫn bị ô nhiễm NH 4+ và
TSS trên ngưỡng B1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Với hiện trạng chất lượng
nước này, hầu hết chất lượng nước đều khơng phù hợp với mục đích sử dụng
nước.
2. Một số khó khăn, tồn tại
1. Việc vi phạm pháp luật BVMT trên lưu vực sông Cầu vẫn diễn biến
phức tạp. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động vi phạm với phương thức,
thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Mặc dù
nhận thức đầy đủ tác hại của ô nhiễm môi trường cũng như trách nhiệm pháp lý,
nhưng vì lợi nhuận, vì mục đích kinh tế, nhiều chủ doanh nghiệp, cơng ty sẵn
sàng tìm mọi cách để trốn trách nghĩa vụ xử lý môi trường. Nguyên nhân do ý
thức trách nhiệm về BVMT của một bộ phận lãnh đạo các cấp chính quyền còn
chưa cao, còn nặng ưu tiên phát triển kinh tế mà xem nhẹ các yêu cầu về
BVMT. Một số địa phương thiếu quan tâm, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm
trong quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
2. Chất lượng nước lưu vực sông vẫn chưa được cải thiện, xuất hiện tình
trạng gia tăng ơ nhiễm ở phần thượng lưu và trung lưu Tại phần hạ lưu chất

lượng nước đã có dấu hiệu được kiểm sốt và giảm gia tăng ô nhiễm so với các
năm trước.
3. Mặc dù công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải, nước
thải của các khu đô thị, nông thôn, các KCN, khu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã
được chú trọng đầu tư nhưng các địa phương còn lúng túng trong việc tiếp cận
các thông tin về các công nghệ xử lý, phương pháp áp dụng và triển khai thực
hiện, nhất là với các mơ hình nhỏ lẻ tại nơng thơn. Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu các
cơng nghệ môi trường để áp dụng trong thực tế của các địa phương là rất lớn.
4. Việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tuy đã được
các địa phương chú trọng thực hiện nhưng chưa đạt được mục tiêu do Đề án đưa
ra là xử lý triệt để 100% các cơ sở gây ô nhiễm mơi trường theo Quyết định
64/2003/QĐ-TTg. Ngồi ra, theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg, trên địa bàn các
tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và Thái Nguyên có 18 cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng,2. Đến nay, trong số các cơ sở có thời hạn hồn thành
năm 2013 mới có 01 cơ sở được chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để
và 02 cơ sở đã cơ bản hồn thành xử lý ơ nhiễm triệt để, đang chờ được chứng
2

Bao gồm 03 bãi rác, 05 bệnh viện, 09 cơ sở sản xuất kinh doanh, 01 trung tâm giáo dục lao động xã hội. Trong
đó, có 13 cơ sở có thời hạn xử lý trong năm 2013 và 05 cơ sở có thời hạn xử lý trong giai đoạn 2013 – 2017.

16


nhận hồn thành. Cịn lại 10 cơ sở khơng hồn thành đúng tiến độ theo yêu cầu
của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, vẫn cịn tình trạng phát sinh mới cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn các tỉnh thuộc lưu vực sông
Cầu. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1788/QĐ-TTg, đến
nay đã có 02 cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng được rà soát, phân loại
theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Thông tư số 04/2012/TTBTNMT.

5. Việc xây dựng quy chế chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu đã được Bộ Tài
nguyên và Môi trường thiết lập nhưng chưa thực sự triển khai trong thực tế vì
thiếu các chế tài và các quy định tổ chức thực hiện.
6. Về công tác thanh tra, kiểm tra tại các địa phương vẫn còn các hạn chế
như: công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM và xác nhận bản cam kết
BVMT đối với các dự án đầu tư trên địa bàn mặc dù thực hiện theo đúng hướng
dẫn nhưng một số còn chưa hiệu quả, chất lượng báo cáo ĐTM và bản cam kết
BVMT đã được phê duyệt, xác nhận chưa cao, các giải pháp BVMT còn chung
chung, chưa cụ thể, chưa phát huy hiệu quả là cơng cụ hữu hiệu trong phịng
ngừa ơ nhiễm môi trường; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo
chưa thường xuyên hoặc chưa xử lý quyết liệt dẫn đến một số doanh nghiệp còn
tái phạm hoặc không chịu đầu tư cho công tác BVMT đặc biệt cơng tác kiểm tra,
xác nhận hồn thành các nội dung của báo cáo ĐTM được phê duyệt chưa thực
hiện hiệu quả (tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận đạt tỷ lệ 26,25%, tỉnh Bắc Kạn xác nhận
đạt tỷ lệ 52%), hầu hết khi phát hiện “vi phạm” thì các hành vi này thường quá
thời hiệu xử phạt 2 năm nên không xử phạt được, dẫn đến công tác xử lý không
đủ răn đe, kém hiệu quả.
7. Trong quá trình phát triển kinh tế, ý thức chấp hành pháp luật về
BVMT của các doanh nghiệp cịn hạn chế, vẫn cịn hiện tượng cơng trình xử lý
đầu tư xây dựng khơng đúng theo quy định, sau khi xây dựng đã không vận
hành hoặc vận hành mang tính hình thức. Vai trị của cộng đồng trong việc tham
gia công tác BVMT tuy đã chuyển biến về mặt chủ động thu gom rác, giữ gìn vệ
sinh môi trường xung quanh nhưng chưa được phát huy mạnh mẽ trong công tác
giám sát, phản ánh các hành động gây ô nhiễm môi trường trong xã hội. Các tổ
chức thu gom chất thải rắn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.Việc lạm
dụng, sử dụng các hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nơng nghiệp
cịn diễn ra ở nhiều nơi.

17



CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT
NGUỒN THẢI
1. Kiến nghị cấp TW
- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Hướng dẫn các tỉnh thực hiện hoạt động kiểm kê, xác định các nguồn
thải gây ô nhiễm môi trường, thống nhất các chỉ số môi trường cần thống kê,
theo dõi và báo cáo;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin môi trường cho lưu vực
sơng Cầu; chủ trì rà sốt, tăng cường hệ thống quan trắc, nhất là hệ thống quan
trắc tự động và giám sát mơi trường trên tồn lưu vực;
- Triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
khu vực dân cư, KCN trên lưu vực sông Cầu đến năm 2030; Quy hoạch quản lý
chất thải rắn lưu vực sông Cầu đến năm 2030.
2. Kiến nghị đối với UBND các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Cầu
- Tập trung vào công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc xả thải của các
cơ sở sản xuất; xử lý dứt điểm các cơ sở khai thác cát, sỏi trái phép.
- Chỉ đạo xây dựng và triển khai đề án thống kê, xác định các nguồn thải
gây ô nhiễm môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn thải và kế hoạch
quản lý, xử lý, bố trí kinh phí thực hiện các đề án này thường xuyên hàng năm
(từ nay đến 2020).
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, cập nhật cơ sở dữ
liệu nguồn thải và lập bản đồ ơ nhiễm cho tồn lưu vực, từ đó xây dựng các kế
hoạch, lộ trình kiểm sốt, xử lý tổng thể các nguồn gây ô nhiễm; thực hiện Quy
chế chia sẻ thông tin môi trường nước lưu vực sông Cầu, theo dõi các chỉ số môi
trường cần thống kê và báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường; hàng năm, tại các Phiên họp của Uỷ ban cần báo cáo và công khai các số
liệu về nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, công tác quản lý, xử lý liên quan.
- Tiếp tục tăng cường các nhiệm vụ thường xun trong cơng tác BVMT
nói chung, bao gồm: công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp

vi phạm pháp luật về BVMT; đầu tư cho hệ thống quan trắc nhất là hệ thống
quan trắc tự động, cảnh báo ô nhiễm tự động, giám sát hạ tầng kỹ thuật môi
trường các cơ sở sản xuất kinh doanh; tăng cường và đa dạng hố cơng tác tun
truyền nâng cao nhận thức về BVMT...
- Tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc Quyết
định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
đến năm 2020.
- Tăng cường cơ chế phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên
18


ngành, liên tỉnh như các chương trình liên tịch về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường
nước tại các điểm nóng về ơ nhiễm liên tỉnh, chương trình hợp tác khắc phục ô
nhiễm môi trường nước các đoạn sông liên tỉnh, chương trình phối hợp nhằm
kiểm sốt các hoạt động khai thác cát, sỏi lịng sơng khơng có trong quy hoạch,
xây dựng khu xử lý chất thải của 2 tỉnh hoặc của vùng...
- Cần theo dõi và sớm có các biện pháp ngăn chặn gia tăng ô nhiễm nước
ở thượng lưu, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm tại sông Cà Lồ, sơng Ngũ Huyện Khê.
Chấm dứt tình trạng gia tăng ơ nhiễm, cải thiện ô nhiễm nước tại phần hạ lưu
chảy qua Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương.
- Các cơ quan có thẩm quyền, phê duyệt các dự án cần coi trọng vấn đề
bảo vệ môi trường với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Không phê duyệt
nhữung dự án không đảm bảo nội dung về bảo vệ môi trường, những dự án mà
chủ đầu tư không đủ năng lực thực hiện đúng các cam kết BVMT. Yêu cầu các
đơn vị kinh doanh hạ tầng phải xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải tập
trung trước khi cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Kiên quyết đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa
có hệ thống xử lý nước thải sản xuất, xả trực tiếp ra môi trường .


19


PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG CẦU TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2014
(Giới hạn B1 của QCVN08:2008/BTNMT viết tắt là QCVN-B1, giới hạn A1 của QCVN08:2008/BTNMT viết tắt là QCVN-A1)
1. Sông Cầu qua tỉnh Bắc Kạn

Có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, Giá trị COD tăng cao gấp 2-3 lần Giá trị NH4+ có xu hướng giảm qua các
tuy nhiên, nồng độ vẫn dưới ngưỡng trong năm 2013. Trong ngưỡng năm. Tại điểm Cầu Phà, giá trị thông số
QCVN–A1, cần lưu ý giá trị tại điểm QCVN-B1
cao hơn 3 điểm tại Bắc Kạn
Cầu Phà

Giá trị TSS tăng quá ngưỡng QCVNB1. Càng xuống phía hạ lưu, TSS càng
cao, năm 2013, vượt QCVN-B1 nhiều
lần.

2. Sông Cầu trước khi qua thành phố Thái Nguyên

Giá trị BOD5 xấp xỉ QCVN-A1

Giá trị COD có xu hướng tăng dần Giá trị NH4+ có xu hướng giảm nhẹ Giá trị TSS 3 năm gần đây có xu

trở lại

qua hai năm 2011, 2012, nồng độ hướng không ổn đinh, đạt xấp xỉ
20



×