Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

ĐẠO đức PHẬT GIÁO và ẢNH HƯỞNG của nó đến VIỆC xây DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.32 KB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH
CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH
CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Nguyễn Hùng Hậu

HÀ NỘI - 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU. Nội dung và các
trích dẫn nêu trong luận văn có xuất xứ rõ ràng và trung thực. Những kết
luận trong luận văn chưa từng công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC
Trang


.................DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DBHB

: Diễn biến hòa bình


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ XX, đất nước ta đang ngày
càng chịu nhiều tác động mạnh mẽ của quá trình đổi mới của quá trình công
trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào
trên tất cả các mặt của đời sống xã hội thì có một điều không thể phủ nhận
được đó là sự mất cân đối trong quá trình phát triển con người – xã hội trong
giai đoạn hiện nay.
Chính sự phát triển nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế
đã là một trong những nguyên nhân phá vỡ nhiều nét đẹp văn hóa truyền
thống, làm thay đổi những giá trị lâu đời của dân tộc. Một trong những điều
đáng lo ngại nhất là về lối sống và nhân cách đạo đức con người đang dần bị
băng hoại, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục
trong một bộ phận cộng đồng dân cư diễn ra ngày càng phổ biến. Thái độ coi
thường những giá trị truyền thống là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội
đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở lớp trẻ. Họ có thiên
hướng đề cao cá nhân, sống ích kỷ, lạnh lùng, không tình nghĩa, ít chú ý đến
nghĩa vụ và trách nhiệm, ít quan tâm đến những người xung quanh… Hàng
loạt những hiện tượng đau lòng diễn ra trong xã hội gần đây khiến cho chúng
ta không thể làm ngơ.
Trước thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính

sách và những chế tài cụ thể để quản lý và kiểm soát về sự tha hóa, biến chất
về nhân cách đạo đức của một bộ phận không nhỏ những người trong xã hội
trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Đồng thời những ngành khoa học
nhân văn, các nhà nghiên cứu triết học, xã hội học, nhà văn, nhà báo, nhà biên
kịch, đạo diễn phim... với những công trình nghiên cứu và các tác phẩm xuất
sắc đã phản ánh, lột tả chân thực được sự biến đổi của lối sống nhân cách con
người Việt Nam trong thời đại mới và cũng đã đề cập đến những ý kiến giải
1


pháp độc đáo nhằm phát triển những chuẩn mực tốt đẹp của nhân cách truyền
thống và phương hướng xây dựng nhân cách con người trong giai đoạn có
nhiều yếu tố đan xen, biến đổi…
Có thể nói sự xuống cấp về đạo đức đang trở thành một vấn nạn của
toàn xã hội. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, sự cần thiết là làm thế nào
để con người Việt Nam đáp ứng được yêu cầu hết sức nặng nề mà vẻ vang đặt
lên vai họ, làm thế nào để họ có thể tự khẳng định, tự định hướng giá trị nhân
cách trong đời sống kinh tế thị trường, trở thành lực lượng sản xuất hiện đại,
vững vàng trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đã đặt ra.
Như vậy, có thể thấy vấn đề xây dựng nhân cách mới con người Việt
Nam hiện nay nằm trong chiến lược phát triển con người nhằm đáp ứng được
sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ
phương hướng nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới:
“Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí
tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái,
khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong
gia đình, cộng đồng và toàn xã hội” [17, tr. 5. ].
Với việc xây dựng nhân cách con người mới thì sự kế thừa, phát huy
những giá trị đạo đức truyền thống là không thể bỏ qua. Song chúng ta cần có

một cách nhìn khách quan khoa học trong việc kế thừa và phát huy những giá
trị tốt đẹp của đạo đức truyền thống vừa chọn lọc, tiếp thu những giá trị tiến
bộ trong văn hóa nhân loại để xây dựng nhân cách con người.
Là một trong những thành tố tạo nên nền văn hoá dân tộc trong suốt
hàng nghìn năm, Phật giáo ở Việt Nam chứa đựng giá trị đạo đức nhân bản và
tầm ảnh hưởng của nó vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần người Việt rất
hữu ích cho việc xây dựng một nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt
Nam hiện nay mà giá trị lớn nhất của đạo đức Phật giáo chính là góp phần
duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, định hướng cho con
2


người đến tính thiện hòng cải tạo đời sống cá nhân gia đình và xã hội được tốt
đẹp yên vui hơn. Vì vậy khai thác những yếu tố tích cực của đạo đức Phật
giáo và hạn chế những tiêu cực của sự ảnh hưởng đạo đức Phật giáo đến xây
dựng nhân cách đạo đức của con người Việt Nam hiện nay là một điều cần
thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lí luận đó tác giả lựa chọn vấn đề
“Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách
con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một trong ba tôn giáo thế giới, Phật giáo có lịch sử phát triển lâu dài
và có nhiều đóng góp cho tư tưởng nhân loại, do đó được dư luận và giới
khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu đã được công bố và trở thành tài liệu có giá trị trong việc nhìn
nhận và đánh giá lịch sử phát triển của dân tộc.
Có thể kể đến một số tác phẩm sau: Tác phẩm “Ảnh hưởng của các hệ
tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” do Giáo sư
Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội, 1997. Trong phần
viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung vào khái niệm từ, bi, hỉ, xả cùng các
giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng của con người Việt Nam. Đặc biệt

là cuốn “Phật học phổ thông” của Hòa thượng Thích Thiện Hoa (Giáo hội
Phật giáo Việt Nam) do Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh ấn hành
năm 1992, trong đó đề cập đến những vấn đề rất cần thiết mà mọi Phật tử cần
biết trong bước đầu mới nhập đạo, về lịch sử Phật giáo bắt đầu từ nguồn gốc
Ấn Độ đến cuộc phát triển sang Trung Hoa, rồi đến sự du nhập vào Việt Nam,
về Kinh Luận… Đến tác phẩm “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam”, của
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Ở
đây tác giả chủ yếu khái quát những nét cơ bản về quá trình du nhập cũng như
ảnh hưởng của Phật giáo với dân tộc Việt Nam…
3


Phật giáo là tôn giáo giải thoát cho nên đạo đức Phật giáo là một vấn đề
đặt ra sâu và rộng do nó có vai trò và ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống
văn hóa xã hội và con người. Từ trước đến nay có nhiều công trình nghiên
cứu của các nhà khoa học đã và đang đề cập đến. Tiêu biểu là cuốn “Đạo đức
học Phật giáo” do Hòa thượng Tiến sĩ Thích Minh Châu giới thiệu và Viện
nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995 là những bài tham luận của
nhiều tác giả. Nội dung cuốn sách này, các tác giả đã nêu lên những cơ sở và
nhiều phạm trù đạo đức Phật giáo, đồng thời phân tích làm rõ nội dung của nó
như giới, hạnh, thiện, ác, từ bi, hỷ xả … Tác giả Đặng Thị Lan với công trình
“Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” đã bàn đến những vấn
đề trọng tâm của đạo đức Phật giáo và vai trò ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo đối với việc xây dựng nền đạo đức trong xã hội, cùng với những giải
pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo đức
Phật giáo ...
Và trong nhiều tác phẩm, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học, luận
án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ và công bố thì vấn đề nhân cách nói
chung và nhân cách con người Việt Nam nói riêng cũng là đề tài thu hút được
nhiều sự quan tâm của tác giả. Có thể kể đến nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu

với cuốn “Đến hiện đại từ truyền thống”, Nxb Văn hóa, 1996. Ở đây tác giả
trình bày những tư tưởng, quan niệm của mình về nhân cách con người trong
lịch sử Việt Nam. Đến tác giả Trần Thị Tuyết Sương với công trình “Vấn đề
xây dựng nhân cách đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay”,
luận văn thạc sĩ triết học, Viện Triết học, 1998. Bài viết của tác giả Lê Đức
Phúc “Hình thành và phát triển nhân cách trong kinh tế thị trường”, Tạp chí
cộng sản, số 6, 1995; Dương Phú Hiệp với bài “Sự hình thành và phát triển
nhân cách người Việt Nam trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường”, tạp chí Triết học số 4, 1992…
4


Về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đời sống xã hội cũng có nhiều
công trình đã nghiên cứu. Tiêu biểu như công trình nghiên cứu của tác giả Tạ
Chí Hồng với “Ảnh hưởng của Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức
của xã hội Việt Nam hiện nay” (Luận án Tiến sĩ triết học, năm 2003), tác giả
Hoàng Thị Lan với bài viết “Góp phần tìm hiểu một số vấn đề về đạo đức
Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số
2/1997); tác giả Hoàng Thị Thơ với bài viết “Đạo đức Phật giáo với vấn đề
xây dựng nhân cách con người Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số
1/2002); tác giả Ngô Thị Lan Anh với bài “Phậm trù “Tâm” trong Phật giáo
với việc xây dựng đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay” (Luận án Tiến sĩ
Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011); tác
giả Lê Văn Đình với bài viết “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong xã
hội Việt Nam hiện nay” ( Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10/2007)… Trong
đó các tác giả làm rõ giá trị nhân văn của đạo đức Phật giáo như từ bi, hỷ xả,
nhân ái, vị tha và ảnh hưởng của nó trong việc hoàn thiện đạo đức, nhân cách
con người Việt Nam trong xã hội hiện đại. Ngoài những công trình nghiên
cứu mang tính chuyên đề thì đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó còn
được bàn xen kẽ, rải rác trong các tác phẩm thuộc về lĩnh vực khoa học xã

hội.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã nêu trên đã mang lại một
cái nhìn khá toàn diện về lịch sử Phật giáo và ảnh hưởng của đạo đức Phật
giáo trong đời sống xã hội. Tuy nhiên ở từng góc độ tiếp cận, mục đích
nghiên cứu nên các tác giả đã chỉ đề cập đến góc độ và có hướng đi riêng
để đạt mục đích mà công trình mình nghiên cứu mà thôi. Từ đây, tác giả
luận văn đã kế thừa được nhiều cách đánh giá, phân tích khác nhau về
Phật giáo và ảnh hưởng đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội, cũng
như cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo đến đạo đức nhân cách con người.
5


Qua việc tham khảo các đề tài trên, tác giả nhận thấy đạo đức Phật giáo
mặc dù là một nội dung khá hấp dẫn và được đề cập đến ở rất nhiều các đề tài
nghiên cứu Phật giáo, xong chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt
nào về đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách
con người Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu
nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tác giả luận văn đi vào tìm hiểu vai
trò của đạo đức Phật giáo từ góc độ triết học, tôn giáo nói chung và đặc biệt là
ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách của con người Việt Nam hiện
nay với mong muốn đưa ra một số đánh giá, gợi mở về sự ảnh hưởng đạo đức
Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
∗ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc
xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
∗ Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là những nội dung và giá trị cơ bản của đạo đức
Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách con người Việt

Nam tư 1990 đến nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
∗ Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ những nội dung và giá trị của đạo đức Phật
giáo, tìm hiểu ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách
con người Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo từ đó nêu ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy
ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến
việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
∗ Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện nhiệm vụ sau:
- Phân tích nội dung đạo đức Phật giáo và những giá trị cơ bản của đạo
đức Phật giáo
- Phân tích ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân
cách con người Việt Nam hiện nay.
6


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
∗ Cơ sở lý luận
- Cơ sở lí luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói
riêng.

∗ Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận của triết học Mác –

Lênin và kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như
phân tích, tổng hợp, so sánh, lôgíc – lịch sử, ...

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn làm rõ ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trên các khía cạnh
tích cực, tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách của
người Việt Nam hiện nay.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm về
đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến nhân cách con người Việt
Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn có kết cấu gồm 2 chương, 5 tiết.

7


Chương 1: ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
1.1. Cơ sở hình thành và vai trò của đạo đức Phật giáo trong Phật giáo
1.1.1. Vài nét về Phật giáo
Phật giáo là một trào lưu tư tưởng lớn ở Ấn Độ cổ đại. Xuất hiện vào
thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, Phật giáo đã nhanh chóng phổ biến và trở
thành một quốc giáo ở Ấn Độ, sau đó được truyền bá và lan tỏa sang các nước
lân cận và khu vực. Trải qua những thăng trầm lịch sử, ngày nay Phật giáo trở
thành một tôn giáo lớn của thế giới và đã đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời
sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc phương Đông. Với mục đích nhằm
giải phóng con người khỏi mọi đau khổ bằng chính cuộc sống đức độ của con
người, Phật giáo đã nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin đông đảo
quần chúng lao động. Nó trở thành biểu tượng của lòng từ bi, bác ái trong đạo
đức truyền thống của các dân tộc Châu Á.
Sự xuất hiện tư tưởng Phật giáo gắn liền với hoàn cảnh lịch sử, kinh tế,
chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ đại.
Thời kỳ bấy giờ Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền văn hóa

văn minh sớm nhất và rực rỡ nhất trên thế giới. Chủ nhân của nền văn minh
Ấn Độ cổ đại là người bản địa Đravida và người Aryan Châu Âu nhập cư.
Quá trình hỗn dung về dòng máu và văn hóa đã tạo điều kiện cho việc xây
dựng nơi đây thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển của thế
giới thời cổ đại. Khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, chế độ nô lệ kiểu
phương Đông đã phát triển với sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt và nhà nước
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền là sở hữu tối cao về ruộng đất và
thần dân. Trong thời kỳ này có sự phát triển vượt trội về kinh tế, văn hóa tư
tưởng, song đồng thời cũng có những biến động lớn về mặt xã hội. Công cụ
lao động bằng sắt rất phát triển. Trên cơ sở mở mang các công trình thủy lợi,
khẩn khai đất đai, trồng các loại ngũ cốc, nông nghiệp phát triển mạnh. Nghề
thủ công rất phát đạt, nhất là nghề dệt sợi, tơ lụa; nghề luyện sắt; nghề làm đồ
8


gỗ, gốm sứ và nghề làm đồ trang sức. Mặc dù nền kinh tế tự nhiên còn chiếm
ưu thế song thương nghiệp, buôn bán cũng có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Các thư tịch cổ cho thấy khi đó các nhà buôn có những đội quân vận chuyển
cả bằng đường bộ lẫn đường thủy với quy mô lớn. Tiền tệ bằng kim loại xuất
hiện. Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa, hàng loạt thành phố, thị trấn
mọc lên trở thành trung tâm công thương nghiệp quan trọng. Nhiều con
đường thương mại bộ thủy nối liền các thành thị với nhau và thông thương từ
Ấn Độ qua các nước như Trung Hoa, Ai Cập và các miền Trung Á… dần dần
xuất hiện.
Về mặt tư tưởng, đời sống tinh thần xã hội lúc này bị thống trị bởi quan
điểm duy tâm, tôn giáo trong thánh kinh Vê - đa và đạo Bà – la – môn (tôn
giáo đề cao, tuyệt đối hóa sự bất bình đẳng giữa các giai cấp). Đây chính là cơ
sở triết lý cho chế độ phân chia đẳng cấp trong xã hội. Dân chúng Ấn Độ thời
bấy giờ bị phân chia thành nhiều giai cấp khác nhau, tựu chung có các giai
cấp chính sau đây :

- Bà – la – môn (Brahman): gồm giới tăng lữ của đạo Bà – la – môn là
đẳng cấp cao nhất thống trị đời sống tinh thần, phụ trách lễ nghi, cúng bái của
xã hội. Đẳng cấp này có đặc quyền xã hội và chính trị, được tôn làm “Thần
của nhân gian”.
- Sát – đế - lợi (Kshatrya): gồm vua, quan, võ sỹ, quý tộc, người chấp
hành quyền lực thế tục và được coi là người bảo hộ của nhân dân.
- Phệ xá (Vaisya): bao gồm dân tự do như nông dân, thợ thủ công,
nhà buôn, là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội và có nghĩa
vụ nộp thuế.
- Thủ - đà – la (Shudra): là nô lệ bao gồm tù binh, những người ở tầng
lớp trên bị phá sản … có nghĩa vụ phục tùng các đẳng cấp trên, chịu mọi cực
khổ và hoàn toàn lệ thuộc vào các đẳng cấp trên.
Sự phân chia đẳng cấp thể hiện ở nhiều mặt, không chỉ về quyền lợi,
địa vị chính trị, kinh tế, xã hội mà cả trong quan hệ giao tiếp, đi lại, sinh hoạt
9


tôn giáo, ăn mặc…Chế độ phân chia đẳng cấp một cách khắc nghiệt được
phản ánh trong các quy phạm của xã hội nhằm đề cao các tầng lớp trên và hợp
thức hóa quyền được bóc lột của họ.
Tình hình trên đã làm cho tầng lớp đa số trong xã hội – những người
Thủ - đà – la càng oán ghét chế độ bóc lột, oán ghét chế phân chia đẳng cấp
và tất yếu dẫn đến sự phản kháng của quần chúng lao động đòi hỏi một sự tự
do, công bằng xã hội. Đây chính là nhu cầu của hiện thực lịch sử làm xuất
hiện các trường phái tư tưởng mới ở Ấn Độ trong thời kỳ này. Phật giáo xuất
hiện như là sự đáp ứng nhu cầu tinh thần phản kháng xã hội, một mặt nó phản
ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của nhân dân Ấn Độ, mặt khác nó phản
kháng chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bất bình đẳng giữa
con người. Nó công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Vê – đa và
đạo Bà – la – môn, bác bỏ uy quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính

con người.
Phật giáo ra đời ngoài những tiền đề về kinh tế, xã hội và tư tưởng
như trên, nó còn gắn với vai trò của Đức Phật Thích Ca và những người kế
tục ông.
Theo truyền thuyết người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Cồ Đàm Tất
Đạt Đa (Gautama Siddhartha) con vua Tịnh Phạn (Shuddhodana) và hoàng
hậu Ma đa, họ Thích Ca trị vì nước nhỏ là Ca - tỳ - la - vệ (Kapilavastu) (nay
thuộc Nêpan) sinh ngày 15 – 4 (có tài liệu ghi ngày 8 – 4) năm 524 trước
Công nguyên.
Bấy giờ toàn cõi Ấn Độ chia làm rất nhiều nước nhỏ, thường khi hòa
chiến với nhau như đời Chiến quốc bên Trung Quốc, tuy đại thể vẫn thu về
nước Ma - kiệt - đà (Magadha). Nước này lớn nhất ở phía Nam sông Hằng
(Gange), làm tâm điểm cho toàn xứ Ấn Độ.
Trong những nước có danh tiếng nhất thời ấy, có nước Ca - tỳ - la - vệ,
vua tên là Tịnh Phạn (Sudhodana), hoàng hậu là Ma - ha Ma - da (Maha 10


maya) con vua A - nâu Thích - ca (Anu - Sakya) nước Câu - ly (Koly). Khi ấy
vua Tịnh Phạn đã 50 tuổi và Hoàng hậu 45 tuổi mới có thai lần đầu. Nơi sinh
Đức Phật tương truyền là vườn Lâm - tỳ - ni (Lumbini). Năm 1897, bác sĩ A.
Fuhrer có đào được ở nơi ấy một trụ đá của vua A Dục (Asoka) (sau khi Phật
tịch diệt chừng 270 năm) đánh dấu chỗ của Đức Phật giáng sinh.
Đức Phật tư bẩm thông minh và tính tình đức độ từ thuở nhỏ. Bảy tuổi
Ngài theo học các đạo sĩ phái Bà – la - môn. Dần dần Ngài thông hiểu các
khoa, nhất là nghị luận, triết lý. Chính trong khi bắt đầu hiểu biết ấy, cũng là
khi Ngài bắt đầu cảm thấy chán nản cuộc đời vinh hoa phú quý và buồn đau
cho thế cuộc của nhân sinh.
Như trên đã nói, dân tộc Ấn Độ bấy giờ chia ra làm bốn phái rõ rệt Ngài
là dòng quý tộc. Nhưng xét ra dòng quý tộc chỉ có quyền mà không có thế, vì
bao nhiêu học thuật, luật pháp đều ở trong tay phái Bà – la - môn cả. Một

Hoàng tử thiếu niên có đủ tài như Đức Thích - ca, thấy vậy tất phải sinh lòng
bất mãn cho cái chế độ ấy. Rồi Ngài lại thấy cái khổ của những kẻ nô lệ gần
Ngài. Ngài sinh ra bất bình với cái tập quán bất công của dân tộc. Sự buồn rầu
của Ngài khởi điểm từ đấy. Lại hằng ngày Ngài thường nghe và thấy bao
nhiêu chuyện đau khổ của nhân loại và dù người được sinh vào nơi quyền
quý, nơi mà người đời đã cho là sung sướng, cũng không tránh khỏi bốn cái
ách “sinh, lão, bệnh, tử”. Thế là Ngài bắt đầu ngờ vực mới triết lý truớc sự
sống đau khổ của loài người.
Ngài lại càng buồn rầu khi thấy chỉ có mình Ngài cảm biết nỗi đau khổ
ấy, còn biết bao nhiêu người vẫn sống mê man, tranh đua, áp chế, cướp giết
lẫn nhau, gây thêm cho nhau bao nhiêu là cảnh khổ não thương tâm, người
đời vẫn triền miên sống trong vòng tội lỗi tối tăm, trong cảnh khổ không bờ
bến mà không hề tự biết? Khi đó Đức Phật mới nhóm trong tâm một lý tưởng:
“Phải tìm lấy chân lý đủ cứu vớt chúng sinh ra ngoài bể khổ”. Từ đó Ngài cố
11


tìm trong kinh điển, trong đạo lý để mong tìm thấy một chân lý mà giải luận
cuộc nhân sinh.
Năm 16 tuổi, Ngài vâng lời vua cha cưới 3 vị phu nhân La - gia
(Gapika), Gia – du – đà - la (Yasodhara), Lộc - giả (Urganika). Bà Gia – du –
đà - la sinh được một con trai lấy tên là La - hầu - la. Dù có đầy đủ hạnh phúc,
nhưng ngài muốn tìm đến thứ hạnh phúc siêu việt hơn.
Năm 19 tuổi, khi khát vọng lên đến cực độ, Ngài quyết bỏ vợ con, bỏ
cuộc đời vinh hoa phú quý, vào hang núi chịu đói rét, tu khổ hạnh để mong
tìm nghĩ được một phương pháp gì cứu loài người ra khỏi vòng khổ ải và bầy
cảnh cực lạc trên thế gian. Trong mấy năm ấy, Ngài đi tìm hỏi mấy vị đạo sĩ
có danh tiếng, nhưng Ngài thấy triết lý của vị nào cũng không được siêu thoát
lắm. Ngài liền vào ẩn trong dãy Tuyết Sơn (tức là núi Già – xà - gaya, trong
sách Phật ngày sau gọi là Khổ hạnh lâm) để tu tập thiền định. Trong 6 năm

trời tu khổ hạnh, nhưng Ngài không thấy chứng được đạo quả gì. Ngài mới đi
đến núi Tượng Đầu (Gajasirsa) bên sông Ni – liên - thuyền tắm rửa xong,
Ngài thọ bát sữa của mấy nàng mục nữ cúng, rồi Ngài ở đó một mình thiền
định và thề rằng: "Ta ngồi ở đây nếu không chứng được đạo quả, thì dù có tan
nát thân này, ta quyết không bao giờ đứng dậy”. Dưới gốc cây Tất – bát - la
(Pippala), Ngài ngồi định tâm, vừa định tâm 48 ngày thì, một hôm, khi sao
mai vừa mọc, Ngài bỗng thấy trong tâm sáng suốt, rõ thấy chân lý của vũ trụ
và nguồn gốc sanh tử của chúng sinh: Ngài đã thành Phật. Bấy giờ Ngài vừa
31 tuổi, ngày ấy nhằm ngày mồng 8 tháng chạp lịch Trung Hoa (ngày nay ở
Nam thành Patna chừng 110 cây số có thành Già gia (Gaya) và cách thành
này 13 cây số có linh địa gọi là Phật - đà Già - gia (Bouddha Gaya), tức là chỗ
Ngài thành Phật vậy). Còn cây Tất – bát - la là chỗ Ngài ngồi nhập định, sau
gọi là cây Bồ - đề, dấu tích nay vẫn còn.

12


Khi ấy Ngài yên lặng, hoàn toàn sống trong sự sáng suốt nhiệm mầu
của chân lý mà Ngài đã chứng ngộ, rồi Ngài trở lại với loài người đem
đạo lý ra mà thuyết pháp giáo hóa. Từ đó Ngài chu du khắp các lưu vực
sông Hằng Hà, giáo hóa được vô số chúng sinh đương mê muội, trở nên
giác tĩnh, đều qui y Phật pháp để tu hành diệt khổ, chứng đạo Niết - bàn.
Ngài thọ 80 tuổi và tịch diệt vào ngày rằm tháng hai, trong một vườn cây
gần thành Câu – thi – la (Kusinagar).
Như vậy một cuộc đời vô cùng vĩ đại đã xuất hiện cứu vớt cõi đời sầu
khổ của chúng sinh. Đạo Phật với luật lệ, lễ nghi đơn giản, giáo lý sâu sắc,
nêu nên khả năng chế ngự dục vọng, vai trò tự giải thoát của con người, sự
bình đẳng của con người với con người … nên được đông đảo quần chúng tin
theo. Tư tưởng triết lý của Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó viết
thành văn thể hiện trong “Tam tạng” (Tripitaka) gồm 3 bộ: 1) Tạng kinh

(Sutra - pitaka) ghi lời Phật dạy; 2) Tạng luật (Vinaya - pitaka) gồm các giới
luật của đạo Phật; 3) Tạng luận ( Abhidarma - pitaka) gồm các bài kinh, các
tác phẩm luận giải, bình chú về giáo pháp của các cao tăng, học giả về sau.
Sau khi Đức Phật nhập cõi Niết bàn, Phật giáo phát triển thêm một thời
gian khá dài nữa rồi dần dần suy tàn do sự xâm nhập của một số tôn giáo mới.
Tuy vậy, Phật giáo vẫn phát triển sang các nước ngoài Ấn Độ một cách nhanh
chóng theo hai hướng: xuống phía Nam gồm các nước như Xờrilanca, Thái
Lan, Miến Điện, Campuchia, Nam Việt Nam … gọi là Phật giáo Tiểu thừa;
một hướng truyền lên phía Bắc sang các nước như Trung Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên, Bắc Việt Nam… gọi là phái Đại thừa.
Ngày nay, Phật giáo có mặt ở nhiều nước trên thế giới và phát triển chủ
yếu ở Châu Á, với số lượng tín đồ khoảng 400 triệu.
1.1.2. Cơ sở hình thành đạo đức Phật giáo

13


Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là
một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ
thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người,
nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc.
Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện
một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng, nổi bật mà khi chúng ta trải
nghiệm sẽ nhận thức được các giá trị hạnh phúc.
Qua thuyết pháp độ sanh của Đức Phật, đạo đức Phật giáo là một nếp
sống đem lại hạnh phúc cho con người, đề cao giá trị con người, một nếp sống
trong sạch thanh tịnh, lành mạnh, loại bỏ các pháp bất thiện, thành tựu các
thiện pháp, một nếp sống đi đôi với lạc, không đi đôi với khổ, giải thoát các
triền phược, các dục trưởng dưỡng, một nếp sống trong ấy trí tuệ đóng vai trò
then chốt, sống hài hòa với thiên nhiên, với con người, một nếp sống vô ngã

vị tha.
Đạo đức Phật giáo - với những giới luật (nguyên tắc trong cuộc sống
cao đẹp) mang tính chất quy luật đặc thù (thập nhị nhân duyên, biến chuyển
theo vòng lưu chuyển và hoàn diệt), trong thực tế vẫn nằm trong Định luật
chung (lý duyên khởi) - trong cùng hệ thống cơ cấu xây dựng trên nền tảng lý
luận của một phương pháp luận đúng đắn, liên kết nhiều mặt quy luật tự
nhiên, xã hội, tư duy, hợp nhất thành một nguồn trí tuệ sáng suốt, hướng dẫn
con người trong mọi hoạt động nhận thức cũng như trong mọi hoạt động thực
tiễn, giải quyết tốt nhất những vấn đề cần thiết trong cuộc sống giữa thiên
nhiên và xã hội.
Phật giáo thiết lập đạo đức không phải dựa trên cơ sở trái tim hay nhiều
lòng tin mù quáng, mà đạo đức Phật giáo chính là sự hoàn thiện nhân cách
đem lại lợi ích cho mình và cho người. Triết lý đạo đức Phật giáo chủ yếu
được đặt trên nhân sinh quan và thế giới quan, đó là những triết lý sâu sắc
14


mang đậm tính từ bi, trí tuệ và đặc biệt mang tính nhất quán về đạo đức. Có
thể nói, toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật giáo chính là đạo đức vì giúp con
người tu dưỡng thân tâm đưa đến an lạc, hạnh phúc.
Trước hết là ta xem xét quan niệm về thế giới của đạo Phật.
∗ Thế giới quan Phật giáo

Theo Phật, mọi sự vật, hiện tượng (chư pháp) trong vũ trụ đều phải xem
xét đến cái chân tướng, thực trạng của nó, phải gạt bỏ mọi mường tượng,
tưởng tượng – nguyên dẫn đến nhận thức sai lầm; phải như thị kiến
(yathatatha) và như thực kiến (yathabhutam), tức là mọi sự vật hiện tượng
như thế nào thì quán đúng như thế, không thêm không bớt, không yêu không
ghét. Đây là xuất phát điểm vô cùng quan trọng trong nhận thức về thế giới.
Bởi người đời thường quẳng cái thích và cái không thích, yêu và ghét, thêm

và bớt trong nhận thức, bởi vậy đối tượng nhận thức bị xuyên tạc khách quan.
Nếu yêu, thích thì đối tượng được tô hồng, ngược lại nếu không thích, ghét thì
đối tượng bị bôi đen đi. Như vậy thì không thể nhìn nhận vạn vật trong vũ trụ
mà đúng đắn, mà khách quan được.
Với cách khảo sát đó, Phật giáo cho rằng, thế giới này không phải do
đấng tối cao (Brahman) sáng tạo. Các sự vật hiện tượng trong vũ trụ là vô
thủy (không có khởi thủy, không có cái bắt đầu), vô chung (vô cùng, vô tận)
với hàng ngàn thế giới và nó được chia làm 3 cấp độ: tiểu thiên, trung thiên và
đại thiên thế giới.
Thế giới là “vô thường”, “vô ngã”, bởi lẽ không có gì bất định, vĩnh
viễn, mọi sự vật hiện tượng đều biến đổi, đều trôi đi như dòng sông đang
chảy, kể cả linh hồn con người cũng không thể bất tử, mọi cái chỉ là thoáng
qua, tạm bợ.

15


Theo giáo lí Duyên Khởi, vạn pháp do duyên sinh, mọi sự vật hiện tượng
liên kết, nương tựa, tác động qua lại lẫn nhau mà tồn tại và phát triển. Nguyên
lí trên được Đức Phật nói rõ qua bốn câu kệ trong Kinh Tiểu Bộ:
Do cái này có mặt nên cái kia có mặt / Do cái này không có mặt nên cái
kia không có mặt / Do cái này sinh nên cái kia sinh / Do cái này diệt nên cái
kia diệt.
Như vậy, Phật giáo đã chỉ ra mối liên hệ chằng chịt lẫn nhau giữa các sự
vật, hiện tượng. Trên thế giới này càng không có cái vật gì tồn tại độc lập
tuyệt đối, tất cả mọi cái đều phải nương tựa vào nhau, đều có nguyên nhân –
nhân kết hợp với duyên thì sinh ra quả (nhân – duyên – quả), quả lại kết hợp
với duyên biến thành nhân và sinh ra quả khác…cứ thế, sự vật vận động
không ngừng, bất tận…
Từ cách nhìn nhận đó, Phật cho rằng, thế giới này do hai yếu tố cơ bản là

danh và sắc (yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần) tạo thành, nó chính là vật và
tâm, vật chất và ý thức. Theo thuyết “Chư pháp nhân duyên sinh” thì hai cái
này liên hệ mật thiết khăng khít với nhau, không tách rời nhau, không có cái
này thì cũng không có cái kia và ngược lại. Cụ thể tức là không có vật thì
cũng không có tâm, sở dĩ có vật là do có tâm, không có tâm thì vật là gì thì
cũng không ai biết…Còn bản thân con người là do 5 yếu tố tạo nên (gọi là
ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức).
Tóm lại, thế giới quan Phật giáo cho rằng, vũ trụ là vô thủy, vô chung;
vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hóa vô thường, vô định không do một
vị thần nào tạo nên cả; tất cả đều biến đổi theo luật nhân quả, theo quá trình
sinh, trụ, dị, diệt và chỉ có sự biến hóa này là thường hữu. Vì không nhận thức
được sự biến ảo vô thường đó nên người ta nhầm tưởng là cái tôi tồn tại mãi
mãi, cái gì cũng là của ta nên con người khát ái tham dục, hành động chiếm
đoạt nhằm thỏa mãn những ham muốn, dục vọng đó tạo ra những kết quả, gây
16


nên nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ triền miên (sam – sara) tức là mắc
vào kiếp luân hồi.
Từ quan niệm về thế giới như vậy, Phật giáo đi đến giải quyết vấn đề
nhân sinh quan. Đây là cơ sở để Phật giáo xây dựng và thực hiện các nguyên
tắc đạo đức.
∗ Nhân sinh quan Phật giáo

Thừa nhận quan niệm “luân hồi” và “nghiệp” trong Upanishad, Phật
giáo đặc biệt chú trọng triết lý nhân sinh, đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát
cho chúng sinh khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại
Niết bàn (Nirvana). Từ sự lý giải về căn nguyên nỗi khổ của con người, Đức
Phật đã đưa ra thuyết “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân duyên” để giải thoát
chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi. Đây là triết lý

nhân sinh chủ yếu của đạo Phật.
“Tứ diệu đế”: Là bốn sự thật chắc chắn, bốn chân lý lớn, đòi hỏi chúng
sinh phải thấu hiểu và thực hiện nó. Tứ diệu đế gồm:
∗ Khæ ®Õ (Dukkha - Satya):

Triết lý nhân sinh Phật giáo cho rằng, bản chất cuộc đời con người là
khổ: "Đời là bể khổ, đời là cả những chuỗi bi kịch liên tiếp, bốn phương đều
là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và
nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển" [26, tr. 12].
Khổ đế nói lên bản chất của nhân sinh. Quan niệm nhân sinh trong triết
học Phật giáo mang tính tiêu cực yếm thế, coi đời chỉ là ảo hóa tạm bợ. Do vô
minh, con người không nhận thức được điều đó, do đó cứ lặn lội mãi trong
biển sinh tử, luân hồi. Cuộc đời con người đầy rẫy những nỗi khổ, nhưng
không ai nhìn thấy tường tận và rõ ràng. Đức Phật chỉ rõ: "Ba giới không chút
nào yên như là lò lửa, nỗi khổ đầy rẫy trong đó, thật là đáng sợ" (Kinh Pháp
Hoa); "Ta thấy các chúng sinh đắm chìm trong bể khổ" (Kinh Pháp Hoa, Thọ
17


Lượng Phẩm). Nỗi khổ của thế gian là khôn cùng, song có thể chia làm ba
loại khổ hay tám thứ khổ.
Ba loại khổ (Tam khổ) là: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.
Khổ khổ: Muốn nói tới cái khổ chồng chất nối tiếp cái khổ. Mỗi chúng
sinh là nạn nhân của bao cái khổ. Cái khổ có ở ngay thể xác như bệnh tật
hiểm nghèo... lại có cái khổ khác bên ngoài thể xác như thiên tai, chiến
tranh... Tất cả những cái khổ đó liên tiếp dồn dập đến với con người.
Hoại khổ: Do sự thay đổi tạo nên tuân theo luật vô thường - không có cái
vĩnh hằng. Ca dao có câu "nước chảy đá mòn", để nói một sự vật vững chắc,
cứng rắn như đá nhưng cùng với thời gian chịu tác động của ngoại cảnh cũng
phải thay đổi rồi bị hủy diệt tan biến. Con người cũng vậy, không thể nằm

ngoài quy luật chung đó.
Hành khổ: Những nỗi khổ về tinh thần con người, do không làm chủ
được mình bị lôi kéo vào những dục vọng làm cho tâm bị dằn vặt sinh ra buồn
vui, giận hờn, yêu ghét...
Tám thứ khổ (Bát khổ): Đức phật tóm tắt thành tám thứ khổ trong cuộc đời
của một con người gồm: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất
đắc, thụ ngũ uẩn khổ. Tám thứ khổ này là sự cụ thể hóa, tỉ mỉ hơn về các nỗi khổ
của chúng sinh ở trần thế, song nội dung thì được bao hàm bởi ba khổ trên.
Sinh khổ, con người khi sinh ra đã cất tiếng khóc chào đời, trước đó còn
ở trong bụng mẹ thì chật chội tăm tối; người mẹ mang thai con thì vất vả mệt
nhọc, kém ăn, mất ngủ, chịu bao cái khác thường so với người khác.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người muốn tồn tại được thì trước hết
phải ăn, uống, mặc ở, sinh hoạt, đi lại... Muốn vậy, con người phải lao động
hết sức vất vả, cực khổ, tất bật trong công việc. Đó là về mặt vật chất, còn
những nỗi khổ về tinh thần dày vò con người cũng không kém nỗi khổ về vật
chất, nó làm con người suy kiệt, ốm yếu,... Lão khổ, con người đến lúc già,
18


tuổi cao, thân thể hao mòn già yếu các giác quan, hoạt động kém, mắt mờ,
chân chậm, tai điếc... dễ sinh bệnh gây đau ốm cho người bệnh và người thân
xung quanh.
Đến một thời điểm nhất định con người phải chết, xa lìa trần thế để lại
nỗi xót thương vô hạn cho người thân, bè bạn. Ai cũng vậy, sợ phải xa lìa
người thân, bè bạn, bởi cuộc sống biết bao điều thú vị (Tử khổ).
Ái biệt ly: nỗi khổ khi phải xa cách chia ly người mình mến thương như
vợ chồng, cha mẹ, anh em... Nỗi khổ này bao gồm cả nỗi khổ sinh tử biệt ly:
Sống phải xa nhau đã khổ, nhưng người ở lại người đi vào thế giới khác thì đó
là nỗi khổ tình thương, tuyệt vọng biết nhường nào.
Oán tăng hội khổ: nỗi khổ vì phải sống cùng với người mà mình không

hề yêu thích, ở chung với những người như vậy giống như gai đâm vào mắt
mà không làm gì được.
Sở cầu bắt đắc khổ: là những nỗi khổ do con người mong muốn, ước ao
mà không được, con người phải lao tâm khổ tứ biết bao, mong có được ngày
thành đạt, nếu điều đó không thành thì nỗi khổ ấy thật khủng khiếp dày vò
con người, khiến con người tuyệt vọng...
Ngũ thụ uẩn khổ gây ra bởi sắc, thọ, tưởng, hành, thức làm cho thân tâm
phải chịu hết thảy những nỗi khổ. Thích Ca nói với chúng sinh: già là khổ,
bệnh khổ, chết khổ, cái gì của ta mà phải xa rời là khổ, cái gì không ưa thích
mà phải hợp là khổ, cái gì muốn mà không được là khổ. Tóm lại là triền miên
trong ngũ trọc giả hợp.
Học thuyết Khổ đế đã chỉ ra những nỗi khổ lớn nhất trong cuộc đời con
người. Với lòng từ bi thương người của mình, Đức Phật muốn chúng sinh biết
hết mọi nỗi khổ có ở đời để khi gặp phải không làm cho tinh thần hoảng loạn,
mà phải biết bình tĩnh suy xét tìm cách giải khổ, làm chủ được bản thân, vượt
lên trên số phận. Điều này cho thấy, Phật giáo không hề trốn tránh cuộc sống
19


trần gian, cũng như không tô hồng nó, mà đã dũng cảm nhìn vào hiện thực
cuộc đời con người.
∗ Tập đế (Samudaya - Satya):

Tập đế nói lên sự tập hợp, tích chứa những nguyên nhân đưa tới cái khổ.
Đức Phật cho rằng, mọi cái khổ đều có nguyên nhân của nó (Thập nhị nhân
duyên). Đó là lòng tham sống mà luân hồi sinh tử: càng tham, càng muốn,
càng được lại càng tham. Con người tham sống, tham sướng, tham mạnh ...
Nguyên nhân của lòng tham là vô minh, nghĩa là không sáng suốt, không nhận
thức được thế giới, không thấy mọi sự vật đều là ảo giả, mà cứ cho là thực;
không nhận thức được ngay chính bản thân mình, cả thế giới khách quan lẫn

bản thể chủ quan đều chỉ là vô thường vô ngã trong vòng luân hồi trôi chảy
bất tận, chính cái này dẫn đến lòng tham sống ở trong con người. Phật giáo
nói đến đau khổ chủ yếu là chỉ tinh thần bức bách.
Trong 12 nguyên nhân đưa ra thì Đức Phật cho rằng, vô minh và ái dục
là hai nguyên nhân chủ yếu đưa đến đau khổ cho con người. Sự kết hợp giữa
ái dục và vô minh xuất phát từ nguồn gốc của ba thứ mà Phật gọi là tam độc:
Tham, Sân, Si.
Tham: Biểu hiện sự tham lam của con người làm xúi dục con người hành
động để thỏa mãn lòng tham của mình. Lòng tham của con người không có
giới hạn, đây là nguyên nhân gây bao nỗi thống khổ cho con người như chém
giết, xâm hại lẫn nhau.
Sân: Sự cáu gắt, bực tức, nóng giận khi con người không hài lòng về
điều gì đó, làm cho con người không kiểm soát hết hành động của mình (giận
quá mất khôn), như thế cũng đem lại những điều khổ đau, không hay cho con
người. Sách Phật ghi rằng, một đốm lửa giận có thể đốt hết muôn mẫu rừng
công đức và một niệm sân hận nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng mở.

20


×