Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

HƯỚNG dẫn học SINH PHÂN TÍCH tâm TRẠNG NHÂN vật TRONG TRUYỆN NGẮN 1945 1954 ở NGỮ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.63 KB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TẠ THỊ THANH HỊA

HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH
TÂM TRẠNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
1945-1954 Ở NGỮ VĂN 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Đức Khng - người thầy đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, tổ phương pháp và trường đại
học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu trong thời
gian vừa qua.
Xin cảm ơn Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Ban giám đốc Trung tâm
GDTX Tam Đảo, Ban giám hiệu trường THPT Yên Lạc 2, bạn bè, đồng nghiệp, học
sinh…đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và hồn
thiện luận văn.

Tạ Thị Thanh Hòa


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- GV: Giáo viên
- HS: học sinh


- THPT: Trung học phổ thông
- GDTX: Giáo dục thường xuyên
- SGK: Sách giáo khoa


MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở ra cho dân tộc
Việt Nam một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Chính biến động lịch sử to lớn ấy đã cuốn theo một cuộc cách mạng
sâu sắc trong đời sống văn học dân tộc và đánh dấu sự ra đời của một nền văn học
mới - nền văn học được xây dựng trên lập trường của Đảng cộng sản Việt Nam,
trong hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Nền văn học được kế thừa tư tưởng tiến bộ
của những sĩ phu yêu nước trong xã hội phong kiến và nửa thực dân phong kiến.
Đảng ta rất coi trọng sức mạnh của văn học nghệ thuật trong cách mạng văn hóa, tư
tưởng. Một trong những hiện tượng độc đáo của lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn
này là phần lớn những nhà văn tiêu biểu cho các xu hướng văn học tư sản, tiểu tư
sản trong xã hội cũ đều được giác ngộ, trưởng thành, đi theo cách mạng và sau này
trở thành những cây bút sắc xảo, vững vàng của nền văn học xã hội chủ nghĩa.
Đường lối văn nghệ của Đảng chủ trương gắn bó văn nghệ với đời sống rộng lớn,

phong phú của nhân dân và ngày càng chú ý tới tính đặc thù của văn học nghệ thuật.
Vì thế dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền văn học mới trên chặng đường phát triển,
tính thống nhất ngày càng cao và càng trở nên phong phú, đa dạng hơn từ nội dung
đến hình thức.
Gắn bó với đời sống, phản ánh và phục vụ đời sống là nhiệm vụ trọng tâm
của văn học nghệ thuật. Cuộc Cách mạng tháng Tám đã làm lung lay tận gốc rễ xã
hội nửa thực dân phong kiến, tạo ra một cuộc chuyển dịch lớn về môi trường sống
và viết không phải của một vài cây bút mà là hàng loạt nhà văn của một nền văn
học, từ môi trường chật hẹp của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản đến cuộc sống sôi động
của người lao động. Nền văn học mới được đặt giữa môi trường rộng lớn của đời
sống nhân dân lao động khơng chỉ nói đến sự tái sinh, trỗi dậy của những cây bút
lớn cũ đã đi theo cách mạng, mà chủ yếu là để nói nền văn học mới được nuôi
dưỡng trên vùng đất mới màu mỡ, dưới ánh sáng của tư tưởng văn nghệ Macxit đã

3


có được một nội dung mới, gắn liền với một đối tượng mô tả mới là hiện thực cách
mạng rộng lớn, hùng tráng của nhân dân lao động và một nguồn lực lượng sáng tạo
vô tận từ các tầng lớp lao động được cách mạng giải phóng và trí thức hóa.
Ánh sáng, tư tưởng của Đảng đã đem đến cho nền văn học mới hàng loạt
đề tài, chủ đề, môtip cốt truyện và những tính cách nhân vật khơng có trong các
thời kì văn học trước kia; những cuộc đổi đời nhờ cách mạng; con người hồi sinh
nhờ thức tỉnh lí tưởng xã hội chủ nghĩa; những số phận bơ vơ đau khổ trong xã
hội cũ tìm thấy được sức mạnh và hạnh phúc trong xã hội mới; tình cảm riêng tư
được nâng lên tình đồng chí; chủ nghĩa anh hùng cách mạng có tầm vóc sử thi
kết tinh sức mạnh của giai cấp, của nhân dân, của thời đại…
Văn học Việt Nam 1945-1954 là giai đoạn bước đầu tập hợp đội ngũ, xây
dựng lực lượng sáng tác song cũng xuất hiện khơng ít cây bút truyện ngắn xuất sắc.
Chủ đề bao trùm sáng tác văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độc

lập là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết, cổ vũ
phong trào Nam tiến, biểu giương những tấm gương vì nước quên mình. Hình ảnh
cả dân tộc đang trỗi dậy, niềm tự hào đến mức say mê “trước cuộc tái sinh nhiệm
màu”(Hoài Thanh) của dân tộc được thể hiện qua nhiều tác phẩm: Làng (Kim Lân),
Thư nhà (Hồ Phương), Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi),
Truyện Tây Bắc (Tơ Hồi)…
Làm nên sự mới mẻ, độc đáo của văn học 1945- 1954 là quan niệm về phẩm
chất thẩm mĩ của con người trong ý thức nghệ thuật, hệ thống hình tượng nhân vật
trung tâm và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong sự vận động, phát triển của
tâm lí gắn với sự vận động của hệ tư tưởng cách mạng.“Trong văn học, việc xây
dựng những hình tượng nhân vật phù hợp với địa vị xã hội mà nó đảm nhiệm vừa
địi hỏi, vừa cho phép nhà văn không chỉ giác ngộ ý thức nghệ thuật cách mạng, mà
phải hướng tới nắm bắt, khám phá quá trình vận động đa dạng, phức tạp của cuộc
sống con người” (22;69).
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, văn học quan niệm vẻ đẹp của con
người gắn với “tinh thần và lực lượng kháng chiến”, với “sự nghiệp kháng chiến

4


kiến quốc”, với “nguyện vọng và ý chí của nhân dân trong kháng chiến”. Vì vậy
nhân vật trung tâm là những con người gánh vác trên vai xứ mệnh của dân tộc. Đó
là hình tượng con người quần chúng, con người chính trị cơng dân. Con người trong
văn học giai đoạn này được thể hiện chủ yếu trong hành động và trong những quan
hệ hướng ngoại. Văn học 1945 - 1954 đã có những khám phá bước đầu về những
nét tâm lí cộng đồng, có những bước tiến mới trong miêu tả nội tâm và những dạng
thể hiện diễn biến tâm lí, thể hiện phong phú nội tâm nhân vật.
Hầu hết các sáng tác truyện ngắn Việt Nam 1945-1954 đưa vào giảng dạy
trong chương trình THPT đều xuất hiện những nhân vật “mang tâm trạng”, xuất
phát từ những nỗi niềm riêng tư, thầm kín. Các nhà văn đã gõ mạnh tới cánh cửa

tâm hồn của từng nhân vật, từ những anh nông dân, bà mẹ nghèo vùng xuôi, những
con người lao động nghèo nơi vùng cao tới anh chiến sĩ đang cầm súng ngoài chiến
trường. Trong một tác phẩm văn học, nội tâm nhân vật chính là một phần thể hiện
sự sống của tác phẩm, sức hấp dẫn và thước đo giá trị tác phẩm. Nó cũng là tấm
gương phản ánh khả năng khám phá và sáng tạo của nhà văn. Nhà văn đã thâm
nhập, gắn bó và nắm bắt cuộc sống đến đâu, sáng tạo nên bức tranh hiện thực sinh
động, sâu đậm như thế nào? Trên cơ sở cảm nhận được điều này, người đọc mới
bộc lộ được tình cảm của mình đối với tác phẩm một cách chính xác, đầy đủ và tự
nhiên. Sự rung động của người đọc trước một tác phẩm văn học chính là ở chỗ bắt
gặp trong đó thế giới nội tâm phong phú của nhân vật. Đó cũng là lí do để những
tác phẩm như Vợ chồng A Phủ (Tơ Hồi), Vợ nhặt (Kim Lân) khi đưa vào giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn 12 đã có được sức sống lâu bền cùng với thời gian. Sức
sống ấy toát lên từ thế giới nội tâm của các nhân vật.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn phong phú của thể loại truyện
ngắn Việt Nam 1945 - 1954, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh
phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1954 ở Ngữ văn 12 ” .
Đề tài hướng tới việc giúp học sinh nắm bắt hệ thống hoá những tri thức về nhân
vật trong tác phẩm văn học; các phương diện thể hiện tâm tâm trạng nhân vật; tìm
hiểu sự vận động của dòng tâm trạng nhân vật trong các sáng tác truyện ngắn

5


1945-1954 được đưa vào chương trình Ngữ văn 12 THPT. Từ đó đi tới việc đề
xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến tâm trạng nhân vật
trong q trình phân tích nhân vật văn học.
2. Lịch sử vấn đề
Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một trang sử mới của dân tộc, kỉ
nguyên của độc lập tự do. Nền văn học theo sát và phản ánh chân thực, sinh động
sự chuyển biến của toàn xã hội. Khối lượng truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1954

khơng hề ít. Tính riêng các cuộc thi do các báo, tạp chí Hội nhà văn và các nhà xuất
bản tổ chức đã thấy sự góp mặt đơng đúc của các nhà văn, các tác phẩm đặc sắc ở
thể loại truyện ngắn. Các cuộc thi truyện ngắn, các cuộc hội thảo, tranh luận, tổng
kết một giai đoạn, nhiều bài viết đánh giá về truyện ngắn, phỏng vấn, trao đổi với
nhà văn cũng thường hay nói về truyện ngắn… Đặc biệt các tác phẩm đã được đưa
vào giảng dạy trong nhà trường như: Đôi mắt của Nam Cao, Làng, Vợ nhặt của Kim
Lân, Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi đã được nghiên cứu khá kĩ lưỡng qua nhiều bài
viết, chuyên luận. Có khá nhiều bài viết bàn về thể loại truyện ngắn và con người
trong các sáng tác truyện ngắn giai đoạn 1945 - 1954.
Nếu như quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam trong mấy chục năm
đầu thế kỉ XX đã gắn liền với sự thức tỉnh và phát triển ý thức cá nhân với cái “tôi”
cá nhân thì văn học giai đoạn 1945 - 1954 đã nảy sinh và phát triển trên nền tảng ý
thức cộng đồng. Cách mạng khơng chỉ giải phóng cho con người thốt khỏi xiềng
xích của bọn thực dân phong kiến mà còn tập hợp, liên kết mọi người trong cộng
đồng dân tộc, trong các đoàn thể quần chúng, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc.
Phản ánh đời sống xã hội - lịch sử và hướng vào thể hiện quần chúng. Những nhà
văn sau Cách mạng tháng Tám càng hiểu rõ văn học không chỉ là chuyện văn
chương mà là chuyện cuộc đời, trước hết là chuyện con người, đồng thời những
người cầm bút cũng thấy rõ “vấn đề của văn học là nhân vật”. Nhân vật không chỉ
gắn với tư tưởng, với nhân sinh quan, thế giới quan, với thái độ chính trị và sự hiểu
biết về đời sống xã hội của nhà văn.

6


Nói đến nhân vật trong truyện ngắn, ngồi việc miêu tả ngoại hình, khắc họa
tính cách phải kể đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Nhân vật biết nói lên tiếng
nói, biết động đậy, cựa quậy chưa đủ mà còn phải biết trăn trở, suy nghĩ về bản
thân, về những vấn đề hiện thực xung quanh họ. Các tác giả văn học 1945 - 1954 do
yêu cầu của bầu khơng khí kháng chiến nên rất quan tâm tới hình tượng những con

người quần chúng, nếu là con người cá nhân thì cũng hội tụ đầy đủ những phẩm
chất của cộng đồng và thơng qua hình tượng này các nhà văn đã cố gắng làm rõ nét
tính cách, tâm lí chung vừa rất dân tộc vừa rất cách mạng.
Là người đã có nhiều cơng trình khảo cứu, nghiên cứu về văn học Việt
Nam hiện đại giai đoạn 1945 - 1975, khi tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong các
sáng tác văn học giai đoạn 1945 - 1954, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận
định: “Thế giới nội tâm nhân vật của họ ngày càng phong phú nhưng không rắc
rối, phức tạp. Họ kiên cường đấu tranh để vươn lên nhưng không quằn quại, bế
tắc trong những bi kịch. Tính cách cơng dân chiến sĩ của họ được hình thành
trong sự vận động của các hoạt động thực tiễn khẩn trương, sôi nổi, quyết liệt.
Cái anh hùng trong phẩm chất của họ khơng hề mâu thuẫn với cái bình thường
trong phong cách sống của họ”(41; 79).
Tìm hiểu về hệ thống nhân vật trong văn học 1945 - 1975, tác giả Nguyễn
Thị Bích Thu trong bài viết “Nhận dạng nhân vật trong truyện ngắn 1945-1975”
đăng trên Tạp chí nghiên cứu văn học, số 5 năm 2006 khi nói về nhân vật văn học
giai đoạn 1945 - 1954 nhận định: “Do đề cao ý thức tập thể mà con người trong
truyện ngắn chống Pháp chủ yếu được thể hiện trong những hành động hướng
ngoại, ít có sự suy tư, giằng xé nội tâm… Đời sống nội tâm khơng phải hồn tồn bị
bỏ qua, nhưng nếu có cũng đi theo những mơtip được định sẵn như: từ ngộ nhận
đến thức tỉnh, từ căm thù đến hành động, từ giác ngộ thấp đến giác ngộ cao”.
Trong Văn học Việt Nam trong thời đại mới nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Long khi nói về con người Việt Nam trong văn học 1945 - 1954 cũng cho rằng:
“Nhìn chung, con người trong văn học kháng chiến ít có những dằn vặt, suy tư,
giằng xé nội tâm. Họ thường là những con người trong sáng, dứt khoát, tồn tâm vì

7


sự nghiệp chung, hịa mình trong tập thể. Ở các nhân vật chính diện của văn học
thời kì này, mối quan hệ riêng - chung thường rất dễ dàng được giải quyết theo

hướng gác tình riêng vì sự nghiệp chung và hịa nhập những tình cảm riêng trong
những tình nghĩa chung”(33; 26).
PGS.TS Phùng Ngọc Kiếm với nghiên cứu Con người trong truyện ngắn
Việt Nam 1945 - 1975 cũng đưa ra nhiều tác phẩm và lập luận cho quan điểm văn
học 1945- 1954 có những khám phá bước đầu nét tâm lí cộng đồng. “Quan sát các
truyện ngắn ngay sau cách mạng, ta có thể thấy những nét khác biệt trong cách hình
dung tâm lí nhân vật so với những tác phẩm hiện thực phê phán cũ…Truyện ngắn
kháng chiến đã diễn tả khá phong phú tâm lí vượt lên mọi thử thách của hoàn cảnh,
vượt lên mọi đau khổ, mất mát, ràng buộc riêng tư để hướng về, hòa nhập và góp
sức vào niềm vui đổi đời, vào sức mạnh chung của cuộc sống cách mạng và kháng
chiến” (22; 214).
Hai truyện ngắn được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12 là
Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt đều là những sáng tác tiêu biểu của văn học sau cách
mạng. Các sáng tác văn học thời kì này tập trung vào miêu tả con người quần
chúng, con người chính trị cho nên những biểu hiện về tâm lí cịn chưa sâu mà chủ
yếu tập trung thể hiện những hành động hướng ngoại, đáp ứng nhu cầu kháng chiến.
Song truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt được coi là những tác phẩm ngoại lệ
khi miêu tả thành công nội tâm sâu sắc của nhân vật. Vợ chồng A Phủ là một trường
hợp hiếm hoi mà các quá trình tâm lí của nhân vật đã được tập trung soi rọi”(33;
26). Truyện ngắn Vợ nhặt lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu vừa là một
sự kiện lịch sử, vừa là một hoàn cảnh khác thường, tạo ra những đột biến tâm lí.
Thời gian của câu chuyện chỉ là một ngày, một đêm mà diễn biến tâm lí của các
nhân vật khá phong phú, đa dạng: từ sự đùa giỡn đến nghiêm túc, thiêng liêng và
cảm động; từ liều lĩnh đến lo sợ; từ vui đến buồn, từ xa lạ đến gần gũi, từ ăn nói
chát chao chỏng lỏn đến dịu dàng, đúng mực…Tất cả những diễn biến tâm trạng
của các nhân vật đều diễn ra rất tự nhiên, giản dị mà lôi cuốn.

8



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích.
Với thể loại truyện ngắn, nhân vật là nơi tập trung và giải quyết những
mâu thuẫn, xung đột trong tác phẩm. Nhân vật sống, gắn liền với tác phẩm bởi
nét tâm lí ẩn sâu bên trong tâm hồn người. Nhân vật chỉ có diện mạo, hành động
thơi thì chưa đủ. Thực thể ấy muốn sống động phải có suy nghĩ, tâm trạng, sự
vận động phức tạp trong nội tâm. Nội tâm nhân vật là một phương diện thể hiện
tài năng nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn, cũng là yếu tố quan trọng khẳng định
giá trị, tầm vóc của tác phẩm.Việc hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng nhân
vật giúp học sinh có cái nhìn khái qt về tâm lí con người cũng như nhận diện
và phân tích những diễn biến tinh tế trong tâm hồn nhân vật, làm đầy đặn thêm,
sinh động thêm hình tượng nhân vật.
Hơn nữa, việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng nhân vật trong một lát
cắt thời gian, một hoàn cảnh cụ thể nhằm giúp học sinh có cái nhìn khái qt về tâm
lí con người cũng như nhận diện và phân tích những diễn biến tinh tế trong tâm hồn
nhân vật.
Với đề tài này, chúng tôi muốn đề cập sâu hơn về nhân vật, tâm lí nhân vật
trong truyện ngắn 1945 - 1954 và đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh
phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam 1945 - 1954 qua các tác
phẩm được đưa vào giảng dạy trong Sách giáo khoa Ngữ văn 12.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhân vật trong tác phẩm văn học
- Những phương diện thể hiện tâm trạng nhân vật.
- Đặc điểm nhân vật trong văn học giai đoạn 1945 - 1954
- Tìm hiểu những mặt hạn chế khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng nhân vật
và đề xuất một số biện pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng nhân vật trong
truyện ngắn 1945 - 1954 SGK Ngữ văn 12.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Nhân vật, tâm lí nhân vật trong truyện ngắn 1945- 1954


9


- Thực trạng giảng dạy và học tập truyện ngắn 1945 - 1954 trong SGK Ngữ văn 12
- Biện pháp hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn
1945 - 1954 qua các tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở Ngữ văn 12.
+ Vợ chồng A Phủ (Tơ Hồi)
+ Vợ nhặt (Kim Lân)
5. Đóng góp khoa học của đề tài
5.1. Về lí luận
Luận văn mang đến cái nhìn tổng quan về nhân vật văn học; những phương
diện thể hiện tâm trạng nhân vật những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn
Việt Nam giai đoạn 1945-1954.
5.2. Về thực tiễn
Nhận thấy tầm quan trọng của bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật trong việc thể
hiện hình tượng nhân vật trung tâm, từ việc tìm hiểu tâm trạng nhân vật chính trong
truyện ngắn 1945 - 1954 và qua quá trình khảo sát cách hướng dẫn học sinh phân
tích nhân vật đặc biệt là tâm trạng nhân vật, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện
pháp hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn 1945 1954 ở SGK Ngữ văn 12. Những biện pháp này phần nào giúp cho giáo viên định
hướng trong quá trình giảng dạy và giúp học sinh nắm bắt được những biến thái
tinh vi trong tâm hồn nhân vật khi tập trung phân tích một hình tượng nhân vật văn
học.
Giúp học sinh rèn luyện năng lực nhận diện nhân vật chính và tìm hiểu đời
sống nội tâm phong phú của nhân vật trong q trình phân tích hình tượng nhân vật
văn học.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra, khảo sát

- Phương pháp ứng dụng thực nghiệm, đánh giá kết quả

10


7. Cấu trúc luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1954
Chương 2: Phân tích tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1954 ở Ngữ văn
12
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

`

11


Chương 1:
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN 1945-1954
1.1. Nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống với đối tượng trung tâm
là con người được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Bởi vậy
nhân vật trong tác phẩm văn học không phải là những con người bằng xương bằng
thịt của cuộc sống hàng ngày mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý
đồ, tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
Mĩ học và lí luận văn học từ xưa đến nay đều vẫn xem đối tượng chủ yếu
của văn học là con người. Con người là nội dung quan trọng nhất của văn học.
Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên... được đề cập
tới trong tác phẩm văn học đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác

phẩm ấy nhưng cái quyết định tới giá trị và chiều sâu của tác phẩm văn học chính là
việc xây dựng nhân vật. Có thể nói, nhân vật là linh hồn tạo nên sự sống cho tác
phẩm. Ðọc một tác phẩm văn học, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người
đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà
văn thể hiện.
“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người
trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các
phương tiện riêng của nghệ thuật ngơn từ” (53;114). Hay nói cách khác nhân vật
văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn
học. Những con người này có thể được miêu tả sơ lược hay kỹ lưỡng, sinh động hay
không rõ nét, xuất hiện một lần hay nhiều lần…
Đọc bất cứ một tác phẩm văn học nào, người đọc đều bắt gặp nhân vật văn
học. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để
người đọc dễ dàng nhận ra. Đó là những nhân vật được nhà văn ưu ái đặt cho những
cái tên như chị Dậu, anh Pha, Mị, A Phủ…hoặc những nhân vật không tên tuổi như

12


chị vợ nhặt của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân, người đàn bà làng chài
trong Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật ơng lái đị trong tùy
bút Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tuân… Nhân vật văn học cũng có thể xuất
hiện với đại từ nhân xưng nào đó như một số nhân vật xưng “tôi” trong các truyện
ngắn, tiểu thuyết hiện đại hoặc cách xưng hơ “mình - ta” trong ca dao... Những dấu
hiệu về xuất xứ lai lịch, nghề nghiệp hoặc những đặc điểm riêng như giọng quát “rất
sang” và “tiếng cười Tào Tháo” của Bá Kiến hay câu nói nổi tiếng đã đi vào đời
sống của cụ cố Hồng: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!".
Trong các sáng tác văn học dân gian, nhân vật có thể là lồi vật, cây cối, đồ
vật, thần linh, ma quỷ…nhưng tất cả đều được thổi hồn và mang những đặc điểm,
tính cách của con người. “Nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác

nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả về ngoại hình lẫn nội
tâm, có tính cách, tiểu sử như một khách thể thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch.
Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét miêu tả về ngoại hình nhưng lại có
tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có nỗi niềm,
cảm xúc, ý nghĩ, cảm nhận như những nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình” (53;115).
Khác với nhân vật trong hội họa, điêu khắc chỉ thể hiện qua hình khối bất động,
nhân vật văn học được bộc lộ trong hành động và quá trình sống. Hành động của
nhân vật có ý nghĩa rất quan trọng. Nó gắn với động cơ, tư tưởng, tâm lí, phẩm chất,
cho nên hành động có khả năng “nói” rất nhiều về chính con người ấy. Đặc biệt
trong văn học hiện đại, nhân vật còn được biểu hiện bằng dòng ý thức, do vậy việc
miêu tả tâm trạng, dịng ý thức và chỉ cần ít hành động vẫn có khả năng thể hiện
trọn vẹn một con người.
Như vậy, nhân vật văn học là con người được thể hiện bằng phương tiện văn
học. Nhà văn sáng tạo nên nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định
và quan niệm về các cá nhân đó.“Văn học khơng thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là
hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng
” (53; 115).

13


1.1.2. Nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực
Việc lấy con người là đối tượng miêu tả chủ yếu, văn học có được một điểm
tựa để nhìn ra thế giới bên ngồi. Văn học bao giờ cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn
của con người, cụ thể là cái nhìn của người nghệ sĩ. Cái nhìn có sâu sắc tinh tế thì
tác phẩm của nhà văn ấy mới có chỗ đứng vững chắc trong lịng người đọc. Phong
cách được hình thành từ cái nhìn độc đáo có tính chất phát hiện đối với hiện thực
đời sống. Cái nhìn khơng chỉ thể hiện lập trường, thái độ của nhà văn đối với đời
sống mà quan trọng hơn nó cịn thể hiện sự hiểu biết và tình cảm của nhà văn với
cuộc đời và con người, thể hiện sự sáng tạo của người nghệ sĩ. “Con người trong

đời sống và trong văn học là những trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm
kết tinh các kinh nghiệm quan hệ. Con người trong văn học khơng chỉ được phản
ánh như một góc độ nhìn nhận đời sống, một chỗ đứng để khám phá hiện thực mà
quan trọng khơng kém mà cịn được phản ánh như những hiện tượng tiêu biểu cho
các quan hệ xã hội nhất định. Về mặt này, văn học nhận thức con người như những
tính cách” (39;126).
Vì nhân vật là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn
học nên nhân vật văn học còn là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà
văn. Nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống, số
phận con người, những quan niệm về quần chúng và thể hiện những hiểu biết,
những ước ao kì vọng về con người. Nhân vật văn học do nhà văn sáng tạo ra trên
cơ sở quan sát những con người trong cuộc sống vì vậy nhân vật văn học dưới mọi
hình thức đều có tính cách. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính,
và cái chung của xã hội lịch sử. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn đều nhằm mục
đích gửi gắm những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập trong tác phẩm. Vì vậy, khi
tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm văn học, bên cạnh việc xác định những nét tính
cách, người đọc cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn
mà nhân vật muốn thể hiện.
Do nhân vật có chức năng khái quát những nét tính cách, hiện thực cuộc
sống, số phận con người và thể hiện những quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho

14


nên trong quá trình miêu tả nhân vật nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu
tố mà nhà văn cho là cần thiết để thể hiện quan niệm của mình. Chẳng hạn, khi nhắc
đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề
gắn liền với nhân vật đó. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu
tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con
người. Gắn liền với Thúy Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc mà đa trn

trong xã hội cũ. Thơng qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao muốn thể hiện q trình
lưu manh hóa của một bộ phận nơng dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Nhân vật văn học cũng phản ánh thời đại lịch sử. Các cuộc chiến tranh thời
cổ đại vẫn thường vì tranh giành người đẹp. Đó cũng là lí do mà nhân vật Thủy
Tinh trong thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh:
“ Núi cao sông hãy cịn dài
Năm năm báo ốn đời đời đánh ghen”
Hay các cuộc chiến tranh của tù trưởng Đăm Săn đều nhằm mục đích giành
lại Hơ Nhị và Hơ Bhị. Trong xã hội phân hóa giai cấp, nhân vật văn học lại khái
quát các giá trị đối kháng về mặt phẩm chất. Vì vậy mà trong những truyện cổ tích,
các nhân vật xuất hiện với tính cách kẻ giàu, người nghèo, kẻ ác, người thiện… có
ý nghĩa xác định những chuẩn mực trong quan hệ xã hội giữa người với người.
Trong khi đó, nhân vật trong văn học hiện đại lại là nơi thể hiện trạng thái nhân
sinh. Người đọc bắt gặp nhân vật ơng lão Santiago trong Ơng già và biển cả của
E. Hemingwey một biểu tượng về tinh thần “con người có thể bị hủy diệt nhưng
khơng thể bị đánh bại”. Nhưng ý nghĩa của nhân vật không chỉ là sự thể hiện tính
cách cho nên nhân vật cịn là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới đời sống.
Nhân vật văn học là sáng tạo nghệ thuật, vì vậy khơng nên đồng nhất nhân vật
văn học với con người ngồi đời, khơng nên hiểu nhân vật như những con người
có thật, yêu mến và phán xét như những con người có thực trong đời sống. Tuy
nhiên khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết
để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có ngun mẫu ngồi cuộc

15


đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên của Nguyên Ngọc; Chị Sứ trong
Hòn Ðất của Anh Đức...).
Nhân vật văn học là hình thức thể hiện định hướng giá trị đời sống. Đọc tác
phẩm văn học, chúng ta cần khám phá những nội dung đời sống và những giá trị tư

tưởng thể hiện trong nhân vật.
1.1.3. Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Nhân vật trong văn học
dân gian khác với nhân vật trong văn học viết. Xét về phương pháp sáng tác, nhân
vật chủ nghĩa cổ điển khác với nhân vật lãng mạn và hiện thực. Xét về thể loại,
nhân vật tự sự, khác với nhân vật kịch, nhân vật trữ tình.Vì vậy, để chiếm lĩnh được
thế giới nhân vật hết sức đa dạng, phong phú ấy chúng ta cần tìm hiểu phương diện
loại hình của chúng.
1.1.3.1.Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
Trong tác phẩm văn học thường có một hoặc nhiều nhân vật và không
phải mọi nhân vật trong tác phẩm văn học đều có vai trị như nhau trong kết cấu
và cốt truyện của tác phẩm. Căn cứ vào tầm quan trong và vai trị của nhân vật
có thể chia ra nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. “Nhân vật chính
là nhân vật tróng vai trị chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt
truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên can đến các sự kiện chủ yếu
của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình”(39; 283).
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực và những
vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao từng được gọi
là Đôi lứa xứng đôi ngầm ý cho rằng nhân vật chính của truyện ngắn là Chí Phèo
và Thị Nở nhưng căn cứ vào nội dung tư tưởng của tác phẩm thì nhân vật chính
của thiên truyện lại là Chí Phèo và Bá Kiến. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
của Tơ Hồi thì nhân vật chính lại là Mị và A Phủ. Nhân vật chính cịn là nhân
vật được khắc họa đầy đặn hơn, có tiểu sử, có nhiều tình tiết và tập trung thể
hiện đề tài, chủ đề của tác phẩm.

16


Trong các nhân vật chính lại có thể nhận thấy nổi lên nhân vật trung tâm
xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Đó là nơi quy tụ những mối mâu thuẫn của

tác phẩm, là nơi thể hiện những vấn đề trung tâm của tác phẩm. Trong khơng ít
trường hợp, nhà văn dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Trong
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du thì nhân vật Thúy Kiều là nhân vật nổi lên
với biết bao biến cố cuộc đời gắn với kiếp “tài hoa bạc mệnh” xuyên suốt 3254 câu
thơ lục bát. Hành trình tha hóa, bị đẩy đến bước đường cùng của nhân vật Chí Phèo
trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Tên nhân vật chính cũng được
nhà văn Tơ Hồi đặt cho truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của mình. Cũng có khi nhân
vật trung tâm là nhân vật được nói đến, chứ khơng phải là nhân vật chính trong cốt
truyện như nhân vật vua Khải Định trong Vi hành của Nguyễn Ái Quốc.
Ngoài những nhân vật chính, cịn lại là nhân vật phụ. Nhân vật phụ mang
các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung. Tuy vậy không thể coi
nhẹ nhân vật phụ vì nhiều khi nhân vật phụ hàm chứa những tư tưởng quan trọng
của tác phẩm.
1.1.3.2. Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện
Xét về phương diện hệ tư tưởng, sự phát triển của xã hội và những mâu
thuẫn xung đột trong tác phẩm có thể chia ra nhân vật chính diện và nhân vật phản
diện. Sự phân biệt này gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã
hội. Nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của
tác giả và của thời đại. Trái lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu
xa, trái với đạo lí và lí tưởng. Hai loại nhân vật này ln ln đối kháng với nhau.
Trong q trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, việc
xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu như trong thần thoại chưa có
sự phân biệt rạch rịi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong
truyện cổ tích, các truyện thơ Nơm, các nhân vật thường được xây dựng thành hai
tuyến rõ rệt có tính chất đối kháng quyết liệt. Hễ là nhân vật chính diện thường tập
trung những đức tính tốt đẹp cịn nhân vật phản diện thì hồn tồn ngược lại. Trong
văn học trung đại, nhân vật chính diện thường là các nhà nho, các bậc trượng phu và

17



coi việc thực hiện lí tưởng nhà nho là lẽ sống của cuộc đời. Nhân vật Lục Vân Tiên
là một nhân vật điển hình mang khí tiết của bậc nho gia anh hùng:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
( Nguyễn Đình Chiểu - Lục Vân Tiên)
Nhân vật chính diện trong văn học hiện thực chủ nghĩa thường mang những
khả năng, mầm mống của lí tưởng trong đời sống, thể hiện các khuynh hướng tư
tưởng xã hội tiến bộ. Tuy nhiên, trong văn học hiện thực nhiều khi khó phân biệt
đâu là nhân vật chính diện, đâu là nhân vật phản diện. Nhân vật Chí Phèo trong
truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ví dụ điển hình. Người đọc khó
có thể qn một nhân vật có ngoại hình gớm ghiếc, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ,
triền miên trong cơn say với tiếng chửi có một khơng hai nhưng cái khát vọng làm
người lương thiện, muốn sống một cuộc sống bình thường, hịa nhập với cộng đồng
chẳng lẽ lại khơng mang ý nghĩa tích cực? Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm
cho rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng khơng phải chỉ mang một
phẩm chất thẩm mĩ mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn của
chủ thể đối với sự vật nhiều chiều, phức hợp chứ không đơn điệu.
1.1.3.3. Nhân vật chức năng, nhân vật “loại hình”, nhân vật tính cách, nhân vật tư
tưởng
Dựa vào cấu trúc nhân vật có thể chia ra nhân vật chức năng, nhân vật “loại
hình”, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Trong văn học cổ đại và trung đại có
loại nhân vật thường khơng được khắc họa đời sống nội tâm, các phẩm chất đặc điểm
nhân vật cố định, hầu như không thay đổi từ đầu đến cuối. Sự tồn tại và hoạt động
của những nhân vật ấy đều nhằm thực hiện một số chức năng nhất định. Nhân vật
“loại hình” là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại
người nhất định của một thời. Trong khi đó nhân vật tính cách lại là một kiểu nhân
vật phức tạp. Nhân vật tính cách là một loại nhân vật được mô tả như một nhân cách,
một cá nhân có cá tính nổi bật. Nhân vật tư tưởng cũng thể hiện một cá tính, một
nhân cách, nhưng cái chính là một hiện tượng tư tưởng diễn ra trong đời sống.


18


Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua nghệ thuật trần thuật và miêu tả bằng
phương tiện nghệ thuật. Các phương tiện thể hiện nhân vật hết sức đa dạng. Nhân
vật xuất hiện trước mắt người đọc thông qua bút pháp miêu tả ngoại hình. Đây là
yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Nhân vật cịn được xây dựng qua
bút pháp miêu tả ngôn ngữ, hành động. Song miêu tả nội tâm nhân vật đã trở thành
một thủ pháp nghệ thuật đặc biệt góp phần xây dựng thành cơng nhân vật. Sự biểu
hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói
như L. Tơnxtơi: "Mục đích chính của nghệ thuật là nói lên sự thật về tâm hồn con
người, nói lên những điều bí ẩn khơng thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường
được". Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người,
nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của
nhân vật. Ý thức, tự ý thức, tâm lí nhân vật là một lĩnh vực quan trọng của đời sống
mà văn học ln hướng tới. Hình thức chiếm lĩnh tâm lí con người trong văn học
khác nhau và mỗi thời đại văn học lại có những khám phá mới. Nhân vật là hình
thức văn học để phản ánh hiện thực đời sống. Hình thức ấy rất đa dạng để thể hiện
các khía cạnh vơ cùng phong phú của cuộc sống.
1.2. Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn 1945 - 1954
Cách mạng tháng Tám 1945 không chỉ là một bước ngoặt trong lịch sử dân
tộc mà còn mở ra một thời đại văn học mới cho văn học nước nhà. Cuộc cách mạng
đã đem đến sự biến đổi kì diệu cho con người Việt Nam. Đó khơng chỉ là việc biến
những con người từ thân phận nô lệ thành người tự do của một nước Việt Nam độc
lập, mà còn tập hợp, liên kết mọi con người trong cộng đồng dân tộc tạo nên sức
mạnh to lớn của dân tộc và nhân dân, đặt mỗi con người vào trong cộng đồng, sống
với đời sống chung của dân tộc, thức tỉnh ở mỗi con người ý thức công dân và tinh
thần dân tộc tiềm tàng. Đồng thời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn học ngày càng
có vị trí rộng lớn và sâu sắc trong đời sống xã hội. Nhà văn ngày càng thấy rõ hơn

trách nhiệm sáng tạo cao cả của mình.

19


1.2.1. Văn học 1945 - 1954 tập trung thể hiện hình tượng con người quần chúng
Nhân vật lí tưởng của văn học trung đại chủ yếu là những kẻ sĩ, những tài tử
giai nhân gắn với quan niệm con người vũ trụ, con người đạo đức, toàn bộ xã hội
trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tơn giáo đạo đức. Cho nên, con người
ln được nhìn nhận ở phương diện đạo đức ln lí. Vì thế, văn học trung đại chia
xã hội thành hai tuyến: thiện - ác, tốt - xấu với mục đích, chức năng nổi bật là giáo
huấn. Trong khi đó, văn học 1930 - 1945 chú ý đến những thanh niên trí thức hoặc
hướng về tìm hiểu số phận, phẩm chất của những con người nhỏ bé, những nạn
nhân. Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những
cảnh đời tăm tối, tầm thường và khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng
bỏ, chà đạp. Các nhà văn hiện thực phê phán lại chĩa ngòi bút đả kích vào giai cấp
thống trị phong kiến thực dân và bước đầu thấy được sự chuyển biến theo hướng
tích cực của một số nhân vật chính. Văn học thời kỳ này đạt đến độ chín trong tư
duy hiện thực, xây dựng được “tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình”.
Nhiều hình tượng nhân vật đã trở thành những điển hình bất hủ với những kiểu
nhân vật lao động bị áp bức, bị dồn vào con đường tha hóa, nhưng cố vượt lên với
tinh thần phản kháng; kiểu nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị tự lao vào
tha hóa đến mất hết tính người; kiểu nhân vật tiểu tư sản trí thức bị tha hóa nhân
cách với những bị kịch vỡ mộng.
Còn văn học giai đoạn đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945 - 1954), do yêu
cầu của sự phát triển xã hội, nền văn học vận động và phát triển theo hướng cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng nên các nhà văn đã có những định hướng mới về
con người. Do đó, các nhân vật chính, nhân vật trung tâm trong truyện ngắn giai
đoạn này được xây dựng nhằm thể hiện cái nhìn tồn thể, bao quát những mảng
sinh hoạt cộng đồng vốn là những hoạt động nổi bật của con người trong cuộc sống

các mạng và kháng chiến.
1.2.1.1. Hình tượng con người tập thể
Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng ta tiến hành khẩn trương xây dựng
một nền văn học mới, nền văn học lấy quần chúng nhân dân làm đối tượng phản

20


ánh và phục vụ. Chủ trương này cũng luôn được Đảng nhấn mạnh trong các chỉ thị,
nghị quyết chỉ đạo văn nghệ trong những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm
1951, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt,
trong Thư gửi anh chị em họa sĩ Bác viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt
trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ
nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là: phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc,
phụng sự nhân dân, trước hết là công nông binh”. Trong Nhận đường Nguyễn Đình
Thi viết: “chúng ta đã tìm thấy bao trùm trên chúng ta, bao trùm làng xóm, gia đình
chúng ta một cái gì lớn lao chung ấy là dân tộc”. Cịn Hồi Thanh thì lại nhận thấy:
“Cảnh tưng bừng của cả dân tộc Việt Nam đang trỗi dậy. Tôi cảm thấy khắp nơi ở
xung quanh tôi và trong lịng tơi một cuộc tái sinh nhiệm màu”.
Văn học thời kì 1945 - 1954 đã mở ra những khơng gian rộng lớn mang tính
xã hội cho nhân vật hoạt động. Văn học giai đoạn này chưa xem xét con người như
một cá nhân mà khám phá và thể hiện con người tập thể. Nếu như văn học giai đoạn
đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 có phát hiện quan trọng đưa
đến sự cách tân cho văn học là sự phát hiện con người - cá nhân - cá thể, thì sự biến
đổi quan trọng nhất ở chiều sâu quan niệm trong văn học sau 1945 chính là ở cái
nhìn con người tập thể. “Cách mạng và kháng chiến đã đặt nhà văn trước một hiện
thực lớn lao là cuộc đổi đời và sức mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân. Quần
chúng đã làm nên biến cố cách mạng và gánh vác cả cuộc kháng chiến. Hướng tới
đại chúng, phục vụ đại chúng trở thành mục tiêu và phương hướng của nề văn học
kháng chiến. Khám phá và miêu tả những con người tiêu biểu của thời đại mình bao

giờ cũng là khát vọng của các nhà văn chân chính ở mọi thời đại. Lịch sử văn học
các thời đại đều gắn liền với mẫu người tiêu biểu của thời đại ấy”(30;18). Đây
không phải là sự trở lại với con người loại hình trong những sáng tác của văn học
dân gian hay con người siêu cá thể trong văn học trung đại mà quan niệm con người
tập thể trong văn học 1945 - 1954 mang tính đặc thù của thời đại khi con người
được thức tỉnh về nghĩa vụ, sức mạnh của cộng đồng. Điều này có thể nhận thấy
trong cuộc kháng chiến chống Pháp, “quần chúng công nông binh là nhân vật trung

21


tâm, nhân vật chính diện của nền văn học kháng chiến. Hơn thế nữa, quần chúng trở
thành nguyên tắc xây dựng nghệ thuật và chuẩn mực đánh giá tác phẩm: Tác phẩm
phải biểu hiện được tư tưởng, tình cảm, khát vọng của quần chúng, phải học cách
nói, cách thể hiện quần chúng. Sở thích và sự đánh giá của quần chúng là thước đo
thành công và giá trị của tác phẩm nghệ thuật”(30;19). Cơng nơng binh đã trở thành
hình tượng trung tâm, đối tượng phản ánh chính của văn nghệ. Văn học Việt Nam
trong vài năm đầu sau Cách mạng tháng Tám đã kịp ghi lại “cuộc tái sinh nhiệm
màu” với một số hình ảnh của cảnh tượng vĩ đại ấy: Ở chiến khu của Nguyễn Huy
Tưởng, Dân khí miền Trung của Hồi Thanh, Đường vơ Nam của Nam Cao…
Những nhận thức mới về vai trị, vị trí của văn nghệ, về trách nhiệm của nhà
văn trong đời sống có ý nghĩa rất quan trọng trong ý thức nghệ thuật của văn học
giai đoạn này. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là giai đoạn khởi đầu, giai đoạn xây nền đắp
móng cho một nền văn học mới - nền văn học cách mạng. Những định hướng miêu
tả con người của văn học mới đã được xác lập và phát triển với những nhận thức ấy.
“Song song với sự trưởng thành của cả nền văn học là sự trưởng thành về ý thức
nghệ thuật của lớp lớp nhà văn nghệ sĩ. Đường lối văn nghệ của Đảng luôn bám sát
sự phát triển của cuộc sống và văn học, giữ vai trò chỉ đạo và định hướng, tạo điều
kiện để mỗi nghệ sĩ có thể phát huy tài năng của mình đóng góp vào sự nghiệp
chung. Mỗi người viết tìm thấy ở sự chỉ đạo, định hướng ấy chỗ dựa có những tìm

tịi, sáng tạo của mình” (22;15).
Trong cảnh tượng vĩ đại của “cả một dân tộc vươn mình tới ánh sáng”, hịa
mình vào cuộc sống kháng chiến, các nhà văn thực hiện một hành trình đến với đơng
đảo quần chúng, khám phá quần chúng. Những trang nhật kí Ở rừng của Nam Cao là
bằng chứng xác thực về việc nhà văn soi mình trong quần chúng để tự vượt lên. Tơ
Hồi với những tháng ngày cùng với bộ đội tiến vào giải phóng vùng Tây Bắc, được
sống, sinh hoạt, tìm hiểu những phong tục tập quán của đồng bào dân tộc ít người
cũng cho ra đời Truyện Tây Bắc (với ba truyện ngắn: Cứu đất cứu Mường, Mường
Giơn, Vợ chồng A Phủ ).

22


×