Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tác động của quan hệ chính trị - ngoại giao đến quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 112 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HỒ NGỌC VINH







TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ CHÍNH TRỊ -
NGOẠI GIAO ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ
VIỆT NAM - HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1995 - 2010





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ














Tp. Hồ Chí Minh - 2013





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



HỒ NGỌC VINH






TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ CHÍNH TRỊ -
NGOẠI GIAO ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ
VIỆT NAM - HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1995 - 2010



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NAM TIẾN









Tp. Hồ Chí Minh - 2013

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 4
DẪN NHẬP 5

1. Lý do chọn đề tài 5
2. Mục tiêu nghiên cứu 6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 10
6. Bố cục của đề tài 12
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tác động của quan hệ chính trị đến
quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ 13
1.1. Cơ sở lý luận 13
1.1.1. Khái niệm về chính trị và quan hệ chính trị 13
1.1.2. Khái niệm kinh tế và quan hệ kinh tế 15
1.1.3. Các quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế 16
1.2. Cơ sở thực tiễn về sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế hai nước
Việt Nam – Hoa Kỳ 24
1.2.1. Quá trình nhận thức mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế ở Việt Nam 24
1.2.2. Chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ 27
1.2.3. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam 30
1.2.4. Khái quát về sự tác động của yếu tố chính trị đối với yếu tố kinh tế trong quan hệ
song phương Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1954 – 1994 32
Chương 2. Thực tiễn sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế
Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1995 - 2010 41
2.1. Tình hình thế giới và khu vực 41
2.2. Thực tiễn của sự tác động trong giai đoạn từ sau khi bình thường hóa quan hệ
chính trị hai nước đến khi ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
(1995 -2000) 44

2

2.3. Thực tiễn của sự tác động trong giai đoạn từ sau khi Hiệp định thương mại Việt
Mỹ được ký kết đến trước khi quy chế PNTR được trao cho Việt Nam (2001 –

2005) 53
2.4. Thực tiễn của sự tác động trong giai đoạn từ sau khi quy chế PNTR được trao cho
Việt Nam đến cuối thập niên đầu thế kỷ XXI (2006 – 2010) 62
Chương 3. Sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế Việt Nam –
Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2010: đặc điểm và triển vọng 72
3.1. Đặc điểm 72
3.2. Triển vọng 75
3.2.1. Các nguyên tắc lựa chọn giải pháp 76
3.2.2. Công cụ xây dựng giải pháp 77
3.2.3. Các giải pháp được đề xuất 77
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 101
1. Niên biểu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 -2010 101
2. Danh mục bảng biểu 103
Bảng 2.1.1. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ 103
giai đoạn 1992 – 1994 103
Bảng 2.1.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam 104
sang Hoa Kỳ trong năm 1994 104
Bảng 2.1.3. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam 104
từ Hoa Kỳ trong năm 1994 104
Bảng 2.1.4. So sánh đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong hai giai đoạn 105
trước và sau bãi bỏ cấm vận kinh tế năm 1994 105
Bảng 2.2.1. Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 105
Bảng 2.2.2. Tỷ trọng hoạt động thương mại với Hoa Kỳ 106
của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2000 106
Bảng 2.3.1. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ 106
giai đoạn 2001 – 2005 106
Bảng 2.3.2. Thành phần hàng hóa Việt Nam xuất khẩu chính 107
sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996-2000 107


3

Bảng 2.3.3. Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 107
sang Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2005 107
Bảng 2.3.4. Vốn FDI thực hiện của Mỹ trước và sau BTA 108
Bảng 2.4.1. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ 109
giai đoạn 2006-2010 109
Bảng 2.4.2. Đầu tư của Mỹ vào VN được cấp phép trong giai đoạn 2006 -2010 109
Bảng 2.4.3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ
yếu (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2010) 110
Bảng 3.1.1. So sánh quan hệ kinh tế Việt – Mỹ qua 110
các giai đoạn từ 1954 đến nay 110



















5

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển từ phát
triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của
những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, và sự gia tăng vai trò của kinh tế tri
thức, thì quan niệm về sức mạnh quốc gia đã có sự thay đổi cơ bản: trong đó chính
trị, kinh tế, quân sự phải gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời. Chính trị và
kinh tế vì thế có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, cần phải nghiên cứu
thật kỹ quan hệ giữa chúng để có những biện pháp phù hợp, nhằm nâng cao sức
mạnh quốc gia. Xét cụ thể quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, có thể thấy rất rõ tương
quan giữa quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế. Mười lăm năm không phải là
khoảng thời gian quá dài, nhưng cũng đủ để nhận thấy rõ tác động to lớn của quan
hệ chính trị đến quan hệ kinh tế hai nước.
Trước năm 1995, tức là khi quan hệ chính trị chưa được bình thường hóa,
quan hệ kinh tế hầu như không phát triển. Nhưng kể từ khi hai nước chính thức
tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao, sau đó là việc ký kết hàng loạt văn
kiện quan trọng như Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (2000), Quy chế Quan hệ
thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR (2006) trao cho Việt Nam, hay việc Hoa
Kỳ xúc tiến ký kết với Việt Nam Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP)…thì sự giao lưu về thương mại, về đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh
chưa từng thấy, đạt nhiều thành tựu vượt bậc. Song, vẫn còn nhiều hạn chế trong
quan hệ chính trị hai nước tạo thành rào cản cho bước tiến của quan hệ kinh tế.
Xuất phát từ những nhận định trên, việc nghiên cứu tác động của quan hệ
chính trị đến quan hệ kinh tế hai nước trong giai đoạn từ 1995 đến 2010 là hết sức
cần thiết, nó vừa mang ý nghĩa khoa học, vừa mang tính thực tiễn. Về mặt khoa
học, đề tài thể hiện quan hệ Việt – Mỹ ở góc độ đặc biệt, qua đó làm phong phú

thêm nhận thức về quan hệ song phương này. Về mặt thực tiễn: đề tài góp phần
định hình rõ hơn sự thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong thời gian vừa qua, cũng

6

như nêu ra một số kiến nghị để kiện toàn hơn nữa vấn đề này trong thời gian sắp tới.
Như vậy, đề tài không những cho phép đánh giá được thực trạng quan hệ Việt Nam
– Hoa Kỳ từ sau bình thường hóa đến nay (2010) trên cả hai phương diện chính trị
và kinh tế, mà còn đo lường được tác động của yếu tố chính trị đến yếu tố kinh tế
trong quan hệ song phương này. Bên cạnh đó, kiến nghị về một số giải pháp thúc
đẩy sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế hai nước theo hướng tích
cực sẽ góp phần vào việc cũng cố quan hệ giữa hai bên, đặc biệt là đưa quan hệ kinh
tế phát triển hơn xứng tầm với tiềm năng quan hệ hai nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phản ánh một cách khách quan, khoa học và chân thực tiến trình quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ trên cả hai phương diện chính trị - kinh tế, và trong mối liên hệ
song hành giữa chúng với nhau trong giai đoạn từ 1995 đến 2010. Trên cơ sở đó,
xác định được thực trạng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên cả hai lĩnh vực trên.
Nghiên cứu, phân tích sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế
hai nước theo hướng: xác định vai trò của quan hệ chính trị đối với quan hệ kinh tế
trong từng thời kỳ; đồng thời chỉ ra đâu là mặt tích cực, đâu là mặt tiêu cực của sự
tác động, cũng như hệ quả đối với quan hệ kinh tế. Từ đó, chỉ ra được những đặc
điểm của sự tác động này.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị phát triển theo
hướng tạo ra tác động mang tính tích cực đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ
trong thời gian sắp tới; đóng góp thêm vào cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà
hoạch định chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế Việt Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là quan hệ đặc biệt, từ lâu đã thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Hiện có rất nhiều công trình

nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ:
Ở trong nước, có thể kể đến các công trình nghiên cứu đã xuất bản thành
sách như Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: Thực trạng và triển vọng của Trần Nam
Tiến (Nxb. Thông tin và Truyển thông, 2010), Việt Nam – Hoa Kỳ: Quan hệ thương

7

mại và đầu tư của Nguyễn Thiết Sơn (Nxb. Khoa học Xã hội, 2004); Quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ hướng về phía trước của Nguyễn Mại chủ biên (Nxb. Tri thức,
2008); Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ: Vấn đề, chính sách và xu hướng của
Nguyễn Thiết Sơn chủ biên (Nxb. Khoa học Xã hội, 2011); Quan hệ Việt – Mỹ thời
kỳ sau chiến tranh lạnh (1990 – 2010) của Lê Văn Quang (Nxb Đại học Quốc gia
TP. HCM, 2005); Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ của Phạm
Xanh (Nxb. Chính trị Quốc Gia, 2009)… Các công trình đều phân tích đánh giá
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực.
Cụ thể như các công trình của Nguyễn Thiết Sơn hoặc Nguyễn Thiết Sơn chủ
biên cho phép tìm hiểu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực kinh tế, đặc biệt
là quan hệ thương mại và đầu tư. Các số liệu mang tính cập nhật, đồng thời các giải
pháp đề ra trong những công trình này cũng tập trung vào việc nâng cao hiệu quả
quan hệ kinh tế hai nước. Các nhóm giải pháp được chia ra cụ thể từ những điều cần
thay đổi về mặt tư duy đến những biện pháp cần thực hiện trong thực tiễn. Bên cạnh
đó, các giải pháp còn được phân chia theo tầm vi mô và vĩ mô. Ngoài ra, những
công trình này còn dự báo về triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ trong
thời gian sắp tới. Công trình của Phạm Xanh đã khắc họa quan hệ Việt Nam – Hoa
Kỳ từ thời T. Jefferson làm Tổng thống Mỹ cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XXI,
cũng như đề cập đến những cơ hội tốt đẹp đã bị bỏ lỡ cho việc phát triển quan hệ
hai nước. Ngoài ra công trình của Lê Văn Quang, của Trần Nam Tiến cũng phân
tích sâu về sự phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ đầu thập kỷ 90 của
thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI. Trong công trình về Quan hệ Việt – Mỹ
thời kỳ sau chiến tranh lạnh của Lê Văn Quang, tác giả không chỉ trình bày diễn

biến của quan hệ Việt – Mỹ giai đoạn 1990 - 2000 mà còn phân tích những yếu tố
ảnh hưởng đến quan hệ này, từ tình hình thế giới, khu vực, cho đến nhận thức của
các bên… Công trình không những phân tích quan hệ chính trị song phương mà còn
đi sâu vào quan hệ kinh tế giữa hai nước. Thêm vào đó, tác giả đã phân kỳ quan hệ
Việt – Mỹ trong thời kỳ này làm 2 giai đoạn chính, đồng thời gợi ý một số nguyên
tắc trong xử lý quan hệ Việt - Mỹ đối với Việt Nam. Đối với công trình Quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ: Thực trạng và triển vọng của Trần Nam Tiến, tác giả đã phân

8

tích cụ thể quan hệ này từ trước và sau 1995, nhưng chủ yếu tập trung vào giai đoạn
1995 – 2005. Trong đó, tác giải phân tích cụ thể bối cảnh chi phối quan hệ này,
cũng như phân tích quan hệ Việt – Mỹ trên mọi lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế,
văn hóa, giáo dục… từ đó rút ra một số vấn đề còn tồn tại và nêu lên triển vọng của
quan hệ này trong tương lai. Đặc biệt công trình còn nêu lên những bài học kinh
nghiệm sau 10 năm hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao….
Ngoài ra, rất nhiều luận văn cao học cũng chọn viết về đề tài này như Quan
hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2005 của Đoàn Ngọc Tuấn
(Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2010); Đầu tư của công ty
xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam từ năm 1995 tới nay của Phạm Ngọc Sơn
(Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2009); Quan hệ Việt Nam -
Hoa Kỳ từ năm 1975 đến nay của Nguyễn Ngọc Trung (Trường đại học Khoa học
xã hội và nhân văn Hà Nội, 2009)… những bài viết đang trên báo, tạp chí khoa học
nghiên về vấn đề nay cũng vô cùng phong phú, đa dạng có thể điểm qua như:
“Quan hệ Việt - Mỹ từ bình thường hóa đến hợp tác và phát triển” của Bùi Thành
Nam (Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1 – 2006); “Tìm hiểu cuộc chiến
Catfish của Mỹ chống cá Tra và cá Basa Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng (Châu
Mỹ ngày nay, số 4 – 2002); “Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Mỹ từ
đầu thế kỷ XXI đến nay” của Vũ Thị Thu Giang (Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ,
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh, 2010); “Hoạt động của các

công ty xuyên quốc gia Mỹ tại Việt Nam” của Nguyễn Minh Long và Nguyễn Anh
Thư (Châu Mỹ ngày nay, số 6 – 2001); “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: hướng tới
mối quan hệ chiến lược” của Cù Chí Lợi (Châu Mỹ ngày nay, số 8- 2010); “Quan
hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ trong bối cảnh mới” của Nguyễn Ngọc Mạnh (Châu
Mỹ ngày nay, số 9 – 2009); “Chính sách kinh tế của Hoa Kỳ đối với Việt Nam” của
Nguyễn Tuấn Minh (Châu Mỹ ngày nay, số 8 – 2009), “Triển vọng quan hệ kinh tế
Việt Nam – Hoa Kỳ” của Nguyễn Ngọc Lan (Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông,
số 07(71) – 2011)… Tất cả đã phân tích và cập nhật thông tin về quan hệ Việt Nam
– Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, quân sự …. Có những bài viết
còn mang tính dự báo về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong tương lai như “Nghiên

9

cứu thiết lập khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Hoa Kỳ” của Lê Huy Khôi (Châu
Mỹ ngày nay, số 10 – 2009).
Ở ngoài nước, đề tài quan hệ Việt – Mỹ cũng được chú tâm nghiên cứu với
nhiều công trình như Vietnam and Its Relations With the U.S. (Countries, Regional
Studies, Trading Blocks, Unions, World Organizations) do Edward C. Mason biên
soạn (Nova Science Pub Inc., 2011); Invisible Enemies: The American War on
Vietnam, 1975-2000, của Edwin A. Martini (University of Massachusetts Press,
USA, 2007); “The Vietnamese market and the United States: A matrix and
historical analysis” của Han X. Vo (Journal of International Business Research,
Vol. 4, No.1, 2005); “Beyond Normalization: A Winning Strategy for U.S.
Relations with Vietnam” của Richard D. Fisher (Backgrounder Update, No.257,
1995)… Các công trình nghiên cứu này cũng tập trung nhấn mạnh vào quan hệ Việt
Nam – Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác phẩm đi sâu vào hòn đá tảng
trong quan hệ giữa hai nước như vấn đề “hội chứng Việt Nam”; có tác phẩm nghiên
cứu quan hệ hai nước theo từng cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế; có tác phẩm
đào sâu quan hệ hai nước trên bình diện kinh tế, phân tích lợi ích của việc tiếp cận
thị trường Việt Nam, cũng như mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ khi thiết lập quan

hệ với Việt Nam…
Bên cạnh đó, hệ thống tư liệu điện tử thông qua các trang mạng của chính
phủ hai bên hay các tổ chức uy tín như: trang mạng của Bộ Công thương Việt Nam
( Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
( Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ( Bộ
Ngoại giao Việt Nam (); Đại diện thương mại Mỹ
( Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
( Tạp chí Vietnam Economic Times
(); Tạp chí Vietnam Investment Review
( Cũng có những bài viết trực tiếp hoặc cung cấp kiến
thức nền cho việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Nhìn chung qua các nguồn tư liệu tìm hiểu và thu thập được, luận văn đã kế
thừa những thành quả nghiên cứu đã đạt được, đồng thời tiếp cận nghiên cứu quan

10

hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ở một khía cạnh mới nhằm đạt các mục tiêu nghiên cứu đã
đề ra ở trên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng cụ thể của luận văn là sự tác động của quan hệ chính trị đối với
quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ. Qua đó, luận văn đã khắc họa rõ nét: sự phát
triển của quan hệ chính trị sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ kinh kế của hai
nước qua từng thời kỳ cụ thể; từ đó, rút ra đặc điểm cũng như kiến nghị một số giải
pháp nhằm điều hòa sự tác động ấy theo hướng tích cực trong thời gian tới.
Về không gian nghiên cứu: luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu hai
quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong qua trình nghiên cứu, có một số
vấn đề được mở rộng ra bình diện khu vực và thế giới.
Về lĩnh vực nghiên cứu: do đây là một đề tài nghiên cứu về sự tác động của
quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế, nên 2 lĩnh vực chính trị và kinh tế được đặt
làm trọng tâm.

Về thời gian nghiên cứu: giới hạn của đề tài tập trung vào giai đoạn 15 năm
sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao đến
hết thập niên đầu của thế kỷ XXI (1995-2010). Giai đoạn này vừa mang tính cập
nhật so với thời điểm hiện tại, vừa đủ độ dài để đánh giá sự tác động một cách toàn
diện. Tuy nhiên, đề tài cũng đề cập sơ qua về khoảng thời gian trước đó để các nhà
nghiên cứu có cái nhìn về sự tác động ấy một cách đầy đủ hơn.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm sở cho việc nghiên cứu sự tác động của quan hệ chính trị
đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2010. Chỉ có phương
pháp luận Marxist với hạt nhân là những quy luật chung nhất về sự vận động và
phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy mới mang lại nhận thức đúng đắn, toàn
diện về sự tác động của yếu tố chính trị đến yếu tố kinh tế trong quan hệ hai nước.
Về phương pháp nghiên cứu, vì luận văn là đề tài chuyên về quan hệ quốc tế,
nên phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế sẽ được lựa chọn.

11

Trước hết, phương pháp chủ yếu được sử dụng là: phương pháp hệ thống.
Phương pháp này giúp phân tích mối liên hệ bên trong vấn đề nghiên cứu như một
khối thống nhất, một hệ thống hoàn chỉnh. Mỗi hệ thống có thể được phân tích ở
cấp độ quốc tế, khu vực hoặc quốc gia, có thể là hệ thống về chính trị, kinh tế, an
minh, văn hóa xã hội… trong đó các lĩnh vực luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau,
cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong đề tài này, phân tích hệ thống về sự tác động ở cấp
độ quốc gia (cụ thể là quan hệ giữa hai quốc gia với nhau) trên hai lĩnh vực kinh tế
và chính trị là cấp độ phân tích chủ yếu. Ngoài ra đề tài cũng nghiên cứu những
điều kiện tồn tại của các đơn vị trong hệ thống. Điều này cho thấy rõ sự tồn tại và
phát triển của một quốc gia cũng như các mối quan hệ của nó có liện hệ chặt chẽ và
chịu sự tác động của hệ thống khu vực và thế giới trên mọi lĩnh vực.
Bên cạnh đó, phương pháp hệ thống còn được kết hợp sử dụng với phương

pháp phân tích chiến lược. Phương pháp này áp dụng để xác định các mục tiêu
chiến lược của các chủ thể trong quan hệ quốc tế dựa trên hệ thống chịnh trị, kinh tế
xã hội của các chủ thể đó. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phân tích quan điểm
chiến lược và các biện pháp chiến lược nhằm thực hiện những mục tiêu đã được thể
chế hóa bằng những quan điểm chính thống được lựa chọn. Như vậy, phương pháp
này sẽ giúp thấy rõ bản chất của việc hoạch định và thực hiện chiến lược, cũng như
tác động của chiến lược đó đến quan hệ song phương. Nó giúp ta thấy được đặc
điểm trong quan hệ quốc tế, các đặc điểm và mục tiêu thực hiện quan hệ quốc tế. Sự
phối hợp giữa hai phương pháp này cho thấy cơ sở để xác định lợi ích quốc gia và
biện pháp chiến lược, từ đó xác định cơ hội và thách thức cho đất nước, nhằm lựa
chọn đối tượng và chính sách ưu tiên cho việc hoạch định chiến lược của đất nước
mình.
Mặt khác, do đây còn là một vấn đề mang tính liên ngành nên đề tài còn vận
dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác để đạt hiệu quả nghiên cứu cao
nhất. Có thể kể đến như: nhóm các phương pháp nghiên cứu kinh tế gồm: phương
pháp phân tích thống kê (phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn,
phương pháp liên hệ cân đối), phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương
pháp diễn dịch và quy nạp, phương pháp phân tích và tổng hợp…

12

6. Bố cục của đề tài
Ngoài các phần Dẫn luận, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo;
luận văn với đề tài Tác động của quan hệ chính trị - ngoại giao đến quan hệ kinh tế
Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 -2010 được hình thành với nội dung gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tác động của quan hệ chính trị
đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ. Chương này tập trung làm rõ các khái
niệm có liên quan, đồng thời trình bày các lý luận khác nhau về vấn đề này; từ đó
rút ra nhận xét và lựa chọn cở sở lý luận khách quan, khoa học và toàn diện nhất.

Đồng thời, chương này cũng trình bày những cơ sở về mặt thực tiễn cho sự tác động
của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế giữa hai bên.
Chương 2. Thực tiễn sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế
Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2010. Đây là chương trọng tâm của luận văn.
Chương này tổng hợp, phân tích, đánh giá sự tác động của quan hệ chính trị đến
quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ qua 3 phân đoạn chính. Qua đó, những biểu
hiện và khuynh hướng đặc trưng của sự tác động ấy được nhận ra.
Chương 3. Sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế Việt Nam –
Hoa Kỳ: đặc điểm và triển vọng. Chương này rút ra những đặc trưng của sự tác
động. Đồng thời, nhận định về khuynh hướng của sự tác động trong thời gian tới.
Thêm vào đó, kiến nghị về những giải pháp nhằm thúc đẩy chiều hướng tác động
tích cực, cũng như hạn chế mặt tiêu cực của sự tác động từ quan hệ chính trị đến
quan hệ kinh tế hai nước cũng được nêu lên.





13

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tác động của quan hệ
chính trị đến quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về chính trị và quan hệ chính trị
Từ “chính trị” có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Xét đến những quan niệm
khác nhau về chính trị trước chủ nghĩa Marx:
Trước hết, ở phương Tây, chính trị trong tiếng Hy Lạp gọi là “Politica”, có
gốc từ thuật ngữ “polis” (thành bang). Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, người ta cho
rằng chính trị là công việc của nhà nước. Triết gia Aristotle (384 – 322 TCN) quan

niệm rằng chính trị là khoa học kiến trúc xã hội, là khoa học lãnh đạo con người.
Và, con người là “động vật chính trị” [45, tr.35]. Còn Plato (428 – 437 TCN) thì
cho rằng chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao, là nghệ thuật cai trị (cai trị bằng
sự thuyết phục chứ không phải bằng bạo lực). Hay nói cách khác, đó là một “nghệ
thuật cung đình” [43, tr. 30]. Bước vào thời kỳ phục hưng, chính trị được quan niệm
như “những hoạt động nhằm điều tiết hành động của những các nhân trong xã hội”
[59, tr. 10]. Nhiệm vụ của nó là giúp hình thành một “khế ước” nhằm tạo ra khuôn
khổ của một xã hội dân sự với hệ thống các quy định mà mọi người sống trong đó.
Trong thời kỳ này, có khi chính trị được ví như một “nhà hát” mà mỗi con người
đều tham gia một vai diễn của chính mình. Tấm kịch ấy tuy được đạo diễn về mặt
tổng thể, nhưng mỗi nhân vật, trong quá trình “biểu diễn”, đều có thể có những
ngẫu hứng của riêng mình.
Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, triết gia người Đức Max Weber (1881 –
1961) định nghĩa rằng chính trị là khác vọng tham gia vào quyền lực, “sự phân chia
quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một
quốc gia” [59, tr. 11]. Mặt khác, các nhà khoa học Mỹ thì cho rằng chính trị không
gì khác hơn là một sự tìm kiếm các giải pháp nhằm thực hiện phân phối lợi ích.
Ở phương Đông, trước hết là Trung Quốc cổ đại, tuy có nhiều hệ tương
tưởng khác nhau, nhưng tất cả đều cho rằng chính trị được là sự sắp xếp, quản lý

14

làm sao để xã hội luôn ở trong khuông phép, trật tự, kỷ cương. Các nhà tư tưởng
kinh điển đều tìm cách thực hiện chính trị theo quan niệm ấy. Khổng Tử (551 – 479
TCN) cho rằng chính trị là chính đạo, chính danh: “bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính”
[43, tr. 78]. Nghĩa là ai cũng phải làm tốt bổn phận của chính mình. Bởi lẽ, theo
Khổng Tử “danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc bất
thành, việc bất thành thì mọi điều lễ nhạc không gây lại được, không gây được lễ
nhạc thì hình phạt sai trệt cả, hình phạt không đúng thì dân sẽ bó tay” [44, tr. 44].
Lão Tử (sống cùng thời với Khổng Tử) thì chủ trương “vô vi nhi trị” nghĩa là đem

cái tự nhiên dể giúp một cách tự nhiên theo cách “ta không làm mà dân tự hóa, ta
thức yên mà dân tự chính, tạ vô sự mà dân hộ giàu, ta ham muốn mà dân thật thà”
[45, tr. 35]. Còn Hàn Phi Tử (280 -232 TCN) lại phủ nhận cả 2 tư tưởng của Nho
Gia và Đạo gia. Tư tưởng của ông về chính trị là sự kết hợp 3 nội dung: pháp, thế và
thuật. Đến thời cận đại, Tôn Trung Sơn đưa ra cách nhìn riêng của mình về chính trị
trong chủ nghĩa Tam dân, theo đó chính trị là quản lý việc của dân chúng. “Chính là
việc của dân chúng, trị là quản lý” [59, tr. 11]. Về phía các nhà nghiên cứu Nhật
Bản, họ cho rằng chính trị là hoạt động áp đạt quyền lực, thỏa mãn lợi ích.
Chủ nghĩa Marx - Lenin ra đời với cách nhìn nhận toàn diện, đúng đắn về
chính trị thông qua phép biện chứng duy vật của mình đã khắc phục những nhược
điểm của các quan niệm trước nó. Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin,
chính trị là lợi ích, quan hệ lợi ích giữa các giai cấp. Chính trị là sự tham gia của
nhân dân vào công việc nhà nước. Vấn đề cơ bản của chính trị là việc tổ chức chính
quyền nhà nước. Ngoài ra, chính trị chính là biểu hiện tập trung của kinh tế. Nó vừa
là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Xuất phát từ quan điểm ấy, các nhà khoa
học Liên Xô đã định nghĩa chính trị như sau: “Chính trị theo nguyên nghĩa của nó là
những công việc của nhà nước, là phạm vi hoạt động gắn với quan hệ giai cấp, dân
tộc, và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử
dụng quyền lực nhà nước” [1, tr. 507].
Nói một cách tổng quát, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc,
quốc gia, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị,
mà tập trung ở quyền lực nhà nước” [60, tr. 16]. Suy rộng ra, quan hệ chính trị giữa

15

hai quốc gia chính là các hoạt động liên quan đến việc giành, giữ và thực thi quyền
lực chính trị của quốc gia mình với quốc gia kia.
1.1.2. Khái niệm kinh tế và quan hệ kinh tế
Tương tự như khái niệm về “chính trị”, phạm trù “kinh tế” với cách nhìn qua
những lăng kính khách nhau cũng sẽ khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có một định

nghĩa thống nhất. Dưới góc độ thỏa mãn nhu cầu của con người, thì kinh tế chính là
hoạt động tạo ra của cải vật chất cho con người và xã hội. Dưới góc độ quan hệ giữa
con người với con người, kinh tế được xem là tổng hợp những quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Theo quan
niệm của kinh tế học (mà Adam Smith là cha đẻ với tác phẩm "An Inquiry into the
Nature and Causes of the Wealth of Nations", ra đời năm 1776) thì kinh tế chính là
hành vi của con người trong mối quan hệ giữa nhu cầu vô hạn với những nguồn lực
có hạn cần được lựa chọn để sử dụng. Chính sự khan hiếm các nguồn lực luôn đặt
loài người đứng trước sự lựa chọn, cách thức tiến hành các lựa chọn này, cũng như
hậu quả của chúng. Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu 3 vấn
đề cơ bản của kinh tế, đó là: sản xuất cái gì và bao nhiêu? Sản xuất cho ai? Sản xuất
như thế nào?
Về phía các nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế thì kinh tế được quan niệm là:
“tổng thể các ngành sản xuất và dịch vụ sản xuất của một nước, có liên quan với
nhau bởi sự phân công lao động xã hội. Kinh tế quốc dân bao gồm những ngành lao
động, và sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,
thương mại, dịch vụ và các lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tài chính, tín dụng phục vụ
các ngành đó” [34, tr. 9].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin, kinh tế là sự tổng hòa các quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Quan
hệ sản xuất ấy bao gồm: quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức, quản lý
sản xuất, và quan hệ phân phối sản phẩm. Như vậy, kinh tế là toàn bộ các quan hệ
sản xuất và trao đổi của cải vật chất trong xã hội loài người. Nó là một chuỗi liên
tục từ khâu sản xuất, đến khâu phân phối, trao đổi, tiêu dùng của xã hội. Từ đó, khái

16

niệm “quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia” có thể được hiểu là “tổng thể các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại” [84, tr. 5] của hai nước đó với nhau. Nội dung của lĩnh
vực kinh tế đối ngoại rất đa dạng, bao gồm: quan hệ ngoại thương (mua bán trao đổi

hàng hóa vô hình, hữu hình); quan hệ dịch vụ quốc tế (du lịch quốc tế, giao thông
vận tải, bảo hiểm quốc tế…); quan hệ đầu tư quốc tế (đầu tư trực tiếp, gián tiếp, tín
dụng quốc tế); lĩnh vực tài chính quốc tế (vay nợ, thanh toán quốc tế); quan hệ trong
lĩnh vực chuyển giao công nghệ…
1.1.3. Các quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế
Quan điểm của chủ nghĩa xã hội dân chủ
Tư tưởng này không những chỉ trích chủ nghĩa tư bản, mà giờ đây còn lên án
cả chủ nghĩa xã hội. Những người ủng hộ quan điểm này tuyên bố đi theo con
đường thứ 3, với một xã hội họ mong muốn xây dựng dựa trên nguyên tắc: “dân chủ
chính trị, dân chủ kinh tế, dân chủ xã hội” [59, tr. 15]. Họ không đồng thuận với
quan điểm của chủ nghĩa xã hội và cho rằng đó là một xã hội được xây dựng với hệ
thống chính quyền quan liêu, và đặc biệt là có sự khác biệt trong quan hệ phân phối
(do có đặc quyền đặc lợi). Quan điểm của chủ nghĩa xã hội dân chủ khẳng định rằng
chủ nghĩa xã hội chính là kẻ thù của nền hòa bình dân chủ; và chuyên chính vô sản
sẽ “xóa bỏ mọi nền dân chủ”. Về phía chủ nghĩa tư bản, họ cũng kịch liệt phê phán
tư tưởng này. Họ cho rằng chủ nghĩa tư bản hàm chứa trong nó sự bất bình đẳng,
bất công trong xã hội. Bản chất của chủ nghĩa tư bản là sự bốc lột của số ít đối với
số đông, chỉ phục vụ lợi ích của thiểu số giàu có. Sự bốc lột ấy phản ánh tính tiêu
cực trong sự phát triển của xã hội tư bản. Nó là căn nguyên của nhiều vấn đề xã hội
như bạo lực, chiến tranh, đói nghèo…
Theo quan điểm này, dân chủ chính trị là nền tảng và là điều kiện tiên quyết
của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Nếu không thực hiện điều kiện này thì sẽ không đạt
được chủ nghĩa xã hội, không có tự do. Chính dân chủ chính trị (nghĩa là đảm bảo
mọi công dân đều có đầy đủ các quyền về mặt chính trị như: tự do ngôn luận, tự do
lập hội, bầu cử phổ thông…) mới chính là nền tảng cho dân chủ kinh tế (nền kinh tế
nằm dưới sự quản lý của toàn xã hội, sở hữu tư nhân vẫn được thừa nhận, song sở
hữu xã hội nắm vai trò quan trọng). Kinh tế muốn phát triển thì phải có sự tham gia

17


quyết định của rộng rãi người lao động trong các quyết định về kinh tế. Do vậy,
trong mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị, muốn thúc đẩy kinh tế phát triền thì:
Nhà nước (nhất thiết phải là nhà nước đa nguyên) phải can thiệp sâu vào nền kinh tế
để xây dựng một nền kinh tế thị trường hỗn hợp theo mô hình của Keynes. Mô hình
kinh tế ấy, so với mô hình kinh tế tự do và kinh tế kế hoạch là dân chủ hơn và hiệu
quả hơn. Như vậy, tựu chung lại, khi bàn về quan hệ giữa chính trị và kinh tế thì
chủ nghĩa xã hội dân chủ cho rằng: dân chủ chính trị là phải là nền tảng, là điều kiện
mang tính “tiên quyết” thì mới có thể tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn; và chính trị
phải can thiệp sâu vào kinh tế, điều hành kinh tế thông qua quyền lực nhà nước thì
nền kinh tế ấy mới hoạt động hiệu quả, xã hội ấy mới đi lên được xã hội dân chủ, tốt
đẹp hơn.
Quan điểm của chủ nghĩa tự do
Cội rễ sâu xa của tư tưởng này bắt nguồn từ khát vọng giải phóng con người
khỏi thần quyền và tư tưởng tự do của các nhà triết học phương Tây thế thế kỷ XVII
– XVIII; triết học cổ điển Đức; quan điểm triết học – chính trị Âu Mỹ thế kỷ thứ
XIX. Chủ nghĩa tự do không phải là một hệ tư tưởng nhất quán, mà có sự phát triển
đa dạng, phức tạp theo nhiều xu hướng khác nhau. Quan điểm cơ bản của tư tưởng
này, tựu chung lại là: tuyệt đối hóa tự do cá nhân và hạn chế sự can thiệp của nhà
nước vào các hoạt động của cá nhân [78, tr. 227]. Họ cho rằng chính thị trường tự
do sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thị trường tự do là công cụ để đoàn kết thế
giới.
Từ chỗ đề cao cá nhân, tư tưởng này đã xem tư hữu là điều kiện cần thiết và
đề cao nguyên tắc kinh tế thị trường. Những người ủng hộ tư tưởng này cho rằng
nhà nước không nên can thiệp vào hoạt động kinh doanh của cá nhân nói riêng, nền
kinh tế nói chung, khuyến khích tự do cạnh tranh. Hay nói cách khác, chính trị
không nên can thiệp vào kinh tế, nên để kinh tế tự do vận hành. Nhà nước chỉ nên
dừng lại ở vai trò quan tòa, đảm bảo sự công bằng mà thôi (đảm bảo quyền tự do
của cá nhân này không xâm phạm đến quyền tự do của cá nhân khác). Adam Smith
chủ trương loại bỏ sự can thiệp của nhà nước vào các vấn đề kinh tế, vì với “bàn tay


18

vô hình”, thị trường tự do sẽ tự điều chỉnh chính nó và hoạt động có hiệu quả hơn
thị trường bị kiểm soát.
Song, bước sang thế kỷ XX, chủ nghĩa tự do là biến đổi thành chủ nghĩa tự
do mới. J.Keynes lại tán đồng việc nhà nước can thiệp, điều tiết nền kinh tế; song,
vẫn nhấn mạnh một nhà nước đa nguyên. Đến những năm 70 của thế kỷ XX, một
nhà chủ nghĩa tư do khác là F.Hayek lại chủ trương quay trở về lập trường ban đầu
của tư tưởng này về một thị trường tự do hoạt động cùng với việc giảm vai trò của
nhà nước trong sự can thiệp vào nền kinh tế. Sự tự do hoạt động của thị trường
không chỉ giúp điều tiết kinh tế, thương mại mà còn điều chỉnh các vấn đề lớn khác
về chính trị - xã hội. Học thuyết của F.Hayek không phủ nhận vai trò của nhà nước,
nhưng khẳng định sự can thiệp ấy chỉ dừng lại ở mức tối thiểu mà thôi.
Có thể thấy, nội dung của chủ nghĩa tư do rất phức tạp, và việc phân định
rạch ròi các trường phái của tư tưởng này không hề đơn giản. Trong hơn hai thế kỷ
hình thành và phát triển, chủ nghĩa tự do hiện đại nhấn mạnh vào yếu tố kinh tế
trong mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế. Cho rằng kinh tế đóng vai trò quyết
định. Do vậy, khi giải quyết mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, quan điểm của
chủ nghĩa tư do là: giảm thiểu “bàn tay hữu hình” của chính trị (thông qua nhà
nước) tác động vào phát triển kinh tế”.

Từ hai dòng quan điểm đối lập nhau vừa được phân tích ở trên, có thể thấy,
tuy cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của chúng có tính hợp lý trong chừng mực
nào đó, nhưng rõ ràng, cả hai tư tưởng đều rơi vào tình trạng tuyệt đối hóa một mặt
của vấn đề, xem nhẹ mặt còn lại. Cả hai hệ tư tưởng đều không xem xét hai yếu tố
kinh tế - chính trị, trong mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, không thể tách rời.
Cho nên, cách đánh giá của những người theo quan điểm này mang tính chủ quan,
duy ý chí (đối với chủ nghĩa xã hội dân chủ) – nghĩa là tuyệt đối hóa vai trò của
chính trị; và rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường (đối với chủ nghĩa tự do) – nghĩa
là tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế. Chủ nghĩa Marx – Lenin với phương pháp luận

biện chứng duy vật đã nhìn nhận toàn diện vấn đề, và có quan điểm đúng đắn trong
việc nhìn nhận về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế với nhau.

19

Quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin
Theo quan điểm này, quan hệ giữa kinh tế và chính trị là biểu hiện tập trung
nhất giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (với kinh tế là biểu hiện của cơ sở
hạ tầng, còn chính trị biểu hiện là kiến trúc thượng tầng). Trong đó, cơ sở hạ tầng
tuy là yếu tố nền tảng, nhưng, kiến trúc thượng tầng cũng đóng vai trò quan trọng
hàng đầu so vời cơ sở hạ tầng, và tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Lenin, trên cơ sở kế
thừa và phát huy chủ nghĩa Marx, đã khẳng định “chính trị là sự biểu hiện tập trung
của kinh tế” [104, tr.349], “chính trị là kinh tế được cô đọng lại” [105, tr. 147]. Như
vậy, phải chăng chính trị là sự phản ánh của kinh tế, tạo ra một khuôn khổ hay một
nền tảng vững chắc cho việc xây dựng “ngôi nhà” kinh tế. Xét trong mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức, thì chính trị là một hình thức của kinh tế, và biểu hiện ở
mức độ tập trung cao độ nhất. Một trình độ phát triển kinh tế nhất định sẽ tương ứng
với một trình độ phát triển nhất định về chính trị. Và, cơ sở kinh tế như thế nào thì
cơ cấu thể chế chính trị cũng sẽ như thế đó để điều hòa kinh tế cho phù hợp.
Khi bàn về sự tác động của chính trị đối với kinh tế, hay nói cách khác là vai
trò của chính trị đối với kinh tế, Lenin khẳng định rằng: “Vấn đề hoàn toàn không
phải chỉ có hoàn cảnh kinh tế mới là nguyên nhân, chỉ có nó là tích cực, còn tất cả
những cái còn lại đều chỉ là hậu quả thụ động” [12, tr. 271]. “Chính trị không thể
không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế” [104, tr. 349]. Đây chính là vai trò quan
trọng của chính trị đối với kinh tế. Chính trị sẽ tác động trở lại kinh tế thông qua các
thể chế của hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước. Thắng lợi của cách mạng chính
trị tạo ra tiền đề cho những biến đổi về chất của kinh tế diễn ra tiếp theo. Sự tác
động trở lại của chính trị đối với kinh tế sẽ đi theo một trong hai khuynh hướng:
Nếu một nền chính trị đúng đắn, khoa học, vận dụng tổng hợp các quy luật
khách quan, phù hợp với thực tiễn kinh tế ( nghĩa là phát huy mặt tích cực của quy

luật này, nhằm hạn chế mặt tiêu cức của quy luật khác, đưa nền kinh tế theo đúng
quỹ đạo nhằm phục vụ lợi ích của thể chế chính trị) thì sẽ thúc đẩy kinh tế phát
triển, giải phóng sức sản xuất của xã hội, và làm kiện toàn các quan hệ xã hội.
Ngược lại, nếu chính trị sai lầm, phi khoa học, trì trệ thì tất yếu sẽ kìm hãm nền
kinh tế. Chính trị không đúng đắn, không giữ được ổn định, thì không có khả năng

20

lãnh đạo kinh tế. Từ đó, nguy cơ khủng hoảng, mất ổn định kinh tế xã hội là khó
tránh khỏi. Chính trị nếu không hướng vào giải quyết các vấn đề kinh tế tồn tại thì
sẽ bị thay thế bằng một chính trị khác tiến bộ hơn. Dù kinh tế có tiếp tục phát triển,
thì trung tâm quyền lực cũng sẽ không còn nằm trong tay giai cấp thống trị đương
thời. Việc đó chỉ còn là vấn đề thời gian.
Có thể nói, quan hệ giữa chính trị và kinh tế là quan hệ giữa quyền lực chính
trị và kinh tế. Đằng sau quan hệ chính trị là các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích kinh
tế. Quan hệ chính trị luôn hướng tới phát triển kinh tế nhằm bảo vệ chế độ chính trị
và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Giải quyết mối quan hệ này tức là quyết định
mục tiêu và đường hướng phát triển của xã hội, của kinh tế. Như vậy, thông qua
quyền lực chính trị (thể hiện trên ba phương diện: đường lối, chính sách chính trị, tổ
chức, thiết chế chính trị, chủ thể chính trị đối với kinh tế, chính trị thể hiện vai trò
định hướng của mình, và cũng là động lực để phát triển kinh tế. Chính trị giúp tạo ra
một môi trường ổn định cho kinh tế vận động và phát triển. Sự tác động của chính
trị đối với kinh tế thể hiện ở chỗ: một là, tạo ra khuôn khổ , nền tảng vững chắc để
kinh tế phát triển; hai là, xây dựng và thể chế hóa đường lối phát triển kinh tế; ba là,
thông quan quyền lực chính trị, chính trị nói chung, nhà nước nói riêng có khả năng
dự báo về tương lai và xu thể phát triển của kinh tế, từ đó định hướng kinh tế đi theo
đúng quý đạo, đảm bảo những mục tiêu chính trị đặt ra.
Không dừng lại ở đó, chính trị còn tham gia kiểm soát chặt chẽ các vấn đề
kinh tế như: sự luân chuyển của dòng vốn, các hoạt động tài chính tiền tệ, chính
sách kinh tế đối ngoại, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

tế… Khi xem xét giải quyết mối quan hệ giữa hai yếu tố này, cần đặt chúng trong
mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, và biến đổi không ngừng. Trong
bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng cần tránh cả 3 khuynh hướng:
Một là, tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế đối với chính trị: vì như vậy sẽ rơi
vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, và về mặt thực tiễn, nền kinh tế sẽ thay đổi định
hướng.

21

Hai là, tuyệt đối hóa vai trò của chính trị đối với kinh tế: như vậy nền kinh tế
không vận động và phát triển theo quy luật khách quan, mà mang tính chủ quan,
duy ý chí.
Ba là, đồng nhất chính trị và kinh tế. Lúc ấy, chính trị trở nên cứng nhắc,
giáo điều.
Nếu phân tích và giải quyết được mối quan hệ này một cách thấu đáo thì nhất
định sẽ tạo ra môi trường ổn định, giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy kinh tế phát
triển hơn nữa. Khi kinh tế được đặt dưới sự tác động theo khuynh hướng tích cực
của chính trị, đó sẽ là nền tảng vững chắc cho chính trị ngày càng mở rộng, và tiếp
tục tác động sâu rộng đến kinh tế hơn nữa, giúp nó không ngừng tiến lên. Tính biện
chứng, toàn diện và đúng đắn trong quan điểm của chủ nghĩa Marx – Lenin trong
việc nhìn nhận mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế là ở chỗ đó.


Tư tưởng Hồ Chí Minh
Quán triệt sâu sắc tinh thần chủ nghĩa Marx Lenin, đồng thời vận dụng và
phát triển một cách sáng tạo vào trường hợp Việt Nam, Hồ Chí Minh có nhận thức
khách quan, khoa học, đúng đắn và toàn diện về mối quan hệ giữa chính trị và kinh
tế. Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ hàng đầu của chính trị là làm sao tạo ra tác động
có lợi cho kinh tế. Điều đó có nghĩa là: “Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc.
Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành” [52, tr. 152]. Nghĩa là kinh tế và

giải quyết vấn đề kinh tế là nhiệm vụ tiên quyết mà chính trị cần thực hiện.
Hồ Chí Minh cho rằng chính trị có khả năng làm biến đổi xã hội theo quy
luật phủ định, và như vậy, có khả năng biến đổi kinh tế. Cơ cấu thể chế chính trị sẽ
định hình cho cơ sở kinh tế phát triển phù hợp với nó. Soi vào trường hợp cụ thể
của Việt Nam, Người đã khẳng định rõ vai trò của chính trị đối với kinh tế: “Cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất.
Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, xưa nay chưa từng có trong lịch
sử dân tộc ta… Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bốc lột,
xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bốc lột áp bức. Muốn thế, chúng ta phải
dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp.

22

Chúng ta phải dần dần tập thể hóa nông nghiệp. Chúng ta phải tiến hành cải tạo xã
hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân, đối với thủ công nghiệp” [53, tr.
493-494]. Nói cách khác, chính trị đóng vai trò cải tạo kinh tế. “Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng
cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh
tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp
hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Chính sách kinh tế của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa là không ngừng phát triển sản xuất để nâng cao mãi đời sống vật chất
và văn hóa của nhân dân” [54, tr. 588]. Như vậy, với tư tưởng Hồ Chí Minh, chính
trị có vai trò quan trọng hàng đầu so với kinh tế. Thông qua quyền lực chính trị, nền
kinh tế cũ, nghèo nàn, lạc hậu và hàm chứa nhiều áp bức bất công có thể được xóa
bỏ và thay thế bằng một nền kinh tế mới tốt đẹp hơn, đảm bảo công bằng, dân chủ
và đời sống ấm no cho nhân dân. Đây là nền kinh tế chưa từng có trong lịch sử mà
chính trị có thể tạo ra được.
Tuy không phủ nhận vai trò nền tảng của kinh tế đối với chính trị, nhưng với
cái nhìn toàn diện và biện chứng của Hồ Chí Minh, chính trị thực sự có tính độc lập
tương đối của nó, và giữ vai trò lãnh đạo kinh tế. Hồ Chí Minh khẳng định: “phải

nhớ là chính trị đi đầu, chính trị tốt thì sản xuất mới tốt được” [54, 400]; “muốn tiến
bộ, nông nghiệp cũng như mọi việc khác phải lấy chính trị làm đầu, tư tưởng phải
thông suốt từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra nhân dân” [55, tr. 61]. “Để cải tạo
xã hội, một mặt phải cải tạo vật chất như tăng gia sản xuất, một mặt phải cải tạo tư
tưởng. Nếu không có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì không làm việc xã hội chủ nghĩa
được” [54, tr. 24]. Cho nên, vai trò lãnh đạo của chính trị được Hồ Chí Minh khẳng
định: “Tại sao nhân dân ta mấy nghìn năm lạc hậu, bị đàn áp bốc lột không làm sao
được, mà nay cũng vẫn nhân dân Việt Nam lại làm cách mạng thành công, kháng
chiến thắng lợi, xây dựng chủ nghĩa xã hội? Cũng là do có lãnh đạo, có chính trị.
Đấy là một điều rất rõ ràng, cho nên phải coi trọng công tác chính trị” [54, tr. 400].
Cái mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây không phải là chính trị sai lầm, phi khoa
học mà là chính trị đúng đắn, khách quan, khoa học để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát
triển. Người cho rằng: “Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết, như

23

cải thiện đời sống nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển
kinh tế, văn hóa… có như thế, dân chúng mới đoàn kết xung quanh chính phủ…”
[52, tr. 227].
Không chỉ dừng lại ở vai trò, khả năng làm biến đổi và lãnh đạo kinh tế,
chính trị còn thực sự tập trung phát triển kinh tế. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “chủ
nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy
được đi học, ốm đâu có thuốc, già không lao động được thì nghĩ, những phong tục
tạp quán không tốt dần dần được xóa bỏ… tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất
ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt. Đó là chủ nghĩa xã hội” [55, tr. 591]. Nói
cách khác, kinh tế chịu sự tác động tất yếu của chính trị, chính trị là sự biểu hiện
cao độ của kinh tế; cho nên vai trò của hệ thống chính trị đối với sự phát triển, tăng
trưởng kinh tế là đặc biệt quan trọng. Có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện sự
tiếp thu, kế thừa lý luận của chủ nghĩa Marx – Lenin và phát triển sáng tạo nó khi
vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Từ những phân tích ở trên, Hồ Chí

Minh quan niệm rằng trong mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, chính trị vẫn có
tính độc lập tương đối của nó, và thông qua quyền lực nhà nước sẽ định hướng, tạo
động lực và môi trường ổn định cho nền kinh tế phát triển.
Qua những quan niệm khác nhau về quan hệ giữa chính trị và kinh tế vừa
nêu, rõ ràng chỉ có lý luận của chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là
có cái nhìn toàn diện và biện chứng nhất, thể hiện tính đúng đắn của vấn đề cần xem
xét. Chính trị có vai trò to lớn đối với kinh tế, mang tính định hướng và điều tiết nó.
Suy rộng ra, trong quan hệ giữa hai quốc gia, thì sự tác động của quan hệ chính trị
đối với quan hệ kinh tế cũng không nằm ngoài quy luật này, nhất là trong thời đại
toàn cầu hóa mọi mặt của đời sống quốc tế, đặc biệt là kinh tế hiện nay. Nếu quan
hệ chính trị không phát triển nhằm tạo ra những tác động tích cực cho quan hệ kinh
tế thì quan hệ kinh tế chắc chắn sẽ bị kìm hãm, và dù có tiến lên, thì cũng chỉ là
từng bước chậm chạp mà thôi. Mặt khác, quan niệm về “sức mạnh quốc gia” hiện
nay là một sự tổng hòa các sức mạnh về kinh tế, chính trị, an ninh; theo đó các yếu
tố này có liên hệ chạc chẽ với nhau, không thể tách rời. Do vậy, với tính định hướng
và điều tiết của mình, hai quốc gia phải thúc đẩy quan hệ chính trị của mình làm sao

24

để vừa giữ vững định hướng chính trị, đảm bảo lợi ích quốc gia, vừa tạo ra một môi
trường ổn định thúc đẩy sự phát triển của quan hệ kinh tế song phương. Có như vậy,
không những quan hệ kinh tế giữa hai nước có bước đột phá, mà sự phát triển về
kinh tế xã hội, về sức mạnh quốc gia của bản thân mỗi nước cũng chứng kiến những
bước ngoặc mới. Điều này sẽ góp thêm những viên gạch vào nền tảng vững chắc
cho sự mở rộng quan hệ song phương về chính trị hơn nữa. Sự tác động của quan hệ
chính trị đối với quan hệ kinh tế trong khuôn khổ quan hệ song phương giữa hai
nước là ở chỗ đó.
Xét trường hợp cụ thể là quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, rõ rằng thực tiễn quan
hệ hai nước đã chứng minh tính đúng đắn của lý luận trên. Trước khi bình thường
hóa quan hệ, hầu như quan hệ kinh tế giữa hai nước ở trạng thái “đóng băng”. Như

vậy, quan hệ chính trị khi đi vào ngõ cụt sẽ tác động xấu đến quan hệ kinh tế, kìm
hãm nó tiến lên. Song từ sau 1995 đến nay, tức là khi quan hệ chính trị dần đi vào
ổn định, thì quan hệ kinh tế cũng phát triển không ngừng. Quan hệ chính trị đã tạo
ra một môi trường thuận lợi, đồng thời định hướng cho quan hệ kinh tế tiến lên theo
hướng phục vụ lợi ích quốc gia của hai bên. Đằng sau những sự kiện chính trị bao
giờ cũng có bóng dáng của lợi ích kinh tế. Hoa Kỳ từ một chủ thể đối lập về chính
trị trở thành đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Từ đó, hai nước lại xóa dần
những khoảng trống trong việc hiểu biết lẫn nhau, dần tìm thấy tiếng nói chung
trong nhiều vấn đề, và tạo điều kiện hơn nữa cho quan hệ kinh tế song phương đi
vào chiều sâu, bền vững và ổn định. Sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ
kinh tế hai nước, không gì khác chính là sự tác động trở lại mạnh mẽ của kiến trúc
thượng tầng đối với sơ sở hạ tầng như đã phân tích ở trên.
1.2. Cơ sở thực tiễn về sự tác động của quan hệ chính trị đến quan hệ kinh tế
hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ
1.2.1. Quá trình nhận thức mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế ở Việt Nam
Trước đổi mới, quan hệ giữa kinh tế và chính trị chưa được nhìn nhận một
cách biện chứng và toàn diện. “Tư tưởng chủ quan duy ý chí, say sưa với thắng lợi
năm 1975, nôn nóng muốn muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn

×