Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

QUAN hệ CHÍNH TRỊ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM với INDONESIA dưới THỜI TỔNG THỐNG SUHARTO(1967 1998)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-------------------------------

BÙI THỊ THU THIỆT

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO
GIỮA VIỆT NAM VỚI INDONESIA
DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG SUHARTO
(1967 - 1998)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội, tháng 10 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-------------------------------

BÙI THỊ THU THIỆT

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO
GIỮA VIỆT NAM VỚI INDONESIA
DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG SUHARTO
(1967 - 1998)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Liên



Hà Nội, tháng 10 năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, trước hết tôi xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến Cô hướng dẫn khoa học TS. Lê Thị Liên, cùng tập
thể thầy cô khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tâm giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô trường Đại
học An Giang, cán bộ thư viện trường Đại học An Giang, Phòng đào tạo, Thư
viện tỉnh An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp và
người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian của khóa
học.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Bùi Thị Thu Thiệt


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

AMM

ASEAN Ministerial Meeting


Tiếng Việt
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao ASEAN

AFTA ASEAN Free trade Area

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN

AIPO ASEAN Inter-Parliamentary

Tổ chức Liên minh nghị viện
ASEAN

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASC

ASEAN Security Community

Cộng đồng an ninh ASEAN

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations


Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

CEPT

Common Effective Preferential Tariff

Hiệp định về chương trình ưu
đãi thuế quan có hiệu lực
chung

COC

Code of Conduct

Bộ qui tắc ứng xử trên biển
Đông

DOC

Declaration of the Conduct of Parties

Tuyên bố về ứng xử của các
bên ở biển Đông

EU

European Union


Liên minh châu Âu

FPDA

Five Power Defence Arrangements

Hiệp định phòng thủ năm
nước

IMC

Informal Ministerial Conference

Hội nghị Bộ trưởng không
chính thức

IPU

Inter – Parliamentary Union

Liên minh Nghị viện thế giới

JIM

Jakarta Informal Meeting

Cuộc họp không chính thức
tại Jakarta

SEANWFZ

SEATO

Southeast Asian Nuclear Weapon

Khu vực Đông Nam Á không

Free Zone

có vũ khí hạt nhân

Southeast Asia Treaty Organization

Tổ chức Hiệp ước phòng thủ
Đông Nam Á

TAC

Treaty of Amity and Coopertion

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác

ZOPFAN

The Zone of Peace, Freedom and Neutrality Khu vực Hòa bình, Tự do và
Trung lập


MỤC LỤC
1.Lý do chọn đề tài.................................................................................................................2
Trong xu thế quốc tế ngày nay thì hòa bình ổn định và hợp tác phát triển là một trong

những nhu cầu không thể thiếu được ở từng quốc gia, dân tộc, do đó, các nước đã và đang
bỏ qua những rào cản để mở ra những cơ hội mới nhằm gắn kết với nhau hơn. Quan hệ
giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực có thể nói là những mối quan hệ quan trọng
của Việt Nam trong quá trình hợp tác và phát triển trong khu vực Đông Nam Á nói riêng,
toàn cầu nói chung. Xem xét lịch sử quan hệ với các quốc gia trong khu vực thì có thể thấy
quan hệ Việt - Lào là quan hệ đặc biệt [31, tr.176] xuất phát từ sự tương đồng về các yếu tố
tự nhiên, lịch sử văn hóa, có truyền thống bang giao hòa hiếu, thời kháng chiến và xây
dựng đất nước có sự đoàn kết, gắn bó nhau và cùng chung một thể chế chính trị; còn quan
hệ Việt Nam - Thái Lan lại có sự khác biệt so với mối quan hệ Việt - Lào. Thái Lan là một
quốc gia đã từng tiếp tay cho đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên quan
hệ hai nước có phần cải thiện sau đó. Trong khi đó, quan hệ Việt Nam - Indonesia là quan
hệ bền chặt dựa trên những nền tảng của quan hệ trước đó và hai bên cùng tương trợ lẫn
nhau vì lợi ích chung trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và phát triển đất nước. Hai nước có
nhiều điểm tương đồng, có đường biên giới biển Đông, cùng là thành viên của khu vực
ASEAN và diễn đàn APEC. Đồng thời cũng có những nét tương đồng nhau trong cuộc đấu
tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, trình độ phát triển cũng tương đương nhau, có dân
số đông nhất khu vực và đặc biệt là có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Mối quan hệ này,
tuy có sự đậm nhạt khác nhau qua từng thời kì, song luôn chiếm một vị trí quan trọng trong
quan hệ đối ngoại hai nước....................................................................................................2
Quan hệ với Indonesia - nước lớn nhất và quan trọng bậc nhất trong ASEAN - đều đang là
những lợi ích ngày càng quan trọng đối với Việt Nam. Indonesia là thành viên tích cực của
Phong trào Không liên kết, thành viên G-20, có tiềm năng gia nhập nhóm nước có nền kinh
tế mới nổi (BRIC), có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và kinh tế thế giới,
Indonesia có tiếng nói quan trọng trong tổ chức khu vực. Vì thế, Indonesia ngày càng trở
nên quan trọng đối với Việt Nam...........................................................................................3
Giống như Việt Nam, Indonesia coi ASEAN là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại
của mình, luôn khẳng định Việt Nam là “trụ cột quan trọng” trong các mối quan hệ của
nước này ở khu vực Đông Nam Á. Đứng ra giải quyết những vấn đề quan trọng bậc nhất
trong khu vực, Indonesia nhằm củng cố quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực,
đồng thời tăng cường vai trò của mình trong quan hệ quốc tế. Cùng chung quan điểm với

Việt Nam về vấn đề Trung Quốc, cho nên Indonesia càng có ý thức hơn trong vai trò đầu
tàu chống lại sự nhòm ngó của các thế lực ngoại bang đến Đông Nam Á. Đảm nhận được
trọng trách này, uy tín của Indonesia càng được nâng lên trong khu vực và là lực lượng đối
trọng của các nước trên thế giới.............................................................................................3
Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (tháng 7- 1995), Việt Nam Indonesia càng có điều kiện phát triển quan hệ song phương và đa phương trên nhiều lĩnh
vực, quan trọng nhất là lĩnh vực chính trị - ngoại giao. Mối quan hệ chính trị - ngoại giao
giữa Việt Nam và Indonesia trải qua nhiều bước thăng trầm, đậm nhạt khác nhau qua từng
thời kì. Đặc biệt là dưới thời Tổng thống Suharto (1967 - 1998), mối quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và Indonesia có nhiều chuyển biến lớn, tác động đến sự phát
triển của khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu về mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa
Việt Nam với Indonesia dưới thời Tổng thống Suharto (1967 - 1998) để nhìn lại quá khứ,
thắt chặt hơn nữa tình cảm tốt đẹp hai nước hiện tại, vạch rõ triển vọng tương lai quan hệ
chính trị - ngoại giao hai nước. Trên cơ sở đó, hai nước cùng với các thành viên khác trong


ASEAN phấn đấu xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển.
Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu “Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với
Indonesia dưới thời Tổng thống Suharto (1967 - 1998)” để làm đề tài luận văn thạc sĩ, vì
đây luôn là nhu cầu của khoa học và thực tiễn chính trị, nhằm rút ra bài học cần thiết cho
Việt Nam hiện tại và tương lai...............................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................................4
Vấn đề quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia trong giai đoạn nắm
quyền của Tổng thống Suharto là một vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, tuy
nhiên, nguồn tư liệu viết về vấn đề này không nhiều. Trong những năm gần đây, đặc biệt là
khi Indonesia nổi lên với vai trò là một trong những nước lớn, trụ cột của khu vực thì vấn
đề này thu hút nhiều hơn sự chú ý trong giới nghiên cứu khoa học, chính trị trong và ngoài
nước........................................................................................................................................4
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................................4
Bài viết “Quan hệ Việt Nam - Indonesia trong lịch sử” từ trang 97 đến trang 113 của tác
giả Văn Tạo trong kỷ yếu Hội thảo Việt Nam - Indonesia: “Vì hòa bình, ổn định và hữu
nghị ở Đông Nam Á”, tổ chức lần thứ nhất, năm 1984 của Viện Quan hệ Quốc tế. Trong

bài viết này, tác giả đã trình bày khái quát quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia từ xa xưa
đến năm 1980 trên một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Có thể nói, đây là một bài
viết khá cụ thể, đề cập khá chi tiết về hoạt động thương mại của hai nước thời kì phong
kiến. Tác giả còn khẳng định đây là mối quan hệ tốt đẹp hơn bất cứ quan hệ giữa Việt Nam
với một nước Đông Nam Á nào, trừ Đông Dương................................................................5
Trần Huy Chương viết bài: “Triển vọng quan hệ Việt Nam - Indonesia trong những năm
90”, từ trang 28 đến 38 trong kỷ yếu Hội thảo Việt Nam - Indonesia lần thứ ba “Vì hòa
bình, ổn định và hữu nghị ở Đông Nam Á”, năm 1991 của Viện Quan hệ Quốc tế. Tác giả
đã điểm qua những nét chính của Việt Nam - Indonesia trước năm 90 trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong đó, tác giả chú ý đến vai trò của mối quan hệ này trong
việc giải quyết “vấn đề Campuchia”, đồng thời rút ra một số nhận xét và nêu lên những
giải pháp xúc tiến cho quan hệ này trong những năm 90 của thế kỉ XX...............................5
Tác giả Nguyễn Huy Hồng với bài viết “Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN” từ trang 43
đến trang 52, công trình do Phạm Đức Thành chủ biên, có nhan đề “Việt Nam - ASEAN”,
xuất bản năm 1996. Tác giả nhấn mạnh đến mối tương quan giữa Việt Nam và các nước
Đông Nam Á trong ASEAN, trong đó có Indonesia, từ khi Hiệp định Paris được kí kết đến
năm 1994................................................................................................................................5
Hai tác phẩm “Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN” xuất bản năm 1997, từ trang 26
đến trang 27 và “Chính sách sách đối ngoại của các nước ASEAN” xuất bản năm 1998, từ
trang 34 đến trang 36 của hai tác giả Nguyễn Xuân Sơn và Thái Văn Long đồng chủ biên.
Trong hai quyển sách này, tác giả đã giới thiệu tóm tắt quan hệ Việt Nam - Indonesia từ
năm 1990 đến năm 1997, trong đó trình bày khá chi tiết về các cuộc gặp gỡ của một số nhà
lãnh đạo cấp cao, những hợp tác về kinh tế - thương mại và giải quyết vấn đề thềm lục địa
giữa hai nước..........................................................................................................................6
Trong tác phẩm “Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương” xuất bản năm
2004 của Vũ Dương Ninh làm chủ biên, có bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy
với nhan đề: “Quan hệ Việt Nam - Indonesia những chặng đường” từ trang 85 đến trang
131. Bài viết bắt đầu từ những tiếp xúc đầu tiên của hai dân tộc cho đến khi thực dân
phương Tây kiểm soát các tuyến đường buôn bán qua lại của hai nước. Đến tháng Tám
năm 1945, hai nước cùng giành thắng lợi trong cách mạng, cùng lập nên những nhà nước

cộng hòa đầu tiên của mình. Giai đoạn 1966 - 1989 quan hệ hai nước bước vào thời kì


thăng trầm khi ở Indonesia có sự thay đổi “Trật tự mới”. Từ năm 1990 trở đi, quan hệ Việt
Nam - Indonesia thực sự khởi sắc trên lĩnh vực kinh tế và một số lĩnh vực khác, trong đó
vấn đề phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nước cũng từng bước được giải quyết.....6
Đề tài nghiên cứu “Nền ngoại giao Indonesia” do Nguyễn Hoàng An chủ biên, Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa
Indonesia, nghiệm thu năm 2004, 123 trang, là một công trình có giá trị nghiên cứu về mối
quan hệ của Indonesia với các nước, trong đó các tác giả có đề cập đến mối quan hệ với
Việt Nam và kiến nghị biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước, từ trang 105 đến trang 118.
Khi nghiên cứu mối quan hệ với Việt Nam, các tác giả còn nhấn mạnh đến các mốc ngoại
giao quan trọng và nội dung quan hệ giữa hai nước, đồng thời đưa ra những dự báo về
quan hệ hai nước trong thời gian tới......................................................................................7
Công trình “Tình hữu nghị thắm thiết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Indonesia” ở
thư viện trung ương, lưu chiếu văn hóa phẩm số 738 (95 trang). Trong tác phẩm này là tập
hợp các bài viết về mối quan hệ lâu đời, tình hữu nghị thắm thiết giữa Chính phủ và nhân
dân hai nước, qua đó làm rõ được sự ủng hộ của Indonesia trong cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mỹ đối với Việt Nam và ngược lại. Qua các bài phát biểu của hai vị lãnh tụ hai
Nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Suharto đã khắc họa nên quan hệ đoàn
kết, gắn bó và cảm thông lẫn nhau của hai dân tộc từng chịu nhiều mất mát về sự thống trị
của chủ nghĩa thực dân và một khát vọng giành được độc lập từ trong những khổ đau đó...7
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy với bài viết “Indonesia và ASEAN”, từ trang 326 đến
trang 335, công trình do Phạm Đức Thành (chủ biên) có nhan đề “Việt Nam - ASEAN”,
xuất bản 1996. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến vai trò và vị trí của Indonesia trong
ASEAN cũng như trong quá trình giành độc lập dân tộc của đất nước này ở khu vực Đông
Nam Á. Đồng thời, người viết còn đề cập đến chính sách đối ngoại “độc lập” và “tích cực”
của Indonesia về “vấn đề Campuchia” có tác động không nhỏ để kết thúc toàn bộ quá trình
cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài trong khu vực. Tác giả còn đề cập đến mối quan hệ của
nước này đối với ASEAN về vấn đề phát triển kinh tế và việc ủng hộ Việt Nam trở thành

hội viên chính thức của ASEAN............................................................................................8
Trên lĩnh vực an ninh - chính trị, có hai bài viết về quan hệ Việt Nam - Indonesia trong kỉ
yếu hội thảo Việt Nam - Indonesia lần thứ ba “Vì hòa bình, ổn định và hữu nghị ở Đông
Nam Á”, năm 1991 của Viện Quan hệ Quốc tế. Bài viết: “Việt Nam - Indonesia đoàn kết,
hợp tác vì hòa bình, ổn định khu vực Đông Nam Á” của tác giải Hoàng Minh Thảo, từ
trang 39 đến trang 48, chủ yếu tìm hiểu vai trò của Việt Nam và Indonesia trong việc duy
trì hòa bình, ổn định khu vực Đông Nam Á. Với bài viết: “Hợp tác Việt Nam - Indonesia
trong vùng biển Đông”, từ trang 49 đến trang 54, của tác giả Phan Trường Giang chủ yếu
đề cập đến sự hợp tác giữa hai nước trong việc giải quyết vấn đề biển Đông của Indonesia,
Việt Nam với Trung Quốc......................................................................................................8
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài................................................................................8
2.2.1. Ở Indonesia...................................................................................................................8
Cựu ngoại trưởng Indonesia, ngài Ali Alatas viết bài “Tiếng nói cho hòa bình” (Avoice for
a just peace) năm 2001. Ngài Ali Alatas khẳng định sự ôn hòa trong chính sách đối ngoại
của Indonesia vì hòa bình, ổn định, hợp tác và tiến bộ ở khu vực. Đồng thời, qua đó thấy
được Indonesia đóng vai trò quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, cùng với Việt Nam đưa
ra giải pháp cho việc giải quyết các xung đột trong khu vực, trong đó có “vấn đề
Campuchia”............................................................................................................................9
Tác phẩm “Quan hệ ngoại giao ở Đông Nam Á: qua lăng kính quá khứ, thực tại và tương
lai” (Hubungan Internasional di Asia Tenggara: Teropong terhadap dinamika, realitas dan


masa depan) của tác giả Bambang Cipto, xuất bản năm 2007. Quyển sách này chủ yếu viết
về quan hệ quốc tế Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng bằng tiếng Indonesia.
Trong thời kì Chiến tranh lạnh các nước ASEAN buộc phải thay đổi chính sách ngoại giao
cho phù hợp với tình hình quốc tế và có lợi nhất cho đất nước mình. Trong quyển sách này,
chủ yếu xoay quanh các nước Đông Nam Á và quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu
vực thời kì trước và sau Chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến những vấn
đề xung đột trong khu vực cũng như an ninh - chính trị và những thách thức trong tương lai
đối với ASEAN......................................................................................................................9

Hội thảo “Nhìn lại vai trò trụ cột của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Indonesia”
(Seminar “Kaji Ulang ASEAN Sebagai Sokoguru Politik Luar Negeri Indonesia”) do
Trung tâm nghiên cứu chiến lược của Indonesia tổ chức năm 2008. Trong hội thảo, các nhà
phân tích Indonesia chỉ rõ những đặc điểm mà nước này phải chọn ASEAN làm nhân tố
quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Trong đó, Indonesia muốn giữ vững an
ninh khu vực, ổn định đất nước thì phải liên kết chặt chẽ với các nước ASEAN cùng nằm
trên một tổng thể địa lí. Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng khẳng định việc tranh chấp
giữa các nước trong quá khứ đã được giải quyết thông qua cuộc đối thoại hòa bình, mà
Việt Nam là thành viên kết nối đó. Qua hội thảo, Indonesia khẳng định lại chính sách đối
ngoại và chọn ASEAN làm tâm điểm cho sự phát triển và mở rộng vai trò của mình ra khu
vực và thế giới......................................................................................................................10
2.2.2. Ở các nước khác.........................................................................................................10
Tác giả Franklin B. Weinstein viết về “Chính sách đối ngoại và các vấn đề về độc lập từ
Tổng thống Sukarno đến Suharto” (Indonesia foreign policy and the dilemma of
independence from Sukarno to Suharto) xuất bản năm 1976. Trong phần quan hệ đối
ngoại, tác giả đề cập đến thái độ của Indonesia trong thời gian chiến tranh Việt Nam (1954
- 1975), tác giả lí giải, dưới thời Tổng thống Sukano, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của chính
phủ nước này, dù phải đối đầu với đế quốc Mĩ. Sau khi Tổng thống Suharto lên nắm chính
quyền thì không còn “mặn mà” với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như thời gian
trước đó, thậm chí còn nối lại quan hệ với chính quyền Sài Gòn và trục xuất những người
của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ ở Jakarta. Tác giả đi
sâu phân tích tư cách thành viên của Indonesia trong tổ chức khu vực và sự đáp ứng của
ASEAN đối với sự mong chờ của nước này. Đồng thời, tác giả còn nghiên cứu mối quan
hệ hợp tác giữa Indonesia và ASEAN về kinh tế, quân sự và chính trị, trong đó có đề cập
đến mối quan hệ với Việt Nam.............................................................................................11
Tác giả Mac Intyre, Andrew J. viết về “Quan điểm đối ngoại của Indonesia về vấn đề
Campuchia (1979 - 1986)” (Interpreting Indonesia foreign policy: The case of Kampuchea
(1979 - 1986) năm 1987. Qua đó thấy được quan điểm đối ngoại của Indonesia đối với
“vấn đề Campuchia” là rất phức tạp. Một mặt, Jakarta muốn gây sức ép đối với Việt Nam

như các quốc gia ASEAN khác, mặt khác chia rẽ quan điểm của ASEAN về “vấn đề
Campuchia”. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Indonesia về “vấn đề Campuchia” cơ
bản không thay đổi nhiều và Jakarta còn nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là xây dựng Đông
Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.................................................................11
Qua khảo cứu người viết nhận thấy hầu hết các công trình hay bài viết chỉ nêu một cách
khái quát hay nghiên cứu một góc độ, một khía cạnh nhất định mà chưa hình thành một
cách hoàn chỉnh, hệ thống về mối quan hệ chính trị - ngoại giao của Việt Nam với
Indonesia giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Suharto. Trên cơ sở các tác phẩm nghiên
cứu, các bài viết đã có, tác giả sẽ trình bày một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về


quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia dưới thời Tổng thống Suharto
(1967 - 1998)........................................................................................................................12
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................12
3.1. Đối tượng.......................................................................................................................12
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với
Indonesia trong thời gian trên 30 năm (1967 - 1998)...........................................................12
3.2. Phạm vi..........................................................................................................................12
3.2.1. Về thời gian................................................................................................................12
Đề tài nghiên cứu quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia trong giai
đoạn từ khi Tổng thống Suharto lên nắm quyền (1967) đến khi ông chuyển giao quyền lực
cho phó Tổng thống B.J. Habibie (ngày 21 tháng 5 năm 1998). Như vậy, về mặt thời gian,
nội dung đề tài chỉ nằm trong thời gian nắm quyền của Tổng thống Suharto.....................12
3.2.2. Về không gian............................................................................................................12
“Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia” hiểu đầy đủ là quan hệ
chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam) với Cộng hòa Indonesia. Trong luận văn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) tác giả gọi ngắn gọn là Việt Nam, Việt
Nam Cộng hòa tác giả gọi là Chính quyền Sài Gòn. Còn Cộng hòa Indonesia gọi tắt là
Indonesia, đôi lúc sử dụng từ Jakarta khi nói về đất nước này............................................12

3.3. Nhiệm vụ.......................................................................................................................13
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho luận văn, bao gồm:...............13
Thứ nhất, luận văn tìm hiểu những nhân tố đóng vai trò quan trọng là tiền đề của mối quan
hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia (1967 - 1998), trong đó có yếu tố
điều kiện tự nhiên, sự tương đồng về lịch sử, dân cư, văn hóa cũng như quan hệ hai nước
trước năm 1967.....................................................................................................................13
Thứ hai, luận văn xem xét sự thăng trầm và phát triển của quan hệ chính trị - ngoại giao
giữa Việt Nam với Indonesia dưới tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực dưới thời
Tổng thống Suharto (1967 - 1998) qua các giai đoạn: 1967 - 1975; 1975 - 1979; 1979 1991; 1991 - 1998................................................................................................................13
Thứ ba, luận văn sẽ nhận xét về mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với
Indonesia và rút ra bài học kinh nghiệm trong quan hệ hai nước (1967 - 1998).................13
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................................13
4.1. Nguồn tư liệu.................................................................................................................13
4.1.1. Tư liệu gốc..................................................................................................................13
Thứ nhất, các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam; Chính phủ Indonesia có liên
quan đến quan hệ chính trị - ngoại giao hai nước................................................................13
Thứ hai, Các văn bản, văn kiện của Chính phủ và Bộ ngoại giao hai nước như Hiệp định
hợp tác; Tuyên bố chung; Thông cáo báo chí; Văn kiện chính thức ASEAN; Quy định
pháp luật; Văn bản về các cuộc thăm viếng lẫn nhau của lãnh đạo, đoàn các cấp mỗi nước.
..............................................................................................................................................13
Thứ ba, các bài diễn văn, phát biểu, trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh đạo và quan chức
cấp cao của hai nước. Đây là nguồn tư liệu có ý nghĩa trong việc tìm hiểu về quan điểm và
động thái của lãnh đạo hai Nhà nước với nhau....................................................................13
Thứ tư, các báo cáo tổng hợp, biên bản tổng kết định kì của các cơ quan, bộ ngành của
Việt Nam và Indonesia được lưu trữ ở Bộ Văn hóa thông tin, Bộ Thương mại, Bộ kế hoạch
Đầu tư, Tổng cục Thống kê… Đây là nguồn tư liệu quan trọng cung cấp những thông tin


chính xác, những con số thống kê trong từng mặt quan hệ, giúp đem lại cái nhìn toàn diện
và khách quan trong việc tìm hiểu quan hệ chính trị - ngoại giao hai nước........................14

4.1.2. Các nguồn tư liệu tham khảo khác.............................................................................14
Thứ nhất, một số bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước quan tâm tới
vấn đề quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia....................................14
Thứ hai, đề tài còn tham khảo các sách: lịch sử Indonesia, lịch sử Đông Nam Á, lịch sử
thế giới, luận án tiến sĩ lịch sử có liên quan đến quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam Indonesia được lưu trữ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện nghiên cứu Đông Nam
Á, Thư Viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam, Thư
viện Quân đội Nhân dân Việt Nam,…Các bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, Nghiên cứu Quốc tế, báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, các thông tin trên
website…..............................................................................................................................14
4.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................14
Nghiên cứu luận văn này dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản, Chính phủ Việt Nam về các vấn đề quan hệ quốc
tế, đường lối và chính sách ngoại giao.................................................................................14
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic,
đây là hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu đề tài lịch sử. Tìm hiểu vấn đề chính trị ngoại giao là vấn đề phức tạp, vì vậy trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đặc biệt chú ý
đến hai phương pháp này. Đồng thời trong chừng mực nhất định, tác giả còn sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh làm sáng tỏ
nội dung trình bày và rút ra các kết luận cần thiết...............................................................15
Phương pháp lịch đại kết hợp với phương pháp đồng đại cũng được sử dụng trong quá
trình thực hiện luận văn để nghiên cứu mối quan hệ này trở nên khách quan và khoa học
hơn, nêu bật lên các sự kiện, hiện tượng qua từng thời kì lịch sử........................................15
5. Đóng góp của luận văn.....................................................................................................15
Đề tài: “Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia dưới thời Tổng thống
Suharto (1967 - 1998)” là quá trình tập hợp có hệ thống trên cơ sở sưu tầm, chọn lọc những
tài liệu có giá trị nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về quan hệ chính trị - ngoại giao
của Việt Nam - Indonesia trong suốt hơn 30 năm nắm quyền của Tổng thống Suharto.
Trong đó, tác giả dựng lại bức tranh tổng thể quan hệ chính trị - ngoại giao hai nước từ
năm 1967 đến năm 1998 qua 4 giai đoạn: giai đoạn trầm lắng trong quan hệ hai nước
(1967 - 1975), giai đoạn cải thiện (1975 - 1979), giai đoạn thăng trầm trở lại (1979 - 1991),
giai đoạn phát triển (1991 - 1998), một cách có hệ thống. Phân tích, lí giải những vấn đề

quan trọng trong quan hệ chính trị - ngoại giao của hai nước trong từng thời kì, đồng thời
so sánh quan hệ Việt Nam với một số nước trong và ngoài khu vực. Từ đó, luận văn đi đến
nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam
với Indonesia........................................................................................................................15
Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về lịch sử quan hệ quốc tế,
đặc biệt là quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN ở các trường Cao đẳng, Đại học,
các Viện, các Trung tâm nghiên cứu Khoa học xã hội.........................................................16
6. Bố cục của luận văn..........................................................................................................16
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bố cục của luận văn gồm 3
chương:.................................................................................................................................16
Chương 1. Cơ sở của mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia dưới
thời Tổng thống Suharto (1967 - 1998)................................................................................16


Chương 2. Những thăng trầm trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với
Indonesia (1967 - 1998).......................................................................................................16
Chương 3. Nhận xét về mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia
(1967 - 1998)........................................................................................................................16
Chương 1..............................................................................................................................16
CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO GIỮA..................................16
VIỆT NAM VỚI INDONESIA DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG SUHARTO.......................16
(1967 - 1998)........................................................................................................................16
60. Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1995), Việt Nam - Đông Nam Á, quan hệ lịch sử văn
hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội..................................................................101
61. Viện quan hệ quốc tế (1984), Hội thảo Việt Nam - Indonesia: “Vì hòa bình, ổn định và
hữu nghị ở Đông Nam Á”, lần I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội........................................101


MỞ ĐẦU


1


1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế quốc tế ngày nay thì hòa bình ổn định và hợp tác phát triển
là một trong những nhu cầu không thể thiếu được ở từng quốc gia, dân
tộc, do đó, các nước đã và đang bỏ qua những rào cản để mở ra những cơ
hội mới nhằm gắn kết với nhau hơn. Quan hệ giữa Việt Nam với các quốc
gia trong khu vực có thể nói là những mối quan hệ quan trọng của Việt
Nam trong quá trình hợp tác và phát triển trong khu vực Đông Nam Á nói
riêng, toàn cầu nói chung. Xem xét lịch sử quan hệ với các quốc gia trong
khu vực thì có thể thấy quan hệ Việt - Lào là quan hệ đặc biệt [31, tr.176]
xuất phát từ sự tương đồng về các yếu tố tự nhiên, lịch sử văn hóa, có
truyền thống bang giao hòa hiếu, thời kháng chiến và xây dựng đất nước
có sự đoàn kết, gắn bó nhau và cùng chung một thể chế chính trị; còn
quan hệ Việt Nam - Thái Lan lại có sự khác biệt so với mối quan hệ Việt Lào. Thái Lan là một quốc gia đã từng tiếp tay cho đế quốc Mĩ tiến hành
chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên quan hệ hai nước có phần cải thiện sau
đó. Trong khi đó, quan hệ Việt Nam - Indonesia là quan hệ bền chặt dựa
trên những nền tảng của quan hệ trước đó và hai bên cùng tương trợ lẫn
nhau vì lợi ích chung trong quá trình đấu tranh, bảo vệ và phát triển đất
nước. Hai nước có nhiều điểm tương đồng, có đường biên giới biển Đông,
cùng là thành viên của khu vực ASEAN và diễn đàn APEC. Đồng thời
cũng có những nét tương đồng nhau trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ
độc lập dân tộc, trình độ phát triển cũng tương đương nhau, có dân số
đông nhất khu vực và đặc biệt là có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp.
Mối quan hệ này, tuy có sự đậm nhạt khác nhau qua từng thời kì, song
luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quan hệ đối ngoại hai nước.

2



Quan hệ với Indonesia - nước lớn nhất và quan trọng bậc nhất trong
ASEAN - đều đang là những lợi ích ngày càng quan trọng đối với Việt
Nam. Indonesia là thành viên tích cực của Phong trào Không liên kết,
thành viên G-20, có tiềm năng gia nhập nhóm nước có nền kinh tế mới
nổi (BRIC), có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và kinh tế thế
giới, Indonesia có tiếng nói quan trọng trong tổ chức khu vực. Vì thế,
Indonesia ngày càng trở nên quan trọng đối với Việt Nam.
Giống như Việt Nam, Indonesia coi ASEAN là “hòn đá tảng” trong
chính sách đối ngoại của mình, luôn khẳng định Việt Nam là “trụ cột quan
trọng” trong các mối quan hệ của nước này ở khu vực Đông Nam Á. Đứng ra
giải quyết những vấn đề quan trọng bậc nhất trong khu vực, Indonesia nhằm
củng cố quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực, đồng thời tăng cường
vai trò của mình trong quan hệ quốc tế. Cùng chung quan điểm với Việt Nam
về vấn đề Trung Quốc, cho nên Indonesia càng có ý thức hơn trong vai trò
đầu tàu chống lại sự nhòm ngó của các thế lực ngoại bang đến Đông Nam Á.
Đảm nhận được trọng trách này, uy tín của Indonesia càng được nâng lên
trong khu vực và là lực lượng đối trọng của các nước trên thế giới.

3


Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (tháng 71995), Việt Nam - Indonesia càng có điều kiện phát triển quan hệ song
phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, quan trọng nhất là lĩnh vực chính
trị - ngoại giao. Mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và
Indonesia trải qua nhiều bước thăng trầm, đậm nhạt khác nhau qua từng thời
kì. Đặc biệt là dưới thời Tổng thống Suharto (1967 - 1998), mối quan hệ
chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Indonesia có nhiều chuyển biến lớn,
tác động đến sự phát triển của khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu về mối
quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia dưới thời Tổng

thống Suharto (1967 - 1998) để nhìn lại quá khứ, thắt chặt hơn nữa tình cảm
tốt đẹp hai nước hiện tại, vạch rõ triển vọng tương lai quan hệ chính trị ngoại giao hai nước. Trên cơ sở đó, hai nước cùng với các thành viên khác
trong ASEAN phấn đấu xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, hợp
tác và phát triển. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu “Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia dưới thời Tổng thống Suharto (1967
- 1998)” để làm đề tài luận văn thạc sĩ, vì đây luôn là nhu cầu của khoa học và
thực tiễn chính trị, nhằm rút ra bài học cần thiết cho Việt Nam hiện tại và
tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia trong
giai đoạn nắm quyền của Tổng thống Suharto là một vấn đề có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn lớn, tuy nhiên, nguồn tư liệu viết về vấn đề này
không nhiều. Trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Indonesia nổi lên
với vai trò là một trong những nước lớn, trụ cột của khu vực thì vấn đề
này thu hút nhiều hơn sự chú ý trong giới nghiên cứu khoa học, chính trị
trong và ngoài nước.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

4


Bài viết “Quan hệ Việt Nam - Indonesia trong lịch sử” từ trang 97 đến
trang 113 của tác giả Văn Tạo trong kỷ yếu Hội thảo Việt Nam Indonesia: “Vì hòa bình, ổn định và hữu nghị ở Đông Nam Á”, tổ chức
lần thứ nhất, năm 1984 của Viện Quan hệ Quốc tế. Trong bài viết này, tác
giả đã trình bày khái quát quan hệ giữa Việt Nam và Indonesia từ xa xưa
đến năm 1980 trên một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Có thể nói,
đây là một bài viết khá cụ thể, đề cập khá chi tiết về hoạt động thương
mại của hai nước thời kì phong kiến. Tác giả còn khẳng định đây là mối
quan hệ tốt đẹp hơn bất cứ quan hệ giữa Việt Nam với một nước Đông
Nam Á nào, trừ Đông Dương.
Trần Huy Chương viết bài: “Triển vọng quan hệ Việt Nam - Indonesia

trong những năm 90”, từ trang 28 đến 38 trong kỷ yếu Hội thảo Việt Nam
- Indonesia lần thứ ba “Vì hòa bình, ổn định và hữu nghị ở Đông Nam
Á”, năm 1991 của Viện Quan hệ Quốc tế. Tác giả đã điểm qua những nét
chính của Việt Nam - Indonesia trước năm 90 trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa. Trong đó, tác giả chú ý đến vai trò của mối quan hệ này
trong việc giải quyết “vấn đề Campuchia”, đồng thời rút ra một số nhận
xét và nêu lên những giải pháp xúc tiến cho quan hệ này trong những năm
90 của thế kỉ XX.
Tác giả Nguyễn Huy Hồng với bài viết “Quan hệ giữa Việt Nam và
ASEAN” từ trang 43 đến trang 52, công trình do Phạm Đức Thành chủ
biên, có nhan đề “Việt Nam - ASEAN”, xuất bản năm 1996. Tác giả nhấn
mạnh đến mối tương quan giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong
ASEAN, trong đó có Indonesia, từ khi Hiệp định Paris được kí kết đến
năm 1994.

5


Hai tác phẩm “Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN” xuất bản năm
1997, từ trang 26 đến trang 27 và “Chính sách sách đối ngoại của các
nước ASEAN” xuất bản năm 1998, từ trang 34 đến trang 36 của hai tác giả
Nguyễn Xuân Sơn và Thái Văn Long đồng chủ biên. Trong hai quyển
sách này, tác giả đã giới thiệu tóm tắt quan hệ Việt Nam - Indonesia từ
năm 1990 đến năm 1997, trong đó trình bày khá chi tiết về các cuộc gặp
gỡ của một số nhà lãnh đạo cấp cao, những hợp tác về kinh tế - thương
mại và giải quyết vấn đề thềm lục địa giữa hai nước.
Trong tác phẩm “Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song
phương” xuất bản năm 2004 của Vũ Dương Ninh làm chủ biên, có bài
viết của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy với nhan đề: “Quan hệ Việt Nam
- Indonesia những chặng đường” từ trang 85 đến trang 131. Bài viết bắt

đầu từ những tiếp xúc đầu tiên của hai dân tộc cho đến khi thực dân
phương Tây kiểm soát các tuyến đường buôn bán qua lại của hai nước.
Đến tháng Tám năm 1945, hai nước cùng giành thắng lợi trong cách
mạng, cùng lập nên những nhà nước cộng hòa đầu tiên của mình. Giai
đoạn 1966 - 1989 quan hệ hai nước bước vào thời kì thăng trầm khi ở
Indonesia có sự thay đổi “Trật tự mới”. Từ năm 1990 trở đi, quan hệ Việt
Nam - Indonesia thực sự khởi sắc trên lĩnh vực kinh tế và một số lĩnh vực
khác, trong đó vấn đề phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nước
cũng từng bước được giải quyết.

6


Đề tài nghiên cứu “Nền ngoại giao Indonesia” do Nguyễn Hoàng An chủ
biên, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam tại nước Cộng hòa Indonesia, nghiệm thu năm 2004, 123 trang, là
một công trình có giá trị nghiên cứu về mối quan hệ của Indonesia với các
nước, trong đó các tác giả có đề cập đến mối quan hệ với Việt Nam và
kiến nghị biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước, từ trang 105 đến trang
118. Khi nghiên cứu mối quan hệ với Việt Nam, các tác giả còn nhấn
mạnh đến các mốc ngoại giao quan trọng và nội dung quan hệ giữa hai
nước, đồng thời đưa ra những dự báo về quan hệ hai nước trong thời gian
tới.
Công trình “Tình hữu nghị thắm thiết giữa nhân dân Việt Nam và nhân
dân Indonesia” ở thư viện trung ương, lưu chiếu văn hóa phẩm số 738 (95
trang). Trong tác phẩm này là tập hợp các bài viết về mối quan hệ lâu đời,
tình hữu nghị thắm thiết giữa Chính phủ và nhân dân hai nước, qua đó
làm rõ được sự ủng hộ của Indonesia trong cuộc kháng chiến chống Pháp
và Mỹ đối với Việt Nam và ngược lại. Qua các bài phát biểu của hai vị
lãnh tụ hai Nhà nước Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Suharto đã

khắc họa nên quan hệ đoàn kết, gắn bó và cảm thông lẫn nhau của hai dân
tộc từng chịu nhiều mất mát về sự thống trị của chủ nghĩa thực dân và một
khát vọng giành được độc lập từ trong những khổ đau đó.

7


Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy với bài viết “Indonesia và ASEAN”, từ
trang 326 đến trang 335, công trình do Phạm Đức Thành (chủ biên) có
nhan đề “Việt Nam - ASEAN”, xuất bản 1996. Trong đó, tác giả nhấn
mạnh đến vai trò và vị trí của Indonesia trong ASEAN cũng như trong
quá trình giành độc lập dân tộc của đất nước này ở khu vực Đông Nam Á.
Đồng thời, người viết còn đề cập đến chính sách đối ngoại “độc lập” và
“tích cực” của Indonesia về “vấn đề Campuchia” có tác động không nhỏ
để kết thúc toàn bộ quá trình cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài trong
khu vực. Tác giả còn đề cập đến mối quan hệ của nước này đối với
ASEAN về vấn đề phát triển kinh tế và việc ủng hộ Việt Nam trở thành
hội viên chính thức của ASEAN.
Trên lĩnh vực an ninh - chính trị, có hai bài viết về quan hệ Việt Nam Indonesia trong kỉ yếu hội thảo Việt Nam - Indonesia lần thứ ba “Vì hòa
bình, ổn định và hữu nghị ở Đông Nam Á”, năm 1991 của Viện Quan hệ
Quốc tế. Bài viết: “Việt Nam - Indonesia đoàn kết, hợp tác vì hòa bình,
ổn định khu vực Đông Nam Á” của tác giải Hoàng Minh Thảo, từ trang 39
đến trang 48, chủ yếu tìm hiểu vai trò của Việt Nam và Indonesia trong
việc duy trì hòa bình, ổn định khu vực Đông Nam Á. Với bài viết: “Hợp
tác Việt Nam - Indonesia trong vùng biển Đông”, từ trang 49 đến trang
54, của tác giả Phan Trường Giang chủ yếu đề cập đến sự hợp tác giữa hai
nước trong việc giải quyết vấn đề biển Đông của Indonesia, Việt Nam với
Trung Quốc.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.1. Ở Indonesia


8


Cựu ngoại trưởng Indonesia, ngài Ali Alatas viết bài “Tiếng nói cho hòa
bình” (Avoice for a just peace) năm 2001. Ngài Ali Alatas khẳng định sự
ôn hòa trong chính sách đối ngoại của Indonesia vì hòa bình, ổn định, hợp
tác và tiến bộ ở khu vực. Đồng thời, qua đó thấy được Indonesia đóng vai
trò quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, cùng với Việt Nam đưa ra giải
pháp cho việc giải quyết các xung đột trong khu vực, trong đó có “vấn đề
Campuchia”.
Tác phẩm “Quan hệ ngoại giao ở Đông Nam Á: qua lăng kính quá
khứ, thực tại và tương lai” (Hubungan Internasional di Asia Tenggara:
Teropong terhadap dinamika, realitas dan masa depan) của tác giả Bambang
Cipto, xuất bản năm 2007. Quyển sách này chủ yếu viết về quan hệ quốc tế
Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng bằng tiếng Indonesia. Trong
thời kì Chiến tranh lạnh các nước ASEAN buộc phải thay đổi chính sách
ngoại giao cho phù hợp với tình hình quốc tế và có lợi nhất cho đất nước
mình. Trong quyển sách này, chủ yếu xoay quanh các nước Đông Nam Á và
quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực thời kì trước và sau Chiến
tranh lạnh. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến những vấn đề xung đột trong
khu vực cũng như an ninh - chính trị và những thách thức trong tương lai đối
với ASEAN.

9


Hội thảo “Nhìn lại vai trò trụ cột của ASEAN trong chính sách đối ngoại
của Indonesia” (Seminar “Kaji Ulang ASEAN Sebagai Sokoguru Politik
Luar Negeri Indonesia”) do Trung tâm nghiên cứu chiến lược của

Indonesia tổ chức năm 2008. Trong hội thảo, các nhà phân tích Indonesia
chỉ rõ những đặc điểm mà nước này phải chọn ASEAN làm nhân tố quan
trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Trong đó, Indonesia muốn giữ
vững an ninh khu vực, ổn định đất nước thì phải liên kết chặt chẽ với các
nước ASEAN cùng nằm trên một tổng thể địa lí. Bên cạnh đó, các nhà
phân tích cũng khẳng định việc tranh chấp giữa các nước trong quá khứ
đã được giải quyết thông qua cuộc đối thoại hòa bình, mà Việt Nam là
thành viên kết nối đó. Qua hội thảo, Indonesia khẳng định lại chính sách
đối ngoại và chọn ASEAN làm tâm điểm cho sự phát triển và mở rộng vai
trò của mình ra khu vực và thế giới.
2.2.2. Ở các nước khác

10


Tác giả Franklin B. Weinstein viết về “Chính sách đối ngoại và các vấn
đề về độc lập từ Tổng thống Sukarno đến Suharto” (Indonesia foreign
policy and the dilemma of independence from Sukarno to Suharto) xuất
bản năm 1976. Trong phần quan hệ đối ngoại, tác giả đề cập đến thái độ
của Indonesia trong thời gian chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975), tác giả
lí giải, dưới thời Tổng thống Sukano, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhận được sự ủng hộ nhiệt
tình của chính phủ nước này, dù phải đối đầu với đế quốc Mĩ. Sau khi
Tổng thống Suharto lên nắm chính quyền thì không còn “mặn mà” với
chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như thời gian trước đó, thậm chí
còn nối lại quan hệ với chính quyền Sài Gòn và trục xuất những người của
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ ở
Jakarta. Tác giả đi sâu phân tích tư cách thành viên của Indonesia trong tổ
chức khu vực và sự đáp ứng của ASEAN đối với sự mong chờ của nước
này. Đồng thời, tác giả còn nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa

Indonesia và ASEAN về kinh tế, quân sự và chính trị, trong đó có đề cập
đến mối quan hệ với Việt Nam.
Tác giả Mac Intyre, Andrew J. viết về “Quan điểm đối ngoại của
Indonesia về vấn đề Campuchia (1979 - 1986)” (Interpreting Indonesia
foreign policy: The case of Kampuchea (1979 - 1986) năm 1987. Qua đó
thấy được quan điểm đối ngoại của Indonesia đối với “vấn đề
Campuchia” là rất phức tạp. Một mặt, Jakarta muốn gây sức ép đối với
Việt Nam như các quốc gia ASEAN khác, mặt khác chia rẽ quan điểm của
ASEAN về “vấn đề Campuchia”. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của
Indonesia về “vấn đề Campuchia” cơ bản không thay đổi nhiều và Jakarta
còn nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là xây dựng Đông Nam Á thành khu
vực không có vũ khí hạt nhân.

11


Qua khảo cứu người viết nhận thấy hầu hết các công trình hay bài viết chỉ
nêu một cách khái quát hay nghiên cứu một góc độ, một khía cạnh nhất
định mà chưa hình thành một cách hoàn chỉnh, hệ thống về mối quan hệ
chính trị - ngoại giao của Việt Nam với Indonesia giai đoạn cầm quyền
của Tổng thống Suharto. Trên cơ sở các tác phẩm nghiên cứu, các bài viết
đã có, tác giả sẽ trình bày một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về
quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia dưới thời
Tổng thống Suharto (1967 - 1998).
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ chính trị - ngoại giao giữa
Việt Nam với Indonesia trong thời gian trên 30 năm (1967 - 1998).
3.2. Phạm vi
3.2.1. Về thời gian

Đề tài nghiên cứu quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với
Indonesia trong giai đoạn từ khi Tổng thống Suharto lên nắm quyền
(1967) đến khi ông chuyển giao quyền lực cho phó Tổng thống B.J.
Habibie (ngày 21 tháng 5 năm 1998). Như vậy, về mặt thời gian, nội dung
đề tài chỉ nằm trong thời gian nắm quyền của Tổng thống Suharto.
3.2.2. Về không gian
“Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia” hiểu đầy đủ
là quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau
này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) với Cộng hòa Indonesia.
Trong luận văn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam) tác giả gọi ngắn gọn là Việt Nam, Việt Nam
Cộng hòa tác giả gọi là Chính quyền Sài Gòn. Còn Cộng hòa Indonesia
gọi tắt là Indonesia, đôi lúc sử dụng từ Jakarta khi nói về đất nước này.

12


3.3. Nhiệm vụ
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho luận văn, bao
gồm:
Thứ nhất, luận văn tìm hiểu những nhân tố đóng vai trò quan trọng là tiền
đề của mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia
(1967 - 1998), trong đó có yếu tố điều kiện tự nhiên, sự tương đồng về
lịch sử, dân cư, văn hóa cũng như quan hệ hai nước trước năm 1967.
Thứ hai, luận văn xem xét sự thăng trầm và phát triển của quan hệ chính
trị - ngoại giao giữa Việt Nam với Indonesia dưới tác động của bối cảnh
quốc tế và khu vực dưới thời Tổng thống Suharto (1967 - 1998) qua các
giai đoạn: 1967 - 1975; 1975 - 1979; 1979 - 1991; 1991 - 1998.
Thứ ba, luận văn sẽ nhận xét về mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa
Việt Nam với Indonesia và rút ra bài học kinh nghiệm trong quan hệ hai

nước (1967 - 1998).
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
4.1.1. Tư liệu gốc
Thứ nhất, các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam; Chính phủ
Indonesia có liên quan đến quan hệ chính trị - ngoại giao hai nước.
Thứ hai, Các văn bản, văn kiện của Chính phủ và Bộ ngoại giao hai nước
như Hiệp định hợp tác; Tuyên bố chung; Thông cáo báo chí; Văn kiện
chính thức ASEAN; Quy định pháp luật; Văn bản về các cuộc thăm viếng
lẫn nhau của lãnh đạo, đoàn các cấp mỗi nước.
Thứ ba, các bài diễn văn, phát biểu, trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh
đạo và quan chức cấp cao của hai nước. Đây là nguồn tư liệu có ý nghĩa
trong việc tìm hiểu về quan điểm và động thái của lãnh đạo hai Nhà nước
với nhau.

13


Thứ tư, các báo cáo tổng hợp, biên bản tổng kết định kì của các cơ quan,
bộ ngành của Việt Nam và Indonesia được lưu trữ ở Bộ Văn hóa thông
tin, Bộ Thương mại, Bộ kế hoạch Đầu tư, Tổng cục Thống kê… Đây là
nguồn tư liệu quan trọng cung cấp những thông tin chính xác, những con
số thống kê trong từng mặt quan hệ, giúp đem lại cái nhìn toàn diện và
khách quan trong việc tìm hiểu quan hệ chính trị - ngoại giao hai nước.
4.1.2. Các nguồn tư liệu tham khảo khác
Thứ nhất, một số bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước quan tâm tới vấn đề quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam
với Indonesia.
Thứ hai, đề tài còn tham khảo các sách: lịch sử Indonesia, lịch sử Đông
Nam Á, lịch sử thế giới, luận án tiến sĩ lịch sử có liên quan đến quan hệ

chính trị - ngoại giao Việt Nam - Indonesia được lưu trữ tại Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Thư Viện Quốc gia
Việt Nam, Thư viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam, Thư viện
Quân đội Nhân dân Việt Nam,…Các bài viết đăng trên các tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Quốc tế, báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt
Nam, các thông tin trên website…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu luận văn này dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản, Chính phủ
Việt Nam về các vấn đề quan hệ quốc tế, đường lối và chính sách ngoại giao.

14


×