Tải bản đầy đủ (.doc) (206 trang)

QUAN hệ THƯƠNG mại GIỮA VIỆT NAM với các nước âu, mỹ THỜI THUỘC PHÁP GIAI đoạn 1897 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

NGUYỄN THỊ ĐỊNH

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM
VỚI CÁC NƯỚC ÂU, MỸ THỜI THUỘC PHÁP
GIAI ĐOẠN 1897 - 1945

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.62.54.05
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ

HÀ NỘI - 2016


i

MỤC LỤC

Trang
TRANG......................................................................................................................................................................I
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...............................................................................2
3. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................4
4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN............................................................................................................................5
5. BỐ CỤC LUẬN ÁN............................................................................................................................................6
NỘI DUNG...............................................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................................................7


1.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIẢ TRONG NƯỚC:.........................................................7
1.2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI:........................................................15
1.2.1. CÔNG TRÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP HOẶC DỊCH TỪ TIẾNG PHÁP:........................................15
1.2.2.CÁC CÔNG TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH

25

3. MỘT SỐ KẾT LUẬN TỪ THỰC TẾ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÀI LIỆU:................................26
CHƯƠNG 2:...........................................................................................................................................................29
NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ.....................................................................29
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ÂU, MỸ.....................................................................29
CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX........................................................................................................29
2.1.NHÂN TỐKHÁCH QUAN:..........................................................................................................................29
2.1.1. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI, TRUYỀN THÔNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRÊN LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI:
2.1.2. SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VÀ SỰ MỞ CỬA CỦA CÁC QUỐC GIA CHÂU Á:
2.1.3.CHIẾN TRANH THẾ GIỚI VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

29
32
35
38

2.2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ QUAN:..............................................................................................................42
2.2.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU
THẾ KỶ XX
2.2.2. TÌNH HÌNH DÂN CƯ
2.2.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX
2.2.3.CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA
2.2.4.QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ÂU, MỸ TRƯỚC NĂM 1897:


42
44
46
53
68

3.1. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ÂU, MỸ GIAI ĐOẠN 1897 –
1929:.........................................................................................................................................................................83
3.1.1.TỪ 1897 ĐẾN 1913:
3.1.2.TỪ 1914 ĐẾN 1918:
3.1.3.TỪ 1919 ĐẾN 1929:
3.2.1.TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TÊ (1930 – 1933):
3.2.2. TỪ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN NĂM ĐẦU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1934 – 1939):
3.2.3.TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1940 – 1945)

84
90
97
104
106
118

CHƯƠNG 4:.........................................................................................................................................................127


ii

ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC
ÂU, MỸ (1897 – 1945).........................................................................................................................................127

4.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ÂU, MỸ......127
4.1.1. VỀ SỰ TIẾN TRIỂN TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

127

BẢNG 37: DANH SÁCH ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM...................................................127
4.1.2. VỊ THẾ CỦA CÁC ĐỐI TÁC TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM
4.1.3.VỀ CƠ CẤU HÀNG HÓA

131
140

BẢNG 46: MẶT HÀNG GIẤY NHẬP TỪ PHÁP.........................................................................................148
BẢNG 48 : XUẤT KHẨU GẠO VÀ SẢN PHẨM PHÁI SINH SANG ÂU, MỸ......................................150
BẢNG 49: XUẤT KHẨU GẠO VÀ SẢN PHẨM PHÁI SINH....................................................................151
BẢNG 50: XUẤT KHẨU NGÔ SANG PHÁP................................................................................................151
BẢNG 51: XUẤT KHẨU CÙI DỪA KHÔ SANG PHÁP............................................................................153
BẢNG 52: CAO SU XUẤT SANG ÂU, MỸ...................................................................................................154
BẢNG 53: THAN ĐÁ MỘC XUẤT SANG ÂU, MỸ.....................................................................................155
BẢNG 54: MỘT SỐ SẢN PHẨM THÊU, ĐAN LÁT XUẤT SANG PHÁP..............................................156
ĐVT: TÔN - NÔ..................................................................................................................................................156
BẢNG 55: SỐ LƯỢNG, GIÁ TRỊ HÀNG XUẤT, NHẬP KHẨU CHỦ ĐẠO..........................................157
CỦA ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1930.....................................................................................................................157
4.1.4.CHỦ NHÂN CỦA QUAN HỆTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM -ÂU, MỸ:

158

BẢNG 56: XẾP HẠNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI VỚI VỐN ĐIỀU LỆ HƠN 15 TRIỆU PHƠ RĂNG
VÀ LĨNH VỰC KINH DOANH CHÍNH........................................................................................................162
BẢNG 57: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC QUỐC GIA ÂU, MỸ TRONG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM..166

BẢNG 58: NHÂN SỰ Ở CÁC CÔNG TY THƯƠNG MẠI..........................................................................169
4.2.2.HẠN CHẾ:

172

KẾT LUẬN...........................................................................................................................................................177
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................181


iii

DANH MỤC BẢNG
TRANG......................................................................................................................................................................I
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................................................................1
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...............................................................................2
3. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................4
4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN............................................................................................................................5
5. BỐ CỤC LUẬN ÁN............................................................................................................................................6
NỘI DUNG...............................................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................................................7
1.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIẢ TRONG NƯỚC:.........................................................7
1.2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI:........................................................15
1.2.1. CÔNG TRÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP HOẶC DỊCH TỪ TIẾNG PHÁP:........................................15
1.2.2.CÁC CÔNG TRÌNH BẰNG TIẾNG ANH

25

3. MỘT SỐ KẾT LUẬN TỪ THỰC TẾ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÀI LIỆU:................................26
CHƯƠNG 2:...........................................................................................................................................................29

NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ.....................................................................29
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ÂU, MỸ.....................................................................29
CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX........................................................................................................29
2.1.NHÂN TỐKHÁCH QUAN:..........................................................................................................................29
2.1.1. SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI, TRUYỀN THÔNG VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRÊN LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI:
2.1.2. SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VÀ SỰ MỞ CỬA CỦA CÁC QUỐC GIA CHÂU Á:
2.1.3.CHIẾN TRANH THẾ GIỚI VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

29
32
35
38

2.2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ QUAN:..............................................................................................................42
2.2.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU
THẾ KỶ XX
2.2.2. TÌNH HÌNH DÂN CƯ
2.2.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX
2.2.3.CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA
2.2.4.QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ÂU, MỸ TRƯỚC NĂM 1897:

42
44
46
53
68

3.1. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ÂU, MỸ GIAI ĐOẠN 1897 –
1929:.........................................................................................................................................................................83

3.1.1.TỪ 1897 ĐẾN 1913:
3.1.2.TỪ 1914 ĐẾN 1918:
3.1.3.TỪ 1919 ĐẾN 1929:
3.2.1.TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TÊ (1930 – 1933):
3.2.2. TỪ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN NĂM ĐẦU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1934 – 1939):
3.2.3.TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1940 – 1945)

84
90
97
104
106
118

CHƯƠNG 4:.........................................................................................................................................................127
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC
ÂU, MỸ (1897 – 1945).........................................................................................................................................127
4.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ÂU, MỸ......127


iv

4.1.1. VỀ SỰ TIẾN TRIỂN TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

127

BẢNG 37: DANH SÁCH ĐỐI TÁC THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM...................................................127
4.1.2. VỊ THẾ CỦA CÁC ĐỐI TÁC TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM
4.1.3.VỀ CƠ CẤU HÀNG HÓA


131
140

BẢNG 46: MẶT HÀNG GIẤY NHẬP TỪ PHÁP.........................................................................................148
BẢNG 48 : XUẤT KHẨU GẠO VÀ SẢN PHẨM PHÁI SINH SANG ÂU, MỸ......................................150
BẢNG 49: XUẤT KHẨU GẠO VÀ SẢN PHẨM PHÁI SINH....................................................................151
BẢNG 50: XUẤT KHẨU NGÔ SANG PHÁP................................................................................................151
BẢNG 51: XUẤT KHẨU CÙI DỪA KHÔ SANG PHÁP............................................................................153
BẢNG 52: CAO SU XUẤT SANG ÂU, MỸ...................................................................................................154
BẢNG 53: THAN ĐÁ MỘC XUẤT SANG ÂU, MỸ.....................................................................................155
BẢNG 54: MỘT SỐ SẢN PHẨM THÊU, ĐAN LÁT XUẤT SANG PHÁP..............................................156
ĐVT: TÔN - NÔ..................................................................................................................................................156
BẢNG 55: SỐ LƯỢNG, GIÁ TRỊ HÀNG XUẤT, NHẬP KHẨU CHỦ ĐẠO..........................................157
CỦA ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1930.....................................................................................................................157
4.1.4.CHỦ NHÂN CỦA QUAN HỆTHƯƠNG MẠI VIỆT NAM -ÂU, MỸ:

158

BẢNG 56: XẾP HẠNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI VỚI VỐN ĐIỀU LỆ HƠN 15 TRIỆU PHƠ RĂNG
VÀ LĨNH VỰC KINH DOANH CHÍNH........................................................................................................162
BẢNG 57: ĐÓNG GÓP CỦA CÁC QUỐC GIA ÂU, MỸ TRONG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM..166
BẢNG 58: NHÂN SỰ Ở CÁC CÔNG TY THƯƠNG MẠI..........................................................................169
4.2.2.HẠN CHẾ:

172

KẾT LUẬN...........................................................................................................................................................177
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................181



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thương mại nói chung, ngoại thương nói riêng không những là mắt xích
quan trọng mà còn là đòn bẩy của toàn bộ nền kinh tế, có vai trò gắn kết thị trường
trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng tăng cường vị thế quốc gia, dân tộc.
Việc nghiên cứu lịch sử ngoại thương là chìa khóa để hiểu tính chất một nền kinh
tế, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về sự phát triển đất nước. Đúng như
Ch.Robequain đã nhận định: “Việc nghiên cứu về ngoại thương được coi như nguồn
gốc của những chỉ dẫn rất có ích cho nền kinh tế và sự phát triển của một quốc gia”.
Thế nhưng mảng đề tài lịch sử ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là ngoại thương
thời Pháp thuộc rất ít được đề cập đến.
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương - nhịp cầu nối Đông Nam Á lục địa
vớiĐông Nam Á hải đảo,nơi gặp gỡ hai trung tâm văn minh lớn của nhân loại:
Trung Quốc và Ấn Độ,tâm điểm của tuyếngiao thương quốc tế Đông Á - Đông
Nam Á. Nhờ vị trí đắc địa cùng nhiều điều kiện tự nhiên, xã hội đặc biệt thuận lợi,
quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong và ngoài khu vực sớm hình
thành và phát triển. Ngay cả khi bị chia cắt thành các xứ của Đông Dương thuộc
Pháp, Việt Nam vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các mối giao dịch thương mại của
thuộc địa này với nước ngoài.
Dưới thời Pháp thuộc (nhất là giai đoạn 1897 – 1945), ngoại thương Việt
Nam phát triển mạnh mẽ. Lĩnh vực ngoại thương có vai trò kinh tế lớn với phần
đóng góp vào tổng thu nhập quốc nội lên đến 2.600 triệu Fr / năm [Nguồn: Niên
giám thống kê Đông Dương], tương đương với 393,9 triệu Euro năm 1999 hay
987,68 tỷ VNĐ năm 2016.Hoạt động ngoại thương cũng có ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hìnhxã hội cũng như cơ cấu giai cấp của một xứ thuộc địa như Việt Nam
đương thời.
Trong giai đoạn này, ngoài các bạn hàng có mối quan hệ láng giềng tự nhiên,
Việt Nam đã mở rộng giao thương với nhiều quốc gia Âu, Mỹ. Có thể nói, đây là

thời kỳ hưng thịnh nhất trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước đến
từ bên kia bán cầu (tính đến thời điểm đó); Việt Nam thoát khỏi tình trạng cô lập,


2

bước đầu tham gia vào quá trình giao lưu, trao đổi buôn bán Đông – Tây.Vị thế của
các quốc gia Âu, Mỹ ở Việt Nam cũng như mối giao thươnggiữa hai đối tác ngày
càng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội thuộc địa.
Cho đến nay, vấn đề kinh tế Đông Dương thời thuộc Pháp đã được học giả trong
và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu ở những góc cạnh, mức độ khác nhau. Tuy nhiên
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Âu, Mỹ vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ,
chưa được công trình nào trình bày một cách toàn diện và có hệ thống.
Chính vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài “Quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và các quốc gia Âu, Mỹ giai đoạn 1897 – 1945” có ý nghĩa quan trọng.
Đề tài góp phần bồi lấp khoảng trống lớn trong việc nghiên cứu vềlịch sử
ngoại thương, lịch sử kinh tế Việt Nam thời cận đại.
Trên cơ sở tìm hiểu quá trình phát triển, đặc điểm và tác động của quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và các nước Âu, Mỹ từ 1897 đến 1945, đề tài góp phần
làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử Việt Nam thời kỳ này: bản chất của chủ nghĩa thực
dân; nguyên nhân của tình trạng lạc hậu, kém phát triển của thuộc địa Pháp so với
thuộc địa Anh…
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện thời, thương mại trở thành lĩnh
vực kinh tế chủ chốt của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ việc
nghiên cứu hoạt động ngoại thương thời cận đại, có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm hữu ích cho công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước hiện nay.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên, học viên
các ngành Lịch sử, Việt Nam học… khi giảng dạy, học tập, nghiên cứu về lịch sử
Việt Nam cận đại, lịch sử kinh tế Việt Nam
2. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu

* Đối tuợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ thương mạigiữa Việt Nam với
các nước Âu, Mỹ giai đoạn 1897 – 1945.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian:


3

- Từ tháng 6 năm 1884 khi Điều ước Pa tơ nôt được ký kết, đặc biệt là từ
tháng 10 năm 1887 khi sáp nhập thành Liên bang Đông Dương cùng với
Campuchia, Việt Nam đã không còn làmột chính thể quốc gia thống nhất, độc lập,
chủ quyền. Ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với ba chế độ khác nhau cùng đặt
dưới quyền cai trị tuyệt đối của chính quyền thực dân Pháp (sau ngày 9 tháng 3 năm
1945 là phát xít Nhật). Việc nghiên cứu vềquan hệ thương mại Việt Nam – các
nước Âu Mỹ thời kỳ này phải dựa trên cơ sở tập hợp số liệu của Bắc Kỳ, Trung Kỳ,
Nam Kỳ và Đông Dương thuộc Pháp. Tuy nhiên, đề tài không đặt vấn đề so sánh,
đánh giá hoạt động ngoại thương của ba xứ với tư cách là những đơn vị hành chính
và kinh tế tương đối độc lập.
-Các nước Âu, Mỹ bao gồm phạm vi rộng lớn các quốc gia và vùng lãnh thổ
thuộc 2 châu lục này. Đề tài không tham vọng tìm hiểu hoạt động giao thương với
tất cả các nước trong hai châu lục nói trên mà tập trung vào một số quốc gia có giao
dịch thương mại thường xuyên và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch
xuất – nhập khẩu của Việt Nam như: Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ…(căn cứ vào số liệu
thống kê từ tài liệu gốc và tài liệu xuất bản thời Pháp thuộc)
+ Về thời gian: Vấn đề nghiên cứu được xác định trong khoảng thời gian từ
năm 1897 đến năm 1945,từ khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất cho đến hết chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là quãng thời
gian hoạt động ngoại thương cũng như diện mạo kinh tế Đông Dương có nhiều biến
đổi dưới tác động của chính sách thực dân, chương trình khai thác thuộc địa quy mô

lớn và những biến động của thời cuộc.
+ Về nội dung:
-Lĩnh vực nghiên cứu trong đề tài chỉ bao gồm các hoạt động xuất, nhập
khẩu chính ngạch (không liên quan đến thương mại tiểu ngạch).
-Do đặc điểm của nguồn tài liệu, những số liệu sử dụng trong đề tài có thể
không có sự phân biệt giữa thương mạichung và thương mại đặc biệt. Tuy nhiên,
điều đó chắc chắn không ảnh huởng đến kết quả nghiên cứu đề tài.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài cần giải quyếtcác nhiệm vụ chính sau đây:


4

- Xác định, làm rõ những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ giao thương
giữa Việt Nam và các quốc giaÂu, Mỹ giai đoạn 1897 – 1945.
- Làm rõ tiến trình và thực trạng phát triển của hoạt động thương mại giữa
Việt Nam với các nước Âu – Mỹ từ 1897 đến 1945.
- Đánh giá đặc điểm và tác động của quan hệ thương mại Việt Nam -các
nước Âu, Mỹ đối với tình hình kinh tế - xã hội trong nước giai đoạn này.
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu chính sau đây:
* Tài liệu chưa xuất bản:
Tài liệu chưa xuất bản khá đa dạng. Bên cạnh các báo cáo kinh tế, hiệp định
thương mại, sắc lệnh, nghị định, đáng chú ý có các công văn, công điện, văn bản
liên quan đến hoạt động ngoại thương như: đơn xin cấp phép xuất khẩu, đề nghị xác
nhận nguồn gốc hàng hóa, đề nghị thiết lập quan hệ thương mại, giới thiệu doanh
nghiệp hợp tác buôn bán, đề nghị cấm xuất khẩu lúagạo ởBắc Kỳnăm 1909… vàý
kiến của nhà chức trách; hợp đồng, báo cáo về cung cấp hàng hóa cho quân đội …
Cùng với Công báo Đông Dương (Journal officiel de l’Indochine), nguồn tài

liệu này là căn cứ để làm rõ chính sách ngoại thương của thực dân Pháp.
*Tài liệu thống kê đã xuất bản, báo chí thời thuộc Pháp:
Đây là một trong những cơ sở tư liệu chủ yếu của đề tài, cung cấp phần lớn
số liệu thống kê chính thức về hoạt động xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam với các
nước Âu Mỹ.
Bao gồm: Niên giám thống kê Đông Dương (Annuaire statistique de
l’Indochine), Niên giám thống kê Liên minh Hải ngoại Pháp (Annuaire Statistique
de l’Union Française Outre – mer), Thống kê thuộc địa (Statistiques coloniales),
Bản tin kinh tế Đông Dương (Bulletin économique de l’Indochine). Ngoài ra còn có
các Báo cáo của Hội đồng Chính phủ (Rapports au Conseil de Gouvernement) về
tình hình kinh tế Đông Dương, Báo cáo tổng hợp về số liệu thống kê của Hải quan
Đông Dương (Rapport général sur les statistiques des douanes de l’Indochine), Chỉ
số kinh tế Đông Dương (Indices économiques indochinois) của Tổng thanh tra mỏ
và công nghiệp (Inspection Générale des Mines et de l’Industrie) v.v…


5

* Sách tham khảo:
Nguồn sách tham khảo gồm nhiều ấn phẩm (bằng tiếng Việt và tiếng Pháp là
chính) có chủ đề gần như: Lịch sử thương mại thế giới và thương mại Pháp, Lịch sử
Việt Nam thời cận đại, Lịch sử kinh tế Việt Nam, tình hình chung và tình hình kinh
tế Đông Dương thời thuộc Pháp, các chính sách đối với thương mại của chính
quyền thuộc địa, vai trò kinh tế của tư sản người Việt và người Hoa, hoạt động của
các công ty thương mại Pháp… Nguồn tài liệu này là cơsở quan trọng để hiểu nền
cảnh cũng như một số khía cạnh của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các
nước Âu, Mỹ giai đoạn 1897 - 1945.
Các luận án Tiến sĩ có đề tài cùng lĩnh vực, các bài báo khoa học liên quan
cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích đối với vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

- Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan điểm lí luận của
Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng về hoạt động ngoại thương.
- Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở kết hợp hai phương pháp cơ bản là
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic nhằm tái hiện quá trình phát triển đồng
thời nhận diện đặc điểm tác động của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các
nước Âu Mỹ thời thuộc Pháp.
- Vận dụng các phương pháp thống kê, phân tích và so sánh lịch sử (đồng đại
và lịch đại) nhằm đánh giá sự phát triển của hoạt động giao thương giữa Việt Nam
và các nước Âu, Mỹ qua các giai đoạn; vị thế của các quốc gia Âu, Mỹ trong quan
hệ ngoại thương với Việt Nam đương thời...
4. Đóng góp của luận án
Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về quan hệ thương mại
giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ (từ 1897 đến 1945), đề tài có đóng góp mới
nhất định trên một số phương diện sau:
-Cung cấp và hệ thống hóa những cứ liệu mới về tình hình quan hệ thương
mại giữa Việt Nam với các nước Âu, Mỹ thời thuộc Pháp


6

-Làm rõ các bước thăng trầm trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với
Pháp và một số quốc gia Âu, Mỹ khác như Anh, Hoa Kỳ, Đức
-Đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động giao thương giữa Việt
Nam với các nước Âu, Mỹ thời thuộc Pháp; vị thế của Pháp nói riêng và của các
nước Âu, Mỹ nói chung trong quan hệ nội đối sánh (giữa các nước Âu, Mỹ) và quan
hệ ngoại đối sánh (giữa các quốc gia Âu, Mỹ với những đối tác thương mại khác
của Việt Nam)...
5. Bố cục luận án
Luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Chương 2: Những nhân tố chính ảnh hưởng đến quan hệ thương mạịgiữa Việt
Nam và các nước Âu, Mỹ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Chương 3: Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Âu, Mỹ từ
1897 đến 1945
Chương 4: Đặc điểm, tác động của quan hệ giao thương giữa Việt Nam và
các quốc gia Âu, Mỹ giai đoạn 1897 – 1945


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Công trình nghiên cứu của học giả trong nước:
Từ năm 1954 trở lại đây, có tới hàng nghìn công trình nghiên cứu về Lịch sử
Việt Nam thời thuộc Pháp được biên soạn, công bố, nhưng không nhiều công trình
chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, nhất là kinh tế ngoại thương. Vấn đề quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và phương Tây thời kỳ này mới chỉ được giới nghiên
cứu khai thác ở phạm vi, khía cạnh và mức độ nhất định.
Trước hết là loại sách tham khảo về Lịch sử Việt Nam cận đại nói chung.
Từ cuốn sách ra đời sớm nhất: Sơ lược lịch sử Việt Nam 100 năm gần đây
(1850 – 1950) (Minh Tranh, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1955) đến tập sách được
công bố mới đây: Lịch sử Việt Nam, tập III (Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn
Văn Khánh, Phạm Hồng Tung, Phạm Xanh), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
2012… đã có hàng loạt công trình liên tục được xuất bản.Mặc dù không đi sâu khai
thác vấn đề ngoại thương nhưng người nghiên cứu đã dựng lại bức tranh tổng thể về
xã hội Việt Nam thời thuộc địa, tạo nền cảnh cho đề tài nghiên cứu của luận án. Các
tác giả đều thống nhất khi đánh giá về thực trạng kinh tế Việt Nam, Đông Dương và
cho rằng, thực dân Pháp thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương, Đông
Dương trở thành thị trường giành riêng cho Pháp; hàng Pháp chỉ phải đóng mức

thuế rất thấp hoặc miễn thuế, trong khi hàng hóa các nước phải đóng mức thuế cao
gấp nhiều lần, có khi lên đến 120 %... Đó là những thông số có độ tin cậy cao, có
tính định hướng, gợi mở nghiên cứu.
Tiếp theo là những công trình, bài viết nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt
Nam thời thuộc Pháp, gián tiếp đề cập đến vấn đề ngoại thương.
Trước hết phảiđiểm đến cuốn “Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở
Việt Nam” củaNguyễn Khắc Đạm, xuất bản năm 1957. Với 334 trang, tác giả đã
nghiên cứu khá rõ nét chính sách bóc lột của thực dân Pháp ở Việt Nam từ 1858 đến
1954 trên tất cả các mặt: nông nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp, ngân hàng, vận
tải, thuế khóa… Dành một chương (chương IV) nói về chính sách bóc lột thương
nghiệp của tư bản Pháp, tác giả nêu tổng quát tình hình buôn bán và chính sách thuế


8

quan của chính quyền thuộc địa qua các giai đoạn. Ông khái quát đặc điểm nền
thương nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộctrên 2 phương diện: đặc điểm về sự
tiến triển, đặc điểm về tình hình xuất khẩu – nhập khẩu. Cuối cùng là danh sách
hãng buôn Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới đề cập đến một vài nét về
thực trạng, đặc điểm về hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung, không đề
cập đến quan hệ thương mại với một quốc gia hay khu vực cụ thể nào.
Sau khi tác giả Minh Tranh ra mắt bạn đọc bài viết “Thửbàn về sự hình thành
giai cấp tư sản Việt Nam” (Tạp chí Văn Sử Địa, số 17, tháng 5, năm 1956), năm
1959, tác giả Nguyễn Công Bình cho ra đời công trình"Tìm hiểu giai cấp tư sản
Việt Nam thời Pháp thuộc" (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội) và bài viết “Bàn lại mấy
điểm quanh vấn đề giai cấp tư sản Việt Nam thời thuộc Pháp” (Nghiên cứu Lịch sử,
số 4, tr. 55). Tiếp đó là chùm bài viết, công trìnhcùng chủ đề được công bố trong
năm 1959, 1960 của:
+ Minh Tranh và Nguyễn Kiến Giang với “Về giai cấp tư sản Việt Nam :
một số ý kiến về sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam" (Nxb Sự

thật, Hà Nội, 1959)
+ Đào Hoài Nam với “Góp vào việc nghiên cứu tình hình và đặc điểmgiai
cấp tư sản Việt Nam trong thời thuộc Pháp” (Đào Hoài Nam, Nghiên cứu Lịch sử,
3, 1959, tr 56 – 71)
+ Đoàn Trọng Truyến với “Mầm mống tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của
chủ nghĩa tư bảnViệt Nam”( Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960)
Trong quá trình đi sâu nghiên cứu lịch sử hình thành vàphát triển, hoạt động
và đặc điểm của giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, các tác giả đã đề cập
chính sách độc quyền ngoại thương, chính sách chèn ép, bóc lột về thương mại của
tư bản Pháp. Đồng thời, hé mở nhiều thông tin về hoạt động buôn bán của tư bản
phương Tây ở thị trường Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau thời thuộc Pháp.
Nguyễn Công Bình cho biết,“cửa biển Sài Gòn trong những năm 1860 – 1862 đã có
khoảng 400 tàu và thuyền buôn ra vào của Pháp, Anh, Đức, Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Trung
Quốc”. Và sau chiến tranh thế giới thứ nhất, “nhiều thương nhân Việt Nam đã có
tàu và thuyền buôn trực tiếp buôn bán với nước ngoài”; “Nhiều công ty thương mại


9

hoạt động trên thị trường Việt Nam và có tiếp xúc với thị trường ngoài nước như
Trung Quốc, Hồng Kông, Xanh ga po, Pháp…” ("Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt
Nam thời Pháp thuộc", tr. 21,79, 109)..v..v... Cùng với những nhận định, đánh giá
về vai trò của yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặc điểm của giai cấp tư sản Việt
Nam thời thuộc địa,thông số nói trên là cơ sở đểmở rộng nghiên cứu, xác minh, và
kết luận cho một số nội dung liên quan đến đề tài..
Lấy đối tượng nghiên cứu là tư sản người Hoa, trong công trình “Vai trò
người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á” (Nxb Hà Nội, Hà Nội, 1992),
tác giảTrần Khánh chỉ rõ, dưới thời Pháp thuộc, người Hoa chiếm vị trí quan trọng
trong thị trườngnội địa Việt Nam, “ kiểm soát khoảng 40 % buôn bán sỉ và 70 %
buôn bán lẻ”. Còn trong lĩnh vực ngoại thương, người Hoa chỉ “chiếm độc quyền

việc xuất khẩu gạo”. Người Pháp “độc quyền xuất khẩu các sản phẩm từ khai thác
mỏ, cao su và kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu như máy móc, thiết bị giao thông
vận tải, vật liệu xây dựng, hàng hóa sản xuất ở nước ngoài”. Người Hoa “đảm
nhiệm chức năng môi giới, ăn hoa hồng, hoặc mua lại để phân phối cho các nhà bán
lẻ, đặc biệt là các mặt hàng nhu yếu phẩm nhập ngoại” (tr. 131, 132, 133). Từ
những nhận định, số liệu nghiên cứu về vai trò kinh tế của người Hoa trên thị
trường Đông Dương, Đông Nam Á, hoàn toàn có thể chắt lọc, thu thập những thông
tin liên quan đến vai trò, thị phần của người Âu trong quan hệ giao thương với Việt
Nam thời thuộc Pháp.
Những năm cuối thập niên thứ 9 của thế kỷ XX được đánh dấu bởi sự ra đời
của nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế thủ công nghiệp, công nghiệp Việt Nam
thời Pháp thuộc như:
+Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 – 1945 (Vũ Huy Phúc, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1996)
+Công nghiệp than Việt Namthời kỳ 1888 – 1945 (Cao Văn Biền, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1998)
+ Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều
Nguyễn (Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1998).


10

Trước đó nhiều năm, vấn đề này đã được đề cập đến trong công trình Chủ
nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
(Phạm Đình Tân, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959). Mặc dù không bàn về ngoại thương,
các nghiên cứu trên cũng góp thêm thông điệp về các mặt hàng tham gia giao dịch
thương mại ngoài khu vực. Đặc biệt, các tác giả đã có nhiều gợi mở về mối liên hệ,
tác động của hoạt động ngoại thương đối với sự phát triển thủ công nghiệp. Trong
cuốn Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 – 1945 (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1996), Vũ Huy Phúc khẳng định: “Điều đầu tiên dễ dàng nhận thấy là nền tiểu thủ

công nghiệp Việt Nam thời cận đại phát triển hơn bản thân nó dưới thời quân chủ
nửa đầu thế kỷ XIX… Sự gia tăng về mọi nhu cầu sinh hoạt của con người, phát
sinh từ quá trình thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội, về các yếu tố thị trường trong và
ngoài nước đã mở rộng diện hoạt động của của các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp” (tr. 243)… Và “Sự xuất khẩu sản phẩm tiểu thủ công nghiệp bao giờ cũng
là đòn bẩy kích thích sản xuất mạnh bên trong tiểu thủ công nghiệp” (tr. 252).
Tiếp đó, năm 1999 tác giả Nguyễn Văn Khánh công bố loạt bài viết, công
trìnhvềsự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa:
+ “Sự hình thành nền kinh tế thuộc địa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”, Nghiên
cứu kinh tế, 249, tháng 2, 1999
+“Cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kỳ1919 – 1945”, Nghiên cứu kinh tế, số
251, tháng 4, 1999
+Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 – 1945), Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999.
Xem vấn đề ngoại thương là một bộ phận trong tổng thể cơ cấu kinh tế gồm
nhiều ngành, lĩnh vực nghiên cứu, tác giả đã cung cấp một số thông tin quan trọng
liên quan đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Âu – Mỹ. Đặc biệt,
từ thực tế biến đổi kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời thuộc Pháp, tác giả đã đưa ra
những đánh giá mới khách quan, toàn diện về quá trình tư bản hóa. Điều đó có ý
nghĩa định hướng tiếp cận và đánh giá đúng đắn việc nghiên cứu những vấn đề kinh
tế - xã hội thời thuộc địa.


11

Bước sang những năm 2000, nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến kinh
tế Việt Nam thời Pháp thuộc tiếp tục được đưa lên diễn đàn sử học. Năm 2002, nhà
nghiên cứu Phạm Xanh công bố bài viết “Hoạt động kinh doanh của các nhà doanh
nghiệp Việt Nam và nước ngoài tại Hải phòng trước 1945” (Nghiên cứu lịch sử, 1,
2002,tr. 17 - 27 ). Trong 11 trang tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tác giả chuyển tải một

lượng thông tin lớn và chi tiết về hoạt động doanh nghiệp của Việt Nam và nước
ngoài tại đất cảng Hải Phòng qua ba giai đoạn lịch sử: trước 1914; từ 1914 đến
1929; từ 1929 đến 1945. Mặc dù không trực tiếp đề cập đến hoạt động xuất – nhập
khẩu qua cảng Hải Phòng, ông đã cung cấp thêm số liệu về lượng tàu ra vào cảng
qua các năm, trong đó có tàu của người Âu, người Mỹ; các công ty tàu biển Pháp có
mặt ở cảng biển lớn thứ hai ở Việt Nam thời đó...
Trong thời gian này, một số nhà nghiên cứu hướng sự quan tâm đến chính
sách của nhà cầm quyền Pháp ở những khía cạnh cụ thể hơn. Tác giả Hồ Tuấn
Dung khảo cứu về “Chế độ thuế của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ từ 1897 đến 1945”
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003). Tác giả Tạ Thị Thúy tìm hiểu “Những hoạt
động tài chính của chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trong những năm 20 của thế
kỷ XX” (Nghiên cứu Lịch sử, 9, 2005, tr 35 - 72). “Chính sách tiền tệ Việt Nam : từ
thời Pháp thuộc đến Đệ nhị Cộng hòa” (Nxb Gia Định) đã được tác giả Nguyễn
Anh Tuấn đề cập đến từ khá sớm trước đó. Tuy nhiên, chưa công trình nào nghiên
cứu cụ thể về chính sách ngoại thương của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam,
nhất là chính sách ngoại thương đối với các quốc gia Âu, Mỹ.
Năm 2006, Châu Thị Hải tiếp nối chủ đề lực lượng Hoa thương với công
trình “Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á: hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay”
(Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội). Nữ tác giả dành 10 trang nói về vai trò người Hoa
trong nền kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc. Tác giả nhận định: “…Tư bản thương
mại người Hoa chiếm vị trí quan trọng, vượt lên cả tư bản thuộc địa Pháp”... (tr.
227). Phạm vi hoạt động buôn bán của họ khá rộng, không chỉ trong nội địa…, các
đối tác kinh doanh của họ đã vượt ra ngoài biên giới đi đến Trung Quốc, Hồng
Kông, các nước trong khu vực ASEAN, Nhật Bản và có những công ty đã với tay
tới tận các nước Châu Âu” (tr. 228). Tác giả cho biết, các doanh nghiệp người Hoa


12

đã lập ra các tổ chức kinh tế (như Phòng thương mại ở Sài Gòn – Chợ Lớn) và ngân

hàng của họ (như Ngân hàng Pháp – Hoa) để cạnh tranh với tư bản độc quyền Pháp
và phương Tây…(tr. 230).
Từ góc độ kinh tế học, các tác giả Lê Quốc Sử, Phạm Văn Chiến, Phạm Quỳnh
Chi, Đặng Phong, Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Thị Quý... đã cho ra đời nhiều công trình
chuyên khảo về lịch sử kinh tế Việt Nam. Tiêu biểu có các công trình sau:
+Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam (Lê Quốc Sử, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1998)
+Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000, tập 1: 1945 – 1954 (Đặng Phong,
Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2002)
Những tài liệu trên có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận, trang bị
cho người nghiên cứu cách thức tiếp cận vấn đề lịch sử kinh tế, trong đó có kinh tế
ngoại thương. Bên cạnh đó, các công trình này cũng đề cập đến một số nội dung
liên quan đến đề tài như: chính sách thống trị của chính quyền thuộc địa, các mặt
hàng xuất nhập khẩu, các cảng thương mại….
Ngoài những công trình, bài viết nêu trên, người viết còn có thể học hỏi,
tham khảo một số luận án tiếp cận ở một số hướng nghiên cứu như: Phố cảng Đà
Nẵng từ 1802 đến 1860 (Lưu Trang, 2004), Quá trình xâm nhập của người Pháp
vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX – nguyên nhân và hệ quả
(Nguyễn Mạng Dũng, 2011), Tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ trong 3 thập niên đầu thế
kỷ XIX (Trần Thanh Hương, 2013)...
Cuối cùng là loại tài liệu tham khảo trực tiếp đề cập đến vấn đề thương
nghiệp, ngoại thương Việt Nam.
Ngay từ đầu những năm 60 thế kỷ trước, vấn đề kinh tế ngoại thương,
thương nghiệp Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược đã được một sốhọc giả
quan tâm như Thành Thế Vỹ, Chu Thiên. Đáng chú ý là tác giả Thành Thế Vỹ với
cuốn Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX (Nxb Sử học,
Hà Nội, 1961). Đây là một trong số không nhiều chuyên khảo về ngoại thương nước
ta thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, tác giả tập trung vào ngoại



13

thương các thế kỷ XVII, XVIII; phần dành cho thế kỷ XIX rất sơ lược, với vài trang
cho mục khai báo, lễ vật, thuế…
Vào cuối những năm 90 và bước sang thế kỷ sau, vấn đề này tiếp tục thu hút
sự chú ý của giới nghiên cứu. Trong số công trình, bài viết được công bố, xuất bản,
tiêu biểu có:
+Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn (Đỗ Bang, Nxb Thuận
Hóa, Huế, 1997)
Nghiên cứu phác thảo tình hình thương nghiệp Việt Nam nửa đầu thời
Nguyễn, tác giả dành 13 trang nói về chính sách của vương triều đối với thuơng mại
và 29 trang nói về tình hình ngoại thương của Việt Nam. Tác giả khẳng định “ vấn
đề buôn bán với phương Tây không bị triều đình Huế ngăn cấm” (tr. 43) và chính
sách của triều Nguyễn đối với phương Tây là “sự mở cửa nửa vời” (tr. 44). Còn
thương nhân các nước phương Tây “tuy có dè dặt , tính toán hơn thiệt trong việc
chính thức đặt quan hệ giao thương với triều đình Huế”nhưng “vẫn xem thị trường
Việt Nam là một trong những mục tiêu cần khám phá và chinh phục” (tr. 89).
+ Chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX (Trương
Thị Yến, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Viện Sử học, 2004)
Nghiên cứu chính sách thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX,
trên cơ sở đó, luận án đánh giá ảnh hưởng, vai trò của các chính sách này đối với
hoạt động thương nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nước ta nói chung. Trong
chương “Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX”, tác giả
dành 15 trangcho “Chính sách ngoại thương có điều kiện với phương Tây”. Tác giả
cho rằng, Triều đình Nguyễn không ức chế sự phát triển của kinh tế thương nghiệp.
Với ngoại thương, triều Nguyễn cũng không thi hành một chính sách “bế quan tỏa
cảng” tuyệt đối, mà thực hiện sự đóng cửa vàmở cửa cho hoạt động thương mại
theo những điều kiện có thể đảm bảo không có sự đe dọa cho an ninh quốc gia
(tr.187). Tác giả nhận định: “Việc “đóng cửa” (dù không phải là hoàn toàn) với
phương Tây trên phương diện chính thức cũng gây những tác hại cho sự phát triển

của ngoại thương ở thế kỷ XIX” (tr. 120).


14

Tuy chỉ đề cập đến tình hình ngoại thương ở Việt Nam ở thời kỳ trước nhưng
kết qủa nghiên cứu của những công trình kể trên là cơ sở hết sức quan trọng để đối
sánh và hiểu ngoại thương Đông Dương cũng như Việt Nam giai đoạn 1897 – 1945.
Gần đây, trên diễn đàn sử học đã xuất hiện một số công trình, bài viết về kinh tế
thương mại, kinh tế ngoại thương thời thuộc Pháp, tuy nhiên số lượng khiêm tốn hơn
nhiều so với các công trình nghiên cứu về thương mại ở giai đoạn ngay trước đó.
Năm 2001, Lê Văn Năm cho đăng tải bài “Một vài nét về thị trường tiêu thụ
lúa gạo ở Đông Dương vào giữa hai thế chiến” (Việt Nam học hội thảo kỷ yếu lần
thứ nhất, tập III, tr 119 – 125, Nxb Thế giới, Hà Nội). Qua bài viết , tác giả phác
thảo việc lưu thông mặt hàng lúa gạo ở thị trường trong và ngoài khu vực giai đoạn
1913 - 1938. Ông cố gắng làm rõ sự biến đổi trong thị trường lúa gạo Đông Dương
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và nguyên nhân của sự biến đổi đó. Tác giả nhận
định: “Trong khoảng giữa hai thế chiến, người ta thấy một sự chuyển hướng quan
trọngcủa luồng lúa gạo xuất khẩu của Đông Dương: vùng Đông và Nam Á không
còn là thị trường quan trọng nữa mà nay lại là Pháp và các thuộc địa” (tr. 119). Lý
giải hiện tượng này, tác giả cho rằng, trước hết là do “chính sách của thực dân Pháp
đối với nền kinh tế thuộc địa”, cụ thể là “luật quan thuế mới vào năm 1928”, “chính
sách tiền tệ chính phủ Pháp cho áp dụng tại thuộc địa”. Bên cạnh đó,“những biến
chuyển trong việc tiêu thụ lúa gạo tại nước nhập khẩu” cũng là một nguyên nhân
khá quan trọng (tr. 122, 123).
Năm 2003, tác giả Lê Huỳnh Hoa bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Sử học
“Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời thuộc Pháp (giai đoạn 1860 –
1939)” (TP. Hồ Chí Minh, 2003). Trong công trình này, Lê Huỳnh Hoa đi vào khai
thác hai nội dung lớn: Thứ nhất: quá trình hình thành, phát triển cảng Sài Gòn. Thứ
hai: Hoạt động lưu thông hàng hóa qua cảng Sài Gòn và tác động của nó đến những

biến đổi kinh tế - xã hội ở Nam Kỳ thời thuộc địa. Thông qua các chỉ số về hoạt
động xuất – nhập khẩu diễn ra tại hải cảng lớn nhất Đông Dương, cũng là cảng lớn
thứ 8 của Pháp, có thể thu thập được những thông tin liên quan đến giao dịch
thương mại giữa Việt Nam và các nước phương Tây thời kỳ này.


15

1.2. Công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài:
1.2.1. Công trình bằng tiếng Pháp hoặc dịch từ tiếng Pháp:
Từng là mục tiêu xâm chiếm của thực dân Pháp, tiếp đó được xem như một
phần lãnh thổ nước Pháp ở hải ngoại, trong những thập niên cuối thế kỷ XIX và nửa
đầu thế kỷ XX, Đông Dương thuộc Pháp thu hút sự quan tâm của đông đảo người
Pháp, từ chính giới, tầng lớp thương nhân cho đến các bậc thức giả. Việt Nam (lúc ấy
là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) cũng nằm trong trong mối quan tâm chung này.
Hàng loạt các công trình nghiên cứu về mọi mặt của Đông Dương đã ra đời, phần lớn
bằng tiếng Pháp và của người Pháp, trong đókhông ít công trình liên quan đến vấn đề
kinh tế ngoại thương Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.
“L’Indochine” hoặc “L’Indochine française” là tựa đề quen thuộc của
những công trình nghiên cứu tổng quan về Đông Dương của nhiều tác giả nhưJ. –L.
De Lanessan, L. Salaun, G. Gochaux, H. Gourdon, R. Théry, A. Maybon, P.
Gourou, Ch. Robequain... được xuất bản liên tiếp vào những năm cuối thế kỷ XIX –
đầu thế kỷ XX. Từ những góc tiếp cận khác nhau, người nghiên cứu đã khắc họa
khá rõ nét điều kiện tự nhiên, chính trị - xã hội của các xứ Đông Dương buổi đầu
thời thuộc địa (như địa hình, khí hậu, sông ngòi, tài nguyên, dân cư, đặc điểm tộc
người, phong tục, tôn giáo, tổ chức hành chính, giao thông...).
Cùng loại hình nghiên cứu trên còn có một số công trình khác như:
-“L’Indochine française contemporaine: Cochinchine, Cambodge, Tonkin,
Annam” (Đông Dương thuộc Pháp đương đại: Nam Kỳ, Campuchia, Bắc Kỳ, Trung
Kỳ), 2 tập, tác giả A.Bouinais, A. Paulus, Nhà xuất bản Chalamel Ainé, Paris, 1885

-“Colonies et pays de protectorats” (Các thuộc địa và các xứ bảo hộ), J.
Charles – Roux và một số tác giả khác, xuất bản nhân triển lãm phổ quan năm 1900
(exposition universelle de 1900)...
Bên cạnh loạt sách nghiên cứu tổng thể về Đông Dương, cùng thờicòn có
một số công trình viếtvề tình hình chung từng xứ. Chẳng hạn:
-Cuốn “L’Tonkin: Importance de l’établissement d’un colonie française
dans ce royaume” (Xứ Bắc Kỳ: tầm quan trọng của việc thiết lập một thuộc địa
Pháp tại vương quốc ), Nhà xuất bản E. Denne, Paris, 1833


16

-Cuốn “La Cochinchine au seuil du XXe siècle” (Nam Kỳ trước ngưỡng
cửa thế kỷ XX), tác giả L. Imbert, Nhà xuất bản J. Durand, Bordeaux, 1900.
-Cuốn “Le Tonkin en 1909” (Bắc Kỳ năm 1909), tác giả G. Dauphinot, Nhà
xuất bản Viễn Đông, Hải Phòng, 1909
Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu mang tính tổng quan nhưtrên,
vấn đề kinh tế không phải là trọng tâm nên lượng trang viết không nhiều và chỉ chia
sẻ thông tin chung về ngoại thương,một số số liệu thống kê về hoạt động xuất –
nhập khẩu giữa Đông Dương với các nước phương Tây từ trước khi Liên bang
Đông Dương thiết lập cho đến trước khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
Trong khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, hàng loạt công trình nghiên cứu
kinh tế Đông Dương ở những khía cạnh khác nhau được xuất bản. Theo trình tự
thời gian, có các ấn phẩm đáng chú ý sau:
- “Lerégimedouanier de l’Indochine” (Chế độ hải quan Đông Dương), tác
giả Vital Talon, Nhà xuất bảnDomat – Montchrestien, Paris 1932.
Vấn đề thuế quan đã được đề cập ở chừng mực nhất định trong một số
nghiên cứu về kinh tế Đông Dương thuộc Pháp (như công trình của Michel Carsow,
Auguste Grandel, Pierre Brocheux và Daniel Hémery, Paul Bernard…).
Lerégimedouanier de l’Indochine của tiến sĩ Luật Vital Talon, đúng như tiêu đề của

nó, là một công trình chuyên khảo về chế độ hải quan Đông Dương.
Tác phẩm gồm 208 trang với hai phần chính :
+Phần thứ nhất "Bài thuyết trình về chế độ thuế quan Đông Dương" khái
quát toàn bộ lịch sử chế độ thuế quan Đông Dương từ trước văn bản luật ngày 11
tháng 1 năm 1892 đến trước khi ban hành văn bản luật ngày 13 tháng 4 năm 1928.
Phần này được trình bày trong 4 chương.
Chương I (gồm 6 nội dung) điểm lại chế độ thuế quan Đông Dương trước
văn bản luật ngày 11 tháng 1 năm 1892 ; nội dung các văn bản luật ngày 11 tháng 1
năm 1892, ngày 19 tháng 3 năm 1910 ; việc tăng thuếtrong và sau chiến tranh ; các
thỏa thuận thương mại ; quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa và giữa các thuộc
địa với nhau.


17

Chương II (gồm 8 nội dung) đề cập đến các dự thảo cải cách trước khi có văn
bản luật 13 tháng 4 năm 1928 như : đề xuất của ông Toy - Riont, dự án Lebrun năm
1912, dự thảo biểu thuế Đông Dương năm 1917,dự án Sarraut năm 1921, cuộc điều
tra năm 1925, báo cáo trình Hội đồng tối cao các thuộc địa, kiến nghị luật của ông
Angoulvant, hội thảo về chế độ thuế quan thuộc địa tại Mác - xây năm 1925.
Chương III (gồm 6 nội dung) trình bày một số vấn đề chính của văn bản luật
13 tháng 4 năm 1928: các mối quan hệ giữa chính quốc và thuộc địa; quan hệ giữa
các thuộc địa và nước ngoài; hàng hóa nước ngoài tái xuất sau khi quốc hữu hóa;
các thỏa thuận thương mại …
Chương IV (gồm 3 nội dung) phản ánh thực tiễn chế độ thuế quan Đông
Dương từ khi sau khi ban hành văn bản luật 13 tháng 4 năm 1928 trên các phương
diện sau: quan hệ giữa Đông Dương với Pháp, An-giê-ri và các thuộc địa của
Pháp;quan hệ giữa Đông Dương với nước ngoài qua việc áp dụng biểu thuế chính
quốc; biểu thuế đặc biệt của Đông Dương; thuế xuất khẩu; lệnh cấm; thuế quá cảnh;
các loại thuế nội địa…

+Phần thứ hai "Các kết quả đạt được của chế độ thuế quan Đông
Dương"được bao quát trong4 chương :
Từ chương I đến chương III, khái quát tình hình kinh tếvàhoạt động ngoại
thương của Đông Dương thuộc Pháp; quan hệ thương mại giữa Đông Dương với
Pháp và các thuộc địa Pháp, giữa Đông Dương với nước ngoài; đóng góp của chính
quốc, các thuộc địa và nước ngoài trong trao đổi buôn bán với Đông Dương; ảnh
hưởng của chế độ thuế quan đối với hoạt động ngoại thương của Đông Dương (từ
khi ban hành văn bản luật ngày 11 tháng 1 năm 1892 đến trước khi ban hành văn
bản luật ngày 13 tháng 4 năm 1928).
Chương IV trình bày kết quả việc áp dụng văn bản luật ngày 13 tháng 4 năm
1928 trên lĩnh vực ngoại thương ở Đông Dương trong hai năm sau đó.
Trong công trình này, ngoài những thông tin quan trọng về chế độ thuế quan
Đông Dương, tác giả còn cung cấp thêm dữ liệu về hoạt động thương mại giữa
Đông Dương với Pháp và một số nước Âu, Mỹ (chủ yếu là trong hai năm 1929,
1930).Vital Talon đã có thái độ hết sức khách quan, hoa học và thiện chíkhi rút ra


18

những bài học từ sự thành công và thất bại của người Pháp trong công cuộc chinh
phục Đông Dương : "Người Pháp tại Đông Dương phải làm cho người bản xứ yêu
thích công việc khai hóa, thay vì giữ khoảng cách, người Pháp phải tiếp cận người
Đông Dương, đặc biệt học ngôn ngữ của người Đông Dương và không lạm dụng sự
cần cù của họ để mà bóc lột. Khai thác kinh tế không đủ để trói buộc số phận của
Đông Dương với số phận của Pháp nếu Pháp không chinh phục Đông Dương bằng
cả trái tim " (tr. 202)
Khủng hoảng kinh tế kết thúc nhưng ảnh hưởng của nó và nhiều vấn đề kinh
tế Đông Dương trong giai đoạn này tiếp tục thu hút sự quan tâm của giới nghiên
cứu. Từ sau khủng hoảng đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai có các công trình
tiêu biểu như :

-“Le problème économicque indochinois ” (Vấn đề kinh tế của Đông
Dương), tác giả Paul Bernard, Nhà xuất bản Latines, Paris, 1934
Với 424 trang, công trình gồm năm phần chính :
Phần I : Tình hình kinh tế hiện thời
Phần II : Sự phát triển kinh tế Đông Dương dưới ảnh hưởng của Pháp
Phần III : Đông Dương và khủng hoảng thế giới
Phần IV : Kết quả chung của công cuộc khai thác thuộc địa
Phần V : Chương trình xây dựng
Bernard đi sâu phân tích những vấn đề liên quan đến kinh tế Đông Dương
như : đặc điểm chung của hoạt động khai thác thuộc địa ở Đông Dương, vấn đề
đầu tư vốn, chính sách kinh tế ; ngân sách, tiền tệ, tài chính và tín dụng ; sự phát
triển của kinh tế Đông Dương dưới ảnh hưởng của Pháp; tác động của cuộc
khủng hoảng đối với các nghề trồng lúa, trồng cao su… Bên cạnh đó, tác giả
dành riêng một số trang (chương 3 trong phần I ; chương 2 trong phần II; chương
3 trong phần III) viết về tình hình ngoại thương Đông Dương.Ông lập danh
mụcmặt hàng xuất – nhập khẩu chính, so sánh tỷ giá hàng nhập khẩu vào Đông
Dương đến từ các nước khác nhau trên thế giới ; đồng thời đánh giávai trò Nam
Kỳ và các xứ thuộc Đông Dương trong giao dịch thương mại với nước ngoài; so
sánh cán cân thưong mại giữa Đông Dương với các nước trong khu vực và Pháp.


19

Tác giả khẳng định: "Số lượng hàng hóa mà Pháp mua của Đông Dương ít hơn
số lượng hàng hoá mà Pháp bán cho Đông Dương và hoàn toàn ngược lại đối với
trường hợp của Trung Quốc" (tr. 34)
-“Quelques aspects du commerce impérial de la France” (Về mộtvài
phương diện thương mại của đế quốcPháp), tác giả M. Carsow, nơi xuất bản Ban
nghiên cứu Đông phương học Paul Geuthener, Paris, 1935.
Bộ sách gồm 2 tập. Nếu tập 2 (160 trang) tập hợp các bảng biểu, số liệu

thống kê chi tiết về hoạt động xuất – nhập khẩu giữa Pháp với Đông Dương và các
nước khác thì tập 1 (246 trang)là những nghiên cứu, đánh giá chung về vấn đề này
này trước và trong khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
Tập sách bố cục 2 phần chính. Phần 1 : Khái quát chung về nền ngoại thương
Pháp, chế độ hải quan các thuộc địa Pháp, những biến chuyển về kinh tế, chính trị
của Đông Dương thuộc Pháp; thống kê lượng hàng xuất - nhập khẩucủa Đông
Dương (chủ yếu là với Pháp) qua các năm từ 1926 đến 1933. Phần 2 : Thống kê
về sản phẩm nhập khẩu vào Pháp, 45 chủng loại hàng hóa (mỗi loại có nhiều sản
phẩm khác nhau) được thống kê, đánh giá. Giá trịnhập khẩu từng loại được lấy
số liệu ở 3 thời điểm: 1913, 1929, 1933 để so sánh mức độ tăng giảm ; từ đó lý
giải hiện trạng ; và đặc biệt là có đánh giá tiềm năng của các thị trường nhập
khẩuđối với từng mặt hàng. Đáng chú ý, ở mục III và mục IV (phần 1), trong
khoảng 30 trang nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá về mục
đích, và lợi ích của Pháp trong mốigiao thương với Đông Dương thuộc Pháp.
Ông viết : " Thương mại Đông Dương có vai trò vô cùng quan trọng với Pháp"
(tr. 162). "Pháp được hưởng nhiều lợi từ thuộc địa của mình"(tr 168). Đứng trên
quan điểm của giai cấp tư sản Pháp, Carsowcho rằng, "dù Pháp đang nắm giữ
độc quyền nhưng sự bành trướng của Pháp là có thể được chấp nhập và đó là sự
phụ thuộc của Pháp đối với hàng hóa của bên ngoài. Nó đảm bảo sự phát triển
của Đông Dương và làm tăng sức mua" (tr. 162).
-“ Le développement économique de l’Indochine française” (Sự phát triển
kinh tế của Đông Dương thuộc Pháp), tác giả A. Grandel, Nhà xuất bản Ardin,
Saigon, 1936.


20

Với trên 240 trang tài liệu, Auguste Grandel đã giới thiệu tổng quan về đặc
điểm tộc người ở các xứĐông Dương thuộc Pháp, sự tiến triển của Đông Dương
trên nhiều lĩnh vực từ y tế,giáo dục, giao thông, cảng biển, đường hàng không, năng

lượng điện, điện báo điện thoại … cho đến dự báo thời tiết. Tình hình kinh tế được
trình bày khá kỹ lưỡng, cụ thể theo từng ngành, từng vấn đề: nông nghiệp, công
nghiệp, khai thác rừng, khai mỏ, đánh bắt cá, săn bắn, ngân hàng, tiền tệ, thuế
quan… Từ trang 191 đến trang 211, nhà nghiên cứu cung cấp nhiều số liệu và đánh
giá nguyên nhân, thực trạng hoạt động thương mại hai chiều giữa Đông Dương với
nhiều quốc gia khác (chủ yếu là với Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản và Pháp
trong những năm 1932 – 1935.
Đóng góp vào việc khảo cứu kinh tế Đông Dương trong giai đoạn này còn
nhiều ấn phẩm khác, tiếp cận ở góc độ kinh tế nói chung hoặc một lĩnh vực cụ thể,
như : L’ Économie indochinoise et la grande crise universelle (Kinh tế Đông
Dương và cuộc khủng hoảng lớn toàn cầu) của André Touzet (1934), Le marché du
riz d’Indochine (Thị trường lúa gạo Đông Dương) của Yves Pégourier
(1937),L’Indochine française après la crise et la dévaluation (Đông Dương thuộc
Pháp sau khủng hoảng và phá giá tiền tệ) của Guy Lacam (1938),L’ évolution
économicque de l’Indochine française (Tiến triển kinh tế của Đông Dương thuộc
Pháp) của Charles Roberquain (1939)… Nhưng nhìn chung, cũng như những
nghiên cứu cùng loại, cùng thời, hầu hết chỉ số kinh tế trong các công trình này đều
xoay quanh giai đoạn 1929 – 1933.
Sau một thời gian dài im vắng, từ năm 1990 đến nay,diễn đàn nghiên cứu về
vấn đề kinh tế Đông Dương thời thuộc Pháp đã được khơi mở trở lại với một số
công trình tiêu biểu :
-“Laprésente financier et économique française en Indochine (1859 –
1839)” (Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859 – 1839),
tác giả J – P. Aumiphin, Bản dịch , Nxb Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1994
Trên cơ sở khai thác các số liệu thống kê tài chính, đối chiếu, so sánh nhiều
nguồn tài liệu khác nhau, J-P. Aumiphin đã xem xét các vấn đề cơ bản của kinh tế
Đông Dương từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Nam Kỳ đến khi chiến tranh



×