Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

TÁC ĐỘNG của HIỆP ĐỊNH đối tác TOÀN DIỆN KHU vực (RCEP) đến THƯƠNG mại HÀNG dệt MAY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.03 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHAN THỊ MAI LY

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN KHU VỰC
(RCEP) ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

PHAN THỊ MAI LY

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN KHU VỰC
(RCEP) ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH THU

Hà Nội - 2015




CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Anh
Thu.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tác giả xin
chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Phan Thị Mai Ly


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS.
Nguyễn Anh Thu cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo,
các anh chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.
HỌC VIÊN

Phan Thị Mai Ly


MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................iii

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................v
...........................................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài :............................................................................1
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................2
3.Câu hỏi nghiên cứu:.....................................................................................2
CHƯƠNG I......................................................................................................5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA).................................................5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................5
1.1.3 Những nghiên cứu về đánh giá tác động của các hiệp định thương mại...................................................9

1.2 Cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do (FTA)...........................15
1.2.2 Phân loại..................................................................................................................................................16
1.2.3 Nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại tự do...................................................................................19

CHƯƠNG II...................................................................................................25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................25
2.1 Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu:.........................................25
2.2 Phương pháp xử lý số liệu:.....................................................................25
2.2.1 Phương pháp thống kê, so sánh:..............................................................................................................25
2.2.2 Phương pháp chỉ số ngành......................................................................................................................26
2.2.3 Phương pháp cân bằng từng phần - SMART...........................................................................................27

CHƯƠNG III.................................................................................................30
TỔNG QUAN VỀ RCEP VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM..................30
3.1 Tổng quan về RCEP................................................................................30
3.1.1 Hiệp định RCEP:.....................................................................................................................................30
3.1.3 Nội dung trong đàm phán RCEP.............................................................................................................33



3.2 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam................................................37
3.2.1 Giới thiệu chung về thị trường dệt may...................................................................................................37
3.2.2. Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam.................................................................................40

CHƯƠNG IV..................................................................................................46
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................46
CHƯƠNG V...................................................................................................63
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP...........................63
KẾT LUẬN.....................................................................................................68
1.Những đóng góp của đề tài:.......................................................................68
15. Yoshifumi FUKUNAGA and Ikumo ISONO, 2013. “Taking
ASEAN+1 FTAs towards the RCEP: A Mapping Study”, ERIA
Discussion Paper 2013-02.............................................................................71


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh
Nguyên nghĩa tiếng Việt
1
AANZFTA ASEAN – Australia New Khu vực mậu dịch tự do
Zealand
2
3
4

Free

Trade ASEAN-Úc-New Zealand


ACFTA

Agreement
ASEAN – China Free Trade Hiệp định thương mại tự

AEC

Agreement
ASEAN

AFTA

Community
ASEAN
Free

do ASEAN-Trung Quốc
Economic Cộng đồng kinh tế
ASEAN
Trade Hiệp định thương mại tự

Agreement
5
6

do ASEAN

AIFTA

ASEAN India Free Trade Hiệp định thương mại tự


AJCEP

Agreement
ASEAN

do ASEAN - Ấn Độ
–Japan Hiệp định Đối tác kinh tế

Comprehensive
7
8

Economic toàn diện ASEAN - Nhật

AKFTA

Partnership Agreement
ASEAN – Korea Free Trade

ASEAN

Agreement
do ASEAN – Hàn Quốc
Association of South East Hiệp hội các quốc gia
Asian Nations

9
10


Bản
Hiệp định thương mại tự

Đông Nam Á

ATIGA

The ASEAN Trade in Goods Hiệp định thương mại

CEPT

Agreement
Common

hàng hóa ASEAN
Effective Chương trình thuế quan

Preferential

ưu

CAGR

Tariff
đãi có hiệu lực chung
Compound Annual Growth Tốc độ tăng trưởng bình

12

USD


Rate
United State Dolla

13

EPA

Economic

11

quân
Đô la Mỹ

Partnership Hiệp định đối tác kinh tế
i


14
15
16
17
18
19
20

EU
FTA


Agreement
European Union
Free Trade Area

22

Agreement

do
on Hiệp ước chung về thuế

GATT

General

GDP
NTBs
RCEP

Tariffs and Trade
Gross domestic Product
Non – Tariff Barriers
Regional
Comprehensive

TPP

Economic Partnership
Toàn diện Khu vực
Trans-Pacific

Strategic Hiệp định Đối tác Kinh tế
Economic

21

Liên minh châu Âu
Hiệp định thương mại tự

quan và thương mại
Tổng sản phẩm quốc nội
Hàng rào phi thuế quan
Hiệp định Đối tác Kinh tế

Partnership Chiến lược xuyên Thái

VITAS

Agreement
Bình Dương
Vietnam Textile & Apparel Hiệp hội dệt may Việt

WTO

Association
World Trade Organization

Nam
Tổ chức thương mại thế
giới


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số Hiệu Tên Bảng
Trang
1
Bảng
Phạm vi loại bỏ thuế quan theo từng 24
3.1

nước trong một số hiệp định FTA
ASEAN+1 (%)

2

Bảng

Biểu thuế nhập khẩu một số mặt hàng 25

3.2

dệt may của Việt Nam đối với các nước

3

Bảng

RCEP hiện nay
Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam


39

4

3.3
Bảng

Các chủng loại hàng dệt may xuất khẩu

42

5

3.3
Bảng

RCA của Việt Nam với thế giới, giai 47

6

4.1
Bảng

đoạn 2010-2013
RCA của Việt Nam với thế giới, giai 49

7

4.2

Bảng

đoạn 2010-2013
Chỉ số IIT dệt may Việt Nam với từng 51

8

4.3
Bảng

nước trong RCEP
Tác động thương mại của việc giảm 53

4.4

thuế đến nhập khẩu dệt may của Việt

9

Bảng

Nam (HS 50-63, Trừ 56, 57)
Tác động đến thặng dư tiêu dùng của 56

10

4.5
Bảng

việc giảm thuế

Sự thay đổi trong thu từ thuế nhập khẩu 57

11

4.6
Bảng

của chính phủ Việt Nam
Sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu 59

4.7

dệt may từ các nước RCEP sang thị

Bảng

trường Việt Nam
Thay đổi trong xuất khẩu dệt may Việt 62

12

iii


4.8

Nam sang các nước RCEP

iv



DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Số hiệu Tên hình
1
Hình 3.1 Dân số và GDP, PPP của các quốc gia 30
2

trong RCEP
Hình 3.2 Quy mô ngành dệt may toàn cầu (tỷ 37

3

USD)
Hình 3.3 Giá trị xuất khẩu dệt may toàn cầu (Tỷ 38

4

USD)
Hình 3.4 Giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam từ 41

5

2005- 2013 (Tỷ USD)
Hình 3.5 Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may Việt 42

6

Nam trong năm 2012 và 2013 (%)
Hình 3.6 Giá trị nhập khẩu dệt may Việt Nam từ 43


7

2007- 2013 (triệu USD)
Hình 3.7 Cơ cấu thị trường nhập khẩu vải trong 44
năm 2013 (%)

8

Hình 3.8 Cơ cấu thị trường nhập khẩu bông 45

9

trong năm 2013 (%)
Hình 3.9 Cơ cấu thị trường nhập khẩu sợi và xơ 46
trong năm 2013 (%)

v

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài :
Những năm vừa qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ với thế

giới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, thông qua viêc gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO) cùng với các tổ chức thương mại khu vực như
NAFTA, APEC… Bên cạnh đó, trong bối cảnh đàm phán thương mại đa

phương bế tắc (Vòng đàm phán Doha), Việt Nam đã gia tăng ký kết các thỏa
thuận thương mại tự do (FTA) cả song phương lẫn khu vực. Trong đó, Việt
Nam cùng với Asean đã ký 6 FTA với các đối tác, cũng như ký 2 FTA song
phương với Chile và Nhật Bản. Ngoài các thỏa thuận thương mại tự do đã
được ký kết, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình đàm phán FTA với 7
khu vực và nền kinh tế khác. Đây chính là cơ hội giúp cho Việt Nam hội
nhập kinh tế quốc tế sâu hơn nữa, mà đáng chú ý chính là các FTA với EU,
TPP và RCEP.
Là một hiệp định thương mại do ASEAN lãnh đạo, RCEP liên kết các
nền kinh tế của 16 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhóm bao
gồm hơn 3 tỷ người, có tổng GDP khoảng 17 nghìn tỷ USD, và chiếm khoảng
40 phần trăm tổng thương mại thế giới. Được bắt đầu đàm phán từ tháng
5/2013, hiện nay vòng đàm phán thứ 6 đã diễn ra và nhà lãnh đạo của các bên
kỳ vọng Hiệp định sẽ được ký kết vào tháng 12/2015. Với cam kết tự do hóa
sâu rộng hơn thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, RCEP sẽ mang lại
nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Đối với Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ có
nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác, và thách thức là hàng
hóa các nước có thể vào thị trường Việt Nam với thuế suất thấp.

1


Trong các ngành thương mại chịu nhiều tác động từ RCEP, dệt may
Việt Nam được dự đoán sẽ nhận được nhiều tác động tích cực từ Hiệp định
này. Cụ thể, với FTA ASEAN- Nhật Bản, hàng may mặc Việt Nam khi xuất
khẩu vào Nhật Bản phải được làm từ nguyên phụ liệu vải có xuất xứ tại
ASEAN và Nhật Bản. Trong khi đó, hiện có hơn 33% nguyên phụ liệu dệt
may của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng nếu RCEP có hiệu
lực, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu của Trung
Quốc cũng được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật

Bản, bởi Trung Quốc cũng là thành viên trong RCEP. Bên cạnh đó, ngành dệt
may Việt Nam cũng sẽ chịu nhiều thách thức cạnh tranh từ chính Trung Quốc,
nước cũng sẽ nhận được những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định này.
Do đó, cần có những nghiên cứu để đánh giá các tác động của Hiệp
định thương mại tự do RCEP, để có cái nhìn đúng về những cơ hội và thách
thức mà Hiệp định mang lại, đặc biệt là những tác đông tới thương mại Việt
Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Đây chính là lý do mà tôi chọn đề
tài: “Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) đến thương mại hàng dệt may Việt Nam” để nghiên cứu.
2.
-

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nội dung đề tài nhằm đánh giá tác động của việc thực hiện các cam

kết theo RCEP đến hoạt động thương mại hàng dệt may của Việt Nam đối
với các nước trong ASEAN +6
-

Qua những kết quả thu được, đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng

cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
3.

Câu hỏi nghiên cứu:

Đề tài sẽ tập trung trả lời cho các câu hỏi sau:

2



-

Những nội dung chính của RCEP là gì?
Việc tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

(RCEP) có tác động như thế nào tới thương mại hàng dệt may của Việt Nam?
Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy gia tăng thương mại dệt may khi tham
gia RCEP?
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào Hiệp định RCEP, về ngành
dệt may Việt Nam và những tác động của việc thực hiện các cam kết của
RCEP tới thương mại hàng dệt may Việt Nam với các nước ASEAN +6
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Bao gồm các nước tham gia ký kết Hiệp định RCEP gồm
10 nước ASEAN và 6 nước đối tác là : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn
Độ, Australia và New Zealand
Về thời gian: thời gian sử dụng trong nghiên cứu với các số liệu và sự
kiện trong giai đoạn 2003 – nay, đây là giai đoạn diễn ra hội nghị cấp cao
ASEAN lần 9, bước đầu hiện thực hóa cộng đồng kinh tế ASEAN, và sự hợp
tác giữa Việt Nam với các nước ASEAN và 6 nước đối tác có những tiến triển
tích cực.
5.
Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn chỉ ra những nội dung dự kiến, phạm vi đàm phán của RCEP,
bên cạnh đó luận văn đã trình bày một cách tổng quan về ngành dệt may Việt
Nam, về tình hình chung của ngành cũng như về giá trị xuất, nhập khẩu hàng
dệt may trong những năm qua
Trong luận văn, đã sử dụng phương pháp tính toán, nghiên cứu bộ chỉ số

ngành, sử dụng mô hình smart để đánh giá tác động của RCEP đến thương
mại ngành dệt may Việt Nam
Cuối cùng luận văn đề ra những giải pháp để ngành dệt may Việt Nam
nhận được những tác động tích cực nhất từ RCEP
6.
Kết cấu của luận văn:
Luận văn được chia làm 5 chương, kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Hiệp định
thương mại tự do (FTA)
3


Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Tổng quan về RCEP và ngành dệt may Việt Nam
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 5: Một số nhận xét và khuyến nghị giải pháp

4


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA)
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề về Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện khu vực
Tham khảo những nghiên cứu về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu
vực, những nghiên cứu đánh giá tác động tới các nước tham gia, đặc biệt là
những nước có nền kinh tế, ngành hàng xuất khẩu tương tự Việt Nam, có ý
nghĩa quan trọng đối với luận văn.

Từ Thúy Anh và Chu Thị Mai Phương (2011), “Hiệu ứng biên giới
trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực”. Trong bài viết này, nhóm
tác giả phân tích yếu tố quyết định thương mại giữa các nước tham gia RCEP,
tập trung vào hiệu ứng biên giới. Thông qua sử dụng mô hình Lực hấp dẫn,
nghiên cứu đã chỉ ra được sự tồn tại của hiệu ứng biên giới đối với các nước
tham gia RCEP, nghiên cứu có giá trị tham khảo quan trọng cho các nhà lãnh
đạo các nước RCEP khi tham gia đàm phán. Đồng thời các tác giả cũng nêu
rõ thiếu sót của nghiên cứu này khi chưa tính toán tới độ co giãn của cầu,
thiếu sót nãy sẽ được nhóm tác giả bổ sung trong các nghiên cứu tiếp theo
Viên nghiên cứu ASEAN và Đông Á (2012), “Quan hệ đối tác kinh tế
toàn diện khu vực”. Trong báo cáo về RCEP này, nhóm tác giả đã đưa ra
những mô tả về hiệp định này, về giá trị cốt lõi cũng như mục đích chủ chốt
của việc đàm phán RCEP. Đồng thời nhóm tác giả còn phân tích các thách
thức trong việc đàm phán RCEP. Những thách thức có thể kể đến như :
Những xung đột trong lịch sử cũng và các tranh chấp lãnh thổ; sự khác biệt

5


trong giai đoạn phát triển, không chỉ về thu nhập mà còn về cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực, bộ máy quản trị…; việc theo đuổi mục tiêu hài hòa, thống
nhất có thể dẫn đến một mẫu số chung thấp nhất, điều này biến RCEP trở nên
không còn nhiều ý nghĩa; bên cạnh đó RCEP chưa được sự ủng hộ từ bên
trong các nước tham gia, đặc biệt các doanh nghiệp thường có ít sự hiểu biết
về các FTA và ít sử dụng các ưu đãi từ nó; cuối cùng, song song với RCEP,
các nước thành viên cũng tham gia các đàm phán khác như TPP, các thỏa
thuận song phương với EU, điều này có thể khiến cho việc đàm phán RCEP
trở nên phức tạp hơn.
Yoshifumi Fukunaga và Ikumo Isono (2013), “Từ các hiệp định thương
mại tự do ASEAN +1 đến Hiệp định đối tác toàn diện khu vực”. Trong nghiên

cứu này nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các FTA của ASEAN, đặc biệt là
năm FTA hiện có với các nước trong ASEAN + 6, để xác định các lợi ích có
thể cũng như những thách thức của RCEP. Qua đó nhóm tác giả nhận thấy
rằng 5 FTA ASEAN + 1 đã cung cấp một mức độ tư do hóa không đủ, các về
thuế quan lẫn thương mại dịch vụ. Năm FTA với các quy tắc xuất xứ khác
nhau làm cản trở việc sử dụng có hiệu quả các FTA. Nhóm tác giả đã đưa ra
những đề nghị cho đám phán RCEP, cần giải quyết các thách thức bằng cách
đưa ra các mục tiêu sau: Cắt giảm thuế quan hơn nữa (tới 95%), cần có những
quy định rõ ràng về hàng rào thuế quan, có những quy định chung về quy tắc
xuất xứ và tự do hóa thương mại ở mức cao hơn. Nói chung RCEP nên nhắm
tới những mục tiêu cao hơn so với các FTA Asean +1 hiện nay.
1.1.2 Các nghiên cứu về ngành dệt may Việt Nam:
Việc gia nhập WTO và đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại
tự do mở ra cơ hội lớn cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó có ngành
dệt may. Những nghiên cứu dưới đây đã đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất
về ngành dệt may Việt Nam, đồng thời phân tích những tác động khi Việt
Nam tham gia các tổ chức, hiệp định thương mại tự do đến ngành này.

6


Nguyễn Anh Dương và Đặng Phương Dung (2011), “Việt Nam tham
gia WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA): Hàm ý đối với xuất khẩu
hàng dệt may”. Trong nghiên cứu này đã chỉ ra đc rất nhiều vấn đề mà xuất
khẩu dệt may Việt Nam đang gặp phải, có thể kể ra như: Hàm lượng giá trị
gia tăng của sản phẩm xuất khẩu nói chung còn hạn chế, doanh nghiệp khó
tiếp cận vốn, chi phí sản xuất ở Việt Nam cũng chưa đạt mức cạnh tranh cần
thiết. Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp còn hiểu biết hạn chế về thị
trường nước ngoài và các vấn đề thương mại và phi thương mại quốc tế, bản
thân các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và hàng dệt may nói

riêng cũng chưa được thuận lợi hoá đáng kể. Ngoài ra trong một chừng mực
nhất định, chính sách thương mại, đặc biệt là thuế quan của Việt Nam còn hay
thay đổi và khó tiên liệu trước. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam còn
gặp vấn đề từ quy chế kinh tế phi thị trường mà các thị trường xuất khẩu
chính áp đặt đối với Việt nam… Cho đến nay, TPP có thể xem là một bước
ngoặt đối với ngành dệt may Việt Nam thì cơ hội rất lớn kèm theo là không ít
khó khăn. Nghiên cứu này có ý nghĩa tham khảo dành cho các doanh nghiệp
trong ngành dệt may, cũng như cho các đối tượng thuộc Chính phủ, Hiệp hội
Dệt May Việt Nam, và các cơ quan nghiên cứu khác
Phạm Minh Đức (2014), “Ngành dệt may trong bối cảnh thực hiện
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương”. Trong báo cáo này, tác giả đã
đưa ra một cái nhìn tổng quan về ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt tác giả
đưa ra bản so sánh với các nước có ngành dệt may phát triển nhất thế giới
hiện nay như Trung Quốc, Bangladesh, Mexico và Indonesia. Cũng trong báo
cáo này, tác giả đã chỉ ra tác động tích cực của TPP đến ngành dệt may Việt
Nam, tính đến năm 2020, sau khi thực hiện TPP, sản lượng, xuất nhập khẩu
ngành dệt may đều tăng gần gấp đôi so với hiện nay. Bên cạnh đó tác giả
cũng chỉ ra những cơ hôi, thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi tham

7


gia TPP. Theo tác giả TPP là hiệp định thương mại quan trọng hơn tất cả các
FTA mà Việt Nam đã ký kết trước đây, lợi ích tiềm năng lớn nhưng chi phí
rủi ro cũng lớn. Bởi vậy cần phải có cách tiếp cận mở cửa hơn trong đàm
phán TPP, tái cấu trúc ngành để hoàn thiện chuỗi cung ứng, thúc đẩy mối
liên kết giữa các doanh nghiệp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, môi trường kinh
doanh đồng thời nâng cao nguồn nhân lực. Bài báo cáo đã đưa ra được một
cái nhìn tổng quan về ngành dệt may Việt Nam, đồng thời phân tích được
các tác động của TPP đến thương mại hàng dệt may Việt Nam, những cơ

hội, thách thức mà TPP mang lại, cũng như một số hàm ý chính sách. Tuy
nhiên trong báo cáo này, những dự kiến về tác động của TPP được tác giả sử
dụng số liệu tính toán từ các nghiên cứu trước, điều này khiến cho bài báo
cáo thiếu tính mới và chính xác.
Inama và cộng sự (2011),”Đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong
các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam”. Nghiên cứu đã có một đánh
giá khá toàn diện và chi tiết về tác động của quy tắc xuất xứ đới với sản phẩm
cụ thể từ góc độ Việt Nam. Thông qua phân tích chi tiết từng điều khoản
trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia như AFTA và Khu
vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, khu vực thương mại tự do Úc –
New Zealand – Việt Nam, EC – Việt Nam, Ấn Độ - Việt Nam, Hàn Quốc –
Việt Nam, Việt Nam – Nhật Bản. Nhiều mặt hàng có liên quan đến quy tắc
xuất xứ như dệt may, thuỷ sản, da giày, nông phẩm. Nghiên cứu đã xác định
lợi ích cần đạt được khi đàm phán, nghĩa là các quy tắc xuất xứ thuận lợi cho
xuất khẩu, tính ổn định và minh bạch về quy tắc xuất xứ trong FTA để tăng
tính khả dụng. Nghiên cứu cũng đề cập đến một số khía cạnh của các quy
định thực hiện quy tắc xuất xứ. Các đề xuất đưa ra nhằm cải thiện quy tắc
xuất xứ trong các FTA của Việt Nam với các đối tác khác nhau. Các đề xuất
này liên quan đến cách tính tỷ lệ phần trăm và quan hệ giữa các tiêu chí chung
8


về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể. Nghiên cứu này có ý nghĩa tham
khảo rất lớn đặc biệt là đối với ngành dệt may, khi quy tắc xuất xứ có ảnh
hưởng lớn tới ngành dệt may Việt Nam khi tham gia RCEP
1.1.3 Những nghiên cứu về đánh giá tác động của các hiệp định thương mại
Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam đang tích cực đàm phán tham gia
nhiều Hiệp định thương mại tự do với các nước, các khu vực khác nhau. Bởi
vậy, việc phân tích, đánh giá tác động của các hiệp định thương mại có giá trị
tham khảo hết sức quan trọng. Bên cạnh những đánh giá định tính, các nhà

nghiên cứu đã sử dụng các mô hình định lượng như CGE, GATP, Gravity hay
Smart như một công cụ hữu hiệu để nâng cao khả năng dự báo, nâng cao hiệu
quả đánh giá tác động
Vanzetti (2010) “Phân tích định lượng tác động tiềm ẩn của các FTA”.
Tác giả sử dụng phương pháp cân bằng tổng quát để đánh giá các tác động
của FTA tới kinh tế Việt Nam. Sử dụng hai kịch bản: 2012 (một phần), 2018
(hoàn toàn). Qua đó tác giả đã đánh giá được những tác động tới nền kinh tế
của Việt Nam trong tương lai sau khi ký kết các hiệp định FTA: Việc thực
hiện các hiệp định thương mại tự do có ảnh hưởng tích cực tới thu nhập
quốc dân, sự dịch chuyển lao động và vốn là rất quan trọng (mỗi yếu tố đóng
góp 1/3 tới tăng trưởng phúc lợi), việc làm và thu nhập tăng, giảm doanh thu
thuế ở một số ngành, ngoài ra còn có tác động tiêu cực tới một số ngành khi
FTA được thực thi hoàn toàn. Do bài nghiên cứu sử dụng mô hình CGE để
đánh giá tác động tới cả nền kinh tế nên những đánh giá về ngành vẫn còn
nhiều hạn chế.
Trewin (2010) “Tổng quan và phân tích định lượng trước đây của
AFTA”. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng cả phân tích định tính lẫn
định lượng, áp dụng các mô hình CGE, Gravity và Smart để đánh giá chi tiết
các tác động của AFTA. Trong đó, tác giả phân tích định lượng dựa trên mô
9


hình hấp dẫn, giải thích và đo lường hiệu quả dòng chảy thương mại của
chính sách đã được thực thi (AFTA), qua tác động của chính sách này để hiểu
hàm ý các chính sách trong tương lai. Phân tích định lượng dựa trên mô hình
cân bằng tổng thể (GCE) xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về thuế quan
hiện tại và trong tương lai có tính đến những tương tác phức tạp giữa các thị
trường bao gồm FDI và lao động, qua đó dự đoán những ảnh hưởng của FTA
hiện hành và trong tương lai phục vụ công tác đàm phán. Kết hợp phân tích
định lượng và định tính dựa trên mô hình cân bằng từng phần và phỏng vấn

trao đổi để xác định các ngành, sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất sau khi đã
tách biệt theo từng ngành hàng, xác định các sản phẩm có tiềm năng được
hưởng lợi từ tự do hóa để dự đoán tác động của các FTA đối với một số
ngành, mặt hàng cụ thể, phục vụ công tác đàm phán trong tương lai. Việc kết
hợp các phương pháp phân tích này đã giúp bài nghiên cứu hạn chế được tối
đa các thiếu sót của từng mô hình, từ đó, rút ra được kết luận chính xác nhất
về các tác động của AFTA.
Cassing và những người khác (2010) “Đánh giá tác động của các hiệp
định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam”. Trong nghiên cứu này
nhóm tác giả đã xác định các tác động và hiệu quả của một số hiệp định
thương mại tự do (FTA) – đặc biệt là ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ,
ASEAN - Úc – New Zealand và AFTA – thông qua việc đánh giá những tác
động kinh tế xã hội chính đối với Việt Nam trước và sau khi tham gia các
hiệp định thương mại ưu đãi này. Nghiên cứu này cũng xem xét đến các hiệp
định đã ký với Nhật Bản và Trung Quốc và hiệp định được đề xuất đàm phán
với EU, Thổ Nhĩ Kỳ và Chi-lê. Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình cân bằng
tổng thể (CGE) để đánh giá tiềm năng hoặc tác động “ngoại biên” của các
FTA hiện tại và tương lai. Tác động dự kiến đối với phúc lợi kinh tế sau khi
các FTA được ký kết xong là 2,4 tỷ usd mỗi năm, Các FTA với Hàn Quốc và
10


Nhật Bản, và AFTA mang lại nhiều lợi ích nhất trong cả hai trường hợp triển
khai một phần và triển khai đầy đủ. FTA với Trung Quốc sẽ có đóng góp lớn
trong dài hạn. Lợi ích trong FTA với Ấn Độ, Úc và New Zealand là không
đáng kể, phù hợp với khối lượng thương mại tương đối thấp. Việc tăng cường
thương mại hơn với Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đem lại lợi ích lớn trong giai
đoạn 2012-2018. Bên cạnh đó nhóm tác giả còn xây dựng và chạy mô hình
Lực hấp dẫn để ước tính tác động của các FTA hiện hành, dự báo của Mô
hình lực hấp dẫn cho thấy AFTA đã tạo lập thương mại và là một hiệp định

mở/không gây ra tình trạng chuyển hướng thương mại, nghĩa là tỷ trọng
thương mại với các nước không phải là thành viên của khối là cao so với
thương mại giữa các thành viên của khối. Trong 3 mô phỏng thử nghiệm
chính sách FTA tiềm năng đáng quan tâm, việc hoàn toàn tự do hóa thương
mại với EU có thể đem lại một khoản phúc lợi là 1.437 triệu USD, tạo thêm
việc làm, thu nhập cho người lao động và FDI. Tuy nhiên, đây là một sự đánh
giá quá cao những lợi ích mà tự do hóa đem lại vì EU khó có khả năng tự do
hóa hoàn toàn thương mại nông sản, đây là hạn chế của bài nghiên cứu. Để
xác định các ngành, sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các FTA hiện
tại và tương lai, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá cấp ngành để
nghiên cứu, qua đó cho thấy việc tăng sản lượng và xuất khẩu sẽ diễn ra mạnh
mẽ ở các ngành dệt may, chế biến, sản xuất kim loại, điện tử và sản phẩm da.
Đặc biệt tự do hóa ở Nhật Bản và Hàn Quốc tạo nên những thay đổi lớn trong
xuất khẩu dệt may và da
Heagney.K.J (2013),” RCEP và các tác động dự kiến đối với Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào”. Nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết tăng trưởng kinh tế
cùng với các dữ liệu kinh tế vĩ mô của Lào để minh chứng cho tính hợp lý khi
gia nhập RCEP. Bên cạnh đó tác giả sử dụng ước tính GTAP để dự đoán
những lợi ích khi Lào gia nhập RCEP, đồng thời chỉ ra các thách thức liên

11


quan. Các kết quả đã chỉ ra, gia nhập RCEP sẽ cải thiện thương mại hàng hóa,
dịch vụ, và thúc đẩy tăng trưởng tại Lào. Tuy nhiên những thách thức mà Lào
phải đối mặt khi gia nhập RCEP cũng rất nhiều và đa dạng, các tác động tới
nền kinh tế Lào còn phụ thuộc vào các FTA khác mà Lào tham gia cũng như
các thỏa thuận thương lượng cuối cùng của RCEP, nhìn chung tác động của
RCEP tới nền kinh tế Lào là tích cực. Một điểm thiếu sót của bài nghiên cứu
là không đề cập tới những ngành kinh tế nào của Lào chịu tác động trực tiếp

từ RCEP, mà chỉ đề cập đến tác động của kinh tế Lào nói chung.
Dordi và các cộng sự (2015), “Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt Nam”. Nghiên cứu
này nhằm hai mục đích cụ thể. Một là nhằm đánh giá tác động của RCEP đối
với kinh tế Việt Nam. Hai là, nghiên cứu xác định các bước chuẩn bị cả ở cấp
chính sách và doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng việc thực thi RCEP sẽ mang
lại lợi ích ròng tối đa cho kinh tế Việt Nam. Để thực hiện được các mục đích
này nghiên cứu đã sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để xác định các
quan hệ tương tác trong toàn bộ nền kinh tế thông qua liên kết mọi ngành qua
các bảng đầu vào – đầu ra và liên kết mọi quốc gia thông qua luồng thương
mại. Qua phân tích CGE cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng
cả khi không có hiệp định RCEP. Nếu được thực hiện, RCEP sẽ đóng góp tích
cực nhưng không nhiều vào tăng trưởng. Việt Nam đã có một FTA song
phương với Nhật Bản, trong khi đó một FTA với Hàn Quốc sắp được ký vào
cuối năm 2014. Sự tiếp cận ưu đãi này sẽ bị xói mòn nếu Trung Quốc cũng
đạt được ưu đãi như vậy, điều này có thể xảy ra nếu RCEP được hiện thực
hóa toàn diện. Trung Quốc sẽ cạnh tranh với Việt Nam và các nước ASEAN
về cung cấp hàng dệt, thực phẩm và thức ăn gia súc sang Hàn Quốc, gạo và
hàng may mặc sang Nhật Bản. Việt Nam có thể bị thua thiệt từ một hiệp định
như vậy. Thực tế việc sử dụng CGE cũng bị một số hạn chế. Trước hết, mô

12


hình tự động giả thuyết rằng có một số thay đổi trong hành vi sản xuất và tiêu
dùng khi có thay đổi về thuế (và theo đó là giá tương ứng), trong khi không
tính đến một số yếu tố thực tiễn có thể ảnh hưởng tới việc vận dụng FTA. Hai
là, việc cải thiện thể chế không được đưa vào mô hình. Ba là, các kịch bản
hữu dụng ở khía cạnh chúng chỉ giúp chú trọng vào tác động của RCEP mà
không tính tới hàng loạt các FTA khác đang được đàm phán. Ngoài ra, sự

tương tác giữa RCEP với các FTA quan trọng khác như TPP và EVFTA có
thể tác động lớn tới những thay đổi của các biến số kinh tế quan trọng trong
mô hình. Từ phân tích này, nghiên cứu đã có một số khuyến nghị, bao gồm cả
khuyến nghị chung lẫn khuyến nghị ngành cụ thể đối với Việt Nam nhằm
chuẩn bị tốt hơn cho việc thực thi RCEP. Ngoài ra, cần kết hợp RCEP vào
một chính sách FTA hài hòa hóa của đất nước
Từ Thúy Anh và Lê Minh Ngọc (2015), “Thách thức đối với Việt Nam
khi hội nhập Asean+6: Phân tích ngành hàng”. Bài viết đã sử dụng mô hình
Smart nhằm phân tích các tác động tiềm năng của RCEP tới các ngành hàng
của Việt Nam. Các ngành hàng được phân tích ở cấp độ 6 chữ số HS. Phân
tích đã chỉ ra những ngành có tiềm năng chịu tác động nhiều nhất từ RCEP
dưới góc độ thị trường nhập khẩu Việt Nam, thu thuế của chính phủ Việt
Nam, thặng dư của người tiêu dùng Việt Nam và lợi ích của các nước đối tác
xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Kết quả cho thấy, dưới tác động của
RCEP, mức tăng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và mức thất thu từ thuế
nhập khẩu của chính phủ là tương đối lớn. Tuy nhiên việc nhập khẩu gia tăng
chủ yếu tập trung ở những hàng hóa trung gian, những yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất những mặt hàng thuộc về lợi thế so sánh để xuất khẩu của Việt
Nam. Việc sử dụng mô hình Smart đã giúp cho bài nghiên cứu phân tích
ngành hàng ở cấp độ khá chi tiết, tuy nhiên việc phân tích theo phương pháp
này chỉ tập trung xem xét những tác động của một thay đổi chính sách tới thị

13


trường chịu ảnh hưởng trực tiếp mà bỏ sót những tương tác quan trọng giữa
các thị trường khác nhau, đồng thời bài viết chỉ phân tích, đánh giá những tác
động đến nhập khẩu mà chưa đề cập tới những thay đổi trong xuất khẩu các
ngành hàng của Việt Nam khi tham gia RCEP
1.1.4 Kết luận

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra được tổng quan về
RCEP, những cơ hội, thách thức khi tham gia vào hiệp định này đối với kinh
tế một số nước nói riêng, cũng như đối với các thành viên nói chung. Bên
cạnh đó một sô nghiên cứu trong nước đã phân tích được vị trí, vai trò cũng
như ưu nhược điểm của ngành dệt may Việt Nam. Nhưng, một nghiên cứu
chuyên sâu để có thể nhìn nhận kỹ hơn về những tác động mà ngành dệt may
Việt Nam phải đương đầu khi hiệp định được ký kết thì chưa có nghiên cứu
nào chỉ ra được một cách chi tiết
Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng rất nhiều phương
pháp khác nhau để đánh giá tác động của các hiệp định thương mại, từ định
tính cho tới định lượng. Đối với phương pháp định lượng, các phương pháp
thường được sử dụng là mô hình cân bằng tổng quát CGE, mô hình hấp dẫn
Gravity và mô hình cân bằng từng phần SMART. Trong đó CGE dùng để
đánh giá tác động của việc tham gia các FTA đến cả nền kinh tế của nước
đang nghiên cứu. Mô hình Gravity thường được dùng để đánh giá sự thay đổi
của thương mại giữa hai nền kinh tế khi ký kết các FTA. Còn mô hình
SMART dùng để đánh giá tác động tới từng ngành kinh tế cụ thể.
Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng mô hình định lượng thì chưa đủ để đánh giá
chính xác các tác động của các FTA. Chính vì vậy trong bài nghiên cứu này
đã sử dụng kết hợp giữa việc sử dụng mô hình SMART cùng với việc tính
toán các chỉ số thương mại nội ngành, để có thể phân tích được chính xác
nhất, những tác động của RCEP tới thương mại dệt may Việt Nam

14


×