Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Bài 3 Sinh 12 CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.66 KB, 2 trang )

Lê Khắc Thục Trờng THPT Tân Kỳ Giáo án sinh 12 CB
Ngày soạn: 28/08/2008
Tiết 3. Bài 3. Điều hoà hoạt động của gen
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nêu đợc khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen.
- Trình bày đợc cơ chế điều hoà hoạt động của các gen qua operon ở sinh vật nhân sơ.
- Nêu đợc ý nghĩa điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
3. T tởng: Yêu thích khoa học, nghiên cứu bộ môn, học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị phơng tiện
1. Giáo viên: Hình vẽ 3.1, 3.2a,b SGK.
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút lông.
III. Trọng tâm - Phơng pháp
1. Trọng tâm: Cơ chế điều hoà hoạt động của gen
2. Phơng pháp: Quan sát tranh tìm tòi bộ phận.
IV. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 2 phút
Trình bày cơ chế phiên mã ở sinh vật nhân sơ? Mô tả quá trình dịch mã?
3. Nội dung bài mới: 35 phút
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV: Điều hoà hoạt động gen là gì?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: ở sinh vật nhân sơ điều hoà ở cấp độ phiên mã
là chủ yếu.
GV: Quan sát hình 3.1 và đọc các thông tin ở SGK.
Hãy mô tả cấu trúc của operon Lac ở E.coli. Vai trò
của từng thành phần.
HS: trả lời câu hỏi .
GV: chính xác hoá, khái quát.


I. Khái quát về điều hoà hoạt động gen
- Khái niệm: Điều hoà hoạt động gen
chính là điều hoà lợng sản phẩm của gen
đợc tạo ra, giúp tế bào điều chỉnh sự tổng
hợp prôtêin cần trhiết vào lúc cần thiết.
- Trong cơ thể, việc điều chỉnh hoạt động
gen xảy ra ở nhiều cấp độ: cấp ADN, cấp
phiên mã, cấp dịch mã, sau phiên mã.
II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh
vật nhân sơ
1. Mô hình cấu trúc của Operon Lac
- Cụm gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng
hợp các enzim tham gia các phản ứng pân
giải đờng lactozo có trong môi trờng để
cung cấp năng lợng cho tế bào
- Vùng vận hành O (operator) là trình tự
nu đặc biệt, nơi liên kết với prôtêin ức
chế làm ngăn cản quá trình phiêm mã của
các gen cấu trúc.
- Vùng khởi động P (promoter) nằm trong
vùng khởi đầu của gen, nơi ARN
polymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
- Một gen khác tuy không nằm trong
thành phần của operon nhng đóng vai trò
quan trọng trong điều hoà hoạt động của
operon là gen điều hoà R(regulator). Gen
điều hoà kiểm soát hoạt động của prôtêin
ức chế.
2. Sự điều hoà hoạt động operon Lac
Lê Khắc Thục Trờng THPT Tân Kỳ Giáo án sinh 12 CB

GV: Quan sát hình 3.2a SGK, hãy mô tả hoạt động
của operon Lac khi môi trờng không có Lactozo?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Quan sát hình 3.2b và đọc các thông tin ở SGK
sau đó mô tả hoạt động của operon Lac khi môi tr-
ờng có Lactozo.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Chính xác hoá, khái quát: ở sinh vật nhân thực,
sự phiên mã xảy ra trong nhân, dịch mã xảy ra ở tế
bào chất: 2 quá trình xảy ra không đồng thời nên
điều hoà phiên mã phức tạp hơn và đợc tiến hành ở
nhiều giai đoạn từ trớc phiên mã đến sau dịch mã.
Ngoài ra, ở sinh vật nhân thực còn có yếu tố điều hoà
khác nh các gen gây tăng cờng, gen gây bất hoạt:
+ Gen tăng cờng tác động lên gen điều hoà làm
tăng sự phiên mã.
+ Gen bất hoạt làm ngừng quá trình phiên mã.
* Khi môi trờng không có Lactozo:
Gen điều hoà hoạt động quy định tổng
hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này có ái lực
với vùng vận hành O nên gắn vào vùng
vận hành O ngăn cản quá trình phiên mã
của các gen cấu trúc Z, Y, A nên các gen
này không hoạt động.
* Khi môi trờng có Lactozo:
Gen điều hoà hoạt động quy định tổng
hợp prôtêin ức chế. Lactozo đóng vai trò
là chất cảm ứng gắn với prôtêin ức chế
làm biến đổi cấu hình không gian ba
chiều của prôtêin ức chế nên nó không

thể gắn vào vùng vận hành O nên ARN
polymeraza có thể liên kết với promoter
để tiến hành phiên mã.
Các mARN của các gen cấu trúc đợc
dịch mã tạo ra các enzim phân giải
lactôzơ.
Khi đờng lactozo bị phân giải hết thì
prôtêin ức chế lại bám vào vùng vận hành
và quá trình phiên mã dừng lại.
III. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh
vật nhân thực
ở sinh vật nhân thực, sự phiên mã xảy ra
trong nhân, dịch mã xảy ra ở tế bào chất:
2 quá trình xảy ra không đồng thời nên
điều hoà phiên mã phức tạp hơn và đợc
tiến hành ở nhiều giai đoạn từ trớc phiên
mã đến sau dịch mã.
Ngoài ra, ở sinh vật nhân thực còn có yếu
tố điều hoà khác nh các gen gây tăng c-
ờng, gen gây bất hoạt:
+ Gen tăng cờng tác động lên gen
điều hoà làm tăng sự phiên mã.
+ Gen bất hoạt làm ngừng quá trình
phiên mã.
4. Củng cố:
Trong tế bào có rất nhiều gen, song ở mỗi thời điểm chỉ có một số gen hoạt động, phần lớn các
gen ở trạng thái bất hoạt. Vậy cơ chế nào giúp cho cơ thể thực hiện quá trình này?
5. Dặn dò:
Trả lời các câu hỏi ở SGK, nghiên cứu bài mới: Đột biến gen.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×