Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

Văn hóa truyền thống làng tiến sĩ kim đôi trong quá trình đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 158 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đề tài“Văn hóa truyền thống làng tiến sĩ Kim Đôi
trong quá trình đô thị hóa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Phan Thanh Long – người Thày đã
tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Ban Chủ nhiệm khoa Việt Nam Học, phòng Đào tạo Sau Đại học đã
tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học.
Xin cảm ơn bạn bè, người thân đã luôn luôn giúp đỡ động viên em trong thời
gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua bao thế kỷ nay, làng là một đơn vị tụ cư truyền thống lâu đời ở
nông thôn và giữ một vai trò đặc biệt trong xã hội truyền thống Việt Nam. Là


một tổ chức xã hội cơ sở có kết cấu chặt chẽ và thiết chế riêng biệt, làng đã
tạo nên sức mạnh cố kết cộng đồng và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền
thống, đồng thời là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân
tộc. Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Mỹ thuật Nguyễn Quân thì: “ Bản sắc văn
hóa Việt Nam được biểu hiện đậm nét nhất ở văn hóa làng”. Chính vì thế mà
làng được xem là một đơn vị cư trú và là hình thức tổ chức xã hội quan trọng
của nông thôn các quốc gia Châu Á. Mỗi làng đều có các hình thức xây dựng
nên môi trường văn hóa riêng của mình, mang đậm nét dân gian và chứa đựng
tính nhân văn sâu sắc. Văn hóa mỗi làng luôn là bộ phận không thể thiếu để
làm nên sự phong phú nền văn hóa của người Việt nói riêng và của đất nước
Việt Nam nói chung.
Trong các chiến lược phát triển đất nước, đặc biệt trong xu thế hội nhập
và đổi mới ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội. Trong đó, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mà cốt lõi
là văn hóa làng, luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược Xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa hiện nay
đã tác động mạnh mẽ tới kết cấu cũng như văn hóa làng, đặc biệt là các làng
ven đô, nơi mà quá trình đô thị hóa diễn ra ở tốc độ cao. Vì vậy, làng và văn
hóa làng đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh, đồng thời cũng với những
thách thức không hề nhỏ. Thiết nghĩ, nên cần có nhiều hơn nữa các công trình
1


nghiên cứu về làng và văn hóa làng trong điều kiện và thời đại ngày nay. Vì
vậy, để tiếp tục nghiên cứu về văn hóa làng, tôi đã chọn làng tiến sĩ Kim Đôi
của tỉnh Bắc Ninh làm đề tài nghiên cứu của mình.
Làng Kim Đôi thuộc xã Kim Chân, xưa thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh, nay thuộc địa phận thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, được ca ngợi là

một làng quê địa linh nhân kiệt, nổi danh với các dòng họ bao đời đều tồn tại
người đỗ đạt tiến sĩ như họ Phạm và họ Nguyễn.
Ngày nay, Kim Đôi gồm 4 xóm: Xóm Cửa, Xóm Giữa, Xóm Ngoài và
xóm Đông. Làng vốn là miền đất cổ được khai thác sớm, dân cư hôi tụ đông
đúc, có nền kinh tế nông nghiệp dồi dào, có truyền thống yêu nước và văn hóa
lâu đời nằm sát bên dòng sông Cầu (sông Như Nguyệt) - nơi ghi dấu chiến
công thắng lợi của Ngô Quyền còn vang mãi đến tận ngày nay. Đây còn là nơi
lưu lại tên tuổi các bậc nhân thân của hai dòng họ: họ Nguyễn và họ Phạm,
những người đã được vua Lê Thánh Tông khen ngợi bằng câu nói với các thị
thần: “ Kim Đôi gia thế, chu tử mãn triều” (Gia thế làng Kim Đôi áo đỏ, áo tía
đầy triều), đồng thời được ghi tên vào sổ sách để con cháu ngày nay luôn
ngưỡng mộ và tự hào.
Từ trước 1986, văn hóa làng Kim Đôi về cơ bản vẫn duy trì được các
phong tục tập quán, các lễ hội độc đáo, các di tích được bảo tồn khá tốt. Làng
Kim Đôi đã được ghi nhận là làng văn hóa từ lâu.
Trong thời đại ngày nay, với xu thế đô thị hóa, hiện đại hóa ngày càng
sâu rộng thì việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng ngày càng được sự
quan tâm đông đảo của nhân dân. Kim Đôi trước sự chuyển biến của đất nước
nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề
phức tạp cần được giải quyết. Như bao làng văn hóa khác, làng Kim Đôi đứng

2


trước khó khăn nhất định trong việc bảo tồn để gìn giữ những giá trị văn hóa
truyền thống cho các thế hệ mai sau.
Với lý do mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công
cuộc bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp để xây
dựng quê hương phát triển hơn trong thời kỳ ĐTH, nên tôi quyết định chọn đề
tài: “Văn hóa làng tiến sĩ Kim Đôi trong thời kỳ đô thị hóa” làm đề tài luận

văn tốt nghiệp Cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, biến đổi văn hóa làng là chủ đề được nhiều
các học giả ở nhiều các lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là
các ngành Văn hóa. Một trong những đề tài nghiên cứu tiêu biếu về sự biến
đổi của làng xã Việt Nam là công trình Làng Việt: Đối diện tương lai, hồi
sinh quá khứ của John Klienent Houben [40]. Tác giả đã đi ngược thời gian,
tìm hiểu lịch sử làng từ khi thành lập, sự biến động của làng xã qua các thời
kỳ , để làm rõ những yếu tố bất biến và yếu tố khả biến trong đời sống làng
xã, đưa lại cách nhìn mới về nông thôn Việt Nam ngày nay. Thêm công trình
đáng chú ý khác là cuốn Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay của Nguyễn
Văn Sáu [52]. Trong cuốn này, tác giả góp phần làm sáng tỏ những quan
điểm, chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước ta về nông
nghiệp, nông thôn, đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc
phục những hạn chế trong quá trình xây dựng cộng đồng làng xã.
Làng xã biến đổi do nhiều nguyên nhân, trong những nguyên nhân đó
thì đô thị hóa có ảnh hưởng rất nhiều. Nó tác động tới mọi mặt của đời sống
làng xã. Những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến chủ đề này là Văn hóa làng
xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh của tác giả

3


Trần Văn Bính [7], Văn hóa truyền thống làng xã ngoại thành Hà Nội dưới
tác động của nền kinh tế thị trường của tác giả Trần Đức Ngôn [43]. Hai tác
phẩm này nghiên cứu những thành tố văn hóa truyền thống tác động do quá
trình ĐTH tại hai đô thị lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh.
Bên cạnh đó, trong chương thứ 3 của công trình Biến đổi văn hóa ở
các làng quê hiện nay, tác giả Nguyễn Phương Châm [12] nghiên cứu tại 3

làng: Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng đã phác họa về những biến đổi
trong không gian, cảnh quan làng, di tích, tín ngưỡng, lễ hội và phong tục
tập quán, sự tiếp cận thông tin và các loại hình giải trí của người dân trong
bối cảnh ĐTH.
Trong tác phẩm Những biến đổi về văn hóa truyền thống ở các làng ven
đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới của tác giả Ngô Văn Giáng [24] cũng tập
trung trình bày những giá trị văn hóa truyền thống của các làng ven đô. Là
những biến đổi về kinh tế - xã hội tác động vào làm biến đổi văn hóa ở các
làng ven đô; hiện trạng biến đổi văn hóa truyền thống trong thời kỳ đổi mới ở
các làng ven đô tại Hà Nội.
Quá trình đô thị hóa còn diễn ra ở các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc. Trong
cuốn Tác động của đô thị hóa – công nghiệp hóa tới phát triển kinh tế và biến
đổi văn hóa – xã hội của Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường chủ biên
[55]. Sách đã làm rõ diện mạo mới và nhiều vấn đề xã hội cần lưu tâm giải
quyết trong quá trình ĐTH – CNH tại Vĩnh Phúc.
Đi sâu vào tìm hiểu biến đổi văn hóa từng làng được nhiều các tác giả
quan tâm và thực hiện đã được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học
và nghiên cứu sinh, như của các tác giả Văn hóa truyền thống làng Tiên Điền

4


dưới tác động của đô thị hóa của tác giả Nguyễn Thu Hiền [31], Văn hóa
truyền thống làng Hoàng Mai trong quá trình đô thị hóa của Nguyễn Hoàng
My [43]. Đáng chú ý là luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Hồng Yến,
Những biến đổi về xã hội và văn hóa ở những làng quê chuyển từ xã thành
phường tại Hà Nội [61].
Làng Kim Đôi nằm bên bờ Nam sông Cầu thuộc huyện Quế Võ – tỉnh
Bắc Ninh, cách Thành phố Bắc Ninh vài cây số. Làng Kim Đôi dường như
cũng bình dị, thân thương như bao làng quê Việt Nam khác. Thế nhưng mảnh

đất ấy lại trở nên vô cùng đặc biệt bởi truyền thống hiếu học khiến cho sử
xanh phải ghi dấu ngàn đời, tiếng tăm còn truyền rạng muôn nơi. Để rồi, cứ
nhắc tới Kim Đôi, người ta nhớ ngay danh xưng “Làng Tiến sĩ”.
Hàng năm, đặc biệt trong các dịp lễ hội, nhiều đoàn văn hóa trong và
ngoài nước đã về đây tham quan khảo cứu truyền thống lịch sử địa phương và
những dòng họ khoa bảng nổi tiếng. Kim Đôi được bạn bè gần xa biết đến với
truyền thống hiếu học khoa bảng từ hơn 600 năm, nơi đây đã sản sinh ra 25
Tiến sĩ qua các Triều đại phong kiến, trong đó có 18 vị Tiến sĩ họ Nguyễn
và 7 vị Tiến sĩ họ Phạm. Còn nhiều nữa những ông Hương, ông Cống trong
làng cũng được sử sách lưu danh. Chính họ đã góp phần làm rạng danh non
sông, chắp cánh cho sự phồn thịnh của bao triều đại phong kiến của nước
nhà. Bao thế kỷ đã trôi qua, nhưng hiếm làng nào đạt kỷ lục cao về số Tiến
sĩ như Kim Đôi. Đương thời vua Lê Thánh Tông từng nói với thị thần rằng:
“Gia thế Kim Đôi chu tử triều mãn” (dòng họ Kim Đôi áo đỏ, áo tím đầy
triều). Câu khen ấy nay còn ngự trên một bức hoành phi lớn trong nhà thờ
họ Nguyễn. Còn dân gian vùng Kinh Bắc lưu truyền nhau trong câu ca với
một niềm tự hào, thành kính:

5


“Kim Đôi nhiều cuộc hiển vinh,
Hai mươi lăm vị khoa danh rỡ ràng”.
Với những “tiếng tăm” như thế nên làng tiến sĩ Kim Đôi đã được nhắc
đến trong nhiều trang sách. Trong các cuốn như: “Lịch triều hiến chương loại
chí”, “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Phong thổ Kinh Bắc thời Lê”, “Đăng khoa
lục” và tập sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam” đều liệt kê các tiến sĩ làng
Kim Đôi. Có rất nhiều các tác giả đã tìm về làng Kim Đôi để tìm hiểu, nghiên
cứu về làng, nhưng ở góc độ những tấm bia đá, danh sách những tên tuổi các
vị đỗ trạng… Tuy nhiên, việc nghiên cứu về làng, đặc biệt là những đặc điểm

của văn hóa làng Kim Đôi vẫn chưa được quan tâm nhiều và chính xác.
Như vậy có thể nói việc nghiên cứu về làng Kim Đôi, xã Kim Chân,
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh mới chỉ được đề cập đến qua một vài tư
liệu đơn lẻ trên phương diện chỉ tìm hiểu về truyền thống khoa bảng, mà chưa
có tài liệu nào đề cập đến văn hóa truyền thống của làng. Chính vì thế, đây là
lý do tôi chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ, chuyên
ngành Việt Nam học của mình.
3. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua thực tế khảo sát sự biến đổi văn hóa làng Kim Đôi dưới sự tác động
của nền kinh tế thị trường, đô thị hóa nhằm đưa ra một số tiêu chí và giải pháp
để bảo tồn, phát huy và giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của làng, biết
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trên tinh thần “Dĩ cổ vi kim” thì sẽ phát
huy tốt hơn những giá trị ta đã được thừa hưởng.

6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát một cách tổng thể diện mạo văn hóa truyền thống làng Kim
Đôi.
- Khảo sát thực trạng biến đổi của văn hóa truyền thống làng sau khi sát
nhập vào thành phố Bắc Ninh và chịu sự tác động của quá trình đô thị
hóa.
- Tìm hiểu những giá trị văn hóa tiêu biểu của làng Kim Đôi; mối quan
hệ, ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa làng và các hoạt động kinh tế.
- Trên cơ sở thực tế đó, tác giả đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng trong
điều kiện hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, khảo sát đến khi hoàn thành đề tài,
tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về văn hóa nói chung và sự kết
hợp giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng văn hóa nói riêng. Từ đó, đi
đến sự thống nhất về nhận thức khi đưa ra quan điểm của mình trong công tác
bảo tồn, phát huy thông qua một số khuyến nghị để giải quyết vấn đề.
4.2.

Các phương pháp cụ thể

Ngoài cơ sở lý luận chung làm nền tảng, luận văn được thực hiện trên cơ
sở các lý thuyết về văn hóa, lý thuyết về làng xã nói riêng, văn hóa người Việt
nói chung, về ĐTH. Ngoài ra, tác giả đã vận dụng thêm một số phương pháp
cụ thể sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Ưu điểm khi sử dụng phương pháp này là
cho ta cái nhìn khái quát và hệ thống khi đặt văn hóa trong mối quan hệ tổng
thể với các yếu tố khác như lịch sử hình thành làng, môi trường cảnh quan địa

7


lý, điều kiện kinh tế - xã hội của làng nhằm phân tích, so sánh tìm ra những
nguyên nhân chính cấu thành và chi phối văn hóa truyền thống của làng.
Phương pháp nghiên cứu li ên ngành: Là sự kết hợp một số phương pháp
chuyên nghiên cứu của các ngành khoa học khác có liên quan như so sánh,
nghiên cứu lịch sử, điền dã dân tộc học…; từ đó phác họa một cách tổng thể
diện mạo văn hóa của làng và giải thích rõ nguyên nhân, xu hướng của quá
trình biến đổi, làm cơ sở cho việc khảo sát phương pháp tiếp cận hệ thống một
cách hiệu quả hơn.

Phương pháp điều tra xã hội học: Là cách sử dụng các phiếu điều tra bằng
bảng hỏi và trực tiếp phỏng vấn để thu thập tài liệu, phân tích và xử lý thông
tin một cách tổng hợp. Từ đó, tác giả biết được quan điểm của đại đa số người
dân về sự hiểu biết, quan tâm cũng như việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy với
vốn văn hóa truyền thống của cha ông.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà luận văn đề cập chính là văn hóa truyền thống của
làng tiến sĩ Kim Đôi. Tác giả đã chú trọng vào quá trình biến đổi của nó ở
hai phương diện chính: Biến đổi về văn hóa vật thể, trong đó gồm có: môi
trường, cảnh quan của làng, hệ thống di tích, các công trình kiến trúc thờ
tự, nhà ở…
Biến đổi về văn hóa phi vật thể, gồm có: các sinh hoạt tín ngưỡng
tôn giáo, các lễ tiết trong năm, phong tục, tập quán, lễ hội….
5.2.

Phạm vi nghiên cứu

8


Về thời gian: Luận văn tập trung khảo sát về sự biến đổi về văn hóa
truyền thống của làng tiến sĩ Kim Đôi từ 1986 đến nay (2014), tức là sau 28
năm đất nước đổi mới.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu làng Kim Đôi, với địa giới hành
chính gồm các xóm: Xóm Ngoài, Xóm Đông, Xóm Giữa và Xóm Cửa.
6. Nguồn tư liệu của luận văn
Nguồn tư liệu chính để thực hiện luận văn là tư liệu Hán Nôm, các
văn bia, tư liệu điền dã, gồm tư liệu từ các gia phả của các dòng họ, tư liệu
phỏng vấn cán bộ và nhân dân địa phương, các báo cáo của cấp ủy, chính

quyền và các ban ngành đoàn thể về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội
của địa phương.
Luận văn kế thừa và phát huy các kết quả nghiên cứu về làng và biến đổi
về văn hóa làng dưới tác động của ĐTH đã công bố.
7. Những đóng góp của đề tài
Luận văn đã cố gắng khảo sát chỉ ra được xu hướng biến đổi của văn hóa
truyền thống dưới tác động của đô thị hóa. Trên cơ sở đó, làm rõ mối quan hệ
giữa văn hóa và sự phát triển dưới tác động của đô thị hóa. Đề tài thành công
sẽ góp một phần nhỏ vào việc xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát
huy tốt những giá trị truyền thống của làng tiến sĩ Kim Đôi. Qua đó, giúp cho
nhân dân địa phương hiểu và tự hào thêm về những gì mình đã may mắn được
thừa hưởng và nâng cao tình yêu quê hương, làng xóm, góp phần vào việc
giáo dục truyền thống hiếu học, củng cố mối đoàn kết trong cộng đồng làng
xã, giữ gìn thuần phong mỹ tục của quê hương.

9


Luận văn làm rõ được những giá trị văn hóa truyền thống, vai trò của văn
hóa làng, lễ hội trong đời sống cộng đồng dân cư trong thời kỳ đô thị hóa ở
nông thôn. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể phục vụ cho việc giảng
dạy chuyên ngành văn hóa hoặc các lĩnh vực liên quan đến văn hóa.
Việc chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống để bảo tồn và phát huy giá
trị trong điều kiện hiện nay không chỉ có ý nghĩa lớn trong lĩnh vực văn hóa –
xã hội mà còn là nguồn để thu hút khách du lịch đến thăm quan - tìm hiểu
ngày càng đông hơn. Từ đó cũng góp phần mang lại hiệu quả kinh tế không
nhỏ cho địa phương nếu khu du lịch – văn hóa làng tiến sĩ Kim Đôi chính
thức đi vào hoạt động.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, thì nội dung

của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về làng Kim Đôi – văn hóa truyền thống làng
tiến sĩ Kim Đôi.
Chương 2: Biến đổi văn hóa truyền thống làng tiến sĩ Kim Đôi dưới tác
động của đô thị hóa.
Chương 3: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
làng tiến sĩ Kim Đôi trong quá trình đô thị hóa hiện nay.

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LÀNG KIM ĐÔI – VĂN HÓA

10


TRUYỀN THỐNG LÀNG TIẾN SĨ KIM ĐÔI
1.1. Kim đôi - vùng đất cổ ven con sông cầu
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và địa lý hành chính
Xã Kim Chân ngày nay gồm 5 thôn: Kim Đôi, Quỳnh Đôi, Ngọc Đôi,
Phú Xuân và Đạo Chân. Xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Quế Võ – từ trung
tâm huyện lỵ Phố Mới theo đường 291 về phía Bắc lên đê sông Cầu đến trung
tâm xã là 12km. Xã có diện tích tự nhiên 412,5 ha. Phía Bắc tiếp giáp với
sông Cầu với chiều dài 2km đê. Phía Tây giáp với thành phố Bắc Ninh. Phía
Đông giáp với xã Đại Xuân. Phía Nam giáp với xã Phương Liễu và một phần
của phường Vũ Ninh. Xã có ngòi Tào Khê chạy dọc từ Nam lên Bắc, là kênh
tiêu của cả vùng phía Tây Bắc, huyện Quế Võ qua trạm bơm Kim Đôi; ngòi
Tào Khê chạy qua chia xã làm hai ngả: Phía Đông là các thôn Kim Đôi, Phú
Xuân và Quỳnh Đôi; Phía Tây là thôn Đạo Chân và Ngọc Đôi. Năm 2000,
Nhà nước mở đường Quốc lộ 1B chạy qua một phần phía Tây của xã.
Làng Kim Đôi theo các cụ kể lại và dựa trên cuốn sách “ Địa lý hành
chính Kinh Bắc” thì đây là một vùng đất cổ, từ lâu cư dân người Việt đã đến

định cư từ rất sớm. Trong cuốn “Lịch sử tỉnh Hà Bắc tập 1” ghi rõ: Địa danh
và những mô tip thần thoại khác cho biết địa bàn sứ Bắc cổ (Hà Bắc ngày
nay) của nước Văn Lang có những bộ lạc khác nhau, vùng Phù Đổng (Tiên
Du) là vùng đất thuộc bộ lạc Tây Vu (bộ lạc Rùa), vùng Châu Sơn hay Vũ
Ninh Sơn (Quế Võ ngày nay) là lãnh thổ của bộ lạc Long Biên (bộ lạc Rồng)
[60, tr. 16]. Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ” [59, tr.19] ghi rõ:
Kể từ thời Hùng Vương, Quế Võ đã có con người cư trú với mật độ khá đông
đảo. Dấu vết vật chất còn để lại như trống Đồng Quế Tân đã khẳng định được
điều đó. Trải qua thời kỳ Bắc thuộc, nhất là dưới các Vương triều Lý – Trần –
Lê, nhiều luồng cư dân đã dồn về đây để sinh sống.

11


Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Kim Chân" có nhắc đến như sau: Họ
Phạm từ Kinh Môn qua Yên Phong rồi chuyển đến Châu Cầu, để cuối cùng
định cư ở Kim Đôi. Ở thôn Đạo Chân có các dòng họ như Tạ, Đỗ, Trương…
có gốc gác Thanh – Nghệ - Tĩnh, họ Vũ ở Ngọc Đôi có tổ tiên xưa ở tận Đông
Triều [58, tr.8].
Trải qua quá trình biến đổi của lịch sử mảnh đất làng Kim Đôi giống
như của xã Kim Chân có nhiều các tên gọi khác nhau do sự thay đổi địa lý
hành chính.
Ở thời kỳ nhà nước Văn Lang, Kim Chân thuộc bộ Vũ Ninh.
Thời kỳ Bắc Thuộc, Kim Chân thuộc bộ Vũ Ninh, quận Giao Chỉ.
Thời kỳ nhà Lý (1010 – 1225) thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang.
Thời Trần thuộc huyện Vũ Ninh. Đến năm 1553 (thời nhà Lê) đổi
tên thành huyện Võ Giàng, làng Kim Đôi cùng xã Kim Chân thuộc huyện
Võ Giàng.
Từ thời nhà Nguyễn, xã Kim Chân là tổng Đạo Chân (hay tổng Đạo Du)
huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh gồm có 4 xã: Đạo Chân, Kim

Đôi, Quỳnh Đôi và Ngọc Đôi. Lúc này xã Kim Đôi còn được gọi là Dủi, có
hai thôn Phú Xuân và Vạn Đình [58, tr.110].
Kể từ Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời, tháng 5/1946 Quốc hội đã có nghị quyết sát nhập một số
xã cũ thành những xã mới có quy mô, địa bàn hành chính cũng như dân cư
phù hợp với yêu cầu mới. Ba xã Kim Đôi, Quỳnh Đôi, Ngọc Đôi sát nhập vào
với xã Đạo Chân thành xã Phương Chân thuộc huyện Võ Giàng.

12


Năm 1948, để đáp ứng yêu cầu Cách mạng, Hôi đồng Chính Phủ có chủ
trương mới. Đồng thời tỉnh ủy Bắc Ninh cũng có chỉ thị thành lập những đơn
vị hành chính phù hợp, những xã nhỏ sát nhập vào những xã lớn để phù hợp
với yêu cầu và nhiệm vụ: ba xã Kim – Quỳnh – Ngọc và xã Phương Chân sát
nhập vào thành xã Kim Chân (lúc này bao gồm cả thôn Phương Vĩ).
Theo cuốn “ Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ” có nói rõ việc sát lập như
sau: Đến ngày 9/7/1949, Ủy ban hành chính Liên khu I ra quyết định số 422
PC/2 công nhận việc hợp xã của huyện Võ Giàng đã lập vào năm 1948 như
sau: 2 xã Kim – Quỳnh – Ngọc hợp với xã Phương Chân lấy tên là xã Kim
Chân [59, tr.13].
Trong thời gian thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, tình hình ở khu vực thị xã Bắc Ninh rất phức tạp. Để đối phó với tình
hình và chỉ đạo các phong trào, ngày 14/4/1948 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký
sác lệnh 162 – SL giải tán thị xã Bắc Ninh (thi hành tạm thời trong kháng
chiến) và phân chia địa giới như sau:
- Địa hạt thị xã Bắc Ninh và các xã thuộc huyện Võ Giàng ở bên tả
đường xe lửa Hà Nội – Lạng Sơn sát nhập vào huyện Yên Phong, về
phương diện hành chính và kháng chiến (khu phố Kinh Bắc gồm các
phố Yên Mẫn, Vệ An, Niềm Xá, Thị Trung, Y Na, Cổ Mễ, Tân Ấp và

các xã thuộc tổng Châm Khê).
- Địa hạt thị xã Bắc Ninh ở bên hữu đường xe lửa Hà Nội – Lạng Sơn
sát nhập vào huyện Võ Giàng về phương diện hành chính và kháng
chiến (khu phố Vũ Ninh gồm các phố: Đọ Xá, Ninh Xá, Tiền An,
Thanh Sơn, Thị Cầu, Đáp Cầu).
Ngày 12/11/1949, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh quyết định
thành lập Ban cán sự, lập lại đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh gồm hai
13


khu phố chính nội thành (Kinh Bắc và Vũ Ninh) và sáu xã ngoại thành (Hòa
Long, Vạn An, Phong Khê, Võ Cường, Đại Phúc, Kim Chân) [58, tr.13,14].
Như vậy suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 – 1954) Kim
Chân là một trong tám xã thuộc thị xã Bắc Ninh.
Năm 1951, xã Kim Chân có bí danh là xã Tràng Bạch, và các thôn đều
có tên bí danh như sau: Thôn Kim Đôi là thôn 1, Quỳnh Đôi là thôn 2, Ngọc
Đôi là thôn 3, Đạo Chân là thôn 4, Phương Vĩ là thôn 5. Ngày 19/10/1956,
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 1088 – TTg trả về huyện cũ các xã
trước đây đã nhập vào thị xã Bắc Ninh: “2 xã trả về huyện Võ Giàng: Võ
Cường (trừ Bồ Sơn, Hòa Đình, Khả Lễ), Đại Phúc (trừ Phúc Đức), Kim Chân
(trừ Phương Vĩ) [58, tr.13,14]. Từ đó, Kim Chân là đơn vị xã thuộc huyện Võ
Giàng, đến tháng 8/1961, Hội đồng Chính phủ ra quyết định sát nhập 2 huyện
Quế Dương và Võ Giàng làm một huyện Quế Võ. Ngày 09.4.2007 theo Nghị
định số 60/2007/NĐ - CP của Chính phủ, thành phố Bắc Ninh mở rộng không
gian, sáp nhập 09 xã về địa bàn thành phố, trong đó có xã Kim Chân. Từ đó,
xã Kim Chân thuộc khu vực thành phố Bắc Ninh cho đến ngày nay.
1.1.2. Đặc điểm về dân cư
Nằm sát bên dòng sông Cầu thơ mộng, Kim Đôi là một vùng đất sớm
được khai thác, có cư dân đông đúc tụ cư từ lâu đời. Về dân số trên địa bàn xã
không có tài liệu nào ghi chép từ trước 1936. Tuy nhiên, theo gia phả của họ

Nguyễn và họ Phạm để lại thì Kim Đôi từ lâu đời đã có dân cư trong làng đến
sinh sống và lập nghiệp. Trước đây làng là một vùng bãi lau sậy, khoảng hơn
600 năm (22 đời) dòng họ Nguyễn đã lập nghiệp ở đây. Họ Phạm lập nghiệp
ở đây hơn 300 năm (11 đời).

14


Từ năm 2004, trong làng đã có 340 hộ gia đình với hơn 1500 nhân khẩu
sinh sống, với nhiều dòng họ như: họ Nguyễn trên 200 hộ, họ Phạm trên 50
hộ, họ Vũ trên 30 hộ. Ngoài ra còn có các dòng họ khác như họ Đỗ, họ Lê, họ
Hoàng, họ Đăng, họ Vi…
Tính đến nay, trong làng có 470 hộ, với hơn 1600 nhân khẩu. Nét nổi bật
của thôn Kim Đôi chính là tên gọi “làng tiến sĩ” với 25 người làm quan (trong
đó họ Nguyễn có 18 tiến sĩ và họ Phạm có 7 tiến sĩ). Thôn Kim Đôi nổi tiếng
cả nước về truyền thống hiếu học khoa cử và thành đạt. Đây là một nét văn
hóa đặc biệt và đáng tự hào của làng Kim Đôi.
1.1.3. Đặc điểm về kinh tế
Kim Đôi từ xưa đã là một vùng đất chiêm trũng với một nền kinh tế thuần
nông. Làng từ xa xưa sản xuất nông nghiệp đã là nghề chính. Hàng năm chủ
yếu là cấy 1 vụ lúa chiêm với các giống như Sài Đường, Hiên Ngoi, Chiêm
gié… nhưng năng suất không cao, thường là 50 kg/sào, nơi nào tốt thì lên đến
70 kg/sào. Chính vì vậy mà đời sống của nhân dân trong xã Kim Chân nói
chung đều vất vả, có thôn còn thiếu ăn. Đa số nhân dân trong xã đều đựa vào
nghề đánh bắt cá, tôm, có người làm thuê cho chủ lò vôi, có người đi hàng
sáo… Đặc biệt làng Kim Đôi có một số diện tích đất ở mặt sông khá rộng,
nên nhiều hộ gia đình đã vận dụng nó để trồng dâu nuôi tằm.
Nghề đánh bắt cá được thịnh hành trong làng từ lâu đời. Theo sách “Địa
lý hành chính Kinh Bắc” thì trước kia, tên thông thường của làng vẫn được
gọi bằng tên Dủi. Thậm chí ngày nay, tên Dủi vẫn được người dân ở địa

phương khác gọi người trong thôn như vậy để phân biệt dễ dàng hơn với các
vùng khác. Theo các cụ cao tuổi kể lại thì ngày xưa, làng còn có tên gọi là
làng Vạn Chài (Làng Chài) do trong làng có nhiều người ven sông đi làm

15


nghề chài lưới, làm nghề đi diu, đi dủi tôm, dủi cá… Có nhiều nơi gọi làng là
làng Dủi Quan. Dủi Quan là tên gọi do làng có nhiều người đi dủi cá, tôm và
có nhiều người đỗ đạt làm quan nên gọi là Dủi Quan.
Trong làng, nghề chăn nuôi cũng không được mở rộng, chỉ có vài gia
đình có điều kiện thì mới nuôi trâu để cày, nuôi lợn lấy phân và làm nguồn tài
chính dự phòng, nuôi gia cầm để lấy cái sinh hoạt giỗ tết, chứ nghề chăn nuôi
không được coi là nghề sản xuất.
Về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: ngoài sản xuất nông nghiệp là
chính, Kim Đôi xưa còn có nghề sản xuất kim khâu. Trong sách “ Bắc Ninh
tỉnh chí” có ghi: Xã Đạo Chân có nghề chế luyện kim loại bằng sắt…”.
Tương truyền, nghề này có từ thời Lý, do một viên quan hưu trí đưa về. Nơi
tiêu thụ chính là chợ Đình Kim. Tuy nhiên, đây chỉ là nghề phát triển trong
thời gian ngắn và nhất định, ngày nay đã mai một đi không còn tồn tại nữa.
Với địa thế thuận lợi về đường thủy (giáp sông), có nghề làm kim khâu
nên có thời kỳ Kim Đôi nói riêng và Kim Chân nói chung phát triển mạnh về
hoạt động buôn bán, giao lưu hàng hóa phát triển. “Chợ Đình Kim họp ở đầu
làng Ngọc Đôi, chỗ có tên gọi là bãi chợ Thông. Chợ chuyên kinh doanh kim
khâu, sản phẩm độc quyền của địa phương. Người bán hàng chủ yếu là người
đia phương, nhưng khách hàng thì ở phạm vi rất rộng, có khi tận trong Thanh
– Nghệ. Chợ Ngọc Đôi do quá chật hẹp, dần dần được chuyển đến chỗ mới
mang tên là Đình Kim. Nơi đây vừa tiện cho giao thông thủy – bộ, vừa tiện
cho giao lưu buôn bán. Bên cạnh chợ, phố xá mọc lên sầm uất. Từ đầu thế kỷ
XX, nghề làm kim khâu mất đi, chợ Đình Kim vì thế cũng không còn. Nhờ

kinh tế phát triển, nhiều hộ gia đình giàu có lên, vì vậy còn có tên gọi là “làng
Dầu”. Ngày nay, người Đạo Chân vẫn có câu ca dao như sau:

16


“Em về dằng ấy thì xa
Có về Du Đạo với ta thì về
Du Đạo có gốc cây đề
Có ao tắm mát, có nghề làm kim.”
Đến thời Pháp thuộc, Kim Đôi phát triển thêm nghề mới là nghề làm lò
nung vôi. Ngày nay, nghề làm lò nung vôi vẫn đang được thịnh hành và là
nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những chủ lò vôi càng ngày càng có
nhiều kinh nghiệm trong công việc sản xuất và kinh doanh vôi dưới nhiều
hình thức, kết quả là mang lại lợi nhuận cao trong thị trường kinh tế của mình
và chủ thầu.
1.2. Kim đôi - làng quê có truyền thống khoa bảng và đấu tranh giữ nước
1.2.1. Làng quê có truyền thống hiếu học - khoa bảng
Kinh Bắc là mảnh đất có truyền thống khoa cử tiêu biểu, điển hình cho
cả nước. Đây là một niềm tự hào, vẻ vang nhất cho quê hương Kinh Bắc ngàn
năm văn hiến. Trong niềm tự hào đó, Kim Đôi là nơi tiêu biểu nhất cho truyền
thống ấy.
Truyền thống hiếu học – khoa bảng của làng Kim Đôi được thể hiện
qua việc gắn liền truyền thống hiếu học với truyền thống trọng nông., trọng sĩ,
trọng danh tài. Theo truyền thuyết kể trong nhân dân: nơi đây có văn chỉ hàng
huyện – trước ở phía ngoài đê, trông ra sông Nguyệt Đức (Như Nguyệt) có
ban thờ và bia đá về các danh nhân khoa bảng. Hàng năm có quan phủ, quan
huyện về tế. Nhưng theo hương ước trong làng thì những người về tế hay
làm chủ tế phải là những người có chức danh, học vị. Nếu không thì dù
cho có làm quan chức gì thì cũng không dám về đây tế. Vì vậy mà có năm

17


ông cử Đại Tráng đọc hương ước xong, các quan “gọi là quan mua tước
bán” đều đứng lên tự ra về hết. Nơi đây vẫn có câu ca dao: “Trúng trường
quan chi đích tử
Triều quý quan chi đích tôn”
Có nghĩa là người tiên chỉ (quan viên Trung Đình, Chánh Hương hội, chủ
tế đình) phải là người có dòng dõi con quan, là con của quan đã từng đỗ cử
nhân hoặc đỗ tiến sĩ. Hoặc là cháu của quan to, quan là cử nhân hoặc là tiến
sĩ. Trong trường họp ông quan đương chức không có con thì truyền lại “ngôi
vị” tiên chỉ của mình cho cháu của ông ta đảm chức.
Truyền thống hiếu học ở Kim Đôi còn được thể hiện qua hình thức tồn
tại ruộng khuyến học. Đó là những ruộng đất dành cho những người đỗ
đạt từ tiến sĩ trở lên sử dụng. Đây là việc thể hiện sự quan tâm động viên,
khuyến khích của nhân dân làng xã có truyền thống hiếu học. Truyền
thống hiếu học ở đây còn được biểu hiện về tình cảm tôn sư trọng đạo
trong nhân dân. Với nhận thức – quan niệm đầy tình cảm nghĩa nhân là
“nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.
Nơi đây trước có tục lệ “tết Thầy”, theo lệ này, hàng năm vào những
dịp mùng 5 tháng 5, Rằm tháng 8, mùng 10 tháng 10, học trò trong làng hay
mang tết thầy (các ông đồ) gạo nếp và chim ngói. Ngày trước giữa thầy và trò
ân tình rất trọng, trò không bao giờ quên ngày tết của các Thầy. Dù giàu hay
nghèo, họ cũng cố gắng sắm ít quà lễ mọn mang biếu thầy vào những ngày
đó. Một người không có điều kiện để lo thì họ rủ bạn bè cùng đi. Thầy ngày
trước đối với trò cũng rất tốt, có thể mở trường dạy nhưng không hề lấy tiền.
Vì vậy, các trò nhân dịp này cũng tạo điều kiện để thêm giúp cho thầy trong
cuộc sống để thầy có thể tiếp tục dạy bảo mình.

18



Khi đang học, khi thôi học, hoặc khi đã thành đạt rồi, dù chức
trọng quyền cao thế nào họ đi chăng nữa họ cũng không bao giờ bỏ lệ đó.
Khi trò ra đường gặp thầy vẫn chào hỏi lễ phép như xưa. Đó là tình cảm
“uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, và đặc biệt họ nghĩ:
cha mẹ có công sinh dưỡng, nhưng tác thành cho mình nên người lại chính
là do công đức của thầy.
Nói đến Kim Chân – nói về khoa cử và thành danh trong các triều đại
phong kiến Việt Nam, từ bao đời nay nhiều người đã biết, nhiều cuốn sách đã
viết và kể cả nhà vua cũng đã từng khen ngợi về làng Kim Đôi với 25 tiến sĩ
thành danh trong lịch sử đất nước Việt Nam. Kim Đôi là làng có truyền thống
hiếu học – khoa cử thành danh nổi tiếng cả nước. Trong cuốn “Lịch sử Đảng
bộ huyện Quế Võ” có viết như sau: “ Thông qua con đường cử nghiệp, Quế
Võ đã cung cấp một đội ngũ nhân tài vào loại đông nhất và quan trọng nhất
cho đất nước. Truyền thống tốt đẹp này bắt đầu từ thời Lê. Trong cái biển học
mênh mông suốt mấy trăm năm đó, làng Kim Đôi nổi bật hơn cả bởi sự đồ sộ
về số lượng Đại khoa” [59, tr.51]. Xã Kim Chân đã có 21 người đỗ Đại khoa
trong tổng số 61 người của huyện Quế Võ. Phan Huy Chú trong cuốn “ Lịch
triều hiến chương loại chí” có viết: “về những họ nối đời hiển đạt như làng
Kim Đôi, Vân Điềm, Vọng Nguyệt đều hơn cả một xứ… làng Kim Đôi huyện
Võ Giàng có họ Nguyễn từ đời Nhân Thiếp trở xuống 3 đời thi đỗ 13 người.
Đầu đời Lê, 5 anh em đồng thời cùng đỗ cả, con cháu nối nhau làm quan to
trong triều” [58, tr.51].
Trong sách “ Đại Nam nhất thống chí ” có ghi lại rất rõ ràng rằng: 5 anh
em cùng làm quan một triều. Đời bấy giờ ví các anh em nhà này như Ngũ Quế
ở Tiên Sơn. Vua Lê Thánh Tông từng bảo với thị thần rằng: “ Kim Đôi gia

19



thế, chu tử mãn triều” (Gia thế làng Kim Đôi áo đỏ, áo tía đầy triều) như thế
là có ý khen ngợi nhiều lắm.
Trong cuốn “Bắc Ninh dư địa chí” của cụ Đỗ Trọng Vĩ đã ghi: Huyện Võ
Giàng về văn họa thì Kim Đôi là nhất…”. Trong gia phả của họ Nguyễn và họ
Phạm cũng ghi rất rõ truyền thống hiếu học, khó cử thành danh của hai dòng
họ này. Thời vua Lê Thánh Tông, cụ Nguyễn Lung sinh được 5 người con
trai, gia thế lúc ấy đã khá giả rồi, khi gặp triều đình mở mang học nghiệp, kén
chọn người tài, cụ đã quyết định cho các con ăn học tử tế. Trong văn bia mộ
do Trạng Lương Thế Vinh viết, và trong gia phả họ Nguyễn đã nêu lên tấm
lòng hiếu học, chăm lo đến sự nghiệp học hành của các con cụ thật cảm phục:
“ Con đi học xa, áo chưa rách đã bảo người may sẵn cho, sợ con bị cảm lạnh
mà tổn hại đến việc học. Thức ăn chưa hết đã dặn người nhà mang đến vì sợ
con đói mà tổn hại đến việc học. Các con cảm động trước tấm lòng giáo huấn
của cha mẹ mà dốc lòng tu trí về nghiệp học mà thành danh. Các con cụ
Nguyễn Lung chăm chỉ học tập đã lập nên một kỳ tích mà suốt thời phong
kiến không lặp lại: cả 5 con trai cụ đều đỗ đại khoa, người đời còn gọi là “ngũ
tử đăng khoa” sánh được với nhà họ Đậu ở Yên Sơn – Trung Quốc.
Năm anh em nhà họ Nguyễn đều đỗ đại khoa, được người người mến
mộ, được lưu tên vào trong văn bia sử sách của làng. Năm người anh em ấy
là: Nguyễn Nhân Bỉ, Nguyễn Nhân Bồng, Nguyễn Nhân Thiếp, Nguyễn Nhân
Dư, Nguyễn Nhân Đạc đều đỗ tiến sĩ. Trong làng Kim Đôi có tất cả 25 vị đỗ
tiến sĩ, trong đó có 7 người của dòng họ Phạm và 18 người của dòng họ
Nguyễn. Họ Nguyễn bao gồm các nhân vật như:
1-

Nguyễn Nhân Bỉ (1448 – 1517), năm 19 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đống, đỗ

tiến sĩ khoa Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) đời Lê Thánh
Tông. Ông từng được cử đi sứ sang nhà Minh, làm quan đến chức Thượng

20


Thư Bộ Binh, ông là một trong những thành viên của hội Tao Đàn. Ông đã có
tài họa bài “Lục vân động” của vua rất nổi tiếng, như sau:
“Vách cáo lởm chởm dựa tầng không
Rộng sáng bầu trời bát ngát trong
Mây có nửa gian che cửa Phật
Bụi không một hạt phủ tòa hồng
Xanh xanh sắc núi mờ hoa khói
Cuộn cuộn songs xô khí lạnh lung
Xuân tỉnh cư ông về trúc viện
Hoa rơi chim hót nắng chiều rong”
(Nguyễn Tuấn Lương dịch) […64]
2-

Nguyễn Nhân Bồng (còn có tên là Nguyễn Xung Xác)là em của

Nguyễn Nhân Bỉ, anh của Nguyễn Nhân Thiếp. Ông sinh năm 1452. Năm 19
tuổi ông đỗ Đệ Tam giáp đồng tieens sĩ kho Tý Sửu, niên hiệu Quang Thuận
thứ 10 (1469) đời vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan đến chức Tả Thị Lang
Bộ Lễ, kiêm trưởng Hàn Lâm Viện, kiêm dạy học ở cục Tú Lâm. Ông giỏi cả
thơ Nôm, là một trong những thành viên của hội Tao Đàn, đứng tên thứ 5 ông
có bài thơ họa vua bài: “Bái yết sơn lãng cảm thành” rất nổi tiếng:

“Nắng hồng rực rỡ dọi quê vua
Tựa biển hoa xuân liễu rủ tơ

21



Mưa nhỏ dăng dăng viền hốc núi
Mây thơ lặng lặng tỏa bên bờ
Dặc dài dải lụa dòng quanh quất
Bái ngát tinh kỳ gió phất phơ
Hộ giá Tây Kinh may được dự
Gần trong gang tấc cạnh tàn vua”
(Lâm Giang dịch)
3- Nguyễn Nhân Thiếp: Em ruột của Nguyễn Nhân Bỉ, Nguyễn Nhân Bồng.
Năm 15 tuổi ông đỗ Đệ Tam đồng tiến sĩ (1466) cùng khoa với anh ruột
Nguyễn Nhân Bỉ. Ông làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Lại và đi sứ
sang nhà Minh.
4- Nguyễn Nhân Dư: Là em thứ tư của ba anh Bỉ, Bồng và Thiếp. Năm 17
tuổi ông đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức 3 (1472). Ông
làm quan đến chức Hiến hát sứ.
5- Nguyễn Nhân Đạc: (còn có tên khác là Nguyễn Nhân Dịch), năm 17 tuổi
ông đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức 6 (1475) đời Lê Thánh
Tông. Ông làm quan đến chức Hàn Lâm Viện kiểm khảo.
6- Nguyễn Tất Thông đỗ tiến sĩ năm 1481, làm chi huyện Lập Thạch, làm
quan đến chức Thừa Chính Sứ.
7- Nguyễn Củng Thuận đỗ tiến sĩ năm 1496, làm quan đến chức Tả Thị
Lang Bộ lại, kiêm Đô Ngự Sử Đài.

22


×