Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

NGHIÊN cứu CHIẾT TÁCH, xác ĐỊNH cấu TRÚC các HOẠT CHẤT từ cây BÁCH bộ (STEMONA PIERREI GAGN)Ở lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ này được hoàn thành tại Bộ môn Hóa học Hữu cơ,
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội .
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
Thầy giáo PGS.TS Đặng Ngọc Quang đã giao đề tài, hướng dẫn tận tình,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong tổ Bộ môn Hóa Hữu
cơ cũng như các thầy cô trong khoa Hóa học – Trường Đại học sư phạm Hà
Nội đã giúp đỡ và cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam đã rất nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên, tạo điều
kiện để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Học viên K22

Lâm Thị Hải Yến


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
 Kí hiệu các phương pháp sắc kí
• TLC:

Thin Layer Chromatography (sắc kí lớp mỏng)

• CC:



Column Chromatography (sắc kí cột)

• Prep. HPLC: Preparative High Performance Liquid
Chromatography

(sắc kí lỏng điều chế)

 Kí hiệu các phương pháp phổ
• NMR:

Nuclear Magnetic Resonance Spectrum
(cộng hưởng từ hạt nhân)



1



13

HNMR:
CNMR:

Phổ cộng hưởng từ proton
Phổ cộng hưởng từ 13C

• HSQC:


Phổ hai chiều, tương tác trực tiếp C – H

• HMBC:

Phổ hai chiều, tương tác gián tiếp C – H

 Các kí hiệu khác
• N-E:

Hệ dung môi n-hexan: etyl axetat

• S.

Stemona

• APG II

Angiosperm Phylogeny Group II (một hệ thống

phân loại sinh học thực vật hiện đại dựa trên việc phân tích phân
tử được công bố vào tháng 4 năm 2003)


APG III

Angiosperm Phylogeny Group III (được công bố

tháng 10 năm 2009)



MỤC LỤC
1.1.1 Khái quát về họ Bách Bộ (Stemonaceae) và chi Stemona............3
2.1. Đối tượng, nội dung và các phương pháp nghiên cứu....................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................18
2.1.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................18
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................19
2.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất................................................................19
2.2.1 Thiết bị...........................................................................................19
2.2.2 Hóa chất........................................................................................19
2.2.3 Dụng cụ.........................................................................................20
2.3. Thực nghiệm.......................................................................................20
2.3.1. Phương pháp xử lý mẫu và chiết tách........................................20
2.4. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất..................................25
2.4.1. Phương pháp đo nhiệt độ nóng chảy..........................................25
2.4.2. Phương pháp phổ NMR...............................................................26
2.5. Đặc trưng vật lý - phổ của các chất phân lập được.........................26


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU
VÀ HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN


Danh sách các sơ đồ:
1.1.1 Khái quát về họ Bách Bộ (Stemonaceae) và chi Stemona............3
2.1. Đối tượng, nội dung và các phương pháp nghiên cứu....................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................18
2.1.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................18
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................19
2.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất................................................................19
2.2.1 Thiết bị...........................................................................................19

2.2.2 Hóa chất........................................................................................19
2.2.3 Dụng cụ.........................................................................................20
2.3. Thực nghiệm.......................................................................................20
2.3.1. Phương pháp xử lý mẫu và chiết tách........................................20
2.4. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất..................................25
2.4.1. Phương pháp đo nhiệt độ nóng chảy..........................................25
2.4.2. Phương pháp phổ NMR...............................................................26
2.5. Đặc trưng vật lý - phổ của các chất phân lập được.........................26



Danh sách các bảng:
1.1.1 Khái quát về họ Bách Bộ (Stemonaceae) và chi Stemona............3
2.1. Đối tượng, nội dung và các phương pháp nghiên cứu....................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................18
2.1.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................18
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................19
2.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất................................................................19
2.2.1 Thiết bị...........................................................................................19
2.2.2 Hóa chất........................................................................................19
2.2.3 Dụng cụ.........................................................................................20
2.3. Thực nghiệm.......................................................................................20
2.3.1. Phương pháp xử lý mẫu và chiết tách........................................20
2.4. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất..................................25
2.4.1. Phương pháp đo nhiệt độ nóng chảy..........................................25
2.4.2. Phương pháp phổ NMR...............................................................26
2.5. Đặc trưng vật lý - phổ của các chất phân lập được.........................26




Danh sách các hình:


1.1.1 Khái quát về họ Bách Bộ (Stemonaceae) và chi Stemona............3
2.1. Đối tượng, nội dung và các phương pháp nghiên cứu....................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................18
2.1.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................18
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................19
2.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất................................................................19
2.2.1 Thiết bị...........................................................................................19
2.2.2 Hóa chất........................................................................................19
2.2.3 Dụng cụ.........................................................................................20
2.3. Thực nghiệm.......................................................................................20
2.3.1. Phương pháp xử lý mẫu và chiết tách........................................20
2.4. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất..................................25
2.4.1. Phương pháp đo nhiệt độ nóng chảy..........................................25
2.4.2. Phương pháp phổ NMR...............................................................26
2.5. Đặc trưng vật lý - phổ của các chất phân lập được.........................26

DANH MỤC PHỤ LỤC
1.1.1 Khái quát về họ Bách Bộ (Stemonaceae) và chi Stemona............3
2.1. Đối tượng, nội dung và các phương pháp nghiên cứu....................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................18
2.1.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................18
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................19
2.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất................................................................19
2.2.1 Thiết bị...........................................................................................19
2.2.2 Hóa chất........................................................................................19
2.2.3 Dụng cụ.........................................................................................20
2.3. Thực nghiệm.......................................................................................20

2.3.1. Phương pháp xử lý mẫu và chiết tách........................................20
2.4. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất..................................25
2.4.1. Phương pháp đo nhiệt độ nóng chảy..........................................25
2.4.2. Phương pháp phổ NMR...............................................................26
2.5. Đặc trưng vật lý - phổ của các chất phân lập được.........................26


MỞ ĐẦU
Lào là một trong số ít những quốc gia còn nhiều rừng nguyên sinh với
các thảm thực vật đa dạng, phong phú. Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, nguồn
tài nguyên quý giá này đã được người dân sử dụng để phòng và chữa bệnh
trong nhiều năm qua. Tuy nhiên đó mới chỉ là những kinh nghiệm dân gian,
chưa có cơ sở khoa học. Ngày nay, với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật để nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng sinh học, tác dụng dược lý
của các cây thuốc dân gian – không những làm sáng tỏ khả năng chữa bệnh
của cây thuốc, mà còn nâng cao giá trị, hiệu quả sử dụng và khả năng khai
thác các loài cây thuốc một cách hiệu quả hơn.
Hiện nay, các hợp chất có hoạt tính sinh học được phân lập từ thực vật
ngày càng được chú ý, nghiên cứu do chúng có những hoạt tính sinh học rất
giá trị như chống viêm nhiễm, chữa ung thư … và làm chất dẫn đường cho
các quá trình tổng hợp qui mô lớn các dẫn xuất mới với những hoạt tính sinh
học mới, phong phú và hiệu quả hơn.
Cây Bách bộ thuộc loại cây bụi, mọc hoang ở các vùng đồng bằng
Nam Bộ Việt Nam, Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc là một
loài cây thuốc quí. Theo kinh nghiệm dân gian ở Nam bộ Lào, người ta đã sử
dụng phần củ của cây Bách bộ để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh có hiệu quả
như các bệnh về da, ung thư gan … Ngoài ra củ Bách bộ còn có khả năng làm
thuốc diệt sâu bọ, mối mọt… So với các loài Bách bộ ở Việt Nam, Trung
Quốc và Thái Lan, cây Bách bộ ở Lào chưa được nghiên cứu nhiều, số lượng
các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của loài

cây này còn ít.

1


Vì những lý do trên đây, trong khuôn khổ Luận văn Thạc sĩ Hóa học
này, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc các hoạt
chất từ cây Bách bộ (Stemona pierrei Gagn) ở Lào”.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu cây Bách bộ
1.1.1 Khái quát về họ Bách Bộ (Stemonaceae) và chi Stemona
1.1.1.1. Giới thiệu chung
Họ Bách bộ (tên khoa học là Stemonaceae), là một họ trong thực vật có
hoa, bao gồm 3-4 chi và khoảng 25-35 loài dây leo hay cây thân thảo. Hệ
thống APG II năm 2003 và hệ thống APG III năm 2009 đặt nó trong bộ Dứa
dại (Pandanales) của nhánh một lá mầm (Monocots) ngành hạt kín
(Angiosperms).
Họ Bách Bộ được chia thành 4 chi:
+ Croomia Torr
+ Stemona Lour
+ Stichoneuron Hook
+ Pentastemona Steenis (đôi khi được tách ra thành họ riêng của chính
nó là Pentastemonaceae)
Trong đó, chi Stemona là lớn nhất: có khoảng 30 loài, thường mọc
hoang dại ở những vùng trung du, miền núi, tập trung ở các các nước Châu Á

nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan,...[21, 34]
Các loài thuộc chi Stemona thường có đặc điểm chung như sau: [1,7,9]
• Thân thảo, mọc đứng, bò hoặc leo, lá mọc đối, so le hay mọc
vòng,
thường hình tim.
• Cụm hoa ở kẽ lá, riêng lẻ hay nhiều hoa, có cuống hoặc không
cuống, lưỡng tính. Bao hoa 4 mảnh, hai ngoài, hai trong giống nhau và đều

3


nhau, đôi khi mảnh ngoài rộng hơn, nhiều gân hơn. Nhị 4, bằng nhau, mọc
đối xứng với các bộ phận của hoa.Chỉ nhị ngắn, bao phấn hướng trong, trung
đới có phần
phụ dài hình đùi. Bầu trên một ô, đôi khi tiêu giảm. Vòi nhụy phân biệt rõ
ràng với bầu. Đầu nhụy tận cùng gần như phân đôi. Noãn 2-11, mọc đứng,
dính ở phía dưới của ô.
• Quả nang hình trứng hoặc hình mác dẹt, mở bằng hai van. Hạt
hình trứng, phôi thẳng, có nội nhũ.
• Rễ củ dài, thịt rễ nạc.
1.1.1.2. Giới thiệu về Bách bộ Lào và cây Bách bộ lá nhỏ
Theo các tài liệu [5,28] tại Lào hiện có 11 loài thuộc chi Stemona là :
Stemona tuberosa, Stemona phyllantha Gagnep, Stemona squamigera
Gagnep, Stemona cochinchinensis Gagnep, Stemona

pierrei Gagnep,

Stemona saxorum Gagnep, Stemona collinsae Craib, Stemona aphylla Craib,
Stemona burkillii Prain, Stemona griffithiana Kruz và Stemona kerrii Craib.
Các loài này phân bố rải rác ở các vùng núi miền bắc, đồng bằng miền trung

và miền nam nước Lào.
Cây Bách bộ lá nhỏ có tên khoa học là Stemona pierrei Gagnep thuộc
họ Bách bộ (Stemonaceae).
• Mô tả: Dây leo có thân mảnh, dài từ 10-15m, ở gốc có nhiều rễ
củ mọc thành chùm. Lá mọc đối hay so le.
• Bộ phận dùng nghiên cứu:Cây Bách bộ lá nhỏ được thu hái tại
tỉnh Savannakhet, CHDCND Lào, tháng 5/2012. Sau khi thu hái, củ rễ được
phơi sấy khô, thái nhỏ.
• Nơi sống và thu hái: Cây Bách bộ nói chung - ưa khí hậu ôn hòa,
cây thường mọc hoang ở đồi núi hay ven suối, ẩm mát, thích đất pha cát,

4


nhiều mùn. Có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc bằng chồi gốc. Bách bộ
được tìm thấy ở: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Lào,…
1.1.2.Tác dụng dược lý của cây Bách Bộ
Theo lý luận y học cổ truyền, Bách bộ vị cam khổ, tính vi ôn, quy kinh
phế, công năng nhuận phế hạ khí chỉ khái, sát trùng, được sử dụng phổ biến ở
dạng sống hoặc qua chế biến trong điều trị chứng ho hoặc dùng điều trị bệnh
giun sán. Bách bộ sống tác dụng thiên về chỉ khái hoá đàm, sát trùng, dùng
trong các trường hợp ngoại cảm dẫn đến ho, nhưng có tác dụng phụ gây kích
ứng dạ dày. Chích mật có thể hoà hoãn tính kích thích dạ dày, đồng thời tăng
cường tác dụng nhuận phế chỉ khái, dùng trong trường hợp ho lao (ho lâu
ngày), bách nhật khái, phế âm hư khái thấu, trong đờm có máu...[11]
Ngoài ra, theo phương pháp cổ truyền, Bách bộ còn có thể được chế
biến với các phụ liệu dịch chiết cam thảo, mật ong, rượu như sau [10]:
• Bách bộ phiến: Rễ bách bộ sau khi thu hái rửa sạch đất cát, cắt
bỏ đầu đuôi, thái phiến chéo, dài 3-5 cm, dày 5-6 mm, sấy ở 50-60 oC cho đến
khô.

• Bách bộ chưng rượu: Lấy rượu 40% tẩm đều vào bách bộ phiến
theo tỉ lệ 1/5 (thể tích/khối lượng). Cho vào một cốc có dung tích phù hợp,
đậy kín, đặt vào nồi cách thuỷ sôi, tiếp tục đun sôi 1 giờ, lấy ra phơi, sấy ở
50-60oC cho đến khô.
• Bách bộ chích mật ong: Cân mật ong và bách bộ phiến theo tỉ lệ
1/10, thêm nước pha loãng mật ong theo tỉ lệ 1:1 rồi trộn đều vào bách bộ
phiến, ủ cho ngấm đều. Sấy khô qua, sao lửa nhỏ đến khi miếng bách bộ
chuyển màu vàng đậm, sờ không dính tay, mùi thơm, vị đắng ngọt.
• Bách bộ chích cam thảo: Cân cam thảo và bách bộ theo tỉ lệ 1/8.
Sắc cam thảo với lượng nước gấp 15 lần lượng cam thảo hai lần, đun sôi 1,5
5


giờ/lần, gộp dịch nước sắc. Đem ngâm bách bộ phiến trong nước sắc cam
thảo 4 giờ, vớt ra phơi, sấy khô.
Năm 2010, Nguyễn Mạnh Tuyển, trường đại học Dược Hà Nội đã tiến
hành thử tác dụng giảm ho của bách bộ trước và sau chế biến. Kết quả cho
thấy, ở liều thử 20g/kgTT trên chuột nhắt trắng, bách bộ phiến có tác dụng
giảm ho tốt, có xu hướng long đờm; bách bộ chưng rượu có tác dụng long
đờm tốt, có xu hướng giảm ho; bách bộ chích cam thảo có tác dụng giảm ho,
long đờm đều tốt; bách bộ chích mật ong chỉ có xu hướng giảm ho, long
đờm [12].
Bên cạnh đó dịch chiết từ củ bách bộ cũng được xác định là có tác dụng
trong việc điều trị côn trùng cũng như ngoại ký sinh trùng hiệu quả cho gia
súc. Cụ thể: dùng nồng độ 5% đã diệt chết được bọ gậy – một pha biến thái
trong vòng đời phát triển của muỗi; dùng nồng độ 3% diệt ve chó, phun lần 1
diệt 52,4%, phun lần 2 sạch ve; nếu dùng nồng độ 5% chỉ phun 1 lần đã diệt
được 91,04% ve chó [11].
1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Bách Bộ
1.2.1. Nghiên cứu về Bách bộ nói chung

Bách Bộ là một loại dược liệu quí nên được nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Bách
bộ được công bố. Nhìn chung, trong rễ cây Bách bộ (Stemona) thường có
nhiều ancaloit khác nhau. Ngoài ra còn có gluxit (2,3%), lipit (0,84%), protit
(9,25%) và axit hữu cơ (axit xitric, malic, oxalic...).
1.2.1.1. Hợp chất Ancaloit [19]
Tính đến năm 2006, có khoảng hơn 80 hợp chất ancaloit đã được phân
lập từ các loài bách bộ. Các ancaloit này có cấu trúc hoá học phức tạp, đặc
6


trưng cho thực vật họ bách bộ (Stemonaceae) và hầu như không thể tìm thấy
trong bất kì loài thực vật nào khác. Vì vậy, trước năm 1980 việc xác định cấu
trúc của phần lớn các hợp chất này đều dựa vào phương pháp đo X-ray. Xét
về cấu trúc, các ancaloit từ Bách bộ đặc trưng bởi một nhân pyrrolo[1,2a]azepine thường liên kết với 2 cầu cacbon tạo thành các vòng lacton đầuđuôi (terminal lactone rings).
Các ancaloit từ Bách bộ được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
thành 8 nhóm theo Ye et al. hoặc thành 5 nhóm theo Pilli và Ferreira de
Oliveira. Tuy nhiên năm 2006, Harald Greger, đại học Vienna, Áo khi xem
xét sự sinh tổng hợp và sự phân bố trong các loài Bách bộ của 82 dẫn xuất
ancaloit khác nhau đã đưa ra một cách phân loại mới dựa vào sự khác nhau
của các mạch cacbon liên kết với C-9 của nhân pyrroloazepine. Cụ thể, các
ancaloit từ Bách bộ được chia thành 3 kiểu cấu trúc: kiểu Croomine, kiểu
Stichoneurine và kiểu Protostemonine.

7


13
3


11

O

12

10

O

O

N

9

O

Croomine-type

+ C4

3

O

N

O


9

+ C8

17
16
12
15

11

3
10
9

13

N

O

17

O

13

14

O


14

O

3

16

O
Stichonerine-type

15

O

11
12

10

9

N

O

O

O


Protostemonine-type

Hình 1.1. Các khung cơ bản của ancaloit từ cây Bách Bộ
a. Kiểu cấu trúc Stichonerine (tuberostemonine)
Chủ yếu là các ancaloit có nhánh etyl (C-16-C-17) liên kết với C-10
của mạch ngoài như: tuberostemonine, tuberostemoenone, tuberostemoniol,
oxotuberostemonine,

stenine,

parvineostemonine,

stemoninine...

8

parvistemonine,


15

O
13

14

22

H


O
11

H

H

12

H

H

8

17 CH3

19

O

H

21

O

14


H
11

H

1
9a

10 H

H

6

H

12

16

5

7

CH3

13

O


20

18

3

N

9

CH3

H

1
9a

10 H

16

15

O

CH3

17 CH3

3


N

9

H

8

5
6

7

Stenine

Tuberostemonine

b. Kiểu cấu trúc Protostemonine
Bao gồm các ancaloit có một nhóm metyl (C-17) ở C-10 và thường tạo
thành một vòng lacton không no liên kết với C-11 bởi một liên kết đôi như:
maistemonine,

stemonamine,

protostemonine,

stemonine,

stemoamide,


parvistemoamide, stemokerrine, stemofoline, neostemonine...
16

CH3

O
15

O

17

10

OCH3

13

O

11

H3C

14

12
9


9a

OCH3

CH3

H

1

CH3

O
O

O

3

N

H

O

O

N

H3C


5

8
7

6
Stemonamine

Maistemonine

c. Kiểu cấu trúc Croomine
Tính đến năm 2006, đã xác định được khoảng 8 ancaloit kiểu croomine.
Các ancaloit này khác biệt với các ancaloit kiểu stichoneurine và
protostemonine ở chỗ chúng chỉ có 4 nguyên tử cacbon liên kết với C-9 tạo
thành một vòng lacton liên kết trực tiếp với nhân pyrroloazepine trong một hệ
thống spiro. Bao gồm: croomine, bisdehydrocroomine, 6-hydroxycroomine,
stemospironine, stemonidine, stemotinine, tuberostemospironine.
9


13

H3C
12

O

CH3


H

H3C

11
10

O

N

9

H

O

O

N
O

CH3

H

O

H


O

O

8

H3CO
Stemospironine

Croomine

1.2.2.2. Hợp chất Stilbenoit
Bên cạnh ancaloit, các hợp chất stilbenoit cũng là một trong những lớp
hợp chất quan trọng trong cây Bách Bộ. Một số hợp chất stilbenoit đã phân
lập được từ các loài Bách Bộ [5,30-34]:
OH
Me

HO
OMe

HO

Me
OH
3,5_ hidroxy _4_ metyl bibenzyl

Me
2,4_ dihydroxy _ 3,5_ dimetyl _ 2,5_ dimetoxy bibenzyl
OMe


OH

OH

OMe
HO
OMe

OMe

Me

Me
Stibenstemine C

Stibenstemine G

OH
Me
OMe

Me

HO
OMe

OMe
OH
Stibenstemine H


Stibenstemine F

10


MeO

OMe
HO

MeO

OMe

Me
OH

OH
3_ hidr oxy_2_ metyl _5,2',4'_ trimetoxy

3,5_ dihydroxy _2_ metoxy

bibenzyl

bibenzyl

OH

HO

OMe
OMe

3,3'_ dihydroxy_2,5_

metoxy bibenzyl

1.2.2.3. Hợp chất Stemanthrene
Một số hợp chất stemanthrene có trong một số loài Bách Bộ
[16,18,22,28,29]:
MeO

MeO

HO

OH
MeO

HO

OMe

Me

HO
Stemanthren B

Stemanthren A
MeO


Me

HO

MeO

OH
MeO

Me

Me

HO

Me

OH
MeO

Stemanthren C

Stemanthren D

11


Me
HO


OMe
Me

MeO

HO

OMe
Me

MeO

Stemanthren F

Stemanthren G

O
HO
Me

O
Stemanthraquinone

1.2.2.4. Hợp chất Stemofuran
Các hợp chất Stemofuran đã phân lập được [18, 25, 27]:
OMe

Me


HO

OH

OH

Me

OH
Me

O

O
OMe

OMe

Stemofuran D
OH

HO

OMe
Stemofuran G
MeO

HO

O


O

OMe

OMe

OMe

OH

Stemofuran K

Stemofuran J

3

1.2.2. Nghiên cứu về Bách Bộ Lào
Năm 2013, lần đầu tiên TS Vonganantha Khamko đã nghiên cứu thành
phần hoá học và hoạt tính sinh học của ba loài Bách bộ Lào: S.
cochinchinenis, S. pierrei, S. tuberosa và đã phân lập được 24 hợp chất bao
gồm

các

ancaloit

(maistemonine
12




isomaistemonine),

stilbenoit,


stemanthrene, stemobenzofuran, steroit, các axit thơm... trong đó tác giả đã
phân lập được 9 hợp chất mới có cấu trúc như sau: [5]
OH
OCH3

3
6

CH3

1
2''

1''

OH
1'
4'
CH3

OCH3
1-(3-hydroxy-2-metoxyphenyl)-2-(3'-hydroxy-5'-metoxy-2',4'-dimetylphenyl)etan


2'

HO
1'

OCH3
3

1

1'

OH

3

5'

O
H3CO

OMe

1

3'

1''
2''


5

H3CO

4

CH3

OH

Metyl 1'-hydroxy-1'-(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)propylat

Stemobenzofuran A

OMe
MeO

HO

1''
3

3'
COOCH3

OH
1''

2''
1'


1

1

1'

5

5'

3

3'
5'

5

Me

2''

3'

O

OH
Stemophenanthren A

Stemophenanthren B


13

O


1''

2''

3

1'

1

3

Me

H3CO

OH

5'

HO

OMe


5

H3CO

3

3'
1'

1''

5'
3
OMe

5

OH

Me

2''

1

5'

O

HO


3'
1'

CH3

Stemobenzofuran B

Stemophenanthren C

1''

1'

OMe

OH

MeO

3'

1''
2''

3'
5

1


OH

OH

2''

1

OH

5

OH

5'

OH

OMe
Stemophenanthren D

Me
Stemophenanthren E

1.2.3. Nghiên cứu về Bách bộ lá nhỏ Stemona pierrei
Năm 2003, các nhà khoa học Australia và Thái Lan [33] đã nghiên cứu
về Stemona pierrei. Kết quả đã phân lập và xác định được cấu trúc của 7 chất:
3 dihydro phenanthrenes, 1 dihydrostilbene, 2 ancaloit kiểu protostemonin là
Protostemonine và Stemonin.
H3CO

OH

HO
H3CO

1. Stemanthrene A

CH3

CH3

H3CO

H3CO
OCH3

HO
HO

CH3

2. Stemanthrene B

14

OH

HO

H3CO


CH3

3. Stemanthrene C


OH

OH

OH

OCH3
HO

CH3

CH3

OCH3

OH

OH

6. Stilbostemin D

5. Stilbostemin B

4. Stilbostemin G


CH3

OCH3

OH

CH3

H3CO

OH

HO

OH

H3CO

10. pinosylvin

13. Stemanthrene D

OH

OH

OH

CH3


OCH3
HO

OH

OCH3

OCH3

8. 4'-methylpinosylvin

7. Stilbostemin E

9. dihydropinosylvin

Ancaloit
Me

CH 3 H
H CH 3
O NH
O
O
O
H

Me

O


OMe

Me

O
O
H

Stemonin

H
H

O
H

N

H

O

protostemonin

Năm 2012, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Nhàn (ĐH Sư phạm Hà
Nội) đã nghiên cứu về Stemona pierrei GAGN mọc ở Lào và đã phân lập
được các hợp chất: maistemonine, isomaistemonine, stemanthrene A,B,C, axit
benzoic, axit p- anisic [4,8].
Năm 2013, TS Vonganantha Khamko khi nghiên cứu về Stemona

pierrei đã tách được 7 hợp chất tinh sạch: Sesamin, Stemobenzofuran A,

15


Stemanthren B, Syrigaresinol, axit benzoic, axit benzoic, axit p- anisic, metyl
1’-hydroxy-1’-(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)propylat. Trong đó có 2 hợp chất
mới



Stemobenzofuran

A



metyl

1’-hydroxy-1’-(4-hydroxy-3-

metoxyphenyl)propylat [5].
2'

HO
1'

OCH3
3


1

1'

OH
5'

O

OMe

1

3'

1''
2''

5

3'
COOCH3

H3CO

Stemobenzofuran A

3
H3CO


CH3

4
OH

Metyl 1'-hydroxy-1'-(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)propylat

1.3. Hoạt tính sinh học
Theo các tài liệu [5,14], dịch chiết etanol của củ bách bộ S. tuberosa có
tác dụng ức chế sử phát triển của một số loài nấm và vi khuẩn kiểm định. Một
số dẫn xuất của bibenzyl (3,5-dihydroxy-4-methylbibenzyl), có khả năng ức
chế sử phát triển của tế bào ung thư máu P338 và gan của chuột.
Ở Việt Nam, TS. Vũ Ngọc Kim đã tiến hành thử nghiệm tác dụng sinh
học củ dịch chiết S.tuberosa, ancaloit toàn phần và tuberostemonine L-G và
đã được nhận thấy chúng không độc, có tác dụng làm liệt cơ giun đũa, giảm
ho và long đờm trên chuột. Ngoài ra tuberostemonine L-G còn có tác dụng ức
chế một số vi khuẩn thử nghiệm như: Bacillus subtillis, Bacillus pumilius,
Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Klebsiella [27]. Nghiên cứu khả năng
gây độc tế bào của các dịch chiết thô từ ba loài như: S. tuberosa, S. saxorum,
S. cochinchinensis, cho thấy: dịch chiết thô từ S. cochinchinensis có hoạt tính
kháng cả bốn dòng tế bào ung thư gan, ung thư màng tử cung, ung thư màng
tim và ung thư thận người. Chỉ sau khi được làm giàu theo định hướng các

16


dẫn chất bibenzyl, các mẫu S. tuberosa và S. saxorum mới xuất hiện hoạt tính
gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào ung thư trên [27].
Năm 2003, các nhà khoa học Australia và Thái Lan [30] đã nghiên cứu
về Stemona pierrei. Hợp chất Stemanthren C phân lập được từ loài Stemona

pierrei có hoạt tính kháng tế bào ung thư dòng KB mức độ trung bình với giá
trị IC50 là 82.03 µg mL-1.
Về Bách bộ Lào, năm 2013 TS. Vonganantha Khamko đã tiến hành thử
hoạt tính sinh học của 13 hợp chất tinh sạch phân lập được từ ba loài Bách bộ:
S.cochinchinenis, S. pierrei, S. tuberosa. Kết quả cho thấy có 3 chất
(stemophenanthren C, D, E) có hoạt tính kháng sinh, gây độc 4 dòng tế bào
ung thư ở mức độ khá (IC50 từ 4,49 đến 63,65 µg/ml); có 5 chất (stemanthren
C, A; stemophenanthren A, B; 1-(3-hydroxy-2-metoxyphenyl)-2-(3’hydroxy5’-metoxy-2’,4’-đimetylphenyl)etan) gây độc tế bào ung thư KB ở mức trung
bình (IC50 từ 20,67 đến 82,30 µg/ml) [5].

17


CHƯƠNG 2
THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1. Đối tượng, nội dung và các phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Bách bộ lá nhỏ được thu hái tại tỉnh Savannakhet, CHDCND Lào,
tháng 5/2012. ThS.Nguyễn Thế Anh, Viện Hóa học, Viện KHCN Việt Nam
giúp xác định tên khoa học của mẫu cây Bách bộ lá nhỏ là Stemona pierrei.
Sau khi thu hái, củ rễ được phơi sấy khô, thái nhỏ.

Hình 2.1. Cây Bách bộ lá nhỏ
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
1. Xác định tên khoa học của cây Bách bộ lá nhỏ.
2. Khảo sát định tính các lớp chất có trong củ Bách bộ lá nhỏ.
3. Chiết tách, xác định cấu trúc một số hợp phần trong củ Bách bộ lá nhỏ.
4. Thử nghiệm một số hoạt tính sinh học của chất sạch.

18



2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu hái và xử lí mẫu.
2. Phương pháp ngâm chiết để thu lấy dịch chiết.
3. Phương pháp hóa học định tính các lớp chất từ hạt xà sàng
4. Phương pháp sắc kí cột và sắc kí bản mỏng để chiết tách các lớp
chất.
5. Phương pháp HPLC điều chế.
6. Xác định cấu trúc của các cấu tử phân lập được bằng một số phương
pháp vật lý hiện đại như đo nhiệt độ nóng chảy, phổ
13

1

H NMR,

CNMR, HSQC, HMBC,…

2.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
2.2.1 Thiết bị
1. Thiết bị chiết siêu âm Ultrasonic cleaner (Hàn Quốc ), tại Bộ môn
Hóa hữu cơ, khoa hóa học, Trường ĐHSP Hà nội.
2. Đèn soi bản mỏng với ba bước sóng (254nm, 302nm và 365nm).
3. Thiết bị đo điểm chảy GallenKamp tại Bộ môn Hóa học hữu cơ,
khoa hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội.
4. Thiết bị máy HPLC điều chế của Bộ môn Hóa học hữu cơ, khoa hóa
học, Trường ĐHSP Hà nội.
5. Thiết bị đo cộng hưởng từ hạt nhân Brucker Avance 500MHz của
Viện hóa học, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.

2.2.2 Hóa chất
- Dung môi: Metanol, n- hexan, clorofom, etylaxetat, etanol.
- Thuốc thử : Dragendoff, Mayer, Wagner, Liebermann – Burchard,…
và các hóa chất: dung dịch H2SO4đặc, dung dịch H2SO4 5%, dung

19


dịch NaOH 10%, dung dịch CH3COOH 5%, dung dịch HCl đặc,
dung dịch FeCl3,…
- Thuốc hiện hình: vanilin trong H2SO4 5%
2.2.3 Dụng cụ
- Sắc ký cột, chất hấp thụ silicagel( hãng Merck-60), kích thước hạt 4060 với hệ dung môi rửa giải là n- hexan:etylaxetat tăng dần độ phân
cực.
- Sắc ký bản mỏng: sử dụng bản mỏng đế nhôm tráng sẵn silicagel F254 (hãng Merck).
- Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
2.3. Thực nghiệm
2.3.1. Phương pháp xử lý mẫu và chiết tách
a. Thu hái
Củ Bách bộ lá nhỏ Stemona peirrei được thu hái tại tỉnh Savannakhet,
CHDCND Lào, tháng 5/2012.
b. Xử lí mẫu
- Sấy mẫu:
Củ Bách bộ lá nhỏ được đem sấy nhanh ở 110oC trong vòng 50 giây để
diệt mầm nấm men, sau đó sấy khô ở 60-70 oC (có thể phơi dưới ánh nắng mặt
trời), sau đó thái nhỏ.
- Ngâm chiết mẫu:
Lấy 8 kg mẫu củ Bách bộ lá nhỏ (đã sấy khô) đem ngâm chiết liên tục
bằng dung môi metanol khoảng 3 tuần. Lọc để thu lấy dung dịch có màu vàng
cam. Phần bã còn lại đem ngâm lại trong metanol. Tiến hành tương tự như thế

6 lần. Thu lấy tất cả các dung dịch lọc được đem cất cô quay chân không để
cất đuổi dung môi thu được cao tổng.
20


×