Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

XÂY DỰNG và sử DỤNG BLOG để tổ CHỨC dạy học PHẦN SINH học VI SINH vật, SINH học 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BLOG
ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC
VI SINH VẬT, SINH HỌC 10 THPT

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Sinh học
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Hiền

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S. Nguyễn Văn
Hiền, người Thầy đã quan tâm, động viên và hướng dẫn tác giả tận tình trong
suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy
giáo, cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh
học, Phòng Sau đại học trường ĐHSP Hà Nội.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới tập thể giáo viên bộ môn Sinh học và các
em học sinh tại các trường phổ thông đã nhiệt tình giúp đở tôi khi thực
nghiệm đề tài này.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người


thân trong gia đình, đồng nghiệSp và các học viên cùng lớp đã động viên,
giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Phượng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT:

Công nghệ thông tin

PPDH:

Phương pháp dạy học

HS:

Học sinh

GV:

Giáo viên

ĐC:

Đối chứng


TN:

Thực nghiệm

THPT:

Trung học phổ thông

SGK:

Sách giáo khoa


MỤC LỤC
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG.................................................................................1
3.3.1. Chọn trường thực nghiệm..............................................................78
3.3.2. Chọn GV và lớp tham gia thực nghiệm.........................................79
3.3.3. Bố trí thực nghiệm.........................................................................79
3.4.4. Phương pháp thực nghiệm.............................................................79
3.5. Kết quả thực nghiệm............................................................................80
3.5.1. Kết quả phân tích định lượng........................................................80
I. Kết luận....................................................................................................89


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI xác định Chiến lược phát triển giáo dục
Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Phấn đấu đưa nước ta trở

thành một nền giáo dục tiên tiến, khoa học, dân tộc, đại chúng, thích ứng với
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội
độc lập, có khả năng hội nhập quốc tế. Nền giáo dục phải đào tạo được
những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập, phê phán và sáng tạo,
có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực
nghề nghiệp, có năng lực học suốt đời, có thể lực tốt, có bản lĩnh trung thực,
dám làm, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lí
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,…”. Để giải quyết vấn đề này, giải
pháp hiện nay là học tập dựa vào mạng đang được chú ý.
1.2. Sinh học vi sinh vật ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh
vực của đời sống sản xuất, y tế, sức khỏe. Nội dung kiến thức phần này mang
tính khoa học cao… Đồng thời yêu cầu của việc dạy học sinh học là phải gắn
kiến thức với thực tiễn, trực quan hóa các quá trình sinh học, khơi gợi hứng
thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tự tìm lấy được kiến thức cho mình.
Để làm được điều đó, bên cạnh việc cải cách nội dung chương trình sách giáo
khoa, đổi mới phương pháp dạy học, còn phải đa dạng hóa các hình thức dạy
học, để làm sao dạy học trên lớp gắn với thực tiễn nhiều hơn. Chúng tôi thấy
rằng dạy dựa trên mạng là một hướng giải quyết cho vấn đề này. Hiện nay,
các giải pháp học trên mạng Internet dưới các hình thức như Website, blog,
forum … đang phát triển và đã thu được những kết quả khả quan.

1


Ví dụ các trang web giáo dục như: hocmai.vn.com, thuviensinhhoc.vn.com,
dayhocsinhhoc.blogspot.com, sinhhoc.blogspot.com, … Tuy nhiên, các mô
hình này mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ người học tự do trọn việc ôn luyện,
củng cố kiến thức chứ chưa có hệ thống trực tuyến nào mang tính dạy học
thực sự áp dụng trong nhà trường phổ thông.
1.3. Blog là một dạng của website có tính tương tác cao, trực tuyến, có

khả năng cung cấp nhiều tài nguyên, miễn phí , dễ sử dụng và có thể tùy biến
thay đổi theo ý đồ sư phạm. Với nhiều ưu điểm nổi bật, blog được xem như là
một giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu “học mọi nơi, học mọi lúc, học mềm dẻo,
học một cách mở và học suốt đời” [12] của mọi người và trở thành một xu
hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay. Blog có khả năng tạo ra
những thay đổi lớn trong hoạt động dạy và học.
Xuất phát từ những thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học Bộ môn Sinh học, nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho
học sinh, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng blog để tổ
chức dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức
dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT theo hướng phát triển
kĩ năng tự học
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh học
vi sinh vật, Sinh học 10 THPT

2


3.2. Khách thể nghiêm cứu:
Quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT
Ứng dụng CNTT trong dạy học Sinh học
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu quy trình xây dựng và sử dụng blog đề xuất là phù hợp với nội
dung kiến thức và đối tượng học sinh thì sẽ góp phần nâng cao được chất
lượng dạy học phần Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT, rèn luyện được
kĩ năng tự học của học sinh, cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy học

của bộ môn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Làm sáng tỏ cơ sở lí luận về ứng dụng CNTT vào dạy học và việc
xây dựng và sử dụng blog trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói
riêng.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
5.3. Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học
phần sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT.
5.4. Kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng blog trong dạy học phần Sinh
học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT bằng thực nghiệm sư phạm
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Tác giả tập chung nghiên cứu các phương pháp dạy học mang tính tích
cực nhằm áp dụng cho việc thiết kế các bài giảng, tổ chức các hoạt động dạy

3


học. Nghiên cứu các công trình, các đề tài khác có liên quan nhằm rút ra
những mặt mạnh, tích cực và cả những hạn chế để tối ưu hóa công trình của
bản thân. Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nhằm đảm
bảo tính khoa học, sư phạm và hiện đại của sản phẩm dùng trong dạy học ở
trường phổ thông.
6.2. Phương pháp phân tích - hệ thống
Dùng trong việc phân tích cấu trúc, nội dung của phần sinh học vi sinh
vật – sinh học 10 THPT để xác định kiến thức cơ bản của các bài học. Phân
tích các yếu tố tác động đến quá trình nhận thức chủ động, sáng tạo của học
sinh và phương pháp dạy học tích cực của giáo viên để có hướng xây dựng
blog một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
6.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

Thiết kế các mẫu phiếu điều tra GV và HS nhằm tìm hiểu thực trạng có
liên quan trực tiếp đến đề tài và phân tích nguyên nhân
Tìm hiểu thực tế ở các trường phổ thông về điều kiện cơ sở vật chất kĩ
thuật, trình độ và khả năng ứng dụng CNTT trong dạy và học của giáo viên
và học sinh. Trên cơ sở đó xem xét các điều kiện cần và đủ, những thuận lợi
và khó khăn của việc khai thác, ứng dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh
học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT.
6.4. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển
khai đề tài.
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

4


Tiến hành dạy song song lớp đối chứng và thực nghiệm ở trường phổ
thông trung học theo phương án đã thiết lập.
6.6. Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng để sử lí định lượng các số liệu, kết quả của việc điều tra và
quá trình TNSP để làm minh chứng cho những nhận xét, đánh giá và tính hiệu
quả của đề tài.
7. Dự kiến những đóng góp mới
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây dựng và sử
dụng blog trong dạy học nói chung, dạy học kiến thức vi sinh vật nói riêng.
- Đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học
phần sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT
- Xây dựng được blog dạy học phần Vi sinh vật bằng công cụ blogspot.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị. Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.

Chương 2: Xây dựng và sử dụng blog để tổ chức dạy học phần Sinh
học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

5


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I. Tổng quan về dạy học dựa trên mạng
1. Trên thế giới
Một trong những sản phẩm đặc trưng của thời đại khoa học và công
nghệ được ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục là hệ thống máy vi tính được nối
mạng và các chương trình được cài đặt trên máy tính nhằm phục vụ tốt nhất
các hoạt động dạy và học của GV và HS
Để có cái nhìn tổng quan về blog, về sự vận dụng của blog trong giáo
dục và dạy học, đặc biệt có cơ sở vận dụng blog vảo tổ chức dạy học phần
Sinh học vi sinh vật, Sinh học 10 THPT nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho
HS, có thể điểm qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu về sử dụng công
nghệ web trong Giáo dục như
Tác giả George M. Piskurich viết cuốn sách : “Để thu nhận được nhiều
nhất từ học trực tuyến”. Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra các thông tin, ý
tưởng, và công nghệ giúp cho người học học tốt hơn khi học qua mạng. Tác
phẩm gồm 12 chương được viết bởi những người có kinh nghiệm về giảng
dạy trực tuyến (Online). Họ cung cấp nhiều chỉ dẫn cũng như các kĩ thuật để
giúp người học học trực tuyến tốt hơn.
Tác giả Marc J. Roénberg cho ra đời tác phẩm “E – Learning – các
chiến lược truyền tải tri thức trong kỉ nguyên số hóa”
Một tác phẩm về E- Learning “E – Learning và khoa học dạy học” của
hai tác giả Ruth Colvin Clark và Richard Mayer. Đây là cuốn sách kết hợp

giữa úng dụng thực tế và các nghiên cứu cơ bản. Tác phẩm cung cấp các

6


hướng dẫn chon lựa, thiết kế và phát triển khóa học E-Learning. Tác phẩm
cũng giúp vạch ra định hướng cho một loạt các chủ đề như làm thế nào để sử
dụng có hiệu quả nhất các tài liệu bẳng văn bản, âm thanh và hình ảnh. Mỗi
chương sách đều có ví dụ cụ thể, sinh động lấy từ các khóa học trên Internet.
Tóm lại, một số tác phẩm nghiên cứu về dạy học nhờ ứng dụng của
mạng máy tính, chủ yếu là nghiên cứu về E-Learning của các tác giả nước
ngoài cho chúng ta hiểu được lợi ích mà công nghệ mang lại cho giáo dục
trong xã hội hiện đại. Từ các tác phẩm đó, chúng ta bước đầu có những
định hướng về dạy học dựa vào mạng như dạy học trên nền tảng là website,
Forum ( Diễn đàn), blog, E-Learning, …Tuy nhiên để dạy học dựa vào ELearning làm thế nào để phát huy được nhiều nhất lợi thế của E-Learning
vào GD – ĐT khi mà trình độ tin học của GV bộ môn còn là một khoảng
cách khá xa so với chuyên gia tin học mà các tác phẩm trên đề cập tới, cần
phải làm gì để học tập dựa vào mạng mang lại lợi ích thiết thực nhất cho
mỗi môn học?... thì các tác giả chưa đề cập tới. Đây chính là hướng nghiên
cứu rất có ý nghĩa, giúp chúng ta có thể đi từ nền tảng chung về công nghệ
web để vận dụng vào từng môn học.
2. Ở Việt Nam
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về việc dạy học dựa vào mạng
như:
Đề tài “Mô hình kiến trúc WebSite môn học” (2004) do các tác giả
Nguyễn Văn Hà, Lê Quang Hiếu – Đại học Công nghệ - ĐHQGHN làm chủ
nhiệm. Đề tài xác định một kiến trúc website môn học trợ giúp cho việc dạy
học. Đây là đề tài có giá trị thực tiễn cao nhưng đòi hỏi người thiết kế phải có
trình độ tin học cao.


7


Đã có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả đi vào thiết kế
trang web học tập. Có thể kể đến như: Các tác giả Mai Văn Trinh – Phan Thị
Kim Dung, Nguyễn Thị Nhị ở trường ĐH Vinh đã thiết kế website hỗ trợ việc
dạy học phần “Cơ sở tĩnh điện” và “tĩnh điện” của chương trình Vật lí lớp 11
THPT.
Đặc điểm của các công trình xây dựng website là các trang web thiết kế
chỉ sử dụng cho mạng nội bộ trong phạm vi rất hẹp và chỉ hỗ trợ cho giờ dạy
trên lớp của GV nên việc sử dụng vẫn bị bó buộc bởi không gian và thời gian.
Đây cũng là hạn chế của hướng nghiên cứu của các tác giả trên
II. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1. Ứng dụng CNTT trong dạy học
1.1.1. Khái niệm về CNTT
Ở Việt Nam khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
49/CP kí ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của chính phủ Việt Nam[1]
“CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và kĩ thuật
hiện đại, chủ yếu là các kĩ thuật máy tính và viễn thông, nhằm tổ chức khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và
tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.”
1.1.2. vai trò của CNTT
Điểm qua một số vai trò tiêu biểu của CNTT trong dạy và học như sau
* Đối với GV:
Khi sử dụng CNTT như là một công cụ dạy học hiện đại, GV thoát
khỏi lao động chân tay để mô tả các hình ảnh, mô hình bằng biểu diễn thí

8



nghiệm hoặc trình diễn các hình ảnh trên tranh vẽ hoặc mô hình, việc làm này
tốn nhiều thời gian và công sức của GV mà đôi khi có những nội dung kiến
thức quá trình việc minh họa bằng các công cụ dạy học truyền thống không
làm được, hơn nữa khó gây kích thích hứng thú cho người học và khó triển
khai các ý tưởng sư phạm tích cực. Khi CNTT ra đời, cùng với mạng Internet
phát triển phủ sóng từ thành thị đến nông thôn, tài nguyên các hình ảnh,
video, phần mềm dạy học đa dạng, có tính tương tác cao, GV dễ dàng khai
thác nguồn tư liệu số và sử lí chúng bằng các phần mềm dạy học theo ý tưởng
sư phạm, giúp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực truyền thông
đa phương tiện
CNTT giúp GV truyền tải nội dung kiến thức đến được với người học
nhanh chóng dễ dàng hơn
CNTT còn là nguồn tài nguyên nhiều giá trị hỗ trợ GV thiết kế bài
giảng
CNTT giúp GV thực hiện các PPDH tích cực được dễ dàng và thuận lợi
nhất
* Đối với HS
- HS tích cực học tập hơn, đưa kiến thức tới gần với người học hơn
- HS có thể học ở mọi lúc, mọi nơi mà không lo trở ngại về địa lí và thời gian
1.3. Tổng quan về blog
1.3.1. Khái niệm blog
Có nhiều cách hiểu khác nhau về blog, sau đây là một số khái niệm về
blog

9


Blog, gọi tắt là weblog, là một dạng của website, bùng nổ từ cuối thập
niên 1990. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa
thông tin lên mạng với mọi chủ đề ( nguồn Wikipedia)

Blog là một site, nơi các blogger có thể viết lại những gì diễn ra, chia sẻ
bài học, kinh nghiệm, … Được phần mềm hỗ trợ, dễ sử dụng, miễn phí
( nguồn blogger.com)
Theo thông tư hướng dẫn tháng 7/2008- TT-BTTTT của Bộ thông tin
và truyền thong ban hành ngày 18/12/2008, blog được hiểu là “Trang thông
tin điện tử cá nhân, được dùng để thể hiện những thông tin mang tính chất cá
nhân phục vụ nhu cầu lưu trữ hoặc trao đổi, chia sẻ với một nhóm người hoặc
với cộng đồng sử dụng dịch vụ Internet”
Từ các cách định nghĩa khác nhau về blog trên, chúng tôi cho định
nghĩa blog như sau: “ blog là một dạng của website, được cung cấp miễn
phí,trực tuyến, dễ sử dụng và có tính tương tác cao”
1.3.2. Các tính năng của blogspot
Với rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước nhưng chúng
tôi chọn blogspot là nhà cung cấp dịch vụ blog. Đó là do blogspot có những
tính năng ưu việt sau:
- Cung cấp miễn phí
- Hỗ trợ tiếng việt
- Giao diện đẹp, thân thiện, có khoảng 60 kiểu giao diện khác nhau
được thiết kế sẵn cho người sử dụng bình chọn, có những giao diện cho phép
người dùng tùy ý đưa ra các hình ảnh cho riêng mình vào thanh chắn đầu
mục(header image). Mỗi giao diện còn cho phép người dùng tùy chọn và sắp

10


xếp một số tiện ích như lấy nguồn thông tin(feed) từ các trang wed khác, cho
hiển thị các bài viết được nhiều người đọc nhất, các bài viết mới nhất, danh
sách các bình luận(comment) của người đọc và người viết blog, danh sách các
địa chỉ trang wed khác,… chỉ bằng thao tác đơn giản là nhắp(click) chuột.
- Phân hạng mục cho các bài viết (categories), người viết blog có thể

phân các bài viết thành các mục khác nhau (categories). Số lượng các mục là
không giới hạn, đồng thời một mục có thể “con” các mục khác (giống như cấu
trúc cây). Điều này khiến cho việc phân loại và tìm kiếm bài viết dễ dàng hơn.
Đây là tiện ích được những người viết blog đánh giá cao.
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản tốt. Blogspot tự động lưu liên tục khi soạn
thảo để lưu giữ bài viết trong trường hợp máy tính bị hỏng hoặc bị mất điện
hoặc có bất cứ vấn đề gì xảy ra. Có tính năng xem trước (preview) các bài viết
trước khi tải chúng lên mạng (upload).
- Cho phép đưa hình ảnh của riêng mình hoặc các hình ảnh của các dịch
vụ khác như youtube, google vào các bài viết.
- Cho phép quản lí các bình luận (comment), blogspot cho phép người
viết blog được quyền tùy chọn hiển thị hay không hiển thị những bình luận
(comment) của người khác vào blog của mình, cho phép xóa hoặc chỉnh sửa
lại các bình luận của chính mình.
- Các bình luận rác (comment spam) là những bình luận của những
người đọc với mục đích quảng cáo hay nói cách khác là những comment
quảng cáo làm nhiễu và rối các bài viết. Việc kiểm duyệt các bình luận rác
(comment spam) hoàn toàn do người viết blog tùy biến.
- Có quyền được tùy chọn cho blog được riêng tư, không được tìm thấy
bởi các công cụ tìm kiếm như google,… mà chỉ những thành viên được người

11


viết blog cho phép mới vào đọc được hoặc được tìm thấy bởi các cung cụ tìm
kiếm để cả thế giới đều có thể đọc và biết các các bài viết trên blog hoặc để cả
thế giới biết blog của bạn nhưng có những bài viết bạn muốn để riêng tư thì
blogspot cho phép chọn chế độ để mật khẩu (password) để đọc.
- Tự động thống kê dưới dạng biểu đồ hàng số người vào blog trong
từng phút, từng ngày,… số người vào đọc mỗi bài viết để tìm xem những bài

viết nào được nhiều người đọc nhất, thống kê bằng chữ số lượng bài đã viết
và tải lên blog, số lượng bình luận (comment).
- Có khả năng hỗ trợ một số tiện ích (widget) từ các dịch vụ miễn phí
khác
- Cho phép tạo ra các trang cố định như trang giới thiệu, trang trao đổi thảo luận, trang hướng dẫn, …để tạo điều kiện thuận tiện quản lí blog tùy ý
thích.
- Cho phép nhiều người cùng viết bài và quản lí blog. Người tạo ra blog
(admin) có thể mời nhiều người khác tham gia viết và tải bài viết lên blog
hoặc chỉ đóng góp bài để người tạo ra blog (admin) kiểm tra và cho phép tải
bài viết lên blog.
- Ngoài ra, người dùng có thể nâng cấp blog của mình như thay đổi
giao diện theo ý thích, cho phép đưa các quảng cáo vào blog của mình.
1.3.3. Vai trò của blog đối với quá trình dạy học
* Đối với HS
- HS chủ động tích cực trong việc thảo luận, trao đổi thong tin với bạn học và
GV thông qua tính năng viết comment và các tính năng của diễn đàn thiết kế
trong blog.

12


- HS được tiếp cận nguồn tài nguyên học tập phong phú tùy theo phong cách
cá nhân
- HS được rèn luyện và phát triển các kỹ năng sử dụng các phương tiện học
tập thành thạo như: Đọc tài liệu GV cung cấp trên blog, tìm kiếm tài liệu trên
blog,…
* Đối với GV
- Là công cụ đắt lực hỗ trợ GV xây dựng bài học một cách trực quan và sinh
động
- Giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS qua việc quan sát các

biểu hiện học tập của HS trên blog
- Giúp GV thực hiện các PPDH tích cực được dễ dàng hơn
- Đặc biệt tính năng tương tác cao của blog là một lợi thế hỗ trợ quá trình dạy
- học
1.4. Tự học và rèn luyện kĩ năng tự học.
1.4.1. Quan niệm về học
Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế của quá
trình học, nhưng chưa có công trình nào tìm được lời giải thỏa đáng. Học vẫn
là một quá trình bí ẩn, chưa khám phá được một cách đầy đủ về cơ chế của
quá trình học diễn ra trong não như thế nào? Học là một quá trình “hộp đen”
khó xác định
Theo Nguyễn Cảnh Toàn : “học là một quá trình bí ẩn, quá trình đó
diễn ra trong đầu óc người học nên không thể quan sát trực tiếp được. Chỉ có
thể biến đổi trên lĩnh vực hành vi của chủ thể mới có thể quan sát hoặc định

13


lượng. Ông cho rằng học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong
đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người
mình bằng cách thu nhận xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh
mình.” [19]
Trong giáo trình của mình, Nguyễn Cảnh Toàn cũng viết 6 định nghĩa
về học [4, tr.61]
Định nghĩa 1: Học là chiếm lĩnh thông tin càng nhiều càng tốt, càng
học càng nắm được nhiều thông tin, học là thu nhận, tích lũy, gia tăng số
lượng kiến thức.
Định nghĩa 2: Học là ghi nhớ, lặp lại và thuộc lòng, học là quá trình
tích lũy thông tin mà ta có thể tái hiện như là những mẩu kiến thức tách biệt
nhau.

Định nghĩa 3: Học là quá trình chiếm lĩnh, ứng dụng hay sử dụng kiến
thức, học là nắm bắt sự kiện, khái niệm hay quá trình có thể lưu trữ và sử
dụng khi cần, học là tích lũy thông tin vào bộ nhớ để sử dụng mỗi khi có tình
huống đòi hỏi.
Định nghĩa 4: Học là quá trình trừu tượng hóa, định hướng, định giá trị,
học là liên kết cái đang học với cái đã biết và thực tiễn cuộc sống, học là hiểu
bản chất sự vật, nối liền các sự vật với nhau, lý giải và kiểm nghiệm giá trị
của sự vật trong thực tế.
Định nghĩa 5: Học là sự tạo ra sự biến đổi về nhận thức để hiểu biết thế
giới bằng cách lý giải và thông hiểu thực tiễn, học là xác định mô hình thông
tin và liên kết mô hình đó với thông tin từ các tình huống và hoàn cảnh khác
nhau. Hệ quả của việc xác định các mối quan hệ mới chưa được thừa nhận
trước đây là người học thay đổi nhận thức của chính mình.

14


Định nghĩa 6: Học là biến đổi con người, học là thông hiểu thế giới
bằng nhiều con đường khác nhau mà kết quả là biến đổi bản thân người
học, học là quá trình tự tạo ra sự biến đổi tổng hợp về tri thức, kĩ năng, thái
độ và giá trị của một con người. Đó là học có chiều sâu, học có bản chất cốt
lõi là tự học.
Sáu định nghĩa trên được phân loại và sắp xếp từ đơn giản đến phức
tạp. Định nghĩa (1), (2), (3) thể hiện cách tiếp cận của người học một cách thụ
động, với ba định nghĩa này, vai trò nhận thức của người học chỉ dừng ở mức
độ tiếp thu thuần túy một cách máy móc những gì được thấy mà chưa có sự
gia công, phân tích vốn kiến thức thu nhận được thành kiến thức cho bản thân
để thông hiểu thế giới, biến đổi bản thân. Hay nói cách khác, ở ba định nghĩa
đầu, học theo chúng tôi hiểu đây là một quá trình thu nhận kiến thức một cách
thụ động, là ghi nhớ kiến thức thành những “hộp” kiến thức tách biệt nhau.

Định nghĩa (4), (5), (6) thể hiện cách tiếp cận vào chiều sâu, bản chất
đó là trình độ cao của nhận thức: Phân tích, tổng hợp, phê phán, đánh giá, …
theo cách tiếp cận này, học là tự lực, tích cực, chủ động.
Như vậy, dựa vào mức độ tích cực, tự lực của người học có thể chia
thành học chủ động và học thụ động. Học thụ động là sự ghi chép, bắt chước
(làm theo) một cách nguyên mẫu những gì diễn ra trong môi trường học (mức
độ thấp của học), học chủ động là sự tích cực, tự lực, sáng tạo của người học
trong quá trình chiếm lĩnh tri thức ( mưc độ cao của học), ở mức này được
xem là tự học.
Từ những phân tích trên, cùng với quan điểm và xu hướng giáo dục
hiện nay. Chúng tôi đưa ra định nghĩa về học phù hợp với quan điểm hiện nay

15


như sau: Học là quá trình chiếm lĩnh tri thức, tác động vào thế giới, hình
thành năng lực và thái độ, giá trị cho bản thân
1.4.2. Học cốt lõi là tự học.
Theo Nguyễn Cảnh Toàn [19]: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ,
sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của
người học, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh
một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính
mình”. Theo ông, dạy dù sao cũng chỉ là ngoại lực tác động đến trò. Ngoại lực
đó phải được cộng hưởng của nội lực – sự cố gắng của trò. Sự cố gắng này
mới là tự học.
GS TSKH Thái Duy Tuyên quan niệm: “Tự học là hoạt động độc lập
chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo … và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài
người nói chung và của chính bản than người học” [22, 303]
Một số tác giả khác quan niệm về tự học là một hình thức tổ chức dạy
học quan trọng và tiêu biểu trong nhà trường PT và đại học như tác giả Phạm

Viết Vượng [23], Lưu Xuân Mới [24], tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng “tự
học là hình thức tổ chức cho HS học tập trong hoặc ngoài giờ lên lớp theo
phương pháp tự nghiên cứu bằng lỗ lực của các nhân, không có giáo viên trực
tiếp hướng dẫn
Như vậy, từ định nghĩa trên về tự học, cùng với xu hướng giáo dục hiện
nay mà Đảng, nhà nước ta vạch ra: Dạy học lấy người học làm trong tâm.
Chúng tôi nhận thấy rằng, tự học là chìa khóa thành công của con người. Mỗi
cá thể, không ai hết phải tự mình tạo ra sự biến đổi tổng hợp về kỹ năng, thái
độ, giá trị của bản thân, đây chính là yếu tố nội lực.

16


1.4.3. Đặc điểm của tự học
Thứ nhất, tính độc lập cao, trong hoạt động học tập để có hiệu quả thì
phải có tư duy độc lập, sáng tạo. Trong tự học, thì tính độc lập, chủ động càng
có vai trò quan trọng. Nó được coi là công cụ đắc lực không có gì thay thế
giúp cá nhân tích lũy kinh nghiệm, tri thức khoa học, hoàn thiện nhân cách.
Thứ hai, về mặt động cơ, trong tự học động cơ có tính chất nội sinh, tự
kích thích, khi tham gia quá trình học người học phải hứng thú với kiến thức
phải thu lượm. Nhờ vào hứng thú, người học tham gia tích cực và biết tiếp tục
quá trình học bằng cách tạo cho nó một hình thức phù hợp với tính cách của
mình. Khi đã thực sự trở thành chủ thể, học có nghĩa là người học đã tự xác
định được động cơ, mục đích học tập. Khi đó người học tiến hành việc học
dựa trên trách nhiệm cá nhân và sự điều khiển của ý chí. Tự học lúc này là
quá trình học tự giác chủ động, có phong cách và phương pháp cá nhân, có
mục tiêu và giải pháp cá nhân gắn với nhu cầu giá trị và khả năng cá nhân.
Thứ ba, trong tự học khả năng lựa chọn cao, rộng rãi cả về nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức học tập. Sự lựa chọn này luôn hướng tới sự
phù hợp giữa chủ thể nhận thức với các điều kiện bên ngoài. Đây là hoạt động

đặc trưng mà chỉ trong tự học mới có.
Thứ tư, phương pháp tự học mang tính cá nhân cao. Phương pháp tự
học dựa trên tiềm năng của người học và ý thức trách nhiệm của người học.
Và phương pháp tự học sẽ quyết định hiệu quả tự học mà sau đây chúng tôi
gọi là kỹ năng tự học.
1.4.4. Kỹ năng tự học và rèn luyện kỹ năng tự học.
Qua tham khảo một số công trình nghiên cứu, chúng tôi tạm chia kỹ
năng tự học thành hai nhóm: Nhóm kỹ năng tự học thuộc các hoạt động có

17


thể quan sát được và nhóm kỹ năng tự học thuộc các hoạt động không quan
sát được
Nhóm kỹ năng thuộc các hoạt động quan sát được: Được hiểu theo
nghĩa: Giáo viên và những người xung quanh khi quan sát hoạt động tự học
của HS có thể hiểu được học sinh đang làm gì, thậm chí có thể biết được chất
lượng của vấn đề đó. Bao gồm, kỹ năng nghe giảng, kỹ năng ghi chép, kỹ
năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng giao tiếp với GV và học sinh khác quá trình
học tập, kỹ năng vận dụng.
Nhóm kỹ năng thuộc các hoạt động không quan sát được. Kỹ năng này
bao gồm các kỹ năng tư duy diễn ra trong não của người học bao gồm: Kỹ
năng hệ thống hóa, kỹ năng tự xác định nhu càu mục đich học tập, kỹ năng
lưu trữ chế biến các thông tin, kỹ năng tự rút kinh nghiệm về cách học…
1.4.5. Đánh giá kỹ năng tự học
GV Có thể thực hiện việc đánh giá kỹ năng tự học của HS qua bài thi
được tổ chức ngay sau bài tập tự học. Bài thi có thể là bài kiểm tra trắc
nghiệm, câu hỏi tự luận, câu hỏi đố, bài thi tự do HS tự đánh giá và cho điểm,
III. Cơ sở thực tiễn
1.1. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 –

THPT.
1.1.1. Tâm, sinh lí học sinh trong việc lĩnh hội tri thức trên blog dạy học
sinh học
DH là một quá trình tổ chức, điều khiển và tác động của GV làm cho
người học trở lên tự giác, tích cực chủ động, tự điều khiển hoạt động của
mình nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập. Quá trình học tập chịu sự chi phối

18


của nhiều quy luật tâm, sinh lí lứa tuổi như: quy luật sinh lí, quy luật tâm lí,
quy luật nhận thức,… chính vì vậy mà khi xây dựng blog dạy học việc quan
tâm đến tâm, sinh lí học sinh là một yêu cầu vô cùng quan trọng mà ta phải
chú ý. Đây là cơ sở để xem xét mức độ khó dễ của kiến thức, màu sắc, hình
ảnh, âm thanh, hình thức thể hiện,… tất cả đều xuất phát từ học sinh, các em
là chủ thể sáng tạo, là người thi công công trình mà GV là người thiết kế.
Khác với lứa tuổi THCS, tâm sinh lí của học sinh ở lứa tuổi THPT đã
phát triển ở mức độ khá tốt. Khả năng thu nhận thông tin qua tri giác bằng
hình ảnh đã ở mức độ khá cao. Khả năng thẩm mỹ cũng phát triển hơn ở
lứa tuổi THCS. Vì vậy, các em không còn thích những hình ảnh rực rỡ,
thay vào đó là những hình ảnh cầu kì, chính xác và khoa học. Về màu sắc,
những gam màu êm dịu hài hòa dễ gây hứng thú nhiều hơn và làm tăng khả
năng thu nhận thông tin. Về bố cục của blog cũng cần khoa học và mang
tính chuyên nghiệp hơn.
1.1.2. Trình độ nhận thức của học sinh THPT trong việc lĩnh hội tri thức
qua blog dạy học
Trình độ nhận thức của HS THPT có những đặc điểm khác so với các
cấp, các lớp học khác. Ở lứa tuổi này HS chủ động hơn trong quá trình nhận
thức, tri giác có mục đích cũng phát triển hơn. Việc quan sát ngày càng có hệ
thống, có mục đích và toàn diện hơn. Việc ghi nhớ máy móc ngày càng

nhường chỗ cho việc ghi nhớ có ý nghĩa, dựa trên sự phân loại hệ thống hóa.
Việc áp dụng các phương tiện DH hiện đại sẽ tạo điều kiện cho HS huy động
nhiều giác quan để nhận thức, tăng khả năng ghi nhớ, biết ghi nhớ logic theo
sự sắp xếp có hệ thống nội dung học tập.

19


Khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng được bộc lộ khá rõ. HS có
khả năng tiếp nhận nguồn tri thức một cách sáng tạo, có thể phân tích làm
sáng tỏ các vấn đề một cách nhanh chóng. Do đó các em có thể thực hiện các
thao tác tư duy phức tạp như: Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành
phần, hiểu được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội, mối quan hệ
giữa các cấp độ của thế giới sống…
Ở bậc học này, các em đã có những kiến thức sinh học nhất định, một
số kĩ năng đã được hình thành như: kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp kiến
thức,…Do đáo, GV cần nâng cao yêu cầu của câu hỏi, bài tập để HS tự chiếm
lĩnh kiến thức và tự kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của mình.
Việc giúp các em phát triển năng lực nhận thức là một nhiệm vụ quan
trọng của GV. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào dể nâng cao chất lượng học
tập của HS. Điều này đòi hỏi phải đổi mới PPDH nói chung và thiết kế bài
giảng nói riêng để thực hiện tốt nhiệm vụ đó.
Chính vì lẽ đó, cac phương pháp, phương tiện dạy học cần phải được
đổi mới mang tính tò mò, tính khám phá khả năng tư duy của HS. Các em
không chỉ bó hẹp việc học tập trên lớp mà tự mình biết tìm kiếm thông tin bổ
sung cho bài học từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tạp chí, mạng
Internet…
Tuy nhiên, khả năng tư duy của các em lứa tuổi này còn chưa hoàn
thiện, có khi còn vội vàng, thiếu chuẩn xác. Do vậy, cần có sự hướng dẫn của
GV để giúp các em nhanh chóng hoàn thiện khả năng nhận thức của mình.

1.2. Đặc điểm chương trình sách giáo khoa Sinh học 10 THPT, phần Sinh
học vi sinh vật
1.2.1 Nội dung chương trình Sinh học 10

20


Nội dung Sinh học 10 gồm ba phần:
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống: Đây là phần nội dung kiến thức
mang tính khái quát cao, bao quát chung cả chương trình Sinh học phổ thông
nhằm giới thiệu đối tượng nghiên cứu của môn học.
Phần II: Sinh học tế bào: Giới thiệu cho HS về đặc điểm cấu trúc, chức năng
của các đặc trưng sống cơ bản ở cấp tế bào làm cơ sở cho việc nghiên cứu các
hoạt động sống ở cấp độ cao hơn.
Phần III: Sinh học vi sinh vât: Đây có thể coi là nội dung lý thú nhất và cũng
khó nhất của Sinh học 10. Giới thiệu về các đặc điểm tổ chức và các hoạt
động sống cơ bản của vi sinh vật
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đề cập nghiên cứu phần III trong Sinh học 10
THPT ban cơ bản mà hiện này phần lớn các trường PT sử dụng để giảng dạy.
1.2.2. Đặc điểm nội dung phần Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 THPT
1.2.2.1. Về cấu trúc nội dung
Phần III: Sinh học vi sinh vật gồm 3 chương
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật ( gồm 3 bài từ bài
22 đến bài 24)
Giới thiệu các kiểu dinh dưỡng và trao đổi chất ở vi sinh vật và vai trò của vi
sinh vật trong chuyển hóa vật chất. Từ đó giúp HS hiểu biết những hiểu biết
về ứng dụng của VSV trong đời sống của con người.
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản củaVSV ( gồm 4 bài từ bài 25 đến bài 28 )

21



×