MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Ở bất kì một quốc gia, hay một thời đại lịch sử nào thì gia đình luôn là
tế bào- một phần không thể thiếu của xã hội. Ở nước ta có những câu ví dụ
như “ Gia đình là tổ ấm”, “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là có rất nhiều phụ nữ đã trở thành nạn nhân của
bạo lực gia đình, tổ ấm trở thành nơi chất chứa những nỗi buồn, nỗi đau đớn
và sự sợ hãi của họ.
Bạo lực gia đình hiện nay đang là vấn đề bức xúc không chỉ đối với
những người phụ nữ đang là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là vấn đề
cấp thiết của toàn xã hội. Từ những thành kiến giới, những tác động tiêu cực
từ nhiều phía, mối quan hệ vợ chồng rạn nứt, dẫn đến tình trạng bạo lực gia
đình mà nạn nhân ở đây chủ yếu là người phụ nữ. Có rất nhiều dạng bạo lực:
bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực thể xác… Hầu hết, bạo lực gia
đình đều xảy ra đánh đập, hành hạ tàn ác, nó làm hạn chế sự tham gia của phụ
nữ vào cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân
phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng
các quyền con người. Ngày càng xuất hiện nhiều vụ bạo lực gia đình thế
nhưng vẫn chưa có sự can thiệp giúp đỡ kịp thời đến những người phụ nữ là
nạn nhân của bạo lực gia đình.
Công tác xã hội là một khoa học, nghề nghiệp rất phát triển ở nhiều
nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt nam, Công tác xã hội là một khoa học,
một nghề nghiệp mới. Công tác xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn
định và phát triển xã hội. Công tác xã hội hướng đến giải quyết các vấn đề xã
hội, trợ giúp các cá nhân, nhóm và cộng đồng có vấn đề, giúp họ có thể vươn
lên tự giải quyết khó khăn của mình. Các đối tượng và công tác xã hội thường
hướng đến trợ giúp đó là những nhóm người yếu thế như: trẻ có HIV, trẻ lang
thang, người già neo đơn không nơi nương tựa, phụ nữ bị bạo lực gia đình,….
1
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh, số
trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình vẫn còn nhiều, hậu quả của bạo lực để
lại rất nặng nề trong khi đó chưa có các biện pháp can thiệp chuyên nghiệp để
trợ giúp họ. Vì thực trạng và lí do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Vận
dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp phụ nữ là
nạn nhân của bạo lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh ( qua
điển cứu trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế VõBắc Ninh)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi hi vọng có thể tiến
hành nghiên cứu, vận dụng những kiến thức và kĩ năng chuyên ngành Công
tác xã hội đã được học để góp phần trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa
phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lí luận và thực tiễn cho thấy, việc phòng chống bạo lực gia đình là
một việc cần thiết hơn bao giờ hết. Vấn đề này không chỉ được các nhà
nghiên cứu quan tâm đến, các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới mà còn
có toàn nhân loại trong đó có Việt Nam. Hiện nay, các quốc gia đã nhận thức
sâu sắc tầm quan trọng của phòng chống bạo lực gia đình bởi vậy có đã có rất
nhiều chương trình hành động, hội nghị, các đề tài nghiên cứu về bạo lực gia
đình.
*Từ ngày 4 – 6/12/2001, tại PhnomPenh- Campuchia đã diễn ra Hội
nghị về luật pháp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở vùng
tiểu Mờkụng, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Hội nghị được tổ chức
và tài trợ bởi một số tổ chức quốc tế lớn như: Diễn đàn Châu Á (Forum Asia)
về quyền con người và phát triển, Diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương về
phụ nữ, Luật pháp và phát triển (APWLD); Quỹ phát triển của Liên hợp quốc
(UNIFEM); Đại sứ quán Hà Lan tại Băng Kốc…
Hội nghị diễn ra với 5 mục tiêu:
- Tăng cường cải thiện về Luật pháp cho sự tiến bộ về quyền con người
của phụ nữ ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
2
- Xây dựng những hiểu biết chung về vấn đề bạo lực gia đình và khả năng
của từng nước trong việc phát triển các chiến lược kiểm soát bạo lực gia đình.
- Chia sẻ kinh nghiệm từ các tổ chức Phi chính phủ ở một số nước đã đạt
được các thành tích trong việc thực hỗ trợ Pháp luật cho vấn đề bạo lực gia đình.
- Thành lập mạng lưới thông tin giữa các cơ quan Quốc hội, phòng,
ban, cấp, ngành, các đoàn Luật sư và các tổ chức Phi chính phủ.
- Hội nghị đã nghe trình bày và thảo luận về các chủ đề như: vấn đề
khái niệm về bạo lực gia đình, vai trò của Văn hoá và thế giới trong phòng,
chống bạo lực gia đình.
Hội nghị đã thống nhất trên một số vấn đề sau:
- Bạo lực gia đình không phải là chuyện riêng của gia đình.
- Phụ nữ đang bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay có nhiều nước, đặc biệt là ở Châu Á có những phong tục, văn
hoá, tôn giáo tạo điều kiện cho vấn đề bất bình đẳng nam, nữ và khuyến khích
bạoc lực gia đình kể cả một số Chính Phủ, cảnh sát chưa có hoạt động tích cực
ngăn chặn bạo lực gia đình vì coi đây là chuyện riêng của gia đình họ.
Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình tuy mới được phát hiện và xem xét
trong vài thập kỉ gần đây song nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới đã chứng
tỏ tính chất nghiêm trọng của tệ nạn này đồng thời cho thấy các nguyên nhân, hình
thức bạo lực khác nhau và sự ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ thể chất, tinh
thần, tình dục. Việc nghiên cứu đã góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính
sách các thể chế xã hội ở mỗi nước có biện pháp giải quyết tình trạng này.
Những năm gần đây, ở Việt Nam nhiều chuyên gia đã có những nghiên
cứu về vấn đề bạo lực gia đình.
* Năm 1999, Lê Thị Phương Mai đã nghiên cứu về “Bạo lực và hậu quả
đối với sức khoẻ sinh sản: Hiện trạng của Việt Nam”. Nghiên cứu tập trung vào
tìm hiểu các nguyên nhân và các loại bạo lực. Trong báo cáo bao gồm các
trường hợp. Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình chủ yếu phỏng vấn phụ nữ
3
đến Tư vấn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nhận thấy: Bạo lực đối với phụ
nữ trong gia đình có thể xảy ra ở mọi gia đình và mọi tầng lớp xã hội.
* Báo cáo về bạo lực với phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam (1999), TS
Lê Thị Quý. Tác giả Lê Thị Quý đã xác định 4 nguyên nhân của bạo lực đối
với phụ nữ trong gia đình là kinh tế, học vấn, thói quen văn hoá - xã hội và
bệnh thần kinh của người có hành vi bạo lực. Đồng thời tác giả còn nêu rõ
hậu quả của nạn bạo lực.
* Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày 25/1 là một
cuộc nghiên cứu đã được tiến hành trên phạm vi cả nước nhằm tìm hiểu
những thông tin chi tiết về mức độ phổ biến và các loại hình bạo lực đối với
phụ nữ, các hậu quả về mặt sức khỏe của bạo lực gia đình, các yếu tố rủi ro,
phòng ngừa bạo lực, cách xử trí của phụ nữ khi gặp phải bạo lực gia đình
cũng như các dịch vụ trợ giúp mà họ đã sử dụng.
Ngoài ra còn một số các công trình nghiên cứu khác như : Bình đẳng
giới trong gia đình Việt Nam trong lịch sử của tác giả Chu Thị Thoa (2001),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội ;Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại của tác giả
Lê Thị Nhâm Tuyết (1973) được đăng trên Tạp chí khoa học về phụ nữ, số
05; Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản và chống bạo lực gia
đình(2002) của Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam.
Những tài liệu đã được công bố nói trên là những tài liệu quan trọng
giúp tối đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Vận dụng phương pháp
Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp phụ nữ là nạn nhân của bạo
lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh”.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1Đối tượng nghiên cứu
Việc vận dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc trợ
giúp phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc
Ninh.
4
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh
- Cán bộ chính quyền địa phương, các đoàn thể: Hội phụ nữ, đoàn
thanh niên, cơ quan dân số, công an xã,…..
- Phương pháp Công tác xã hội cá nhân
3.3. Giới hạn nghiên cứu
-
Phương pháp tác nghiệp của Công tác xã hội gồm có nhiều phương
pháp như: công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng
đồng. Trong phạm vi của khóa luận tôi chỉ tập trung vào việc nghiên cứu cách
thức vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp nạn
nhân là phụ nữ bị bạo lực gia đình.
- Không gian nghiên cứu: xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2014- tháng 4/2014
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế
Võ- Bắc Ninh, đi vào đánh giá công tác trợ giúp đối tượng này.Từ đó, thông
qua sự trợ giúp của công tác xã hội những phụ nữ bị bạo lực gia đình nói
chung và phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh sẽ tự
giải quyết được vấn đề khó khăn, có niềm tin vào khả năng và sức mạnh của
bản thân, xây dựng hạnh phúc gia đình, ổn định cuộc sống.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận. Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của
vấn đề trợ giúp phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế
Võ- Bắc Ninh.
- Đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã
Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh.
- Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp 2
ca cụ thể là phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống bạo lực
gia đình với phụ nữ và trợ giúp nạn nhân bị bạo lực.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5
Để nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
-
Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: hệ thống hóa, khái quát
-
Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn một số phụ nữ bị
hóa
bạo lực gia đình tại thôn Phùng Dị, đồng thời tiến hành trò chuyện, thu thập
thông tin từ chính quyền địa phương, cán bộ dân số xã,…
- Phương pháp quan sát: quan sát thực tế để có thể nắm bắt tình hình,
thu thập thông tin, lập kế hoạch phù hợp,…
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài có ý nghĩa trong việc cung cấp những thông tin cơ bản về nạn
bạo lực gia đình đồng thời giúp sinh viên công tác xã hội nắm vững lí thuyết
phương pháp công tác xã hội cá nhân.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp sinh viên công tác xã hội hiểu rõ hơn về thực trạng phụ nữ bị
bạo lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh nói riêng và trong xã hội nói
chung. Từ đó vận dụng kiến thức đã học trong việc trợ giúp nạn nhân bị bạo lực
gia đình. Qua việc trợ giúp cụ thể cho thấy hiệu quả của phương pháp Công tác
xã hội trong việc trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình, đồng thời đề xuất những
giải pháp thực tế giúp phòng chống bạo lực gia đình.
7. Kết cấu của đề tài
Khóa luận có kết cấu ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết Luận. Trong
đó phần Nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng công tác trợ giúp phụ nữ là nạn nhân của
bạo lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh
Chương 3: Vận dụng nguyên tắc và quy trình của phương pháp
công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp phụ nữ là nạn nhân của bạo
lực gia đình tại xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh.
NỘI DUNG
6
Chương 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Phương pháp Công tác xã hội cá nhân
1.1.1.1.Khái niệm Công tác xã hội
Từ việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của Công tác xã hội
trên cả phương diện lí thuyết và thực hành, khoa học và nghề nghiệp chuyên
môn, tiếp thu các giá trị, phân tích các định nghĩa, các quan niệm của các học
giả, các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành ở trong và ngoài nước, có thể đưa ra
một định nghĩa chung, khái quát về Công tác xã hội như sau:
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên
nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội ( cá
nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn
lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững. [20]
1.1.1.2.Công tác xã hội cá nhân
1.1.1.2.1. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân
CTXH với cá nhân là quá trình và là một phương pháp tác động đến cá
nhân có vấn đề xã hội, giúp cá nhân tự nhận thức về vấn đề gặp phải, củng cố,
khôi phục và phát huy năng lực của bản thân tích cực tham gia và quá trình
tương tác để có thể tự giải quyết được vấn đề của mình, cải thiện hoàn cảnh,
vươn lên trong cuộc sống. [20]
1.1.1.2.2. Đặc điểm của Công tác xã hội cá nhân
• Quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội cá nhân gắn liền
với quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội
• Đặc điểm về đối tượng giúp đỡ của công tác xã hội cá nhân: Đối
tượng giúp đỡ của công tác xã hội cá nhân đó là các cá nhân có vấn đề.
• Mối quan hệ một- một trong công tác xã hội cá nhân: Trong công
tác xã hội cá nhân mối quan hệ một- một được thể hiện trong cả tiến trình làm
việc, trợ giúp thân chủ.
7
1.1.1.2.3. Nguyên tắc cơ bản của Công tác xã hội cá nhân
• Nguyên tắc cá biệt hóa: Mỗi thân chủ phải được hiểu như một cá
nhân duy nhất với cá tính riêng biệt. Khả năng xem thân chủ như một cá nhân
riêng biệt bằng cách cảm nhận qua quan sát những nét riêng tư và một sự sẵn
sàng đáp ứng những nhu cầu riêng của họ là điều quan trọng trong nguyên tắc
cá nhân hoá. Từ đó những nhu cầu, nguyện vọng, ước muốn riêng của thân
chủ sẽ được thể hiện qua kế hoạch giải quyết vấn đề cho riêng thân chủ ấy.
Nhân viên xã hội không áp dụng một mô hình chung cho mọi thân chủ khác
nhau. [20]
• Nguyên tắc chấp nhận đối tượng: Từ sự thừa nhận “cá biệt hóa”
theo quan niệm tích cực (không phải là sự biệt lập, tách rời tuyệt đối) là điều
kiện tien quyết để “chấp nhận đối tượng”.
• Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ: Nguyên tắc này
cho rằng cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc về cuộc đời của họ
và người khác không được áp đặt quyết định lên họ. Trong công tác xã hội cá
nhân nhân viên công tác xã hội không nên ra quyết định, lựa chọn hay vạch
kế hoạch giúp cho thân chủ, tuy nhiên thân chủ có thể được hướng dẫn và
giúp đỡ để đưa ra quyết định riêng. Quyết định mà thân chủ đưa ra phải nằm
trong phạm vi quy định của xã hội là hậu quả của quyết định ấy không gây
tổn hại đến người khác. Nó cũng không được có hại cho chính bản thân thân
chủ. Hơn thế nữa hành vi tự quyết định phải ở trong chuẩn mực hành vi mà xã
hội có thể chấp nhận được. Khi áp dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân
thân chủ chứ không phải là nhân viên xã hội đưa ra sự lựa chọn trong số các
phương án. Trong tiến trình công tác xã hội cá nhân nhân viên xã hội thảo
luận và xem xét các phương án, thảo luận kĩ lưỡng và giúp cân nhắc những
thuận lợi và khó khăn. Thân chủ sẽ quyết định có gắn bó tham gia vào tiến
trình giải quyết vấn đề của công tác xã hội cá nhân hay không. Nhân viên xã
hội duy trì tính hiệu quả và tính trung lập nhưng có thể chia sẻ quan điểm,
cảm nghĩ, kinh nghiệm, cùng với việc biểu lộ sự chú ý, quan tâm, thông cảm
và thấu hiểu. Nhân viên xã hội ứng dụng kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng và
8
với giả định cơ bản là cá nhân có nhu cầu và quyền lựa chọn, ra quyết định.
[20]
• Nguyên tắc thân chủ cùng tham gia giải quyết vấn đề: Đây là
nguyên tắc cơ bản nhất, thể hiện sự đặc thù và tính ưu việt của CTXH nói
chung, CTXH nói riêng trong việc trợ giúp, giải quyết vấn đề của thân chủ.
Cùng biết, cùng bàn, cùng làm, cùng đánh giá, một mặt tạo cho thân chủ cảm
nhận được giá trị của bản thân, mặt khác khích lệ thân chủ nỗ lực, phát huy
tối đa tiềm năng bản thân cho mục tiêu đặt ra.
• Nguyên tắc giữ bí mật thông tin liên quan đến thân chủ: Bí mật
thông tin liên quan đến đời tư và vấn đề của thân chủ là một nguyên tắc quan
trọng đối với quá trình tác nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với CTXH,
nguyên tắc này được thể hiện và quán triệt sâu sắc, đặc biệt trong CTXH với
cá nhân, CTXH với nhóm và trong Tham vấn.
1.1.1.2.4. Tiến trình Công tác xã hội cá nhân
Bước 1: Tiếp cận đối tượng
Nhân viên xã hội gặp gỡ thân chủ, xác định đối tượng giúp đỡ. Trong
việc này có 2 khả năng: Thân chủ tự tìm đến nhân viên công tác xã hội hoặc
Nhân viên công tác xã hội tìm đến thân chủ.
Bước 2: Nhận diện vấn đề
Nhận diện vấn đề là một hoạt động rất quan trọng nằm ở giai đoạn đầu
của một tiến trình làm việc với đối tượng. Các thông tin thu thập được trong
phần nhận diện vấn đề sẽ định hướng cho cả quá trình làm việc. Vì vậy kỹ
năng nhận diện vấn đề là một trong những kỹ năng chủ yếu cần phải có trong
các hoạt động của công tác xã hội.
Bước 3: Thu thập thông tin
Nguồn thông tin được thu thập từ nhiều đối tượng tham gia trong vấn
đề như: thân chủ, gia đình, bạn bè, cộng đồng, chính quyền địa phương, hồ sơ
tài liệu có liên quan…
Bước 4: Đánh giá, chuẩn đoán
9
Đánh giá tất cả những vấn đề mà thân chủ cảm thấy cần giải quyết, xác
định vấn đè ưu tiên.
Các nhu cầu và các yếu tố cản trở việc đáp ứng nhu cầu của thân chủ.
Đánh giá tiềm năng của thân chủ, các nguồn lực hỗ trợ, môi trường
sống của thân chủ.Các yếu tố hỗ trợ và hạn chế việc giải quyết vấn đề.
Bước 5: Lập kế hoạch trợ giúp
Lập kế hoạch, thời gian, mục tiêu trợ giúp.
Bước 6: Thực hiện kế hoạch
Trợ giúp và huy động nguồn trợ giúp về vật chất.
Trợ giúp thay đổi thái độ, hành vi, tâm trạng….
Bước 7: Lượng giá
Lượng giá giúp nhân viên xã hội và thân chủ xác định kết quả tiến trình
hành động của mình. Cùng thân chủ đánh giá, xem xét lại toàn bộ công việc
đã làm.
1.1.2. Khái niệm bạo lực gia đình và các vấn đề liên quan
1.1.2.1.Khái niệm bạo lực gia đình
Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hợp quốc thì “ Bạo lực gia đình
bao gồm bất kì một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc
có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay
những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như
vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi
công cộng hay cuộc sống riêng tư”.
Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác
trong gia đình”. [12]
Các hành vi bạo lực gia đình:
• Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến
sức khoẻ, tính mạng;
10
• Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
• Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu
quả nghiêm trọng;
• Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình
giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị,
em với nhau;
• Cưỡng ép quan hệ tình dục;
• Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ;
• Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư
hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của
các thành viên gia đình;
• Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính
quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng phụ thuộc về tài chính;
• Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
1.1.2.2.Các hình thức bạo lực gia đình
•
Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát... tác động trực
tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh
lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con
cái và bố mẹ già.
•
Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn.
Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em...
cũng được xếp vào loại này.
•
Bạo hành tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói
chuyện trong thời gian dài...
•
Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao
vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.
1.1.2.3. Bạo lực gia đình với phụ nữ
11
Hành động bạo lực trên cơ sở giới hoặc có tổn hại cho phụ nữ về thể
xác, tinh thần, kinh tế,….bao gồm cả việc đe dọa thực hiện những hành động
đó, dù ở nơi riêng tư hay công cộng.
1.1.3. Một số lí thuyết liên quan
1.1.3.1 Thuyết hành vi của B.F. Skinner
Toàn bộ học thuyết của B. F. Skinner dựa trên nguyên lý vận hành có
điều kiện. Các sinh thể luôn luôn ở trạng thái vận hành trong môi trường sống
của mình, nói khác đi các sinh thể không ngừng vận động và di chuyển, thực
hiện những việc cần phải làm. Trong quá trình vận hành có chủ ý này, những
sinh thể tiếp cận có chú ý nhiều hơn với những kích thích đặc biệt có ảnh
hưởng đến những vận hành ấy. Những kích thích này được gọi là kích thích
củng cố đơn giản hơn đấy là một tác nhân củng cố. Kích thích củng cố có
nhiệm vụ thúc đẩy số lần của một vận hành nhất định tăng lên trong tương lai.
Nghĩa là một hành vi sẽ xảy ra nhiều hơn sau khi sinh thể tiếp cận với nguồn
kích thích có lợi. Đây là quá trình vận hành phản xạ có điều kiện: Một hành vi
tạo ra một kết quả, và kết quả ấy sẽ thuyết phục sinh thể để tạo ra một xu
hướng lặp lại những hành vi ấy trong tương lai.
1.1.3.2 Thuyết cấu trúc gia đình
Một trong những đóng góp quan trọng nhất vào kiến thức về gia đình là
thuyết cấu trúc gia đình do Salvador Minuchin đề xuất. Thuyết này gồm có
những nội dung chính sau:
Trong gia đình thưởng có một nhân vật là “gia trưởng” – đó là người
nắm quyền quyết định trong gia đình.
Trong bất cứ gia đình nào có từ ba người trở lên cũng có lúc một người
muốn liên kết với một người kia tạo thành nhóm nhỏ để loại người thứ ba ra
khỏi liên kết này. Đây gọi là nhóm nhỏ trong gia đình.
Biên giới của gia đình gồm có biên giới ngoài và biên giới trong. Biên
giới trong gia đình có biên giới cứng rắn và biên giới uyển chuyển, biên giới
12
riêng tư. Gia đình lành mạnh khuyến khích biên giới riêng tư và tạo điều kiện
cho các thành viên phát triển.
Gia đình tính uyển chuyển, tính uyển chuyển là khả năng của các thành
viên trong gia đình sẵn sàng thay đổi vai trò, thói quen của mình để phù hợp
với những thay đổi xảy ra
1.1.3.3 Thuyết nhu cầu Maslow
Maslow cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và
những nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp
tới cao. Theo tầm quan trọng, cấp bậc nhu cầu được sắp xếp thành năm bậc
sau:
(1) Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu sinh học: là những nhu cầu đảm bảo
cho con người tồn tại như: ăn, uống, mặc, tồn tại và phát triển nòi giống và
các nhu cầu của cơ thể khác.
(2) Nhu cầu về an ninh và an toàn: là các nhu cầu như ăn ở, sinh sống
an toàn, không bị đe đọa, an ninh, chuẩn mực, luật lệ...
(3) Nhu cầu xã hội hay nhu cầu liên kết và chấp nhận: là các nhu cầu về
tình yêu được chấp nhận, bạn bè, xã hội...
(4) Nhu cầu được tôn trọng: là các nhu cầu về tự trọng, tôn trọng người
khác, được người khác tôn trọng, địa vị ...
(5) Nhu cầu tự thể hiện hay tự thân vận động: là các nhu cầu như chân,
thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, hài hước...
Maslow đã chia các nhu cầu thành hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Nhu
cầu cấp thấp là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu cấp
cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện. Sự khác biệt giữa
hai loại này là các nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài
trong khi đó các nhu cầu cấp cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của
con người.
1.1.4 Một số văn bản Luật liên quan đến phòng chống bạo lực gia
đình
13
1.1.4.1. Luật phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về phòng ngừa bạo lực
gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân,
gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi
phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có sáu chương với 46 điều đã được
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 21-11-2007 và Chủ tịch nước
ký lệnh công bố ngày 5-12-2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2008.
1.1.4.2.Luật hôn nhân và gia đình 2010
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi
trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt. Để đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, giữ gìn và
phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, để
nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng,
củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam; Kế thừa và phát triển pháp
luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.Luật này quy định chế độ hôn nhân và
gia đình. Cụ thể:
Điều 18. Tình nghĩa vợ chồng
Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau,
cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Điều 19. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình.
Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
1. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho
nhau.
14
2. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh
dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
1.1.4.3. Luật bình đẳng giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội
như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn
nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố
quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
và gia đình.
Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình.
“Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình”
1.2.Cơ sở thực tiến
1.2.1. Thực trạng bạo lực gia đình trên thế giới
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực chống lại phụ nữ đang xảy ra ở
khắp nơi trên thế giới với nhiều dạng thức tinh vi không phân biệt dân tộc,
màu da, tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội. Ngay ở những nước
được coi là phát triển và văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có không ít người
phải chịu đựng nạn này.
Phụ nữ ở Bangladesh ngoài việc phải sống trong hoàn cảnh khó khăn
và nghèo khổ, còn phải chịu những đối xử tàn bạo của chồng. Axit ở đất nước
này rất rẻ, và từ lâu, nó đã trở thành công cụ cốt yếu của đàn ông khi muốn
trừng phạt phụ nữ, ngay cả khi lý do chỉ là những cãi vã thường ngày. Phần
đông những phụ nữ bị tạt axit sẽ chết vì những vết bỏng ăn sâu vào cơ thể,
gây đau đớn vô cùng. Số còn lại sẽ bị mù mắt, và từ khuôn mặt đến toàn thân
bị biến dạng.
15
Theo UNICEF, ở Mỹ, cứ 15 giây lại có một phụ nữ bị đánh đập, 6
phút xảy ra một vụ hiếp dâm, mỗi ngày có 4 phụ nữ bị kẻ bạo hành giết
chết. Đến tận năm 1960, các quan toà ở đây vẫn không chịu xét xử các
trường hợp bạo hành gia đình và cho đó là chuyện trong nhà, chỉ cần đóng
cửa bảo nhau.
Chưa đầy một giờ đồng hồ, có một phụ nữ Nga bị chồng giết hại. Trong
những năm gần đây, trung bình sẽ có khoảng 14 ngàn phụ nữ Nga bị cướp đi
sinh mạng bởi chính người bạn đời của mình (trong khi đó, cả nước Nga rộng
lớn chỉ có 10 nhà tạm lánh). Người dân ở Nga có câu châm ngôn: “Người vợ
có thể yêu người chồng không bao giờ đánh đập họ, nhưng bà ta không bao
giờ kính trọng chồng”.
Tại Úc, cứ 7 thanh niên thì có ít nhất một người cho rằng họ không thấy
vấn đề gì nếu “bắt” một cô gái quan hệ với họ, những cuộc xô xát giữa nam
và nữ xảy ra là do lỗi của phụ nữ và phần lớn người được hỏi cho rằng đánh
phụ nữ là điều bình thường.
Theo “Liên đoàn đoàn kết phụ nữ quốc gia Pháp” nhận định: Chỉ riêng
tại Paris , Kinh đô ánh sáng của văn minh nhân loại có 60 phụ nữ bị chồng
hay người tình đánh giết mỗi năm”. Trên cả nước Pháp có 450 phụ nữ chết do
bạo lực thể xác hay bạo lực tinh thần trong gia đình.
Đó là những con số khô khan và lạnh lùng, được nêu lên đầy can đảm
và thuyết phục, như hồi chuông báo động với cả thế giới về bạo lực gia đình.
1.2.2 Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam
1.2.1.1 Các biểu hiện của bạo lực gia đình tại Việt Nam hiện nay
* Bạo lực thể chất do chồng gây ra
Theo thống kê cho thấy 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã phải
chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác trong
vòng 12 tháng trở lại đây. [2]
Có sự khác biệt giữa các khu vực và trình độ học vấn và với phụ nữ có
trình độ văn hóa thấp hơn thì tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao hơn so với phụ nữ có
16
trình độ học vấn cao hơn và trong số những phụ nữ bị bạo lực cao hơn thì
mức độ nghiêm trọng của những hành vi bạo lực cũng cao hơn.
Trong số những phụ nữ đã từng mang thai, tỷ lệ bị bạo lực thể xác
trong ít nhất một lần mang thai là 5% và tỷ lệ bị bạo lực khi đang mang thai
cao nhất ở những phụ nữ chưa từng đến trường. [2]
* Bạo lực tình dục do chồng gây ra
Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục
so với những trải nghiệm bạo lực thể xác. Tương tự như vậy, việc nói về bạo
lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp. Tuy
nhiên, trong các buổi phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã
từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua. Đáng chú ý là
bạo lực tình dục hiện tại không thay đổi nhiều ở những nhóm tuổi khác nhau
(tới 50 tuổi) và trình độ học vấn của phụ nữ.
* Bạo lực tinh thần và kinh tế do chồng gây ra
Bạo lực tinh thần và kinh tế cũng không kém phần quan trọng so với
bạo lực tình dục và thể xác và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn bạo
lực tình dục và thể xác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một cuộc khảo sát thì
khó có thể xác định những loại hình bạo lực này và câu hỏi đặt ra chỉ bao
phủ một số giới hạn các hành vi lạm dụng có thể xảy ra đối với phụ nữ.
Tuy vậy, kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo lực tinh thần rất cao: 54% phụ nữ
cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo
lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời là
9%. [2]
1.2.2.2. Hậu quả của bạo lực gia đình
• Hậu quả của bạo lực đối với phụ nữ
- Thương tích do bạo lực
Theo báo cáo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam , 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực thể xác hoặc tình dục
cho biết đã bị thương tích do hậu quả trực tiếp từ hành vi bạo lực. Trong số
này, 60% cho biết họ bị thương tích hai lần trở lên và 17% bị thương tích 5
lần trở lên.
- Mối liên hệ giữa bạo lực thể xác hoặc tình dục với hậu quả về sức khỏe
17
Tất cả phụ nữ trong khảo sát đã trả lời một số câu hỏi về sức khỏe
chung, sức khỏe tâm thần và sức khỏe sinh sản. Trong phần phân tích tình
trạng sức khỏe, những hậu quả này được so sánh giữa những phụ nữ từng bị
bạo lực thể xác hoặc tình dục với những phụ nữ chưa bao giờ bị bạo lực thể
xác hoặc tình dục. Phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra thường trả lời là tình
trạng sức khỏe của họ là ‘kém’ hoặc ‘rất kém’ nhiều hơn. Họ cũng gặp phải
nhiều hơn những vấn đề về đi lại hoặc thực hiện những hoạt động thường
ngày, bị đau và mất trí nhớ, căng thẳng tinh thần và suy nghĩ tiêu cực, sảy
thai, nạo thai và thai chết lưu.
• Hậu quả đối với trẻ em
Phụ nữ có con từ 6 đến 11 tuổi từng bị bạo lực do chồng gây ra cho biết
con cái họ cũng có những vấn đề về hành vi (như ác mộng, đái dầm, hành vi
hung hăng và kết quả học tập kém) so với những phụ nữ không bị bạo lực do
chồng gây ra.
• Hậu quả đối với gia đình
Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống
của họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên
khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Không những thế gia đình họ còn bị
thệt hại về kinh tế như chi phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm
do không có người lao động. Cuối cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc
của các thành viên khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể.
• Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội
Bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là
mầm mống phát sinh tội phạm (hành vi hành chính dễ dẫn tới hành vi hình
sự). Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn định,
trật tự trong xã hội.
1.2.2.3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình
• Nguyên nhân chủ quan:
- Do nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn hạn chế
- Do quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia
trưởng, gia quyền còn nặng.
- Do sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành
gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu.
18
• Nguyên nhân khách quan:
- Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh
lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan
gây nên bạo lực trong gia đình.
- Năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn
chế, hình thành ở họ tư tưởng tự ti, hẹp hòi. Đây cũng là nguyên nhân gay nên
nạn bạo hành gia đình đối với người phụ nữ.
- Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của
thói trăng hoa,…
1.3.Tiểu kết chương 1
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, đang xảy ra dưới nhiều
hình thức, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với
phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không
chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em,
gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, đồng
thời ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của xã hội.
19
Chương 2
Thực trạng công tác trợ giúp phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tại
xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh
2.1. Khái quát về địa bàn xã Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Ngọc Xá là một đơn vị hành chính trực thuộc huyện Quế Võ- tỉnh
Bắc Ninh. Xã Ngọc Xá phía bắc giáp với 2 xã Phù Lương và Phù Lãng,phía
đông nam giáp xã Châu Phong, và phía Tây giáp với thôn Đông Du( xã Đào
Viên), phía tây nam giáp với xã Đào Viên.
Xã Ngọc Xá bao gồm 5 thôn là Phùng Dị, Hữu Bằng, Kim Sơn, Cựu
Tự và Long Khê. Địa hình cơ bản của xã Ngọc Xá là đồng bằng, có một số
đồi nhỏ.
Diện tích tự nhiên của xã là 939,4 ha, trong đó diện tích đất canh tác
năm 2013 là 342,5 ha. [26]
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
* Kinh tế
Trước đây, hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư trong xã là hoạt động
nông nghiệp. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của nền kinh tế chung, cơ
cấu kinh tế của xã đã và đang có sự thay đổi, một phần dân cư chuyển sang
làm kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp, đời sống của người dân cũng
được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người 16.654.000 nghìn đồng/
năm. [26]
*Hoạt động y tế, dân số, gia đình và trẻ em
Dân số của xã Ngọc Xá năm 2013 là 10.160 người với tổng số hộ là
2790.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe, công tác dân số gia đình và trẻ em của
xã luôn được quan tâm thực hiện đầy đủ, có hiệu quả. Trạm y tế có đầy đủ đội
20
ngũ bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng với 10 phòng. Số trẻ em được tiêm
chủng mở rộng năm 2013 là 165 trẻ. [26]
*Hoạt động giáo dục
Công tác giáo dục luôn được quan tâm và đầu tư phát triển, chất lượng
giáo dục đang dần được nâng cao. Năm 2013, tỉ lệ lên lớp trường tiểu học
Tiểu học là 93,8%, tỉ lệ lên lớp trường THCS là 94,14%. [26]
*Văn hóa thông tin
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi, đa dạng,
phong phú cả về hình thức lẫn nội dung đặc biệt là trong các dịp chào mừng
các ngày lễ lớn.
Số loa truyền thanh hiện có là 120 loa nên công tác truyền thanh được
duy trì và phát triển đặc biệt là hệ thống loa đài ở tại các khu dân cư được sử
dụng có hiệu quả, đảm bảo truyền tải những chương trình, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân trên địa bàn xã như: phát trên loa
truyền thanh về phòng chống bạo lực gia đình, sức khoẻ sinh sản, tệ nạn xã
hội.
2.2.Thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Ngọc Xá- Quế
Võ- Bắc Ninh
2.2.1. Tình hình bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Ngọc Xá- Quế VõBắc Ninh
* Số lượng các vụ bạo lực gia đình tăng, giảm phức tạp qua các năm
Những năm gần đây, dù đã có sự quan tâm của chính quyền địa phương
trong công tác tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình nhưng
thực trạng đó vẫn diễn biến phức tạp, để lại hậu quả nghiêm trọng cho gia
đình và xã hội. Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra công khai mà còn tồn tại âm
thầm trong nhiều gia đình gây tổn hại nặng nề về tinh thần, thể chất, thậm chí
gây nên những cái chết thương tâm cho nhiều phụ nữ.
Trên địa bàn xã Ngọc Xá, tình hình bạo lực gia đình trong những năm
trở lại đây có sự diễn biến phức tạp, số lượng các vụ bạo lực gia đình có sự
21
tăng, giảm không ổn định qua các năm. Trong vòng hai năm trở lại đây (2012
– 2013) thực trạng bạo lực gia đình nhìn chung có sự giảm dần về số lượng
các vụ bạo lực tuy nhiên sự giảm đó không được ổn định giữa các thời kì
trong một năm.
Trong những năm qua, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, an
sinh xã hội cũng được chú trọng. Vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới ngày
càng được quan tâm. Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền,
đoàn thể, hội, đặc biệt Hội phụ nữ đã đem lại những kết quả nhất định trong
công tác nâng cao bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, do từng khu vực trong xã có sự khác nhau về văn hóa, kinh
tế cũng như nhận thức nên nhìn chung tại địa bàn xã Ngọc Xá các năm gần
đây số lượng các vụ bạo lực gia đình với phụ nữ có sự tăng, giảm không ổn
định trong các năm từ 2012 – 2013
Bảng 2.1. Số vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Ngọc Xá
năm 2012-2013
Năm
Số vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ được thống kê
2012
66 vụ
2013
51 vụ
[8- tác giả tự lập căn cứ trên số liệu xã cung cấp]
Công tác hoạt động của cán bộ chính quyền xã Ngọc Xá, đặc biệt là
Hội phụ nữ và các câu lạc bộ, nhóm sinh hoạt tuyên truyền về phòng chống
bạo lực gia đình đã đạt được những hiệu quả nhất định. Nhìn chung, số vụ bạo
lực đối với phụ nữ trong gia đình được phát hiện tại địa phương có xu hướng
giảm dần cụ thể nhất là trong vòng hai năm 2012 - 2013. Năm 2012 số vụ bạo
lực đối với phụ nữ được phát hiện là 66 vụ, đến năm 2013 giảm còn 51 vụ .
Như vậy trong vòng hai năm số vụ bạo lực đối với phụ nữ ở Ngọc Xá giảm 15
vụ.
Bạo lực gia đình có thể xảy ra ở mọi nền văn hóa, không phân biệt giàu
hay nghèo, gia đình ở thành thị hay gia đình ở nông thôn. Do công tác phổ
22
biến Luật phòng chống bạo lực gia đình, các công tác tuyên truyền xử phạt
cùng với tư tưởng nam quyền ăn sâu thì số gia đình có nguy cơ xảy ra bạo lực
gia đình ở xã Ngọc Xá cũng ở mức khá cao. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực, cũng như
sự chuyển biến của kinh tế xã hội nên những gia đình có nguy cơ bạo lực
đang có xu hướng giảm, nhưng số lượng không cao. Điều đó nói lên rằng cần
một biện pháp hỗ trợ, can thiệp để đạt được hiệu quả cao hơn.
* Số lượng các vụ bạo lực gia đình mang tính nghiêm trọng có xu
hướng giảm
Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ, nó
làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu
quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình,
toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Tại địa phương, số
vụ bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ vẫn tồn tại tuy nhiên trong hai năm trở
lại đây, được sự quan tâm của chính quyền xã, sự nhận thức của người dân về
quyền con người được nâng cao hơn cùng với đó là hoạt động thực tiễn của các
câu lạc bộ, nhóm sinh hoạt tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình tại địa
phương có hiệu quả nhất định cho nên số vụ bạo lực đối với phụ nữ mang tính
chất nghiêm trọng cần sự hỗ trợ, can thiệp giải quyết của tuyến trên nhìn chung
đã giảm dần.
Bảng 2.2. Số vụ bạo lực gia đình gây nên hậu quả nghiêm trong(phải điều
trị ở bệnh viện tuyến trên) ở xã Ngọc Xá năm 2012-2013
Năm
Số vụ bạo lực gia đình Số vụ phải chuyển lên
2012
2013
đối với phụ nữ
tuyến trên (huyện/tỉnh)
66
16
51
11
[8- tác giả tự lập căn cứ trên số liệu xã cung cấp]
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy số vụ bạo lực gia đình mang tính chất
nghiêm trọng tại địa phương có xu hướng giảm. Năm 2012 có 16 trong tổng số
66 vụ bạo lực mang tính chất nghiêm trọng, nạn nhân phải chuyển lên các bệnh
viện tuyến trên điều trị, có trường hợp để lại những hậu quả lâu dài. Đến năm
23
2013 trong tổng số 51 vụ có 11 vụ bạo lực đối với phụ nữ được chuyển lên tuyến
trên giải quyết. Tuy số vụ nghiêm trọng có giảm xuống từ hơn 24% xuống 21%
nhưng tỉ lệ phụ nữ bị bạo lực gia đình gây nên hiệu quả nghiêm trọng vẫn cao
trong tổng số vụ bạo hành.
* Bạo lực gia đình xảy ra ở các khu hành chính trên địa bàn xã không
giống nhau
Giữa các khu hành chính trong xã có sự khác nhau về mức độ xảy ra
các vụ bạo lực đối với phụ nữ.
Bảng 2.3. Mức độ diễn ra hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình
giữa các khu hành chính tại địa phương (Năm 2012 – 2013)
Phùng Dị
Hiếm khi
Thỉnh
Hữu Bằng
Long Khê
X
thoảng
Thường
Cựu Tự
X
X
Kim Sơn
X
X
xuyên
[8- tác giả tự lập căn cứ trên số liệu xã cung cấp]
Theo như bảng trên cho thấy giữa các thôn trong xã có sự khác nhau về
mức độ diễn ra hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Hai thôn có số vụ
bạo lực diễn ra nhiều nhất ở mức độ thường xuyên là Hữu Bằng và Cựu Tự. Ba
thôn còn lại trong xã thì mức độ này tạm được xếp vào nhóm thỉnh thoảng.
Có nhiều lí do dẫn tới thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình
tại địa phương mà mức độ xảy ra không đồng nhất giữa các thôn trong đó có
thể kể tới một số nguyên nhân sau:
Điều kiện kinh tế ở mỗi thôn là khác nhau. Có thôn do điều kiện kinh tế
hầu hết các hộ gia đình khá giả cho nên số lượng các vụ bạo lực đối với phụ
nữ trong gia đình thấp hơn so với những khu hành chính có kinh tế khó khăn.
Bởi vậy, thực trạng phụ nữ bị bạo lực trong gia đình có sự khác nhau giữa các
thôn trên địa bàn xã.
24
Ở mỗi thôn thì nhận thức của người chồng và người vợ trong gia đình
có sự khác nhau. Có thôn do trình độ nhận thức cao, họ thường xuyên được
tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng trong đó có thông tin tuyên
truyền về giới; bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình thì số lượng các
vụ bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình lại xảy ra ít hơn và mức độ ít nghiêm
trọng hơn. Bên cạnh đó, nhiều khu họ bị hạn chế trong việc tiếp cận với các
phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về quyền con người, bình đẳng
giới hay phòng, chống bạo lực gia đình do đó số lượng các vụ bạo lực đối với
phụ nữ trong gia đình ở khu vực đó cao.
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân là do phong tục tập quán, đặc trưng
văn hóa từng thôn trong xã có sự khác nhau cho nên thực trạng bạo lực đối
với phụ nữ trong gia đình cũng có sự khác nhau về số lượng và mức độ các vụ
bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình.
2.2.2. Các hình thức và mức độ bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã
Ngọc Xá- Quế Võ- Bắc Ninh.
Hiện nay trên địa bàn xã Ngọc Xá ghi nhận các hình thức bạo lực gia
đình là bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục.
2.2.2.1. Bạo lực thể xác
Đây là hình thức bạo lực chủ yếu được phát hiện ở xã Ngọc Xá. Người
chồng có tư tưởng gia trưởng, coi việc đánh đập, hành hạ vợ là chuyện bình
thường, đàn ông có quyền làm như vậy.
Khi kinh tế gia đình khó khăn, sự lạm dụng quá mức rượu, bia.... người
đàn ông bị ức chế tâm lí, không kiểm soát được hành vi dẫn đến bạo lực với
vợ và những hành động thô bạo gây tổn thương thể xác của vợ luôn được
người đàn ông sử dụng.
25