Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tác động của hiệp định thương mại tự do việt nam EU (VEFTA) đến thương mại hàng dệt may của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ THU TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM – EU (VEFTA) ĐẾN THƢƠNG MẠI
HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ THU TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM – EU (VEFTA) ĐẾN THƢƠNG MẠI
HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Xuân
Thiên.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng
tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của
luận văn. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào. Tác giả xin chịu
trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Lê Thi Thu
Trang
̣


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Xuân Thiên cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã truyề n đa ̣t nhƣ̃ng

kiế n thƣ́c quý giá và tâ ̣n tình hƣớng dẫn tác giả trong thời gian ho ̣c tâ ̣p và nghiên
cƣ́u ta ̣i trƣờng.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo, các
anh chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn
thành luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình , bạn bè đã luôn ủng hộ và
giúp đỡ tác giả trong quá triǹ h ho ̣c tâ ̣p và nghiên cƣ́u của min
̀ h.

Học viên
Lê Thi Thu
Trang
̣


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. iii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO .................................................................... 5
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................................5
1.1.1. Nhóm nghiên cứu về tác động của FTA đến nƣớc thành viên ...............5
1.1.2. Nhóm nghiên cứu về thƣơng mại ngành dệt may của Việt Nam ...........7
1.1.3. Nhóm nghiên cứu về thƣơng mại giữa Việt Nam và EU .......................8
1.2. Cơ sở lý luận về hiệp định thƣơng mại tự do ................................................9
1.2.1. Khái niệm hiệp định thƣơng mại tự do ...................................................9
1.2.2. Phân loại Hiệp định thƣơng mại tự do ..................................................12

1.2.3. Tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do ...........................................14
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 21
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu.............................................................................21
2.1.1. Tiếp cận hệ thống ..................................................................................21
2.1.2. Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng .......................................21
2.2. Khung khổ phân tích....................................................................................21
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................22
2.3.1. Phƣơng pháp phân tích định tính ..........................................................22
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích định lƣợng .......................................................26
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG DƢ̣ KIẾN CỦA VEFTA ĐẾN THƢƠNG
MẠI HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM ........................................................ 32
3.1. Khái quát Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU (VEFTA) và Ngành
dệt may của Việt Nam ...........................................................................................32
3.1.1. Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – EU ...................................................32
3.1.2. Khái quát về VEFTA ............................................................................36
3.1.3. Khái quát về ngành dệt may Việt Nam .................................................45
3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ....................................................................50
3.2.1. Phân tích tác động tới xuất khẩu dệt may .............................................50
3.2.2. Phân tích tác động tới nhập khẩu dệt may ............................................53


3.3. So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả thực nghiệm khác ........................56
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG LỢI ÍCH TƢ̀
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU .................................... 58
4.1. Cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam ....................................58
4.1.1. Cơ hội....................................................................................................58
4.1.2. Thách thức ............................................................................................60
4.2. Mục tiêu phát triển thƣơng mại hàng dệt may của Việt Nam ......................64
4.2.1. Quan điểm phát triển.............................................................................65
4.2.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................66

4.3. Giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam để tận dụng lợi ích
từ Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU ....................................................67
4.3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp ............................................................67
4.3.2. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc ..................................................................69
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 74
PHỤ LỤC .................................................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

AANZFTA

Asean - Austrialia - New
Hiê ̣p đinh
̣ thƣơng ma ̣i tƣ̣ do
Zealand Free Trade Agreement Asean - Úc - New Zealand

2

ACFTA


Asean - China Free Trade
Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do
ASEAN - Trung Quốc

3

AFTA

Asean Free Trade Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do
ASEAN

4

AIFTA

Asean - India Free Trade
Agreement

Hiê ̣p đinh
̣ thƣơng ma ̣i tƣ̣ do
Asean - Ấn Độ

5

AKFTA


Asean - Korea Free Trade
Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do
ASEAN - Hàn Quốc

6

ASEAN

Association of South East
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

7

BFTA

Bilateral Free Trade
Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do
song phƣơng

8

EC


European Community

Cộng đồng chung châu Âu

9

EPA

Economic Partnership
Agreement

Hiệp định đối tác Kinh tế

10

EU

European Union

Liên minh châu Âu

11

FDI

Foreign Direct Investment

Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài


12

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do

13

GATT

General Agreement on Tariffs
and Trade

Hiệp định chung về Thuế quan
và Thƣơng mại

14

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

15

MERCOSUR Mercado Común del Sur


16

MFN

Most Favoured Nation
Treatment

Nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ
quốc

17

NAFTA

North American Free Trade
Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do Bắc
Mỹ

i

Khối thị trƣờng chung Nam Mỹ


18

NT

National Treatment


Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

19

OECD

Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển
operation and Development
kinh tế

20

PCA

Partnership and Co-operation
Agreement

Hiệp định đối tác và hợp tác

21

SPS

Sanitary and Phytosanitary
measures

Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
động thực vật


22

TBT

Technical Barriers to Trade

Rào cản kỹ thuật đối với thƣơng
mại

23

TPP

Trans-Pacific Partnership
Agreement

Hiê ̣p đinh
̣ Đố i tác xuyên Thái
Bình Dƣơng

24

USD

US Dollar

Đô la Mỹ

25


VEFTA

Vietnam - EU Free Trade
Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do
Việt Nam - EU

26

VITAS

Vietnam Textile and Apparel
Associtation

Hiê ̣p hô ̣i dê ̣t may Viê ̣t Nam

27

VND

Vietnam Dong

Đồng Việt Nam

28

WTO

World Trade Organisation


Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Xuấ t khẩ u của Viê ̣t Nam sang EU28

33

2

Bảng 3.2

Nhóm 5 mặt hàng của Việt Nam đƣợc xuất khẩu
nhiều nhất vào EU năm 2014


34

3

Bảng 3.3

Nhâ ̣p khẩ u của Viê ̣t Nam tƣ̀ EU28

34

4

Bảng 3.4

Nhóm 5 mặt hàng đƣợc nhập khẩu từ EU nhiều
nhất năm 2014

35

5

Bảng 3.5

Xuất/nhập khẩu dệt may của Việt Nam phân theo
sản phẩm

46

6


Bảng 3.6

Kết quả ƣớc lƣợng phƣơng trình lực hấp dẫn xuất
khẩu

47

7

Bảng 3.7

Kết quả ƣớc lƣợng phƣơng trình lực hấp dẫn nhập
khẩu

51

8

Bảng 3.8

Kết quả mô phỏng SMART

54

9

Bảng 4.1

Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm
2030


61

DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 3.1

Cán cân thƣơng mại Việt Nam - EU28

36

2

Hình 3.2

Nhập khẩu nguyên liệu so với Xuất khẩu dệt may

43

3


Hình 3.3

Thị trƣờng xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm
2014

44

4

Hình 3.4

Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng dệt
may năm 2012

45

5

Hình 4.1

Chuỗi giá tri ̣hàng dê ̣t may

60

iii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hai thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là từ khi Hiệp định

khung về hợp tác EC – Việt Nam đƣợc ký kết năm 1995, Liên minh châu Âu (EU)
đã trở thành một đối tác chiến lƣợc của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó
thƣơng mại và đầu tƣ là những lĩnh vực nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam và EU.
Trong vòng 12 năm từ 2001-2013, kim ngạch quan hệ thƣơng mại Việt Nam
- EU đã tăng hơn 7 lần, từ mức 4,5 tỷ USD năm 2001 lên 33,7 tỷ USD năm 2013.
Trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 8 lần và nhập khẩu của Việt Nam từ
EU tăng 6,2 lần. Đặc biệt, năm 2012 là năm đánh dấu mốc EU vƣợt qua Mỹ trở
thành thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất và đối tác thƣơng mại lớn thứ hai của Việt Nam,
với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 29,09 tỷ USD [31].
EU hiện là đối tác thƣơng mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật
trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang
tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Năm 2014, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt
Nam và EU đạt hơn 36,8 tỷ đô la, tăng 9% so với năm 2013. Trong đó, xuất khẩu
sang EU đạt gần 28 tỷ đô la và nhập khẩu từ EU đạt gần 9 tỷ đô la. Các nhóm hàng
xuất khẩu chủ lực của Viê ̣t Nam sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải
sản.
EU cũng là nhà đầu tƣ lớn vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2014, đã có 23
trong số 28 nƣớc thành viên EU đầu tƣ vào Việt Nam với hơn 2.000 dự án còn hiệu
lực, tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt trên 37 tỉ USD. Các nhà đầu tƣ EU đã có mặt tại
hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công
nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ [37]. Thực tế này cho thấy tiềm năng to
lớn trong phát triển thƣơng mại và đầu tƣ giữa Việt Nam – EU.
Ngoài Hiệp định khung về hợp tác ký năm 1995, Việt Nam và EU đã tiếp tục
có những kế hoạch, chƣơng trình tăng cƣờng hợp tác. Năm 2010, hai bên đã hoàn

1


thành đàm phán và ký tắt Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA). Từ tháng

6/2012, Việt Nam và EU đã bắt đầu đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do Việt
Nam – EU (VEFTA). Sau gầ n 3 năm đàm phán với 14 phiên đàm phán chính thức
và nhiều phiên giữa kỳ ở cấp Bộ trƣởng, Trƣởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt
Nam và EU đã đạt đƣợc thỏa thuận nguyên tắc về toàn bộ nội dung của bản Hiệp
định. Ngày 4/8/2015, hai bên đã tuyên bố kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định
thƣơng mại tự do và sẽ nhanh chóng kí kết Hiệp định trong năm 2015 [37].
VEFTA là một hiệp định mang tính toàn diện, là một cam kết mở cửa thị
trƣờng mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, đầu tƣ với chất
lƣợng cao và cân bằng về lợi ích cho các bên. Chính vì vậy, chúng ta cần có những
nghiên cứu đánh giá tác động của hiệp định để có những góc nhìn đúng về thách
thức cũng nhƣ cơ hội mà hiệp định nay mang lại, đồng thời thực thi hiệu quả những
cam kết của hiệp định.
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Việt
Nam. Theo thống kê của Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX) trong năm 2013,
Việt Nam gầ n 6000 công ty dệt may, với lực lƣợng lao động chiếm hơn 20% lao
động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lƣợng lao động toàn quốc [15].
Tỷ trọng xuất khẩu của ngành dệt may có xu hƣớng ngày càng gia tăng trong những
năm gần đây. Vì vậy, dệt may tại Việt Nam là một trong các ngành chịu tác động
lớn của tự do hóa thƣơng mại. Do đó, đề tài “Tác động của Hiệp định thƣơng mại tự
do Việt Nam – EU (VEFTA) đến thƣơng mại hàng dệt may của Việt Nam” nhằm
đánh giá tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU đến hoạt động
xuất, nhập khẩu hàng dệt may giữa Việt Nam và EU bằng mô hình định lƣợng lực
hấp dẫn (gravity model), từ đó đề xuất những định hƣớng cho các doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh hàng dệt may tại Việt Nam.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
-

Đề tài nhằm đánh giá tác động dự kiến của các cam kết trong VEFTA đến
hoạt động xuất, nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với EU.


2


-

Từ những kết quả thu đƣợc, đề tài đề xuất những giải pháp phù hợp để giúp
các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam tận dụ ng lơ ̣i ích khi Viê ̣t Nam tham
gia VEFTA.

3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU đƣợc thành lập nhƣ thế nào?
Các nội dung chính của hiệp định là gì?

-

Việc thực hiện các cam kết VEFTA có tác động nhƣ thế nào đến xuấ t, nhâ ̣p
khẩ u hàng dệt may của Việt Nam?

-

Nhà nƣớc và các doanh nghiệp dê ̣t may Việt Nam cần làm gì để tâ ̣n du ̣ng lơ ̣i
ích khi VEFTA đƣợc ký kết?

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
-

Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích các cam kết về thuế quan,
về mở cửa thị trƣờng trong VEFTA của Việt Nam có tác động nhƣ thế nào

tới thƣơng mại ngành dệt may của Việt Nam với các nƣớc EU.

-

Khung thời gian sử dụng trong nghiên cứu với các số liệu và sự kiện trong
giai đoạn 2004 – 2014. Đây là giai đoạn 10 năm gần đây với các dữ liệu sẵn
có về thƣơng mại giữa Việt Nam và EU và sự hợp tác giữa EU và Việt Nam
có những tiến triển tích cực hơn.

5. Nhƣ̃ng đóng góp mới của luâ ̣n văn
-

Luâ ̣n văn đã góp phầ n hê ̣ thố ng lý thuyế t về Hiê ̣p đinh
̣ thƣơng ma ̣i tƣ̣ do và
tác động của các Hiệ p đinh
̣ tới nề n kinh tế các nƣớc thành viên

; tóm lƣợc

nhƣ̃ng nô ̣i dung đàm phán chin
́ h trong FTA Viê ̣t Nam – EU.
-

Từ những số liệu thu thập đƣợc, luâ ̣n văn đã kế t hơ ̣p sƣ̉ du ̣ng hiê ̣u quả
phƣơng pháp phân tić h đinh
̣ tin
̣ lƣơ ̣ng (mô hin
́ h và đinh
̀ h lƣ̣c hấ p dẫn ) để đƣa
ra đƣợc kết quả nghiên cứu thực nghiệm.


-

Luâ ̣n văn đã dƣ̣ báo tác đô ̣ng của thuế quan trong VEFTA đến xuấ t khẩ u và
nhâ ̣p khẩ u hàng dệt may của Việt Nam tƣ̀ EU, và dự báo đƣợc tác động tích
cực đến xuấ t khẩ u hàng dệt may của Việt Nam.

3


-

Luâ ̣n văn đã đề xuất những giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp dệt may
tại Việt Nam để tận dụng lợi ích mà FTA Việt Nam – EU sẽ mang la ̣i.

6. Kế t cấ u luâ ̣n văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng chính nhƣ sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và Cơ sở lý luận về Hiệp định
thƣơng mại tự do
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích tác động của VEFTA đến thƣơng mại hàng dệt
may của Việt Nam
Chƣơng 4: Định hƣớng và các giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may
của Việt Nam khi Hiệp định đƣợc thực thi
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4



Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
1.1.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Từ trƣớc đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về tác động của FTA nói

chung và FTA giữa EU và Việt Nam nói riêng đã đƣợc thực hiện, tiêu biểu là những
công trình nghiên cứu sau:
1.1.1. Nhóm nghiên cứu về tác động của FTA đến nƣớc thành viên
Đánh giá tác động của FTA đến nƣớc thành viên, nhiều công trình nghiên
cứu trong và ngoài nƣớc đã sử dụng các cơ sở lý luận và phƣơng pháp phân tích
khác nhau. Trong nghiên cứu này, các công trình đƣợc tổng quan liên quan đến các
FTA mà Việt Nam đang và sẽ tham gia hoặc các nƣớc thành viên khác của FTA để
tìm ra khoảng trống nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp nhất.
Trong dự án nghiên cứu của MUTRAP II, Mutrap (2010) [9] sử dụng kết
hợp các phƣơng pháp phân tích mô hình cân bằng tổng thể (CGE), mô hình lực hấp
dẫn (gravity model), mô hình cân bằng từng phần (SMART) và phƣơng pháp phỏng
vấn. Nghiên cứu xác định các tác động và hiệu quả của một số hiệp định thƣơng
mại tự do gồm FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), FTA ASEAN – Trung Quố c
(ACFTA), FTA ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), FTA ASEAN – Úc – New Zealand
(AANZFTA) và AFTA thông qua việc đánh giá những tác động kinh tế xã hội
chính đối với Việt Nam trƣớc và sau khi tham gia các FTA này. Nghiên cứu cũng
xem xét đến các hiệp định đã ký với Nhật Bản và Trung Quốc và hiệp định đƣợc đề
xuất đàm phán với EU, Thổ Nhĩ Kỳ và Chi-lê. Từ kết quả nghiên cứu, báo cáo này
rút ra những bài học cụ thể cho đàm phán thƣơng mại trong tƣơng lai.
Trần Ngọc Quân (2005) [19] sử dụng mô hình trọng lực hấp dẫn để phân tích
và tìm kiếm những đối tác thích hợp cho chiến lƣợc về hiệp định thƣơng mại tự do
của Việt Nam. Nghiên cứu đi sâu điều tra khả năng thực hiện FTA giữa Việt Nam

và Nhật Bản để thúc đẩy hoạt động thƣơng mại giữa hai quốc gia. Nghiên cứu tập
trung vào lợi thế thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, đánh giá mối quan hệ

5


giữa hai quốc gia trong bối cảnh thƣơng mại thế giới để tìm ra những cơ hội thƣơng
mại tiềm năng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ là chính
sách thích hợp để đạt đƣợc lợi ích thƣơng mại. Đồng thời, nghiên cứu cũng gợi ý
những FTA tiềm năng khác với Singapore, Ai Cập và các nền kinh tế lớn trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dƣơng.
Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) [1] đƣợc thực hiện khi hợp tác
thƣơng mại trong khu vực ASEAN và ASEAN+3 đang ngày càng gia tăng. Nghiên
cứu sử dụng mô hình hấp dẫn chuẩn tắc với số liệu thống kê thƣơng mại của Tổng
cục Hải quan để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ tập trung thƣơng mại
của Việt Nam với các nƣớc ASEAN+3. Nghiên cứu đã chỉ ra mức độ tập trung
thƣơng mại của Việt Nam với ASEAN+3 chủ yếu do sự tăng trƣởng kinh tế của
Việt Nam và các nƣớc đối tác. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra điểm hạn chế của
mô hình, từ đó đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
Hoàng Chí Cƣơng và cộng sự (2014) [3] trình bày khái quát về Hiệp định
thƣơng mại Việt – Mỹ. Qua đó, nghiên cứu sử dụng mô hình lực hấp dẫn với bảng
số liệu hỗn hợp của 17 đối tác FDI và ngoại thƣơng của Việt Nam giai đoạn 1995 –
2011 để đánh giá tác động của Hiệp định này tới thu hút FDI và xuất nhập khẩu của
Việt Nam. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy, Hiệp định này không thúc
đẩy FDI của các nhà đầu tƣ Mỹ vào Việt Nam nhƣng có tác động làm gia tăng cả
xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.
Francois và cộng sự (2007) [17] đƣợc thực hiện trƣớc khi FTA giữa EU và
Hàn Quốc đƣợc ký kết. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả phân tích hiệu quả của
những biện pháp tiềm năng thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại giữa EU25 và Hàn
Quốc. Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể và kết quả nghiên cứu chỉ ra

rằng cả hai nền kinh tế đều thu đƣợc lợi ích tích cực từ mọi cấp độ của tự do hóa
thƣơng mại, nhƣng những lợi ích này đƣợc phân bổ không đều. Trong đó, Hàn
Quốc thu đƣợc 2/3 tổng lợi ích từ FTA do nền kinh tế Hàn Quốc đang đƣợc bảo hộ

6


cạnh tranh thƣơng mại nhiều hơn so với EU, do đó Hàn Quốc sẽ thu đƣợc lợi ích
nhờ tăng tính cạnh tranh.
Ngoài ra các bài nghiên cứu nhƣ Nguyễn Tiến Dũng (2011) [4], Nguyễn Anh
Thu (2012) [20] đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích tác động của một số
FTA đến thƣơng mại của Việt Nam và đều cho thấy tác động tích cực đến thƣơng
mại của Việt Nam.
1.1.2. Nhóm nghiên cứu về thƣơng mại ngành dệt may của Việt Nam
Nghiên cứu về tác động của FTA đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam,
Nguyễn Anh Dƣơng và Đặng Phƣơng Dung (2011) [5] đƣa ra những thông tin
chung và cơ bản nhất về các cam kết liên quan đến ngành dệt may của Việt Nam
trong các Hiệp định thƣơng mại. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá triển vọng
phát, thách thức trong phát triển của ngành và đƣa ra một số khuyến nghị đối với
Chính phủ, Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng nhƣ các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy
xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo tốt cho các doanh
nghiệp dệt may cũng nhƣ các nhà nghiên cứu khác.
Angie Ngọc Trần (2012) [22] xem xét sự phát triển của ngành dệt may và
sản xuất hàng may mặc trong bối cảnh hiện hành theo đuổi tự do hóa theo định
hƣớng thị trƣờng và liên kết trong nƣớc chỉ đạo bởi chính phủ, và những tác động
của sự phát triển này đến công đoàn và ngƣời lao động ở Việt Nam. Mặc dù tăng
trƣởng nhanh trong xuất khẩu và việc làm, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy
rằng hội nhập theo định hƣớng thị trƣờng vào nền kinh tế toàn cầu đã hạn chế hoạt
động của doanh nghiệp trong các hoạt động có giá trị gia tăng thấp và ngƣời lao
động phải làm việc cực nhọc với mức lƣơng không đủ sống. Chuỗi cung ứng toàn

cầu cũng đã tiếp xúc với các doanh nghiệp và công nhân khảo sát những biến động
bất ổn dẫn đến điều kiện làm việc không đạt tiêu chuẩn và một vòng tròn luẩn quẩn
của sự kém phát triển và nghèo đói. Về trƣờng hơ ̣p nghiên cƣ́u (case study), tổng
công ty nhà nƣớc Vinatex tuy còn nhiề u ha ̣n chế nhƣng đã cố gắng để thúc đẩy các
mối liên kết trong nƣớc tại Việt Nam, cho thấy rằng ngành thực sự cần đƣợc tái cơ

7


cấu để hấp thụ các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn. Nghiên cứu cũng kết luận
rằng, chuyển đổi để nâng cao hoạt động, bao gồm cả việc học tập và đào tạo kỹ
năng, là điều cần thiết để hỗ trợ cải thiện tiền lƣơng và điều kiện làm việc.
Phạm Minh Đức (2014) [6] tổ ng quan ngành dê ̣t ma y Viê ̣t Nam về xuấ t nhâ ̣p
khẩ u, năng lƣ̣c ca ̣nh tranh, tạo việc làm, chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế của ngành
để dự đoán tác đ ộng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Dƣơng (TPP) đến

ngành dệt may Việt Nam . Tƣ̀ đó , báo cá o chỉ ra nhƣ̃ng cơ hô ̣i và thách thƣ́c cho
ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP . Ngoài ra, một số báo cáo độc lập của
các công ty chứng khoán về ngành dệt may của Việt Nam nhƣ Bùi Văn Tốt (2014)
[12], Nguyệt A. Vũ (2014) [15] đã đƣa ra những phân tích sâu về tổng quan ngành
dệt may thế giới cũng nhƣ của Việt Nam, về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu,
phân tích SWOT của ngành và của một số doanh nghiệp dệt may hàng đầu. Những
nghiên cứu này là tài liệu tham khảo rất tốt cho các nhà nghiên cứu và các doanh
nghiệp dệt may cũng nhƣ các nhà đầu tƣ chứng khoán.
1.1.3. Nhóm nghiên cứu về thƣơng mại giữa Việt Nam và EU
Nguyen Binh Duong (2014) [16] sử dụng lý thuyết về hiệu ứng tạo lập
thƣơng mại và chệch hƣớng thƣơng mại trong thƣơng mại quốc tế để đánh giá tác
động của một FTA đến phúc lợi của Việt Nam. Bằng mô hình lực hấp dẫn và phân

tích dữ liệu quốc gia, nghiên cứu chỉ ra rằng việc giảm thuế trong khuôn khổ của
FTA này sẽ có tác động tích cực đến thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và
EU. FTA này cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội, ví dụ nhƣ tạo lập thƣơng mại trong
ngành công nghiệp ô tô, nhƣng cũng đặt ra thách thức cho Việt Nam có thể làm
chệch hƣớng thƣơng mại trong công nghiệp điện tử và máy móc công nghiệp.
Trong báo cáo Mutrap (2011) [10], nhóm tác giả sử dụng kết hợp phƣơng
pháp phân tích định lƣợng (mô hình cân bằng tổng thể CGE và mô hình cân bằng
từng phần SMART) với phân tích định tính để dự báo các tác động khi FTA Việt
Nam – EU đƣợc ký kết tới các ngành hàng xuất khẩu và nhập khẩu quan trọng của
Việt Nam nhƣ dệt may, giày dép, ô tô, điện tử, ngân hàng và lĩnh vực đầu tƣ. Trên

8


cơ sở các số liệu thu thập đƣợc và kết quả phân tích, nhóm tác giả đƣa ra những
kiến nghị, biện pháp cụ thể để Việt Nam có thể lựa chọn cho tăng trƣởng kinh tế
bền vững.
Nghiên cứu sâu về thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc thành viên EU,
Đỗ Thái Trị (2006) [23] đánh giá thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và hai
mƣơi ba nƣớc EU trong tổ chức OECD dựa trên mô hình lực hấp dẫn và bộ số liệu
quốc gia trong giai đoạn 1993 – 2004. Các ƣớc lƣợng chỉ ra rằng, kích thƣớc của
nền kinh tế, của thị trƣờng và tỉ giá hối đoái thực tế của Việt Nam và hai mƣơi ba
nƣớc EU đóng vai trò chính trong thƣơng mại tự so song phƣơng giữa Việt Nam và
những quốc gia này. Tuy nhiên, khoảng cách và yếu tố lịch sử dƣờng nhƣ không
ảnh hƣởng đến thƣơng mại song phƣơng. Các kết quả của mô hình lực hấp dẫn cũng
đƣợc áp dụng để tính toán tiềm năng thƣơng mại giữa Việt Nam và hai mƣơi ba
nƣớc EU. Chúng chỉ ra rằng thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc này vẫn còn cơ
hội tăng trƣởng cao.
Các nghiên cứu trƣớc đây đều đã đề cập và phân tích tác động của FTA nói
chung và FTA Việt Nam – EU nói riêng đến nền kinh tế Việt Nam. Các mô hình

phân tích định lƣợng và phƣơng pháp phân tích định tính đều đƣợc sử dụng hiệu
quả. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu phần lớn hƣớng tới tác động tổng thể đến toàn
bộ nền kinh tế mà chƣa đi sâu phân tích cụ thể cho từng ngành, đặc biệt là trong bối
cảnh mới của nền kinh tế hiện nay khi Viê ̣t Nam đã kí kế t nhiề u FTA thế hê ̣ mới với
các nƣớc trong khu vƣ̣c , VEFTA và TPP đã kế t thúc giai đoa ̣n đàm phán . Do vậy,
nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá tác động của FTA Việt Nam – EU đến thƣơng
mại ngành dệt may của Việt Nam trong giai đoạn từ 2004 - 2014 sử dụng mô hình
lực hấp dẫn và nguồn số liệu sẵn có hiện nay.
1.2.

Cơ sở lý luận về hiệp định thƣơng mại tự do

1.2.1. Khái niệm hiệp định thƣơng mại tự do
Cho tới nay đã có rất nhiều tổ chức và quốc gia khác nhau đƣa ra các khái
niệm về FTA cho riêng mình. Điều này thể hiện những quan điểm khác nhau về

9


FTA cũng nhƣ sự phát triển đa dạng của các quốc gia. Trong số các khái niệm về
FTA đã đƣợc đƣa ra thì đa số các nƣớc và các tổ chức trên thế giới chấp thuận một
số khái niệm sau:
1.2.1.1.

Quan niệm truyền thống

Quan điểm về một Khu vực thƣơng mại tự do (Free Trade Area) lần đầu tiên
đƣợc đƣa ra tại GATT 1947 trong điều XXIV – điểm 8b nhƣ sau: “Một khu vực
mậu dịch tự do đƣợc hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan.
Trong đó, thuế và các quy định mang tính hạn chế về thƣơng mại (ngoại trừ, trong

chừng mực cần thiết, các hạn chế đƣợc phép theo quy định của các Điều XI, XII,
XIII, XIV, XV and XX) sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các sản phẩm có xuất xứ từ
các lãnh thổ đó và đƣợc trao đổi thƣơng mại giữa các lãnh thổ lập thành khu vực
mậu dịch tự do” [18].
Ngoài ra, tại điều XXIV – khoản 5 của hiệp định này cũng nêu rõ: “khu vực
mậu dịch tự do đƣợc hình thành thông qua một hiệp định quá độ [interim
agreement]”. Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy GATT 1947 mới chỉ nêu ra khái niệm
về Khu vực thƣơng mại tự do, tuy nhiên khi phân tích khái niệm này, ta có thể thấy
đƣợc tƣ tƣởng của GATT về Hiệp định thƣơng mại tự do. Trong khái niệm này có
những điểm chú ý sau:
-

Thứ nhất, trong một khu vực thƣơng mại tự do thì các nƣớc thành viên cam
kết giảm thuế và các quy định thƣơng mại khác.

-

Thứ hai, đối tƣợng cắt giảm thuế và giảm các quy định thƣơng mại khác là
với các mặt hàng có xuất xứ từ các nƣớc thành viên trong khu vực thƣơng
mại tự do.

-

Thứ ba, khái niệm này cho thấy GATT mới chủ yếu quan tâm đến thƣơng
mại hàng hóa. Đây cũng là điều dễ hiểu vì theo tiến trình lịch sử, quan hệ
thƣơng mại giữa các nƣớc thời kỳ này chủ yếu tập trung vào trao đổi mua
bán hàng hóa hữu hình.

10



Qua đó, có thể thấy quan niệm truyền thống về FTA mới chỉ dừng lại ở phạm
vi thƣơng mại hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa mới chỉ dừng lại ở
cắt giảm thuế quan và giảm một số quy định thƣơng mại khác.
1.2.1.2.

Quan niệm mới về Hiệp định thương mại tự do

Từ thập niên 90 trở lại đây, khái niệm Hiệp định thƣơng mại tự do (Free
Trade Agreement - FTA) đã đƣợc mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết
tự do hóa. Các FTA ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi cam kết cắt giảm thuế
quan và hàng rào phi thuế quan mà còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết
trong khuôn khổ GATT/WTO cũng nhƣ một loạt vấn đề thƣơng mại mới mà WTO
chƣa có quy định. Phạm vi cam kết của các FTA thế hệ mới còn bao gồm những
lĩnh vực nhƣ thuận lợi hóa thƣơng mại, hoạt động đầu tƣ, mua sắm chính phủ, chính
sách cạnh tranh, các biện pháp phi thuế quan, thƣơng mại dịch vụ, quyền sở hữu trí
tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trƣờng,
thậm chí còn gắn với những vấn đề nhƣ dân chủ, nhân quyền hay chống khủng
bố… Khái niệm FTA đƣợc sử dụng rộng rãi ngày nay không còn đƣợc hiểu trong
phạm vi hạn hẹp của những thỏa thuận hội nhập khu vực và song phƣơng có cấp độ
liên kết kinh tế “nông” của giai đoạn trƣớc, mà đƣợc dùng để chỉ các thỏa thuận hội
nhập kinh tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nƣớc với nhau. Ngoài ra, trong một số
trƣờng hợp, Hiệp định thƣơng mại tự do có thể đƣợc gọi dƣới một số tên gọi khác
nhau nhƣ Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) nhƣng về bản chất vẫn không thay đổi
[35].
Theo trang web của chính phủ Singapore thì “FTA là một thỏa thuận pháp lý
ràng buộc giữa hai hoặc nhiều quốc gia để giảm hoặc loại bỏ các rào cản thƣơng
mại và tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới giữa các
vùng lãnh thổ của các bên” [34].
Theo trang web chính thức của chính phủ Hoa Kỳ thì “FTA là sự đàm phán

giữa hai hay nhiều quốc gia nhằm cắt giảm tất cả các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan đối với thƣơng mại giữa các thị trƣờng của các nƣớc thành viên. Mỗi nƣớc vẫn

11


có thể áp dụng các rào cản thuế và rào cản thƣơng mại khác đối với các quốc gia
không tham gia ký kết hiệp định” [36].
Nhìn chung, dù đƣợc diễn giải theo nhiều cách khác nhau, nhƣng các khái
niệm về FTA đều hàm chứa một nội dung cốt lõi xuyên suốt “FTA là một thỏa
thuận giữa hai hay nhiều quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) nhằm mục đích tự do hóa
thƣơng mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó bằng việc cắt giảm thuế
quan, tạo lập các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và di chuyển
vốn giữa các quốc gia thành viên” [35].
1.2.2. Phân loại Hiệp định thƣơng mại tự do
1.2.2.1.
-

Theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia

FTA song phƣơng (BFTA): là loại FTA chỉ có hai nƣớc tham gia ký kết, và
hiệp định này cũng chỉ có giá trị ràng buộc đối với hai quốc gia này thôi. Do
đó, quá trình đàm phán và việc đạt đƣợc thỏa thuận cũng trở nên dễ dàng,
nhanh chóng hơn so với các FTA khu vực hay hỗn hợp. BFTA hiện nay đƣợc
ký kết nhiều nhất, phát triển mạng cả về số lƣợng và chất lƣợng cam kết. Ví
dụ: FTA Việt Nam – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Nhật Bản….

-

FTA khu vực: là FTA có sự tham gia của từ ba nƣớc thành viên trở lên,

thông thƣờng các nƣớc này có vị trí địa lý gần nhau. Những nƣớc này tham
gia FTA khu vực với mục đích tận dụng ƣu thế về vị trí địa lý để tăng cƣờng
trao đổi thƣơng mại cũng nhƣ thắt chặt mối quan hệ láng giềng và nâng cao
vị thế của mỗi thành viên trên trƣờng quốc tế. Ví dụ: NAFTA, AFTA, EC…

-

FTA hỗn hợp: là FTA đƣợc ký kết giữa một khu vực thƣơng mại tự do (FTA
khu vực) với một nƣớc, một số nƣớc hoặc một khu vực thƣơng mại tự do
khác. Bất chấp sự phức tạp trong đàm phán, hiện nay, loại FTA này cũng
đang phát triển và tăng lên nhanh chóng về số lƣợng. Ví dụ nhƣ: FTA
ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), FTA
Viê ̣t Nam – EU, TPP, …[38].

12


1.2.2.2.

Theo mức độ tự do hóa

Đây là cách phân loại đƣợc World Bank sử dụng. FTA theo tiêu chí này
đƣợc chia thành FTA kiểu Mỹ, FTA kiểu châu Âu và FTA kiểu các nƣớc đang phát
triển [38].
-

FTA kiểu Mỹ là loại FTA có mức độ tự do hóa cao nhất, đòi hỏi các nƣớc
thành viên phải mở cửa tất cả các lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực thuộc ngành
dịch vụ. Một khi đã tham gia các FTA kiểu này thì chỉ có con đƣờng là mở
cửa thị trƣờng hơn nữa hoặc giảm nhiều rào cản thƣơng mại hơn nữa, chứ

việc thay đổi hiệp định hoặc việc đảo ngƣợc lại các điều khoản trong hiệp
định là rất khó khăn. Hiệp định này áp dụng quy chế MFN và NT, và tất cả
các ngành đều phải mở cửa, trừ khi các bên có quy định khác và phải đƣợc
ghi rõ trong hiệp định. Điều này khiến ngƣời ta cho rằng FTA kiểu Mỹ có xu
hƣớng làm giảm sự tham gia của chính phủ trong việc bảo vệ môi trƣờng
sinh thái hoặc các ngành dịch vụ công. Ví dụ về FTA kiểu Mỹ điền hình là
Hiệp định thƣơng mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

-

FTA kiểu châu Âu cũng có mức độ tự do hóa khá cao, gần bằng FTA kiểu
Mỹ. Điểm khác biệt chính là FTA kiểu châu Âu chỉ quy định mở cửa những
lĩnh vực mà các nƣớc cam kết hoặc thống nhất riêng với nhau. Ví dụ điển
hình của FTA kiểu này là cam kết về tự do hóa thƣơng mại của Liên minh
châu Âu (EU). Trong cam kết tự do hóa thƣơng mại, các nƣớc EU đã không
đƣa vào lĩnh vực nông nghiệp – lĩnh vực vốn rất nhạy cảm và đƣợc hầu hết
các nƣớc thành viên EU bảo hộ. Các thành viên EU đều có những chính sách
nông nghiệp riêng phù hợp điều chỉnh với những đặc thù của ngành nông
nghiệp nƣớc mình. Việc đƣa nông nghiệp vào FTA sẽ làm ảnh hƣởng lớn
đến nền an ninh lƣơng thực của các quốc gia cũng nhƣ đời sống của những
ngƣời làm nông nghiệp mỗi nƣớc.

-

FTA kiểu các nƣớc đang phát triển có mức độ tự do hóa kém hơn hai kiểu
FTA nêu trên. FTA kiểu các nƣớc đang phát triển thƣờng chú trọng nhiều
hơn đến tự do hóa thƣơng mại hàng hóa và ít khi bao gồm các điều khoản

13



quy định mở cửa cho trong trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tƣ và quyền sở
hữu trí tuệ. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Thị trƣờng chung
Nam Mỹ (MERCOSUR) là những ví dụ điển hình. Có thể nói rằng trong khi
FTA kiểu Mỹ đƣợc xem là hội nhập sâu rộng nhất thì FTA kiểu các nƣớc
đang phát triển đƣợc xem là ít mang lại ảnh hƣởng nhất.
1.2.3. Tác động của Hiệp định thƣơng mại tự do
1.2.3.1.

Tác động đến các quốc gia thành viên

a. Tác động tích cực
 Hiệu ứng tạo lập thƣơng mại
Nhờ vào việc cam kết dỡ bỏ các rào cản thƣơng mại, doanh nghiệp các nƣớc
thành viên đƣợc phép tự do trao đổi mua bán hàng hóa, không bị đánh thuế, không
bị áp hạn ngạch hoặc không phải thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu rắc rối khác.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên kéo theo sự tăng trƣởng về thu nhập và GDP
của các nƣớc trong FTA. FTA tạo ra một thị trƣờng rộng lớn hơn với những cơ hội
kinh doanh, thúc đẩy gia tăng sản xuất và mua bán trao đổi giữa các nền kinh tế
thành viên.
 Hiệu ứng thúc đẩy cạnh tranh
Việc xóa bỏ các rào cản thƣơng mại và một thị trƣờng rộng lớn hơn đƣợc mở
ra đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay
gắt hơn từ các đối thủ cả trong và ngoài nƣớc. Thị trƣờng rộng lớn hơn thúc đẩy các
doanh nghiệp mở rộng quy mô nhƣng đồng thời làm tăng số lƣợng doanh nghiệp
tham gia thị trƣờng. Ngoài ra, FTA hình thành là sự hợp nhất của nhiều thị trƣờng
nhỏ hơn thành một thị trƣờng rộng lớn, do đó làm giảm mức độ độc quyền khi mà
nhiều doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau hơn. Sự gia tăng cạnh tranh trong nền
kinh tế có thể là mối đe dọa với các doanh nghiệp trong nƣớc làm ăn kém hiệu quả
nhƣng lại là hiệu ứng tích cực đối với cả nền kinh tế, đặc biệt đối với những thành

viên đang hƣớng đến một nền kinh tế thị trƣởng mở phát triển. Các lợi ích mà cạnh
tranh mang lại cho nền kinh tế nhƣ:

14


-

Các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí và tăng doanh số, giúp giảm
các méo mó trên thị trƣờng và có lợi cho ngƣời tiêu dùng.

-

Quy mô thị trƣờng lớn cho phép doanh nghiệp khai thác lợi thế kinh tế theo
quy mô.

-

Doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm, ngƣời tiêu dùng có them nhiều lựa
chọn hơn.

-

Doanh nghiệp phải loại bỏ bớt những hoạt động không hiệu quả bên trong hệ
thống doanh nghiệp và gia tăng năng suất, ngƣời lao động cũng phải nâng
cao hiệu suất làm việc để thích nghi với điều kiện việc làm cạnh tranh hơn.

-

Các quốc gia thành viên phải cải cách hệ thống pháp luật liên quan nhằm đạt

đƣợc hệ thống luật pháp hoàn thiện hơn, hợp lý hơn để phù hợp với tiến trình
tự do hóa trong hiệp định.

 Hiệu ứng thúc đẩy đầu tƣ
Hiệu ứng thúc đẩy đầu tƣ do FTA tạo ra thể hiện ở việc tạo ra những tác
động tích cực đối với môi trƣờng đầu tƣ và hành vi của nhà đầu tƣ. Một FTA hình
thành có thể thúc đẩy cả dòng đầu tƣ nội địa và đầu tƣ nƣớc ngoài, giữa các thành
viên của FTA cũng nhƣ bên ngoài FTA.
-

FTA thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tƣ về mặt chất thông
qua việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm thiểu các méo mó
của môi trƣờng đầu tƣ.

-

Với dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), FTA mang lại cơ hội tiếp
cận thị trƣờng rộng lớn hơn với sức mua lớn hơn sẽ có tác dụng thu hút dòng
vốn đầu tƣ mới vào nƣớc thành viên FTA.
- Dòng FDI lƣu chuyển giữa các thành viên FTA còn nhắm vào mục tiêu tận
dụng lợi thế về chi phí các nhân tố đầu vào sản xuất, chẳng hạn nhƣ chi phí
lao động rẻ từ một nƣớc thành viên khác.
- Dòng FDI từ bên ngoài vào một khu vực thƣơng mại tự do, đặc biệt là các
liên minh thuế quan có một mức thuế quan đối ngoại chung, thƣờng tận dụng

15


điều kiện tiếp cận thị trƣờng mới để vƣợt qua các hàng rào thuế quan không
đồng nhất giữa các thành viên FTA đó.

 Hiệu ứng học hỏi, chuyển giao tri thức, công nghệ và thông tin
FTA còn tạo ra cơ hội cho các nƣớc thành viên chia sẻ và chuyển giao công
nghệ cho nhau thuận lợi hơn, đặc biệt là giữa các thành viên có nền kinh tế phát
triển khác nhau. Ngoài ra, thông qua việc trở thành đối tác với nƣớc phát triển hơn,
một quốc gia có thể học hỏi từ chính sách, kinh nghiệm quản lý, thông lệ tốt trong
quá trình phát triển của ngƣời đi trƣớc, từ dó xây dựng và hoàn thiện thể chế chính
sách cho quốc gia. Hơn nữa, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng học hỏi đƣợc từ nhau
và từ quá trình liên kết kinh tế sâu rộng này. Bằng việc quan sát đối thủ cạnh tranh,
hợp tác với các nhà cung ứng và giao tiếp với khách hàng, các hang có thể vận dụng
những bài học thực tiễn trong quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ để nâng cao hiệu quả,
năng suất và lợi nhuận.
 Ngoài ra, FTA đƣợc ký kết còn mang lại các tác động phi kinh tế nhƣ hiệu
ứng hòa bình và an ninh, hiệu ứng cam kết cải cách, hiệu ứng bảo hiểm chủ
quyền, hiệu ứng gia tăng vị thế mặc cả….
b. Tác động tiêu cực
 Hiệu ứng chệch hƣớng thƣơng mại
Bên cạnh tạo lập thƣơng mại, thì FTA còn tạo ra hiệu ứng chệch hƣớng
thƣơng mại khi nhà cung ứng không phải là thành viên của FTA có mức giá thấp
hơn lại bị nƣớc thành viên FTA thay thế bằng một nhà cung ứng trong FTA mặc dù
có chi phí cao hơn. Nhƣ vậy, nhà cung ứng kém hiệu quả hơn (thành viên FTA) lại
thay thế nhà cung ứng hiệu quả hơn (không phải thành viên FTA) vì đƣợc hƣởng
các ƣu đãi thuế quan do việc tham gia FTA mang lại. Do đó, hiệu ứng này làm
chệch dòng thƣơng mại của một thành viên FTA từ nhà cung ứng hiệu quả sang nhà
cung ứng kém hiệu quả hơn và thành viên đó còn phải chịu thêm một khoản chi phí
do phải trả giá nhập khẩu cao hơn. Hiệu ứng này còn làm nhà cung ứng ngoài FTA

16



×