Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 32 trang )

Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7

PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Bước vào thế kỉ XXI, thế kỷ của nền văn minh tri thức, Việt Nam đang
đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới trong công cuộc đẩy mạnh công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nhằm phấn đấu đưa đất nước ta thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng và Nhà nước không chỉ
chú trọng đổi mới các chính sách về phát triển kinh tế mà còn luôn quan tâm đến
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục là vấn
đề được quan tâm đặc biệt những năm gần đây. Trong đó, cần phải “ đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,
rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình học, đảm bảo điều kiện và thời
gian học tập, tự nghiên cứu cho học sinh”
Môn Địa lý là một môn học có ý nghĩa quan trọng đối với việc trang bị
những kiến thức và kĩ năng cần thiết để học sinh vận dụng vào cuộc sống sau
này. Chương trình kiến thức địa lí ở trường THCS sẽ giúp các em có được
những hiểu biết về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của các châu lục,
các khu vực trên thế giới và của Việt Nam cũng như chính địa phương nơi các
em đang sống. Đồng thời hình thành cho các em các kĩ năng bản đồ, đánh giá,
trình bày, giải thích được các hiện tượng Địa lí trong mối quan hệ biện chứng
giữa các yếu tố tự nhiên với các yếu tố tự nhiên, giữa các hiện tượng tự nhiên
với các hiện tượng kinh tế - xã hội và ngược lại, giữa các hiện tượng kinh tế -xã
hội với nhau… Để làm được điều đó, phương pháp truyền thụ của người thầy
đóng vai trò vô cùng quan trọng để kích thích được sự say mê, tìm tòi, khám phá
và sáng tạo của học sinh. Hiện nay có rất nhiều phương tiện dạy học trực quan
sinh động và các phương tiện kĩ thuật hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học môn Địa

1




Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
lý. Trong đó phương tiện dạy học Địa lý quan trọng và đặc trưng nhất vẫn là bản
đồ giáo khoa.
Sử dụng có hiệu quả bản đồ trong dạy học Địa Lí còn góp phần đổi mới
phương pháp dạy học, giúp học sinh rèn luyện được những kĩ năng cần thiết
như: xác định phương hướng, đo tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ, kĩ năng
quan sát, so sánh các đối tượng địa lí... Ở mức độ cao hơn, thông qua học tập
trên bản đồ, học sinh phát triển được tư duy sáng tạo để phát hiện ra các mối
quan hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ . Trong những năm gần đây
bản đồ Địa Lý đã được sửa đổi cả về nội dung và hình thức nhằm gây hứng thú
cho học sinh học tập, giúp các em say mê, tìm tòi, khám phá những tri thức mới
về các quốc gia, các vùng miền ... trên thế giới, để từ đó thêm yêu quê hương,
đất nước mình.
Tuy nhiên, để hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ một cách
hiệu quả, đặc biệt giúp các em phát hiện, phân tích, lí giải được những mối liên
hệ địa lí lại là việc làm không hề đơn giản đối với học sinh lớp 7, khi các em
mới bắt đầu làm quen với bản đồ.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và những lí do trên mà tôi mạnh dạn
nghiên cứu và làm đề tài này.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Trước hết, việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi củng cố được kiến thức
và phương pháp sử dụng bản đồ một cách vững vàng hơn nhằm giúp học sinh
tích cực, chủ động khám phá tri thức thông qua bản đồ, từ đó nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập Địa lí ở trường THCS.
- Hình thành cho học sinh có được tư duy về bản đồ, từ đó biết vận dụng
kiến thức từ bản đồ để giải quyết các bài tập thực hành, bài kiểm tra, bài thi .

2



Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
- Qua học tập trên bản đồ sẽ có nhiều học sinh giỏi, thuần thục kĩ năng phát
hiện các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội để hiểu
sâu thêm kiến thức.
Với chút ít kinh nghiệm của bản thân về kĩ năng bản đồ, tôi viết sáng kiến
kinh nghiệm này hy vọng phần nào cùng các bạn đồng nghiệp tháo gỡ những
vướng mắc khi rèn luyện kĩ năng bản đồ, giúp học sinh hoàn chỉnh kiến thức và
kĩ năng môn Địa lí.
III. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu :
Nói về rèn luyện kỹ năng bản đồ có rất nhiều kỹ năng cần nghiên cứu: kỹ
năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng Địa lí ; kỹ năng xác định phương
hướng ; kỹ năng xác định khoảng cách ; kỹ năng xác định vị trí địa lí ; kỹ năng
xác định độ cao và độ sâu; kỹ năng mô tả các điều kiện tự nhiên ; kỹ năng phát
hiện các mối quan hệ địa lí ; kỹ năng mô tả tổng hợp địa lí một khu vực trên bản
đồ…
Nhưng do thời gian hạn hẹp, vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế,
tôi chỉ đề cập tới một chuyên đề nhỏ là giúp học sinh THCS đặc biệt là học sinh
lớp 7 có được kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ bằng những
phương pháp đơn giản, hiệu quả và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
IV. Phương pháp nghiên cứu :
- Thu thập tài liệu:
Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ của đề tài, tôi đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn
khác nhau như :
+ Các ấn phẩm của tác giả: Nguyễn Dược, Lê Huỳnh, Nguyễn Phi Hạnh.
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên và những tài liệu giáo viên phục vụ
công việc giảng dạy Địa Lý lớp 7.
+ Các loại bản đồ giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy và học tập Địa
Lý lớp 7.

3


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
- Nghiên cứu chương trình dạy học Địa Lý bậc trung học cơ sở và thực tiễn
giảng dạy môn Địa lý ở các trường THCS, đặc biệt môn Địa lý lớp 6,7 .
- Quan sát quá trình học tập môn Địa lý của học sinh trên lớp, phối hợp điều tra
trong giáo viên và học sinh việc sử dụng bản đồ giáo khoa vào quá trình học tập.
Từ đó rút ra những kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả hơn
nguồn tri thức từ bản đồ thông qua những bài giảng cụ thể.
- Sưu tầm, thống kê những cách rèn luyện kỹ năng xác định các mối liên hệ địa
lý trên bản đồ để đúc kết thành những phương pháp khoa học .
- Trao đổi với các đồng nghiệp cùng chuyên môn và học sinh để tìm ra những
khó khăn, vướng mắc trong việc học tập với bản đồ, từ đó tìm ra cách thức để
khắc phục, mang lại hiệu quả cho quá trình giảng dạy và học tập .
- Thực nghiệm sư phạm : Khảo sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh ở 2 lớp khối 7. Thông qua đó điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù
hợp.

4


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7

PHẦN HAI : NỘI DUNG
I. Những cơ sở chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng.
Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát các khu vực lãnh thổ rộng
lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà họ chưa bao giờ có

điều kiện để đến tận nơi để quan sát.
Về mặt nội dung, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối
quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không
một phương tiện nào khác có thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu
hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí đã được mã hóa, trở thành một thứ
ngôn ngữ đắc biệt – ngôn ngữ bản đồ.
Đối với môn Địa lí, một môn khoa học được xếp vào các ngành khoa
học thực nghiệm thì các thiết bị và phương tiện dạy học có vai trò và ý nghĩa rất
quan trọng. Ngày nay, các phương tiện nghe nhìn hiện đại đang được sử dụng
khá phổ biến ở nước ta và đã phát huy nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên nó vẫn
không thể thay thế được các phương tiện dạy học truyền thống, đặc biệt là bản
đồ giáo khoa địa lí trong quá trình dạy và học môn Địa lí ở trường phổ thông.
Bản đồ giáo khoa địa lí hiện nay, tuy vẫn có chức năng là một phương
tiện dạy học trực quan, nhưng chức năng chủ yếu và vô cùng quan trọng của nó
là một nguồn tri thức địa lí phong phú để học sinh khai thác khi học tập. Bản đồ
xứng đáng được coi là “ cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai”, một phương tiện tốt
để cho học sinh nhận biết và khám phá thế giới . Dạy và học Địa Lí bằng bản đồ
là một phương pháp hiệu quả giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và ghi
nhớ lâu hơn.

5


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
Những bản đồ cần thiết cho bài học bao gồm có: bản đồ treo tường, bản
đồ trong sách giáo khoa và atlat. Trong giờ Địa Lí, giáo viên cần phối hợp sử
dụng các loại bản đồ này để có thể truyền đạt một lượng kiến thức lớn một cách
sinh động hơn, hiệu quả hơn. Qua việc đọc bản đồ, học sinh được rèn kĩ năng
quan sát, tưởng tượng, hình thành tư duy bản đồ, sau đó biết tổng hợp và khái
quát hóa bản đồ.

Chính vai trò quan trọng như vậy nên ngoài việc nâng cao và bồi đắp
không ngừng những kiến thức Địa Lí thì các em học sinh cần rèn luyện kỹ năng
bản đồ trong đó kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý là một trong những kĩ
năng cơ bản giúp các em hiểu được kiến thức địa lí sâu sắc, toàn diện hơn….
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình Địa Lí ở THCS , việc rèn luyện kỹ năng bản đồ được
đặt ra ngay từ đầu cấp tới cuối cấp trong các bài học môn Địa Lí.
Ở chương trình SGK Địa lý lớp 6 học sinh được lĩnh hội và rèn luyện
một cách có hệ thống và khoa học những kiến thức và kỹ năng cơ bản của Địa lí
đại cương : Trái Đất, bản đồ và các thành phần tự nhiên trên Trái Đất. Các kĩ
năng về bản đồ, đặc biệt là kĩ năng phát hiện, phân tích các mối liên hệ địa lí
( vốn dĩ là một kĩ năng khó ), hầu như các em còn ít được tiếp xúc và rèn luyện
bởi nội dung chương trình ít liên quan đến bản đồ.
Nội dung chương trình SGK Địa lý lớp 7 bao gồm: Thành phần nhân văn
của môi trường, Các môi trường Địa lý và Địa Lí tự nhiên, Địa Lí kinh tế -xã hội
của các châu lục trên thế giới, vì vậy học sinh có điều kiện tiếp xúc với bản đồ
nhiều hơn. Học tập với bản đồ, các em không chỉ cần có kĩ năng đơn giản như
xác định phương hướng, xác định vị trí địa lí, mô tả các đối tượng địa lí mà còn
phải phát hiện và phân tích , lí giải một cách đơn giản về các mối liên hệ địa lí.
Đây là một kĩ năng rất quan trọng nhưng tương đối khó đối với học sinh lớp 7
khiến nhiều em còn lúng túng khi học tập với bản đồ, đặc biệt các học sinh học
lực ở mức yếu và trung bình. Do đó, việc rèn luyện cho học sinh học môn Địa lí
6


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
lớp 7 kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ cần phải được làm dần
dần, qua những ví dụ cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp, làm cơ sở cho việc học
địa lí các khối lớp sau.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới

kiểm tra, đánh giá cũng như trong thi học sinh giỏi đề thi luôn lồng ghép những
câu hỏi về bản đồ để học sinh tìm ra kiến thức. Như vậy, việc sử dụng bản đồ
trong dạy học Địa Lí là điều quan trọng và cần thiết để học sinh độc lập tìm kiến
thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tạo niềm say mê hứng thú của học sinh
đối với môn học.

II. Rèn kỹ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ :
1.Ý nghĩa:
Mối liên hệ là nội dung có tính chất trụ cột, xương sống của địa lí . Các
hiện tượng, đối tượng địa lí vốn đã có quan hệ chặt chẽ trong thực tế, chúng
được chọn lọc và trình bày trên bản đồ phù hợp với yêu cầu học tập địa lí, nhưng
không mất đi các mối liên hệ này. Do đó cần xác lập các mối liên hệ địa lí để
hình thành cho học sinh phương pháp tư duy logic, phương pháp nhận thức các
đối tượng và hiện tượng địa lí trong mối liên hệ biện chứng của nó.
Mối liên hệ dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, quy định và
chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật,
hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Có những mối liên hệ được thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ: Đây là
những mối liên hệ thuần túy, thường là những mối liên hệ Địa lý về vị trí trong
không gian giữa các đối tượng địa lý. Ví dụ : Khi mô tả một con sông, phải tìm
ra mối liên hệ của nó với nơi bắt nguồn, với những miền địa hình mà nó chảy
qua, với những phụ lưu mà nó tiếp nhận, với những vịnh biển hoặc hồ nơi nó đổ
vào… Có những mối liên hệ không được thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ:
để phát hiện chúng, học sinh không chỉ dựa vào bản đồ mà còn phải dựa vào
kiến thức Địa lý của mình, nhất là hiểu biết về các quy luật Địa lý. Ví dụ : Dựa
7


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
trên tọa độ địa lí của một khu vực và cách biểu hiện lớp phủ thực vật, lớp phủ

thổ nhưỡng trên bản đồ thì học sinh có thể biết được đặc điểm khí hậu của nơi
đó.
Trong nội dung của môn Địa lí có rất nhiều mối liên hệ : Nếu là mối liên
hệ giữa các thành phần tự nhiên xảy ra trong tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên thì
đó là các mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên với tự nhiên; mối liên hệ
giữa các ngành kinh tế và hoạt động xã hội với quá trình khai thác lãnh thổ xảy
ra trên điều kiện tự nhiên đó thì lại là các mối liên hệ giữa tự nhiên với kinh tế xã hội; còn mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội bao gồm liên hệ giữa
các ngành kinh tế được biểu hiện qua mối liên hệ lẫn nhau giữa các ngành trong
cơ cấu ngành, giữa nội bộ ngành và qua sự của phân bố các ngành kinh tế với
nhau trên lãnh thổ…
Xét về vị trí, vai trò của các thành phần trong mối liên hệ, có thể phân
chia thành : Thứ nhất là các mối liên hệ nhân quả : là những mối liên hệ trong
đó có sự liên quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng. Chỉ có
nguyên nhân mới sinh ra kết quả, trong khi đó kết quả không thể nào sinh ra
nguyên nhân ban đầu sinh ra nó. Thứ hai là các quy luật địa lí, đây là những
kiến thức khái quát hóa biểu hiện mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và
quá trình địa lý có tính chất cố định không thay đổi trong những điều kiện nhất
định mỗi khi lặp lại. Các mối liên hệ nhân quả trong địa lý nói chung đều phổ
biến thành các quy luật. Thứ ba là các mối liên hệ thông thường : khác với mối
liên hệ nhân quả, nguyên nhân không đóng vai trò quyết định kết quả mà chỉ
đóng vai trò nhất định nào đó.
Kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ là một kỹ năng hết
sức quan trọng, vì bản chất của khoa học địa lí là gắn với không gian, với bản đồ
và gắn với mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Kỹ năng này không chỉ dựa
vào sự hiểu biết về bản đồ học mà còn phải dựa vào kiến thức địa lí, càng nắm
vững, hiểu sâu, càng tích lũy được nhiều kiến thức địa lí thì kỹ năng càng thành
thạo.
8



Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
Thực ra, kỹ năng này được thực hiện không tách rời các kỹ năng khác,
chẳng hạn trong khi rèn luyện kỹ năng nhận biết các đối tượng địa lí trên bản đồ
thì đồng thời các em cũng được rèn luyện kỹ năng xác lập các mối liên hệ không
gian giữa các đối tượng địa lí mang tính chất thuần túy địa đồ học hoặc trong khi
rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lí đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh kỹ
năng xác lập các mối liên hệ nhân quả giữa vị trí địa lí và khí hậu của một địa
phương, giữa địa hình với khí hậu, giữa tài nguyên với hoạt động kinh tế …
2.Cách thức tiến hành:
a. Giúp học sinh nắm chắc các vốn hiểu biết về bản đồ học:
Để rèn luyện kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ, trước hết
cần củng cố và phát triển những hiểu biết của học sinh về bản đồ. Ngay từ lớp 6,
các em đã được cung cấp một số kiến thức về bản đồ, nhưng còn rất sơ lược.
Lên lớp 7, những kiến thức ban đầu của các em về Trái Đất, về bản đồ mới được
củng cố, bổ sung và hoàn thiện dần. Với học sinh lớp 7, nhận thức của các em
còn thấp, vì vậy trước tiên, giáo viên giúp học sinh nắm được cách phương
hướng trên bản đồ. Đặc biệt giúp học sinh nắm chắc kí hiệu độ trên bản đồ và
biết xác lập các mối quan hệ giữa chúng. Điều quan trọng đối với việc hình
thành kĩ năng này là giáo viên cho học sinh biết được các mối tương quan chủ
yếu trên bản đồ : các mối tương quan về vị trí ( tọa độ mặt bằng hay độ cao),
tương quan về màu sắc, tương quan về kích thước kí hiệu, tương quan về kết cấu
( mật độ của các phần tử đồ họa), tương quan về phương hướng đường chuyển
động.
b. Cung cấp dần các mối liên hệ địa lý làm cơ sở cho việc rèn luyện kĩ năng :
Việc cung cấp dần các mối liên hệ địa lý cần được thực hiện thường
xuyên, liên tục qua các bài học . Cuối tiết học, giáo viên nên giúp học sinh rút ra
các mối liên hệ địa lí được học trong bài.
c. Giúp học sinh phân biệt được các mối liên hệ địa lí:
* Những mối liên hệ được thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ:


9


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
Là những mối liên hệ địa lí về vị trí trong không gian giữa các đối tượng
địa lí, những mối liên hệ này thể hiện trực tiếp rõ ràng trên bản đồ, học sinh dễ
nhận ra trong khi mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về lượng mưa châu Phi, giáo viên cho học sinh quan
sát bản đồ hoặc lược đồ lượng mưa của châu lục này. Qua kí hiệu thang màu
trên bản đồ học sinh sẽ nhận biết ở châu Phi, lượng mưa phân bố không đều, có
nơi mưa nhiều có nơi mưa ít: những nơi mưa nhiều nhất tập trung ở bờ biển Tây
Phi quanh vịnh Ghi-nê và hai bên đường xích đạo ; còn khu vực hai bên đường
chí tuyến, đặc biệt là hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Na-mip có lượng mưa
rất ít. Song để hiểu ngọn nguồn vì sao lượng mưa ở châu Phi lại phân bố như
vậy thì học sinh cần phải kết hợp với các mối liên hệ phức tạp hơn, có tính qui
luật hơn.
* Những mối liên hệ địa lí không được thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ:
Ngoài những mối liên hệ đơn giản trên đây, còn có những mối liên hệ địa
lí không thể hiện trực tiếp rõ ràng trên bản đồ và để phát hiện ra chúng, học sinh
không chỉ dựa vào bản đồ mà còn phải dựa vào vốn kiến thức địa lí của mình,
nhất là sự hiểu biết về các qui luật địa lí.
Những mối liên hệ địa lí này có thể phân thành 3 loại :
- Những mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lý tự nhiên với các hiện tượng địa
lý tự nhiên: đây là mối liên hệ nhân quả được sử dụng ở lớp 7 nhiều nhất vì ở
lớp 7 các em sẽ được nghiên cứu nhiều về các môi trường địa lý và địa lý các
châu lục. Ví dụ: qui luật giữa khí hậu một nơi với vĩ độ của nơi đó, với địa hình,
với biển và dòng biển bao quanh, giữa sông ngòi với địa hình, khí hậu… Đấy là
những mối liên hệ nhân quả.
- Những mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội với các hiện
tượng địa lí kinh tế - xã hội:Ví dụ:các dân tộc miền núi chặt phá rừng đốt nương

làm rẫy - đất đai xói mòn bạc màu, rửa trôi - kinh tế phát triển kém phụ thuộc
vào tự nhiên…

10


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
- Những mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lý tự nhiên với các hiện tượng địa lí
kinh tế - xã hội : Ví dụ: sử dụng thảo nguyên khô và bán hoang mạc để chăn thả
gia súc, sử dụng thác nước để làm thủy điện, phát triển công nghiệp gỗ, giấy dựa
vào nguồn lợi của rừng…
Những mối liên hệ thuộc hai loại sau không phải là những mối liên hệ
nhân quả, có tính qui luật mà chỉ là những mối liên hệ thông thường. Không
nhất thiết phải có rừng công nghiệp gỗ mới phát triển. Không nhất thiết phải có
biển ngành hàng hải đánh cá mới phát triển. Không phải cứ có ngành công
nghiệp khai thác dầu là có ngành sản xuất thiết bị và vận chuyển dầu khí… Thật
vậy, việc khai thác sử dụng tự nhiên xây dựng và phát triển kinh tế còn tùy
thuộc một phần lớn vào trí tuệ của con người, vào trình độ khoa học kỹ thuật,
trình độ phát triển kinh tế, vào đặc điểm của mỗi quốc gia.
Một điều hết sức quan trọng là tập cho học sinh phân biệt được những
mối liên hệ địa lí thông thường với những mối liên hệ địa lí nhân - quả bằng
cách luôn đặt câu hỏi để các em suy nghĩ, phân tích và trả lời; phải chăng cứ có
các này thì phải có cái kia.
Ví dụ như:
- Phải chăng cứ có rừng thì có ngành công nghiệp gỗ, giấy, xen luy lô…
phát triển?
- Cứ có biển thì có ngành hàng hải và đánh cá phát triển?
- Phải chăng cứ ở vĩ độ cao thì bao giờ khí hậu nơi đó cũng lạnh?
- Có phải cứ ở vị trí gần biển thì bao giờ khí hậu cũng ôn hòa hơn không?
Chỉ khi nào câu trả lời khẳng định được thì lúc đó mới phát biểu theo

kiểu: vì…nên. Trong trường hợp câu trả lời phủ định thì đấy là mối liên hệ
thông thường.
Chẳng hạn có thể nói “các nước nằm ở vĩ độ cao nên có khí hậu lạnh”, vì
đấy là mối liên hệ có tính qui luật, nhưng không thể nói “các nước nằm cạnh
biển nên có ngành đánh cá và hàng hải phát triển” vì đây không phải là mối liên
hệ nhân - quả mang tính qui luật cứ có cái này thì tất yếu phải có cái kia, trong
11


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
thực tế có nước nằm ven biển nhưng hai ngành đó không phát triển hay chưa
phát triển.
Đối với mối liên hệ nhân - quả, nên dùng kí hiệu mũi tên: Các nước nằm
ở vĩ độ cao -> khí hậu lạnh.
Dùng kí hiệu gạch ngang (-) để chỉ mối liên hệ thông thường: nhiều rừng công nghiệp gỗ phát triển ; quốc gia hải đảo - đánh cá phát triển.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, giảng dạy ở địa lí lớp 7 khi tập cho học sinh
tìm hiểu các mối liên hệ địa lí trên bản đồ, điều lúng túng của các em không phải
là về mặt hiểu biết bản đồ mà là về mặt kiến thức địa lí, vì vốn kiến thức tích lũy
chưa được bao nhiêu. Vì vậy lên lớp trên các em ngoài tiếp tục củng cố, bổ sung
phát hiện các mối liên hệ địa lí thì việc nắm chắc các kỹ năng phát hiện các mối
liên hệ địa lí ở khối lớp 7 này là một việc làm cực kỳ quan trọng .
Để tìm được các mối liên hệ địa lý trên bản đồ đòi hỏi học sinh phải xác
định được những kiến thức có liên quan. Đồng thời, khi xác lập mối liên hệ địa
lý trên bản đồ để giải thích sự vật hiện tượng thì chúng ta cần phải liên hệ với
các bản đồ có nội dung liên quan. Ví như để giải thích lượng mưa của một khu
vực thì ngoài bản đồ khí hậu thì ta phải tìm hiểu bản đồ địa hình, dòng biển, gió.
Sở dĩ như vậy vì đây là những nhân tố ảnh hưởng sâu sắc tới lượng mưa. Cần
tìm hiểu tất cả các mối liên hệ địa lý giữa các thành phần, nhưng chú ý tới các
yếu tố nổi trội chi phối các thành phần khác bởi trong địa lý, điều quan trọng là
làm rõ tính độc đáo của từng nơi.


12


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7

Một vài ví dụ trong chương trình Địa lí 7
Ví dụ 1: Kĩ năng phát hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng Địa lý tự nhiên:
Trong các mối liên hệ giữa tự nhiên với tự nhiên: Khí hậu, các cảnh quan
tự nhiên ở một nơi nào đó phụ thuộc vào: vị trí địa lý, địa hình, biển và các dòng
biển, hoàn lưu khí quyển ảnh hưởng đến khu vực đó…Tìm hiểu về khí hậu châu
Phi, học sinh cần phải tìm nguyên nhân : “Vì sao châu Phi là châu lục nóng?”
Và “ Vì sao khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn ?” Để trả lời
hai câu hỏi này, cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới khí hậu châu
Phi, đó là : vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, địa hình, dòng biển…

Hình 1 : Lược đồ lượng mưa châu Phi.

13


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7

Hình 2 : Lược đồ tự nhiên châu Phi.
Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến nên châu Phi có
khí hậu nóng. Tại sao lại phải căn cứ vào vị trí của châu lục so với các đường
chí tuyến để xác định kiểu khí hậu ? Bởi lẽ vĩ độ địa lý sẽ quyết định góc chiếu
của ánh sáng Mặt Trời, từ đó hình thành nên đặc điểm nhiệt độ - tiêu chí quyết
định để phân chia các đới khí hậu trên Trái Đất. Như vậy, trả lời xong câu hỏi
thứ nhất, chúng ta đã xác lập được mối liên hệ giữa vị trí địa lý với khí hậu. Cần

nhấn mạnh đây là mối liên hệ nhân quả, trong đó vị trí địa lý là nguyên nhân, khí
hậu là kết quả.
Tiếp tục quan sát hình dáng lãnh thổ, đường bờ biển và kích thước châu
Phi, ta nhận thấy : Bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều, lục địa Phi có dạng
hình khối, kích thước rất lớn. Mặc dù được bao bọc xung quanh bởi các biển và
đại dương nhưng hình dáng và kích thước lãnh thổ đã làm cho ảnh hưởng của
biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi là lục địa khô. Nhưng những
14


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
nhân tố đó chưa đủ để tạo nên hoang mạc lớn nhất thế giới – hoang mạc Xa-hara. Lúc này, chúng ta lại cần tìm các nhân tố liên quan đến sự hình thành các
hoang mạc : áp cao cận chí tuyến, độ cao và hướng địa hình, gió, dòng biển…
Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận
chí tuyến, thời tiết ổn định, không có mưa. Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ
cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền. Không chỉ bản
thân các yếu tố trong lãnh thổ châu Phi, còn có các nhân tố khác bên ngoài cũng
góp phần chi phối đến khí hậu khu vực Bắc Phi. Phía Bắc Bắc Phi là lục địa Á –
Âu, một lục địa lớn, là nơi xuất phát của gió tín phong Đông Bắc nóng khô, thổi
quanh năm ở Bắc Phi nên khó gây mưa. Phía Tây Bắc châu Phi có dòng biển
lạnh Ca-na-ri chảy sát ven bờ càng làm tăng tính chất khô hạn của khí hậu Bắc
Phi, tạo điều kiện cho hoang mạc Xa-ha-ra chạy lan ra sát bờ biển.
Tương tự như trên, học sinh có thể dựa vào bản đồ tự nhiên châu Phi để
tìm mối liên hệ giữa vị trí địa lý, hình dạng lãnh thổ, đường bờ biển, các dòng
biển, sự vận động của các khối khí với sự phân bố lượng mưa không đều ở châu
Phi. Cũng ảnh hưởng bởi khối khí chí tuyến nóng, khô, khu vực Nam Phi cũng
có hoang mạc Na-mip và hoang mạc Ca-la-ha-ri nhưng diện tích nhỏ hơn và ít
khô hạn hơn so với hoang mạc Xa-ha-ra. Một phần vì lãnh thổ Nam Phi nhỏ hơn
so với lãnh thổ Bắc Phi , song cần nhấn mạnh đến vai trò của các dòng biển. Bởi
lẽ dòng biển nóng Xô-ma-li, dòng nóng Mô-dăm-bich và dòng nóng Mũi Kim

chảy ven bờ biển phía đông, đông nam châu Phi đã cung cấp nhiều hơi ẩm. Gió
mùa đông nam từ biển vào khi vượt qua các sườn cao nguyên phía đông châu
Phi vẫn còn hơi ẩm, gây mưa, tạo điều kiện cho xa van phát triển ở phía đông, vì
thế ở Nam Phi, hoang mạc bị xavan đẩy lùi . Dòng biển lạnh Ca-na-ri và Benghê-la chảy ven bờ tây bắc và tây nam châu Phi nên lượng mưa vùng ven biển
dưới 200mm.
Bản thân mối liên hệ giữa khí hậu với thực vật rất mật thiết. Khí hậu là
yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật.Tùy theo khí hậu mỗi nơi,
15


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
mà có loài thực vật khác nhau. Mức độ phong phú hay nghèo nàn của thực vật ở
một nơi, cũng chủ yếu do khí hậu nơi đó quyết định, ngoài ra cũng có nhân tố
con người, các động vật nhưng cơ bản thực vật chịu sự chi phối chặt chẽ của khí
hậu. Cũng đối chiếu giữa hai lược đồ Hình 1 và 2, có thể thấy rõ : Ở châu Phi,
những nơi có lượng mưa lớn trên 1000mm sẽ phát triển thảm thực vật rừng rậm
nhiệt đới, lượng mưa từ 200-1000mm tương ứng với rừng lá cứng địa trung hải
và lượng mưa dưới 200mm là xavan , hoang mạc và bán hoang mạc. Trong mối
liên hệ này, khí hậu là nguyên nhân, thực vật là kết quả.
Trong các nhân tố hình thành khí hậu châu Âu, những nhân tố đầu tiên
ảnh hưởng to lớn phải kể đến vị trí địa lý, hình dạng và kích thước lãnh thổ .
Châu Âu nằm chủ yếu trên các vĩ độ cận nhiệt và ôn đới, lại nằm ở bờ tây lục
địa : trong năm thường chịu ảnh hưởng của áp cao chí tuyến và gió tây ôn đới
hoạt động quanh năm. Châu Âu có ba mặt giáp biển, đường bờ biển bị chia cắt
mạnh, có nhiều biển và vịnh biển ăn sâu vào trong đất liền, lại thêm ảnh hưởng
của gió tây thổi từ biển vào làm cho hơi nước từ biển dễ dàng xâm nhập vào sâu
trong đất liền.
Không chỉ vậy, cấu tạo của địa hình cũng góp phần làm tăng hiệu lực hoạt
động của gió tây. Cần cho học sinh xác định sự phân bố của các dạng địa hình
chính của châu lục. Dải đồng bằng và núi đồi thấp nằm giữa các dãy núi cao ở

Bắc và Nam Âu làm cho các khối khí ôn đới hải dương dễ xâm nhập sâu vào nội
địa cho đến tận giới hạn phía đông lãnh thổ. Mặt khác, các sườn núi theo hướng
bắc – nam hoặc gần với bắc- nam lại là những nơi đón gió tạo ra những vùng
mưa lớn trên châu lục. Ví dụ : ở đảo Anh, trên các đồng bằng thấp lượng mưa
trung bình năm chỉ 600 – 700mm, trong khi trên các sườn đón gió phía tây, tây
bắc lượng mưa đạt tới 2000mm. Đặc biệt, trên các sườn đón gió dãy
Xcanđinavi, sườn tây bắc dãy An-pơ, sườn tây dãy A-pen-nin, sườn tây dãy Pinđơ và Đi-na… đều là những nơi có mưa nhiều, trung bình trên 2000mm. Trên
các sườn khuất gió hoặc thung lũng nội địa, lượng mưa giảm xuống rất rõ chỉ
16


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
còn 200 – 400mm. Trên các núi cao, khí hậu thay đổi theo đai cao. Vị trí đường
giới hạn tuyết trên các sườn ẩm nằm ở độ cao gần 2500m, còn trên các sườn khô
hơn khoảng 3000 – 3500m. Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy theo
hướng tây nam – đông bắc qua tây bắc châu Âu có tác dụng làm cho nước và
không khí trên các biển ấm lên. Nhờ vậy, về mùa đông , các biển Ba-ren, Na-uy
và phần đông bắc Đại Tây Dương tuy ở vĩ độ cao vẫn không bị đóng băng.
Nước biển bốc hơi mạnh, lại được gió tây đưa vào đất liền làm cho toàn bộ châu
Âu, đặc biệt phần Tây Âu có thời tiết ấm và ẩm ướt.

Hình 3 : Lược đồ tự nhiên châu Âu
Như vậy có thể thấy các mối liên hệ địa lý tự nhiên thường có tính quy
luật và là mối liên hệ nhân – quả . Chúng khá phức tạp nhưng không phải là quá
khó để nhận ra. Muốn hình thành cho học sinh thói quen tìm hiểu các mối liên
hệ địa lý tự nhiên trên bản đồ, giáo viên cần thường xuyên định hướng, phân
17


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7

tích trong từng bài học. Nhất là sử dụng các mối liên hệ này để củng cố cuối bài
sẽ làm tăng hiệu quả của phương pháp. Các luật địa lý tự nhiên có tính chất lặp
đi lặp lại, nên chỉ cần hướng dẫn một vài lần là các em có thể ghi nhớ không
phải một cách máy móc mà dựa trên tư duy bản đồ.
Ví dụ 2: Kĩ năng phát hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng Địa lý kinh
tế - xã hội :
Xét về mối liên hệ giữa dân cư với kinh tế của một quốc gia, có thể lấy ví
dụ từ Hoa Kì.

Hình 3 : Lược đồ phân bố công nghiệp Hoa Kì

18


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7

Hình 4 : Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mỹ
Quan sát lược đồ công nghiệp Bắc Mĩ, học sinh có thể dễ dàng nhận xét
được sự phân bố của sản xuất công nghiệp Hoa Kì .Vấn đề là phải giúp học sinh
xác định được mối liên hệ giữa phân bố sản xuất với tình hình phân bố dân cư.
Vùng Đông Bắc Hoa Kì và phía nam Hồ Lớn là miền đất đầu tiên của những
người nhập cư từ châu Âu, cộng thêm các điều kiện thuận lợi về tự nhiên nên
nhanh chóng trở thành nơi tập trung các trung tâm công nghiệp, khoa học, tài
chính của Hoa Kì. Hai dải siêu đô thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn và từ Si-ca-gô
đến Môn - trê - an phản ánh rõ nét sự tập trung lãnh thổ sản xuất công nghiệp
của quốc gia Bắc Mĩ này, bởi lẽ sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ gắn
liền với sự phát triển của các đô thị. Tương tự, tại Ca-na-đa và Mê-hi-cô , các
siêu đô thị cũng chính là các trung tâm công nghiệp lớn của các nước này.

19



Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7

Hình 5 : Lược đồ không gian công nghiệp Hoa Kỳ
Lược đồ không gian công nghiệp Hoa Kì đã phản ánh rõ sự thay đổi về sự
chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì. Học sinh dễ dàng nhận biết
xu hướng chuyển dịch vốn và lao động là di chuyển từ vùng Đông Bắc xuống
vành đai công nghiệp mới ở phía tây và phía nam Hoa Kì. Nguyên nhân của sự
chuyển dịch đó là gì? Lúc này cần phải xem lại ảnh hưởng của sự phát triển
mạnh mẽ của vành đai công nghiệp mới phía Nam với các ngành công nghệ kĩ
thuật cao mà người ta gọi là “vành đai Mặt Trời” trong giai đoạn hiện nay. Sự sa
sút của các ngành công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì là một
nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các ngành công
nghiệp gắn với công nghệ kĩ thuật cao, từ đó ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
trên lãnh thổ nước này. Như vậy có thể thấy rõ mối liên hệ qua lại giữa phân bố
dân cư và phân bố sản xuất. Đấy là chưa kể đến lịch sử nhập cư đã mang lại cho
Hoa Kì nguồn lợi lớn- nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao mà không tốn chi
phí đầu tư, công đào tạo ban đầu - một điều kiện thuận lợi để Hoa Kì vươn lên
và giữ vững ngôi vị kinh tế hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua. Ngược lại,
sự phát triển đỉnh cao của công nghiệp Hoa Kì luôn là sức hút lớn đối với lao
20


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
động lành nghề trên toàn thế giới. Hoa Kì là đất nước của người nhập cư, nên
bên cạnh những mặt thuận lợi để phát triển kinh tế, chính quyền nước này cũng
phải đau đầu trong việc quản lý, ổn định xã hội.
Ngay trong từng khu vực kinh tế, cũng có mối liên hệ phân bố sản xuất
giữa các ngành. Ngành công nghiệp cơ khí ở Bắc Mĩ thường phân bố cùng

ngành công nghiệp luyện kim vì sản phẩm đầu ra của công nghiệp luyện kim lại
là nguồn nguyên liệu đầu vào của công nghiệp cơ khí. Cũng mối liên hệ như
vậy, ngành công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp lọc dầu và công nghiệp
hóa chất thường phân bố gần nhau tại “Vành đai Mặt Trời” để rút ngắn khoảng
cách vận chuyển, giảm chi phí sản xuất.
Tại sao ở các nước Trung và Nam Mỹ lại có thế mạnh về ngành công
nghiệp thực phẩm ? Lúc này, chúng ta phải xét xem ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm có liên quan mật thiết đến ngành nào. Các sản phẩm của ngành nông
nghiệp là đầu vào của ngành công nghiệp chế biến. Quan sát bản đồ ( lược đồ )
phân bố công nghiệp và Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mỹ, ta thấy các
vùng sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả xuất khẩu lại gắn liền mật thiết với
sự phân bố của ngành công nghiệp thực phẩm ở khu vực này. Công nghiệp chế
biến thực phẩm có phát triển thì mới kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển,
bởi nền nông nghiệp Nam Mỹ sản xuất theo hướng hàng hóa để xuất khẩu. Sự
phát triển của ngành này tác động trực tiếp đến ngành khác và ngược lại. Đây
cũng là mối liên hệ thông thường trong địa lý kinh tế.
Ví dụ 3: Kĩ năng phát hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng Địa lý tự nhiên
với các hiện tượng địa lý kinh tế- xã hội :
Trong các hoạt động kinh tế - xã hội, con người luôn tác động đến các
điều kiện tự nhiên, khai thác các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu
của mình. Vì vậy, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các hiện tượng địa lý tự nhiên và
các hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội. Các mối liên hệ này không phải lúc nào
cũng biểu hiện rõ trên bản đồ (nhất là lược đồ trong sách giáo khoa), trong quá
21


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
trình dạy học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh suy luận theo hướng logic, liên
hệ với các kiến thức liên quan cũng như thực tế đời sống kinh tế - xã hội.
Học về Địa lý Bắc Âu, những nước có mức sống cao, nhờ khai thác hợp

lý tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế hiệu quả. Vậy tài nguyên thiên
nhiên có mối liên hệ như thế nào đến sự phát triển kinh tế của các nước này ?
Tài nguyên thiên nhiên chính là điều kiện, là nguồn nguyên liệu đầu vào của
các ngành sản xuất. Na-uy, một quốc gia nằm ở phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi
đã biết khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của nước mình,
đặc biệt là nguồn lợi từ các ngành công nghiệp ngoài khơi để trở thành một
trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương
không chỉ sưởi ấm vùng biển Na-uy mà còn góp phần mang lại nguồn hải sản
dồi dào, điều kiện thuận lợi để nước này phát triển nghề đánh cá. Thụy Điển, Na
Uy trở thành những nước tư bản phát triển một phần cũng do vị trí thuận lợi ở kề
ngay các nước tư bản sớm phát triển như Anh, Pháp…lại nằm bên những đường
hàng hải buôn bán tấp nập vào bậc nhất giữa Âu - Mĩ – Á. Công nghiệp sản xuất
giấy, bột giấy và gỗ xẻ ở các nước Bắc Âu phát triển mạnh nhờ nguồn nguyên
liệu dồi dào từ tài nguyên rừng. Công nghiệp khai thác dầu khí rất phát triển ở
Biển Bắc cũng là nhờ sự phân bố tập trung với trữ lượng lớn của các mỏ dầu,
khí. Sông suối dày đặc, độ dốc lớn và hệ thống các hồ trên núi là điều kiện để
ngành thủy điện trở thành thế mạnh của kinh tế các nước Bắc Âu. Nguồn thủy
điện dồi dào và giá rẻ lại là điều kiện thuận lợi để các nước này phát triển các
ngành công nghiệp khác. Các nước Bắc Âu không có lợi thế để phát triển ngành
trồng trọt nhưng bù lại, du lịch tự nhiên có điều kiện phát triển. Trong bài 56
( Khu vực Bắc Âu) qua phân tích lược đồ tự nhiên có thể đánh giá thế mạnh
kinh tế của khu vực đó.

22


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7

Hình 8 : Lược đồ tự nhiên Bắc Âu.
Nói đến nước Pháp, một cường quốc kinh tế châu Âu, bên cạnh những

nhân tố xã hội, không thể không kể đến vai trò của điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của nước này. Pháp được coi là
nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất châu Âu, và đó là một trong những
nhân tố đem đến cho Pháp khả năng phát triển kinh tế cao và toàn diện. Pháp có
3 mặt giáp biển, lại có 3 mặt giáp với nhiều khu công nghiệp của các nước phát
triển : Rua ( Tây Đức), vùng than đá ,luyện kim của Bỉ và khu công nghiệp Bắc
Italia. Vị trí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Địa
hình phong phú, có nhiều dạng khác nhau, đồng bằng và cao nguyên chiếm đa
số. Đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất nước Pháp là bồn địa Pa-ri, một
trong những khu vực nông nghiệp trù phú nhất EU, đồng bằng sông Ga-rôn,
đồng bằng sông Rôn. Miền núi trung tâm không cao, ở đây trồng lúa mì và chăn
nuôi. Khí hậu nước Pháp ôn hòa hơn những nước cùng vĩ độ, có nhiều kiểu khí
hậu : ôn đới hải dương, cận nhiệt địa trung hải, đó là điều kiện thuận lợi tạo ra
23


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
nhiều sản phẩm nông nghiệp khác nhau và phù hợp với sức khỏe con người.
Sông ngòi có giá trị thủy điện, tưới tiêu và giao thông thuận lợi. Nhờ đó, Pháp là
nước sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn nhất EU. Các vùng phía Nam nước
Pháp nhờ khí hậu địa trung hải thuận lợi để phát triển các cây ăn quả, đặc biệt là
nho – nguồn nguyên liệu để sản xuất rượu Booc – đô nổi tiếng khắp thế giới.
Tài nguyên khoáng sản nhiều loại có trữ lượng lớn : than đá, quặng sắt tập trung
ở miền bắc, bô xít có trữ lượng lớn tập trung ở miền nam, uranium ở vùng trung
tâm, kali, muối mỏ, vật liệu xây dựng… Sự phong phú về khoáng sản cộng với
sự phân bố khá đồng đều ở các vùng tạo điều kiện thuận lợi để nền công nghiệp
Pháp phát triển toàn diện và nhiều ngành nổi tiếng.

Hình 9 : Bản đồ nước Pháp
Kết luận :

Các mối liên hệ địa lý là nội dung quan trọng trong các bài học mà giáo
viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện thông qua học tập với bản đồ. Nhờ các
mối liên hệ này, các em hiểu sâu hơn kiến thức, rèn luyện được cách tư duy và
suy luận logic. Như vậy, bản đồ mới phát huy được vai trò là cuốn sách giáo
khoa thứ hai giúp các em khám phá thế giới.

24


Rèn kĩ năng phát hiện các mối liên hệ địa lý trên bản đồ giáo khoa Địa lý lớp 7
3. Quy trình tiến hành:
Để phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ có thể tiến hành theo quy trình
sau :
- Xác định được mục đích làm việc :
Ví dụ : Ở mục 4 bài 27 ( Thiên nhiên châu Phi – tiếp theo), mục đích là xác định
được mối liên hệ giữa khí hậu với các đặc điểm môi trường tự nhiên của châu
lục này.
- Xác định được những kiến thức liên quan:
Ví dụ: Ở mục 4 bài 27, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phân bố
các môi trường tự nhiên là nhân tố lượng mưa. Do đó cần phân tích ảnh hưởng
của lượng mưa đến đặc điểm các môi trường tự nhiên.
- Đối chiếu với các bản đồ có liên quan:
Cùng ví dụ trên, học sinh cần kết hợp bản đồ phân bố lượng mưa và bản
đồ Các môi trường tự nhiên châu Phi, căn cứ vào kí hiệu các thang màu để đối
chiếu và phân tích mối liên hệ. Đồng thời kết hợp với Lược đồ tự nhiên châu Phi
để minh chứng ảnh hưởng của lượng mưa tới sự phân bố thảm thực vật .
- Phát hiện các mối liên hệ, phân biệt mối liên hệ thông thường, mối liên hệ
nhân quả và các quy luật địa lý:
Ví dụ: Mối liên hệ giữa khí hậu và cảnh quan tự nhiên là mối liên hệ nhân - quả
thì trong đó, khí hậu (lượng mưa) là nguyên nhân dẫn đến sự phân bố thảm thực

vật. Mối liên hệ này cũng mang tính quy luật. Nhưng mối liên hệ giữa tài
nguyên khoáng sản với sự phát triển công nghiệp lại là mối liên hệ thông
thường. Không phải cứ nước nào giàu khoáng sản thì công nghiệp sẽ phát triển.
Thực tế cho thấy các nước châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú, giàu có
bậc nhất thế giới nhưng hầu hết lại có trong danh sách các quốc gia nghèo . Như
vậy, trong các mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế - xã hội thì điều kiện tự nhiên
25


×