BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LƯƠNG THỊ VÂN ANH
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ XẾP DÁN TRANH
NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ HÌNH TƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LƯƠNG THỊ VÂN ANH
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ XẾP DÁN TRANH
NHẰM PHÁT TRIỂN TRÍ NHỚ HÌNH TƯỢNG
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Chuyên ngành : Giáo dục mầm non
Mã số
: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thanh Thủy
HÀ NỘI - 2013
2
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sư
hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS Lê Thanh Thủy. Cô đã dìu dắt,
truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và đồng hành cùng tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm
non, Phòng Sau Đại học, Ban quản lý Kí túc xá, Thư viện trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và
nghiên cứu tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới, Th.s Vũ Thị Tươi, cô giáo Trương Thị Mai
và toàn thể các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Hải
Phòng, những người thầy đã truyền cho tôi tình yêu với ngành học Mầm non.
Xin gửi lời tri ân đến Ban giám hiệu, các giáo viên và toàn thể các
cháu trường mầm non Nam Hưng, trường mầm non Đa Phúc, trường mầm
non Hoa Hồng, trường mầm non Dư Hàng Kênh thành phố Hải Phòng đã
giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, con xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn be
đã luôn chăm sóc, động viên và ủng hộ mọi mặt để con vững bước trên con
đường học tập và nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Lương Thị Vân Anh
3
BẢNG VIẾT TẮT
4
ĐC
:
Đối chứng
HĐTH
:
Hoạt động tạo hình
MG
:
Mẫu giáo
MGB
:
Mẫu giáo be
MGL
:
Mẫu giáo lớn
MGN
:
Mẫu giáo nhơ
MN
:
Mầm non
STN
:
Sau thực nghiệm
TC
:
Tiêu chi
TB
:
Trung bình
TTN
:
Trước thực nghiệm
TN
:
Thực nghiệm
XDT
:
Xếp dán tranh
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, chúng ta đang đứng ở ngương cửa của một thế giới
tri thức mới với sự bùng nổ của thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học
kĩ thuật, đang đòi hỏi ở mỗi con người lao động mới phải có được một tri nhớ tốt
để lĩnh hội những thông tin, tri thức ngày càng nhiều của nhân loại. Nhờ có tri
nhớ mà con người phản ánh được những hiện tượng đã lĩnh hội trước kia và hiện
tại. Theo L.M. Xêtrênôp: “Không có hoạt động trí nhớ thì sẽ không có sư phát
triển, con người mãi mãi trong tình trạng mới ra đời”.
Tri nhớ có sức mạnh lớn lao, sức mạnh thâu tóm những dung lượng rất
lớn, giúp con người có được một phẩm chất cao nhất là tri tuệ. Tri nhớ là một
bộ phận của tri tuệ con người, người có tri tuệ cao bao giờ cũng là người có tri
nhớ tốt. Xã hội đang ngày càng phát triển, đòi hỏi ngành giáo dục đào tạo ra
những con người lao động mới có tri tuệ cao, như vậy mới đảm bảo theo kịp
các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non tri nhớ hình tượng giữ vai trò rất quan
trọng. Sự phát triển của tri nhớ hình tượng là cơ sở, hỗ trợ cho tri nhớ lôgic giúp
trẻ tiếp thu những kiến thức toán, lý, hóa, văn… ở tuổi phổ thông sau này.
Trong các hoạt động ở trường mầm non, hoạt động tạo hình là loại hình
nghệ thuật luôn luôn được trẻ yêu thich. Đến với hoạt động tạo hình trẻ được
trực tiếp cảm thụ, ghi nhớ cái đẹp của thiên nhiên, các sự vật hiện tượng xung
quanh qua các sản phẩm tạo hình phù hợp được đưa đến với trẻ, trẻ được hoạt
động thường xuyên (vẽ, nặn, xe dán, chắp ghep…) để lưu giữ và tái tạo lại
những hình tượng tạo hình đã ghi nhớ bằng cách tạo ra sản phẩm tạo hình.
Như vậy, không chỉ thực hiện chức năng giáo dục thẩm mỹ, thỏa mãn
nhu cầu đến với cái đẹp, nhu cầu được hoạt động nghệ thuật của trẻ, hoạt
động tạo hình ở trường mầm non còn là phương tiện để phát triển tri tuệ, đặc
6
biệt là tri nhớ hình tượng cho trẻ. Khi tham gia vào hoạt động tạo hình, đặc
biệt là hoạt động vẽ và xếp dán tranh, trẻ có điều kiện và cơ hội để phát triển
tốt các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tich, tổng hợp… Các sự vật
hiện tượng tác động trực tiếp vào các giác quan của trẻ, để lại trong tri nhớ trẻ
những ấn tượng sâu sắc. Qua quá trình hoạt động tư duy tich cực trong hoạt
động tạo hình, các ấn tượng đó được tái hiện lại bằng những sản phẩm vật
chất của trẻ. Từ đó tri nhớ hình tượng của trẻ ngày càng phát triển hơn.
Lý luận và thực tiễn cũng cho thấy, sự phát triển tri nhớ hình tượng
thông qua phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh phụ thuộc rất nhiều vào
vốn kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn của trẻ. Tri nhớ hình tượng của trẻ sẽ
được phát triển nếu hoạt động vẽ và xếp dán tranh của các em được tổ chức
một cách khoa học và sáng tạo.
Hoạt động tạo hình ở trường mầm non bao gồm các loại hình: vẽ, nặn,
xếp dán và chắp ghep. Trong đó, vẽ và xếp dán tranh là hai thể loại hoạt động
tạo hình trên mặt phẳng hai chiều. Chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động
qua lại lẫn nhau. Việc phối hợp hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán tranh sẽ
giúp trẻ ghi nhớ nhanh, tich lũy các biểu tượng thông qua việc tich cực quan
sát, định hướng không gian phối hợp phương thức thể hiện trên mặt phẳng hai
chiều. Bên cạnh đó trẻ còn thường xuyên được ôn tập, củng cố các biểu tượng
thông qua hệ thống các bài tập vẽ và xếp dán tranh được tổ chức đan xen,
phối hợp linh hoạt.
Thực tế công tác giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, giáo viên đang
rất quan tâm đến hoạt động tạo hình của trẻ. Cùng với nhận thức và thực hiện
theo chương trình đổi mới, giáo viên đã quan tâm đến sự phát triển toàn diện
cho trẻ theo hướng tich hợp. Hoạt động tạo hình không chỉ là loại hình nghệ
thuật nhằm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mà còn giúp trẻ phát triển tri tuệ, thể
chất, ngôn ngữ… Tuy nhiên, họ chưa nắm được bản chất của sự phối hợp
7
giữa hai hoạt động vẽ và xếp dán cũng như chưa nhận thức rõ vai trò của việc
phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh để phát triển tri nhớ hình tượng cho
trẻ, và chưa xây dựng được các biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và hoạt động
xếp dán nhằm phát triển tri nhớ hình tượng cho trẻ.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài: “Phối hợp hoạt động vẽ và
xếp dán tranh nhằm phát triển trí nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi” đã được chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và hoạt động xếp dán
tranh, tạo mối quan hệ bổ trợ giữa các hình thức hoạt động tạo hình nhằm
phát triển tri nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, từ đó phát triển tri
tuệ, nhận thức và góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ, chuẩn bị
cho trẻ khả năng học tập một cách độc lập, tự chủ khi vào trường phổ thông.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức hoạt động vẽ và xếp dán tranh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi theo hướng tich hợp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh
nhằm phát triển tri nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động vẽ và xếp dán tranh là hai thể loại hoạt động tạo hình trên
mặt phẳng hai chiều. Khi tổ chức phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh nếu
giáo viên biết tạo xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ cho trẻ trong hoạt động ghi nhớ
đối tượng; kich thich hứng thú, tinh tich cực hoạt động của trẻ khi tham gia
các bài tập ôn tập và đa dạng hóa các hình thức tái hiện biểu tượng sẽ giúp trẻ
8
nâng cao độ nhanh nhạy trong ghi nhớ, độ bền, chất lượng hình ảnh trong tri
nhớ hình tượng của trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan tới hoạt động vẽ, hoạt
động xếp dán tranh của trẻ. Sự phát triển tri nhớ hình tượng của trẻ thông qua
phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh.
5.2. Tìm hiểu thực trạng một số biện pháp tổ chức hoạt động vẽ và xếp dán
tranh của trẻ ở các trường mẫu giáo nhằm xem xet ảnh hưởng của các biện
pháp này tới sự phát triển tri nhớ hình tượng cho trẻ.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và hoạt
động xếp dán tranh nhằm phát triển tri nhớ hình tượng cho trẻ.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: tháng 12/ 2013 – tháng 6/2013.
- Về địa bàn nghiên cứu:
Điều tra thực trạng tại 4 trường mầm non thuộc thành phố Hải Phòng:
- Trường mầm non Nam Hưng – Tiên Lãng – Hải Phòng.
- Trương mầm non Đa Phúc – Dương Kinh – Hải phòng
- Trường mầm non Hoa Hồng – Kiến An – Hải phòng
- Trường mầm non Dư Hàng Kênh – Lê Chân – Hải phòng.
Thực nghiệm tại trường mầm non Nam Hưng – Tiên Lãng – Hải phòng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp quan sát tự nhiên
7.3. Phương pháp điều tra
7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
9
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm ba phần chinh:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đich nghiên cứu, khách thể và đối
tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, cấu trúc luận văn.
Nội dung nghiên cứu: gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng về việc phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh
nhằm phát triển tri nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ở các trường
mầm non thành phố Hải Phòng
Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp phối hợp hoạt động vẽ
và xếp dán tranh nhằm phát triển tri nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
10
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHỐI HỢP
HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ XẾP DÁN TRANH NHẰM PHÁT TRIỂN
TRÍ NHỚ HÌNH TƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một số nghiên cứu ở nước ngoài:
* Nghiên cứu cấu trúc nhận thức và quá trình hình thành trí nhớ trẻ em.
Tác giả J. Piaget nghiên cứu tri nhớ với tư cách là quá trình phát sinh
các hiện tượng tâm lý. Theo ông, tri nhớ có được là do sự hình thành của các
cấu trúc nhận thức, cấu trúc thao tác. Trẻ em muốn nhớ được đối tượng cần
hình thành các sơ đồ nhận thức, bắt đầu từ hình ảnh (vật thật) đến biểu tượng
(tinh thần) và cuối cùng là thao tác với đối tượng [47].
Tác giả L.X. Vưgôtxki khi phân tich các cấu trúc thao tác ki hiệu của
trẻ em, ông cho rằng: yếu tố cơ bản của thao tác ghi nhớ là sự tham gia của
các ký hiệu bên ngoài nào đó. Ở đây, chủ thể không giải quyết nhiệm vụ bằng
cách trực tiếp huy động các khả năng tự nhiên của mình mà dùng các thủ
thuật nào đó từ bên ngoài [70].
* Nghiên cứu về vai trò của hành động với sư phát triển trí nhớ trẻ em.
Tác giả A.A. Liublinxkaia khẳng định vai trò của hoạt động trong việc
hình thành và sử dụng những biểu tượng hình tượng. Bà cho rằng, biểu tượng ở
trẻ về sự vật không nảy sinh do ấn tượng thụ động ghi trong não bộ mà để hình
thành biểu tượng cũng như sự nhớ lại, đứa trẻ cần thực hiện những hành động
thực tế như hoạt động tạo hình và chắp ghep xây dựng [37].
Tác giả A.V. Daparôgiet cho rằng trong lứa tuổi mẫu giáo tài liệu trực
quan (sự vật và hình ảnh của nó) ghi nhớ tốt hơn nhiều so với tài liệu ngôn
ngữ. Và muốn trẻ nhớ kĩ một tài liệu nào đó, cần tổ chức cho trẻ hoạt động
11
với tài liệu ấy. Vi dụ trong hoạt động tạo hình, trẻ mẫu giáo khi tich cực hoạt
động với tranh ảnh, vẽ, xếp dán tranh …thì sẽ nhớ những hình ảnh ấy tốt hơn
những em nào chỉ quan sát những hình ảnh đó không thôi. [9]
* Nghiên cứu về phương pháp hình thành và phát triển trí nhớ của trẻ
Alexander Romanovich, nhà tâm lý học người Nga khi nghiên cứu về
cách rèn luyện tri tuệ cho trẻ em đã khẳng định, hoạt động tri óc bắt đầu khi
người ta chuyển cái đã nhận thấy thành cái được tái hiện. Ông đã chỉ ra thời
điểm, cách ghi nhớ để có một tri nhớ tốt: “Thao tác hoạt động tri óc của việc
nhớ có hiệu quả được thực hiện vào lúc trẻ quyết định phải lưu giữ thông tin
để sẵn sàng lấy ra sau này” [2]
Cũng về vấn đề này, tác giả Tony Buzan đã có những công trình nghiên
cứu của mình trong việc sử dụng tri nhớ hình tượng để ghi nhớ tài liệu. Ông
đưa ra cách ghi nhớ, giữ gìn tài liệu bằng sơ đồ tư duy, một phương tiện tận
dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Sơ đồ tư duy giúp ghi nhớ chi
tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp
hay chằng cheo. Toàn bộ ý của giản đồ có thể “nhìn thấy” và nhớ bởi trí nhớ
hình tượng, loại tri nhớ gần như tuyệt hảo. [59]
Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tri nhớ có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn.
* Nghiên cứu mối quan hệ của trí nhớ và cảm xúc, tư duy.
Tác giả Phạm Thị Thanh, nghiên cứu tri nhớ trong việc đặt tri nhớ
trong mối quan hệ qua lại với cảm xúc. Theo tác giả, cảm xúc là một trong
các yếu tố ảnh hưởng đến tri nhớ. Xúc cảm, tình cảm như một chất xúc tác
mạnh mẽ, thúc đẩy làm cho hoạt động tri nhớ của con người diễn ra nhanh và
tốt hơn. Do vậy, con người sẽ nhớ tốt những gì gây ra ở họ cảm xúc.
12
Nghiên cứu “Đặc điểm tri nhớ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” hai tác giả
Nguyễn Thạc và Nguyễn Xuân Thức đã chỉ ra rằng: tri nhớ của trẻ mẫu giáo
mang tinh trực quan và gắn liền với cảm xúc, ghi nhớ của trẻ có kết hợp với
các giác quan khác nhau và có kết hợp với các chức năng tâm lý khác, trước
hết là tư duy.
* Nghiên cứu các phương tiện để phát triển trí nhớ.
Bằng những nghiên cứu của mình trong tác phẩm Ảnh hưởng của tri
giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5-6 tuổi [54],
Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, tác giả Lê Thanh
Thủy đã chứng minh được hoạt động tạo hình là một phương tiện hữu hiệu để
phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động tri tuệ trong đó có tri nhớ hình tượng
[56]. Các tác giả Ưng Thị Châu, Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiển cho rằng
các thao tác tư duy, các quá trình tưởng tượng trong hoạt động tạo hình đã
góp phần vào việc phát triển tri nhớ hình tượng của trẻ [7].
Nghiên cứu về “Ảnh hưởng của trò chơi đóng vai lên tri nhớ có chủ
định của trẻ mẫu giáo” tác giả Lê Thị Minh Hà đã chỉ ra vai trò của trò chơi
đóng vai đối với kết quả nhớ có chủ định của trẻ mẫu giáo [14].
Như vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà giáo
dục học, tâm lý học, sinh lý học… nghiên cứu vấn đề tri nhớ hình tượng và
phát triển tri nhớ hình tượng cho trẻ em. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về sự phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán tranh như là một phương
tiện, công cụ để phát triển tri nhớ hình tượng cho trẻ. Trong khi đó, việc phát
triển tri nhớ hình tượng cho trẻ ở độ tuổi này là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi
mạnh dạn nghiên cứu một số biện pháp phối hợp hoạt động vẽ và xếp dán
tranh để phát triển tri nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi với hy vọng
làm phong phú thêm cơ sở lý luận, nâng cao hiệu quả giáo dục tri tuệ cho trẻ.
13
1.2. Khái quát chung về trí nhớ và sự phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo 56 tuổi
1.2.1. Khái quát chung về trí nhớ
1.2.1.1. Định nghĩa trí nhớ
Để hiểu một cách đầy đủ về tri nhớ hình tượng của trẻ em, cần xem xet
trước hết một số định nghĩa về tri nhớ. Những năm gần đây tri nhớ được
nghiên cứu trên nhiều bình diện như tâm lý học, sinh lý học thần kinh cấp
cao, dưới góc độ văn học nghệ thuật… Mỗi bình diện, các nhà nghiên cứu
nhìn nhận tri nhớ từ một góc độ khác nhau. Cụ thể:
Nhìn nhận từ góc độ tri nhớ là một quá trình có định nghĩa của một số
tác giả sau:
Tác giả Vũ Dũng cho rằng, tri nhớ là quá trình sắp xếp, lưu giữ kinh
nghiệm quá khứ để có thể sử dụng nó trong hoạt động hoặc đưa nó vào phạm
vi ý thức. [12]
Trong giáo trình tâm lý học đại cương tác giả Nguyễn Quang Uẩn định
nghĩa: “Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có
của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sư ghi nhớ, giữ gìn và tái
tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm,
hành động hay suy nghĩ trước đây”. [67]
Cũng nhìn nhận tri nhớ từ góc độ này, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho
rằng: “Sư ghi nhớ, giữ gìn lại và sau đó nhận lại và nhớ lại những gì con
người đã trải qua trước đây gọi là trí nhớ”.
Từ góc độ phương pháp hình thành tri nhớ, tác giả Tạ Thúy Lan trong
tác phẩm Sinh lý học thần kinh cấp cao định nghĩa: “Trí nhớ là sư vận dụng
một khái niệm đã biết trước, là kết quả của những thay đổi xảy ra trong hệ
thần kinh. [33]
14
Trong tác phẩm Tâm lý học sáng tạo văn học, tác giả M.Arnuđốp nhìn
nhận tri nhớ dưới góc độ là một sản phẩm. Ông cho rằng: “Trí nhớ là các ấn
tượng để lại những dấu vết không phai mờ và được biến thành một bộ phận
không chia tách của kho “tài sản” tinh thần”. Và Trí nhớ là kho dư trữ lớn
các hình ảnh. [3]
Từ những cách giải thich, định nghĩa về tri nhớ trong từ điển, công
trình, tài liệu tâm lý học, sinh lý học thần kinh cấp cao dưới các góc độ khác
nhau, chúng tôi đi đến lựa chọn và sử dụng khái niệm trong giáo trình tâm lý
học đại cương do Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) để nghiên cứu về việc phát
triển tri nhớ hình tượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Khái niệm tri nhớ được
hiểu như sau:
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của
cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sư ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại
sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành
động hay suy nghĩ trước đây.
1.2.1.2. Cơ sở sinh lí của trí nhớ
Theo tài liệu của TS.BS Bùi Đức Luận [39], cơ sở sinh li của tri nhớ
bao gồm: Nơron thần kinh, Hypocampus và các kho lưu giữ nhớ.
* Nơron thần kinh:
Bộ não có 100 tỷ nơron thần kinh, và giữa chúng có 100.000 mạch liên
lạc. Khi nhận được thông tin, nơron này truyền sang nơron kế cận và cứ thế
tiếp diễn cho đến khi nào trung tâm não bộ nhận được đủ thông tin và đưa ra
phương án giải quyết. Lúc mới ra đời, trẻ đã có đủ số lượng nơron cao nhất
của đời mình. Sau đó, đứa trẻ lớn lên học tập, tiếp thu thông tin và lưu vào
kho nhớ các loại tin hiệu của đời sống mà không cần tạo ra nơron mới. Nơron
nào hưng phấn thì xinap tồn tại, số lượng còn lại không dùng đến thì thái hóa.
* Hypocampus (thùy hải mã):
15
Hypocampus hay thùy hải mã là bộ phận chủ chốt, đóng vai trò quan
trọng đến tri nhớ trong não bộ. Nếu vì lý do nào đó thùy hải mã bị tổn thương,
ta chỉ có thể nhớ được những gì xảy ra trong quá khứ, chứ không thể nhớ
những gì xảy ra ở hiện tại. Người ta cho rằng, thùy hải mã đóng vai trò quyết
định trong việc lưu giữ các sự việc để biến chúng thành ký ức.
Thùy hải mã là một tập hợp các tế bào đặc biệt nằm ngay ở bên trong
cuống não, trải dài qua tiểu não, bên dưới vỏ não, có hình dáng giống con cá
ngựa nên có tên gọi là thùy hải mã (hypocampus). Thùy hải mã là một bộ phận
của não bộ, có chức năng giải quyết các loại bộ nhớ cho não. Có ba loại bộ nhớ
bên trong não đó là: bộ nhớ thường xuyên, bộ nhớ gần và bộ nhớ xa.
* Các kho lưu giữ nhớ:
Việc nghiên cứu các kho lưu giữ nhớ vẫn còn đang tiếp tục. Song các
nhà nghiên cứu đã phát hiện có it nhất 6 bộ phận sau đây lưu giữ tri nhớ. Đó
là: vỏ não, tiểu não, nhân xám, đồi não, thùy thái dương và tiền đình trán.
Trong các giác quan, mắt và tai đóng vai trò đầu tiên và vô cùng nhạy
cảm trong việc tiếp thu những thông tin mà ta ghi nhận được. Tuy nhiên
chúng chỉ lưu giữ thông tin trong khoảng thời gian rất ngắn, vài giây thậm chi
vài phần mười giây. Làn sóng thông tin và cứ liệu đó dồn dập hướng về bộ
nhớ đầu tiên trong não đó là bộ nhớ hoạt động liên quan đến khu vực tiền
đình trán. Đây là khu vực vô cùng quan trọng. Bộ nhớ hoạt động giúp chúng
ta loại đi những cái ta nhìn thấy mà không cần nhớ, nghe thấy mà không cần
nghe. Bộ nhớ hoạt động khởi động bộ nhớ, thúc đẩy các hoạt động tri năng,
nhận thức các văn bản đã đọc, tiếp thu những điều được truyền đạt. Bộ nhớ
hoạt động tiếp tục gửi đi những gì nó nhặt nhạnh được, những điều ta cần lưu
giữ cho bộ nhớ lâu dài. Bộ nhớ lâu dài được bố tri ở những bộ phận khác nhau
trong não: bộ nhớ ngữ nghĩa, liên quan đến vỏ não; bộ nhớ hành sự, liên quan
16
đến tiểu não và nhân xám; bộ nhớ phụ, liên quan đến đồi não, thùy thái
dương.
1.2.1.3. Một số lý thuyết trong tâm lý học về sư hình thành trí nhớ
Qua tìm hiểu một số tài liệu chúng tôi thấy, sự hình thành tri nhớ được quan
tâm nghiên cứu trên rất nhiều bình diện: tâm li học, sinh li học thần kinh cấp cao.
Tri nhớ còn được nghiên cứu cả trên bình diện sinh hóa, điều khiển học…
Trên bình diện tâm lý học có rất nhiều thuyết khác nhau về tri nhớ.
Trong số đó có thể kể đến thuyết liên tưởng, tâm lý học cấu trúc, tâm li học
hoạt động.
- Lý thuyết liên tưởng với các đại diện tiêu biểu là D.Ghatli,
D.S.Millerr và H.Spense. Những người theo học thuyết liên tưởng coi sự liên
tưởng chẳng những là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành tri nhớ
mà còn là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành tất cả các hiện tượng
tâm li khác. Lý thuyết liên tưởng cho rằng các sự vật hiện tượng có liên quan
chặt chẽ với nhau trong không gian – thời gian, sự nhớ lại một sự vật hiện
tượng nào đó thường dẫn đến nhớ lại các sự vật, hiện tượng khác. Theo quan
điểm này sự xuất hiện của một hình ảnh tâm li trong vỏ não bao giờ cũng diễn
ra đồng thời (hoặc kế tiếp nhau sau một thời gian ngắn) với một hiện tượng
tâm li khác theo quy luật liên tưởng.
Như vậy những nhà liên tưởng mới chỉ dừng lại ở sự mô tả những điều
kiện bên ngoài của sự xuất hiện những ấn tượng đồng thời, sự đa dạng của
những điều kiện đấy được họ chia thành bốn phạm trù: sự liên tưởng gần nhau
không gian – thời gian; sự liên tưởng tương tự; sự liên tưởng đối lập và sự
liên tưởng lôgic. Trong tâm li học, sự mô tả này là hoàn toàn cần thiết. Song
các nhà liên tưởng luận đã phạm sai lầm khi giải thich đó là những mối liên
hệ nhân quả. Không phải bao giờ cái gì xảy ra trước cũng là nguyên nhân của
cái xẩy ra sau, còn cái xẩy ra sau là kết quả của cái xẩy ra trước như người ta
17
vẫn tưởng lầm. Tóm lại, thuyết liên tưởng chưa vạch ra được các cơ chế, giai
đoạn hình thành liên tưởng. Thuyết liên tưởng cũng chưa đánh giá đúng mức
vai trò của chủ thể trong sự hình thành liên tưởng.
- Tâm lý học cấu trúc với các đại diện tiêu biểu là M.Vecthaimơ,
V.Côlơ, C.Cốpca. Theo lý thuyết này, mỗi sự vật hiện tượng đều có một cấu
trúc thống nhất, chỉnh thể, khu biệt. Nhờ chúng mà ta nhận biết chinh xác sự
vật này hay hiện tượng khác. Khi ta tri giác, các cấu trúc trọn vẹn, các chỉnh
thể này để lại các hình ảnh, biểu tượng (các dấu vết) đầy đủ của các sự vật
hiện tượng. Vi dụ, khi trẻ quan sát mẹ, cô giáo, bạn bè… trẻ hình dung đầy đủ
các bộ phận như đầu tóc, chân tay, thân mình… Có thể hình vẽ của trẻ không
đầy đủ nhưng nhờ các chi tiết đã có mà trẻ hình dung (gợi nhớ) được những
chi tiết khác.
Như vậy, thuyết liên tưởng đi từ bộ phận đến toàn thể, còn lý thuyết
cấu trúc đi từ toàn thể đến bộ phận. Có thể thấy rằng, hai lý thuyết này chỉ
giải thich được tri nhớ căn cứ vào tổ chức kich thich ở bên ngoài, không đi
vào diễn biến giải phẫu sinh lý, hóa sinh ở bên trong não, không lưu ý đến
tinh tich cực của chủ thể mang quá trình ghi nhớ, cấu tạo nên dấu vết khác
nhau ở những người khác nhau, tinh lựa chọn của tri nhớ.
- Thuyết hoạt động trong tâm lý học: với các đại diện tiêu biểu là L.X.
Vưgôtxki, Alexander Luria, Alexei Nikolaevich Leontiev, các nhà tâm li học
hoạt động cho rằng, hoạt động của cá nhân quyết định sự hình thành tất cả
mọi quá trình tri nhớ của cá nhân. Theo li luận này quá trình ghi nhớ, giữ gìn
và tái hiện được quy định bởi ý nghĩa của tài liệu đối với hoạt động của cá
nhân. Những quá trình đó (ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện) có hiệu quả nhất khi
tài liệu trở thành mục đich của hành động. Đặc điểm của những mối liên hệ
này, chẳng hạn tinh bền vững và tinh sẵn sàng xuất hiện lại của nó, phụ thuộc
18
vào chỗ, tài liệu có bộ phận nào gắn liền với hoạt động sau này của cá nhân và
nó có ý nghĩa như thế nào để đạt đến mục đich của hành động.
Như vậy, trái với các quan điểm khác, quan điểm này khẳng định rằng
sự hình thành những mối liên hệ giữa những biểu tượng riêng lẻ không được
quy định bởi bản thân tinh chất của tài liệu cần ghi nhớ, mà trước hết phụ
thuộc vào chỗ cá nhân làm gì với tài liệu ấy.
Như vậy mỗi lý thuyết, mỗi quan điểm đều cố gắng đưa ra bản chất của
quá trình hình thành tri nhớ. Nếu lý thuyết liên tưởng và lý thuyết cấu trúc
mới chỉ giải thich được tri nhớ căn cứ vào tổ chức các kich thich bên ngoài thì
tâm lý hoạt động lại chỉ ra được vai trò của chủ thể trong việc ghi nhớ, giữ gìn
và tái hiện các tài liệu ghi nhớ thông qua hoạt động tich cực của cá nhân.
1.2.1.4. Vai trò của trí nhớ
Tri nhớ có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người. Vai trò của
tri nhớ đã được các nhà nghiên cứu khẳng định: nó cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của mỗi cá nhân cũng như nhân loại.
* Trí nhớ cần thiết cho sư phát triển của mỗi cá nhân:
Tri nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống
tâm lý con người. Có thể nói, tri nhớ là điều kiện cho việc tiếp thu và tich lũy
kinh nghiệm của cá nhân trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như giao tiếp, học
tập, lao động.
Nhờ có tri nhớ, con người nhận biết được mình là ai, nhận biết được
người thân và mọi người xung quanh. Đồng thời, tri nhớ giúp con người tiếp
thu được các kinh nghiệm, văn hóa ứng xử trong giao tiếp giữa con người với
con người trong gia đình, xã hội.
Trong lĩnh vực nhận thức, tri nhớ giúp cá nhân tiếp thu và lưu giữ
những tri thức khoa học trong nhà trường, ngoài xã hội. Bởi nhờ có tri nhớ,
19
các kết quả của quá trình nhận thức được lưu giữ lại. Do đó con người có thể
học tập và phát triển tri tuệ của mình.
Bên cạnh đó, tri nhớ cũng rất cần thiết cho hoạt động lao động của mỗi
cá nhân. Con người, dù lao động bằng tri óc, chân tay đều cần đến tri nhớ.
Nhờ có tri nhớ, các họa sĩ mới vẽ lên được những bức tranh về phong cảnh
đẹp đẽ của Tổ quốc, các ca sĩ mới có thể ca hát ca ngợi tình yêu và tuổi xuân,
người công nhân mới có thể sử dụng máy móc khai thác mỏ quặng, người
nông dân mới có thể trồng cấy đúng mùa vụ, học sinh nhớ được chữ, tiếp
nhận kiến thức, các nhà khoa học mới có thể phát minh, cải tiến, sáng tạo nên
những kì tich…
* Trí nhớ cần thiết cho sư tồn tại và phát triển của nhân loại:
Đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, tri nhớ đóng vai trò đặc
biệt quan trọng.
Thứ nhất, tri nhớ tạo điều kiện cho con người thoát khỏi thời kỳ mông
muội, bước vào xã hội văn minh. Mọi hoạt động từ ăn, mặc, đi, ở cho tới học
tập, vui chơi, lao động sản xuất của con người trong xã hội đều không tách rời
tri nhớ.
Thứ hai, tri nhớ giúp cho việc tich lũy các kinh nghiệm lao động của
nhân loại qua các thời kỳ phát triển. Lịch sử nhân loại là dòng chảy vô tận, so
với tiến trình đó tuổi thọ của một đời người thật vô cùng ngắn ngủi. Nhờ vào
khả năng ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện mà những kinh nghiệm xã hội của nhân
loại mới được truyền từ đời này qua đời khác, nhờ đó tri tuệ của con người
mới không ngừng phát triển, xã hội loài người không ngừng tiến bộ và đạt
được những thành tựu như ngày nay. Cũng nhờ có tri nhớ nhân loại mới sáng
tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, sách báo, băng từ và những công cụ ghi chep,
chuyển tải tri thức.
20
Thứ ba, tri nhớ là công cụ, phương tiện để lưu giữ lịch sử, lưu giữ các
giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc. Nhờ có tri nhớ, lịch sử phát triển của
đất nước qua các thời kì được lưu giữ lại. Những thế hệ sau vẫn biết đến
những người anh hùng đã hy sinh cho đất nước. Bên cạnh đó, nhờ có tri nhớ
những làn điệu dân ca, những trò chơi dân gian, phong tục tập quán, ngày hội
ngày lễ… mãi được lưu truyền cho thế hệ sau, tạo nên net độc đáo không trộn
lẫn của mỗi dân tộc.
1.2.1.5. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
Trong tâm lý học, các quá trình cơ bản của tri nhớ được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Có thể kể đến tác phẩm Tâm li học do tác giả Phạm
Minh Hạc chủ biên [17], tác phẩm Giáo trình tâm lý học đại cương của tác giả
Nguyễn Quang Uẩn [67]. Các tác giả đều cho rằng, quá trình tri nhớ bao gồm
trong nó nhiều quá trình thành phần: quá trình ghi nhớ (tạo vết), quá trình giữ
gìn (củng cố vết), quá trình tái hiện (từ những dấu vết làm sống lại những
hình ảnh…), và quá trình quên (không tái hiện được). Mỗi quá trình này có
một chức năng xác định, nhưng chúng không đối lập với nhau, mà chúng phụ
thuộc vào nhau (ghi nhớ, giữ gìn tốt thì mới tái hiện tốt), thâm nhập vào nhau,
chuyển hóa cho nhau (khi tái hiện đồng thời có tác dụng củng cố). Không chỉ
có nhớ (tái hiện được trong tình huống cụ thể) mà ngay cả quên cũng tham gia
vào hoạt động của cá nhân. Bởi vì, muốn tiến hành một hành động nào đó thì
cá nhân phải có khả năng quên đi những cái không có liên quan tới hành động
lúc này. Hơn nữa quên không có nghĩa là “mất sạch” một cách tuyệt đối.
Trong tâm lý học quên một cái gì đó chỉ có nghĩa là trong thời điểm hiện tại
nó không được xuất hiện lại trong ý thức. Quên có liên quan đến mỗi quá
trình tâm lý, do đó nó liên quan với tất cả các quá trình tri nhớ.
1.2.3. Sự phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.2.3.1. Các loại trí nhớ ở tuổi mầm non
21
Đối với trẻ em các nhà tâm lý cũng đưa ra nhiều cách phân loại tri nhớ.
Tác giả A.A. Liublinxkaia và tác giả A.V.Daparogiet phân loại tri nhớ của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi bao gồm: tri nhớ vận động, tri nhớ hình tượng, tri nhớ từ
ngữ - lôgic. Tuy nhiên để hiểu rõ về tri nhớ hình tượng ở độ tuổi này, chúng
tôi sắp xếp phân tich tri nhớ hình tượng của trẻ sau cùng. Sau đây là một vài
net về sự phát triển của từng loại tri nhớ trong từng độ tuổi.
* Trí nhớ vận động
Tri nhớ vận động phản ánh những cử động của cơ thể. Đứa trẻ nhớ lại
những vận động mà mình đã thực hiện trước đây. Trẻ có thể không hành động
nhưng vẫn có biểu tượng về hành động, vận động đó.
Tri nhớ vận động đóng vai trò lớn trong sự phát triển của trẻ mẫu giáo.
Những kĩ xảo được hình thành trên cơ sở của tri nhớ này.
Tri nhớ vận động xuất hiện sớm nhất trong cuộc sống của đứa trẻ. Các
nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phản xạ có điều kiện đầu tiên của trẻ sơ
sinh là biểu hiện bước đầu của tri nhớ vận động. Tri nhớ về các vận động đã
xuất hiện ngay từ tháng đầu tiên của cuộc sống đứa trẻ và bắt đầu phát triển từ
giữa năm lên một. Bước qua một tuổi, trẻ thường xuyên hành động với đồ vật,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi nhớ những vận động và hành động được
thực hiện. Năm lên hai, những vận động đơn giản để đoạt lấy đồ vật được
thực hiện dễ dàng, có tổ chức. Năm lên ba, trên cơ sở của tri nhớ vận động,
những hành động thực hành bước đầu đã có ở trẻ. Song những hành động này
không bền và chưa được hoàn chỉnh. Những hành động này tạo nên cơ sở của
những kĩ xảo sau này đó là: rửa tay, cầm thìa, đi giầy, cài khuy áo, bước qua
chướng ngại vật, chạy, nhảy và nhiều hành động khác nữa.
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), những cử động và hành động đã trở
thành kĩ xảo, vi dụ đi lại, rửa mặt chải đầu, cầm thìa khi ăn, cài cúc áo… Trẻ
22
ở độ tuổi này có rất nhiều kĩ xảo mới, muôn hình muôn vẻ, trước tiên là kĩ
xảo lao động. Chúng bao gồm những kĩ xảo tự phục vụ: mặc quần áo, buộc
dây, cài khóa, rửa mặt, sử dụng dao, đũa, thìa…Những kĩ xảo học tập như:
cầm bút chì, vẽ vạch đưởng net, cắt, dán, gập lại và làm các việc khác.
Những kĩ xảo thể dục cơ bản: bước, chạy, nhảy, trèo, trườn, bò, quay,
bắt và nem bóng; vận động theo nhạc và thay đổi vận động thich ứng với thay
đổi nhịp điêu và âm điệu của âm nhạc.
Việc nắm vững những kĩ xảo muôn màu muôn vẻ có ảnh hưởng đến
việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ . Trẻ sẽ trở nên thành thạo, kheo
leo, sẵn sàng thực hiện những hoạt động lao động cần thiết khác nhau của
cuộc sống.
* Trí nhớ từ ngữ – có ý nghĩa
Tri nhớ từ ngữ – ý nghĩa phản ánh những ý nghĩ và tư tưởng của con
người, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người nói
chung, của trẻ mầm non nói riêng.
Giai đoạn đầu của tri nhớ từ ngữ - có ý nghĩa, là trí nhớ từ (tri nhớ về
một đơn vị nhỏ nhất để đặt câu, có thể trẻ nhớ từ nhưng chưa hiểu nghĩa của
từ) được phát triển khi trẻ được 6 tháng. Trẻ nhớ một vài âm thanh phối hợp,
sau đó là từ ngữ có liên quan với sự vật, người và hành động nhất định. Khi
bước vào năm thứ hai trẻ hiểu được những câu lệnh yêu cầu trẻ thực hiện
những công việc đơn giản như “sai mang thìa” hay “hãy đặt búp bê xuống”.
Trẻ đã sử dụng tri nhớ ngôn ngữ, mặc dù không hiểu ý nghĩa của mỗi từ riêng
lẻ chứa đựng trong câu lệnh ngắn đó. Việc sử dụng ngôn ngữ nói đã đưa đến
sự thay đổi quan trọng trong quá trình nhận thức đặc biệt khi có từ khái quát.
Và việc dùng ngôn ngữ nói dẫn đến phát triển nhanh tri nhớ có ý nghĩa, nhớ
cả cụm từ, nhớ câu. Lúc đầu trẻ trả lời rập khuôn những câu hỏi, mệnh lệnh
23
mà người lớn thường lặp lại vi dụ như “cháu tên gì?”, “Thanh Tú là con bố
nào nhỉ?”… Do đó, không ngạc nhiên khi ở tuổi này trẻ dễ dàng ghi nhớ
những câu đùa, lời nói tế nhị, tinh tế, các bài hát ngắn, bài thơ đơn giản.
Cuối độ tuổi mẫu giáo (trẻ 5-6 tuổi), trẻ đã nắm được các từ khái niệm,
từ mang tinh khái quát bằng việc tich lũy các biểu tượng chung về một nhóm
các sự vật giống nhau. Vi dụ, khi hỏi trẻ: con có nhớ là con mèo như thế nào
không? Trẻ trả lời: mèo có đôi mắt tròn, bộ lông mượt và có cái đuôi dài. Nó
bắt chuột, sống trong nhà, thich ăn cá… Có thể thấy, dựa vào biểu tượng đã
có được, hình thành ở trẻ hình ảnh một con mèo nói chung. Như vậy, bên
cạnh tri nhớ hình tượng đang phát triển mạnh, tri nhớ từ ngữ - ý nghĩa đã bắt
đầu hình thành.
Sự phát triển tri nhớ ý nghĩa – từ ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay
đổi quá trình tưởng tượng của trẻ mẫu giáo lớn.
* Trí nhớ hình tượng
Để làm rõ khái nhiệm tri nhớ hình tượng của trẻ em, trước tiên chúng ta
sẽ tìm hiểu một số khái niệm có liên quan.
- Hình tượng: sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ
thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức
trực tiếp bằng cảm tinh [46].
- Hình ảnh: hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khi cụ quang
học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện lại được trong tri
nhớ [46].
- Biểu tượng: hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình
ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác
quan đã chấm dứt. [46]
Trong từ điển tâm lý học, biểu tượng là hình ảnh của vật thể, bối cảnh
và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. [12]
24
- Biểu tượng trí nhớ: hình ảnh trực quan của sự vật được ghi nhớ lại
theo tri nhớ với sự phản ánh đầy đủ nhất những dấu hiệu cụ thể. [12] Biểu
tượng tri nhớ được chia ra các dạng:
Biểu trượng tri nhớ theo giác quan chủ đạo thị giác, thinh giác, xúc
giác, khứu giác.
Biểu tượng tri nhớ theo nội dung toán học, kĩ thuật, âm nhạc…
* Khái niệm trí nhớ hình tượng, trí nhớ hình tượng của trẻ em
Tri nhớ hình tượng được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc
độ tâm lý, tri nhớ hình tượng được hiểu là bản sao chep ở cấp độ cảm tinh các
thông tin được quan sát bằng mắt trong thời gian rất ngắn [12].
Dưới góc độ sinh lý học thần kinh cấp cao, tri nhớ hình tượng được
định nghĩa: “Khả năng tái hiện lại các hình ảnh trong quá khứ được gọi là tri
nhớ hình tượng”. [33]
Theo tác giả A.A. Liublinxkaia, tri nhớ hình tượng của trẻ em được hiểu
là những biểu tượng hay những hình ảnh đã giữ lại của những sự vật lĩnh hội
trước đây tạo nên nội dung chủ yếu của tri nhớ ở trẻ mẫu giáo. Đó là những
biểu tượng đầu tiên về những người xung quanh và hành động của họ, về sự
vật và tập quán, về hoa quả, cây cối, thú dữ và chim muông, về không gian và
thời gian. [37]
Tác giả A.V.Daparogiet, tri nhớ hình tượng của trẻ em là những biểu tượng
cụ thể, trực quan về những sự vật và hiện tượng đã tri giác trước đây. [9]
Từ các định nghĩa và cách hiểu về tri nhớ, tri nhớ hình tượng và tri nhớ
hình tượng của trẻ em, có thể hiểu trí nhớ hình tượng của trẻ mẫu giáo là sư
ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện những biểu tượng hay những hình ảnh của những
sư vật mà trẻ đã lĩnh hội trước đây.
25