Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần cao su sao vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.3 KB, 57 trang )

1

1
1
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010-2013....8
Biểu 1.2: Doanh thu tiêu thụ của công ty theo mặt hàng thời kỳ 2010-2013.................9
Biểu 2.1: Một số mặt hàng tiêu thụ chính......................................................................14
Biểu 2.2: Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ.......................................14
Biểu 2.3: Kết quả tiêu thụ theo một số khách hàng.......................................................16
Biểu 2.4 : Các đối thủ cạnh tranh của công ty..............................................................23
Biểu 2.5: Các loại máy móc chính.................................................................................31
Biểu 2.6: Kết quả hoạt động mở rộng thị trường trên một số thị trường chính............38
Biểu 3.1: Mục tiêu phấn đấu năm 2013- 2017...............................................................44

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty............................................................................6
Sơ đồ 2.1: Thị phần lốp xe đạp ba miền năm 2012 và năm 2013..................................12
Sơ đồ 2.3: Thị phần lốp ô tô của ba miền trong năm 2012 và năm 2013......................13
Sơ đồ 2.4: Thị phần lốp xe máy ba miền trong năm 2012 và năm 2013.......................13
1

SVTH: Phạm Anh Sơn


2

2
2



Sơ đồ 2.5: Thể hiện thị phần hiện tại
nội địa

của Công ty so với một số nhãn hiệu

17

Sơ đồ 2.6: Quy trình Hàng Tồn Kho Quy trình phụ: Trả hàng......................................27
Sơ đồ 2.7: Quy trình hàng tồn kho Quy trình phụ: Xuất nguyên vật liệu trực tiếp.......29
Sơ đồ 2.8: Quy trình hàng tồn kho Quy trình phụ: Nhập kho thành phẩm...................30
Sơ đồ 2.9:Quy trình phụ: Xuất kho Thành phẩm...........................................................34

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CP
CTCP
VN
DN
KH
GTGT
ISO
KHKD
WTO

Giải thích
Cổ phần
Công ty Cổ phần
Việt Nam
Doanh Nghiệp

Khách Hàng
Giá Trị Gia Tăng
Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
Kế Hoạch Kinh Doanh
Tổ chức Thương Mại Thế Giới

2

SVTH: Phạm Anh Sơn


3

3
3

3

SVTH: Phạm Anh Sơn


4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự chuyển đổi của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và công ty Cổ Phần Cao Su Vàng – một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của công
nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su đang phát triển năng động và hiệu quả.
Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng ra thị trường theo
chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước giao xuống. Nhưng hiện nay cạnh tranh là một phần

không thể thiếu trong kinh doanh và thuật ngữ thị trường trở nên quá quen thuộc,
doanh nghiệp nào nắm giữ được nhiều thị phần trên thị trường thì doanh nghiệp đó là
người dẫn đầu. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà mọi doanh nghiệp
gắn mình với thị trường thì hoạt động tiêu thụ lại càng có vị trí quan trọng hơn. Đối
với các doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể và phải bán cái mà thị trường cần chứ không
phải bán cái mà doanh nghiệp có. Việc xác định cái mà thị trường cần là một bước
trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng như vậy của tiêu thụ nên nhiều doanh nghiệp hiện
nay dã không ngừng chú trọng đến khâu phát triển thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên việc
áp dụng phương pháp nào để thúc đẩy công tác phát triển thị trường tiêu thụ lại hoàn
toàn không giống nhau ở các doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, các điều kiện hiện có của doanh
nghiệp…Doanh nghiệp phải biết lựa chọn các biện pháp phù hợp để không ngừng
nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. Có như vậy thì hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp mới nâng cao và giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu đề ra. Chính
vì vậy phát triển thị trường đã trở thành mục tiêu phát triển của bất kỳ một doanh
nghiệp nào.
Trong thời gian hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu về
phương tiện giao thông có xu hướng tăng mạnh và đi kèm theo nó là sản phẩm bổ sung
cũng tăng theo, trong đó phải kể đến mặt hàng săm lốp. Đây là một thị trường tiềm
năng đồng thời cũng là ngành đang phát triển tại thời điểm hiện tại. Vậy nên càng
nhiều doanh nghiệp gia nhập vào thị trường thì thị phần trên thị trường của họ trên thị
trường đó càng giảm sút, kết quả lợi nhuận và doanh thu cũng giảm theo. Xuất phát từ
tình hình thực tiễn tại công ty kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn ngắn ngủi
trong thời gian thực tậpm, em xin đưa ra hướng đề tài phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm của công ty Cố Phần Cao Su Sao Vàng.

4

SVTH: Phạm Anh Sơn



5
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng, nhờ sự hướng
dẫn tận tình của Th.S Trương Tuấn Anh và sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị em
trong Công ty, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài:
“Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần
Cao Su Sao vàng”
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ tại Công ty CP
Cao su Sao Vàng
3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng hiên nay sản phẩm của Công ty CP
Cao Su Sao Vàng để có được phân tích đánh giá khách quan nhất về thị trường
tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần cao su sao vàng hiện nay và so sánh với
mục tiêu mà ban lãnh đạo đề ra để đánh giá chính xác thực trạng thị trượng hiện
nay. Đưa ra định hướng phát triển và đề suất giải pháp phát triển thị trường tiêu
thụ nhằm phát huy tốt mọi công cụ và nhân tố, đem lại doanh thu lớn hơn cho
Công ty.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về không gian và thời gian cũng như năng lực
nghiên cứu, em chỉ đề cập đến vấn đề có liên quan đến phát triển thị trường đã
được học tại khoa Quản trị Kinh doanh tại trường đại học Kinh tế Quốc dân.
-

Sản phẩm: săm, lốp của xe đạp, xe máy và ô tô.
Đơn vị nghiên cứu: Công ty cổ phần cao su sao vàng.
Thị trường nghiên cứu: Công ty CP Cao Su Sao Vàng đang kinh doanh ở trong nước

Thời gian nghiên cứu: hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm từ năm
2010- 2013 và đề suất phương hướng giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ trong giai
đoạn 2014-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu

5

SVTH: Phạm Anh Sơn


6
Phương pháp luận: Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến
như phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh… để hỗ trợ vấn đề nghiên cứu trong
mối tương quan logic, biện chứng với vấn đề khác nhằm nâng cao tính ứng dụng
vào thực tế.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Sử dụng các tài liệu từ nguồn nội bộ và
nguồn bên ngoài đã được công bố để phân tích, so sánh, thực hiện các phán
đoán suy luận từ các nguồn để có tài liệu dẫn chứng cái nhìn khách quan trong
vấn đề mà minh cần giải quyết. Một số nguồn được sử dụng như:
- Các báo cáo nội bộ của công ty như báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sản
xuất – kinh doanh, báo cáo tình hình tiêu thụ trên các khu vực thị trường, tài liệu
nghiên cứu thị trường…
- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Cuối cùng là các bải thảo luận, nghiên cứu khoa học hay luận văn của sinh
viên các khóa trước đã thực hiện trong trường hoặc các trường khác.
Thông qua các bảng biểu, tài liệu để tổng hợp số liệu và so sánh giữa các chỉ
tiêu nhằm xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh trên từng thị trường, định hướng
phát triển của công ty… đối với sản phẩm của CTCP Cao su Sao Vàng.
Ngoài những phần: Mục lục, danh mục bảng biểu và sơ đồ, lời cảm ơn thì kết
cấu khóa luận gồm 3 chương chính:

Chương 1: Tổng quan về công ty
Chương 2: Thực trạng của thị trưởng tiêu thụ sản phẩm Công ty CP Cao
su Sao Vàng.
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị phát triển chiến lược thị trường tiêu
thụ sản phẩm của Công ty CP Cao su Sao Vàng.

6

SVTH: Phạm Anh Sơn


7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng
Tên giao dịch quốc tế: Saovang Rubber Joint stock Company
Địa chỉ: 231 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04 858 3656
Fax: 04 858 3644
Là một công ty có lịch sử từ lâu đời, gắn liền với những năm tháng khôi phục
nền kinh tế sau chiến tranh, đổi mới kinh tế, đất nước cho tới ngày nay, một số mốc
son đáng ghi nhớ của công ty là :
Tiền thân công ty là Xưởng đắp vá săm lốp ô tô thành lập ngày 7/10/1956 tại số 2
Đặng Thái Thân, thành phố Hà Nội
Ngày 23/05/1960, xưởng được chính thức lấy tên là Nhà máy Cao su Sao Vàng
Hà Nội và tổ chức lễ cắt băng khánh thành
Ngày 27/08/1992, Nhà máy Cao su Sao Vàng được đổi tên thành Công ty Cao su
Sao Vàng theo quyết định số 645/CNNG của Bộ Công nghiệp nặng
Ngày 1/1/1993, Nhà máy chính thức sử dụng con dấu riêng mang tên Công ty Cao su
Sao Vàng

Tháng 3/1994, xí nghiệp cao su Thái Bình được sáp nhập thành một đơn vị thành
viên của công ty
Tháng 8/1995, nhà máy pin điện cực Xuân Hòa cũng được quyết định trở thành
một đơn vị trực thuộc của công ty.
Từ năm 1996 đến năm 2005, Công ty trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Tổng
công ty Hóa chất Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp.
Ngày 24/10/2005 Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng được thành lập theo quyết
định số 3500/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cao su Sao Vàng thành Công ty cổ
phần Cao su Sao Vàng.
Ngày 03/04/2006, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng được Sở kế hoạch đầu tư
thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với vốn điều lệ là
49.048.000.000 đồng.
Ngày 07/10/2009, cổ phiếu của Công ty đã được niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán SRC.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Chịu trách nhiệm quản lý cao nhất trong công ty là hội đồng quản trị. Ngoài ra còn
có một ban kiểm soát với nhiệm vụ giám sát hoạt động của hội đồng quản trị. Hội
đồng quản trị chỉ định tổng giám đốc – là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho tổng giám đốc là 3 phó
tổng giám đốc phụ trách các phòng ban, các xí nghiệp cùng với các đoàn thể.
Để chuyên môn hóa công việc cơ cấu tổ chức của công ty được phân ra thành các
phòng ban khác nhau. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty:
7

SVTH: Phạm Anh Sơn


8

8


SVTH: Phạm Anh Sơn


9
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
PTGĐ phụ trách kinh doanh
PTGĐ phụ trách KT và XDCB
PTGĐ phụ trách sản xuất
VP công ty

P. tổ chức nhân sự
P. tài chính -kế toán
P. xây dựng cơ bản
P. tiếp thị bán hàng
P. kỹ thuật cơ năng
P. kỹ thuật cao su
TT chất lượng
P.vật tư - XNK
P.MT- AT
P.kho vận
XNCS 1
XNCS 3
9

SVTH: Phạm Anh Sơn


10

XN. cơ điện
XN.năng lượng
XN.cao su kỹ thuật
XN luyện cao su Xuân Hòa
CN.Thái Bình
CN.Đà Nẵng
CN.TP Hồ Chí Minh

Hội đồng quản trị
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty :

10

SVTH: Phạm Anh Sơn


11

Nguồn:Phòng tổ chức nhân s

11

SVTH: Phạm Anh Sơn


12
1.3. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của công ty
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011568 do Sở kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội cấp ngày 3/4/2006, công ty được phép tiến hành kinh doanh trong
các lĩnh vực gồm :

Kinh doanh các sản phẩm cao su
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc, hoá chất phục vụ sản xuất ngành
công nghiệp Cao su
Chế tạo, mua bán máy móc thiết bị phục vụ ngành Cao su
Cho thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng kho bãi
Mua bán sửa chữa bảo dưỡng ô tô, xe máy và phụ tùng thay thế
Đại lý bán lẻ xăng dầu, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
Kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
Địa bàn kinh doanh: Địa bàn kinh doanh toàn quốc, xuất khẩu sang các nước
Angola, Cambodia, Philipin, Ai cập, Mỹ. Các đại bàn kinh doanh có doanh thu chiếm
trên 10% tổng doanh thu trong năm 2011, 2012 gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh buôn bán hàng hóa.
- Sản Phẩm kinh doanh:
+ Săm lốp xe đạp các loại.
+ Săm, lốp xe máy các loại.
+ Săm, lốp ô tô các loại.
+ Yếm ô tô, ủng, ống cao su, băng tải.
+ Dây chuyền sản xuất đắp lốp.
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty
Công cuộc đổi mới nền kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết
của nhà nước thực sự là một “cú huých” làm cho các Công ty Nhà nước “giật mình”
trước cung cách làm ăn cũ, đã không ít Công ty có quy mô lớn bị phá sản hoặc làm ăn
không có hiệu quả. Điều này khẳng định những hạn chế lớn của cơ chế cũ là: tách rời
Công ty với thị trường thực sự của nó, sản xuất thụ động theo lệnh của cấp trên giao.
Chính cung cách làm ăn đó đã làm cho các Công ty mất dần năng lực sản xuất, kém năng
động khi chuyển sang cơ chế mới. Công ty cao su Sao Vàng cũng như các Công ty nhà
nước khác phải đối đầu với nhiều khó khăn thử thách. Nhưng với sự nỗ lực của toàn bộ
công nhân viên trong Công ty, Công ty đã từng bước vượt qua khó khăn ban đầu để dần
khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển
dến nay Công ty đã có những bước tiến mới cả về chất và lượng. Kết quả sản xuất kinh

doanh của Công ty trong những năm gần dây đã chứng minh điều đó.

12

SVTH: Phạm Anh Sơn


13
Biểu 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010-2013
Đơn vị:triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

2010
Thực

hiện
1.Giá trị TSL
191.085
2.Doanh thu
233.824
3.Nộp ngân sách 12.966
4.Lợi nhuận
6.947
5.Lương
bình 3,35

Thực
hiện
241.139

286.731
17.368
1.812
3,45

2011
%
11/10
126,19
122,63
133,95
198,8
107,40

Thực
hiện
280.549
275.436
18.765
9.520
3,61

2012
%
12/11
116,34
96
108,04
68,92
111.03


Thực
hiện
332.894
335.829
13.936
13.920
3,87

2013
%
13/12
118,66
121,93
74,26
146,22
116,1

quân
(Nguồn phòng KHTT )
Nhìn vào các kết quả trên ta thấy trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty thực sự có hiệu quả, giá trị tổng sản lượng tăng lên nhanh chóng từ
năm 2010 đến 2011, tăng có phần giảm hơn so với giai đoạn 2011-2012 và 2012-2013.
Điều này thể hiện rõ nét ở doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận giảm đi rõ rệt ở năm
2012, tăng trở lại vào năm 2013. Tuy nhiên về lương bình quân vẫn được thực hiện đều
qua các năm, nhưng mức tăng là tương đối thấp.

13

SVTH: Phạm Anh Sơn



14
Biểu 1.2: Doanh thu tiêu thụ của công ty theo mặt hàng thời kỳ 2010-2013
ĐV:triệuđồng
2010
Năm
SP
Số tiền
%
1.Lốp xe 86.615
37,04

2011
Số tiền
%
96.360
33,6

2012
Số tiền
%
94.100
34,2

2013
Số tiền
%
104.865 31,2


đạp
2.Săm

36.521

15,62

38.914

13,57

38.400

13,94

48.865

14,55

48.192

20,61

83.613

29,16

79.980

29,04


90.045

26,8

chuẩn
4.Lốp xe 24.316

10,4

27.038

9,43

26.360

9,57

36.425

10,84

máy
5.Săm

16.126

6,9

17.593


6,14

17.018

6,18

27.083

8,06

xe máy
6.Sản

22.054

10,15

23.213

8,1

19.578

7,07

28.546

8,51


233.824

100

286.731

100

275.436

100

335.829

100

xe đạp
3.Lốp
ôtô

phẩm
khác
7.Tổng
doanh
thu
(Nguồn:phòng KHTT)
Qua bảng trên ta thấy, nhìn chung sản lượng của Công ty được tiêu thụ tính trên
một số sản phẩm chính đều tăng. Qua các năm, săm lốp xe đạp nhìn chung là giảm, săm
lốp xe máy có xu hướng tăng, lốp ô tô có xu hướng giảm, và các sản phẩm khác có xu
hướng tăng. Mặc dù tốc độ tăng của từng loại sản phẩm là không đều song nó dự báo thị

trường sản phẩm này còn chứa nhiều tiềm năng, triển vọng.

14

SVTH: Phạm Anh Sơn


15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM SĂM LÔP TẠI CÔNG TY
CÔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
2.1. Vai trò và đặc điểm của hoạt động tiêu thụ sản phẩm săm lốp đối với Công ty
2.1.1. Đặc điểm và của hoạt động tiêu thụ sản phẩm săm lốp cao su đối với công ty
Trong nền kinh tế thị trường, các Công ty phải tự mình quyết định ba vấn đề trung
tâm cốt lỗi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh doanh cái gì? Sản
xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai?
Qua quá trình tìm hiểu một số tài liệu liên quan, có thể định nghĩa: Tiêu thụ sản
phẩm săm lốp cao su là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên
cứu thị trường, xác định nhu cầu Công ty có thể đáp ứng, xác định mặt hàng kinh doanh
và tổ chức sản xuất hoặc tổ chức cung ứng săm lốp và sau cùng là việc thực hiện các
nghiệp vụ giao dịch nhằm đạt mục đích cao nhất.
Vì tiêu thụ săm lốp là cả một quá trình tất cả nhiều hoạt động khác nhau nhưng có
quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm săm lốp
của Công ty không những phải làm tốt mỗi khâu cụng việc mà cũng phải phối hợp nhịp
nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá
trình tiêu thụ sản phẩm săm lốp trong Công ty. Phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp
tức là trong quá trình tiêu thụ hàng hóa không thể đảo lộn cho nhau mà phải thực hiện
một cách tuần tự nhau theo chu trình sẵn có của chúng. Công ty không thể tổ chức sản
xuất trước rồi mới đi nghiên cứu nhu cầu thị trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa không
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cũng có nghĩa không thể tiêu thụ được sản phẩm săm
lốp và Công ty dẫn tới lỗ vốn thậm chí là phá sản.

2.1.2.Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với Công ty
Đối với sự tồn tại và phát triên của Công ty thì khâu tiêu thụ sản phẩm săm lốp
cao su đóng vai trò rất quan trọng. Thật vậy, phải nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mới diễn ra thường xuyên liên tục, tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa giúp Công ty bù đắp dược những chi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho
quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
Để thực hiện các mục tiêu của Công ty, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi
phí và tăng lợi nhuận thì điều kiện quạn trong nhất vẫn là tiêu thụ sản phẩm. Bởi khi khối
lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bảo quản của một đơn vị sản phẩm giảm từ
đó làm tăng lợi nhuận cho Công ty.
15

SVTH: Phạm Anh Sơn


16
Tiêu thụ săm lốp cao su làm tăng uy tín của Công ty cũng như làm tăng thị phần
của Công ty trên thị trường. Bởi vì khi sản phẩm của Công ty được tiêu thụ, tức là nó đó
được người tiêu dùng chấp nhận để thoả món một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ săm lốp
cao su của Công ty thể hiện mức bán ra, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và
khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thỡ thị phần của Công ty càng cao.
Thông qua tiêu thụ mặt hàng săm lốp, các Công ty sẽ xây dựng được các kế hoạch
kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do họ dự đoán được nhu cầu của xãhội trong thời
gian tới.
2.2. Phân tích thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm săm lốp cao su của
Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng.
2.2.1. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm
2.2.1.1. Phân tích cơ cấu mặt hàng tiêu thụ theo khu vực thị trường
Công ty cao su Sao Vàng là Công ty được thành lập sớm nhất trong ngành chế
biến sản phẩm cao su. Cho đến nay trải qua hơn 40 năm hoạt động, sản phẩm của Công

ty đã có mặt trên khắp các tỉnh thành ở cả ba miền. Miền Bắc tình hình tiêu thụ diễn ra
mạnh nhất ở các tỉnh như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh. Miền Trung là
Quảng Bình, Nghệ An, Đắc Lắc, Đà Nẵng. Miền Nam là TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Đồng Nai, Khánh Hoà.
Những năm gần đây, mặc dù sản phẩm của Công ty đã và đang phải cạnh tranh
gay gắt với các sản phẩm của các Công ty cao su khác như: cao su Đà Nẵng, cao su
vina...và cả các sản phẩm nhập ngoại. Song khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở miền Trung
và miền Nam tăng lên rõ rệt. Đó là do Công ty đã áp dụng một số biện pháp thích hợp
trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường như: giá cả phải chăng, chất lượng sản phẩm
tốt, tăng số lượng đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm.... Trong tương lai mục tiêu cơ
bản của Công ty ở hai khu vực này là tìm cách thâm nhập mở rộng hơn nữa đến những thị
trường ngách, dần chiếm lĩnh thị trường.
Cụ thể 2 năm gần đây:
Lốp xe đạp: năm 2013 miền Bắc chiếm 72,4%, miền Trung chiếm 11,9%, miền
Nam chiếm 15,7%. Năm 2012 miền Bắc chiếm tới 73,9%, miền Trung chiếm 10,1% và
miền Nam chiếm 16%.
Ta có biểu đồ minh họa sau đây:
Sơ đồ 2.1: Thị phần lốp xe đạp ba miền năm 2012 và năm 2013
16

SVTH: Phạm Anh Sơn


17

Săm xe đạp các loại: năm 2013 miền Bắc chiếm 83,4%, miền Trung 11,7%, miền
Nam 4,9%. Năm 2012 miền Bắc chiếm 85,7%, miền Trung 10,9%, miền Nam chiếm
3,4%. Số liệu được minh họa dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Thị phần săm xe đạp ba miền trong năm 2012 và năm 2013,
Lốp ôtô chuẩn: năm 2013 miền Bắc chiếm 55,7%, miền Trung 22% và miền Nam

22,3%. Năm 2012 miền Bắc chiếm tới 60,9%, miền Trung chiếm 21,8% và miền Nam là
17,3%. Sô liệu được minh họa dưới biều đồ sau:

17

SVTH: Phạm Anh Sơn


18
Sơ đồ 2.3: Thị phần lốp ô tô của ba miền trong năm 2012 và năm 2013
Lốp xe máy: Năm 2013 miền Bắc chiếm 58,4%, miền Trung 14,6% và miền Nam
là 27%. Năm 2012 miền Bắc chiếm 60,3%, miền Trung 13,9% và miền Nam 25,8%... Số
liệu được minh họa dưới biều đồ sau:
Sơ đồ 2.4: Thị phần lốp xe máy ba miền trong năm 2012 và năm 2013
Qua đó ta thấy được khối lượng sản phẩm qua các năm đều tăng song chủ yếu là
tăng ở miền Bắc. Còn ở miền Trung và miền Nam do phải cạnh tranh mạnh với các sản
phẩm của Công ty cao su Đà Nẵng, cao su miền Nam đóng ngay tại địa bàn đó cho nên
mặc dù khối lượng sản phẩm tiêu thụ cũng đã tăng đáng kể song tỷ trọng còn thấp so với
tổng số. Do đó việc phát triển thị trường ở miền Trung và miền Nam là rất khó khăn đối
với công ty.
2.2.1.2. Phân tích cơ cấu mặt hàng tiêu thụ theo chủng loại hàng
Những năm qua, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn lao
động dồi dào, trang thiết bị hiện đại... Công ty cao su Sao Vàng đã thực hiện chuyên môn
hoá, đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài những sản phẩm truyền thống là săm lốp xe đạp, xe
máy, ô tô, Công ty đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất săm lốp máy bay phục vụ cho quốc
phòng và dân dụng cùng với các sản phẩm cao su khác. Song vì mới là bước đầu sản xuất
sản phẩm mới do vậy hiệu quả chưa cao và mặt hàng truyền thống lại có ý nghĩa trong sự
tăng trưởng và phát triển của Công ty.
Biểu 2.1: Một số mặt hàng tiêu thụ chính
Chỉ tiêu

1. Lốp xe đạp các loại
2.Săm xe đạp các loại
3.Lốp ôtô chuẩn
4.Lốp xe máy các loại
5.Săm xe máy các loại

ĐV tính
Chiếc
Chiếc
Bộ
Chiếc
Chiếc

2010
5.071.726
6.052.943
72. 613
370.541
929.961

2011
6.645.014
7.785.590
104.546
483.000
1.071.283

2012
7.595.327
760.576

134.809
601.397
1.258.262

2013
8.013.264
7.524.563
160.877
769.319
166.456

(Nguồn: phòng KHTT)
Biểu 2.2: Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Chỉ tiêu

2011

so

với 2012 so với 2011

2013 so với 2012

2010

18

SVTH: Phạm Anh Sơn



19
Số
1.Lốp xe đạp các loại
2.Săm xe đạp các loại
3.Lốp ôtô chuẩn
4.Lốp xe máy các loại
5.Săm xe máy các loại

tuyệt

đối(+/-)
573.288
732.647
31.933
112.459
141. 322

%

Số

tuyệt

đối(+/-)
31
950.313
28,6 425.014
44
30.263
30,3 118.397

15,2 186 .979

%
14,3
-5,46
28,9
24,5
17,5

Số

tuyệt

đối(+/-)
417.937
163.987
26.068
157.922
405.894

%
5,5
2,23
19,3
26,3
32,2

Nguồn phòng KHTT
Qua những con số trên cho ta thấy sự biến động của khối lượng sản phẩm tiêu thụ
những mặt hàng chính của Công ty như sau:

Số lượng sản phẩm săm lốp xe đạp tăng mạnh qua các năm. Năm 2011 tăng 31%
và 28,6% so với năm 2010 tương ứng với tăng 1 573 288 chiếc lốp và 1 732 647 chiếc
săm, đây là tốc độ tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. Đến năm 2012 tăng 14,3% và
giảm 5,4% so với 2011, năm 2013 chỉ còn tăng 5,5% và 2,23% so với 2012 tức là tăng
417 937 chiếc lốp và 163 987 chiếc săm. Điều này chứng tỏ thị trường săm lốp xe đạp
truyền thống đang dần bị mất thị phần. Nguyên nhân vì sao? Khi mà trên thực tế và dự
đoán ta thấy thị trường săm lốp xe đạp Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn. Chính vì
vậy việc tìm ra nguyên nhân để tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường săm lốp xe đạp là
hết sức cần thiết với Công ty.
Ở Việt Nam vào những năm gần đây khi mà cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cải thiện
thì tốc độ sử dụng các phương tiện vận tải tăng lên trong đó ôtô là một loại phương tiện
đem lại hiệu quả cao. Điều đó thể hiện rất rõ ở năm 2011 lốp ôtô tiêu thụ là 72613 bộ thì
năm 2012 là 104546 bộ tăng 44%so với 2011. Năm 2013 tăng 28,9% so với 2012 và năm
2013 tăng 19,3% so với 2011 tương ứng 26 068 bộ. Hiện nay ở Việt Nam có một vài nơi
sản xuất săm lốp ôtô, trong đó có Công ty cao su Sao Vàng, Công ty cao su Đà Nẵng sản
xuất cầm chừng 200000 bộ/năm trong khi nhu cầu thị trường là 1,2 triệu bộ/năm. Hàng
nhập ngoại hầu như chiếm lĩnh thị trường và chất lượng cao hơn hàng nội. Dự báo trong
tương lai nhu cầu của thị trường săm lốp ôtô là rất lớn, vậy vấn đề Công ty chưa đầu tư
sản xuất cái mà thị trường đang cần sẽ được tiếp tục nghiên cứu.
Thị trường săm lốp xe máy cũng khá sôi động, sản lượng tiêu thụ săm lốp xe máy
những năm gần đây tăng mạnh, năm sau luôn cao hơn năm trước. Song trên thực tế mặt
hàng này đang có sự cạnh tranh khốc liệt của hàng nội và hàng ngoại. Tổng công suất của
các cơ sở sản xuất trong nước năm 2012 là 7,5 triệu lốp xe máy, trong khi nhu cầu chỉ
khoảng 5 triệu chiếc/năm. Hiện nay chất lượng của săm lốp xe máy sản xuất tại Việt Nam
19

SVTH: Phạm Anh Sơn


20

so với hàng ngoại không còn khoảng cách lớn do thiết bị công nghệ tương đương thậm
chí còn hiện đại hơn so với liên doanh tại Việt Nam. Trên thị trường hiện nay, săm lốp xe
máy được sản xuất tại các liên doanh nước ngoài ở Trung Quốc, tuy giá cao hơn song do
tâm lý thích dùng hàng ngoại nên hàng này vẫn tồn tại, song tâm lý ngày một giảm và
nhiều người mua hàng sản xuất tại các cơ sở trong nước, một số khách hàng nước ngoài
còn đặt mua hàng Việt Nam vì giá rẻ, chất lượng tương đương. Trong tương lai thị trường
này sẽ là thị trường hàng nội. Vậy lãnh đạo Công ty cao su Sao Vàng cần có một kế
hoạch sản xuất kinh doanh mang tầm chiến lược lâu dài để chiếm lĩnh thị trường này.
Tất cả các kết quả trên là cả một sự nỗ lực phấn đấu của toàn Công ty, trong tương
lai Công ty cần có những thay đổi cho phù hợp hơn nữa để Công ty phát triển thị phần,
nâng cao sức cạnh tranh, giữ chữ tín... đăc biệt trong sự cạnh tranh gay gắt của các Công
ty cao su khác trong nước, các liên doanh và hàng nhập ngoại.
2.2.1.3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo đối tượng khách hàng
Công ty cao su Sao Vàng là Công ty kinh doanh có uy tín trên thị trường nội địa.
Hiện nay Công ty có khoảng hơn 100 khách hànglớn thường xuyên mua hàng của Công
ty. Thông qua 2 kênh tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp, ta chia khách hàng của Công ty thành
2 nhóm chính:
Nhóm 1: Những cá nhân, người tiêu dùng mua hàng theo kênh trực tiếp (Công ty
bán theo hình thức bán lẻ)
Nhóm 2: Các tổ chức sản xuất kinh doanh mua theo kênh trực tiếp và các chi
nhánh đại lý lấy hàng theo kênh gián tiếp (Công ty bán hàng theo hình thức bán buôn)
Các kênh tiêu thụ này được phân tích chi tiết tại phần 2.3.3.5. Dịch vụ khách hàng
Biểu 2.3: Kết quả tiêu thụ theo một số khách hàng
STT
1
2
3
4
5


Tên khách hang
Công ty xe đạp xe máy Hà Nội
Công ty xi măng Bỉm Sơn
Công ty xe đạp VIHA
Công ty xi măng Hải Phòng
Công ty máy kéo nông nghiệp Hà
Tây

2010
1670
425
430
85
765

ĐV: triệu đồng
2011
2012
1900
1760
493
596
512,5
499,5
95
93,25
896,5
760

2013

1740
683
476,7
97,6
742

(Nguồn: phòng KHTT)
Phần lớn doanh thu của Công ty đạt được thông qua nhóm khách hàng thứ hai,
trong đó những khách hàng nhóm hai chủ yếu mua số lượng nhỏ phần lớn là các cửa
20

SVTH: Phạm Anh Sơn


21
hàng cá nhân quanh địa bàn Hà Nội. Lượng tiêu thụ tại các xí nghiệp dịch vụ thương mại
không cao thường chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu. Do vậy các tổ chức sản xuất
kinh doanh là khách hàng quan trọng mà Công ty cần khai thác và có biện pháp hỗ trợ,
ưu đãi tốt hơn để tăng mối quan hệ làm ăn đồng thời củng cố uy tín cho Công ty thông
qua sự giới thiệu quảng cáo của nhóm khách hàng này.
2.2.1.4.. Thị phần của Công ty
Trong ngành cao su, Công ty cao su Sao Vàng phải cạnh tranh khá quyết liệt với
nhiều đối thủ đặc biệt là Công ty cao su Đà Nẵng và cao su Miền Nam là hai Công ty có
thị phần khá cao trong thị trường sản phẩm cao su Việt Nam, ngoài ra là các sản phẩm
nước ngoài và hàng nhập lậu.
Theo số liệu báo cáo gửi Tổng Công ty hoá chất Việt Nam năm 2013 có thể thấy rằng
nhãn hiệu Sao Vàng chiếm phần lớn thị phần ở thị trường miền Bắc nhưng ở thị trường
miền Trung và miền Nam thì khá khiêm tốn.

21


SVTH: Phạm Anh Sơn


22

Sơ đồ 2.5: Thể hiện
thị phần hiện tại của Công ty so với một số nhãn hiệu nội địa
Nhãn hiệu Sao Vàng
Nhãn hiệu Đà Nẵng
Nhãn hiệu MINA
Nhãn hiệu khác

THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC

10
%

22

8
%

12
%

70
%

THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG

THỊ TRƯỜNG MIỀN NAM

Nhãn hiệu Sao
Vàng
Nhãn hiệu Đà
Nẵng
Nhãn hiệu
MINA
Nhãn hiệu
khác

SVTH: Phạm Anh Sơn


23
Đánh giá thị phần hiện tại trên từng thị trường miền dường như có một sự “thoả
thuận ngầm “ giữa các Công ty chia nhau nắm giữ từng thị trường? Nhưng nếu đi sâu
nghiên cứu thì thực chất không phải như vậy. Nguyên nhân chính là ở chỗ do lượng sản
xuất ra của mỗi Công ty chỉ đủ cung cấp trên mỗi thị trường mà hiện tại Công ty đang có
mặt. Mặt khác do mạng lưới phân phối của các Công ty không có do vậy không đưa sản
phẩm tới người tiêu dùng ở xa được. Hơn nữa do thị phần hiện tại và mạng lưới phân
phối đã có sẵn trên từng thị trường của mỗi Công ty đã có thế mạnh từ trước nên các
Công ty muốn thâm nhập sâu hơn và phát triển hơn thị trường của mình sẽ tốn nhiều tiền
của và công sức đồng thời phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ phía Công ty đang độc
quyền trên thị trường này. Đó là những lí do giải thích tại sao có sự chênh lệch về tỷ phần
thị trường các Công ty trên từng miền.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm săm lốp
của Công ty Cao su Sao Vàng.
2.3.1.Môi trường vĩ mô
2.3.1.1. Nhân tố kinh tế

Đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh thì các nhân tố về
mặt kinh tế đóng vai trò quan trọng . Đồng thời khả năng cạnh tranh của Công ty còn phụ
thuộc khá nhiều vào các yếu tố này. Các nhân tố kinh tế ở đây gồm có:
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,4%
trong năm 2013, và tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2011 đến 2013 là 5,6%. Năm
2013, quy mô của nền kinh tế đạt mức 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt
khoảng 1.960 USD.Thủ tướng cho biết GDP của Việt Nam trong 2 năm tới dự kiến tăng
trưởng lần lượt ở mức 5,8% và 6%. Với 1 nền kinh tế tăng trưởng ốn định, thì thu nhập
của tầng lớp dân cư tiếp tục tăng, khả năng thanh toán của họ dẫn tói sức mua các loại
hàng hóa dịch vụ tăng theo. Đây là thời cơ khá tốt cho Công ty Sao Vàng nắm bắt cơ hội
đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng (chất lương, số lượng, giá cả, thời gian, ….), nếu
Công ty tận dụng tốt thì sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh nhiều hơn nữa và thu được
thành công lớn.
Tỉ giá hối đoái: trong điều kiện kinh tế mở thì nhân tố tác động nhanh chóng và
sâu sắc tới từng quốc gia và Công ty nhất. Khi đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích, ủng
hộ, tăng cường nhập khẩu và do vậy khả năng cạnh tranh của các Công ty trong nước sẽ
giảm ngay trên thị trường nội địa. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì khả năng cạnh
23

SVTH: Phạm Anh Sơn


24
tranh của các Công ty trong nước tăng lên cả trong thị trường nội địa và đẩy mạnh ra thị
trường nước ngoài vì khi khi giá bán hàng hoá và dịch vụ của Công ty giảm hơn so với
các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Theo thông tin từ Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cho
biết, dưới sự theo dõi và điều hành sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng với
nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào, dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục được giữ ổn định từ
nay đến cuối năm 2014. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Công ty điều tiết cán cân
thương mại, việc tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến phát triển thị trường.

Lãi suất của các ngân hàng: Lãi suất rất ảnh hưởng đến Công ty, vì nếu lãi suất
cho vay tăng cao dẫn đến chi phí kinh doanh của Công ty cũng tăng cao theo, từ đó sẽ
làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty, mà rất nhiều Công ty có hệ số tự chủ Công
ty thấp thì yếu thế hơn so với các Công ty có tiềm lực mạnh về vốn chủ sở hữu. Riêng
Công ty Sao Vàng với tỉ lệ nợ/∑ Tài sản ≈ 43, 84 % ( Theo báo cáo tài chính ngày 31
tháng 12 năm 2013) thì Công ty vẫn tự chủ được và sử dụng các biện pháp ổn định giá
thành, từ đó doanh thu không bị sụt giảm.
Lạm phát : Đây cũng là yếu tố rất được quan tâm, vì lạm phát tăng cao dẫn tới
các Công ty nói chung và Công ty Sao Vàng nói riêng thường suy nghĩ sẽ không đầu tư
vào sản xuất kinh doanh,và khó khăn hơn là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi
mới vì bản thân các Công ty này e rằng sẽ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản.
Khi đó đồng tiền không tham gia vào hoạt động kinh doanh,như vậy không thể có khả
năng sinh lời của đồng tiền. Hơn nữa rủi ro mà lạm phát mang lại cho kinh doanh là rất
lớn,lạm phát sẽ làm giảm khả năng về nhiều mặt của Công ty, riêng mặt hàng đặc biệt là
Săm lốp thì yếu tố này làm tăng chi phí đầu vào, tăng giá bán và hạn chế thiêu thụ sản
phẩm.
Các chính sách, biện pháp kinh tế của nhà nước: Các Công ty được nhà nước
bảo hộ, ưu tiên kinh tế, thuế quan… sẽ có một ưu thể hơn hẳn so với phần còn lại. Đây là
yếu tố đặc biệt mà không phải Công ty nào cũng có. Nhưng hiện nay, với chính sách của
nhà nước và Chính phủ thì Công ty Sao Vàng đã cổ phần hóa 100% thì những ưu đã
trước kia không còn, bản thân Công ty phải năng động hơn, bươn chải để mở rộng sản
xuất, phát triển thị trường tiêu thụ để có một chỗ đứng vững bền trên thị trường.
2.3.1.2. Nhân tố Chính phủ, luật pháp và chính trị:
Các nhân tố như chính phủ, chính trị và luật pháp tác động theo những hướng khác
nhau đến Công ty. Đó là cơ hội, thách thức, cũng có thể là trở ngại, khó khăn, và có khi
rất có thể trở thành rủi ro đối với công ty. Môi trường này bao gồm:
24

SVTH: Phạm Anh Sơn



25
- Chính phủ được xem là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế, vì vậy các
Công ty như công ty Sao Vàng đặc biệt lưu ý.
- Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là mối quan
tâm của các Công ty và giới đầu tư.
- Những quy định về các loại thuế và thuế suất cũng như một số lệ phí cung có thể
tạo ra cơ hội, đồng thời cũng tao ra những rủi ro làm phanh hãm phát triển sản xuất.
- Luật lao động, những quy định quy chế tuyển dụng đề bạt, chế độ hưu trí trợ cấp
thất nghiệp ảnh hưởng khá cụ thể tới Công ty.
2.3.1.3.Nhân tố khoa học công nghệ:
Đối với ngành công nghiệp sản xuất cao su nói chung và ngành sản xuất săm lốp
nói riêng thì khoa học công nghê gần như là yếu tố then chốt quyết dịnh sự thành công
của Công ty. Nhóm nhân tố về khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp, làm căn cứ
quyết định đên hai yếu tố: chất lượng và giá cả, đây là hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả
năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên thị trường… Trên thế giới hiện đại ngày
nay,công cụ cạnh tranh từ đối đầu, chạy đua số lượng, giá cả đã chuyển về cạnh tranh có
chất lượng, cạnh tranh nhau về các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng chất xám lớn hay
là có hàm lượng khoa học và công nghệ cao.
Bởi vì Công ty Sao Vàng vẫn sử dụng những dây chuyền sản xuất từ những năm 60
của thế kỷ trước là chỉ sản xuất được các dòng sản phẩm như: BIAS (lốp mành chéo), đây
là nhược điểm về công nghệ lớn nhất của Công ty Sao Vàng so với các đối thủ cạnh tranh
trong nước và quốc tế bởi công nghệ hiện đại hiện nay đã sản xuất được lốp RADIAL
(lốp mành thép). Trong lịch sử phát triển của công nghệ sản xuất lốp xe có thể nói việc
phát minh ra chiếc lốp radial vào năm 1949 của hãng Michelin là một bước đột phá quan
trọng. Phát minh này đã cho phép nâng vận tốc xe lên nhiều lần và kéo dài đáng kể tuổi
thọ của lốp. Hiện nay các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Pháp… đã sản xuất 100% lốp
radial và tại các nước đang phát triển như Ấn độ, Malaysia, Trung Quốc tốc độ radial hóa
ngày càng diễn ra nhanh hơn. Điểm khác biệt cơ bản giữa lốp radial và lốp mành chéo là
hướng của sợi mành thân lốp. Thân lốp mành chéo được cấu tạo từ các lớp sợi mành có

hướng chéo nhau, tạo góc khoảng 50 độ với đường hướng tâm của lốp. Trong khi đó thân
lốp radial bao gồm một hay nhiều lớp sợi mành song song nhau, chạy theo hướng hướng
tâm (tạo góc 90 độ so với hướng chu vi của lốp). Sự khác biệt này tạo ra những ưu việt
cho lốp radial trong quá trình sử dụng.

25

SVTH: Phạm Anh Sơn


×