Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN- Rèn kỷ năng phát hiện các mối liên hệ địa lí trên bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.27 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ĐANG
o0o
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÁT HIỆN CÁC
MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
GIÁO VIÊN : NGUYỄN NGỌC TUYẾT
NĂM HỌC: 2006-2007
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Trước kia phương pháp dạy học lấy thầy giáo làm trung tâm ,
người thầy chỉ truyền đạt kiến thức cho HS, còn HS tiếp nhận kiến
thức do người thầy cung cấp nên việc học của HS không có tính tư
duy sáng tạo. Ngày nay đổi mới SGK, và phương pháp lấy HS làm
trung tâm , thì việc học của HS tự tìm tòi là chính. Do đó để có tiết
học tốt và dạy tốt thì GV và HS luôn luôn không ngừng học hỏi, tìm
tòi sưu tầm hình ảnh,tư liệu để cho bài học và bài giảng thêm sinh
động và phong phú đồng thời củng vạch ra được tính tư duy và sáng
tạo của học sinh trước sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kó thuật
đặc biệt là công nghệ thông tin và kó thuật vi tính.
- Một trong những nguyên tắc dạy học quan trọng ở trường phổ
thông là sự thống nhất của cụ thể về trực quan, tư duy, trừu tượng.
Trong giảng dạy đòa lí ở nhà trường, nguyên tắc này càng được đề
cao nhiều hơn, bắt nguồn từ các sự vật hiện tượng đòa lí trải rộng ra
khắp bề mặt trái đất, không chỉ quan sát trực tiếp để hình thành
biểu tượng và khái niệm mà còn đòi hỏi phải tư duy, vận dụng,từ đó
xác lập nên các mối liên hệ đòa lí đưa vào thực tiển.Do đó, với
những ưu thế của mình về chức năng phân tích và khai thác nguồn
tri thức đòa lí qua bản đồ,qua các đối tượng đòa lí, từ đó xác lập các
mối quan hệ nhân quả với các nhân tố tự nhiên-kinh tế- xã hội-con
người của một nước, khu vực, cả thế giới, toàn cầu. Đó là những lí
do tôi chọn đề tài


“Rèn luyện kó năng phát hiện các mối liên hệ đòa lí trên bản đồ”
nhằm để nâng cao chất lượng dạy và học đòa lí ở nhà trường
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1.Biện pháp xử lý:
-Những mối liên hệ đòa lí đơn giản nhất là những mối liên hệ về vò
trí trong không gian giữa các đối tượng đòa lí, những mối liên hệ này
thể hiện trực tiếp, rõ ràng trên bản đồ, học sinh dễ nhận ra trong khi
mô tả các đối tượng đòa lí trên bản đồ.
VD: Khi mô tả một con sông, các em phải tìm ra mối liên hệ của nó
với nơi bắt nguồn,với những miền đòa hình mà nó chảy qua,với
những phụ lưu mà nó tiếp nhận,với vònh biển hoặc hồ mà nó đổ
vào…
-Ngoài mối liên hệ đơn giản còn có mối liên hệ không thể trực tiếp
rõ ràng trên bản đồ và để phát hiện ra chúng, học sinh không chỉ
dựa vào bản đồ mà còn phải dựa vào vốn kiến thức của mình, nhất
là những hiểu biết về các quy luật đòa lí.Những mối liên hệ này
gồm:
+ Mối liên hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau như giữa khí
hậu của một nơi với vó độ của nơi đó, với đòa hình, với các biển và
dòng biển bao quanh, giữa sông ngòi với đòa hình, khí hậu…. Đấy là
mối liên hệ nhân quả.
VD:Khi giảng bài đặc điểm sông ngòi nước ta thì giáo viên tự cho
học sinh phân tích được mối liên hệ nhân quả với các đối tượng tự
nhiên với nhau như “Vì sao sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn chiếm
93%,sông chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc-Đông Nam, và hướng
vòng cung học sinh sẽ thấy được do yếu tố đòa hình do vận động tạo
núi Himalaya làm cho đòa hình nước ta nâng cao, phân thành nhiều
bậc kế tiếp nhau,và vận động nâng lên không đều mạnh ở phía tây
bắc và yếu dần về phía đông nam nên hướng nghiêng đòa hình
hướng tây bắc đông nam, và lãnh thổ nước ta hẹp nhất theo chiều

tây đông.Và do tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm cũng làm
cho sông ngòi ,đòa hình chòu tác động mạnh mẽ.
+Mối liên hệ giữa các hiện tượng đòa lí kinh tế với nhau.
VD: Việc đặt các nhà máy cưa xẻ, các nhà máy chế biến gỗ, bột
giấy ở cửa sông có liên quan với việc khai thác gỗ ở vùng đầu
nguồn, chuyển gỗ bằng đường sông và xuất khẩu qua đường biển ở
Thụy Điển.
Hoặc chăn nuôi bò theo kiểu công nghiệp trong các trang trại ở
Hoa Kì phía xa là các nhà máy chế biến thức ăn => Học sinh nêu
lên mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế.
+ Mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế:
VD: Sử dụng thảo nguyên khô và bán hoang mạc để chăn thả, sử
dụng thác nước làm thủy điện, phát triển công nghiệp giấy dựa vào
tài nguyên rừng….Những mối liên hệ này không phải là nhân quả
mà nó có tính quy luật nó chỉ là mối liên hệ thông thường,không
nhất thiết có rừng thì công nghiệp gỗ mới phát triển,không phải cứ
có công nghiệp khai thác dầu thì cũng có ngành sản xuất thiết bò
khai thác và vận chuyển dầu….Thật vậy việc khai thác, sử dụng tự
nhiên, xây dựng và phát triển kinh tế tuỳ thuộc phần lớn vào trí tuệ
của con người, vào trình độ khoa học kó thuật, trình độ phát triển
kinh tế, vào đặc điểm của mỗi dân tộc và chế độ xã hội…
-Tập cho học sinh phân biệt được mối liên hệ đòa lí thông thường
với mối liên hệ nhân –quả bằng cách luôn luôn đặt câu hỏi để các
em suy nghó,phân tích và trả lời.
-Đối với loại liên hệ nhân quả, thì giáo viên dùng kí hiệu mũi tên:
Thụy Điển nằm ở vó độ cao ->Khí hậu lạnh, dùng kí hiệu gạch
ngang để chỉ các mối liên hệ thông thường: nhiều rừng-công nghiệp
gỗ phát triển, quốc gia hải đảo-đánh cá phát triển.
-Để rèn luyện kó năng phát hiện các mối liên hệ đòa lí trên bản
đồ,trước hết giáo viên cần củng cố và phát triển những hiểu biết

của học sinh về bản đồ. Ngay ở lớp 6 các em được cung cấp kiến
thức về bản đồ, nhưng rất sơ lược. Lên lớp 7 bước vào các châu
lục,khi tập cho học sinh mối liên hệ đòa lí trên bản đồ, điều lúng
túng của các em không phải là mặt hiểu biết về bản đồ mà về mặt
kiến thức đòa lí, vì ở chương trình này các em mới bắt đầu làm quen
với bộ môn, vốn kiến thức tích lũy ít, vì vậy ngoài việc củng cố bổ
sung cho các em vốn hiểu biết về bản đồ, một nhiệm vụ hết sức
quan trọng là cung cấp dần dần cho học sinh các mối liên hệ đòa lí,
chủ yếu là mối liên hệ tự nhiên với tự nhiên, mối liên hệ tự nhiên
với kinh tế, đó là những loại liên hệ chính được đề cặp hầu hết ở
mỗi bài.
a.VD: Mối liên hệ giữa tự nhiên với tự nhiên:
+ Khí hậu của một nơi nào đó phụ thuộc vào vó độ đòa lí như càng
xa xích đạo, càng ở vó độ cao khí hậu càng lạnh.
+Đòa hình càng lên cao nhiệt độ và khí áp càng giảm,các sườn núi
hứng gió từ biển thổi đến thì nhận được nhiều mưa, các sườn núi và
thung lũng khuất gió nhận được mưa ít, hướng chạy của các dãy núi
có thể ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền như ở
các sơn nguyên Tây Nam Á cũng có thể tạo điều kiện cho ảnh
hưởng của biển vào sâu trong đất liền như ở châu Âu.
+Biển: nh hưởng của biển làm cho khí hậu dòu đi,hoặc làm bớt
lạnh ở xứ lạnh,làm bớt nóng ở xứ nóng,và tăng độ ẩm.
+Các dòng biển:Dòng biển nóng sưởi ấm các biển và các lãnh thổ ở
vó độ cao,làm cho biển bốc hơi nhiều hơn và không đóng băng về
mùa đông, dòng biển lạnh làm cho các xứ lạnh lạnh thêm,ngăn
chặn hơi ấm từ biển vào đất liền làm phát sinh hoang mạc ở ngay
ven biển những xứ nóng, như hoang mạc Namip, hoang mạc
Atacama.
+Lục đòa: Vì lục đòa nóng lên rất nhanh và nguội đi rất nhanh nên
làm cho khí hậu manh tính cực đoan, rất nóng về mùa hạ và rất lạnh

về mùa đông.
+ Thực vật: nơi có cây cối, rừng bao phủ thì khí hậu dòu hơn so với
nơi đất trọc, trơ trụi
-Mối liên hệ giữa khí hậu với đòa hình:VD: ở hoang mạc nhiệt đới,
sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn làm cho đá nứt nẻ,
vỡ vụn, gió thổi cuốn theo cát bụi mài mòn các khối đá, tạo nên
những hình thù kì dò…., đất đen hình thành trong điều kiện khí hậu
lục đòa khô, đất pôtdôn hình thành trong điều kiện khí hậu ôn đới
lạnh, đất feralit hình thành tronh điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm…
-Mối liên hệ giữa đòa hình với sông ngòi: sông chảy theo hướng núi,
độ dốc càng lớn thì sông ngòi càng chảy mạnh, độ dốc càng nhỏ thì
sông ngòi chảy chậm, càng uốn khúc nhiều.
b. VD: Mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế:
. Đòa hình và kinh tế:Đòa hình đồng bằng thuận lợi cho việc giao
thông vận tải,các công trình xây dựng đường sá dễ dàng,đỡ tốn
kém,các đồng bằng ven sông, đồng bằng châu thổ là những vùng
trồng cây lương thực và chăn nuôi trù phú, dân cư đông, đòa hình núi
non hiểm trở gây trở ngại cho việc giao thông đi lại, công trình xây
dựng đường sá khó khăn, tốn kém phải mở đường hầm qua núi,làm
nhiều cầu,trồng trọt, canh tác cũng không thuận lợi.
.Khoáng sản và kinh tế:cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho công
nghiệp và nông nghiệp.
.Khí hậu và kinh tế: Sự phân bố cây trồng phụ thuộc vào khí hậu, có
những loài cây ôn đới như lúa mì, các loại lúa mạch, củ cải đường,
táo, lê… , có những loài cây nhiệt đới: gạo, sắn, hạt tiêu,dừa
chuối…,cây cận nhiệt đới: ôliu,cam quýt , mơ , mận…. Tuy nhiên tác
động của con người, nhiều loài cây trên đây ngày nay đã thích nghi
dần với loại khí hậu khác và được trồng rộng rãi hơn,chẳng hạn như
lúa mì, lúa gạo được trồng phổ biến cả ở cận nhiệt đới,hoặc cam
quýt, mơ mận được trồng cả ở các miền khí hậu nhiệt đới.

.Đồng cỏ và kinh tế: chăn nuôi bò ở những đồng cỏ tự nhiên tươi
tốt,chăn nuôi cừu dê, ngựa,lạc đà ở những đồng cỏ khô cằn….
.Biển và kinh tế: đánh cá và các loài hải sản khác,phát triển giao
thông hàng hải,khai thác muối,dầu mỏ và các khoáng sản khác,lợi
dụng thủy triều để sản xuất điện…
.Rừng và kinh tế: Khai thác gỗ và các lâm sản, săn bắt thú lấy
thòt,lấy bộ lông,công nghiệp gỗ, giấy, xenluylô…
.Sông ngòi và kinh tế: Thủy lợi, đánh cá ,thủy điện, giao thông vận
tải….
Tóm lại mối liên hệ giữa các đối tượng đòa lí không chỉ thấy trong
chương trình lớp 7 mà còn có hầu hết các cấp học đòi hỏi học sinh
phải vận dụng kiến thức vào chương trình đang học , và đồng thời
cũng vận dụng từ kiến thức đã học để giải quyết một sự vật , hiện
tựong xảy ra trong cuộc sống.
2. Hiệu quả ban đầu:
-Đây là một kó năng hết sức quan trọng, vì bản chất của khoa học
đòa lí là gắn liền với không gian,với bản đồ và gắn với mối liên hệ
giữa các hiện tượng.
-Với những dạng đọc và rèn luyện các kó năng về bản đồ xác lập
mối quan hệ đòa lí thì chúng tôi đã rèn luyện cho HS từ lớp 6-9 nên
các thao tác về bản đồ HS rất thành thạo về các kó năng này. Tuy
nhiên cũng có một số HS còn ham chơi chưa chú ý thì GV phải
nhắc lại các thao tác để cho HS nhớ lại để cho các em khi tiến hành
làm được tốt hơn.
3 Kiểm nghiệm:
Từ những ví dụ trên , cũng như các bài đã học , học sinh có thể rút
ra cho mình một bài học thực tiển theo quy trình tiến hành rèn
luyện kó năng phát hiện các mối liên hệ đòa lí trên bản đồ như sau:
+ Củng cố và phát triển thêm vốn hiểu biết bản đồ học của học
sinh.

+Cung cấp dần mối liên hệ đòa lí làm cơ sở cho việc rèn luyện kó
năng.
+Trên cơ sở vốn hiểu biết tích lũy của học sinh,giúp các em tự phân
biệt được các mối liên hệ đòa lí nhân quả, mang tính quy luật.
+Hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ kinh tế tập đánh giá trình độ
kinh tế của các nước.
4. Tự nhận xét kết quả:
Qua nhiều năm thay sách chúng tôi thấy các em hầu hết đều nắm rõ
và làm tốt các khâu về biểu đồ, bản đồ, phân tích mối quan hệ đòa lí
. Khi học GV đưa 1 bản đồ,hay biểu đồ,bảng thống kê các số liệu
và giao nhiệm vụ cho HS xác lập nên mối quan hệ đòa líø, tất cả các
em đều thực hiện rất tốt ,bên cạnh đó sau các giờ học căng thẳng thì
cho các em chơi trò chơi đòa lí vừa tích lũy kiến thức vừa được vui
chơi thỏa thích tiết học trở nên sinh động HS tiếp thu bài nhanh hơn,
và hiểu được nhiều điều xung quanh cuộc sống của mình
Về kết quả học tập bộ môn:
Năm học Tổng số HS
khối 7
Giỏi Khá Trung bình
2005-
2006(HKI)
311 266 (85,5%) 37 (11,9%) 8 (2,6 %)
III. TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ:
1. TÍCH CỰC:
-Với đề tài này chúng ta có thể áp dụng trong học sinh toàn
trường,và hầu hết ở các tiết học.
-Để áp dụng được cho các em đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bò và
đầu tư cho học sinh trước đó thao tác, hình thức và cách thức trình
bày và lập luận vấn đề.
-Cho nên tôi thấy môn đòa lí nhằm để rèn luyện thật nhiều các kỹ

năng về bản đồ đồng thời rèn luyện suy diễn vấn đề xảy ra xung
quanh để từ đó tự học sinh giải quyết tốt mà không phải bở ngỡ
trước các điều kiện tự nhiên xảy ra hàng ngày, đồng thời cũng từ đó
giáo dục cho học sinh ý thức yêu quê hương, yêu đất nước, sống có
ít cho xã hội, góp phần làm giàu cho tổ quốc nhưng cũng phải luôn
chú ý vấn đề bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của con người
trên trái đất.
2. HẠN CHẾ:
-Học sinh còn nhút nhát chưa dám trình bày hết những suy nghó lập
luận của các em.
-Lập luận vấn đề đôi khi chưa mạch lạc.
V. KẾT LUẬN
Kỹ năng bao giờ cũng phát xuất từ kiến thức và dựa trên kiến thức.
Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức mà không có kỹ năng thì kiến thức
cũng trở thành vô dụng. Bên cạnh những cơ sở và phương pháp làm
nền tảng cho các em nhận biết, việc rèn luyện kỹ năng để biến
thành kiến thức là một việc hết sức quan trọng. Đối với bộ môn đòa
thì tất cả các kiến thức đều tập trung ở lược đồ , bản đồ, tranh
ảnh…… Do đó muốn HS nắm rõ các kiến thức thì trước tiên cần phải
cho HS nắm kó phần lược đồ, bản đồ, phân tích tranh ảnh, số liệu
thống kê đó là những kó năng rất cần thiết và tối thiểu nhất của bộ
môn.
Ngày 2 9 tháng 5 năm 2007
Người viết
Nguyễn Ngọc Tuyết
 Nhận xét và đề nghò của hội đồng SKKN cấp trường














×